Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4  Next

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 2 trong tổng số 4 trang]

Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

First topic message reminder :

Đây là tài liệu từ một cuốn sách của Trung tướng Trương Khánh Châu chủ biên. Trong khi đưa lên có đôi phần bạn dongadoan của vnmilitaryhistory đã lược bỏ và chỉnh sửa, tuy nhiên những phần này đều không ảnh hưởng gì đến nguyên tác.

Vũ khí trang bị kỹ thuật của quân đội nào cũng có đặc trưng công nghệ riêng. Đặc trưng đó hình thành và phát triển từ học thuyết quân sự, chiến lược quân sự, chiến lược trang bị của từng nước. Ví dụ : vũ khí trang bị của quân đội Mỹ có đặc trưng nổi bật là nhiều chức năng, nhiều tác dụng, dựa vào ưu thế chất lượng. Đặc trưng đó xuất phát từ quan niệm chiến lược trang bị dùng ưu thế chất lượng công nghệ áp đảo ưu thế số lượng của đối phương.

Đất nước ta có diện tích đất liền khoảng 32 vạn km vuông, nhỏ hơn so với một bang của Mỹ và chỉ xấp xỉ một tỉnh của TQ. Nhưng VN lại có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng cả về mặt kinh tế và quân sự. Vì lẽ đó ngay từ xa xưa, công cuộc dựng nước của dân tộc ta luôn gắn bó với quá trình giữ nước. Trải qua bao thế kỷ chống kẻ thù xâm lược, người VN đã sớm biết chế tạo và sử dụng vũ khí để chống thù trong giặc ngoài và từ đó tạo nên một đặc trưng riêng của vũ khí trang bị VN. Đặc trưng này càng nổi bật trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ vừa qua.


Chương 1 : Ra đời trong bão táp
Ngày 7 tháng 5 năm 1954, khi tiến vào hầm chỉ huy của tướng Đờ Cát ở ĐBP, bộ đội ta thu được một tài liệu quan trọng của Bộ chỉ huy quân đội Pháp. Đó là bộ sưu tập tra cứu về các loại vũ khí quân giới VN chế tạo từ năm 1945 đến 1954 do Pháp biên soạn được viết bằng tiếng Pháp, dày 64 trang, mô tả chi tiết 9 loại súng đạn, mìn, lựu đạn gồm các kiểu khác nhau, được xếp loại như sau :
1, Súng ngắn và tiểu liên : 15 kiểu
2, Súng cối và súng phóng bom : 13 kiểu
3, Súng phóng lựu và lựu đạn phóng
4, Ba-zô-ka hoặc hoả tiễn : 5 kiểu
5, Súng không giật SKZ : 3 kiểu
6, Súng không giật SS : 7 kiểu
7, Lựu đạn : 7 kiểu
8, Mìn : 7 kiểu
9, Thuỷ lôi : 2 kiểu
Trong lời mở đầu của bộ sưu tập có nhận xét rằng Việt Minh đã có " một cố gắng lớn trong lĩnh vực nghiên cứu kỹ thuật, một quyết tâm rõ rệt ..., đã bắt chước hoặc áp dụng có sửa đổi lớn những vũ khí nhẹ cổ điển, hầu như lúc nào cũng có nhiều sãng chế và đạt được một số công trình hoàn thiện".
Có thể nói, đó là một phần sự thú nhận thất bại của quân Pháp trong 9 năm đối đầu quyết liệt với nhân dân ta trong lĩnh vực vũ khí trang bị.
Vũ khí tự tạo ra đời cùng với các lực lượng vũ trang nhân dân, tiếp tục phát triển trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất, đã góp phần quan trọng giữ vững chính quyền cách mạng còn non trẻ trong thế bị bao vây cô lập bốn bề và về sau đã góp phần quan trọng hạn chế thế mạnh tăng thiết giáp của Pháp, đánh sập các hệ thống hầm ngầm, lô cốt kiên cố, đánh chìm các đoàn tàu chiến của quân viễn chinh Pháp, làm thất bại chiến lược "đánh nhanh, thắng nhanh", " chiến thuật giao thông ", " chiến thuật bình định " của các tướng tá Pháp, cuối cùng góp phần đưa tới thất bại của họ ở Điện Biên Phủ.
Những ngày cuối tháng 12/1946 Bộ chỉ huy Pháp đã có lý khi đánh giá tương quan của hai phía vào thời điểm sau ngày CM tháng 8, đặc biệt so sánh lực lượng Việt-Pháp trong lĩnh vực công nghệ quân sự lúc bấy giờ quả là " châu chấu đá voi ".
Hãy nhìn lại khả năng công nghệ của chúng ta ngày đó :
- Về khả năng công nghiệp : trước CM người Pháp có xây dựng một số xí nghiệp cơ khí ở vùng mỏ, thành phố lớn và bến cảng như SG, HN, HP, NĐ. Họ cũng xây dựng một số nhà máy nhiệt điện nhỏ. Mạng lưới điện chuyển tải chủ yếu cho các thành phố lớn. Tổng công suất phát không quá 50MW khả dụng. Hầu hết các cơ sở công nghiệp mỏ, cơ khí, điện lực của Pháp đều được trang bị máy móc, thiết bị cơ giới trình độ thấp. Trong ngành cơ khí sửa chữa từ khâu rèn, dập, tiện, nguội, hàn và lắp ráp chỉ sử dụng các máy công cụ và khí cụ thông thường, công suất nhỏ không hợp thành dây chuyền công nghiệp hoàn chỉnh.
- Trong công nghiệp hóa học : người Pháp chỉ tập trung chủ yếu vàp các ngành hóa thực phẩm và xây dựng.
- Về các cơ sở nghiên cứu phát triển : vào thời điểm 1945 chúng ta không có một cơ sở nào có thể huy động vào mục đích chế tạo trang bị vũ khí.
- Riêng các cơ sở công nghiệp quân sự : phục vụ họat động chinh phục thuộc địa của Pháp vốn đã ít ỏi, lạc hậu, lại bị đình đốn kiệt quệ trong thời gian Nhật Bản thế chân ở Đông Dương. Nhà máy sản xuất đạn súng trường của Pháp ở Phú Thọ ngừng sản xuất từ năm 1942, hầu hết máy móc thiết bị đều bị tháo dỡ. Cơ sở lắp bom đạn của Pháp ở Đình Án (Vĩnh Yên) bị quân Nhật chiếm làm kho. Hãng thuốc nổ Đông Dương và cơ sở kỹ nghệ quân khí của Pháp chuyên sản xuất cloratkali, diêm sinh tuy vẫn còn họat động nhưng sản lượng không đáng kể. Xưởng Ba Son (sài Gòn), xưởng Sa-ta-ca (Đà Nẵng) sửa chữa tàu hải quân Pháp chỉ còn họat động cầm hơi. Số quân Pháp đặt trong thành Hà Nội chuyên sửa chữa súng, pháo, thiết bị điện-quang bị đảo lộn họat động từ sau ngày Nhật đảo chính Pháp. Quân đội Nhật cũng có vài cơ sở sửa chữa vũ khí, ô tô, tàu thuyền ở Hà Nội, Sài Gòn nhưng chỉ có hãng A-ta-ca là đáng kể.

Đánh giá về trình độ công nghệ, người Pháp-hơn ai hết-hiểu rõ rằng người Việt Nam ở thời điểm đầu những năm 40 còn ở thời kỳ tiền sử hoá công nghệ, nghĩa là trước năm 1500. Vào thời kỳ này, công nghệ chưa có được cơ sở lý luận vững chắc. Trong khi đó, nước Pháp và nhiều nước tư bản Âu-Mỹ đã trải qua ba giai đoạn tiếp theo trong quá trình tiến hoá công nghệ. Giai đoạn thứ nhất từ năm 1500: tiến bộ công nghệ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm tích luỹ được, nền tảng lý luận công nghệ đã phát triển nhưng còn hạn chế. Giai đoạn thứ hai ở vào thế kỷ XIX, công nghệ tiến triển nhanh chóng nhờ dựa vào lý luận khoa học và công nghệ và cơ sở hạ tầng khá phát triển. Giai đoạn thứ ba diễn ra trong thế kỷ XX, trong đó sự tiến hóa công nghệ diễn ra theo một quá trình có tổ chức, có định hướng rõ ràng dựa trên cơ sở lý luận khoa học vững chắc, một hệ thống nghiên cứu phát triển toàn diện, được sự ủng hộ mạnh mẽ của các chính phủ và giới công nghiệp. Trong lĩnh vực quân sự, có ba loại công nghệ sau đây được phát triển ở các nước tư bản:
1.Các công nghệ có quan hệ đặc thù quân sự như công nghệ thuốc phóng, thuốc nổ; công nghệ các hệ thống điều khiển, v.v…
2.Các công nghệ dân dụng như giao thông vận tải, truyền thông, y tế có ý nghĩa quan trọng đối với chiến tranh.
3.Công nghệ hệ thống được dùng để chuẩn bị tiến hành chiến tranh như công nghệ ra quyết định, công nghệ huấn luyện, v.v…
Như vậy, trên bậc thang tiến hóa công nghệ, nước Pháp đã vượt xa Việt Nam gần ba thế kỷ. Biểu hiện cụ thể về ưu thế công nghệ quân sự của Pháp năm 1945 ở Đông Dương qua các con số nói lên sinh động và rõ ràng hơn cả.
Hồi đó, quân đội Pháp có hàng ngàn xe tăng, xe bọc thép, trọng pháo, tàu chiến, v.v… Tất thảy đều là sản phẩm của một nền công nghiệp đại cơ khí, bắt đầu từ cuộc cách mạng công nghiệp vào cuối thế kỷ XVIII và phát triển đến đỉnh cao vào thập kỷ 30-40 của thế kỷ này. Đặc biệt, Pháp đã huy động vào cuộc chiến tranh Đông Dương hàng trăm máy bay vận tải và máy bay ném bom, được lắp bom nổ chậm, bom na-pan, rocket nổ lõm, bom phóng móc câu sát thương sinh lực, v.v…
Máy bay ra đời là một trong những thành tựu vĩ đại của nhân loại trong cuộc cách mạng công nghiệp, được các nước tư bản sử dụng vào mục đích quân sự trong những năm đầu thế kỷ XX. Ngày 10 tháng 12 năm 1910, lần đầu tiên trên vùng trời Việt Nam xuất hiện máy bay của Pháp. Ngày 16 tháng 2 năm 1929, lực lượng không quân thuộc địa gồm bốn phi đoàn được thành lập, đặt dưới quyền chỉ huy của Tổng tư lệnh quân đội Pháp ở Đông Dương. Trong những năm chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945), lực lượng này là đạo không quân số 6 của nước Pháp, gồm hơn 100 máy bay các loại, trong đó có 40 chiếc phóng pháo kiểu Faruan 221, 6 chiếc máy bay trinh sát kiểu Poter, 40 máy bay khu trục kiểu Poter 25, một chiếc kiểu Poter 63, 20 chiếc kiểu Morane 406, 10 chiếc thuỷ phi cơ.
Từ khi xuất hiện cho đến khi chính quyền thuộc địa Pháp bị phát xít Nhật lật đổ trong cuộc đảo chính ngày 9 tháng 3 năm 1945, không quân Pháp hoàn toàn làm chủ bầu trời, chưa một chiếc máy bay nào bị bắn rơi.

Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến - Page 2 MS406
Máy bay Morane 406
      

Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Đặc trưng thứ năm: kế thừa truyền thống công nghệ quân sự phong phú của dân tộc.
Một trong những đặc trưng quan trọng của khoa học và công nghệ nói chung, khoa học công nghệ quân sự nói riêng là tính kế thừa truyền thống. Vũ khí trang bị kỹ thuật của các lực lượng vũ trang nhân dân ta cũng có đặc trưng đó. Nó kế thừa truyền thống anh hùng của dân tộc Việt Nam. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của tổ tiên ta, nhân dân ta đã biết dùng mọi phương tiện, biết sử dụng tài tình mọi thứ có trong tay thành vũ khí đánh giặc. Vũ khí tự chế tạo đã góp phần to lớn vào việc thực hiện chủ trương “toàn dân là lính”, hoặc “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, góp phần vào thắng lợi chung của các thời ký chống ngoại xâm trước đây.
Vận dụng sáng tạo đường lối, quan điểm chiến tranh nhân dân cách mạng trong kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh, kế thừa truyền thống của dân tộc, Đảng ta đã lãnh đạo và phát động toàn dân vũ trang bằng các loại vũ khí tự chế tạo có trong tay và vũ khí thông thường, đứng lên giành và bảo vệ chính quyền nhân dân.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, với quan điểm toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến, dựa vào sức mình là chính, vũ khí tự chế tạo càng được phát triển nhanh chóng, góp phần quan trọng giành thắng lợi và có tiếng vang trên thế giới từ đó.

Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến - Page 2 Traodoi-min
Trao đổi cách sử dụng mìn tự tạo
Như chúng ta đã biết, trong kháng chiến chống Pháp, các lực lượng vũ trang nhân dân đã được trang bị từ nhiều nguồn: vũ khí tự tạo, viện trợ từ nước bạn, mua sắm, thu được của địch. Ngoài vũ khí trang bị do ta tự sản xuất, các nguồn khác phần lớn là những phương tiện chiến tranh tương đối hiện đại lúc bấy giờ, xét theo trình độ công nghệ cũng như so với mặt bằng trình độ khoa học kỹ thuật và văn hóa của bộ đội ta, nhân dân ta. Nhưng các lực lượng vũ trang nhân dân ta đã nhanh chóng làm chủ, sử dụng với hiệu quả chiến đấu rất cao. Có được kết quả đó là do các lực lượng vũ trang nhân dân ta kế thừa và phát huy được một đặc trưng truyền thống văn hóa rất độc đáo của người Việt. Đó là công nghệ sử dụng các phương tiện vật chất.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Đặc trưng văn hóa này đã từng được thế giới ngưỡng mộ và ca ngợi qua cách chơi đàn bầu - loại nhạc cụ một dây duy nhất mà ở đâu trên thế giới này ai cũng có thể chế tạo được, nhưng trong tay người Việt Nam lại tạo ra hàng loạt gam âm thanh kỳ ảo, đưa người nghe vào thế giới kỳ lạ của những làn điệu dân ca, ví dặm, khúc ca quan họ, những chuyện cổ tích và thần thoại bí ẩn của phương Đông. Chiếc đàn dương cầm - đặc sản nhạc cụ của các dân tộc phương Tây - nhưng trong tay các nghệ sĩ Việt Nam lại đưa con người của mọi dân tộc trên thế giới chìm đắm, say mê với những bản nhạc giao hưởng do chính các nhạc sĩ phương Tây sáng tạo ra.
Một khi được kế thừa và phát huy trong việc sử dụng vũ khí trang bị kỹ thuật đánh giặc, truyền thống đó đã tạo nên phong cách sử dụng vũ khí rất độc đáo, rất Việt Nam. Ngoài truyền thống và cốt cách văn hóa của người Việt Nam, các mặt sau đây góp phần quyết định tạo nên đặc trưng công nghệ sử dụng vũ khí trang bị kỹ thuật của các lực lượng vũ trang nhân dân ta.
-Có đường lối chỉ đạo đúng đắn. Đó là đường lối quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân của Đảng ta.
-Hiểu biết tường tận, thấu đáo môi trường địa lý - khí hậu Việt Nam, kết hợp với vũ khí trang bị kỹ thuật sẵn có trong tay tạo nên phương thức đánh địch độc đáo, phong phú.
-Nắm chắc chỗ mạnh và điểm yếu trong các phương tiện chiến tranh của địch, trên cơ sở đó đề ra cách đánh buộc đối phương đánh theo cách đánh của ta để vô hiệu hoá ưu thế kỹ thuật và khoét sâu thêm chỗ yếu của chúng.
Được đường lối chiến tranh nhân dân cách mạng của Đảng ta soi sáng, chúng ta đã giải quyết tốt mối quan hệ sử dụng các phương tiện chiến đấu. Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm, tổ tiên ta đã từng biết khai thác tận dụng điều kiện môi trường để diệt giặc. Việc lợi dụng quy luật thuỷ triều để nhấn chìm hàng ngàn thuyền chiến quân Nam Hán, Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng là những trang sử chói lọi về phương diện đó.

Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến - Page 2 2_9982_1632917538377625013
Sơ đồ chiến thắng Bạch Đằng lần thứ 3
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Mối quan hệ này có ý nghĩa rất quan trọng trong công nghệ khai thác vũ khí trang bị, đặc biệt đối với các hệ thống vũ khí hiện đại, phức tạp, có tính hệ thống chặt chẽ. Người Pháp hiểu rất rõ khẩu pháo phòng không 37mm hoặc cỗ pháo mặt đất 105mm hạng nặng, nhưng họ không hiểu hết con người Việt Nam và môi trường Việt Nam nên chủ quan nhận định rằng Việt Minh không thể đưa được pháo lên Điện Biên Phủ. G.H.Giô-nô, một ký giả Pháp đã từng viết trong cuốn “Từ Verdun đến Điện Biên Phủ” như sau: Điểm đáng kinh ngạc không phải là Việt Minh có các loại pháo đó vì bộ chỉ huy Pháp đã biết trước đó một năm. Điều Pháp bị bất ngờ là làm sao Việt Minh lại đưa một khối lượng lớn pháo hạng nặng và duy trì tiếp tế đạn cho chúng vào tận Điện Biên Phủ, qua núi cao, rừng rậm, chẳng có đường sá gì cả!” (Tiếng sấm Điện Biên Phủ. Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1984, tr.161).

Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến - Page 2 Taidanchophao-DBP
Tải đạn cho pháo binh ở ĐBP.
Vì thế, khi dốc toàn lực không quân lên Điện Biên Phủ, Navarre hy vọng sẽ đánh cho Việt Minh một trận “nốc ao” ở khu vực lòng chảo này. Nhưng kết cục, các phi công Pháp đã thất thủ trước khi Điện Biên Phủ thất thủ. Người Pháp sau gần 100 năm đô hộ ở Đông Dương chỉ thấy Việt Minh là những du kích nông dân, không thấy được truyền thống văn hóa đúc kết trong hàng ngàn năm lịch sử giúp họ nhanh chóng làm chủ, khai thác các loại vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại mua được, lấy được của Nhật, Pháp hoặc được viện trợ từ Liên Xô, Trung Quốc, thậm chí chế tạo được cả các loại vũ khí theo các nguyên lý khoa học hiện đại để đương đầu với các phương tiện chiến tranh mới nhất cuả quân Pháp thời đó.
Công nghệ sử dụng cũng như bất kỳ đặc trưng công nghệ nào khác đều hàm chứa trong nó cả khoa học và nghệ thuật, kinh nghiệm và kỹ năng, kỹ xảo góp phần tạo nên một phẩm chất đặc biệt của một đội quân, của người lính. Chính phẩm chất này về sau được phát huy đầy đủ nhất trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, một cuộc đụng đầu lịch sử quyết liệt hơn nhiều và sự ra đời một binh chủng đặc biệt của các lực lượng vũ trang nhân dân ta. Đó là Binh chủng Đặc công-niềm tự hào của nhân dân, quân đội ta nhưng là nỗi kinh hoàng, khiếp sợ của kẻ thù.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Đặc trưng thứ sáu: công nghệ vũ khí trang bị kỹ thuật của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam hình thành và phát triển ngoài quy luật thông thường, do đó đã tạo ra các yếu tố không bình thường sau đây:
Thứ nhất: không bình thường về trình độ. Ngay từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp, trình độ công nghệ vũ khí trang bị kỹ thuật không do ta tự làm ra và một phần tự tạo đã vượt xa trình độ và khả năng của tiềm lực khoa học-kỹ thuật, tiềm lực kinh tế của nước ta. Vũ khí pháo binh và bộ binh-phương tiện chiến đấu phổ biến và chủ yếu của các lực lượng vũ trang nhân dân là sản phẩm của nền công nghiệp đại cơ khí, có độ chính xác cao, xét về công nghệ vật liệu và công nghệ thiết kế chế tạo. Chỉ có các nước có nền công nghiệp phát triển mới có khả năng chế tạo được các sản phẩm quân sự có trình độ công nghệ cao như thế. Tuy vậy, các vũ khí trang bị kỹ thuật đó lại được khai thác với hiệu quả cao bởi những người lính phần đông có trình độ văn hóa rất thấp, không ít người mù chữ.
Thứ hai: không bình thường về nguồn gốc. Công nghệ vũ khí trang bị kỹ thuật của các lực lượng vũ trang nhân dân ta là kết quả tổng hợp từ nhiều yếu tố: truyền thống dân tộc, chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế và kỹ thuật. Sử dụng sức mạnh tổng hợp đó, ta vừa tạo ra công nghệ thấp nhưng có hiệu quả cao; vừa tiêp thu công nghệ có trình độ cao từ nguồn viện trợ, giúp đỡ của các nước bạn, từ nguồn mua sắm và lấy được của giặc. Những vũ khí trang bị kỹ thuật không do ta tự chế tạo nhằm sử dụng chống lại các đối phương khác, trên một chiến trường khác, trang bị cho những người lính khác-khác ta về thể lực, về trình độ sử dụng, văn hóa, huấn luyện, về môi trường. Vì vậy, khi nằm trong tay các lực lượng vũ trang nhân dân ta, đương nhiên nảy ra nhu cầu rất lớn về cải biên, cải tiến, thích nghi hóa, để phù hợp với điều kiện chiến tranh nhân dân Việt Nam. Tình hình đó đã làm cho mảng công nghệ này chiếm vị trí nổi bật trong hoạt động kỹ thuật quân sự của quân đội ta.

Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến - Page 2 Nghiencuu
Nghiên cứu cải tiến vũ khí.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Thứ ba: không bình thường về thiết kế chế tạo và sử dụng. Ở các nước phát triển, để đưa vũ khí trang bị kỹ thuật vào sử dụng phải qua 4 giai đoạn:
-Giai đoạn 0 là giai đoạn xác định: kiểu, loại và phát triển công nghệ.
-Giai đoạn 1 là giai đoạn chứng minh: thiết kế chế tạo nguyên mẫu và thử nghiệm (từ 1 đến 3 năm). Giai đoạn này chiếm 3% chi phí.
-Giai đoạn 2 là phát triển quy mô đầy đủ (kéo dài từ 3 đến 10 năm). Giai đoạn này chiếm 12% chi phí.
-Giai đoạn 3: sản xuất (chế tạo) và triển khai, chiếm 35% chi phí.
Phần chi phí sau khi đưa vào sử dụng đến khi loại bỏ vũ khí ra khỏi trang bị chiếm 50% toàn bộ chi phí vòng đời của vũ khí.
Do nhu cầu bức bách của chiến tranh, vũ khí trang bị kỹ thuật tự tạo của ta không thể trải qua quá trình có tính chất tuần tự thông thường đó. Chúng ta đã phải vừa thử nghiệm ngay trong chiến đấu. Lấy kinh nghiệm và kết quả chiến đấu để hoàn thiện và cải tiến vũ khí trang bị kỹ thuật. Nhiều loại vũ khí trang bị kỹ thuật được thiết kế chế tạo dựa vào nhu cầu chiến đấu và nguyên vật liệu sẵn có, chứ không phải chế tạo nguyên vật liệu mới để đáp ứng yêu cầu thiết kế. Từ đó, chúng ta đã tận dụng và khai thác mọi tiềm năng để đáp ứng nhu cầu muôn vẻ của chiến tranh nhân dân. Tính khả thi và hiệu quả được ưu tiên hàng đầu. Đương nhiên, để làm được điều đó phải có tình thần dũng cảm, hy sinh và ý thức giác ngộ cách mạng rất cao.

Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến - Page 2 Thucoi215mm
Cối 215mm bằng vỏ chai oxy
Thứ tư: không bình thường giữa nhu cầu và khả năng đáp ứng. Trong kháng chiến chống Pháp, đặc điểm này vừa là một khó khăn, thách thức rất lớn đối với ta, lại vừa là điều kiện tạo ra sự phát triển vược bậc trong phát triển công nghệ quân sự của các lực lượng vũ trang nhân dân ta. Trong hoàn cảnh bị bao vây bốn bề, phải tự lực tự cường trong điều kiện nền kinh tế lạc hậu, do nhu cầu của kháng chiến ta đã mạnh dạn đặt vấn đề và chế tạo thành công các loại vũ khí căn bản và vũ khí hiện đại lúc bấy giờ.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Chương 2: Chiến thắng “Cuộc chiến tranh công nghiệp” của Mỹ.
Đặc trưng công nghệ vũ khí trang bị kỹ thuật các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ
Năm 1964, khi mở đầu chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam, phía Mỹ phát động một cuộc “chiến tranh công nghiệp” quy mô lớn chưa từng thấy và đe doạ “đưa Việt Nam về thời kỳ đồ đá”. Cũng gần 9 năm sau, ngày 30 tháng 12 năm 1972, thất bại trong trận “Điện Biên Phủ trên không”, tổng thống Mỹ Nixon buộc phải tuyên bố chấm dứt cuộc ném bom chiến lược vào Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố khác, chấp nhận ký kết Hiệp định Paris lập lại hoà bình ở Việt Nam. Còn các tướng tá Mỹ phải cay đắng thú nhận “Bắc Việt Nam có một trong các hệ thống phòng không có hiệu quả nhất trong lịch sử bao gồm máy bay tiêm kích MiG-17, về sau là MiG-21, tên lửa phòng không SAM-2 và hàng ngàn vũ khí từ súng phòng không 12,7mm đến pháo 100mm. Các kíp lái máy bay chiến đấu Mỹ mỗi lần bay vào miền Bắc Việt Nam có cảm giác như lao vào một bức tường thép” (Đại tá Mỹ S.G.Summer-Niên giám về chiến tranh Việt Nam, New York, 1985). “Bắc Việt Nam phát triển được một lực lượng phòng không giàu kinh nghiệm nhất thế giới, một hệ thống phối hợp dày đặc và có hiệu quả không kém hệ thống phòng không của bất kỳ nước nào” (Tướng Mỹ G.J.Eadeo Tạp chí Không quân (Mỹ), số 6, năm 1973).

Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến - Page 2 Sam2
Một trận địa SAM-2 ở Hà Nội.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Cũng xuất phát từ quan điểm “chiến tranh công nghiệp” và coi Việt Cộng chỉ có lực lượng chính quy với vũ khí trang bị lạc hậu, không tính hết sức mạnh của cuộc chiến tranh nhân dân, về sau các tướng tá Mỹ phải than thở rằng “thần chết luôn rình rập họ mỗi khi bước xuống ruộng lúa, đụng tay vào cái gáo dừa, mở một cánh cửa, nhấc một cái áo, chạm tay vào bức tượng Phật, gạt một cái lá khô trên đường đi”. Còn R.Rát-xen, chủ tịch Uỷ ban quân lực thượng nghị viên Mỹ phải thừa nhận: “Chúng ta (Mỹ) phải đương đầu với đội quân du kích tài tình nhất và chưa từng thấy trong lịch sử loài người. Bất luận ở đâu, người lính nào cũng nghĩ rằng bước thêm một bước nữa có thể là bước cuối cùng của đời mình” (Thời báo Mỹ, số ra ngày 28 tháng 11 năm 1966).

Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến - Page 2 VotchongdanhMy
Chông tre góp phần đánh Mỹ.
Sai lầm của những người vạch kế hoạch chiến tranh ở Pháp và Mỹ tuy có khác nhau-người Pháp khinh thường Việt Minh vì chỉ coi họ là những người du kích nông dân, còn người Mỹ chỉ nhìn thấy Việt Cộng là đội quân chủ lực được trang bị lạc hậu, ít ỏi-nhưng một trong những điểm chung cơ bản của những sai lầm đó là họ xuất phát từ quan niệm ưu thé công nghệ quyết định tất cả. Ở Việt Nam, Mỹ đã tiến hành một cuộc “chiến tranh công nghiệp” lớn nhất trong lịch sử. Gần đây, sau chiến tranh Vùng Vịnh, báo chí nước ngoài cũng đánh giá cuộc chiến tranh Mỹ tiến hành ở Việt Nam là “đỉnh cao của chiến tranh thời đại công nghiệp” (X.Vybornov, Tạp chí Bình luận quân sự nước ngoài (Nga), số 4 năm 1993).
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Xét về thời gian phát động và tiến hành chiến tranh (từ ngày 31 tháng 1 năm 1961 đến ngày 27 tháng 1 năm 1973), đây là cuộc chiến tranh dài nhất trong lịch sử nước Mỹ. Chiến tranh thế giới thứ nhất tính từ lúc Mỹ nhảy vào tham chiến kéo dài một năm rưỡi. Chiến tranh thế giới thứ hai tính từ lúc Mỹ tham gia là 4 năm. Chiến tranh Mỹ-Tây Ban Nha chỉ diễn ra trong vòng 4 tháng (năm 1898). Nội chiến Mỹ kéo dài 5 năm rưỡi. Các cuộc chiến tranh do Mỹ tiến hành sau Việt Nam càng rút ngắn hơn nữa.
Xét về trình độ khoa học và công nghệ, vào thời điểm chiến tranh Việt Nam, nước Mỹ có tiềm lực khoa học và công nghệ lớn nhất và một đội quân được trang bị hiện đại nhất thế giới tư bản. Ở Việt Nam, Mỹ sử dụng những vũ khí và phương tiện chiến tranh áp dụng các thành tựu mới nhất của nền khoa học và công nghệ quân sự.
Đó là những thành tựu mới của nền công nghệ điện tử, tin học, vũ trụ, vật liệu gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai bắt đầu từ những năm giữa thế kỷ XX. Do đó, phương tiện chiến tranh Mỹ dùng ở Việt Nam có bước nhảy vọt mới về chất lượng toàn diện so với các phương tiện chiến tranh của Pháp trong chiến tranh Đông Dương trước kia cũng như so với cuộc chiến tranh Mỹ tiến hành ở Triều Tiên trong những năm 50.
Ở Việt Nam, Mỹ phát huy đến mức tối đa sức mạnh của vũ khí, kỹ thuật hiện đại trong ba quân chủng, đặc biệt là quân chủng không quân và hải quân với khối lượng vật chất, kỹ thuật, vũ khí, trang bị lớn chưa từng có, đã thí nghiệm những vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại nhất thời kỳ đó như vũ khí điều khiển chính xác cao, phương tiện chiến tranh điện tử, máy bay ném bom chiến lược B-52, máy bay chỉ huy và báo động sớm AWACS, vũ khí khí tượng và vũ khí hóa học. Đặc biệt, Mỹ đã soạn thảo 307 đề án chế tạo vũ khí mới và hiện đại hóa vũ khí hiện có trong trang bị của lục quân (vũ khí bộ binh, tăng-thiết giáp, công binh, máy bay lên thẳng), thử nghiệm 200 mẫu thiết bị điện tử, trong đó có thiết bị hồng ngoại, khuếch đại ánh sáng mờ để phát hiện sinh lực và vũ khí trang bị của đối phương, đặc biệt để tiến hành chiến tranh điện tử và phát hiện các hoạt động của bộ đội đặc biệt tinh nhuệ của ta.

Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến - Page 2 E2cBanking_1
E2C Hawkeye - một trong những loại AWACS được Mỹ sử dụng ở VN
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Nhìn một cách tổng thể, có thể thấy trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã thử nghiệm ba loại hình công nghệ cao chủ chốt mà gần đây họ đã đem ra sử dụng phổ cập trong cuộc chiến tranh Vùng Vịnh. Đó là công nghệ chỉ huy-kiểm soát-truyền thông-tình báo C3I (Command-Control-Communication and Intelligence), công nghệ vũ khí điều khiển chính xác cao PGM (Precision Guided Munition) và chiến tranh điện tử. Ngoài ra, Mỹ còn thử nghiệm các quan niệm kỹ-chiến thuật khác như “trực thăng vận” (dựa vào ưu thế công nghệ máy bay lên thẳng) và “thiết xa vận” (dựa vào ưu thế công nghệ tăng-thiết giáp) ở miền Nam Việt Nam. Mấy cuộc thử nghiệm đó bị thất bại thảm hại trong cuộc chiến tranh nhân dân Việt Nam thần thánh mà chính giới quân sự Mỹ cũng phải thú nhận.
Điển hình cho công nghệ C3I của Mỹ ở Việt Nam là hàng rào điện tử Mc.Namara. Thời ấy, báo chí phương Tây gọi đó là “phòng tuyến Maginot ở phương Đông” (Phòng tuyến do Pháp xây dựng trên biên giới Pháp-Đức nhằm ngăn chặn các mũi đột kích của Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Phòng tuyến được đặt tên là Maginot-tên riêng của Bộ trưởng chiến tranh Pháp Andre Maginot (1877-1932). Từ cuối năm 1966, phòng tuyến Mc.Namara bắt đầu được dựng lên trên địa bàn Trường Sơn, phía Nam khu phi quân sự, kéo dài lên biên giới Lào-Việt cắt qua Sêpôn, Mường Phìn, dài khoảng 100km và rộng chừng 30km để chống bộ binh và các phương tiện vận tải của ta hành quân vào Nam. Hàng rào gồm dây thép gai, mìn, ở các sườn đồi, thung lũng, có các đơn vị quân nguỵ miền Nam và nguỵ Lào đóng chốt. Hàng rào phân chia thành hai hệ thống chống xâm nhập. Một là hệ thống chống hành quân bộ gồm các máy nhậy cảm mùi người, bố trí liên hoàn với nhiều loại mìn sát thương sinh lực khác nhau. Hai là hệ thống chống vận tải gồm các máy nhậy cảm chấn động của xe, của người di động tạo ra.
Trên không, máy bay tuần tra liên tục 24/24 giờ để thu tín hiệu phát ra từ các hệ thống nhậy cảm (còn gọi là hệ thống sensor) và thông báo cho máy bay chiến đấu đến đánh phá. Cứ hai ngày một lần, máy bay chụp ảnh toàn cảnh khu vực hàng rào để phát hiện dấu hiệu phá hoại và xâm nhập của đối phương.

Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến - Page 2 Hangraodientu-1
Hàng rào điện tử McNamara
Các đồn bốt trên tuyến ngăn chặn đều được bố trí khí cụ khuếch đại ánh sáng mờ để quan sát ban đêm. Máy bay liên tục thả các loại bom mìn với số lượng hơn 20 triệu quả mỗi tháng để ngăn chặn hành quân. Mỹ đã dùng bom nổ mạnh để khai quang từng mảng rừng. Bộ Quốc phòng Mỹ lại cho cải tiến máy bay C-130 thành máy bay chiến đấu trên đường mòn, được trang bị đèn pha cực mạnh và pháo bắn loại đạn có sức sát thương trên diện rộng.
Sau cuộc Tổng tiến công tết Mậu Thân năm 1968 của quân và dân ta ở miền Nam, các chiến lược gia và giới khoa học Mỹ đều đi đến kết luận thống nhất: hàng rào điện tử Mc.Namara thực sự không có hiệu quả trong cuộc chiến tranh ngăn chặn đối phương. Cần thay thế bằng một giải pháp khác để thực hiện mục tiêu ngăn chặn.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Mỹ lại thử nghiệm một khái niệm công nghệ mới gọi là chiến trường tự động hóa. Tổng thống Mỹ coi đó là phương sách hiệu nghiệm để thực hiện mục tiêu chiến lược này. Ngay sau đó, Bộ Quốc phòng Mỹ huy động tất cả các quân chủng tham gia, khẩn cấp thực hiện chương trình chiến trường tự động hóa. Trong đó có hệ thống trinh sát đường mòn gồm hai máy tính khổng lồ IBM 360-65 có nhiệm vụ phân tích các loại tiếng động để phân biệt người hay xe cộ, xác định chính xác thời gian và địa điểm của những nguồn phát ra tiếng động. Sau đó, chuyển thông tin đến trung tâm C3I để ra lệnh cho máy bay đánh phá.
Để trung tâm này có thể điều khiển hoạt động tác chiến của không quân, Mỹ đã xây dựng hệ thống máy cảm ứng địa chấn, cảm ứng âm thanh thả xuống khắp rừng, dọc các trục giao thông và được mệnh danh là “những tên gác đường”. Thí dụ: SPIKE BUOY, loại máy nhậy cảm âm thanh, được máy bay thả cắm xuống đất để phát hiện tiếng động trong khu vực xác định. ACCU BUOY, máy nhậy cảm âm thanh có dù, được máy bay thả mắc trên cây để thu tín hiệu âm thanh trong phạm vi rộng hơn và hạn chế sự phát hiện kịp thời của đối phương. ASID, máy nhậy cảm địa chấn có lắp cột angten nhỏ, trông tựa như một mầm cây vùng nhiệt đới đang nhô lên khỏi mặt đất. ACCUSID, máy nhậy cảm địa chấn và âm thanh, cũng tương tự như ASID, nhưng có thể dùng cùng một lúc truyền báo về trung tâm chỉ huy cả âm thanh và chấn động.

Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến - Page 2 DuongTruongSon-001
Ảnh nhỏ: Lính Mỹ chuẩn bị ném "Cây nhiệt đới"
Ảnh lớn: Cây nhiệt đới - ASID
Để tức thời truyền về trung tâm những tin do các máy nhậy cảm phát ra, Mỹ dùng máy bay vận tải 4 động cơ cải tiến. Về sau được bổ sung loại máy bay không người lái QU-22B một động cơ, có thể bay ở độ cao an toàn vào các khu vực dày đặc hoả lực phòng không của Việt Nam. Các chuyên gia kỹ thuật sáng chế hệ thống trạm chuyển tiếp tự động đặt lên máy bay để dễ dàng tiếp cận khu vực cần kiểm soát.
Cách bố trí đó cho phép thu thập tin tình báo qua hệ thống máy nhậy cảm và xử lý tình huống ngay trên một khu vực cụ thể. Tại mỗi khu vực có một sĩ quan chỉ huy phụ trách toàn bộ hệ thống bao gồm các máy nhậy cảm, máy bay truyền thông, máy bay tấn công. Viên sĩ quan theo dõi diễn biến qua vô tuyến truyền hình. Toàn bộ mạng đường trong khu vực hiện lên màn hình. Hệ thống tự động xử lý tin rất nhanh, viên sĩ quan chỉ việc báo cho các loại máy bay dang hoạt động gần đó đến công kích vào mục tiêu được chỉ dẫn. Nếu thời tiết xấu, máy tính sẽ giúp máy bay chiến đấu thả bom tự động vào điểm chính xác.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Để tạo hoả lực cho hệ C3I này, Mỹ sử dụng các loại bom đạn kiểu mới, trong đó có các kiểu điều khiển chính xác cao. Đáng chú ý nhất là các loại bom đạn sau đây. Bom điều khiển bằng laser LGB (Laser Guided Bomb). Thời gian đầu, bom LGB được sử dụng chủ yếu trên đường 559. Sau đó, trong cuộc ném bom trở lại miền Bắc nước ta, bom LGB được sử dụng đánh vào một số mục tiêu trọng điểm, đặc biệt là cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa). Nhờ ứng dụng những đặc điểm riêng của tia laser như tính đơn sắc, tính kết hợp cao về không gian và thời gian, chùm tia có góc mở rất hẹp, bom có độ chính xác khá cao, có thể dùng để đánh vào các mục tiêu điểm mà bom thông thường không giải quyết được.

Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến - Page 2 Gbu_12b
Bom LGB Paveway được Mỹ sử dụng ném cầu Hàm Rồng năm 1972.
Bom từ trường là một kiểu “bom thông minh”, nổ chậm, được Mỹ thử nghiệm quy mô lớn thời đó để đánh phá các tuyến giao thông vận tải ngằm ngăn chặn hoạt động bảo đảm chiến đấu có ý nghĩa huyết mạch của ta. Khác với bom nổ chậm thông thường, bom từ trường là loại bom chờ nổ khi mục tiêu có khả năng cảm ứng từ di động trong tầm hoạt động của bom, đặc điểm nổi bật nhất của bom từ trường là có thể nổ trên mặt đất, dưới đất và dưới nước. Vì vậy, loại bom này còn có tác dụng như một kiểu thuỷ lôi. Nhờ tính đa năng đó Mỹ đã dùng bom từ trường với số lượng lớn, mật độ cao trong nhiều khu vực để đánh phá các tuyến đường giao thông thuỷ bộ, các vùng đông dân cư. Đặc biệt, từ tháng 5 năm 1972, cùng với các loại thuỷ lôi, Mỹ đã dùng một số lượng lớn bom từ trường để phong toả vùng biển, sông ngòi miền Bắc nước ta. Trong số các loại bom mìn Mỹ dùng đánh các đường giao thông vận tải, bom từ trường đóng vai trò quan trọng nhất.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

WAAPN là loại bom hình tròn, có rãnh. Các trái bom chứa trong thùng lớn, khi thoát ra để rơi xuống đất chúng tự quay để “lên cò”. Nếu mắc kẹt trên cây thì nằm im. Lúc này chỉ một chạm nhẹ sẽ nổ, kích động luôn những trái khác nằm rải quanh đó nổ theo. Hàng ngàn vạn mảnh nhỏ vung khắp mọi phía. Loại bom này thường thả vào vùng có đoạn đường đang tập trung người sửa. M-36 là loại bom nhỏ đựng trong thùng, mỗi thùng có 182 quả. Khi thùng bom tung ra, những quả bom thi nhau nổ, đứng xa trông vùng bom nổ như chớp lửa cháy rực mặt hồ. Sức sát thương của một bom mẹ đủ diệt đồng loạt một trung đoàn bộ binh đang triển khai. Chúng thường được dùng để đánh vào bãi xe, bến phà. Bom BLU-31 khi máy bay thả xuống sẽ chui sâu xuống đất, xe ô tô đi qua, bom được kích thích sẽ nổ tung. Loại này thường được dùng để đánh phá đường, diệt xe vận tải. Bom PAVE PATH có dù gắn vào đuôi. Trong bom chứa đầy propane (khí đốt). Bom được cấu tạo nổ trên cao cách mặt đất 4m đến 6m, tạo ra một áp suất lớn. Khi nổ sẽ quét sạch mọi vật dưới hình chiếu của nó với diện tích rộng chừng 1.000 mét vuông.

Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến - Page 2 Blu-31-1
Bom BLU-31.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Bom DRAGON TOOTH, một lượt máy bay rải xuống khoảng 300 quả, chủ yếu dùng để ngăn cản hành quân bộ, ngăn cản người đến cấp cứu. Chúng thường được thả dọc đường hành quân bộ. Bom GRAVEL tác dụng tương tự bom DRAGON TOOTH, nhưng có hình dáng như một cái túi bằng bàn tay. Bộ đội hành quân đường rừng rất khó phân biệt, dẫm phải sẽ bị bom nổ cưa cụt ngay bàn chân. Bom CBU-24 hình tròn, lớn hơn quả lựu đạn. Khi nổ văng đi hàng trăm viên bi. Tác dụng của nó là sát thương người, làm hư hỏng xe. Bom CBU-49, tương tự CBU-24, nhưng được lắp ngòi hẹn giờ, từng khu vực bị máy bay rải xuống vài trăm quả sẽ tạo nên vùng nguy hiểm. Chúng thường được thả vào những vùng vừa đánh phá hư hỏng nặng để ngăn cản người đến cứu chữa. EO là bom điện quang, ở đầu lắp một camera truyền hình nhỏ. Quả bom khi thoát khỏi máy bay sẽ tự bay đến mục tiêu. Loại bom này chủ yếu được dùng để đánh cầu, đánh đường ngầm, đánh hang, hầm, v.v… và những nơi được lưới lửa phòng không bảo vệ dày đặc.

Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến - Page 2 Blu-43-Dragontooth
Bom Dragontooth BLU-43
Như vậy, chiến trường điện tử tự động hoá không chỉ hạn chế việc đánh phá trong phạm vi một hành lang ngăn chặn mà mở rộng phạm vi trên toàn bộ không gian Trường Sơn suốt chiều dài gần 1.000 km, chiều ngang 60 đến 70km. Nhưng đến năm 1970, hầu hết các nhà khoa học quân sự và dân sự Mỹ đều thú nhận phía Việt Nam đã vô hiệu hóa hệ thống C3I kết hợp với các kiểu PGM hiện dại này.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Công nghệ chiến tranh điện tử được sử dụng ở Việt Nam chủ yếu trong các hoạt động của không quân, đặc biệt mạnh mẽ ở nấc thang cuối cùng của cuộc “leo thang công nghệ” trong cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ trên miền Bắc nước ta. Theo báo chí nước ngoài, cuộc chiến tranh đó có thể được chia thành mấy giai đoạn chủ yếu sau đây:
Giai đoạn thứ nhất từ ngày 2 tháng 2 năm 1965 đến tháng 7 năm 1965.
Trong giai đoạn này không quân Mỹ sử dụng các tốp lớn máy bay tiêm-cường kích F-4 và F-105 bay ở tầm cao 3.000m đến 4.000m là tầm thuận lợi nhất để ném bom. Trong khi đó, hệ thống phòng không của Việt Nam chỉ mới có súng bộ binh, pháo phòng không và máy bay MiG-17. Lúc đầu không quân Mỹ coi thường máy bay MiG-17 là “quá lạc hậu”, bay chậm (tốc độ chưa vượt âm thanh). Còn pháo phòng không là loại vũ khí đã đến lúc phải “xếp xó”. Từ đó, họ chủ quan đánh giá miền Bắc Việt Nam chỉ là một kiểu “thao trường” để họ tha hồ biểu diễn kỹ xảo không kích. Nhưng đến ngày 2 tháng 4 năm 1965, máy bay F-105 được F-4 yểm trợ đã bị MiG-17 bắn rơi (Truppenpraxi, số 5, năm 1967 (theo số liệu tổng kết của ta, ngay từ 5-8-1964, pháo phòng không và súng bộ binh của ta đã bắn rơi tại chỗ máy bay Mỹ)). Theo đánh giá của báo chí phương Tây, MiG-17 là máy bay tiêm kích-cường kích, một người lái, được đưa vào trang bị từ năm 1952, được trang bị vũ khí gồm pháo 23mm, rocket 55mm, tốc độ tối đa 1.125km/h, đã được các phi công tài giỏi của Việt Nam sử dụng bắn rơi nhiều máy bay của Mỹ buộc họ phải thay đổi chiến thuật và nghiên cứu các phương thức tác chiến mới thích hợp. Còn máy bay F-4 của Mỹ là máy bay đa năng, có thể cất cánh từ đất liền hoặc tàu sân bay, hai người lái, có thể bay với tốc độ tối đa 2.330km/h ở độ cao 11.000m, được trang bị 6 tên lửa Sparrow, bom, pháo và rocket.
Giai đoạn này biện pháp chiến tranh điện tử của Mỹ chủ yếu là gây nhiễu các loại rada pháo phòng không, rada cảnh giới bằng các phương tiện gây nhiễu đặt trên hạm tàu, trên máy bay trinh sát EB-66.

Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến - Page 2 Mig17xf4
MiG-17 vs F-4
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Giai đoạn thứ hai từ ngày 24 tháng 7 năm 1965 đến ngày 23 tháng 4 năm 1966 đánh dấu sự xuất hiện tên lửa phòng không có điều khiển trên miền Bắc Việt Nam và về cuối sự tham chiến có kết quả của máy bay tiêm kích đánh chặn bay với tốc độ siêu âm MiG-21 trong Không quân nhân dân Việt Nam. Theo báo chí nước ngoài, ngay trong trận đầu ra quân, tên lửa phòng không của Việt Nam đã bắn rơi 3 máy bay F-4 của Mỹ. Không quân Mỹ không còn dám “tung hoành” ở tầm cao, buộc phải chuyển sang đánh phá từ tầm thấp. Xét về công nghệ, chiến thuật bay thấp nhằm né tránh sự phát hiện bằng rada mặt đất của ta, tầm bị phát hiện bằng rada so với khi bay ở tầm cao và tầm vừa rút ngắn từ 3 đến 4 lần. Nhưng bay ở tầm thấp, các máy bay của Mỹ bị mất liên lạc vô tuyến với các trạm chỉ huy mặt đất và mất liên lạc trong đội hình, không phát huy được các phương tiện rada mang theo và cũng không phát huy được ưu thế các hệ thống dẫn đường tầm gần và tầm xa. Các phi công buộc phải dùng mắt thường quan sát mục tiêu. Ngoài ra, khi bay thấp, họ không thể tấn công ồ ạt mà phải hoạt động theo từng tốp nhỏ, do đó số bom đạn sử dụng bị hạn chế, không đạt được mục tiêu đề ra là tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại ồ ạt, quy mô lớn nhằm “đưa Việt Nam về thời kỳ đồ đá”.
Bay ở tầm thấp, không quân Mỹ bị sa vào mạng lưới hoả lực của pháo phòng không cỡ nhỏ, đặc biệt là pháo 20mm và 37mm. Đến lúc này họ mới được nếm trải thất bại một khi đánh giá quá thấp công nghệ của đối phương. Chỉ tính từ tháng 1 năm 1966 đến tháng 7 năm 1966, trong số 393 máy bay Mỹ bị bắn rơi có 374 chiếc thuộc về công của pháo phòng không cỡ nhỏ và súng máy (theo Tạp chí Bình luận quân sự nước ngoài (Nga), số , 1982). Tờ tạp chí Tin Mỹ và thế giới khẳng định: “Đó là một lưới lửa phòng không đáng sợ và ít có trên thế giới. Bất cứ máy bay Mỹ nào bay vào tầm súng của lưới lửa tầm thấp đều có thể bị bắn rơi hoặc bị đánh hất lên cao làm mồi cho tên lửa SAM và máy bay MiG”.

Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến - Page 2 Luoiluatamthap
Lưới lửa tầm thấp.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Giai đoạn thứ ba bắt đầu từ ngày 23 tháng 4 năm 1966 đến tháng 12 năm 1968. Đây là giai đoạn trong hệ thống phòng không của Việt Nam đã có mặt đầy đủ súng và pháo phòng không, tên lửa phòng không và máy bay tiêm kích đánh chặn siêu âm hiện đại. Pháo phòng không được điều khiển bằng rada, bắn đạn có ngòi chạm nổ hoặc ngòi điểu khiển nổ từ xa. Máy bay tiêm kích được trang bị tên lửa tự dẫn bằng hồng ngoại-thế hệ đầu tiên của tên lửa “thông minh” hoặc còn gọi là “vũ khí công nghệ cao”.
Điều đáng lưu ý là không quân Mỹ tỏ ra bất lực trong việc đối phó với pháo phòng không tầm thấp của ta-một loại vũ khí bị Mỹ liệt vào loại “già cỗi”, thế hệ cũ và “không đáng phải lưu tâm” khi vạch kế hoạch chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam. Đó là một trong những nguyên nhân buộc không quân Mỹ phải quay trở lại với chiến thuật hoạt động ở tầm vừa và tầm cao như trong chiến tranh Triều Tiên 15 năm về trước. Để đối phó với tên lửa phòng không có điều khiển và máy bay tiêm kích của Việt Nam cần phải tìm các bài võ mới có hiệu lực hơn. Cuộc chiến tranh điện tử-một phương thức chiến tranh tuy không phải là mới nhưng được đẩy mạnh, phát triển đến quy mô lớn và nỗ lực vượt bậc trong chiến tranh Việt Nam-được triển khai dồn dập từ tình huống đó.
Thời kỳ đầu, không quân Mỹ dùng màn nhiễu để nguỵ trang hướng bay trong khu vực tác chiến. Màn nhiễu nguỵ trang do các máy bay chuyên dụng tạo ra từ vùng bay trực chiến, gọi là nhiễu ngoài đội hình. Cách gây nhiễu đó có mặt hạn chế của nó là báo động cho hệ thống phòng không biết sắp có hoạt động không kích.
Về sau, không quân Mỹ chuyển sang dùng nhiễu trong đội hình chiến đấu. Mỗi máy bay tiêm kích-ném bom của Mỹ được lắp 2 container mang máy phát nhiễu để đối phó với các đài rada phát hiện và điều khiển tên lửa phòng không và máy bay tiêm kích. Tuy nhiên, phương thức gây nhiễu này buộc các máy bay Mỹ phải duy trì đội hình chặt chẽ, do đó hạn chế khả năng cơ động. Vì vậy, không quân Mỹ phải dùng cả hai cách gây nhiễu cho đến cuối cuộc chiến tranh phá hoại. Ngoài ra, Mỹ còn sử dụng tên lửa chống rada như Shrike, Standard đánh trực tiếp vào các đài rada phòng không của ta. Dựa trên cơ sở nắm vững quy luật hoạt động gây nhiễu của địch, khai thác một cách tài năng sáng tạo các phương tiện rada, máy bay, tên lửa, pháo và vũ khí phòng không khác, lực lượng phòng không trong ba thứ quân của ta vẫn liên tiếp bắn rơi máy bay Mỹ. Đó là một trong những lý do buộc Mỹ phải đưa máy bay F-111A vào tham chiến tháng 3 năm 1968. Đây là loại máy bay mới nhất, có dạng cánh thay đổi (báo chí hồi đó gọi là máy bay “cánh cụp, cánh xoà”) được lắp các khí cụ và thiết bị điều khiển để bay men theo nền địa hình phức tạp ở Việt Nam từ tầm cực thấp. Máy bay F-111A thường hoạt động đơn thương độc mã vào ban đêm, trong điều kiện thời tiết phức tạp. Với F-111A, không quân Mỹ hy vọng đối phó được với cả ba đối thủ: tên lửa phòng không, máy bay tiêm kích và pháo phòng không tầm thấp. Tuy thế, trong số sáu chiếc được điều đến Đông Nam Á có hai chiếc đã bị hệ thống phòng không Việt Nam bắn rơi, một chiếc bị tai nạn, những chiếc còn lại buộc phải quay về Mỹ vào cuối năm 1968 để cải tiến nhằm quay trở lại tham chiến về sau này.

Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến - Page 2 Fae5_1
F-111 bị bắn cháy trên tem bưu chính VN.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Giai đoạn thứ tư từ tháng 3 năm 1972 đến tháng 1 năm 1973. Nét điển hình của giai đoạn này là có sự tham gia của máy bay ném bom chiến lược B-52 và các máy bay của Mỹ được trang bị bom có điều khiển chính xác cao (Trên chiến trường miền Nam, máy bay B-52 được sử dụng từ trước tháng 3 năm 1972 (T.G)). Đây là thế hệ đầu tiên của bom đạn “tinh khôn” được lắp đầu tự dẫn bằng vô tuyến truyền hình hoặc laser, có độ chính xác khoảng vài mét.
Với các kiểu bom đó, máy bay của Mỹ có thể không kích mục tiêu từ cự ly 25km mà không cần bay vào khu vực có hoả lực phòng không từ mặt đất. Bom và tên lửa có điều khiển thời kỳ đầu chỉ sử dụng đánh vào các mục tiêu riêng lẻ. Đến giai đoạn cuối cùng cuộc chiến tranh phá hoại, các máy bay tiêm kích-ném bom trang bị loại bom đạn này được huy động để chế áp hệ thống phòng không nhằm tăng cường cho các máy bay nem bom chiến lược. Cũng trong giai đoạn này, hoạt động chiến tranh điện tử của Mỹ được triển khai với quy mô rộng hơn, trình độ công nghệ cao hơn, nhịp độ dồn dập hơn.

Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến - Page 2 Carpet_Bombing_3
B-52 ném bom Hà Nội.
Để đối phó với hoạt động chống chiến tranh điện tử của hệ thống phòng không Việt Nam ngày càng dày dạn kinh nghiệm chiến đấu và được trang bị kỹ thuật ngày càng tốt, Mỹ đã phải tiến hành nhiều biện pháp kỹ thuật chiến tranh điện tử đa dạng và phức tạp như mở rộng tầm bao quát của các hệ thống rada trinh sát và điều khiển do rad tên lửa phòng không của ta hoạt động trên nhiều dải tần số khác nhau, mở rộng tầm bao quát của hệ thống gây nhiễu rada; tiếp tục đẩy mạnh sử dụng vũ khí chống bức xạ điện từ (hay còn gọi là tên lửa chống rada) như tên lửa Shrike; nghiên cứu chế tạo vũ khí tấn công từ ngoài tầm hoả lực phòng không (bom liệng tầm xa, bom điều khiển bằng laser và bom điều khiển bằng vô tuyến truyền hình); không ngừng tìm kiếm các biện pháp chống đối phó điện tử mới, cải tiến các biện pháp cũ. Mỹ bắt đầu sử dụng các bộ xử lý tín hiệu bằng kỹ thuật số trong các hệ thống chiến tranh điện tử mới.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Sau một thời gian tiến hành cuộc chiến tranh điện tử ở Việt Nam, các chuyên gia quân sự Mỹ rút ra kết luận biện pháp đối phó điện tử là thiết yếu giống như nhiên liệu hoặc vũ khí trang bị cho máy bay. Xuất phát từ yêu cầu đó Mỹ đã xúc tiến đưa vào trang bị các máy bay chuyên làm nhiệm vụ chiến tranh điện tử như máy bay EA-6B. Đây là chiếc máy bay đầu tiên được thiết kế chế tạo như một hệ thống phóng nhiễu từ xa, chuyên dùng để tiêu diệt rada đối phương. Về sau, không quân Mỹ chế tạo một kiểu máy bay EF-111 chuyên tiến hành chiến tranh điện tử, được lắp 5 container, mỗi container chứa 2 hệ thống phát nhiễu. Mỹ chọn máy bay F-111 vì bay nhanh hơn, xa hơn máy bay EA-6B. Lính thuỷ đánh bộ Mỹ cũng dùng máy bay EA-6B làm máy bay chiến tranh điện tử. Mỗi máy bay mang 2 máy phát nhiễu.
Mùa hè năm 1972, không quân Mỹ cho bay thử nghiệm loại máy bay tiên tiến F-4 Wild Weasel chuyên làm nhiệm vụ chiến tranh điện tử. Máy bay có khả năng phát hiện và tiêu diệt các hệ thống vũ khí do rada điều khiển và chiếm vị trí ưu tiên trong chiến tranh điện tử của không quân Mỹ.

Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến - Page 2 F4_12wwl
F-4G Wild Weasel với cái mũi đặc trưng.
Máy bay F-4 được lắp hệ thống cảnh giới và né tránh địa hình điều khiển bằng máy tinh điện tử. Hệ thống cảnh giới cung cấp tin tức về vị trí mục tiêu cho hệ thống điều khiển hoả lực của máy bay. Ngoài vai trò chống rada, máy bay F-4 còn hộ tống cho máy bay cường kích và các máy bay trinh sát khác. Chúng đã từng hộ tống cho máy bay B-52 đánh vào Hà Nội và Hải Phòng năm 1972, tạo ra tầng nhiễu dài 40km đến 70km, rộng 5km đến 7km, dày 1km đến 2 km. Riêng máy bay ném bom chiến lược B-52 đã nhiều lần cải tiến, được lắp máy gây nhiễu “khôn ngoan” để đánh lừa rada bắt mục tiêu của tên lửa phòng không. Trên màn rada của tên lửa phòng không, dấu hiệu do máy gây nhiễu “khôn ngoan” tạo ra giống hết dấu hiệu B-52. Mỹ còn lắp cho B-52 một loại thiết bị “cảm ứng điện từ”-mắt thường cho phép máy bay bay ở tầm thấp hơn nhiều mà không phải dùng rada né tránh địa hình để tránh tên lửa phòng không tầm thấp.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Máy bay cảnh giới và báo động sớm từ xa AWACS (Airborn Early Warning and Control System) E-2C lần đầu tiên được sử dụng ở Việt Nam để phát hiện sớm các mục tiêu phát bức xạ điện từ và nhận dạng các mục tiêu đó. Các tín hiệu điện tử và nhận dạng các mục tiêu đó. Các tín hiệu điện từ được ghi nhận và xử lý bằng máy tính điện tử, tổng hợp và biểu thị trên màn ảnh. Máy bay chỉ cần bay ngoài không phận nhưng vẫn trinh sát sâu trong lãnh thổ đối phương. Đây là nguyên mẫu đầu tiên cho hệ thống cảnh giới và báo động từ xa hiện đại AWACS về sau này.
Với công nghệ chiến tranh điện tử hiện đại bậc nhất lúc bấy giờ nên khi mở màn chiến dịch ném bom chiến lược vào Hà Nội, Hải Phòng, Mỹ mưu toan “giáng cho miền Bắc Việt Nam một đòn choáng váng” và buộc ta phải ký Hiệp định Paris theo điều kiện của Mỹ (Trong chiến dịch này Mỹ huy động 1.077 trong số 3.400 máy bay chiến thuật (chiếm 31% số máy bay thường trực chiến đấu của Mỹ), 150 trong số 400 máy bay B-52 (chiếm 37% lực lượng không quân chiến lược), 5 trong số 14 tàu sân bay tấn công, 58 trong số 98 tàu chiến các loại của hạm đội 7 của Mỹ ở Thái Bình Dương).

Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến - Page 2 12ngaydem
Lực lượng Mỹ trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không.
Nhưng ngay trong tuần đầu tham chiến, chính Bộ chỉ huy không quân chiến lược Mỹ bị bất ngờ. Họ đã phải lập hội đồng xác minh lý do 17 chiếc B-52 bị bắn rơi. Thành phần của hội đồng gồm phần lớn chuyên gia quân sự cấp cao và đại biểu của các công ty chế tạo các hệ thống điện tử cho B-52, do Tham mưu trưởng của Bộ chỉ huy không quân chiến lược Mỹ chủ trì. Hội đồng vội vã đề xuất các kiến nghị cải tiến. Ngày 29 tháng 12 năm 1972, có 2 cải tiến về angten thuộc cơ cấu tổ hợp thiết bị chống điện tử đã được áp dụng cho máy bay B-52, nhưng cũng không xoay chuyển được tình hình của không quân Mỹ. Quân và dân ta với nòng cốt là bộ đội Phòng không-Không quân đã bắn rơi 81 máy bay trong đó có 34 chiếc B-52, 5 chiếc F-111. Không quân trẻ tuổi của ta bắn rơi 2 máy bay B-52, ghi một chiến công mới vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta, xứng đáng với lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lần về thăm quân chủng: “Tổ tiên ta ngày xưa dã có những chiến công oanh liệt trên sông, trên biển như Bạch Đằng, Hàm Tử; trên bộ như Chi Lăng, Vạn Kiếp, Đống Đa. Ngày nay, chúng ta phải mở mặt trận trên không thắng lợi. Trách nhiệm ấy trước hết là của các chú” (Lịch sử không quân nhân dân Việt Nam (1955-1977), Nxb Quân đội nhân dân, 1993, tr.5).
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Sau thất bại chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân, ưu thế trên biển và trên không của Mỹ bị suy giảm nghiêm trọng.
Về ưu thế trên biển. Nếu trước đó Mỹ đã từng khoe khoang sẽ “kiểm soát từng làn sóng trên Thái Bình Dương” thì sau chiến tranh tình hình khác hẳn. Sự suy yếu của hải quân Mỹ uy hiếp nặng nề ưu thế trên biển của họ. Mỹ đã phải giảm đến 20% lực lượng này vì gặp phải khó khăn về tài chính trong hai năm 1970-1971. Năm 1972 Le-đơ, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ thú nhận Mỹ phải giảm 200 tàu của các lực lượng hải quân và việc giảm này nhất định ảnh hưởng đến lực lượng của hạm đội 7. Theo hãng thông tấn Mỹ UPI ngày 5 tháng 9 năm 1971, phó đô đốc Uy-li-am Mắc đã phải thừa nhận hạm đội 7 của Mỹ phải giảm từ 225 tàu với 87.000 người năm 1968, xuống còn 95 tàu với 40.000 người.

Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến - Page 2 H97409
Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến - Page 2 Task_force_77_jpg_w240h234
Tàu sân bay USS Oriskany CVA-34 thuộc Task force 77 (Lực lượng đặc nhiệm 77)/7th Fleet
Năm 1972 các hạm đội mạnh của Mỹ như hạm đội 2 (Đại Tây Dương), hạm đội 7 (Thái Bình Dương), hạm đội 6 (Địa Trung Hải) v.v… bị mất cân đối về nhiều mặt, chưa được bổ sung củng cố và trang bị lại. Nhất là hạm đội 7 có nguy cơ phải rút về vì mấy năm dồn sức vào chiến tranh Việt Nam đã bị tổn thất nặng. Còn tờ “Tin trong tuần” (Mỹ) số ra ngày 12 tháng 7 năm 1971 cũng nhận định sức mạnh hải quân Mỹ ở Địa Trung Hải đã bị ảnh hưởng xấu của chiến tranh Việt Nam.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Về ưu thế trên không. Chẳng những ưu thế và lực lượng của không quân Mỹ bị tổn thất nghiêm trọng trong chiến tranh Việt Nam mà trên thực tế hậu quả thất bại của Mỹ ở Việt Nam đã ảnh hưởng rõ rệt đến ưu thế trên không của Mỹ. Bom đạn và nhiều loại trang bị, vũ khí, có thời kỳ Mỹ sản xuất ra không đủ cung cấp cho chiến trường, phải mua thêm của các nước khác như Tây Đức, Canada, Nhật Bản, v.v… Có thời kỳ, theo tin Mỹ để lộ, số lượng bom đạn dự trữ chiến lược của Mỹ chỉ còn khoảng 30 vạn tấn, Oan-tơ Líp-man, nhà báo Mỹ nổi tiếng đã đưa tin: “Các kho đã gần cạn”. Còn Le-dơ, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, cũng phải nhận xét: “Điều rõ rệt là sự sẵn sàng về quốc phòng của Mỹ bị suy yếu” (Thất bại quân sự của đế quốc Mỹ ở Việt Nam, Tạp chí Quân đội nhân dân. Loại phát hành đặc biệt, năm 1972, tập 1).
Các nhà quan sát nước ngoài kết luận, trong lúc nước Mỹ đang sa lầy nhiều năm phải bỏ ra hàng trăm tỷ đô la vào chiến tranh Việt Nam, thì Liên Xô đã có thể vượt hẳn Mỹ về nhiều mặt trong các lĩnh vực đó, làm cho Mỹ mất cả ưu thế trên biển, trên không, cả ưu thế về hạt nhân và vũ trụ. Điều đáng lo ngại nữa cho Mỹ là trong lúc đó sức mạnh hạt nhân của Trung Quốc cũng phát triển. Tình hình đó đã làm cho “ô hạt nhân” của Mỹ không còn đủ tác dụng hiệu lực như họ mong muốn trong chiến lược toàn cầu.
Trên chiến trường miền Nam, cuộc chiến tranh dựa trên ưu thế vượt bậc về công nghệ của Mỹ cũng chịu chung số phận với cuộc chiến tranh ngăn chặn và phá hoại miền Bắc.
Về ưu thế máy bay lên thẳng. Ở miền Nam, Mỹ có hơn 5.000 máy bay các loại trong đó có khoảng hơn 4.000 máy bay lên thẳng. Nếu so với số máy bay của Pháp trước đây trên toàn Đông Dương là khoảng 500 chiếc, trong đó có 5 chiếc máy bay lên thẳng, thì sức mạnh của không quân Mỹ vượt xa về số lượng và chất lượng. Thomas Power, cựu Tư lệnh không quân chiến lược Mỹ đã từng chủ quan nhận định không quân Mỹ có thể một mình chiến thắng trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam trong vòng ít ngày với một lực lượng tối thiểu. Nhưng Mỹ vẫn không giành được thắng lợi, không ngăn được sự phát triển mạnh mẽ của chiến tranh cách mạng miền Nam. Quân giải phóng miền Nam đánh thắng trên 1 triệu quân Mỹ-nguỵ, phá huỷ hàng ngàn máy bay các loại của chúng (Theo tính toán của các tướng tá Mỹ, con số 4.000 máy bay lên thẳng dùng ở Nam Việt Nam có sức mạnh tương đương một triệu quân Mỹ (Thất bại quân sự của đế quốc Mỹ ở Việt Nam, Tạp chí Quân đội nhân dân, số đặc biệt, năm 1972, tập 1). Chiến thuật cơ động lực lượng lớn và chi viện hoả lực gần bằng máy bay lên thẳng là một chiến thuật có tầm quan trọng về chiến lược của Mỹ trên chiến trường miền Nam. Đặc biệt trong cuộc hành quân “Lam Sơn 719” đánh vào vùng đường số 9-Nam Lào, trên một chiến trường rừng núi hẹp, địch huy động gần 1.000 máy bay lên thẳng. Trong chiến dịch này 600 máy bay lên thẳng hiện đại của Mỹ bị bắn rơi và phá huỷ. Tác dụng chiến thuật của máy bay lên thẳng đã mất hiệu lực: hoạt động cơ động lớn, nhất là hoạt động chỉ viện bằng hoả lực gần có những trận hầu như bị tê liệt, việc vận chuyển tiếp tế và bảo đảm hậu cần bị khống chế mãnh liệt; những đợt chuyển quân, đổ quân đều bị đánh đau; các thủ đoạn nhảy cóc di động chiến thuật không phát huy được tác dụng đáng kể và nhanh chóng bị phá sản trước hệ thống hoả lực phòng không dày đặc và sức đánh trả quyết liệt của Quân giải phóng.

Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến - Page 2 Lamson719
Hai trong số 600 chiếc bị bắn rơi với Lam Sơn 719
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Về ưu thế tăng-thiết giáp. Chiến thuật dùng lực lượng xe tăng, xe bọc thép làm lực lượng đột kích chủ yếu dựa vào chỗ mạnh vốn có của xe tăng, xe bọc thép để tăng cường sức đột kích và tốc độ tiến công, tăng cường tính vững chắc và cơ động. Nhưng trong nhiều cuộc hành quân của Mỹ-ngụy trên chiến trường miền Nam, chức năng của lực lượng xe tăng, xe bọc thép đã mất hiệu lực. Trên chiến trường này, để tiêu diệt xe tăng địch, các lực lượng vũ trang nhân dân ta có thể dùng nhiều loại vũ khí và phương tiện như tên lửa và pháo chống tăng, mìn, hố hào kết hợp chặt chẽ với tính chất địa hình. Đặc biệt trong chiến dịch Đường 9-Nam Lào, tất cả lực lượng xe tăng, xe bọc thép gồm hơn 4 thiết đoàn đều bị hoàn toàn tiêu diệt, không một chiếc nào chạy thoát. Đây là thất bại lớn nhất của lực lượng xe tăng cũng như của chiến thuật dùng xe tăng làm đột kích của Mỹ-ngụy. Trong cuộc hành quân xâm lược “Toàn thắng 1-71” vào Đông Bắc Campuchia, nhất là trong cuộc rút chạy khỏi Xnun, nơi mà địa hình khá thuận lợi cho việc phát huy sức mạnh của xe tăng-thiết giáp, chiến thuật này cũng bị chung số phận.

Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến - Page 2 Dauchim
Bắt sống xe tăng tại đường 9.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Về ưu thế pháo binh. Pháo binh là một chỗ dựa cơ bản của địch. Vì thế, Mỹ luôn luôn ra sức cải tiến pháo binh. Chiến thuật pháo binh còn gọi là chiến thuật “căn cứ hoả lực” được vận dụng với quy mô lớn. Đó là sự tập trung một số rất nhiều pháo tổ chức thành một hệ thống căn cứ hoả lực pháo binh liên hoàn cả phía trước và phía sau, nằm ngay trong đội hình chiến đấu của các đơn vị hành quân, tạo nên một mạng lưới hoả lực pháo binh dày đặc và có uy lực mạnh để bảo đảm cho đội hình hành quân trong tiến công cũng như phòng ngự. Địch cho rằng, kết hợp chặt chẽ với máy bay và xe tăng-thiết giáp, hệ thống căn cứ hoả lực này có thể tạo nên khả năng chiến thuật rất lớn để chế áp mọi hoạt động của đối phương, tiến có thể đánh, cụm lại có thể giữ, khi rút lui có thể đảm bảo đội hình không bị rối loạn. Song, với nghệ thuật tác chiến, nhất là nghệ thuật sử dụng pháo binh tài giỏi, Quân giải phóng đã làm cho chiến thuật “căn cứ hoả lực” của địch hoàn toàn mất hiệu lực.

Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến - Page 2 Vietnam_0
Một căn cứ hỏa lực Mỹ tại Phước Tuy năm 1969.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Bước vào giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước, được sự giúp đỡ to lớn và có hiệu quả của Liên Xô, Trung Quốc và các nước anh em khác, các lực lượng vũ trang nhân dân ta được trang bị vũ khí kỹ thuật tương đối hiện đại, tạo cơ sở hình thành mới và phát triển các quân binh chủng kỹ thuật như Quân chủng Phòng không-Không quân (năm 1962 (Riêng Không quân nhân dân Việt Nam ra đời ngày 3 tháng 3 năm 1955 theo quyết định số 15/QĐ của Bộ trưởng Quốc phòng thành lập Ban nghiên cứu sân bay. Ngày này trở thành ngày truyền thống của bộ đội không quân)), Quân chủng Hải quân (ngày 5 tháng 10 năm 1959), Binh chủng Đặc công (ngày 19 tháng 3 năm 1967), Binh chủng Hoá học (ngày 19 tháng 4 năm 1958). Cùng với các Binh chủng Pháo binh, Binh chủng Thông tin và Binh chủng Công binh thành lập từ cuộc kháng chiến chống Pháp, các quân binh chủng kỹ thuật mới được thành lập góp phần xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, hiện đại, làm nòng cốt cho các lực lượng vũ trang nhân dân ta trong cuộc thử thách mới.
Theo đánh giá của Viện nghiên cứu chiến lược London về tình hình quân đội các nước trên thế giới, cuối những năm 60, Quân đội nhân dân Việt Nam được trang bị vũ khí với trình độ công nghệ vượt xa khả năng và trình độ công nghệ quân sự trong nước.
Theo họ, lục quân Quân đội nhân dân Việt Nam được trang bị xe tăng T-54, xe tăng trinh sát PT–76, xe bọc thép chở quân BTR-40, pháo tự hành SU-76, đạn rocket phản lực, các phương tiện cơ giới của công binh.
Vũ khí trang bị phòng không có pháo phòng không 37mm, 57mm, 85mm; súng máy phòng không 12,7mm, trong số đó có một vài kiểu được điểu khiển bằng rada và tên lửa phòng không tầm vừa SAM-2 có điều khiển.
Hải quân được trang bị tàu phóng ngư lôi cỡ nhỏ (50 tấn), tàu tuần tra cao tốc (100 tấn), tàu quét mìn ven bờ, tàu và xuồng máy tuần ttra được trang bị pháo, v.v…
Không quân được trang bị máy bay ném bom IL-28, máy bay tiêm kích MiG-15, MiG-17, MiG-19, MiG-21, tên lửa không đối không, máy bay lên thẳng vũ trang và chống tàu, v.v…
Trong giai đoạn cuối cuộc chiến tranh, Quân đội nhân dân Việt Nam được trang bị thêm các xe tăng T-54, T-59, xe bọc thép trinh sát chiến đấu, pháo tự hành phòng không, tên lửa chống tăng có điều khiển Sagger, tên lửa phòng không tầm vừa SAM-3 và tên lửa phòng không tầm ngắn tự dẫn bằng hồng ngoại SAM-7, v.v…

Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến - Page 2 A-72
Chiến sĩ GPQ với tên lửa SA-7 (tên Việt Nam là A-72)
Ngoài ra, được sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc, chúng ta đã trang bị cho bộ đội hoá học các phương tiện phòng chống vũ khí sát thương hàng loạt như khí cụ trinh sát phóng xạ (máy đo phóng xạ, máy đo chiếu xạ), khí cụ trinh sát hóa học (máy tự động báo chất độc hóa học, máy trinh sát chất độc hóa học theo phương pháp chỉ thị màu), các loại xe trinh sát phóng xạ và chất độc hóa học. Bộ đội hóa học cũng được trang bị các phương tiện phòng chống hóa học như mặt nạ phòng độc, quần áo phòng da, thiết bị thông gió và lọc độc; khí cụ tiêu độc cho bộ đội và các vũ khí trang bị kỹ thuật khác.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Khái quát trình độ công nghệ vũ khí trang bị kỹ thuật của các lực lượng vũ trang nhân dân trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước, có thể rút ra một số nhận xét chung sau đây:
Về công nghệ vật liệu: đại bộ phận vũ khí trang bị kỹ thuật nhận được từ bên ngoài (từ phần lớn vũ khí bộ binh, pháo chống tăng, pháo phòng không, tên lửa, tàu phóng lôi, xe tăng đến máy bay chiến đấu) đều được chế tạo trong những năm từ 1940 đến 1960 hoặc đầu những năm 70. Trong những năm đó, trên thế giới đã và đang hình thành những công nghệ mới tạo dựng bức tranh công nghệ của thế giới hôm nay. Đó là công nghệ vật liệu mới, công nghệ điện tử-tin học, công nghệ vũ trụ, công nghệ sinh học và năng lượng.

Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến - Page 2 Phaophongkhong
Pháo phòng không S-60 cỡ 57mm của VN - sử dụng công nghệ của những năm 50/TK20
Trong công nghệ vật liệu đã hình thành và phát triển rất nhanh bộ môn khoa học mới gọi là khoa học vật liệu nhằm nghiên cứu tính chất của vật liệu dưới tác động của các quy luật chế tạo và gia công để tạo ra vật liệu có tính chất vật lý, cơ học, hóa học, nhiệt học theo yêu cầu định trước. Thành tựu này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công nghệ quân sự để chế tạo các vật liệu đặc thù như vật liệu composit sợi chất dẻo, gồm chất dẻo, hợp kim nhẹ, v.v… có độ bền lớn ở nhiệt độ cao, chịu được quá tải lớn để chế tạo các thành phần chịu lực của máy bay, tên lửa; vật liệu có độ bền nhiệt chống cháy, chịu va đập và xung lực mạnh ở nhiệt độ cao để chế tạo động cơ các khí cụ bay; vật liệu siêu sạch có độ tinh khiết cao để chế tạo các thiết bị nhậy cảm hồng ngoại, rada, laser. Công nghệ chế tạo vật liệu đã hoàn toàn vượt qua giai đoạn kinh nghiệm để chuyển qua giai đoạn công nghệ-khoa học. Công nghệ vật liệu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chế tạo các khí cụ bay. Vào thời kỳ đó, khí cụ bay của ta sử dụng vật liệu kết cấu là kim loại và hợp kim nhẹ, còn khí cụ bay của Mỹ đã bước đầu dùng vật liệu composit sợi chất dẻo ở một số bộ phận. Đây là loại vật liệu vừa có độ bền lớn, lại nhẹ hơn nhiều vật liệu kim loại, đã góp phần tạo ra khả năng linh hoạt và cơ động rất lớn cho máy bay của Mỹ.
Công nghệ vật liệu trong vũ khí trang bị kỹ thuật của các lực lượng vũ trang nhân dân ta là công nghệ của Liên Xô trước đây và của Trung Quốc, không chỉ có nét đặc thù quân sự như đã nêu trên, mà còn phải chịu được tác động mạnh của môi trường như gỉ, ăn mòn, nấm mốc. Để giải quyết vấn đề này, Liên Xô dùng hai biện pháp kết hợp. Một là dùng các chất phụ gia đặc biệt như nguyên tố hiếm hoặc thành phần tối ưu để tạo ra khả năng “miễn dịch môi trường”. Biện pháp này phụ thuộc cốt yếu vào trình độ khoa học và công nghệ vật liệu, đòi hỏi đầu tư rất lớn, nhưng là biện pháp cơ bản, đi thẳng vào bản chất của vật liệu. Biện pháp thứ hai là dùng các chất dầu, mỡ, sơn bảo quản, có thể sản xuất hàng loạt, khối lượng lớn, chi phí thấp, sử dụng kết hợp với các vật liệu có khả năng “miễn dịch môi trường” ở mức độ vừa phải. Vì lý do kinh tế, Liên Xô đã phải kết hợp dung hoà hai biện pháp đó. Ngược lại, cách làm của Mỹ và Nhật Bản lại tập trung chủ yếu vào biện pháp thứ nhất. Họ sẵn sàng đầu tư lớn, đầu tư một lần, để nâng cao vượt bậc khả năng “miễn dịch môi trường” ngay từ khâu chế tạo vật liệu. Do đó vũ khí trang bị kỹ thuật của họ giá thành cao nhưng tin cậy, chống chịu môi trường tốt, đặc biệt trong môi trường nhiệt đới.
Công nghệ thiết kế chế tạo trên thế giới giai đoạn này đã bước đầu chuyển sang giai đoạn tự động hóa với sự hỗ trợ của máy tính điện tử. Điều này giải thích vì sao trong những thời gian ngắn, Mỹ đã kịp thay đổi, cải tiến các kiểu vũ khí trang bị để đưa vào sử dụng ở chiến trường Việt Nam.
      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 2 trong tổng số 4 trang]

Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4  Next

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Liên hệ | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất