Đang hình thành một bước ngoặt trong lịch sử nhân loại?
Người tị nạn Iraq xô đẩy làm rơi trực thăng Mỹ tại Sinjar |
|
"Nhân vật Baghdadi không nổi bật, nhưng có thể buộc Mỹ phải quay trở lại cuộc chiến chống khủng bố và tạo ra bước ngoặt phát triển lịch sử nhân loại".
Lầu Năm Góc ngày 8 tháng 8 tuyên bố, Quân đội Mỹ bắt đầu phát động không kích đối với các mục tiêu của lực lượng vũ trang tổ chức cực đoan Iraq. Tổng thống Mỹ Barack Obama luôn tuyên bố phản đối khai chiến ở Iraq, đến nay lại trao quyền cho Quân đội Mỹ phát động tấn công ở Iraq, gây ngạc nhiên cho dư luận.
Mỹ tại sao quyết định ra tay với tổ chức cực đoan Iraq? Mỹ sẽ tiếp tục rơi vào vũng lầy chiến tranh? Điều này phải chăng sẽ trở thành điểm ngoặt lịch sử ảnh hưởng tới chiến lược quốc tế của Mỹ?
Sau khi lên cầm quyền, ông Barack Obama đưa ra chiến lược mới đối với châu Á-Thái Bình Dương, đã dẫn đến sự thay đổi rất lớn, gây ra một loạt ảnh hưởng kèm theo.
Trong quá trình này, châu Âu đã xuất hiện cuộc khủng hoảng Ukraine, do cuộc khủng hoảng này liên quan đến Nga, những nước lớn và tập đoàn quân sự mạnh như Mỹ và NATO, cho nên rất nhiều người cho rằng cuộc khủng hoảng Ukraine có thể trở thành sự kiện bước ngoặt lịch sử.
Thực ra, so với việc Mỹ quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương và cuộc khủng hoảng Ukraine, trong thời gian đầu không ai coi trọng đối với sự bất ổn ở Iraq, bởi vì vị trí của Iraq trong dư luận sau khi Mỹ chấm dứt cuộc chiến chống khủng bố và rút quân khỏi Iraq đã không còn như trước, nhưng không ngờ Baghdadi và tổ chức ISIS lại nhanh chóng lớn mạnh với hình thức bất ngờ như vậy.
Khi tham vọng và báo thù chính trị của ISIS đã rõ ràng, rất nhiều người cảm thấy bất ngờ, tham vọng của họ vượt cả phạm vi của Iraq, có thể còn có Syria, thậm chí Iran và Saudi Arabia.
Nhìn vào phạm vi lớn hơn, một mục tiêu và tham vọng như vậy sẽ gây tác động toàn diện đến thể chế thế giới và quy tắc hành vi hiện có. Chính trong tình hình này, Mỹ và Obama bắt đầu chịu sức ép ngày càng lớn.
Ban đầu, Obama mạnh mẽ cam kết Quân đội Mỹ sẽ không quay trở lại Iraq, nhưng sau khi tình hình bất ổn ở Iraq leo thang, Mỹ bắt đầu tiến hành không kích đối với các phần tử vũ trang cực đoan Iraq.
Hiện nay, Obama vẫn kiên trì tuyên bố, Mỹ sẽ không diều lực lượng mặt đất triển khai ở Iraq. Như vậy, Mỹ rốt cuộc sẽ tiếp tục sa vào vũng lầy Iraq hay không?
Đối với Mỹ và Obama, họ đều không muốn để Mỹ quay trở lại cuộc chiến chống khủng bố, bởi vì bài học đau đớn của cuộc chiến chống khủng bố 10 năm làm cho họ nhìn thấy quay trở lại chiến tranh rõ ràng là "mất" lớn hơn "được" về lợi ích chiến lược của Mỹ.
Cuộc chiến chống khủng bố trong một thập niên cuối cùng kết thúc với phương thức bất đắc dĩ, đã đem lại bài học cho Chính phủ và các nhà hoạch định chính sách của Mỹ.
Nhưng, không muốn quay trở lại phải chăng sẽ không quay trở lại? E rằng, tình hình sẽ không đơn giản như vậy. Hiện nay, chính quyền Obama bị tình hình ép phải sử dụng hành động không kích hạn chế, quy mô nhỏ để ngăn chặn các hoạt động và tấn công của các phần tử vũ trang cực đoan.
Căn cứ vào tình hình hiện nay, chiến dịch không kích hạn chế của Mỹ e rằng khó mà ngăn chặn được sự phát triển của lực lượng vũ trang cực đoan Iraq. Như vậy Mỹ tiếp theo sẽ làm thế nào?
Một sự lựa chọn là tiếp tục mở rộng quy mô không kích. Nếu đưa ra sự lựa chọn này, sức mạnh quân sự của Mỹ sẽ có một bộ phận tương đối lớn triển khai trên hướng này, nhất định sẽ ảnh hưởng tới việc bố trí lực lượng quân sự của Mỹ ở các khu vực khác.
Nếu tiếp tục tăng cường quy mô và cấp độ không kích có thể đạt được mục đích hay không? E rằng đáp án vẫn là phủ định. Điều này liên quan đến một vấn đề khác, có phải triển khai lực lượng mặt đất hay không, trong khi đó, một khi triển khai lực lượng mặt đất, bất kể Mỹ thừa nhận hay không thừa nhận, trên thực tế họ đã quay trở lại chiến trường của cuộc chiến chống khủng bố mới.
Nhìn vào tổ chức cực đoan Iraq, những hoạt động không kích này của Mỹ đã gây ra phản ứng mạnh mẽ của họ, hiện nay, trong rất nhiều trường hợp và trên truyền thông, họ đều kêu gọi phải tiến hành các hoạt động báo thù đối với Mỹ, hơn nữa rất nhiều phương tiện truyền thông cũng đưa tin, rất nhiều tổ chức chi nhánh của lực lượng Al Qaeda trước đây cũng liên tiếp đầu quân cho Baghdadi.
Nếu hoạt động báo thù như vậy trở thành hiện thực, thậm chí xuất hiện một số hành động khủng bố quan trọng nhằm vào Mỹ, chẳng hạn hành động khủng bố mạnh như sự kiện 11/9, thì Mỹ có thể vẫn đứng ngoài sự bất ổn của Iraq hay không?
Một khi Mỹ quay trở lại một cuộc chiến chống khủng bố mới, chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng đến phương hướng lịch sử trong một giai đoạn tương đối dài tương lai. Đương nhiên, tất cả những điều này đều là những phân tích và phán đoán kiểu logic, trong tương lai rốt cuộc sẽ phát triển theo hướng nào e rằng còn phải đợi xem xét.
Dư luận quốc tế sẽ cảnh giác cao độ, chú ý tới Iraq, có lẽ sự bất ổn ở Iraq thực sự làm cho Mỹ quay trở lại một cuộc chiến chống khủng bố mới, có thể một Baghdad không nổi bật như vậy sẽ trở thành một nhân vật quan trọng tạo ra bước ngoặt trong phát triển của lịch sử.