Tôi là một bác sĩ (BS) già với tuổi đời ngoài 50 và tuổi nghề bằng nửa tuổi đời. Với thời gian gần 15 năm làm việc tại bệnh viện tuyến trung ương lớn nhất nhì đất nước và hơn chục năm sau này tự mở phòng khám của mình, tôi có vài cảm nhận sau.
Những bác sĩ nhận phong bì thường là những người sống "thoáng", họ "thoáng" trong mọi lĩnh vực: giao tiếp, tự cho phép mình nhận phong bì, chèo kéo bệnh nhân (BN) về phòng mạch của mình…
Bởi vì chèo kéo BN về phòng mạch của mình nên phòng mạch của họ khá đông BN. Và vì tâm lý sính đám đông của dân ta nên phòng mạch tư của họ cứ ngày càng đông và họ nghiễm nhiên được hưởng tiếng "bác sĩ giỏi, mát tay".
Nhiều tiền thu được từ việc nhận phong bì, từ phòng mạch nên đời sống của họ khá vương giả: xe hơi, nhà lầu, tiệc tùng,.. và quan trọng là họ dễ được thăng quan tiến chức do biết lo lót, để trám vào những sai sót của mình.
Không bao lâu sau địa vị họ cao chót vót trái ngược với kiến thức thấp lè tè của họ (mặc dù họ cũng có học sau đại học để phù hợp với cơ cấu). Thế là cái mác phó tưởng khoa này nọ, phó giám đốc này nọ càng làm đời sống họ thăng hoa.
Những bác sĩ này không dám rời cơ quan vì không có thực lực, mà họ bám vào đó để kiếm lợi nhuận cho mình. Nhưng rõ ràng là họ thành công trong cuộc sống.
Những bác sĩ không nhận phong bì thường là những người sống rất chặt chẽ, không thoáng. Họ không dám và không cho phép mình nhận phong bì, họ cũng không biết cách nịnh nọt và không có điều kiện nịnh nọt sếp ( vì không có tiền và không chấp nhận sống như thế). Họ cũng không dám và xấu hổ nếu chèo kéo BN về phòng mạch của mình.
Xem thêm
- Thưa bộ trưởng, bác sĩ quát ba cháu khi chưa có phong bì:
- Ba cháu gần 60 tuổi bị bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối, thế nhưng bác sĩ chẳng quan tâm gì, chỉ cho thuốc uống hàng ngày, hỏi cái gì cũng quát lên. Ba cháu do bệnh nên tai ù ù không nghe rõ, mỗi lần bác sĩ nói là phải cố gắng lắm để hiểu, bởi nếu hỏi lại là thế nào cũng nghe quát.
Thưa Bộ trưởng,
Hôm qua cháu đọc báo có nghe câu nói của bác rất hay đó là 'Hãy gửi ảnh bác sĩ nhận phong bì cho tôi'. Đây quả là một câu nói hay trong ngày bác ạ. Nhưng làm sao có thể vừa đưa phong bì cho bác sĩ vừa có thể chụp hình cho bác được?
Nếu bác nói như vậy thì cháu nghĩ bác chưa bao giờ đi khám bệnh bình thường. Hay có thể do bác là Bộ trưởng, đi khám bệnh thì người ta chăm lo lấy lòng bác thôi chứ không phải như người dân chúng cháu đâu.
Ba cháu bị bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối, ba vào bệnh viện khi đã di căn. Vào bệnh viện gia đình cháu cũng có người quen nên đã được gửi gắm. Nhiều người nói rằng ba cháu may mắn, vì đi bệnh viện gửi gắm được là hơn khối người rồi.
Thế nhưng người bác sĩ khám và chữa trực tiếp cho ba cháu chẳng quan tâm gì, chỉ cho thuốc uống hàng ngày, hỏi cái gì cũng quát lên. Ba cháu đã gần 60, do bệnh nên tai ù ù không nghe rõ. Mỗi lần bác sĩ nói là phải cố gắng lắm để hiểu, nếu hỏi lại là thế nào cũng nghe quát.
Nghe một số bệnh nhân xung quanh nói, ba cháu được cho thuốc là may lắm rồi. Người quen của cháu cũng tác động đến bác sĩ điều trị lắm mới được như vậy đấy.
Bác sĩ này nổi tiếng là nhận phong bì, ai vào cũng gửi từ 1 đến 2 triệu đồng. Thế là cháu cũng phải biết điều mà đưa cho bác sĩ ấy 2 triệu. Khi đưa phong bì kẹp trong hồ sơ thì bác sĩ nhanh chóng cất đi. Trong phòng khám lúc đó vắng chỉ có 2 người thì sao mà cháu chụp hình gửi được cho bác bộ trưởng? Với lại xui xẻo chẳng may bị bác sĩ biết, không chịu chữa cho ba cháu nữa thì sao?
Lúc chưa đưa tiền thì bác sĩ nói với ba cháu là: "Bệnh anh nặng quá, tôi không chữa được". Nói thế thì tinh thần người bệnh sẽ suy sụp, như thế bệnh càng nặng hơn không, sao bác sĩ có thể nói như vậy?
Sau khi đưa tiền thì bác sĩ niềm nở liền, nói rằng tình hình ba cháu như thế nào, nên ăn uống như thế nào, cư xử như là người nhà. Thái độ hoàn toàn thay đổi, bác thấy có lạ không?
Trên đây là đôi dòng chia sẻ cùng bác. Cháu đâu muốn đưa phong bì đâu, tiền thuốc Tarceva điều trị bác cũng biết mà, mỗi hộp hơn 40 triệu đồng. Gia đình cháu cũng muốn bớt đồng nào hay đồng đó nhưng nếu mà không đưa phong bì mỗi lần tái khám thì ba cháu đâu được khám và chữa bệnh nhiệt tình.
Mong bác hiểu cho.
Hồng Quân
Mà BN ta thì khi đi khám bệnh viện cũng hiếm có người hỏi phòng mạch riêng của BS nếu BS không tự gợi ý. Vì vậy các BS này thường nghèo vì không nhận phong bì, nghèo vì phòng mạch vắng khách (do không gợi ý BN).
Nhân tiện cũng xin nói để dân tình ta biết rõ, trong nghề y chúng tôi thường hiểu rằng một phòng mạch đông thường do sự gợi ý hay bắt buộc của BS kéo BN từ bệnh viện về phòng mạch của mình. Rồi lại tâm lý đám đông thấy chỗ nào đông thì tấp vô, nghi ngờ tay nghề của chỗ vắng khách, chứ hoàn toàn không phụ thuộc vào tay nghề của BS, có khi ngược hẳn với trình độ tay nghề của BS.
Xem thêm
- Tiền khám công đắt gấp 4 lần bệnh viện tư:
- Con trai 5 tuổi của tôi đi khám bệnh hẹp bao quy đầu ở một bệnh viện trung ương hết 600.000 đồng nhưng không khỏi, qua một bệnh viện tư chỉ hết 150 nghìn đồng.
Hiện nay rất nhiều bệnh viện lạm thu, người dân đang phải gánh nhiều khoản phí chữa bệnh vô lý nhưng không được hưởng các dịch vụ tương xứng với tiền bỏ ra.
Một ví dụ để có thể nhận thấy mức thu kinh khủng từ việc khám chữa bệnh.
Tại khoa “Tự nguyện hạng A ” của một bệnh viện cấp trung ương:
- Chi phí khám bệnh: 600.000 đồng/lần (tương đương với tiền khám tại một số bệnh viện quốc tế). Thời gian khám trung bình 5-10 phút. Có thể tính ngay là nếu 1 ngày một bác sĩ khám được khoảng 50 bệnh nhân, bệnh viện thu về 30 triệu đồng (chưa kể các khoản tiền do các xét nghiệm vô lý, không cần thiết gây ra).
Với lượng bệnh nhân như hiện nay, nếu “làm” liên tục ngày 8 tiếng (1 tiếng 6 bệnh nhân), 1 tháng 20 ngày thì ai cũng tính ra ngay 1 bác sĩ khoa tự nguyện A trung bình sẽ “đóng góp” cho bệnh viện khoảng 600 triệu mỗi tháng chỉ riêng tiền khám (tôi chẳng hiểu tiền này đi đâu và ai được hưởng).Tuy nhiên dịch vụ mà người bệnh nhận được là gì? Trường hợp cụ thể của tôi:
Viện phí cao nhưng chất lượng dịch vụ không tương xứng. Ảnh: DC Tuân
Con tôi 5 tuổi, tháng trước bị sưng tấy đỏ ở dương vật. Cháu bị hẹp bao quy đầu nên gia đình đoán là viêm do nhiễm khuẩn.
Tôi cho cháu vào viện khám, do quá mệt mỏi và chán với cảnh xếp hàng tranh nhau nộp tiền và thái độ gắt gỏng của bác sĩ nếu khám “tự nguyện bình thường,” nên tôi cho cháu khám tại khoa “Tự nguyện hạng A”. Tôi đăng ký khám và được nộp tiền rất nhanh.
Bác sĩ khám, sau 2 phút nghe người nhà trình bày, cho cháu đi làm một loạt xét nghiệm kèm “siêu âm ổ bụng” đã kết luận là cháu “bị côn trùng đốt” cho thuốc bôi và cho về.
Sáng hôm sau, dương vật của cháu sưng to hơn rất nhiều. Tôi hoảng quá, mang cháu vào khám lại thì được bệnh viện nói chờ bác sĩ. Tôi xin số di động của bác sĩ khám thì “đội ngũ phục vụ” bảo không được phép cho, nên tôi đành ngồi đợi.
Sau 2 tiếng chờ bác sĩ “chạy ra ngoài”, tôi không chịu được đành phải bỏ về và cho cháu ra ngoài viện tư khám lại hết 150.000. Không cần xét nghiệm họ cũng chuẩn đoán cháu vị viêm do hẹp bao quy đầu và cho uống kháng sinh 3 hôm thì khỏi!
Tôi bức xúc có gọi điện phản ánh cho “người quản lý” bệnh viện thì cũng chẳng nhận được lời xin lỗi nào tử tế.
Sau một tuần cháu khỏi hẳn, nghe bạn bè và người thân giới thiệu, tôi cho cháu nhà tôi vào khám để cắt bao quy đầu tại một bệnh viện quốc tế.
Cũng với số tiền khám 600.000/lần thì phong cách khám và phục vụ khác một trời một vực về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, đội ngũ bác sĩ và y tá phục vụ...
Hiện nay tôi thấy nhiều bệnh viện nhà nước do quản lý yếu kém, lúc nào cũng đòi tăng thu và nghĩ ra đủ các loại dịch vụ nhằm thu thêm tiền (thực tế là có bệnh viện tự tạo ra quá tải để thu và ép buộc bệnh nhân lựa chọn các dịch vụ không xứng với đồng tiền bỏ ra, các bác sĩ và y tá cũng lợi dụng sự quá tải để đòi tiền bệnh nhân).
Tôi nghĩ đã đến lúc người dân nên tỉnh táo khi sử dụng các dịch vụ tại các bệnh viện, đừng để tiền mất tật mang.
Trần Đức Giang
Chúng tôi thường bảo đùa nhau: giáo sư mở phòng mạch thì vắng, y tá mở thì đông (những năm xưa do nhân lực y tế thiếu nên thi thoảng có y tá, y sĩ mở phòng mạch chui lại rất đông bệnh nhân).
Do tất cả những điều trên, cuộc sống của các bác sĩ không nhận phong bì thường nghèo, yếm thế. Cho dù ai cũng biết rằng BS đó có đạo đức, có tay nghề vững, nhưng ai cũng thấy tội nghiệp cho họ: nghèo, không được cất nhắc dù có giỏi tới đâu, thậm chí còn bị trù dập vì không cùng phe cánh ăn nhậu với sếp.
Dù cho đến cuối đời, người BS lương thiện ấy vô cùng tự hào vì cả cuộc đời đã cống hiến cho nghề y của mình không có gì phải hổ thẹn, nhưng trong sâu thẳm vẫn buồn vì nhân tình thế thái.
Ngay cả nếu buồn vì công lao của mình đã không được trả giá xứng đáng, phải bỏ biên chế để tự mở phòng khám của mình, kiếm sống bằng chính khả năng của mình, thì cuộc đời cũng không ưu ái.
Một cơ sở y tế tư nhân mà không biết tiếp thị (chính đáng và không chính đáng) thì cũng thoi thóp.
Tiếp thị không chính đáng ở đây là cái trò liên kết ăn chia với cán bộ phụ trách khám sức khỏe, bảo hiểm y tế, của các khu công nghiệp, các công ty lớn, bộ phận phụ trách y tế sở tại. Nhưng đó lại là cái việc mà cách sống của BS không nhận phong bì không cho phép.
Mà không tiếp thị như thế thì phòng khám khó mà đông bệnh vì dân ta chê nơi nhỏ lẻ, chê nơi vắng khách, chê tư nhân, khoái đi khám bệnh viện công.
Vậy cho dù có là BS giỏi, có đạo đức, đã từng làm ở bệnh viện lớn, nhưng khi tự mở phòng khám tư, người BS ấy cũng khó lòng có thu nhập tốt do trình độ dân trí của ta như đã nêu trên. Kết thúc không có hậu cho một bác sĩ không nhận phong bì là như thế.