Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Military Tech
Military Tech Thành viên

Cấp bậc: Thành viên

Giới tính : Nam

Bài viết : 9

Danh vọng : 22

Uy tín : 1

Việc đóng mới Tàu pháo TT400TP và Tàu 12418 2 nằm trong chương trình trang bị tiếp theo cho Quân chủng Hải quân để nâng cao năng lực quản lý và bảo vệ chủ quyền biển đảo, thềm lục địa của Tổ quốc.

Sáng 8/10, Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân đã ký hợp đồng với Công ty Đóng tàu Hồng Hà và XNLH Ba Son (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) đóng mới 2 lớp tàu chiến đấu hiện đại là Tàu pháo TT400TP và Tàu 12418.

Việt Nam tự đóng mới thêm 2 tàu chiến Tau-ph10
Tàu pháo số 2 đã được đóng thành công tại Công ty Đóng tàu Hồng Hà và bàn giao cho Quân chủng Hải quân hồi tháng 9.
Ảnh: QĐND.


2 lớp tàu chiến đấu trên nằm trong chương trình trang bị tiếp theo cho Quân chủng Hải quân để nâng cao năng lực quản lý và bảo vệ chủ quyền biển đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc; góp phần xây dựng Quân chủng Hải quân tiến lên cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại trong tình hình mới.

Tàu pháo TT400TP và Tàu 12418 được mua thiết kế và chuyển giao công nghệ triển khai đóng tại Công ty Đóng tàu Hồng Hà và XNLH Ba Son. Chuẩn Đô đốc Nguyễn Văn Ninh, Phó tư lệnh Quân chủng Hải quân (đại diện chủ đầu tư) đã ký hợp đồng với đại diên các đơn vị đóng tàu.

theo QĐND


Mời các bác tham khảo thêm thông tin về TT400TP từ Wikipedia


TT-400TP là một lớp tàu pháo do Việt Nam tự sản xuất dựa trên bản thiết kế sơ bộ mua từ nước ngoài. TT là viết tắt của từ "tuần tra", còn TP là viết tắt của từ "tàu pháo" TT-400TP là lớp tàu pháo có vũ khí điều khiển tự động hoạt động trên biển với bốn nhiệm vụ: tiêu diệt tất cả tàu chiến đổ bộ và tàu hộ tống của địch; bảo vệ căn cứ các đội tàu đổ bộ và đội tàu hộ tống ở vùng hoạt động của các lực lượng và tàu phục vụ các lực lượng rà quét mìn; bảo vệ tàu dân sự trên biển và trinh sát chiến thuật cảnh giới mặt nước. Chiếc đầu tiên trong lớp TT-400TP là tàu mang số hiệu HQ-272 khởi đóng ngày 22 tháng 4 năm 2009 và chính thức được chuyển giao cho Quân chủng Hải quân Việt Nam ngày 16 tháng 1 năm 2012. Chiếc thứ hai mang số hiệu HQ-273 bàn giao cho Hải quân Việt Nam ngày 31 tháng 8 năm 2012.

Việt Nam tự đóng mới thêm 2 tàu chiến Images25
Tàu HQ 272 trong buổi lễ bàn giao cho QC Hài Quân


Thiết kế

Tàu có trọng tải choán nước là 413 tấn khi không tải , 446 tấn khi tải trung bình và 480 tấn khi toàn tải . Chiều dài dài nhất 54,16m, chiều rộng rộng nhất 9,16m, mớn nước 2,7 m .Tốc độ tối đa 32 hải lý/giờ, tầm hoạt động 2500 hải lý khi tàu chạy ở tốc độ kinh tế 14 hải lý/giờ. Tàu hoạt động liên tục trên biển 30 ngày đêm, có khả năng tác chiến trong điều kiện sóng cấp 5 và chạy trong điều kiện gió cấp 9, 10 và sóng cấp 8.

Tàu được thiết kế và chế tạo theo kiểu module độc lập (trong mỗi môđun được thiết kế và bố trí lắp đặt các thiết bị gần như hoàn chỉnh theo từng khối, sau đó chỉ cần cẩu - đấu - lắp tổng thành các đoạn môđun lại). Vì thế, các trang thiết bị đóng sẵn có thể đưa lên trước, tiến độ nhanh hơn, độ chính xác cao hơn. Mặt khác các kỹ sư Nhà máy Z173 đã thiết kế thành công trên máy vi tính cái nào cần lắp đặt trước, cái nào cần lắp đặt sau....Đặc biệt là hệ thống vũ khí khí tài trên tàu là nhiều loại, nhiều trạng thái nên cần phải kiểm tra cân chỉnh trước khi lắp ráp. Việc bảo đảm độ phẳng của mặt phẳng để lắp pháo là yếu tố sống còn, yêu cầu trọng tâm của việc đóng tàu chiến. Khi hoạt động hay chiến đấu trên biển, tàu thường bị rung, nhất là trong quá trình bắn pháo. Trước yêu cầu khắt khe về việc lắp đặt vũ khí mà độ dung sai được tính bằng các thông số cực nhỏ, nên các kỹ sư đã thiết kế công nghệ tạo mặt phẳng chuẩn kiểm tra trung tâm theo đó tất cả các thiết bị, vũ khí trên tàu phải thông qua mặt phẳng chuẩn để kiểm tra độ chính xác và thống nhất tọa độ cả trước – trong và sau khi lắp ráp.

Vũ khí

Việt Nam tự đóng mới thêm 2 tàu chiến Images26
Hải pháo trên tàu HQ 272


Về vũ trang, tàu được trang bị súng máy phòng không 14,5 mm, pháo hạm tự động 76 mm AK-176 và một pháo tự động 6 nòng 30 mm AK-630 có radar dẫn bắn để tiêu diệt mục tiêu trên biển, trên không . Tàu còn có hệ thống tên lửa phòng không MANPAD SA-N-14 Grouse 2 ống phóng .

AK-176M : Trang bị hải pháo trên tàu là pháo hạm một nòng tự động 76/59 АU kiểu tháp pháo АК-176, tháp pháo được bố trí trên phần mũi tàu của boong tàu. Cơ số đạn pháo đầy đủ là 316 viên và được trang bị sẵn sàng 152 viên đạn. Tháp pháo được chế tạo từ hợp kim nhôm và magnesium Amr-61 với độ dày 4mm. Kíp trắc thủ - 2 người ( nếu nạp đạn bằng tay thì kíp trắc thủ là 4 người). Pháo bắn nhanh AK-176 có thể tùy chỉnh tốc độ bắn 30, 60 hoặc 120 viên/phút để tiêu diệt các mục tiêu trên mặt nước và trên không. Tầm “hỏa lực” của loại vũ khí này đạt 15 km, tầm bắn đạt hiệu quả cao là 10 km. AK-176 được điều khiển bởi radar điều khiển hỏa lực MR-123-02 và được hỗ trợ bằng hệ thống quang học và định tầm laser, cho phép ngắm bắn mục tiêu hiệu quả và chính xác hơn, ngoài ra AK-176 cũng có độ giật ít và ổn định hơn nên xác suất trúng mục tiêu cũng cao hơn. AK-176 cũng được trang bị 2 loại đạn là đạn xuyên giáp ZS-63 và đạn nổ phá mảnh OF-62, có thể hạ được mục tiêu bay cỡ nhỏ như tên lửa hành trình, thậm chí là tên lửa chống tăng. AK-176 là loại pháo 1 nòng, đường kính 76.2 mm ; Thiết kế năm 1977_Đưa vào sử dụng rộng rãi năm 1979 dùng trên tàu chiến đấu ; Trọng lượng tòan bộ khẩu pháo : 10.29 tấn ; Trọng lượng pháo : 821 kg ; Góc bắn của pháo từ - 10 độ – 80 độ nếu điều khiển bằng hệ thống điện tử ESP -221 ; Góc bắn của pháo từ - 15 độ – 85 độ nếu điều khiển bằng tay ; Chiều dài nòng pháo: 4.484 mét; Trọng lượng tòan bộ viên đạn : 12.8 kg _trọng lượng đầu đạn 5.9 kg ; Tốc độ đạn 980 m/s; Tầm bắn xa : 15.7 km với tốc độ bắn tự động của pháo là 120 phát/phút; Tầm cao : 11km; Được điều khiển bắn tự động bằng hệ thống ra đa MR-123-02 FCS với tầm phát hiện từ xa 45 km hoặc khi bắn bằng tay với tốc độ 30 phát / phút;

AK-630M : Trên boong phía đuôi tàu của thiết kế TT-400TP để chống lại các tên lửa hành trình chống tàu và máy bay, được lắp pháo tự động AO-18 có cơ cấu xoay với 6 nòng được làm mát liên tục, hộp tiếp đạn dạng băng tự động và một cơ cấu khóa nòng cơ khí để nạp đạn và hất vỏ đạn sau khi bắn. Pháo phòng không AK-630M có khả năng tạo một màn đạn với tốc độ 5000 viên/phút điều khiển bằng radar hoặc kính ngắm quang học. Được thiết kế năm 1963 của hãng Tulamashzavod-Nga, hoàn tất 1964 được điều khiển tự động bằng ra đa vào năm 1976, phiên bản hệ thống AK-630M (A-213M) được chấp nhận hoạt động 1979, được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực bao gồm : TV cung cấp việc hiển thị theo dõi các mục tiêu mặt nước, mục tiêu hàng không. Rada giúp phát hiện bám bắt mục tiêu mặt nước từ cự li 7,5km (Như ca nô đề án 250) và mục tiêu hàng không từ cự li 7km (Như Mig-21). AK-630M có chế độ bắn thông thường 4-5 loạt bắn với mỗi loạt từ 20 – 25 viên đạn từ tầm bắn max, trên tầm bắn hiệu quả, loạt bắn có thể kéo dài với số lượng lên đến 400 viên ngắt đoạn ngắn từ 3-5 giây. Trọng lượng tòan bộ rỗng của khẩu pháo là 1850 kg, trọng lượng pháo là 1918 kg và 9114 kg cho tòan bộ hệ thống ; Góc bắn của pháo từ -12 độ đến 88 độ với hệ thống điều khiển tự động ; Tốc độ đường đạn 900 m/s ; Tốc độ bắn : 5000 viên đạn/phút ; Tiếp đạn từ một thùng đạn chứa được 2000 viên và khoảng 1000 viên đạn dự trữ trong một thùng chứa khác; Trọng lượng đạn : 0.54 kg, Đạn dược được sử dụng trong AK-630M, đó là: ОФ-84: Đạn mảnh- nổ mạnh nặng 390 g chứa 48,5 g thuốc nổ, sử dụng đầu đạn А-498К; ОФЗ: cải tiến của ОФ-84 nên uy lực công phá lớn hơn; OP-84: đạn mảnh-vạch đường nặng 390 g, chứa 11,9 g thuốc nổ. Tầm bắn hiệu quả 4000 mét với mục tiêu trên không và 5000 mét với mục tiêu mặt nước. Hệ thống điều khiển hỏa lực trung tâm: A-213-Vympel-A bao gồm radar và hệ thống quang truyền hình (Tháp pháo được điều khiển từ xa bởi hệ thống radar kiểm soát hỏa lực và đài quan sát (hỗ trợ đài điều khiển)_Thời gian phản ứng: 2-3 giây). Khi không điều khiển bằng radar thì dùng máy ngắm cơ-quang Vympel-A: phục vụ ngắm bắn dự phòng trực tiếp chống tên lửa diệt hạm tiếp cận tàu cho pháo đa năng nòng xoay AK-630M. Qua thử nghiệm thì hệ thống pháo AK-630M đã bắn trúng mục tiêu là một tên lửa mô phỏng ở độ cao 10m chỉ với 200 phát đạn.

Súng máy 14.5mm (Súng máy 14.5mm MTPU): súng được thiết kế để lắp đặt trên tàu chiến, tầm bắn đến 2000m và độ cao đến 1500m. Để bắn mục tiêu trên không, trên mặt biển và mặt đất, có thể dùng các loại đạn xuyên phá B-32, đạn vạch đường BZT và đạn phá MDZ với tốc độ bắn ít nhất 450 viên/phút và cơ số đạn 1500 viên. Tàu được trang bị 2 khẩu 14.5mm, với trọng lượng của hệ thống súng và giá súng tổng cộng khoảng 400kg, hệ thống súng máy dài 2.8m, rộng 0.865m, cao 1.5-1.8m với góc bắn mục tiêu trên cao từ - 15 độ đến + 60 độ .

Tên lửa MANPDAS: Tên lửa MANPDAS là tên lửa vác vai được thiết kế cho nhiệm vụ tiêu diệt các mục tiêu trên không cả bay vào lẫn bay ra trong tầm nhìn như các loại máy bay quân sự dùng động cơ phản lực, động cơ tuốc bin cánh quạt hay động cơ đốt trong cánh quạt, cũng như các loại trực thăng vũ trang hay phương tiện bay không người lái điều khiển từ xa, trong điều kiện có nhiễu nhiệt tự nhiên hoặc bị đối phương chế áp quang hồng ngoại. Đạn tên lửa của tổ hợp cũng được điều khiển bằng tia hồng ngoại, sử dụng đầu nổ tăng lượng và mảnh nổ, ngòi nổ cận đích la-de/chạm nổ và đầu tự dẫn mới giúp tăng độ chính xác và tầm bắn hiệu quả tối đa 5 km, tầm cao 3,5km và tốc độ gấp 1,65 lần tốc độ âm thanh (1.980 km/h). Tên lửa có khối lượng 10.8 kg, chiều dài 1.574 m, đường kính 72 mm, đầu nổ 1.17 kg với lượng nổ 390g (14 oz), động cơ động cơ phản lực nhiên liệu rắn, thời gian vận hành: 13 giây, thời gian chuẩn bị cho lần bắn tiếp theo: 30 giây. Các tên lửa Igla được đặt trên cơ cấu giá phóng để phục vụ phóng đạn tên lửa phòng không vác vai một cách tự động bằng điều khiển từ xa theo các chế độ phóng khác nhau như: phóng phát một, phóng liên tiếp từ 2 tới 8 đạn hoặc phóng loạt 2 đạn từ 2 ống phóng khác nhau. Trên tàu được trang bị 2 cơ cấu giá phóng tên lửa, với mỗi cơ cấu lắp được 4 quả tên lửa.

Ra đa trên tàu là loại Ra đa hiện đại như : Hệ thống radar Kaskad với radar Delta-М • Hệ thống radar dẫn đường Furuno • Radar tìm kiếm và hệ thống theo dõi bao gồm Air / Navy • Hệ thống nhận biết địch-ta, hệ thống quang-điện tử • Hệ thống định vị/dẫn đường vệ tinh • Hệ thống thông tin liên lạc tự động.

Việt Nam tự đóng mới thêm 2 tàu chiến Qp_nam10
Tàu HQ 272 chạy thử trên biển

      
Military Tech
Military Tech Thành viên

Cấp bậc: Thành viên

Giới tính : Nam

Bài viết : 9

Danh vọng : 22

Uy tín : 1

Thông tin về tàu 21418 ( 2141.8 )


Việt Nam tự đóng mới thêm 2 tàu chiến 2141810


Tàu tên lửa lớp Molniya tên tiếng Nga là Проекта 1241 (Dự án 1241) NATO gọi là tàu hộ tống lớp Tarantul, là thế hệ đầu tiên được bắt đầu phát triển từ năm 1977 và hoàn thành năm 1979. Việc sản xuất hàng loạt được tiến hành tại nhà máy Yaroslav và nhà máy Vladivostok cho tới năm 1988. Lớp tàu này còn có tên gọi Pauk I, ban đầu mang tên tàu tuần tiễu tiến công cao tốc, sử dụng cho mục đích tác chiến chống ngầm. Một phiên bản nâng cấp của lớp tàu này được đóng tại nhà máy Karbarovsk năm 1995. Năm 1989-1990, 2 tàu Molniya được suất khẩu cho Bungari có ký hiệu 1241.1M. Năm 1996, Ucraina mua 2 chiếc cũng thuộc lớp tàu này là Project 1241P và Project 1241PC. Tàu tên lửa thế hệ hai là Pauk II được đóng tại nhà máy Yaroslav và 02 chiếc được trang bị cho Hải quân Nga năm 1997 và 1998.

Tàu tên lửa Molniya (Project 12421) do phòng thiết kế Hải quân Trung ương Almaz thiết kế, được sản xuất tại nhà máy Vympel. Được trang bị hệ thống tên lửa chống tàu Moskit-E (SS-N-22 Sunburn)gồm 2 ống phóng và hệ thống điều khiển hỏa lực 3C-25E. Tên lửa siêu âm (vận tốc 780m/s khối lượng phóng 4 tấn) mang đầu chiến đấu 300kg và có thể giao chiến với mục tiêu ở cự ly 120km. Tên lửa bay ở độ cao 15m trong giai đoạn giữa và 3-6m trong giai đoạn cuối tiếp cận mục tiêu. Hệ thống radar bám bắt mục tiêu hiện đại đảm bảo độ chính xác trong phát hiện và tiêu diệt mục tiêu.

Pháo tự động 76,2mm (AK-176M) được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu trên không và trên mặt nước (kể cả thủy lôi thả nổi trên mặt biển) và mục tiêu trên đất liền. Pháo có tầm bắn 15km, độ cao 11km, đạn dự trữ 152 viên với tốc độ bắn 120-130 phát/phút.

Hai pháo 6 nòng tự động 30mm (AK-630M) có tầm bắn 4-5km, đạn dự trữ 2000 viên và nhịp bắn 4000-5000 phát/phút.

Để bảo vệ tàu trước các đòn đánh trên không và ngư lôi, tàu được trang bị 02 ống phóng mồi bẫy kiểu PK-10, 01 giá phóng tên lửa mang vác Igla (12 quả).

Với lượng choán nước toàn tải 550 tấn và độ sâu mớn nước 2,56m tàu có tính năng đi biển rất cao, đảm bảo hiệu quả sử dụng vũ khí trên tàu và đạo hàng an toàn ở tốc độ nhỏ khi sóng biển ở cấp 5-8. Hệ thống động lực chính là khối động cơ tuabin khí gas M-15E.1 gồm 02 động cơ tuabin có thể giúp tàu chạy tuần tiễu hoặc chạy ở tốc độ tối đa. Trong điều kiện tiêu chuẩn, công suất tối đa của động cơ đạt 32000 HP, vận tốc tối đa 38 Nm/h. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, công suất tối đa đạt 23700 HP tương ứng với tốc độ tối đa 35 Nm/h.

Kíp tàu gồm 44 thủy thủ trong đó có 8 sĩ quan. Thời gian hoạt động trên biển là 10 ngày, cự ly hoạt động khi chạy ở tốc độ 12 Nm/h là 1650 dặm, nhiên liệu dự trữ tối đa cho phép tàu hoạt động với cự ly 2400 Nm.

Tàu Molniya (Project 12418) khác với phiên bản cơ sở về trang bị tên lửa: tàu được lắp đặt hệ thống tên lửa Uran-E bao gồm 04 dàn phóng, mỗi dàn phóng mang 04 tên lửa đối hải, vận tốc cận âm 3M-23E (SS-N-25 Switchblade). Tên lửa có khối lượng 600kg mang đầu đạn 145kg, được phóng từ container phóng/vận chuyển và có thể giao chiến với mục tiêu ở cự ly 130km.

Với tính năng kỹ chiến thuật và vũ khí trên tàu tên lửa Molniya cho phép sử dụng trong tác chiến hải quân chống nhiều loại mục tiêu trên mặt nước bao gồm tàu hộ tống hạm và tàu lớp Frigat.

Theo Wikipedia

      
longduc2
longduc2 Năng nổ

Cấp bậc: Năng nổ

Giới tính : Nam

Bài viết : 176

Danh vọng : 295

Uy tín : 57

Phân biệt hai loại tàu chiến trong Hải quân Việt Nam


Molniya và Tarantul là hai loại tàu chiến có trong Hải quân Nhân dân Việt Nam có nhiều điểm tương đồng, vậy nhận biết 2 loại tàu chiến này như thế nào?

Cả Molniya và Tarantul đều thuộc Project 1241 (NATO định danh chung là Tarantul) thuộc loại tàu tên lửa cao tốc, được thiết kế cho nhiệm vụ chiến đấu ở các vùng ven biển, những vùng biển nông, tốc độ cao, hỏa lực mạnh là những ưu điểm của loại tàu tên lửa này.

Project 1241 được Liên Xô khởi xướng vào cuối những năm 1970, nhằm thay thế cho loại tàu tên lửa cao tốc Osa đã lỗi thời.

Việt Nam tự đóng mới thêm 2 tàu chiến Tau-ch10
Tàu tên lửa Project 1241 Tarantul của Hải quân Nga, điểm dễ dàng nhận thấy là radar Monolith ở phía trên buồng chỉ huy.


Năm 1978, chiếc đầu tiên của dự án được hoàn thành và chuyển giao cho Hải quân Liên Xô đánh giá.
Biến thể này được trang bị 4 tên lửa chống hạm P-15 Termit tầm bắn 40km, 1 pháo hạm AK-176 76,2mm ở phía trước và 2 pháo bắn nhanh AK-630 ở phía sau.

Việc định danh các biến thể của Project 1241 khá phức tạp. Với Nga, cứ mỗi lần có cải tiến nhỏ lại được đặt cho một định danh khác trong khi hình dáng bên ngoài không thay đổi nhiều. Điều này chính là lý do khiến nhiều người khó phân biệt được Molniya và Tarantul.

Các biến thể khác được phát triển của Project 1241 gồm có 1241.1M/MR (NATO định danh là Tarantul III) trang bị radar tìm kiếm mục tiêu Monolith, radar này có phạm vi tìm kiếm mục tiêu 120km ở chế độ chủ động, lên đến 500km với chế độ thụ động.

Biến thể mới thay thế tên lửa P-15 bằng tên lửa chống hạm siêu âm P-270 Moskit, tầm bắn 120km, thay thế động cơ CODOG (kết hợp động cơ diesel tuabin khí) bằng động cơ CODAG (kết hợp động cơ diesel gas)
Project 1241 RE là biến thể xuất khẩu của Project 1241, (NATO định danh là Tarantul-II), có điểm khác biệt so với biến thể dùng cho Hải quân Liên Xô là đã loại bỏ radar tìm kiếm mục tiêu Monolith lắp đặt phía trên buồng chỉ huy, thay vào đó là radar tìm kiếm mục tiêu Garpun-Bal (NATO định danh Plank Shave) ở trên đỉnh cột buồm.

Vị trí radar lắp đặt radar Monolith được thay thế bằng radar điều khiển hỏa lực MR-123 Vympel cho pháo hạm AK-176 và pháo bắn nhanh AK-630.

Về vũ khí Project 1241 RE được trang bị 4 tên lửa chống hạm P-15 Termit ít năng lực hơn cơ cấu bố trí cụm phóng tên lửa chống hạm tương tư như của Nga, 1 pháo hạm AK-176 76,2mm, 2 pháo bắn nhanh AK-630, tên lửa đối không tầm thấp Igla.

Hải quân Nhân dân Việt Nam đặt mua loại tàu này từ năm 1999, 4 tàu đã được chuyển giao đầu những năm 2000. Hiện tại, Việt Nam tự đóng loại tàu này với sự trợ giúp chuyển giao công nghệ từ Nga. Ít nhất 6 chiếc tàu tên lửa Tarantul đang phục vụ trong biên chế Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Molniya là tên Nga đặt riêng cho biến thể này, nó cũng được gọi là Lightning. Biến thể này cũng được gọi là Project 1241.1 Molniya, 1241.1/1241.8 thực ra là cùng một dự án, sở dĩ có định danh khác nhau là do được xuất khẩu cho các quốc gia khác nhau.

Project 1241.1 là biến thể dùng cho Hải quân Nga chỉ có 1 chiếc được đưa vào sử dụng.

Project 1241.8 là biến thể dành riêng cho xuất khẩu. Trong đó, biến thể xuất khẩu cho Ấn Độ pháo hạm AK-176 được thay bằng pháo hạm OTO 76mm SRGM của Pháp, radar tìm kiếm mục tiêu được đặt trong mái vòm phía trên đỉnh cột buồm. Còn Project 1241.8 xuất khẩu cho Việt Nam sử dụng hoàn toàn vũ khí và các hệ thống điện tử của Nga.

Việt Nam tự đóng mới thêm 2 tàu chiến Tau-ch11
Project 1241.8 Molniya, NATO không đặt định danh riêng cho biến thể này, vẫn được gọi là Tarantul. Đây là biến thể được thiết kế dành riêng cho xuất khẩu.


Giữa Molniya và Tarantul có rất nhiều điểm khác biệt dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường, cấu trúc thượng tầng của Molniya được chia làm 3 cấp, lắp đặt 3 loại radar khác nhau.

Đầu tiên, phía trên buồng chỉ huy được lắp đặt radar điều khiển hỏa lực cho tên lửa chống hạm Garpun-Bal-E (ở Project 1241 RE Tarantul, radar này nằm trên đỉnh cột buồm), tiếp đến là radar điều khiển hỏa lực MR-123 Vympel cho pháo hạm AK-176 và pháo bắn nhanh AK-630, trên đỉnh của cột buồm lắp đặt radar tìm kiếm mục tiêu MR 352 Positiv-E (lưu ý tàu tên lửa Project 1241 RE Tarantul không có loại radar này).

Cột buồm của Project 1241 RE Tarantul hình tròn hơi nghiêng về phía sau còn cột buồm của Molniya hình hộp thẳng đứng và thấp hơn, 2 bên cột buồn được lắp đặt 2 hệ thống chiến tranh điện tử.

Việt Nam tự đóng mới thêm 2 tàu chiến Tau-ch12
Tàu tên lửa Project 1241 RE Tarantul phía trên và Project 1241.8 Molniya phía dưới của Hải quân Nhân dân Việt Nam, sự khác biệt giữa 2 biến thể này là rất rõ ràng


Về vũ khí của Molniya mạnh hơn nhiều so với Tarantul, Molniya được trang bị tới 16 tên lửa chống hạm cận âm Kh-35 Uran-E (NATO định danh là SS-N-25 Switchblade tầm bắn 130km, được bố trí thành 4 cụm phóng 2 bên mạn với 4 tên lửa mỗi cụm phóng.

Project 1241.8 Molniya được trang bị pháo hạm AK-176M 76,2 mm, 2 pháo bắn nhanh AK-630M, tên lửa đối không tầm thấp Igla-1M, (với vũ khí Nga, chữ M được sử dụng cho các biến thể đã trải qua quá trình hiện đại hóa).

Hệ thống động lực của 2 loại tàu này là giống nhau đều sử dụng động cơ CODOG (kết hợp động cơ diesel tuabin khí). Lượng giãn nước của Molniya nhỉnh hơn một chút so với Tarantul do mang nhiều tên lửa hơn( 550 tấn so với 490 tấn).
Việt Nam tự đóng mới thêm 2 tàu chiến Tau-ch13
      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất