Trưng cầu dân ý để quyết định hướng đi của đất nước là hoạt động dân chủ với hình thức cao nhất. Tại đây, dân quyết định trực tiếp con đường phát triển của đất nước…mà buộc chính phủ, nhà nước, là cơ quan ăn tiền thuế của dân hay do dân, vì dân, theo từng cách gọi…phải thực hiện.
Do đó, trưng cầu dân ý, kết quả có giá trị cao, đúng, chính xác, nó phụ thuộc hoàn toàn vào dân trí.
Ở một đất nước có nền dân trí thấp thì phải luôn luôn lấy tư tưởng: “chân lý không thuộc số đông”, nhưng ở nước Anh, người dân có trình độ dân trí cao, có nền dân chủ lâu đời…thì khi đã trưng cầu dân trí thì kết quả của nó không phải là để đùa.
EU và chính quyền nước Anh “tá hỏa”
EU không muốn Brexit là đương nhiên bởi vì nước Anh có một vị trí kinh tế thứ 2 trong liên minh. Khi Anh rời EU thì lập tức EU không còn là một trung tâm kinh tế lớn của thế giới.
Anh rời EU sẽ kéo theo một hệ lụy là các nước khác sẽ rời bỏ khi cần mà đã có dấu hiện xuất hiện tại 4 quốc gia, khiến nguy cơ tan vỡ EU không phải là trên lý thuyết.
EU như con thuyền lớn trong cơn dông bão thì vị thuyền trưởng dày dạn kinh nghiệm người Anh rời thuyền, lên con thuyền khác, bỏ lại đám thủy thủ lau nhau, rách nát, ốm yếu. Về cơ bản, nước Anh rời EU thì EU coi như mất hết sức sống.
Với nước Anh thì chính quyền đứng đầu là Thủ tướng David Cameron cũng không bao giờ muốn nước Anh rời bỏ EU.
Đừng tưởng rằng nước Anh đang yên đang lành mà ông Cameron lại “nổi hứng” bày ra việc nguy hiểm đến sinh mạng chính trị của mình như vậy. Có 2 lý do để khiến ông Cameron và bộ tham mưu của ông ta quyết định trưng cầu dân ý:
Một là do thủ đoạn chính trị, nên buộc ông Cameron phải hứa trưng cầu dân ý trong cuộc bầu cử vừa qua nếu ông trúng cử và sau khi trúng cử, dưới áp lực chính trị mạnh mẽ, trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng di cư…buộc ông Cameron phải thực hiện lời hứa của mình.
Hai là chính phủ hiện tại không nghĩ rằng người dân Anh lại chọn rời EU vì họ tin tưởng chắc chắn rằng đa số người dân Anh sẽ bỏ phiếu ở lại EU nếu như khi trưng cầu dân ý.
Chính vì thế, sau khi có kết quả thì sốc, “tá hỏa”, đầu tiên chính là nước Anh. EU choáng váng, nước Anh không hối kịp, Thủ tướng Anh David Cameron tuyên bố từ chức để cho người đứng đầu khác lên làm thủ tục tách khỏi EU.
Rất nhiều người ân hận khi đã “đùa với lá phiếu” của mình và không khó hiểu ngay sau công bố kết quả thì có hơn 1 triệu người dân Anh ký yêu cầu đề nghị Trưng cầu dân ý lần 2.
Đây được coi như một cuộc “cách mạng màu” với phương thức “tự diễn biến” xảy ra tại nước Anh, quốc gia hùng mạnh có nền văn minh, dân chủ lâu đời trên thế giới mà không ai có thể ngờ tới.
Còn nước Mỹ? Rõ ràng là bất kỳ một nền dân chủ nào, hoạt động dân chủ nào mà không hợp với Mỹ thì đều bị Mỹ chống phá. Thế giới đã quá rõ hành xử của Mỹ với các quốc gia TBCN hay XHCN đang tiến hành cải cách dân chủ bị Mỹ lật đổ khi không hợp khẩu vị Mỹ.
Chính thế cho nên, dù là nước Anh thì nước Mỹ cũng không chịu để yên trước một nền dân chủ kiểu Anh không hợp với dân chủ kiểu Mỹ, gây phương hại cho quyền bá chủ thế giới của Mỹ.
Sẽ ra sao nếu EU tan rã? Liệu có kéo theo nguy cơ tan vỡ NATO? Điều này thì Mỹ hiểu hơn ai hết, lo lắng hơn ai hết.
Sẽ ra sao nếu đây chỉ là một cái cớ để cải tổ lại EU? Nghị sỹ Quốc hội Pháp Nicolas Dyuik nói: “Châu Âu có thể không còn chức năng trong cùng một cách như trước đây, chúng ta không thể đứng trên ba chân - Nghị viện châu Âu, Ủy ban châu Âu và Hội đồng châu Âu. Trong quan điểm của tôi, Ủy ban châu Âu phải xóa bỏ vì Ủy ban châu Âu như tổ chức quân đồng minh được Mỹ thiết lập tại Pháp năm 1944 mà Tổng thống Pháp Charles de Gaulle dựa vào đó để chiến đấu”.
Vậy thì không còn nghi ngờ gì nữa, Nghị viện và Hội đồng châu Âu chỉ là bù nhìn. Ủy ban châu Âu mới là “người của Mỹ cầm lái EU”.
Và đó cũng là lý do vì sao Mỹ ra lệnh cấm vận, trừng phạt Nga thì EU phải tuân thủ, dù kêu ca, dù “phải ghè đá vào chân” trong khi Mỹ gần như không bị thiệt hại.
Nước Anh, người dân Anh không phải là dạng vừa, ít ra họ cũng đẻ ra trước người Mỹ. Chiến tranh thế giới lần thứ 2 vừa qua, Đức, Pháp là kẻ bại trận, nhưng Vương quốc Anh thì không, nên Mỹ không thể đối xử với Anh như với Đức và Pháp…Brexit là kết quả “không có gì quý hơn độc lập, tự do” của người dân Anh.
Cuộc chiến chỉ mới bắt đầu, bởi sau đây là những gì người Anh có thể lãnh đòn: Cục Dự trữ Liên bang, Ngân hàng Trung ương châu Âu, Ngân hàng Nhật Bản, và George Soros sẽ quy tụ lại để tấn công vào đồng bảng Anh, dìm nó xuống và khủng bố các nền kinh tế Anh…nhằm mục đích trừng phạt người dân Anh, thuyết phục họ lá phiếu vừa qua là sai lầm, gây áp lực lên chính phủ hủy bỏ kết quả trưng cầu dân ý.
Ý chí của ai là mạnh nhất: của người dân Anh hay của CIA, One Percent (1% người giàu nước Mỹ) và EU?
Nước Nga trong cơn chấn động Brexit
Có rất nhiều quan điểm trái chiều về kinh tế, địa chính trị, của giới nghiên cứu khi phân tích tác động ảnh hưởng của Brexit đối với nước Nga. Bởi vì, xuất phát từ tầm nhìn vi mô, tầm vĩ mô, tầm nhìn ngắn hạn và tầm nhìn dài hạn…cho nên đó là điều có thể.
Vậy ở tầm vĩ mô, tầm dài hạn thì tác động của Brexit vào nước Nga sẽ như thế nào, xấu hay tốt?...
EU đang “hội đồng” cấm vận, trừng phạt nước Nga. Vậy khi EU bị yếu đi hoặc bị tan rã thì sự cấm vận nước Nga tự dưng bị bãi bỏ. Đồng thời hệ lụy tiếp theo là NATO tiến về phía Đông, bao vây Nga theo lệnh Mỹ ít nhất là khó thực hiện.
Đây là nguyên tắc và cơ sở chính để đánh giá tác động của Brexit đến nước Nga.
Trước hết xin trích lời của của Thủ tướng nước Anh David Cameron khi chĩa về nước Nga trong tuyên bố từ chức: “Việc nước Anh rời khỏi EU, lợi, hại sẽ được nếm trải ngoại trừ Vladimir Putin và người đứng đầu IS Abu Bakr al-Baghdadi. Chúng ta hãy tự hỏi: ai sẽ được hài lòng khi Vương quốc Anh ra khỏi EU? Tôi nghi ngờ rằng Putin hay Abu Bakr al-Baghdadi”.
Và đây là tuyên bố của Ngoại trưởng Anh Philip Hammond: “Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ vui mừng với kết quả của cuộc trưng cầu dân ý khi người dân Anh đã chọn rời khỏi EU, sự kiện có thể làm mềm các biện pháp trừng phạt chống Nga. Tôi nghi ngờ rằng ngày hôm nay, trong buổi sáng ông Vladimir Putin sẽ trải qua ít căng thẳng và cảm thấy tràn đầy năng lượng hơn”.
Còn đây là của cựu đại sự Mỹ tại Nga, ông Michael McFaul: Brexit là “một thắng lợi của chính sách đối ngoại của Putin”.
Những tuyên bố trên đây có vẽ như thể là cay cú với người Nga. Nhưng nếu vậy thì chứng tỏ Nga cũng biết làm cách mạng màu như Mỹ và phương Tây chăng?