Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Điều hành, hoạt động, câu dụ, chiêu nạp những người người nhẹ dạ, ham vật chất bằng hệ thống internet; sau đó phổ biến, tập huấn, chỉ đạo những đối tượng trong nước thực hiện việc phát tán, dán cờ ba sọc, truyền đơn có nội dung phản động, xuyên tạc sự thật về Đảng, Nhà nước, lịch sử Việt Nam về hình ảnh Bác Hồ … nhằm kích động người dân, đó là bản chất của cáí gọi là “Tuổi trẻ yêu nước”.

Đầu độc

Cuối tháng 4 đầu tháng 5/2012 Nguyễn Phương Uyên (sinh viên năm 3, hệ Cao đẳng trường ĐH Công nghệ Thực phẩm TP.HCM) lên mạng internet với nhu cầu học tiếng Thái Lan. Trong quá trình này, Uyên có quen biết đối tượng tên Nguyễn Thiện Thành (hiện ở Thái Lan). Lần lượt những chủ đề về biển đảo, về đất nước được Thành khéo léo biến thành chủ đề trong những lần trao đổi với Phương Uyên theo hướng xuyên tạc.[/font]

Lột mặt nạ tổ chức “Tuổi trẻ yêu nước” Hinh%201%20-%20Phuong%20Uyen
Nguyễn Phương Uyên

Lợi dụng sự nhận thức chưa chín chắn, một phần là tò mò của Phương Uyên, Thành khéo léo tiêm nhiễm những suy nghĩ lệch lạc, xuyên tạc đường lối của Đảng, Nhà nước của lịch sử Việt Nam. Ngay cả hình ảnh Bác Hồ cũng bị đối tượng này bôi đen trong suy nghĩ ngây thơ của Phương Uyên.

Khi phát hiện Phương Uyên đã “ngấm đòn”, Thành khoe thành tích thời trước khi còn ở Việt Nam với những cuộc biểu tình đòi tự do, đòi dân chủ và là thành viên của tổ chức “Tuổi trẻ yêu nước”.

Tiếp đó, Phương Uyên được Thành giới thiệu cho một đối tượng cùng “chí hướng” khác tên Đinh Nguyên Kha (24 tuổi, ngụ QL62, P.6, TP.Tân An, tỉnh Long An). Qúa trình chiêu nạp, dụ dỗ Kha tham gia tổ chức “Tuổi trẻ yêu nước” cũng có phần tương tự như Phương Uyên, nhưng có vẻ Thành không phải tốn công sức nhiều.

Kha hành nghề sửa chữa máy vi tính, quen và kết bạn với Thành qua Facebook. Chỉ với những lời hứa hẹn cho du lịch Thái Lan, định cư Hoa Kỳ, không lâu sau Kha đã trở thành con rối đúng nghĩa trong tay Thành, để y thực hiện những ý đồ phản động, kích động nhân dân lật đổ chế độ.

Giật dây

Khi hai con rối đã nằm trọn trong tay, Thành bắt đầu tiến hành những kế hoạch của mình. Theo đó, qua yahoo messenger Thành, Phương Uyên và Kha đã có cuộc trao đổi khá kỹ lưỡng về kế hoạch rải truyền đơn tại cầu vượt An Sương (Q.12).

Cuối tháng 8/2012, Thành trao đổi với Kha, chuẩn bị đến ngày Quốc khánh 2/9 để thực hiện kế hoạch dán cờ vàng ba sọc đỏ và truyền đơn trên địa bàn tỉnh Long An. Thành chuyển 3 file truyền đơn tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam với nội dung “TTYN (tuổi trẻ yêu nước) quyết tâm diệt cộng sản giải phóng dân tộc”, “Long An trung dũng kiên cường toàn dân chống cộng suốt đời tự do”…

Lột mặt nạ tổ chức “Tuổi trẻ yêu nước” Hinh%202%20-%20Kha
Đinh Nguyên Kha

Nhận được tài liệu, Kha in mỗi khẩu hiệu ra một tờ A4 và tiến hành dán các khẩu hiệu chống phá và cờ vàng ba sọc đỏ tại khu dân cư gần BV Đa khoa Long An, khu đô thị mới Lợi Bình Nhơn, xã Phú Mỹ (huyện Thủ Thừa) … rồi lấy điện thoại chụp lại hình ảnh để “báo công” với Thành, với tổ chức “Tuổi trẻ yêu nước”. Trong khi đó, Phương Uyên cũng thực hiện công việc tương tự tại địa bàn xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.

Cho rằng đã thành công bước đầu tại Long An, Bình Thuận, Thành bàn bạc với Kha tiếp tục thực hiện ở TP.HCM và Phương Uyên chính là mắt xích quan trọng trong kế hoạch này. Sau khi địa điểm và thời gian được lựa chọn là cầu vượt An Sương (Q.12) vào buổi sáng, ba đối tượng bàn tính cụ thể kế hoạch.

Theo đó, Thành sẽ chuyển tiền về cho Kha để mua các dụng cụ in ấn, dán truyền đơn và chế tạo thiết bị chế tạo dán truyền đơn. Phương Uyên sẽ mua điện thoại để chụp hình tại hiện trường và viết bài tường thuật, miêu tả chi tiết trong buổi rải truyền đơn.

Ngày 3/10, Kha tìm đến phòng trọ của Phương Uyên (đường Dương Hiền Đức, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú), hai đối tượng khéo léo đón vai người tình của nhau để che mắt bạn bè cùng phòng với Phương Uyên. Trước khi tiến hành kế hoạch, Kha và Phương Uyên đến cầu vượt An Sương để “nghiên cứu” địa hình, đồng thời đổi 2,5 triệu đồng (mệnh giá 500 nghìn đồng) ra tiền lẻ có mệnh giá 5, 10, 20 nghìn đồng để dán vào tờ truyền đơn, gây chú ý cho người dân.

Cùng thời điểm này, Kha chế tạo hộp đựng truyền đơn gồm chíp máy vi tính gắn với điện thoại di động có cài chế độ hẹn giờ để khi đến giờ hẹn, chúng không cần có mặt mà chỉ cần điều khiển từ xa có thể bung hộp truyền đơn, cờ và tiền xuống phía dưới cầu vượt An Sương.

Rạng sáng ngày 10/10, Kha, Phương Uyên đến cầu An Sương treo hộp chứa truyền đơn (đã cài chế độ hẹn giờ), đến 7g15 sáng cùng ngày hộp truyền đơn và cờ vàng được bung ra, các đối tượng này liền chụp hình, quay phim. Xong việc Kha về lại Long An, còn Phương Uyên nán lại dùng máy điện thoại chụp hình lực lượng chức năng giải quyết vụ việc để làm tư liệu viết bài “báo công” trên mạng.

Nhận tội

Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Cơ quan ANĐT Bộ công an, Công an TP.HCM, công an tỉnh Long An đã xác định được hành vi tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam của các đối tượng trên. Ngày 19/10, Cơ quan ANĐT công an tỉnh Long An khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương Uyên để làm rõ hành vi theo điều 88 Bộ luật hình sự của các đối tượng này. Theo đại tá Nguyễn Sáu – Thủ trưởng cơ quan ANĐT công an tỉnh Long An, việc khởi tố, bắt giam các đối tượng được thực hiện đúng theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định.

Tang vật thu giữ gồm: 1 cờ vàng ba sọc đỏ dán vào mặt trong thùng cac-tông (hộp rải truyền đơn tại cầu An Sương); 723 tờ truyền đơn, khẩu hiệu; 2,54kg hóa chất để chế tạo thuốc nổ (Đây là số hóa chất Kha mua ngoài thị trường để chế tạo thuốc nổ theo chỉ đạo của Thành nhằm thực hiện những ý định tiếp theo, chúng còn táo tợn định đặt bom tượng đài Bác Hồ tại Cần Thơ), cùng nhiều thiết bị dùng trong việc in ấn, phát truyền đơn…

Tại cơ quan ANĐT các đối tượng Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương Uyên đã thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình. Hai đối tượng tỏ ra ăn năn, hối hận trước những việc làm sai trái của mình và mong được sự khoan hồng, tha thứ của pháp luật.

“Bản thân tôi nhận thấy việc làm của mình đã vi phạm pháp luật nhà nước Việt Nam, chống lại Đảng cộng sản và Nhà nước CHXHCN Việt Nam, giúp cho tổ chức phản động chống Đảng, Nhà nước… Những việc làm này nhằm lấy lòng tên Thành để hắn cho tôi máy laptop, điện thoại và hỗ trợ tiền…” Bản nhận tội của Phương Uyên nêu.

Nguyễn Thiện Thành là ai?

Nguyễn Thiện Thành được cho là đối tượng thành lập cái gọi là “Tuổi trẻ yêu nước”, hiện đang bị công an TP.HCM truy nã do có liên quan đến hành vi tuyên truyền, chống phá Nhà nước. Nguyễn Thiện Thành cũng được xác định là có liên quan đến nhóm Trần Vũ Anh Bình (sáng tác nhạc) và Võ Minh Trí (nhạc công, hai đối tượng này nằm trong tổ chức phản động “Tuổi trẻ yêu nước” mới bị TAND TP.HCM tuyên án 6 và 4 năm tù về hành vi Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

Mạo danh thư gửi Chủ tịch nước

Liên quan đến vụ Nguyễn Phương Uyên tham gia vụ tuyên truyền chống phá Nhà nước, bà Mai Thị Tân – Trường phòng công tác chính trị trường ĐH công nghệ thực phẩm TP.HCM cho biết: Sau khi Phương Uyên bị bắt, trên mạng xuất hiện một bức thư được cho là của bạn bè Phương Uyên gửi Chủ tịch nước. Sau khi tiến hành kiểm tra bức thư này, chúng tôi thấy tên của một số sinh viên là đúng nhưng mã số trên thẻ sinh viên thì sai. Những sinh viên có tên trong bức thư này cho biết, các em hoàn toàn không biết gì về việc tên của mình lại xuất hiện trong bức thư đó.

Thích0Báo xấu0

Gửi một tin nhắn lên tường.

Gửi báo cáo lỗi về bài viết này.

      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Sự kiện sinh viên Nguyễn Phương Uyên và thanh niên Đinh Nguyên Kha, chỉ vì nghe những lời hứa hão trên mạng của tên Nguyễn Thiện Thành mà đã tình nguyện gia nhập cái gọi là tổ chức “Tuổi trẻ yêu nước” rồi lạc lối đi vào mê cung phạm pháp, tham gia rải truyền đơn, chế tạo thuốc nổ hòng chống phá Nhà nước Việt Nam XHCN, khiến nhiều người cảm thấy đau lòng. Vấn đề đặt ra là tại sao những thanh niên, trí thức trẻ lại dễ dàng bị dụ dỗ, lôi kéo vào những trang mạng điện tử xấu độc để rồi nhanh chóng trở thành kẻ lầm đường đến vậy?

Trả lời cho câu hỏi này không dễ, dù vấn đề này đặt ra ngay từ khi internet được phát triển ở Việt Nam. Một cuộc điều tra mới đây của nhóm các nhà khoa học thuộc Tạp chí Cộng sản cho thấy: Sinh viên, trí thức trẻ chính là lực lượng sử dụng internet đông đảo, thường xuyên nhất với khoảng 82,5% vào mạng hằng ngày. Các thế lực thiếu thiện chí hay thù địch với Việt Nam nhận thức rất rõ vấn đề này và ngay lập tức, họ tập trung lôi kéo thanh niên, sinh viên, trí thức trẻ vào “ma trận” mới. Nhiều đài phát thanh, truyền hình tiếng Việt ở hải ngoại mà RFA là một ví dụ, thậm chí còn dừng hẳn chương trình phát thanh để tập trung nguồn lực phát triển báo mạng mà đối tượng bạn đọc được họ "ưu tiên" hàng đầu chính là thanh niên.

Đặc điểm tâm lý khao khát cái mới cũng là nguyên nhân để tuổi trẻ tự nguyện trở thành “tín đồ” của cộng đồng mạng. Có thể tìm thấy ở đây lời giải thích cho sự dễ dãi, cả tin mà Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha cũng như một số bạn trẻ khác đã vấp phải. Tuổi trẻ bao giờ cũng mơ ước cái mới, họ không bao giờ bằng lòng với cái hiện có, với những gì họ cho là lạc hậu, cổ hủ. Đây là một đặc tính tốt, bởi nếu giới trẻ chỉ biết bằng lòng với những gì lớp cha anh đã bày sẵn thì chắc chắn không bao giờ có cách mạng hay tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, không phải mọi cái mới đều là cái hay, cái tốt và đó chính là cạm bẫy đối với giới trẻ khi trên cộng đồng mạng đầy rẫy những trang “web đen, blog độc” nhưng được ngụy trang kín đáo như là hiện thân của cái mới. Làm thế nào để thanh niên có đủ bản lĩnh nhận ra đâu là cái mới thật sự để không bị đầu độc bởi những thông tin “nhân danh cái mới”? Chỉ có thể bằng cách sử dụng những trang mạng điện tử chính thống, có uy tín, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, đúng sự thật về các sự việc trong nước và quốc tế cho thanh niên. Mọi thông tin cắt xén, chắp vá, tùy tiện sẽ không thu hút được thanh niên và sẽ càng làm cho họ đánh mất sự tin cậy vào tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể. Có người cho rằng, các trang báo mạng chính thống không thu hút được thanh niên do giao diện trình bày và thông tin phụ trợ không bắt mắt, hấp dẫn (không sốc, không sex, không xì-căng-đan…) nhưng đó không phải là vấn đề chính. Điều thanh niên cần nhất trên mạng vẫn là nội dung thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ, phong phú. Sau mỗi sự kiện được dư luận chú ý, rất cần có các hình thức diễn đàn, tranh luận trên mạng để giúp thanh niên tìm ra chân lý. Thanh niên không thích áp đặt, không thích những bài thuyết giảng, những bài chính luận dài dòng, thiếu thuyết phục, nhưng với những cuộc tranh luận sôi nổi trên mạng, được tổ chức dân chủ, bình đẳng thì họ sẽ hào hứng tham gia. Bằng con đường này, các trang báo mạng sẽ khuyến khích tuổi trẻ nhận đúng cái mới, có sức đề kháng trước những trang web đen, những thông tin “nhân danh cái mới” xuất hiện đầy rẫy trên mạng mà không “tường lửa” nào có thể ngăn chặn được hết.

Trở lại câu chuyện của Phương Uyên, một sinh viên làm cán bộ đoàn đã bị một tên tội phạm lừa dụ đi vào con đường tội lỗi chỉ vì những lời hứa tài trợ học bổng, mua laptop… Câu chuyện này phản ánh một “con đường” khá phổ biến đối với những thanh niên “lạc lối trên mạng” đã bị kẻ xấu “đánh trúng huyệt” - đó chính là “việc làm và thu nhập”. Ước mơ đầu tiên của thanh niên là có việc làm, của sinh viên là có khoản thu nhập cá nhân để tự trang trải cho cuộc sống của mình. Nhìn thẳng vào sự thật của đất nước ta thì để thực hiện ước mơ trên, đối với mọi thanh niên đều rất khó khăn. Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp ngày một cao, kể cả khu vực đô thị lẫn các vùng nông thôn; những tiêu cực trong vấn đề giải quyết việc làm khiến không ít thanh niên giỏi tỏ thái độ bất mãn vì không tìm được việc làm phù hợp với khả năng, trình độ của mình. Những khó khăn, bức xúc trong cuộc sống thường nhật đã đẩy một bộ phận bạn trẻ thiếu bản lĩnh lún sâu vào những mảng tối cuộc sống và trong đó, có những người như Phương Uyên đã "lựa chọn" con đường thiếu sáng suốt. Sự việc này cho thấy, ngay cả với những thanh niên có trình độ hiểu biết nhất định thì nhận thức và ý thức bảo vệ Tổ quốc của họ cũng chưa đầy đủ, vẫn chỉ ở mức trực quan. Họ chỉ bảo vệ những gì mà họ cho rằng mang lại "lợi ích" cho chính mình. Nếu sự bức xúc về thu nhập, việc làm trong thanh niên không được giải quyết thì những thế lực thù địch, phản động càng có cơ hội ve vãn, mua chuộc thanh niên, từ bị “diễn biến” sẽ có bộ phận thanh niên chuyển hóa sang “tự diễn biến”. Vì vậy, để giải quyết tình trạng thanh niên lạc lối trên môi trường ảo, rất cần những giải pháp chăm lo đời sống thanh niên của Đảng, Nhà nước ta.

Một vấn đề tưởng như không liên quan trực tiếp nhưng thực chất lại có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục, định hướng cho thanh niên trong môi trường ảo, đó là cuộc chiến chống tiêu cực, tham nhũng, đặc quyền, đặc lợi của toàn xã hội. Vì sao thanh niên chủ động tìm đến những trang “web đen, blog độc” ? Vì những trang web này đã khéo léo tìm cách tập hợp, lôi kéo thanh niên bằng các khẩu hiệu chống tham nhũng, chống tiêu cực, bản thân thanh niên, sinh viên tìm thấy ở đó chút đồng điệu của “âm thanh phản kháng”. Khi thanh niên không thể lý giải nổi các hiện tượng tiêu cực, bất công trong xã hội; khi một bộ phận cán bộ, đảng viên có những biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, có những hành vi tham nhũng, tiêu cực; khi chính một số ít thầy cô giáo cũng tham gia vào con đường “chạy điểm, chạy bằng cấp”… thì đó là con đường dẫn thanh niên từ chỗ suy giảm niềm tin tìm đến với sự phản kháng. Chúng ta nhớ lại sự kiện “mùa xuân Ả-rập” đầu năm 2011, từ chuyện một thanh niên bán trái cây dạo tự thiêu để phản đối cảnh sát, thông qua các trang mạng xã hội đã thổi bùng thành “lò lửa” phản kháng bởi những uất ức, bất công (mà đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất là thanh niên) đã tồn tại, âm ỉ từ trước. Khẳng định vấn đề này để thấy rằng, nếu chúng ta thực sự đưa những vấn đề đã được quyết nghị tại Hội nghị Trung ương 4, 5 và 6 (khóa XI) vào cuộc sống, thì chính là giải pháp tối ưu nhất để giúp thanh niên tin tưởng vững chắc vào con đường đúng đắn của cách mạng Việt Nam, sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự điều hành của chính phủ, không lầm đường, lạc lối trên môi trường ảo hiện nay.

Điểm cuối cùng, không thể không nhắc đến là vai trò của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội thanh niên, Hội sinh viên Việt Nam. Phương Uyên bị bắt khi vẫn đang là một cán bộ đoàn. Điều này cho thấy sự lỏng lẻo đến kinh ngạc trong công tác quản lý cán bộ, đoàn viên của tổ chức đoàn. Không thể phủ nhận, thời gian qua, tổ chức đoàn cũng làm được không ít việc nhưng tình trạng buông lỏng quản lý đoàn viên, thanh niên của tổ chức này đã đến mức báo động. Ở một số nơi, tổ chức đoàn đã và đang bị biến thành “bệ phóng” cho các “cậu ấm, cô chiêu” tiến lên những vị trí quyền lực. Bởi theo cơ cấu, rất dễ để một thanh niên trẻ tuổi "đủ điều kiện" tham gia cấp ủy khi đảm nhiệm vai trò “thủ lĩnh thanh niên”. Tình trạng phô trương, hình thức, thiếu thiết thực của công tác đoàn đang đem lại hệ lụy kép: Thứ nhất, thanh niên ngày càng tỏ ra thiếu quan tâm, thờ ơ với tổ chức đoàn. Họ “đánh trống, ghi tên” vào đoàn vì đây là một phần tất yếu trong đời sống chính trị, mà không xuất phát từ lý tưởng, từ sự giác ngộ chính trị thực sự. Thứ hai, làm xuất hiện ngày càng nhiều “quan thanh niên”, bước ra từ cổng trường đại học tiến thẳng vào các cơ quan lãnh đạo của tổ chức đoàn, mà không thực sự đi lên từ phong trào quần chúng. Xây dựng đoàn là xây dựng Đảng trước một bước và chúng ta có thể hình dung hậu quả khôn lường thế nào khi mà việc “xây dựng Đảng trước một bước” đang ở trong tình trạng như thế.

Trong xã hội ta, tổ chức đoàn có sứ mệnh là “người bạn đồng hành” của thanh niên. Khi “người bạn” này ngoảnh mặt, làm ngơ trước những vấn đề của thanh niên thì việc một số bạn trẻ lạc bước vào mê cung tội lỗi trên cộng đồng mạng cũng là điều có thể lý giải. Vụ việc xảy ra với sinh viên Nguyễn Phương Uyên giúp chúng ta nhìn lại một cách nghiêm túc những mặt thiếu sót, khuyết điểm, bất cập trong công tác giáo dục, rèn luyện đoàn viên, thanh niên, sinh viên để sớm tìm ra những biện pháp khắc phục.

      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất