Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Chuyển đến trang : 1, 2, 3, 4  Next

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 4 trang]

Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Đây là tài liệu từ một cuốn sách của Trung tướng Trương Khánh Châu chủ biên. Trong khi đưa lên có đôi phần bạn dongadoan của vnmilitaryhistory đã lược bỏ và chỉnh sửa, tuy nhiên những phần này đều không ảnh hưởng gì đến nguyên tác.

Vũ khí trang bị kỹ thuật của quân đội nào cũng có đặc trưng công nghệ riêng. Đặc trưng đó hình thành và phát triển từ học thuyết quân sự, chiến lược quân sự, chiến lược trang bị của từng nước. Ví dụ : vũ khí trang bị của quân đội Mỹ có đặc trưng nổi bật là nhiều chức năng, nhiều tác dụng, dựa vào ưu thế chất lượng. Đặc trưng đó xuất phát từ quan niệm chiến lược trang bị dùng ưu thế chất lượng công nghệ áp đảo ưu thế số lượng của đối phương.

Đất nước ta có diện tích đất liền khoảng 32 vạn km vuông, nhỏ hơn so với một bang của Mỹ và chỉ xấp xỉ một tỉnh của TQ. Nhưng VN lại có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng cả về mặt kinh tế và quân sự. Vì lẽ đó ngay từ xa xưa, công cuộc dựng nước của dân tộc ta luôn gắn bó với quá trình giữ nước. Trải qua bao thế kỷ chống kẻ thù xâm lược, người VN đã sớm biết chế tạo và sử dụng vũ khí để chống thù trong giặc ngoài và từ đó tạo nên một đặc trưng riêng của vũ khí trang bị VN. Đặc trưng này càng nổi bật trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ vừa qua.


Chương 1 : Ra đời trong bão táp
Ngày 7 tháng 5 năm 1954, khi tiến vào hầm chỉ huy của tướng Đờ Cát ở ĐBP, bộ đội ta thu được một tài liệu quan trọng của Bộ chỉ huy quân đội Pháp. Đó là bộ sưu tập tra cứu về các loại vũ khí quân giới VN chế tạo từ năm 1945 đến 1954 do Pháp biên soạn được viết bằng tiếng Pháp, dày 64 trang, mô tả chi tiết 9 loại súng đạn, mìn, lựu đạn gồm các kiểu khác nhau, được xếp loại như sau :
1, Súng ngắn và tiểu liên : 15 kiểu
2, Súng cối và súng phóng bom : 13 kiểu
3, Súng phóng lựu và lựu đạn phóng
4, Ba-zô-ka hoặc hoả tiễn : 5 kiểu
5, Súng không giật SKZ : 3 kiểu
6, Súng không giật SS : 7 kiểu
7, Lựu đạn : 7 kiểu
8, Mìn : 7 kiểu
9, Thuỷ lôi : 2 kiểu
Trong lời mở đầu của bộ sưu tập có nhận xét rằng Việt Minh đã có " một cố gắng lớn trong lĩnh vực nghiên cứu kỹ thuật, một quyết tâm rõ rệt ..., đã bắt chước hoặc áp dụng có sửa đổi lớn những vũ khí nhẹ cổ điển, hầu như lúc nào cũng có nhiều sãng chế và đạt được một số công trình hoàn thiện".
Có thể nói, đó là một phần sự thú nhận thất bại của quân Pháp trong 9 năm đối đầu quyết liệt với nhân dân ta trong lĩnh vực vũ khí trang bị.
Vũ khí tự tạo ra đời cùng với các lực lượng vũ trang nhân dân, tiếp tục phát triển trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất, đã góp phần quan trọng giữ vững chính quyền cách mạng còn non trẻ trong thế bị bao vây cô lập bốn bề và về sau đã góp phần quan trọng hạn chế thế mạnh tăng thiết giáp của Pháp, đánh sập các hệ thống hầm ngầm, lô cốt kiên cố, đánh chìm các đoàn tàu chiến của quân viễn chinh Pháp, làm thất bại chiến lược "đánh nhanh, thắng nhanh", " chiến thuật giao thông ", " chiến thuật bình định " của các tướng tá Pháp, cuối cùng góp phần đưa tới thất bại của họ ở Điện Biên Phủ.
Những ngày cuối tháng 12/1946 Bộ chỉ huy Pháp đã có lý khi đánh giá tương quan của hai phía vào thời điểm sau ngày CM tháng 8, đặc biệt so sánh lực lượng Việt-Pháp trong lĩnh vực công nghệ quân sự lúc bấy giờ quả là " châu chấu đá voi ".
Hãy nhìn lại khả năng công nghệ của chúng ta ngày đó :
- Về khả năng công nghiệp : trước CM người Pháp có xây dựng một số xí nghiệp cơ khí ở vùng mỏ, thành phố lớn và bến cảng như SG, HN, HP, NĐ. Họ cũng xây dựng một số nhà máy nhiệt điện nhỏ. Mạng lưới điện chuyển tải chủ yếu cho các thành phố lớn. Tổng công suất phát không quá 50MW khả dụng. Hầu hết các cơ sở công nghiệp mỏ, cơ khí, điện lực của Pháp đều được trang bị máy móc, thiết bị cơ giới trình độ thấp. Trong ngành cơ khí sửa chữa từ khâu rèn, dập, tiện, nguội, hàn và lắp ráp chỉ sử dụng các máy công cụ và khí cụ thông thường, công suất nhỏ không hợp thành dây chuyền công nghiệp hoàn chỉnh.
- Trong công nghiệp hóa học : người Pháp chỉ tập trung chủ yếu vàp các ngành hóa thực phẩm và xây dựng.
- Về các cơ sở nghiên cứu phát triển : vào thời điểm 1945 chúng ta không có một cơ sở nào có thể huy động vào mục đích chế tạo trang bị vũ khí.
- Riêng các cơ sở công nghiệp quân sự : phục vụ họat động chinh phục thuộc địa của Pháp vốn đã ít ỏi, lạc hậu, lại bị đình đốn kiệt quệ trong thời gian Nhật Bản thế chân ở Đông Dương. Nhà máy sản xuất đạn súng trường của Pháp ở Phú Thọ ngừng sản xuất từ năm 1942, hầu hết máy móc thiết bị đều bị tháo dỡ. Cơ sở lắp bom đạn của Pháp ở Đình Án (Vĩnh Yên) bị quân Nhật chiếm làm kho. Hãng thuốc nổ Đông Dương và cơ sở kỹ nghệ quân khí của Pháp chuyên sản xuất cloratkali, diêm sinh tuy vẫn còn họat động nhưng sản lượng không đáng kể. Xưởng Ba Son (sài Gòn), xưởng Sa-ta-ca (Đà Nẵng) sửa chữa tàu hải quân Pháp chỉ còn họat động cầm hơi. Số quân Pháp đặt trong thành Hà Nội chuyên sửa chữa súng, pháo, thiết bị điện-quang bị đảo lộn họat động từ sau ngày Nhật đảo chính Pháp. Quân đội Nhật cũng có vài cơ sở sửa chữa vũ khí, ô tô, tàu thuyền ở Hà Nội, Sài Gòn nhưng chỉ có hãng A-ta-ca là đáng kể.

Đánh giá về trình độ công nghệ, người Pháp-hơn ai hết-hiểu rõ rằng người Việt Nam ở thời điểm đầu những năm 40 còn ở thời kỳ tiền sử hoá công nghệ, nghĩa là trước năm 1500. Vào thời kỳ này, công nghệ chưa có được cơ sở lý luận vững chắc. Trong khi đó, nước Pháp và nhiều nước tư bản Âu-Mỹ đã trải qua ba giai đoạn tiếp theo trong quá trình tiến hoá công nghệ. Giai đoạn thứ nhất từ năm 1500: tiến bộ công nghệ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm tích luỹ được, nền tảng lý luận công nghệ đã phát triển nhưng còn hạn chế. Giai đoạn thứ hai ở vào thế kỷ XIX, công nghệ tiến triển nhanh chóng nhờ dựa vào lý luận khoa học và công nghệ và cơ sở hạ tầng khá phát triển. Giai đoạn thứ ba diễn ra trong thế kỷ XX, trong đó sự tiến hóa công nghệ diễn ra theo một quá trình có tổ chức, có định hướng rõ ràng dựa trên cơ sở lý luận khoa học vững chắc, một hệ thống nghiên cứu phát triển toàn diện, được sự ủng hộ mạnh mẽ của các chính phủ và giới công nghiệp. Trong lĩnh vực quân sự, có ba loại công nghệ sau đây được phát triển ở các nước tư bản:
1.Các công nghệ có quan hệ đặc thù quân sự như công nghệ thuốc phóng, thuốc nổ; công nghệ các hệ thống điều khiển, v.v…
2.Các công nghệ dân dụng như giao thông vận tải, truyền thông, y tế có ý nghĩa quan trọng đối với chiến tranh.
3.Công nghệ hệ thống được dùng để chuẩn bị tiến hành chiến tranh như công nghệ ra quyết định, công nghệ huấn luyện, v.v…
Như vậy, trên bậc thang tiến hóa công nghệ, nước Pháp đã vượt xa Việt Nam gần ba thế kỷ. Biểu hiện cụ thể về ưu thế công nghệ quân sự của Pháp năm 1945 ở Đông Dương qua các con số nói lên sinh động và rõ ràng hơn cả.
Hồi đó, quân đội Pháp có hàng ngàn xe tăng, xe bọc thép, trọng pháo, tàu chiến, v.v… Tất thảy đều là sản phẩm của một nền công nghiệp đại cơ khí, bắt đầu từ cuộc cách mạng công nghiệp vào cuối thế kỷ XVIII và phát triển đến đỉnh cao vào thập kỷ 30-40 của thế kỷ này. Đặc biệt, Pháp đã huy động vào cuộc chiến tranh Đông Dương hàng trăm máy bay vận tải và máy bay ném bom, được lắp bom nổ chậm, bom na-pan, rocket nổ lõm, bom phóng móc câu sát thương sinh lực, v.v…
Máy bay ra đời là một trong những thành tựu vĩ đại của nhân loại trong cuộc cách mạng công nghiệp, được các nước tư bản sử dụng vào mục đích quân sự trong những năm đầu thế kỷ XX. Ngày 10 tháng 12 năm 1910, lần đầu tiên trên vùng trời Việt Nam xuất hiện máy bay của Pháp. Ngày 16 tháng 2 năm 1929, lực lượng không quân thuộc địa gồm bốn phi đoàn được thành lập, đặt dưới quyền chỉ huy của Tổng tư lệnh quân đội Pháp ở Đông Dương. Trong những năm chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945), lực lượng này là đạo không quân số 6 của nước Pháp, gồm hơn 100 máy bay các loại, trong đó có 40 chiếc phóng pháo kiểu Faruan 221, 6 chiếc máy bay trinh sát kiểu Poter, 40 máy bay khu trục kiểu Poter 25, một chiếc kiểu Poter 63, 20 chiếc kiểu Morane 406, 10 chiếc thuỷ phi cơ.
Từ khi xuất hiện cho đến khi chính quyền thuộc địa Pháp bị phát xít Nhật lật đổ trong cuộc đảo chính ngày 9 tháng 3 năm 1945, không quân Pháp hoàn toàn làm chủ bầu trời, chưa một chiếc máy bay nào bị bắn rơi.

Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến MS406
Máy bay Morane 406
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2


Năm 1946, năm đầu tiên của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta, đội quân viễn chính Pháp có hai phi đội máy bay cường kích, một phi đội máy bay vận tải và một số máy bay chỉ huy, trinh sát với nhiều kiểu, loại hiện đại như máy bay khu trục Kinh Cobra, Spitfire; máy bay vận tải Dakota, Junker; máy bay trinh sát Catalines, Poter, Morane… Không quân Pháp vẫn hoàn toàn làm chủ bầu trời, ra sức phát huy ưu thế tuyệt đối này nhằm nhanh chóng đạt được mục đích của chiến tranh.
Ngoài ra, Pháp còn được Mỹ viện trợ không quân, pháo binh, cơ giới. Từ ba phi đội trong năm đầu chiến tranh, đến năm 1951 không quân Pháp có chín phi đội. Các loại máy bay khu trục Spitfire, Kinh Cobra được thay thế bằng máy bay cường kích Hellcat F6F, Bearcat F8F, Heldiver SB20, Invader B26, Privater B24 do Mỹ sản xuất.

Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến F6f-5_idochina
Hellcat F6F của Pháp.

Các kho bom dự trữ của Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đều được Mỹ lấy cung cấp cho Pháp sử dụng vào cuộc chiến tranh Đông Dương. Không quân trở thành chỗ dựa, là niềm kiêu hãnh của quân Pháp. Họ huênh hoang một máy bay khu trục phóng pháo có thể đánh bại một trung đoàn Việt Minh. Nắm quyền chủ động và ưu thế tuyệt đối trên không, máy bay địch không chỉ làm nhiệm vụ cơ động lực lượng, tiếp tế vật chất, yểm trợ các lực lượng chiến đấu trên bộ, trực tiếp oanh tạc vào đội hình chiến đấu của quân ta trong các chiến dịch, các trận đánh, các cuộc hành quân càn quét mà còn đánh sâu vào các căn cứ, vùng tự do của ta.
Dựa vào viện trợ Mỹ, phía Pháp ra sức tăng quân, mở rộng và đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược. Riêng về không quân, với 123 máy bay các loại do Mỹ cung cấp, số máy bay của Pháp trên chiến trường Đông Dương từ 296 chiếc năm 1952 lên 419 chiếc trong năm 1953. Mỹ còn cung cấp cho Pháp hàng vạn tấn bom đạn, giúp Pháp đào tạo phi công và nhân viên kỹ thuật, mở rộng và nâng câp một số sân bay ở Đông Dương, giúp Pháp sửa chữa các tàu sân bay Araumenche, Boisbelleau, v.v…
Đầu năm 1954, lực lượng không quân Pháp ở Đông Dương do tướng Sắc-lơ Lô-danh chỉ huy có 91 máy bay vận tải các loại (75 chiếc Dakota C47; 16 chiếc vận tải hạng vừa Pac-két). Máy bay chiến đấu có 169 chiếc (41 chiếc B26, 8 chiếc B24, 120 chiếc khu trục các loại như Hellcat F6F, Bearcat F8F, Heldiver SB20….). Các loại máy bay trên đều do Mỹ sản xuất và viện trợ cho Pháp.

Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến B24_dragon_indochina
B-24 của Pháp.

      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Navarre hiểu rõ số phận Điện Biên Phủ gắn liền hơn bao giờ hết với vai trò của không quân. Do đó, y đã ném tất cả lực lượng không quân vào cuộc chiến đấu ở Điện Biên Phủ.


Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến C-47inDBP
C-47 Dakota vận tải cho Điện Biên Phủ.
Ngoài ra, Mỹ quyết định viện trợ thêm cho lực lượng không quân Pháp ở Đông Dương 100 máy bay chiến đấu, 50 máy bay vận tải và lập cầu hàng không mới: từ Mỹ qua Pháp sang Sài Gòn; từ căn cứ quân sự Mỹ ở Clark Philippin sang Hải Phòng và từ Okinawa (Nhật Bản) sang Hải Phòng lên Điện Biên Phủ. Các cầu hàng không này do 200 chuyên viên quân sự Mỹ phụ trách. Ba tàu sân bay của hạm đội 7 Mỹ tiến vào Vịnh Bắc Bộ để uy hiếp quân và dân ta, khích lệ quân Pháp.
So sánh tiềm lực công nghệ-quân sự đó phản ánh rõ tình hình khách quan lúc bấy giờ. Nhưng khi rút ra kết luận và so sánh sức mạnh quyết định thì Bộ chỉ huy quân sự Pháp đã không tính đến ba yếu tố đặc biệt quan trọng liên quan đến ưu thế công nghệ mà các chuyên gia quân sự phương Tây cũng tự thừa nhận.
Thứ nhất, ưu thế công nghệ chỉ góp phần tạo ra ưu thế quân sự khi nó được kết hợp nhuần nhuyễn với các yếu tố khác như đường lối chiến tranh, tổ chức lực lượng, nghệ thuật quân sự, điều kiện chiến trường. Chỉ cần xét về phương diện mặt trận không thôi cũng thấy rõ ràng, ưu thế về các phương tiện tăng, thiết giáp của Pháp khó có thể phát huy trên địa bàn chằng chịt sông ngòi, đồi núi như ở Đông Dương. Máy bay có trình độ công nghệ vượt xa 3 đến 4 thế kỷ so với trình độ công nghệ thế kỷ XVI nhưng các khí cụ bay hồi đó chưa có thiết bị hồng ngoại, dễ bị đối phương vô hiệu hóa bằng màn đêm và nguỵ trang, như một nhà thơ Việt Nam đã từng viết “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”.
Thứ hai, ưu thế công nghệ có thể tạo ra ưu thế quân sự và quyết định cục diện cuộc xung đột vũ trang trong phạm vi một chiến dịch hoặc trong một cuộc chiến tranh chớp nhoáng, quy mô hạn chế, được giữ bí mật và tổ chức khôn khéo. Thí dụ điển hình về phương diện này là cuộc tấn công bất ngờ, ồ ạt của không quân Israel phá huỷ gần như toàn bộ lực lượng không quân trên mặt đất của Ai Cập đã quyết định cục diện chiến tranh năm 1967 ở Trung Đông. Nhưng trong một cuộc chiến tranh kéo dài, quy mô lớn gồm nhiều chiến dịch diễn ra trên một lãnh thỏ rộng lớn thì không hẳn như vậy. Người Nhật thắng người Mỹ một trận rất “ngoạn mục” trong chiến dịch Trân Châu Cảng nhưng không quyết định cục diện xung đột ở Thái Bình Dương trong tranh thế giới thứ hai. Về sau này, ưu thế công nghệ Mỹ cũng đã phải thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược kéo dài ở Việt Nam. Đương nhiên đây chỉ là một trong những yếu tố khiến Mỹ thất bại trong cuộc chiến tranh này.
Thứ ba, người Pháp đã không tính đến sức mạnh công nghệ quân sự truyền thống của dân tộc Việt Nam tích luỹ được qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Truyền thống đó được Đảng Cộng sản Đông Dương, tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam, kế tục và phát huy thành sức mạnh vĩ đại chưa từng thấy trong cuộc chiến tranh nhân dân Việt Nam thời đại mới.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Trước hết, ngay trong Cương lĩnh đầu tiên, Đảng ta đã đánh giá đúng vai trò và tầm quan trọng của vũ khí trang bị trong cách mạng Việt Nam. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng lần thứ nhất (họp vào tháng 3 năm 1935) khẳng định: “Phải có binh khí ít nhiều, càng nhiều càng tốt để thao luyện, để lúc cần thiết xung đột với quân thù”. Hội nghị lần thứ 6 Trung ương Đảng (họp vào năm 1939) nêu rõ phương hướng “quốc dân cách mạng quân nhất thiết phải được trang bị vũ khí và từng bước vũ khí phải được đổi mới theo hướng hiện đại hóa”.
Được chủ trương chỉ đạo đúng đắn đó của Đảng, ngay từ những ngày sôi sục cách mạng năm 1930-1931 đã xuất hiện các đội tự vệ được trang bị vũ khí thô sơ như dao găm, giáo, mác, đinh ba, gậy gộc-do quần chúng tự sắm.
Để chuẩn bị cho khởi nghĩa Nam Kỳ (1940), Xứ uỷ ở đây đã vận động công nhân các xưởng Ba Son, Faci, v.v… sử dụng thiết bị tại chỗ bí mật sản xuất vũ khí thô sơ và lựu đạn, mìn, thành lập các xưởng chế tạo vũ khí như xưởng Bà U (Mỹ Tho), Mớp Xanh (Tân An), Hoà Thượng Đông (Rạch Giá)… Các xưởng này sử dụng các thiết bị đơn giản như lò rèn, ê tô, rìu… để sản xuất dao găm, giáo, mác hoặc chế tạo các loại lựu đạn và mìn đơn giản có vỏ bằng xi măng. Xưởng Mớp Xanh làm được 300 quả mìn, mỗi quả nặng 3 kg, phía ngoài bọc xi măng, bên trong bọc bằng sắt tây nhồi thuốc đen tự tạo cùng mảnh chai, sành. Xưởng này còn chế tạo các kiểu súng đơn giản không có kim hoả, khi bắn phải châm lửa.
Ở Bắc Bộ, để có thêm vũ khí cung cấp cho lực lượng vũ trang, Tỉnh uỷ Cao-Bắc-Lạng phát động nhân dân lập các lò rèn để làm dao, mác, kiếm, sản xuất súng kíp (năm 1943). Tháng 3 năm 1944, cơ sở sản xuất súng kíp Lũng Hoàng được thành lập. Nhiệm vụ chính của xưởng là sửa chữa và chế tạo mìn, lựu đạn. Trong khi dụng cụ của xưởng chỉ vẻn vẹn có: 1 đe thợ bạc, 1 ê tô, một kièm, 1 búa, 1 dũa, 1 bộ hàn chảo… Nguyên vật liệu do đồng bào địa phương ủng hộ như cuốc, xẻng, nồi gang, lư đồng, nồi đồng, thùng sắt tây… Xưởng chế thử loại lựu đạn đơn giản: vỏ bằng sắt tây, trong cùng nhồi thuốc đen, lớp giữa nhồi sỏi, đá, mảnh chai, mảnh sành, mảnh gang… Thuốc và dây cháy chậm do xưởng tự làm, hạt lửa lấy từ đạn súng trường. Sau đó, xưởng chế tạo mìn có vỏ bằng sắt tây. Nhưng quả mìn chưa thành công vì sức công phá yếu. Tiếp đó, xưởng bắt chước lựu đạn kiểu Mỹ đã nghiên cứu sản xuất thành công lựu đạn vỏ gang, bên ngoài đúc hai chữ V.M (Việt Minh). Xưởng Lũng Hoàng còn sửa chữa được súng ngắn, súng kíp, súng trường…
Ở đồng bằng, nhận chỉ thị của Trung ương Đảng, Xứ uỷ Bắc Kỳ tổ chức xưởng vũ khí Làng Chè (Tiên Sơn, Bắc Ninh). Ngoài sửa chữa súng, xưởng còn nghiên cứu chế tạo thành công lựu đạn vỏ gang kiểu dập, phía ngoài cùng đúc hai chữ V.M. Lựu đạn của xưởng sản xuất đã cung cấp cho giải phóng quân và du kích.
Ở một số nơi khác, như Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Hà Nội, Quảng Ngãi… anh em công nhân bí mật sử dụng vật liệu, thiết bị của Pháp để sản xuất vũ khí hoặc đưa dụng cụ, vật liệu ra chiến khu cung cấp cho các xưởng vũ khí của ta.
Tại miền Trung, tỉnh Quảng Ngãi lập xưởng vũ khí ở Xuân Phổ (Tư Nghĩa) với nhiệm vụ chủ yếu là rèn các vũ khí thô sơ như giáo, mác, mã tấu, v.v… và sửa chữa các loại súng bộ binh. Về sau, nhiều làng xã trong vùng cũng lập các lò rèn để làm nhiệm vụ đó.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Ngày 7 tháng 5 năm 1944, dựa vào chủ trương của Trung ương Đảng, Tổng bộ Việt Minh, ra chỉ thị sửa soạn khởi nghĩa, trong đó nêu rõ: lấy gì mà đánh quân thù? Có mấy cách kiếm vũ khí là: tự chế, mua và chiếm của giặc. Dân ta phải tự chế lấy một phần vũ khí thì lúc nổi dậy mới có cái mà giết giặc. Cái gì không tự chế được thì phải mua hoặc chiếm của địch. Mua thì tổ chức quyên góp, lập “quỹ mua súng”. Còn chiếm của giặc thì bằng hai cách: đánh các đồn trại, kho súng, các đội quân tuần tiuễ của quân địch mà chiếm lấy vũ khí và vận động binh lính của địch, làm cho họ giác ngộ, đem súng của quân địch lại cho ta.
Ngày 15 tháng 9 năm 1945, Hồ Chủ tịch ra sắc lệnh thành lập, Phòng quân giới thuộc Bộ Quốc phòng. Người trực tiếp giao nhiệm vụ cho các đồng chí phụ trách chỉ dẫn tổ chức sản xuất và mua sắm vũ khí cho quân đội. Một số máy móc được thu thập để mở rộng các xưởng quân giới thô sơ trước đây và lập thêm xưởng mới. Ngay từ khi trước cách mạng, chấp hành chỉ thị Tổng khởi nghĩa, hầu hết các địa phương trong cả nước đều lập lò rèn, nơi nào có điều kiện thì dựng “Công binh xưởng” để sản xuất vũ khí thô sơ, mìn, lựu đạn, chủ yếu là phát triển kinh nghiệm cổ truyền của dân tộc về nghề rèn và đúc. Mặt khác, anh em học tập theo mẫu vũ khí (lựu đạn, mìn…) của Mỹ, Pháp và Trung Quốc nhưng áp dụng với vật liệu sẵn có của ta, thậm chí tận dụng cả sỏi đá, mảnh chai, mảnh sành làm lựu đạn.
Ngày 17 tháng 9 năm 1945, Chính phủ tổ chức “Tuần lễ vàng” quyên góp vàng để dùng vào việc cần cấp và quan trọng nhất của chúng ta lúc này là việc quốc phòng. Nhân dân ta cả nước hưởng ứng nhiệt liệt. Nhiều gia đình đem hết vàng bạc, các vật kỷ niệm quý báu, thân thiết của mình ra đóng góp để đổi lấy vũ khí cho bộ đội. Chính phủ ta đã dùng phần lớn số vàng quyên góp được mua súng của quân Tưởng, quân Nhật. Đây là nguồn cung cấp vũ khí quan trọng của ta lúc này.
Như vậy, từ chủ trương tạo nguồn vũ khí trang bị trên đây, các lực lượng vũ trang nhân dân ta (bao gồm quân chủ lực và bộ đội địa phương) được trang bị từ các nguồn:
Tự chế tạo là nguồn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong giai đoạn từ trước Cách mạng tháng Tám đến chiến dịch Biên Giới (năm 1950) mà quân đội Pháp đã tốn biết bao công sức ráo riết theo dõi, sưu tập, nghiên cứu và ghi lại trong bộ sư tập nói trên để tìm mọi cách ngăn chặn, phá hoại.
Mua sắm và lấy được của địch là nguồn rất quan trọng bao gồm lựu đạn, mìn, súng ngắn, súng trường, súng máy, pháo 75mm, 105mm, súng cối 60mm, 81mmm, sơn pháo 75mm, pháo phòng không 37mm, súng máy phòng không 12,7mm. Đây là nguồn vũ khí chủ yếu trang bị cho bộ đội pháo binh và bộ đội phòng không.


Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến Sonphao_DKhe
Sơn pháo 75mm thu được của địch dự trận Đông Khê.
Để có được vũ khí tự tạo, quân và dân ta đã phải anh dũng hy sinh, lao động quên mình và sáng tạo, phát huy cao độ ý chí tự lực tự cường để giải quyết ba vấn đề công nghệ quan trọng nhất là thiết kế, nguyên vật liệu và chế tạo.
Về vấn đề thiết kế, trước hết phải nói về việc thiết kế loại vũ khí đơn giản nhất là lựu đạn. Hoàn cảnh kháng chiến những năm 40 không cho phép ta sử dụng nguyên các bản thiết kế của nước ngoài. Nói chung, ở các nước người ta chỉ sản xuất hai loại lựu đạn: lựu đạn tiến công bằng tôn và lựu đạn phòng thủ bằng gang.
Cả hai loại đều nhồi thuốc nổ tốt. Ta chỉ có loại thuốc nổ yếu, vật liệu đúng quy cách lại không có. Do đó phải thiết kế và sản xuất tới 50-60 loại lựu đạn khác nhau.
Ở nhiều nước, người ta thường đặt đồng hồ trong mìn nổ chậm. Ngoài việc dùng đồng hồ ta còn thiết kế ngòi nổ hẹn giờ bằng hóa chất ăn mòn dây kim loại để đóng mạch điện.
Trong ngành chế tạo vũ khí, một sơ suất nhỏ trong thiết kế cũng đủ gây thiệt mạng cho người sử dụng. Quả đạn cối nổ cướp cò có thể xé nòng. Quả lựu đạn có thể nổ trên tay… Vì thế ở các nước đòi hỏi vật liệu dùng trong công nghiệp vũ khí phải theo đúng quy cách nghiêm ngặt. Ở ta, giữa rừng xanh Việt Bắc hay bưng biền Nam Bộ, tìm đâu ra những vật liệu đúng quy cách? Nhưng không phải vì vậy mà vũ khí do ta sản xuất ra có thể được châm chước về tiêu chuẩn an toàn đã cho người sử dụng. Đó chính là một khó khăn lớn mà ta đã vượt qua được bằng ý chí cách mạng kiên cường, trí thông minh sáng tạo và bàn tay khéo léo của người Việt Nam.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Đánh địch cố thủ trong nhà gạch, ta dùng bộc phá, mìn lõm cỡ nhỏ hoặc đạn bazoka. Đánh lô cốt bê tông hoặc bê tông cốt thép ta nổ bộc phá cỡ lớn hoặc mìn lõm cỡ lớn. Cách đánh đó nguy hiểm cho xung kích vì anh em phải áp sát địch. Ở nước ngoài người ta dùng pháo hạng trung và hạng nặng hoặc rocket. Lúc bấy giờ, ta chưa có nhiều pháo. Cần phải chế tạp được một loại súng thật nhẹ, có thể vận chuyển dễ dàng nhưng lại có sức công phá ngang một số pháo hạng nặng. Súng không giật (viết tắt là SKZ) ra đời từ yêu cầu đó. Trên thế giới, ý tưởng về súng không giật xuất hiện gần như cùng một lúc với ý tưởng về bom nguyên tử. Lần đầu tiên, Mỹ sử dụng SKZ trong trận đổ bộ lên đảo Okinawa.
Biệt lập với thế giới bên ngoài, không có trong tay tài liệu để tham khảo, cán bộ quân giới ta đã phải thiết kế một loại vũ khí tối tân. Trước hết, phải giải quyết những vấn đề về lý thuyết, nghĩa là phải đi từng bước cơ bản, để xây dựng lý thuyết chung về súng không giật. Sau đó, vận dụng lý thuyết ấy để thiết kế, chế tạo một loại súng không giật SKZ của ta. Tiếp đến, phải tìm công nghệ chế tạo. Nghĩa là phải đi từ A đến Z. SKZ Việt Nam xuất hiện từ đó.


Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến SKZ
SKZ Việt Nam.
Đề cập đến vấn đề thiết kế, không thể không kể đến bom bay. Trên thế giới không ai dùng thuốc đen trong tên lửa, ta đã dùng thành công. Nhược điểm của loại thuốc này là cháy quá nhanh, không cháy thành từng lớp như nitơrô xenlulôza. Đó là khó khăn thứ nhất. Khó khăn thứ hai là không có ống thép để làm tên lửa, ta phải đúc bằng đồng, nhưng độ chịu nhiệt và chịu lửa của đồng lại kém thép, làm thế nào để khi thuốc cháy, ống tên lửa không nóng chảy hoặc vỡ tan? Cuối cùng, ta vẫn phóng thử thành công bom bay, một loại tên lửa nặng 30 kg có thể đánh các mục tiêu xa 4 km. Khi thiết kế bom bay, kỹ sư Trần Đại Nghĩa đã kết hợp năng lực tư duy sáng tạo của chính mình và của đồng đội.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Nguyên vật liệu là một vấn đề cực kỳ quan trọng trong công nghệ sản xuất vũ khí, thông thường do các nhành công nghiệp cung cấp, nhưng lúc này quân đội là nghành công nghiệp chính trong chiến tranh nên phải tự lo giải quyết. Quân và dân cả nước ta với lực lượng nòng cốt công nhân, cán bộ quân giới, đã tạo nguyên vật liệu sản xuất vũ khí từ nhiều hướng, bằng nhiều con đường với tất cả lòng dũng cảm, trí thông minh, sự hy sinh và đã đạt được kết quả to lớn.
Tính đến năm 1948, ta đã bóc được gần 1.000 km đường ray, tà vẹt, thu được gần 100 đầu máy xe lửa, hàng ngàn vành, bánh, trục xe lửa, hàng vạn tấn sắt thép cũ từ hàng trăm cầu trên cả nước; hàng chục tàu lăn đường, hàng trăm xe cũ nằm rải rác trên các tuyến đường…


Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến II1_ChongPhap_4
Phá đường sắt ở Hưng Yên
Những thứ quý như tôlít, mênilít, đinamít được khai thức từ bom, đạn cối lép, thuỷ lôi của địch, thiếc băng ca và nhôm được khai thác từ các tàu Nhật bị Mỹ đánh chìm ở ven biển miền Trung hoặc nhiều nguyên vật liệu khác từ những máy bay hỏng trên những sân bay cũ của Pháp. Nhân dân ta cũng đóng góp cho kháng chiến hàng trăm tấn đồng, gang, sắt… Đồng bào và chiến sĩ có lúc đã đắp đập tát cạn nước để mò lấy vũ khí và kim loại trong những khí tài địch bị đánh đắm. Đồng bào đã nhiều lần đột nhập kho thuỷ lôi của địch, tháo gỡ tôlít, bí mật gỡ mìn bẫy, thu thuỷ lôi của địch ra ngoài tháo lấy thuốc. Ở một số vùng, đồng bào mò vớt được nhiều bom đạn của Pháp, Nhật đổ xuống sông từ trước, nhờ thế đã thu được hàng chục tấn nguyên vật liệu. Việc tìm kiếm bom địch không nổ để tháo ngòi lấy thuốc nổ là công việc thường xuyên tại nhiều nơi và đã thành phong trào quần chúng.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Những nguyên vật liệu để chế tạo chất nổ trong vũ khí không chỉ trông vào nguồn thu thập, mua hoặc chiếm được của địch mà phải tổ chức sản xuất để chủ động. Việc chế tạo các chất nổ, thuốc nổ, các hoá chất (để chế tạo chất nổ trong vũ khí) như diêm tiêu, thuốc đen, các axít cơ bản… được tổ chức sản xuất ở nhiều nơi, gần như trên khắp cả nước. Trong đó việc sản xuất fuminat thuỷ ngân là một thành công đặc biệt. Fuminat thuỷ ngan là loại thuốc kích nổ hàng đầu để chế tạo các loại hạt lửa, ống nổ… dùng cho các loại ngòi nổ của lựu đạn, mìn, các loại đạn pháo, cối. Fuminat thuỷ ngân được chế từ thuỷ ngân, axit nitơric 62% và còn 95%, là chất nhạy nổ dễ gây tai nạn khi thao tác, đóng gói, vận chuyển, ở nhiệt đọo 80 độ C trở lên có thể tự nổ. Nhân dân ta chế tạo được fuminat thuỷ ngân từ trước Cách mạng tháng Tám, bằng những dụng cụ thô sơ để sản xuất hạt lửa đạn. Từ năm 1946, nhất là từ năm 1947, do quy mô sản xuất vũ khí rộng lớn hơn, fuminat thuỷ ngân ngày càng được điều chế nhiều để làm hạt lửa, ống nổ cho mìn và đạn súng trường.
Từ năm 1948, việc sản xuất fuminat thuỷ ngân, thuốc đen, nhất là diêm tiêu được đẩy mạnh. Lúc này, khối lượng vũ khí do ta sản xuất ngày càng lớn, dự trữ nguyên liệu để chế thuốc đen, axit nitơric ngày càng cạn. Các địa phương tìm cách sản xuất diêm tiêu bằng phương pháp cổ truyền từ phân dơi trong các hang động. Phân dơi ngâm bám vào đất đá tồn đọng lâu đời trong hang động, việc khai thác khá gian nan, nguy hiểm, vì hang động thường sâu trong vùng núi cao hiểm trở, hiếm người qua lại, lại phải vận chuyển đến nơi có nước để lọc. Trung bình 100 kg đất-phân dơi lai phải có 30 kg tro mới lọc được 2-3 kg diêm tiêu.
Trước đó, ở hầu khắp cả nước đều tiến hành chế tạo thuốc đen để nhồi lựu đạn, làm thuốc phóng, dây cháy chậm, pháo hiệu, v.v… Từ sau tranh thế giới thứ hai, ở các nước, thuốc đen không được dùng để làm thuốc nổ. Nhưng trong điều kiện nước ta hồi đó, bắn một quả đạn cối 165mm mất 14 kg thuốc nổ. Nếu dùng thuốc nổ tốt thì lấy đâu ra? Vì vậy, số thuốc nổ tốt như tôlít chỉ để nhồi đạn bazoka, mìn đánh xe tăng. Nguyên liệu chính để chế thuôc đen là diêm tiêu, than gỗ… với tỉ lệ khác nhau tuỳ theo công dụng của từng loại. Lúc đầu, nhiều nơi cùng sản xuất thuốc đen bằng nhiều cách khác nhau. Về sau, ta dùng phương pháp tinh lọc diêm tiêu và chế tạo thanh củi. Tuỳ theo khả năng của từng địa phương, có thể dùng xoan, bồ đề, cây quao. Dụng cụ chế thuốc đen thường làm bằng tre, gỗ hoặc đồng.
Sản xuất axit cũng là khâu quan trọng để đáp ứng nhu cầu sản xuất vũ khí ngày càng lớn. Tháng 7 năm 1949, ta điều chế thành công mẻ axit đầu tiên. Tháng 8 năm 1949, chỉ riêng một xưởng quân giới đã sản xuất được hơn 2 tấn axit. Đến cuối năm 1949, xưởng đó đã sản xuất được 10 tấn axit sunfuric. Có axit sunfuric, Cục Quân giới xây dựng xưởng điều chế axit nitơric, đủ bảo đảm chế được 50 kg fuminat thuỷ ngân. Nha nghiên cứu kỹ thuật còn dựa theo phương pháp Kuliman để nghiên cứu, chế tạo thành công axit nitơric từ đất sét kết hợp với diêm tiêu vào tháng 8 năm 1950.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Còn phải kể đến một thành phần quan trọng để sản xuất mồi lửa, ống nổ là cloratkali. Nguyên vật liệu chủ yếu để sản xuất cloratkali là điện cực than và muối cloruakali. Hai thứ này trước đây ta còn cất giấu được ở quanh khu vực nhà máy giấy Đáp Cầu (Bắc Giang), lúc đó thuộc vùng địch tạm chiếm. Nhân dân địa phương đã cùng quân giới bí mật chuyển được 10 tấn điện cực than và 40 tấn nước cloruakali lên Thái Nguyên. Tháng 3 năm 1949, xưởng Phạm Hồng Thái đã sản xuất thành công cloratkali.
Về các công nghệ khác trong chế tạo vũ khí, trước hết phải kể đến công nghệ đúc. Công nghệ đúc kim loại màu được áp dụng cho nhiều bộ phận, kể cả những bộ phận tinh vi, chính xác trong nhiều loại vũ khí như ngòi đạn cối, ống nổ, ống phóng lựu đạn. Công nghệ đúc gang dùng phương pháp đúc đứng để sản xuất đạn cối được thử nghiệm có kết quả và được áp dụng phổ biến. Vỏ đạn cối đúc đứng vừa trong, vừa đảm bảo độ dày đồng đều, khi bắn đạn bay ổn định hơn. Công nghệ đúc vỏ đạn cối, lựu đạn, mìn còn phụ thuốc vào lò đúc, than đúc. Qua nhiều nơi và nhiều lần rút kinh nghiệm, loại lò chõ với dung tích 20-50 kg gang quạt gió chạy điện hoặc đạp chân tiết kiệm được than, ngày càng phổ cập. Than được khai thác ở một số mỏ hoặc dùng than củi.
Về công nghệ rèn, lúc này có những kiểu lò kín dùng các loại than nung được sắt hoặc thép khá lớn. Dụng cụ rèn có thể đột, nong, dàn, tóp nòng súng cối cùng các khuôn rèn thân đạn cối, bazoka. Các loại búa máy nhỏ như búa ván, búa nhíp, cánh cung giảm được khá nhiều công sức đánh búa tay. Khâu rèn nòng súng cối dùng vỏ đầu đạn đại bác 105mm rèn nòng súng cối 60mm, 81mmm, vỏ đầu đạn đại bác 155 rèn nòng súng cối 120mm.

Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến Coi-VM1949
Súng cối do quân giới VN sản xuất.
Mỗi quả đạn rèn thành từng đoạn, tiện ren để nối nhiều đoạn thành nòng và tiện tinh để bảo đảm cả sự đồng tâm và độ nhẵn bóng theo dung sai cần thiết. Lúc này ta có những thợ tiện giỏi đã giải quyết thành công những yêu cầu kỹ thuật này. Một xưởng của Liên khu 3 có sáng kiến nối nòng súng cối 120mm bằng cách chét nòng. Nòng súng này chịu được áp lục của liều 6 (1,2 kg thuốc đẩy là thuốc đen) là liều cao nhất mà không bị long khi bắn.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2


Công nghệ dập có chày, cối, với máy dập nhỏ có thể dập chóp, côn đạn bazoka, đạn AT vừa nhanh, vừa không bị rách. Phương pháp dập sâu đã chế tạo thành công vỏ ống nổ thay thế đúc thiếc.


Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến ThuAT
Bắn thử đạn AT.
Trong nghiên cứu chế tạo vũ khí nói chung, trong công nghệ dập nói riêng, đáng chú ý nhất là việc dập đạn con (cả súng trường, tiểu liên, trung liên), do đòi hỏi bức thiết của chiến trường từ Việt Bắc đến Nam Bộ và phấn đấu theo chỉ thị của Trung ương Đảng là tiến tới không để một súng nào thiếu đạn. Máy dập thay cách làm bằng tay đã sản xuất đạn dược nhanh hơn, nhiều hơn. Tại Nam Bộ, ta dùng nhiều súng FM bắn đạn lấy được của địch. Về sau, khi địch thay đổi kiểu súng, ta thiếu đạn, phải tập trung nghiên cứu giải quyết. Qua nhiều lần thử nghiệm, ta đã tìm ra quy trình dập vỏ đạn FM. Tại Liên khu 5, phương pháp chế tạo đạn Xten được cải tiến từ tiện sang dập giảm được nửa thời gian sản xuất mỗi viên đạn. Đặc biệt, ta đã nghiên cứu dập thành công đạn DAM với những máy dập tự thiết kế chế tạo. Ngoài ra, ta đã tự thiết kế chế tạo chày, cối, đồ gá bằng lò xo toa xe lửa, thép đường ray; tự chế máy dập để vuốt dài và lò nướng cổ vỏ đạn để dập túp. Không có axit sunfuric, ta phải dùng nước tai chua để tẩy rửa. Không có xà phòng, phải dùng nước bồ hòn để bôi trơn. Mới đầu, dập bằng đồng đỏ nhưng khng đạt yêu cầu kỹ thuật, sau phải chuyển sang dập bằng đồng thau từ vỏ đạn pháo cũ cán ra. Khi đi vào sản xuất, ta đã hoàn chỉnh công nghệp, lập bản vẽ trang bị công nghệ thành một bộ tài liệu dập đạn DAM hoàn chỉnh để phổ biến. Để dập đan DAM, khó khăn nhất là nguyên vật liệu. Lúc đầu, ta dùng vỏ đồng đạn pháo, nhưng nguồn không dồi dào, nên ta phải nghĩ đến việc luyện hợp kim đồng nhưng lúc này ta chưa có kinh nghiệm. Với kiểu lò đúc đồng làm bằng đất sét pha trộn thêm đất chịu lửa, luyện với bột giấy bản, dùng gió trời, ta đã đúc được đồng dập vỏ đạn DAM.
Quá trình nghiên cứu dập đạn DAM, tại các xưởng vũ khí của ta lúc này ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam có những công nghệ gần giống nhau. Với nỗ lực vượt bậc của cán bộ, công nhân ngành sản xuất vũ khí trên cả nước, trong hai năm 1949-1950 ta đã sản xuất được khoảng 2 triệu viên đạn DAM, góp phần quan trọng làm nên chiến thắng trên chiến trường trong giai đoạn quyết liệt này.


Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến NhoilapdanDAM
Nhồi lắp đạn DAM.
<table style="empty-cells: show; table-layout: fixed;" border="0" width="100%"><tr style="font-size: small; font-family: verdana, sans-serif; color: rgb(0, 0, 0);"></tr></table>
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Sau chiến dịch Biên Giới năm 1950, ngoài số vũ khí tự tạo, lấy được của địch và mua sắm, các lực lượng vũ trang nhân dân ta được các nước viện trợ một khối lượng vũ khí bazoka 90mm, súng cối 60mm, 82mm, pháo hạng nặng 105mm, pháo phòng không 37mm, súng trường 7,9mm, tiểu liên K50, trọng liên 12,8mm.

Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến 37mm-DBP
Kéo pháo cao xạ 37mm ở Điện Biên Phủ.
Đây là sản phẩm của công nghệ sản xuất hàng loạt theo dây chuyền công nghệ những năm 40, có tính tiêu chuẩn hóa và trình độ gia công cơ khí chính xác cao. Phần lớn số vũ khí đó được trang bị cho các trung đoàn, đại đoàn bộ binh, trong đó có bộ đội pháo binh và bộ đội phòng không. Tuy nhiên, vũ khí và trang bị phòng không thời đó vừa ít về số lượng, phần lớn lạc hậu về trình độ công nghệ trước ưu thế không quân của Pháp. Nhưng để đối phó với tiềm lực không quân Pháp có ưu thế tuyệt đối trên bầu trời, ngay từ cuộc kháng chiến lần thứ nhất, bộ đội phòng không của ta tỏ rõ tài năng sáng tạo trong việc khai thác vũ khí trang bị kỹ thuật sẵn có, góp phần quan trọng hạn chế tác dụng của không quân-át chủ bài, niềm kiêu hãnh và hy vọng của Pháp trong chiến tranh ở Đông Dương. Trong cuộc chiến đấu không cân sức đó, các lực lượng vũ trang nhân dân ta đã triển khai một loại hình công nghệ rất độc đáo, có thể gọi đó là công nghệ sử dụng vũ khí trang bị kỹ thuật. Công nghệ này về sau được phát triển rực rỡ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đặc biệt đã đóng vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển các quân binh chủng kỹ thuật của Quân đội nhân dân Việt Nam.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Do hoàn cảnh và điều kiện lịch sử đặc biệt của cuộc kháng chiến chống Pháp và về sau là cuộc kháng chiến chống Mỹ, các lực lượng vũ trang nhân dân ta phải tự mua sắm, tiếp nhận viện trợ một khối lượng rất lớn vũ khí trang bị kỹ thuật có trình độ công nghệ vượt xa khả năng tự chế tạo trong nước. Những vũ khí trang bị kỹ thuật đó được chế tạo nhằm sử dụng trên một chiến trường khác, nhằm đối phó với đối phương khác, trang bị cho những đội quân khác. Vì thế, hoạt động khai thác tận dụng các vũ khí trang bị kỹ thuật không do ta tự chế tạo ra phù hợp với điều kiện cuộc chiến tranh nhân dân, phù hợp với điều kiện môi trường và con người Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và trở thành một lĩnh vực công nghệ có ý nghĩa chiến lược lâu dài.
Trong giai đoạn trước năm 1950 (trước chiến dịch Biên Giới), do đòi hỏi của cuộc kháng chiến, ngay từ năm 1946, một số đơn vị bộ binh tỉnh, huyện, du kích các thôn xã và tự vệ chiến đấu ở các cơ quan, công xưởng đã thành lập tổ bắn máy bay địch bằng súng trường. Một số chi đội đại đội Vệ quốc đoàn tổ chức đội phòng không được trang bị phổ biến là trung liên, có đội được trang bị thượng liên, đại liên. Những khẩu súng đó đề do quân và dân ta thu được của Pháp và Nhật. Ngoài ra, các chiến sĩ ta còn có sáng kiến làm “mìn treo” trên ngọn cây cao gọi là “không lôi”. Khi máy bay địch bay thấp qua vị trí treo những quả “không lôi” đó, các chiến sĩ mai phục sẵn sàng giật cho min nổ. Tuy không làm cho máy bay địch bị rơi vì mảnh mìn không văng tới độ cao của máy bay, những quả “không lôi” này cũng làm cho giặc lại bối rối, không dám cho máy bay sà xuống quá thấp, góp phần hạn chế hoạt động của chúng.
Trong năm đầu kháng chiến, một số khẩu pháo phòng không 75mm do quân và dân ta thu được của địch được sử dụng làm pháo đánh địch trên mặt đất. Để có vũ khí bắn máy bay, các chiến sĩ quân giới và quân dân các địa phương tích cực tìm kiếm, tháo gỡ các khẩu pháo 20mm, trọng liên 12,7mm trên các máy bay của Pháp, Nhật, Mỹ bị rơi, tổ chứ thu gom những khẩu súng, pháo đặt trên xe tăng, tàu chiến Pháp bị ta bắn cháy, bắn chìm… Để sử dụng các khẩu pháo đó phòng không, các chiến sĩ quân giới phải làm thêm giá đỡ, ổ quay; dùng tôn, sắt và tre, nứa làm những bộ “máy ngắm” đơn giản. Bộ đội ta có sáng kiến ghép hai khẩu trung liên thành một khẩu súng máy phòng không 7,62mm hai nòng; đặt súng lên xe bò, dùng trục bánh xe làm bệ, có thể quay nòng súng đi các hướng. Công nhân quân giới dùng ống nước bằng gang chế tạo được khẩu súng phòng không cỡ nòng 57mm, hình dáng giống khẩu súng cối, có thể bắn tới độ cao 400m. Cũng như súng trường, các khẩu súng tự tạo và cải tiến này chỉ bắn được ở tầm thấp. Để nâng cao hiệu quả bắn máy bay địch, các khẩu đội đều tìm cách lợi dụng các nóc nhà cao tầng, tháp nước, đỉnh đồi, mỏm núi… đưa súng lên cao.
Bằng những vũ khí tính năng rất hạn chế đó, chủ yếu là súng bộ binh, nhưng với tinh thần chủ động, tích cực, sáng tạo để đánh địch, kể cả đánh địch trên không và bí mật tập kích các sân bay, trong bốn năm đầu kháng chiến, quân và dân ta đã bắn rơi và phá huỷ 149 máy bay các loại của địch.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Từ những khẩu súng bộ binh bắn rơi máy bay địch, từ những chiến sĩ bộ binh, từ những tổ, đội bắn máy bay bằng súng bộ binh, trong chiến tranh nhân dân rộng khắp, quân và dân ta đã từng bước xây dựng, hình thành lực lượng bắn máy bay địch trong ba thứ quân và bước đầu tổ chức được lực lượng phòng không bảo vệ các yếu địa, các tuyến đường giao thông. Đến năm 1952, quy mô tổ chức lực lượng phòng không của quân đội ta mới đến cấp đại đội, tiểu đoàn. Vũ khí bắn máy bay chỉ có một đại đội pháo phòng không 37mm, phần lớn là súng máy phòng không 12,7mm, trung liên, đại liên. Sự xuất hiện lực lượng phòng không trong các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam gây cho không quân Pháp một số tổn thất bước đầu tuy chưa nhiều nhưng có ý nghĩa lớn. Tờ báo “Nước Pháp buổi chiều” nhận xét, các phi công máy bay khu trục, phóng pháo, phi công quan sát của Pháp phải thực hiện một số thay đổi về kỹ thuật, chiến thuật mỗi khi thi hành nhiệm vụ, những vấn đề mà trước đó họ rất ít hoặc không cần xét đến…
Vào giữa năm 1953, quân đội ta đã có tám tiểu đoàn phòng không, gồm sáu tiểu đoàn trong biên chế sáu đại đoàn bộ binh, một tiểu đoàn thuộc Liên khu 5 và một tiểu đoàn trực thuộc Bộ Tổng tư lệnh. Bên cạnh đó có một số đại đội phòng không trực thuộc Bộ và các Liên khu, tỉnh. Về trang bị có 500 khẩu súng máy phòng không 12,7mm, bốn khẩu pháo phòng không 37mm.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, các đơn vị phòng không đã cùng pháo binh, bộ binh và các lực lượng khác bắn rơi và phá huỷ 62 máy bay các loại của địch, bắn bị thương hàng trăm chiếc khác, diệt và bắt nhiều phi công địch. Trung đoàn pháo cao xạ 367, đơn vị nòng cốt của lực lượng phòng không chiến dịch, bắn rơi 52 máy bay (Có 3 chiếc B24, 6 chiếc B26, 1 chiếc C119, 10 chiếc C47, 13 chiếc F6F, 10 chiếc F8, 2 chiếc F4U, 4 chiếc SB20, 3 chiếc Morane), bắn bị thương 117 chiếc khác. Tất cả các loại máy bay Mỹ và Pháp sử dụng ở Điện Biên Phủ, cả vận tải và chiến đấu, có loại đã được cải tiến đến lần thứ bảy, được lắp rada như F4U, có loại ném bom cỡ lớn như B24, có loại do phi công Mỹ lái như C119… đều bị bộ đội phòng không ta bắn rơi và phần lớn là rơi tại chỗ.

Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến C-119inDBP
C-119 Flying Boxcar do phi công Mỹ bay tiếp tế cho ĐBP.
Trừ máy bay Morane 500 do Pháp sản xuất, tất cả các loại máy bay trên đều do Mỹ chế tạo và viện trợ cho Pháp ngay trong quá trình diễn biến của chiến dịch. Có loại (như F6) địch phải loại khỏi vòng chiến đấu vì bị rơi quá nhiều. Mặc dù còn cố biện hộ, đổ tại “thời tiết xấu”, “căn cứ xa”… các tướng tá Mỹ cũng buộc phải thừa nhận không quân Pháp “quá yếu”, đã “phải trả giá đắt”, đã bị thất bại vì “lực lượng phòng không Việt Minh quá mạnh” “mật độ hoả lực phòng không của đối phương ở Điện Biên Phủ dày đặc” (Theo cuốn “Không quân Đông Dương” của tướng L.M.Chessin, trong trận Điện Biên Phủ, số máy bay bị bắn rơi và phá huỷ chiếm 31% số tham chiến. Số máy bay bị thương là 85%). Đối với phi công Pháp và Mỹ, bay trên vùng trời Điện Biên Phủ không còn là cuộc “dạo chơi nhàn hạ” như khi tập đoàn cứ điểm mới được thành lập mà là những cuộc “dạo chơi chết người”, “những phút bay kéo dài trên thung lũng Điện Biên Phủ trở thành những phút bay trên ranh giới của thảm họa”…

Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến C-47inDBP-1
Bay trên ranh giới của thảm họa!
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Nói về công nghệ sử dụng vũ khí trang bị kỹ thuật, không thể không kể đến một hình thức tác chiến đặc biệt, hiệu quả cao của các chiến sĩ biệt động của ta hồi đó. Bằng các quả mìn, bộc phá thô sơ, các chiến sĩ của ta đột nhập tấn công sân bay Cát Bi (Hải Phòng), sân bay Bạch Mai (Hà Nội), tiêu diệt gần như toàn bộ số máy bay ở đó. Mặc dù các sân bay này được bố trí canh phòng cẩn mật nhất.

Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến Phasanbay-1
Máy bay Pháp cháy tại sân bay Cát Bi.
Cũng trong cuộc kháng chiến chống Pháp, các đội đặc nhiệm trên sông biển đã lập được nhiều chiến công vang dội. Năm 1948, anh em quân giới ta cải tiến một quả thuỷ lôi không nổ của quân Pháp thành một quả thuỷ lôi mới nặng 80 kg chạm nổ. Chiến sĩ biệt động Sài Gòn dùng loại thủy lôi này đánh chìm chiếc tàu chở 400 tấn đạn Xe-buýt-blơ của Pháp trên sông. Đầu năm 1950, ở Hải Phòng, biệt động ta tập kích vào khu bến cảng, đánh chìm chiếc tàu chở hàng của hãng Pha-nếch (Pháp). Năm 1951, lai một tàu chiến lớn của Pháp bị biệt động ra đánh chìm trên sông Đáy. Năm 1953, biệt động ta đánh chìm một lúc 5 tàu chiến và ca nô của quân Pháp, phá vỡ kế hoạch hành quân càn quét của chúng. Cách sử dụng vũ khí thô sơ, tạo ra cách đánh đặc biệt, về sau được tổng kết và xây dựng nên Binh chủng Đặc công-một lực lượng đặc biệt tinh nhuệ trong các lực lượng vũ trang nhân dân ta.
Sau chín năm trường kỳ kháng chiến kiên cường anh dũng, các lực lượng vũ trang nhân dân ta đã cùng với toàn thể nhân dân ta giành chiến thắng bằng thắng lợi vĩ đại ở Điện Biên Phủ làm chấn động cả thế giới phương Tây, báo hiệu sự sụp đổ chủ nghĩa thực dân cũ. Chiến thắng đó có ý nghĩa “vượt qua không gian và thời gian” (Phạm Văn Đồng, Điện Biên Phủ, một chiến thắng vượt qua không gian và thời gian. Tạp chí Lịch sử quân sự, số 1, 1994). Trong chiến thắng huy hoàng đó của dân tộc có sự đóng góp thầm lặng nhưng rất quan trọng của các lực lượng vũ trang nhân dân trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự, xứng đáng với lời khen của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, trong dịp đến thăm Bảo tàng Quân giới Nam Bộ: “Anh dũng tuyệt vời, sáng tạo vô song. Quân giới Nam Bộ với những thành tích lớn là một ngành tiêu biểu cho tinh thần tự lực tự cường, dũng cảm tất thắng của đồng bào Nam Bộ và của quân và dân Việt Nam anh dũng dưới sự lãnh đạo của Đảng và của Bác”.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Ra đời trong bão táp của cuộc Cách mạng tháng Tám và cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp, công nghệ vũ khí trang bị kỹ thuật của các lực lượng vũ trang nhân dân ta vừa kết tinh truyền thống văn minh công nghệ của dân tộc ta trong lịch sử dựng nước và giữ nước, vừa tiếp thu thành tự công nghệ mới của thế giới nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc chiến tranh nhân dân thời đại mới. Vì vậy, công nghệ vũ khí trang bị kỹ thuật của quân đội ta có những nét đặc trưng riêng vừa mang bản sắc của nền văn hóa dân tộc, vừa mang tính quy luật tiến hóa công nghệ chung của nhân loại.
Bàn về đặc trưng công nghệ, trước hết cần thống nhất quan niệm về khái niệm này.
Công nghệ hiểu theo chữ gốc Latinh gồm hai nghĩa kết hợp với nhau. Một nghĩa là khoa học. Còn nghĩa kia là nghệ thuật, kỹ năng, kỹ xảo kiểm soát, chế ngự, làm chủ, sử dụng môi trường vật chất nhằm đem lại lợi ích cho con người. Như vậy, ngay từ xa xưa, công nghệ được quan niệm là một khoa học-làm, khoa học-hành động. Trong lịch sử hàng vạn năm, công nghệ được phát triển dựa trên kinh nghiệm hoạt động của con người (làm thử, thấy đúng, có lợi thì làm tiếp; thấy sai thì sửa đổi). Trong giai đoạn lịch sử dài dằng dặc đó công nghệ còn ở trình độ công nghệ-kinh nghiệm. Mãi đến cuối thế kỷ XIX, công nghệ mới trở thành khoa học ứng dụng (applied sciense). Lúc này, công nghệ là khoa học khai thác áp dụng các quy luật tự nhiên để sử dụng có hiệu quả cao nhất, để thay đổi và làm chủ môi trường vật chất. Trong giai đoạn này bắt đầu hình thành công nghệ-khoa học. Với vai trò đó, công nghệ đã đạt được thành tựu kỳ vĩ trong thế kỷ XX. Đến nay, hàm lượng khoa học trong công nghệ ngày một cao và chuyển dần sang một giai đoạn mới-giai đoạn của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ.
Trong thời đại công nghệ, công nghệ được hiểu là tập hợp các công cụ-phương tiện nhằm biến đổi nguồn lực tự nhiên thành sản phẩm. Công nghệ cũng được hiểu là kỹ năng và biện pháp nhằm chế tạo, sử dụng sản phẩm. Công nghệ bao gồm hai dạng: công nghệ quy trình (phương thức chế tạo) và công nghệ-sản phẩm (bản chất, đặc tính của sản phẩm, kỹ năng và nghệ thuật sử dụng sản phẩm).
Theo cách hiểu này, công nghệ có bốn yếu tố hợp thành: yếu tố thiết bị là máy móc, dụng cụ, kết cấu xây dựng, nhà xưởng. Thiếu thiết bị thì không có công nghệ, nhưng thiết bị không đồng nhất với công nghệ. Yếu tố con người là nhân lực để vận hành điều khiển, quản lý dây chuyền thiết bị. Phần này phụ thuộc nhiều vào trình độ học vấn, tay nghề, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm, khéo léo, tài nghệ. Yếu tố thông tin bao gồm bản thuyết minh, mô tả sáng chế, bí quyết, tài liệu chỉ dẫn, đặc tính kỹ thuật. Yếu tố quản lý-tổ chức bao gồm các hoạt động phân bổ nguồn lực, xây dựng mạng lưới sản xuất, v.v… Những yếu tố đó liên quan mật thiết với nhau, trong đó vai trò con người là trung gian.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Đặc trưng quan trọng nhất của công nghệ là tính khả thi và tính ứng dụng, hiệu quả. Như vậy, có thể hiểu công nghệ như một dạng khoa học hành động nhằm biến đổi tri thức thành nguồn lực cải tạo xã hội, chứa đựng năng lực sáng tạo vô tận của con người.
Theo cách hiểu đó, chúng ta có thể rút ra được mấy đặc trưng công nghệ quan trọng và nổi bật sau đây của vũ khí trang bị kỹ thuật các lực lượng vũ trang nhân dân ta thời kỳ chống Pháp.
Đặc trưng thứ nhất: Tính khả thi cao và tính hiệu quả lớn.
Theo quan niệm chung của giới khoa học thì đặc trưng công nghệ quan trọng nhất của các phương tiện vật chất là tính khả thi và hiệu quả. Đặc trưng này thể hiện ở tính phù hợp giữa các chi tiết kết cấu máy móc với các yêu cầu sản xuất (chế tạo) và yêu cầu sử dụng. Tính chất này được tạo ra trong quá trình thiết kế các chi tiết máy nhằm bảo đảm tạo ra tính chất và hiệu quả sử dụng cần có của sản phẩm, vừa để có thể sản xuất (chế tạo) đơn chiếc hoặc hàng loạt với chi phí thấp nhất về lao động và nguyên vật liệu. Muốn thế, kết cấu của sản phẩm phải đơn giản để dễ bao gói, lắp ráp, hoàn thiện về hình thức. Cách bố trí các chi tiết máy phải thuận tiện, tốn ít công sức trong quá trình lắp ráp, hoàn thiện về hình thức. Cách bố trí các chi tiết máy phải thuận tiện, tốn ít công sức trong quá trình lắp ráp và sửa chữa. Để đạt được tính khả thi và hiệu quả lớn phải bảo đảm sử dụng phổ cập các chi tiết và bộ phận lắp ráp đã có sẵn cũng như các chi tiết và bộ phận đã được tiêu chuẩn hóa.
Theo quan niệm đó, vũ khí trang bị kỹ thuật tự tạo của các lực lượng vũ trang nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp có tính khả thi cao và hiệu quả lớn. Trước hết, vũ khí trang bị kỹ thuật của ta phong phú về thể loại, súc tích về phương thức và kinh nghiệm sử dụng. Tuỳ theo khả năng và điều kiện của từng địa phương, đơn vị, sở trường của mỗi người, bất kỳ già trẻ, gái trai, bất kỳ dân nhiều người hay ít người có thể nghĩ ra, tự làm lấy và tự mình dùng nó để đánh giặc. Ai có điều kiện đánh giặc bằng cách nào thì sản xuất ra kiểu vũ khí đó. Địa phương dân tộc nào có kinh nghiệm sản xuất và chiến đấu bằng những kiểu loại vũ khí trang bị kỹ thuật gì thì phát triển mạnh mẽ về loại đó để có vũ khí đánh giặc vừa kịp thời, vừa lâu dài.
Về phương tiện và cách sản xuất cũng rất thuận tiện, thô sơ, đơn giản, ít cầu kỳ về hình thức, về kiểu loại, do đó, vũ khí chế tạo có rất nhiều loại và tên gọi khác nhau; có loại được khai thác từ các kiểu binh khí của cha ông thời xưa như giác mác, cung nỏ, bẫy đá; có lại được cải biên từ các dụng cụ sản xuất, bảo vệ sản xuất thành vũ khí đánh giặc, có loại được cải tiến từ các phương tiện, vũ khí của địch, v.v… phù hợp với nhiệm vụ tác chiến ngày càng phát triển cao tại mỗi đơn vị, mỗi địa phương. Việc phổ biến học tập cũng nhanh chóng và dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm, phù hợp với trình độ văn hóa phổ cập rất thấp của toàn dân hồi đó. Về phương diện này, điển hình nhất là các loại vũ khí căn bản tự tạo của các lực lượng vũ trang nhân dân ta như mìn, lựu đạn, thuỷ lôi, v.v…


Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến Chongno
Các loại vũ khí tự tạo như chông, nỏ...
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Lựu đạn là một loại vũ khí được chế tạo phổ biến nhất trong cả nước để trang bị cho hàng triệu chiến sĩ bộ đội chủ lực và dân quân. Trong những năm đầu kháng chiến có nhiều kiểu lựu đạn như kiểu ở Mỹ Tho, Tân An (bộ đội ta rất thích dùng loại lựu đạn này vì không phải rút chốt an toàn, chỉ cần ném chạm mục tiêu là nổ); kiểu đốt ngòi ở Trà Vinh, kiểu quẹt (như đánh diêm) để phát hoả, kiểu có đuôi khi rơi chúc đầu chạm nổ ở Bến Tre, Thanh Hóa; kiểu rơi đập nổ hình lọ mực của xưởng Phan Đình Phùng. Về sau chỉ còn ba kiểu thông dụng hơn cả là lựu đạn mỏ vịt (còn gọi là lựu đạn cần) cải biên từ các kiểu lựu đạn của Pháp, Mỹ, Anh; lựu đạn kiểu đập (cải biên từ kiểu của Nhật) và lựu đạn chầy, rút nụ xoè (cải biên từ kiểu của Trung Quốc). Cả ba kiểu này chỉ nặng 0,5-0,7 kg, có vỏ đúc bằng gang có khía để tạo mảnh. Nói chung, để chế tạo lựu đạn đã có sẵn nguyên liệu dễ kiếm, dễ gia công chế tạo.

Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến Ducvomin
Đúc vỏ mìn ở công binh xưởng
Mìn cũng có nhiều loại tuỳ theo công dụng như diệt bộ binh, phá xe cơ giới, máy bay, công sự, cầu đường. Do đó, mìn có hình dạng, trọng lượng khác nhau, nguyên vật liệu chế tạo khác nhau. Ban đầu, mìn được chế tạo từ đạn pháo, đạn cối, bom lép của địch, chỉ cần tháo ngòi cũ, lắp ngòi nổ mới. Vỏ mìn có thể làm bằng các vật liệu khác nhau như kim loại, sành sứ, gỗ, ống tre và vừa dễ nguỵ trang, vừa dễ kiếm tại chỗ. Một số nơi còn chế tạo mìn muỗi, mìn nhảy, mìn đạp. Với quả mìn dễ chế tạo, nhưng hiệu quả lớn, được sử dụng bất ngờ đã gây ra biết bao nỗi khiếp sợ cho quân Pháp từ chiến trường Nam Bộ đến chiến trường Việt Bắc. Thí dụ, mìn FT là loại mìn lõm, có thiết kế chế tạo đơn giản, dùng lượng nổ ít nhưng sức công phá lớn để phá tháp canh, lô cốt, một thời được quân Pháp gọi là “vũ khí khủng khiếp của Việt Minh”. Mìn pê-ta dùng hai kilôgam thuốc nổ TNT ứng dụng nguyên lý hai lần sóng nổ ngược chiều được điều khiển nổ từ xa bằng ngòi điện đã từng đánh sập hàng loạt đồn bốt, tháp canh, gieo nỗi kinh hoàng cho địch.
Thuỷ lôi của ta chế tạo thường có vỏ bằng tôn nhồi từ 20 đến 50 kg thuốc nổ, có ngòi giật hoặc ngòi điện hoạt động bằng pin hoặc động cơ điện quay tay, được sử dụng phổ biến trên các địa bàn có nhiều kênh rạch, sông ngòi như ở Nam Bộ. Thời kỳ đầu kháng chiến, thuỷ lôi của Quân giới Nam Bộ được chế tạo bằng cách cải tiến thuỷ lôi cỡ lớn của địch.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Ngay cả những vũ khí được coi là hiện đại lúc bấy giờ cũng được cải tiến để dễ chế tạo nhưng vẫn có hiệu quả sát thương cao.
SS là một loại súng không giật, giống như SKZ có kết cấu dựa theo nguyên lý bảo toàn động lượng. Trong SKZ của các nước, động lượng của đạn bắn ra phía trước được cân bằng với động lượng của khối khí phụt ra phía sau. Còn trong SS của ta, động lượng đó được cân bằng bởi một khối gỗ chắc phóng ra phía sau. Nhờ vậy, kết cấu súng đơn giản, tiết kiệm được nhiều thuốc phóng. SS là sản phẩm của Quân giới Nam Bộ dùng thay thế bazoka. Trong điều kiện Nam Bộ lúc đó thiếu nhiều thứ để sản xuất bazoka như thép ống đuôi, thuốc phóng, máy dập. Bằng nỗ lực và sáng tạo đặc biệt, Quân giới Nam Bộ chế tạo ra nhiều kiểu SS như SSAF đánh phá thành, tường; SSAT chống tăng; SSAC lắp đầu đạn nổ lõm; SSB để bắn đạn pháo 75mm thu được của Pháp, v.v…
Súng phóng bom và bom phóng được chế tạo để bắn quả đạn lớn từ nòng súng bé. Đạn giống như quả bom có 4 cánh bằng tôn, chuôi đạn bằng gỗ, có đầu bịt sắt để cắm vừa nòng súng. Thân đạn lúc đầu tận dụng quả bom 10 kg của Pháp, về sau ta tự đúc bằng gang. Ngòi đạn đúc bằng kim loại màu. Bom phóng có sức công phá lớn, bắn đi xa 300 mét, dùng để đánh phá doanh trại, đồn bốt. Cuối năm 1947 ta đã sản xuất được hàng trăm quả.
Súng và đạn cối 51mm cũng là một công trình công phu, sáng tạo. Thân súng và đạn được rèn từ thép đường ray xe lửa. Khâu khó giải quyết nhất là ngòi đạn. Các nước công nghiệp phát triển chế tạo ngòi bằng các máy chuyên dụng. Ta không có loại máy đó. Cái khó không bó được cái khôn. Ta đã thiết kế loại đạn có ngòi cấu tạo đơn giản. Quân giới Khu 2 đúc các chi tiết bằng thiếc với khuôn ép chính xác, đúc xong chỉ cần xử lý qua là được. Phần thuật phóng và thuốc phóng khá phức tạp cũng được các kỹ sư quân giới giải quyết tốt. Súng cối 51mm bắn đạn xa 2.000m, gây mảnh sắc, tán xạ trong phạm vi quy định. Quân giới Nam Bộ có sáng kiến chế tạo súng cối 60mm kiểu Brăng của Pháp. Nòng súng được chế từ ống giảm sóc máy bay vỡ 65mm. Đạn cối 60mm thu được của Pháp được lắp thêm đai đạn để bắn từ nòng có cỡ súng lớn hơn. Trong trận Tân Thới Hiệp (Gò Vấp), lần đầu tiên cả một tiểu đoàn địch hoảng loạn bỏ chạy vì không ngờ ta có súng bắn cầu vồng (súng cối). Đạn chống tăng AT được chế tạo để gá vào đầu súng trường bắn bằng khí nén do Cục Quân giới ta thiết kế chế tạo cũng là loại vũ khí chống chiến xa, dễ sử dụng, có hiệu quả chiến đấu cao, bộ đội ta rất ưa dùng.


Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến Ducdancoi60mm
Đúc đai đạn cối 60
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Nói chung, vũ khí tự tạo căn bản của ta kết hợp một cách sáng tạo, tài tình các ý tưởng thiết kế vũ khí có trình độ khoa học cao trong các kiểu vũ khí của các nước với điều kiện kinh tế kỹ thuật cực kỳ khó khăn của ta hồi đó để nhanh chóng tạo ra các phương tiện chiến đấu thích hợp, hiệu quả cao. Công thức vũ khí tự tạo + lối đánh du kích tạo ra sức mạnh của chiến tranh nhân dân rộng khắp, đáp ứng nhu cầu bức thiết của sự nghiệp giành và giữ vững nền độc lập của đất nước trong những năm tháng bão táp cách mạng.

Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến Chong
Một số loại chông.
Từ các loại vũ khí trang bị kỹ thuật thô sơ như giáo mác, cung tên, đến các loại vũ khí căn bản như lựu đạn, mìn và các loại vũ khí được coi là tối tân, hiện đại lúc bấy giờ (súng không giật, súng phóng bom, bazoka) đã góp phần tạo ra sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân chống lại các phương tiện chiến tranh hiện đại nhất của Pháp, góp phần quan trọng làm phá sản chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh, “chiến thuật giao thông”, “chiến thuật cố thủ” trong các lô cốt vững chắc, v.v… của đối phương.

Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến Tapphonglao
Tập phóng lao
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Đặc trưng thứ hai: tính khoa học kết hợp với tính cách mạng.
Công nghệ vũ khí trang bị kỹ thuật của các lực lượng vũ trang nhân dân khẳng định, trong điều kiện và hoàn cảnh nước ta thiếu một trong hai yếu tố đó chúng ta không thể tạo ra được vũ khí trang bị kỹ thuật cần thiết để chiến thắng.
Thông thường, để có được tính hiệu quả cao, vũ khí trang bị kỹ thuật phải được chế tạo theo những nguyên lý khoa học khách quan, chặt chẽ. Dù là loại vũ khí trang bị nào, nhưng nguyên lý cấu tạo, uy lực và cách đánh đòi hỏi một trình độ khoa học nhất định. Vật liệu, cách làm, hình dáng mỗi loại khác nhau, nhưng bất kỳ loại nào cũng đều vận dụng nguyên lý cơ bản cấu tạo của vật chất và của các mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa các loại vật chất khi được liên kết với nhau như: độ rắn, mềm, dẻo, sức xuyên sâu, sức đàn hồi mạnh, sức phóng, sức nổ, hoặc trọng lượng và tốc độ, v.v…
Uy lực sát thương của mỗi loại tuy có phạm vi và mức độ nhất đinh, nhưng đều vận dụng các nguyên lý khoa học (sát thương tại chỗ, sát thương xa trong một cự ly nhất định) để tạo nên hiệu suất chiến đấu cao, từ những loại phải đánh trước, đánh cố định một nơi, đến các loại mang đeo gọn nhẹ, đánh nhanh, uy lực lớn, thu hồi nhanh, cơ động trong nhiều tình huống chiến đấu phức tạp.
Tuy nhiên, với điều kiện và hoàn cảnh của cuộc kháng chiến chống Pháp hồi đó, trong quá trình sản xuất, sử dụng các loại vũ khí chúng ta phải nghiên cứu, vận dụng kinh nghiệm, đồng thời vừa sáng tạo và nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật của vũ khí tự chế tạo.
Một phần rất lớn vũ khí tự tạo của ta (còn gọi là vũ khí địa phương), đặc biệt là ở Nam Bộ, được chế tạo theo công nghệ-kinh nghiệm, công nghệ-kỹ xảo. Đặc điểm của công nghệ này là vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, vừa sáng tạo để luôn luôn có vũ khí thích hợp với từng cách đánh ở từng chiến trường, tận dụng nhiều kiểu loại vũ khí trang bị của địch trong khi chúng ta không có được bất kỳ một thông tin nào về chúng. Để làm được điều đó, nhiều cán bộ chiến sĩ quân giới và nhân dân ta đã phải hy sinh thầm lặng trong quá trình chế tạo vũ khí. Rõ ràng không có được tinh thần hy sinh cách mạng anh dũng đó của các cán bộ và chiến sĩ quân giới, chúng ta không thể nhanh chóng có được vũ khí tự tạo trong những năm đầu kháng chiến.

Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến Thuyloitutao
Thủy lôi tự tạo
Đồng thời, để có được vũ khí tự tạo hiện đại lúc bấy giờ nhằm chiến đấu lâu dài, trong hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn mọi bề chúng ta vẫn phải tiến hành nghiên cứu sáng tạo khoa học với tinh thần khẩn trương, quyết tâm rất cao. Về phương diện này, dư luận trong và ngoài nước thường dẫn chứng súng bazoka sử dụng hiệu ứng nổ lõm. Hiệu ứng nổ lõm của thuốc nổ được phát minh từ năm 1864. Trong tranh thế giới thứ hai (1939-1945) được nhiều nước công nghiệp vận dụng chế tạo đạn nổ lõm để đánh phá các công trình kiên cố, chống xe tăng và xe bọc thép. Nguyên lý khoa học đó được kỹ sư Trần Đại Nghĩa-người đại diện tiêu biểu cho đội ngũ các kỹ sư Quân giới Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp cùng tập thể cán bộ nghiên cứu, kỹ thuật viên của quân đội ta vận dụng sáng tạo để chế tạo nhiều vũ khí của các lực lượng vũ trang nhân dân ta, trong đó điển hình nhất là súng bazoka. Bác Hồ, Trung ương Đảng, Bộ Quốc phòng chú ý đến việc sản xuất súng bazoka ngay từ đầu năm 1946. Đây là một loại vũ khí gần như lý tưởng của ta lúc đó, đã góp phần quan trọng hạn chế ưu thế mạnh nhất của địch là xe cơ giới, xe bọc thép, xe tăng và công sự kiên cố. Lịch sử chế tạo và sử dụng loại vũ khí này là những trang sinh động về tinh thần cách mạng, tự lực tự cường của ngành Quân giới ta trong những năm tháng nước ta bị phong toả bốn bề.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Năm 1946, ta thu được một khẩu bazoka của địch. Có được mẫu súng và đạn bazoka, cán bộ, công nhận xưởng Giang Tiên của Cục Quân giới ta tháo viên đạn mẫu ra từng bộ phận để vẽ kiểu và chế thử. Ban đầu, khi chế thử, xưởng gặp khó khăn về thiết bị, nguyên liệu như thiếu máy dập đồng lá, thép lá. Cán bộ, công nhân xưởng Giang Tiên đã tìm ra phương pháp gia công thích hợp. Đầu đạn và thân đạn được tiện từ các đoạn thép hoặc nhôm đặc. Còn phễu đồng được tiện từ những khúc đồng đúc. Ống đuôi đạn cũng tiện từ khúc thép đặc. Không có máy hàn điện, anh em hàn bằng thiếc gắn cánh đuôi vào cuống đuôi đạn. Phần cơ khí cuối cùng cũng được giải quyết khá trót lọt, quả đạn đầu tiên được chế tạo đúng hình dạng, kích thước. Khó khăn chính lúc này là tính toán buồng thuốc đẩy, loa phụt, liều thuốc đẩy, thuốc gây nổ. Nói chung là toàn bộ phần hóa chất, hoả thuật. Phải làm thế nào để viên đan bay đi theo tốc độ, tầm bắn quy định và khi chạm đích thì đạn nổ xuyên, phát huy được uy lực theo hiệu ứng lõm của khối thuốc nổ.

Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến Bazooka
Bazooka Việt Nam
Kỹ sư Trần Đại Nghĩa được Bộ Quốc phòng cử đến xưởng Giang Tiên (11 năm 1946) trực tiếp nghiên cứu hoàn chỉnh đạn bazoka. Lúc này, đồng chí Tạ Quang Bửu vừa là nhà khoa học kiêm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đang trực tiếp chỉ đạo xưởng Giang Tiên về hướng nghiên cứu-chế tạo súng đạn bazoka. Sau khi kiểm tra phần cơ khí và qua tính toán, thử nghiệm, kỹ sư Trần Đại Nghĩa xác định được chủng loại và liều lượng thuốc đẩy, thuốc phóng. Nhưng lúc này ta không có những nguyên liệu như đạn của Mỹ, phải nghiên cứu để tìm được loại thay thế mà ta đang có. Khi đem bắn thử, đạn bay tốt, nổ nhưng lại chưa xuyên.
Mười ngày sau khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, việc nghiên cứu hoàn chỉnh đạn bazoka lại được tiếp tục, với tinh thần khẩn trương hơn, ngay tại cơ quan Cục Quân giới vừa di chuyển đến Ứng Hoà, Hà Đông. Một tổ cán bộ, công nhân, dưới sự hướng dẫn của đồng chí Trần Đại Nghĩa, nghiên cứu, hoàn chỉnh đạn bazoka. Còn súng bazoka thì giao cho xưởng K1 (Khu 11) chế thử theo mẫu của Cục. Một số quả đạn từ xưởng Giang Tiên gửi về Cục đem bắn thử. Đạn nổ nhưng vẫn không xuyên, còn phát sinh nhiều khuyết tật khác như vỡ ống đuôi (do tiện dày mỏng không đều) và tuột cánh đuôi (do hàn thiếc). Khắc phục những khuyết tật này không khó. Khó nhất là lúc này vẫn là làm cho quả đạn phải xuyên phá tốt.
Qua nghiên cứu nguyên nhân, các bộ phận nghiên cứu đi đến kết luận đạn không xuyên là do khối thuốc ở thân đạn không nổ hết, không tạo được tốc độ lớn, luồng xuyên mạnh, nhiệt độ cao, do thuốc gợi nổ ở ống quả đạn chưa đúng liều lượng. Anh em tiếp tục bắn thử với ống nổ mới (nhồi 50% fuminat thuỷ ngân và 50% axit piric). Lần bắn vào cuối tháng 2 năm 1947 đạt kết quả tốt, bức tường thành (như bia bắn) bị phá tan, lỗ xuyên vào tường sâu 75cm. So với một quả đạn của Mỹ nguyên vẹn còn lại được bắn tiếp để so sánh thì các hiện tượng nổ, khối lửa, lỗ thủng, sức xuyên đều tương đương.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Gần như cùng lúc, Cục Quân giới thử nghiệm thành công đạn bazoka ở Ứng Hoà. Ngay đêm hôm sau, đồng chí Phan Mỹ - Chánh văn phòng Bộ Quốc phòng hồi đó đến trực tiếp yêu cầu cung cấp ngay súng đạn chống chiến xa để chặn quân Pháp trên đường số 6. Cán bộ và công nhân thức thâu đêm dưới ánh đèn dầu lửa, khẩn trương nhồi lắp hoàn chỉnh được 10 quả đạn trước khi trời sáng. Quân ta đã dùng số súng đạn bazoka đó diệt xe tăng địch ở Trúc Sơn-Chùa Trầm, số xe còn lại hốt hoảng quay về Hà Nội, góp phần bẻ gãy cuộc tiến quân của địch quét vùng Chương Mỹ-Quốc Oai (Hà Đông-Sơn Tây).
Nhưng chỉ mấy ngày sau đó, trong cuộc bắn thử ở Chợ Bến (Hà Đông), để tiếp tục hoàn chỉnh súng đạn bazoka, hai công nhân của tổ nghiên cứu bazoka đã hy sinh vì đạn nổ cướp ngay trong nòng súng. Về sau, ta tìm ra nguyên nhân là do gia công vách ngăn giữa buồng thuốc đẩy và buồng kim hoả không đúng quy cách.
Tổ nghiên cứu bazoka ở lại Khu 2 cùng xưởng B4 tiếp tục nghiên cứu hoàn chỉnh. Chỉ mấy ngày sau, trong trận đánh trên sông ở Dinh Dược (Ninh Bình), một chiến sĩ của trung đoàn 34 bắn phát thứ nhất làm bị thương một ca nô địch, nhưng phát thứ 2 lại bị nổ cướp, chiến sĩ đó hy sinh. Nguyên nhân là do khi lắp ráp, so với đạn Mỹ, anh em ta còn thiếu một miếng tôn đệm giảm va đập ở cuối buồng thuốc.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Sau một thời gian nữa hoàn chỉnh, đến tháng 4 năm 1947, súng đạn bazoka do Cục Quân giới trực tiếp nghiên cứu-chế tạo đã ổn định, chính thức phổ biến mẫu đạn bazoka đến Ty quân giới các khu từ Việt Bắc đến Khu 4, Khu 5 để sản xuất.
Sau đó, các khu đều có 1 đến 2 xưởng chuyên chế tạo bazoka. Trên cơ sở bản vẽ mẫu hoàn chỉnh và Quân uỷ kinh nghiệm sản xuất, anh em cán bộ, công nhân lại có thểm nhiều phương pháp công nghệ sáng tạo như chóp đạn, côn đồng được dập bằng máy dập vít, thân đạn được rèn sát kích thước hơn; đuôi đạn (buồng thuốc đẩy) làm bằng ống thép nồi hơi xe lửa (những nơi có) thay thép đặc; khúc nối thân đạn với đuôi đạn đúc bằng kim loại màu, năng suất tăng nhiều lần. Nhiều xưởng chuyên sản xuất súng đạn bazoka với năng suất khá cao.
Sản xuất thành công súng đạn bazoka ngay trong năm đầu toàn quốc kháng chiến trong điều kiện nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậc, đất nước bị bao vây bốn bề là thành quả tiêu biểu cho việc kết hợp nỗ lực cách mạng phi thường, lòng yêu nước với khả năng vận dụng nguyên lý khoa học hiện đại lúc bấy giờ vào điều kiện công nghệ thô sơ của ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Gần 40 năm sau, năm 1981, đoàn vô tuyến truyền hình Pháp, Mỹ, Anh đến Việt Nam để xây dựng bộ phim “Lịch sử 30 năm bằng truyền hình”, đã phỏng vấn đồng chí Trần Đại Nghĩa, trong đó có nhiều câu hỏi về bazoka. Họ cho biết, theo chỉ thị của quân đội Pháp (Bộ tổng tham mưu), họ muốn biết vì sao ta sản xuất bazoka nhanh như vậy? Họ còn cho biết, ý đồ của quân Pháp hồi đó định dùng sức mạnh của xe tăng-thiết giáp nhanh chóng thọc sâu, để đè bẹp ta, kết thúc chiến tranh, nhưng đã không thành.

Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến Bazookam1
Mẫu Bazooka-M1 của Mỹ
Ở Nam Bộ, để có được một kiểu bazoka phù hợp với điều kiện chế tạo và sử dụng ở địa phương, kỹ sư Lê Tâm cùng các cán bộ, chiến sĩ quân giới nơi đây thiết kế chế tạo súng SS với nhiều kiểu khác nhau để đánh phá tường thành, lô cốt, chống tăng. Ngoài ra quân giới Nam Bộ còn áp dụng các nguyên lý khoa học để cải biên, cải tiến các loại vũ khí của Pháp, Nhật, Mỹ do ta thu được phù hợp với cách đánh du kích trên địa bàn chằng chịt sông ngòi, đầm nước. Thí dụ, cải tiến những quả thủy lôi nhỏ từ 20 kg đến 30 kg để đánh tàu địch trên sông, cải biên đạn pháo 75mm, 90mm, 105mm của địch thành thuỷ lôi dùng ngòi nổ điện, v.v…
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Đặc trưng thứ ba: về cơ bản, công nghệ vũ khí trang bị kỹ thuật tự tạo của ta trong giai đoạn này vẫn là công nghệ-kinh nghiệm bước đầu phát triển sang giai đoạn công nghệ-khoa học.
Trước ngưỡng cửa năm 2000, chúng ta đang chứng kiến giải quyết phát triển mới của khoa học-kỹ thuật, trong đó quan trọng nhất là cuộc cách mạng khoa học và công nghệ mà đặc trưng cơ bản là hàm lượng khoa học trong công nghệ ngày càng cao. Khoa học đã có thể xác định ngay từ trước tính khả thi và hiệu quả của công nghệ. Khoa học đã mách bảo chúng ta cách chế tạo được sản phẩm A hoặc B theo ý muốn.
Còn trong những năm 40 của thế kỷ XX nước Pháp cũng như các nước công nghiệp phát triển khác đã bước vào giai đoạn thứ 4 của nấc thang tiến hoá công nghệ của nhân loại. Trong khi đó, Việt Nam ta đang ở giai đoạn phát triển công nghệ-kinh nghiệm, hoặc công nghệ-kỹ xảo. Từ giới hạn đó, được tư duy khoa học soi rọi, công nghệ-kinh nghiệm phong phú tích luỹ được trong suốt hàng ngàn năm lịch sử đã từng bước phát triển sang giai đoạn công nghệ-khoa học. Mặc dù hàm lượng khoa học trong đó còn rất thấp, nhưng đã tạo khả năng cho các nhà quân sự của ta từ chỗ “có gì đánh nấy” sang giai đoạn có thể tạo ra những thứ cần thiết để đánh giặc. Cần vũ khí chống tăng, quân giới trung ương ta đã chế tạo được bazoka, quân giới Nam Bộ cũng tự chế tạo được kiểu bazoka riêng là loại vũ khí hiện đại hơn bom ba càng chống tăng của Nhật hồi đó. Cần vũ khí đánh lô cốt chống lại chiến thuật co cụm của quân Pháp cuối năm 1949-1950, ta đã chế tạo ra bộc phá tường FT, súng SKZ, súng phóng bom, v.v…

Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến SungphongbomtrendeoAK
Súng phóng bom trong một trận phục kích trên đèo An Khê, 1950
Đứng ở thời điểm thập kỷ 90 nhìn lại lịch sử có thể có ý nghĩ cho rằng đây chưa hẳn là một nét đặc trưng của công nghệ vũ khí trang bị kỹ thuật của ta. Nhưng chỉ cần so với các nước châu Âu phải mất gần hàng mấy trăm năm để chuyển từ công nghệ-kinh nghiệm sang công nghệ-khoa học mới thấy được tầm vóc của bước phát triển lớn lao đó. Đặc trưng này giúp ta hiểu thêm một nét đặc trưng của thời đại ngày nay là một dân tộc có tiềm năng đổi mới công nghệ, một khi được chuẩn bị tốt và có chiến lược phát triển đúng, có thể tạo ra bước nhảy vọt công nghệ rấ lớn mà không cần đi theo quy luật tiến hoá tuần tự.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Đặc trưng thứ tư: Chứa đựng tiềm năng cải biên, cải tiến rất lớn.
Đặc trưng này có nguồn gốc sâu xa từ một đặc trưng văn hóa của dân tộc Việt Nam. Về mặt địa lý, Việt Nam nằm ở vị trí ngã tư đường của sự giao lưu văn hóa khu vực và quốc tế. Ở vị trí đó, người Việt Nam đã tiếp xúc với nhiều nền văn hóa, văn minh của châu Á và thế giới. Quá trình giao tiếp trải qua nhiều thế kỷ, người Việt Nam tích luỹ được một biệt tài cải biên, cải tiến. Đó là một nghệ thuật quy định tính đặc thù Việt Nam, khác biệt với các dân tộc khác. Ta chỉ cần so sánh với người Nhật trong việc tiếp nhận văn minh công nghệ của nước ngoài. Môt khi học cái gì của người khác, trước hết, người Nhật tái hiện gần như nguyên mẫu. Khi đã đạt đến đỉnh cao của sự hiểu biết, họ đổi mới theo kiểu Nhật ở một trình độ cao hơn, vượt xa hơn. Công nghệ điện tử và thông tin phát triển ban đầu ở Mỹ, nhưng được người Nhật tiếp thu và phát triển đến đỉnh cao hơn, có nhiều lĩnh vực còn vượt xa Mỹ.
Còn người Việt Nam vì không có đủ điều kiện để học người khác đến cùng nhưng lại rất thông minh và nhạy bén, có thể vừa học vừa cải tiến và ứng dụng ngay phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh Việt Nam. Tiềm năng đó đem lại cho người Việt Nam tính năng động và sáng tạo đặc biệt.
Vũ khí trang bị của các lực lượng vũ trang nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp thể hiện rõ tính chất đặc trưng này trong việc chế tạo từ loại đơn giản như mìn, lựu đạn, đến loại phức tạp như súng bazoka (phỏng theo súng SKZ của Mỹ). Khi thiết kế, cán bộ quân giới ta không chỉ căn cứ vào những mẫu có sẵn mà còn căn cứ vào khả năng vật liệu hiện có, trình độ và thiết bị công nghệ thô sơ, hạn chế, yêu cầu của cách đánh trên chiến trường từng thời kỳ để cải tiến cho phù hợp.
Khâu chế tạo, sản xuất bộ phân phụ tùng thay thế và sửa chữa vũ khí trang bị mà các lực lượng vũ trang nhân dân ta nhận được viện trợ từ các nước bạn cũng thể hiện rất rõ đặc trưng này. Khi bộ đội ta được trang bị vũ khí mới như pháo phòng không 37mm; súng ĐKZ 57mm; súng bazoka 90mm; súng cối 60mm, 82mm; pháo hạng nặng 105mm; súng trường 7,9mm; tiểu liên K50, trọng liên 12,8mm, v.v… do các nước bạn viện trợ, thì yêu cầu sản xuất bộ phận thay thế súng pháo càng lớn, cả số lượng và chủng loại.

Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến K-50
Tiểu liên K-50, mẫu copy từ PPSh-41 được TQ viện trợ cho VN.
Bộ phận thay thế lại đòi hỏi kỹ thuật chế tạo khá phức tạp, trình độ công nghệ cao, phải tạo phôi, gia công cơ khí và nhiệt luyện khó khăn. Thông thường, muốn tiến hành sản xuất bộ phận thay thế nào phải có mẫu hiện vật hoặc bản vẽ bộ phận thay thế ấy. Thời kỳ này, cơ quan cấp trên thường chỉ ghi tên bộ phận thay thế vào kế hoạch sản xuất cho xưởng. Do đó,các xưởng thường phải cử cán bộ kỹ thuật đến kho quân khí hoặc đơn vị xem mẫu để vẽ. Đôi khi mẫu đã cũ, bị mài mòn nhiều, cán bộ kỹ thuật phải nghiên cứu nhiều mẫu để đo đạc đối chiếu, so sánh tìm ra kích thước chính xác để bảo đảm bộ phận thay thế khi chế tạo xong phải dùng được. Lại còn phải xác định vật liệu, công nghệ chế tạo ra sao. Năm 1952, ta đã sản xuất đại trà 260 bộ phận khác nhau với hàng ngàn sản phẩm. Đến năm 1954, các xưởng đã sản xuất được gần 400 bộ phận khác nhau với số lượng hơn 50.000 sản phẩm. Sản xuất thành công nhiều bộ phận thay thế súng pháo, tuy số sản phẩm không nhiều bằng sản xuất vũ khí căn bản, vì đó là sản phẩm có trình độ cao trong điều kiện rất khó khăn, thiếu thốn đủ mọi thứ, từ máy móc, thiết bị chuyên dùng đến nguyên vật liệu tương ứng của những bộ phận thay thế đó.
Sửa chữa vũ khí có nhu cầu số lượng lớn và yêu cầu trình độ cao hơn. Nhiều chiến dịch lớn liên tiếp diễn ra, số lượng vũ khí hỏng hóc nhiều. Từ năm 1953, việc sửa chữa súng pháo càng nặng nề, phức tạp, khó khăn. Riêng pháo lớn, năm 1953 ta đã phải sửa 19 khẩu pháo 105mm. Nếu khó khăn lớn nhất trong việc sản xuất bộ phận thay thế là thiếu mẫu hiện vật và bản vẽ thì khó khăn đầu tiên trong sửa chữa súng pháo là thiếu quy trình công nghệ, dụng cụ chuyên dùng và thiếu thợ chuyên ngành. Nhất là đối với pháo, khi cần sửa chữa phải có thợ sửa chữa hiểu biết sâu về cấu tạo cả khẩu pháo và từng bộ phận trong khẩu pháo. Bộ phận sửa pháo của nhiều xưởng lúc này lại thiếu thợ chuyên ngành có tay nghề. Nhưng trước đòi hỏi cấp bách của chiến trường, cán bộ và chiến sĩ công nhân ra đã quyết tâm khắc phục khó khăn, sửa chưa kịp thời súng pháo cho mặt trận.
Việc sửa chữa súng pháo lại đòi hỏi tính chủ động linh hoạt cao. Khác với việc sản xuất vũ khí, sửa chữa súng pháo hư hỏng không thể dự kiến đầy đủ từ đầu, thường có nhiều lệnh sửa đột xuất, khẩn trương, phải tập trung lực lượng sửa chữa liên tục để kịp hoàn thành đúng thời gian quy định.
      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 4 trang]

Chuyển đến trang : 1, 2, 3, 4  Next

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Liên hệ | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất