Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

thầy giáo làng
thầy giáo làng Mod

Cấp bậc: Mod

Giới tính : Nam

Bài viết : 835

Danh vọng : 1332

Uy tín : 183

Đề thi môn văn khối D trong kỳ thi tuyển sinh ĐH vừa qua đã tạo nên nhiều ý kiến bàn luận nhất là trong giới trẻ. Nguyên nhân là vì đề thi ấy đã đề cập đến 1 vấn đề khá nóng trong giới trẻ hiện nay: "Lựa chọn và ứng xử với thần tượng". Mời các bạn cùng tham khảo câu chuyện về thần tượng đang được bàn tán rất sôi nổi trên cộng đồng mạng hiện nay:

Ông bố trị đứa con cuồng K-pop

“Xóm mình có một con nhỏ là fan của một nhóm nhạc Hàn Quốc, nhuộm tóc xanh đỏ và ăn mặc rất mốt. Đợt nhóm nhạc ấy sang Việt Nam diễn, nó đòi bố cho đi bằng được. Khi bố nó không cho, nó đã tuyên bố là cần cái band ấy hơn cả gia đình. Ông không nói tiếng nào, lẳng lặng móc tiền ra cho nó.

Sau khi nó hí hửng chạy đi, ông hàng xóm thay ổ khóa phòng nó, mang hết đồ đạc sách vở quăng hết ra đường, ai muốn lấy thì lấy. Vợ ông khóc sướt mướt, năn nỉ nhưng vô ích vì ông rất gia trưởng.

Rồi con nhỏ ấy về nhà. 15 phút sau mình thấy nó bay cùng với quần áo ra khỏi nhà. Lúc ra đi vẫn còn mạnh miệng là sống chết với thần tượng, thề không bao giờ quay lại.

Hai tuần trôi qua, bất ngờ con nhỏ đó trở về nhà. Nó quỳ trước cửa nhà từ sáng cho đến hơn 3 giờ chiều chờ ông bố về. Má nó thấy tội quá gọi nó vào mà nó không chịu.

Rồi ông bố về nhà, đóng cửa lại không cho nó vào. Còn nó thì vừa khóc lóc thảm thiết, vừa lạy vừa xin bố nó mở cửa cho vào.

Ông bố thản nhiên ngồi đọc báo, uống cà phê ở sân, xong rồi kêu vợ lấy đồ ăn ra dọn trước cửa ăn. Bà vợ vừa bưng cơm vừa khóc trông tội lắm. Chừng 3 tiếng đồng hồ, ông mới kêu vợ mở cửa, đưa nó chén cơm trắng. Con nhỏ ăn ngoài hiên ngon lành.

Ông bắt nó đi cắt tóc, nhuộm đen lại, mua mấy bộ đồ rẻ tiền cho nó mặc, cấm không được dùng máy tính, cơm ngày 3 bữa, không một đồng trong túi, tự đi bộ đến trường.

Ông qua nhà em đánh cờ, ba em hỏi sao ác thế, ông vừa nói vừa khóc là ông hết cách rồi, khuyên nhủ, đánh đập nó không nghe nên mới phải làm như vậy.

Ba em lại hỏi: ‘Không sợ nó ra ngoài bị dụ dỗ à’, ông mới nói nguyên tuần đó ông xin nghỉ việc theo dõi nó. May mà nó về sớm không là ông bị đuổi rồi. Còn bà vợ, ông không cho một đồng nào vì sợ bà tiếp tế cho nó…”.

Câu chuyện ngắn gọn nhưng lại chạm đúng vấn đề đang nóng hiện nay đó là "văn hóa thần tượng" của giới trẻ. Không chỉ riêng bạn gái trong câu chuyện mà nhiều teen sẵn sàng chửi rủa bố mẹ thậm tệ để bảo vệ thần tượng, dọa giết người vì dám tẩy chay thần tượng của mình,... và rất nhiều câu chuyện khác gần đây khiến không ít người bức xúc, phẫn nộ.

Câu chuyện đã được share đi nhanh chóng và nhận được rất nhiều comment ủng hộ. Bạn có nick Monum chia sẻ: "Ngưỡng mộ người bố có tấm lòng cao cả. Mặc dù rất thương con, nhưng phải nghiêm khắc như vậy mới trị được". Hay bạn có tên Konab thì cho rằng: "Suýt nữa thì trách người bố quá đáng, hóa ra đó là cách ông ấy dạy con mình, thật hiệu quả".

Nhiều thành viên cho rằng với độ cuồng mù quáng, hết thuốc chữa ấy cũng phải có những biện pháp mạnh tay, nhưng ý nghĩa như ông bố trong câu chuyện áp dụng. Bạn XuanHoang chia sẻ: "Dùng đến cả đòn roi mà vẫn lì vậy thì phải dùng cách này thôi, không đau nhưng thấm thía. Mong rằng, các fan cuồng K-pop hãy đọc và suy ngẫm câu chuyện này để biết giới hạn cho sở thích của mình"

      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Ông bà ta thường nói: "Dạy con từ thuở còn thơ". Nếu quan tâm giáo dục con trẻ từ những việc nhỏ hằng ngày, tạo thói quen ứng xử văn hóa, trẻ lớn lên sẽ có tính cách tốt đẹp.

Giáo dục hành vi ứng xử văn hóa được dạy ngay từ khi các bé mới vào mẫu giáo nhưng nhiều bậc cha mẹ vẫn chưa thực sự quan tâm, tạo điều kiện cho con có dịp thực hành những việc nhỏ để hình thành thói quen tốt.

Việc giáo dục con trẻ ứng xử có văn hóa, trước tiên là trách nhiệm của gia đình, thứ đến là vai trò của nhà trường và cộng đồng.

Ai xứng đáng là thần tượng 15620010
      
Mõ
Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 275

Danh vọng : 450

Uy tín : 15

Tuổi trẻ - Theo cuộc điều tra gần đây của một số giảng viên tâm lý học Trường Sĩ quan lục quân 2, nếu như trẻ thần tượng hóa theo hướng tích cực sẽ giúp các em bình tĩnh xử lý công việc và hiệu quả tăng lên 20%.

Ai xứng đáng là thần tượng ImageView
Các bạn trẻ cổ động cho Quốc Thiên đoạt giải cuộc thi Thần tượng âm nhạc VN 2008
(Ảnh: Gia Tiến)

Trường hợp em Hoàng Anh Tuấn (11 tuổi, học sinh Trường tiểu học Tam Phước, Long Thành, Đồng Nai), khi em lên lớp 6 thì sức học tăng lên rõ rệt, đặc biệt là môn toán. Nguyên nhân chủ yếu chỉ vì em muốn được giỏi như thầy giáo của mình. Hình mẫu của thầy đã trở thành thần tượng của em Tuấn, khó ai có thể so sánh với thầy, vì vậy em rất quan tâm đến môn toán và kiểm tra học kỳ vừa qua em đạt điểm tuyệt đối, trong khi gia đình vẫn chưa rõ được nguyên nhân.

Còn em Hoàng Anh (14 tuổi, Đồng Nai) sau khi xem bộ phim Ván bài đen tối của nước ngoài phát trên VTV3, em luôn học tập hành động của các “siêu sao” để trở thành những ngôi sao cờ bạc. Hằng ngày em quên cả việc học tập mà chỉ đam mê việc luyện tập cách lia bài, trộn bài..., nhiều lần trong giấc mơ em nói tên nhiều nhân vật trong bộ phim đã xem.

Chúng tôi kiểm tra tiếp theo trên 60 trường hợp ở trẻ 13, 14 tuổi. Khi được hỏi về thần tượng của các em như diễn viên, cầu thủ bóng đá, các em trai trả lời phần lớn là những diễn viên nổi tiếng trong các bộ phim hành động, còn các em gái lại thích các diễn viên nổi tiếng ở thể loại phim tình cảm của Hàn Quốc...

Ở trẻ độ tuổi dưới 13, 14 tuổi thường hay hướng tới một nhân vật nổi tiếng nào đó với tâm lý cho rằng người đó là hình mẫu của mình. Chính vì vậy trong mọi hoàn cảnh các em thường so sánh với nhân vật mình ngưỡng mộ. Một số trẻ từ sự ham thích thần tượng dẫn đến những biểu hiện thái quá như mê muội, quên ăn, quên ngủ, quên học hành, chỉ nghĩ đến những thần tượng của mình. Số kia lại ngơ ngác, thất vọng, chán nản nếu thần tượng của mình sụp đổ; số khác trở nên buồn rầu, thậm chí ám ảnh...

Vì vậy, để tránh “bệnh thần tượng” ở trẻ, cha mẹ cần định hướng kịp thời cho trẻ, phân tích những hạn chế của thần tượng, đặc biệt là thần tượng ảo trong phim ảnh, điều chỉnh kịp thời những hành động theo sở thích, thói quen phù hợp ở trẻ. Cha mẹ cũng không được thần tượng hóa quá mức nhân vật trẻ dễ bắt chước mà phải giúp trẻ hình thành những thần tượng đẹp đẽ trong tâm hồn.

Nếu như trẻ bị các biểu hiện quá mức của “bệnh thần tượng”, hãy cho trẻ tham gia các hoạt động bổ ích và hứng thú thật sự, nêu ra những thần tượng trong lịch sử, cuộc sống, học tập, đó là thầy cô giáo, những bạn học giỏi... làm giảm bớt sự chú ý các thần tượng khác.

Trường hợp cha mẹ không giúp trẻ được thì cần sự giúp đỡ của các thầy cô giáo ở trường, tạo điều kiện cho trẻ thỏa mãn những hoạt động vui chơi, học tập bổ ích. Không nên cho trẻ xem các bộ phim dài tập ít có ý nghĩa giáo dục nhân cách ở trẻ. Với lứa tuổi thiếu niên cần kiểm soát chặt chẽ các bộ phim mang tính bạo lực hoặc quá lạm dụng về tình cảm.

LÊ PHẠM PHƯƠNG LAN (giảng viên tâm lý học)
      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất