Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

kẻ đương thời
kẻ đương thời Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 665

Danh vọng : 1151

Uy tín : 42

Phần 1

"Nếp nhà rêu phong" (7 phần) - Bùi Ngọc Phúc Image14

Buổi chiều nay tôi vừa đi về, bất chợt tiếng pháo nổ vang rền khắp xóm, người lớn lẫn trẻ con ùa ra đứng chật cả ngõ xem mặt cô dâu, tiếng nhạc xập xình chen lẫn tiếng trò chuyện của quan viên hai họ, khiến cả xóm được dịp tưng bừng náo nhiệt. Vừa thò mặt vào nhà, thấy cụ cố nội đang nhìn ra, nhác thấy bản mặt tôi, cụ thở dài thườn thượt:

- Thằng Minh bằng tuổi anh, thậm chí nó kém anh những 3 tháng, bây giờ đã yên bề gia thất, còn anh thì… Cụ thở dài nghe não cả lòng.

Chả nói ra nhưng tôi thừa biết, năm nay cụ cố nội đã trên 80 tuổi rồi, chắc cụ sợ sau này nếu hai năm mươi, sẽ không có được chiếc khăn vàng điểm tô trong đám hiếu. Người già vốn hay lo xa là vậy. Trong hội “chị em bạn dì cùng xóm” của cụ cố nội, cụ nào cũng trên 80, cụ trẻ nhất vừa tròn 76 tuổi. Buổi chiều rảnh rỗi, các cụ ra hiên nhà ngồi xõa tóc phơi nắng bắt chấy cho nhau. Cụ nào mắt tinh, sẽ dùng chiếc lược bí cào nhẹ lên tóc cụ phía trước. Nếu bắt được con chấy, các cụ ghé sát đôi mắt kèm nhèm vào xem trước khi cho vào miệng cắn đến bép một tiếng. Chuyện của mấy cụ già chỉ xoay quanh chuyện con cháu. Cụ có chiếc lược bí khoe vừa được đứa cháu dâu mua tặng chiếc áo bông gấm, có cụ vừa nói chuyện vừa ngắm thằng bé gọi là chắt nội, đang tha thẩn bốc đất cho vào miệng, nhìn cảnh đó, cụ cố nội tôi sốt ruột là phải. Năm nay tôi bước sang tuổi 22, do vậy, cụ cố nội hay hoài niệm:

- Ngày xưa ông nội anh lập gia đình khi 16 tuổi, bố anh lấy vợ khi qua tuổi 17, còn anh thì...

Nhiều hôm nhằm gây áp lực, cụ cố nội còn bỏ cả cơm chiều, người già hay dỗi như trẻ nhỏ. Chiều theo ý mẹ già, bố tôi đánh tiếng nhờ người mai mối. Sau nhiều lần trao đổi, có người quen giới thiệu một cô giáo dạy mầm non, họ nhấn mạnh, cô giáo là dân phố cổ, còn được vào biên chế hẳn hoi. Ối giời, khỏi phải nói, người mừng nhất là cụ cố nội. Để khích lệ thằng cháu, cụ hứa nếu yêu và cưới sớm, cụ sẽ cho 6 chỉ vàng để làm vốn làm ăn sau này. Khổ một nỗi, cô giáo hơn tôi 2 tuổi, xét theo tiêu chuẩn thuộc hàng quá lứa nhỡ thì, nếu không cũng là ô mai sấu cuối lọ bày trên phố Hàng Đường. Do mót có cháu dâu, cụ cố nội vẫn quyết: gái hơn 2, trai hơn 1 là đẹp.  Theo lịch hẹn, sáng chủ nhật tôi sẽ đi xem mặt, nhưng sốt ruột nên cụ cố nội đã dúi vào tay tôi chút tiền để cắt tóc và chi phí nước non cho ngày hôm đó. Việc này dễ hiểu, bốn tháng nay hết việc nên tôi nằm nhà suốt. Quan trọng là cái vụ mai mối hoàn toàn là theo chủ ý của cụ cố nội, tôi đâu mặn mà, cầm những đồng tiền được buộc bằng dây chun, tôi tặc lưỡi coi như tiền công tác phí. Kể ra chẳng mất công sức, khéo còn được cầm tay con gái vẫn lãi chán.

Đúng 8 giờ sáng ngày chủ nhật, tôi đạp xe ra vườn hoa con cóc. Theo như kế hoạch đã bàn, con gái của người bạn bố tôi sẽ rủ cô giáo mầm non ra đó chơi. Sau đó mọi người ra vẻ tình cờ gặp nhau, sau khi nói chuyện dăm phút, cô bé “chim mồi” sẽ kêu bận đi trước, việc còn lại phụ thuộc vào tài ăn nói của tôi. Để gây được thiện cảm với người đẹp và tiến xa hơn, chắc còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Trong tâm trạng phởn phơ, tôi vừa đạp xe đến chỗ hẹn vừa ngắm phố phường và hát:

“Cô hái hoa tươi, hãy dừng bước chân
Trên đường thầm xa, tôi nhắn cô em đôi lời
Lòng không lưu luyến, sao đành cô lãng quên,
Quên người gặp gỡ trong một chiều mơ.”

---

Dù hăm hở đạp xe đến chỗ hẹn, trên đường đi, tôi phải xuống lồng xích tới 3 lần, do xe đạp cũ, xích chùng nên mới vậy. Khi dựng xe trên vỉa hè, thấy hai bàn tay dính đầy dầu mỡ đen xì, may vì chưa đến giờ hẹn, nhìn trước ngó sau không có ai, tôi cho hai tay vào bồn nước để rửa tay, giờ này vẫn sớm nên mấy con cóc còn ngậm miệng chưa phun nước. Ngồi được 15 phút, tôi nhìn thấy bà chị làm “chim mồi” đạp xe sóng đôi với một người nữa, chưa nhìn rõ mặt nhưng tim tôi bắt đầu loạn nhịp. Hai người dựng xe ngồi ở ghế đá trong vườn hoa đối diện với Bắc Bộ Phủ, tôi tạm lánh mặt ngồi phía đối diện bị che khuất bởi đài phun nước. Đang phân vân tìm cách tiếp cận người đẹp sao cho ấn tượng, mấy con cóc bắt đầu phun nước, lúc này đúng 9 giờ sáng. Lấy hết can đảm, tôi dắt xe đạp đi về phía hai người đang ngồi, thấy tôi, bà “chim mồi” vui vẻ reo lên:

- Ơ Thành đi đâu vậy.

Sau màn chào hỏi là đến màn giới thiệu tên tuổi của nhau để làm quen, cô gái được mai mối có cái tên khá ấn tượng Bình Vân, cái tên nghe nữ tính dù hơi lạ. Sau vài câu xã giao có phần giữ kẽ, để không khí vui vẻ cởi mở, tôi mời hai chị em sang phố Tràng Tiền ăn kem. Hà Nội vào thu, tiết trời oi nóng nên việc ăn kem vô cùng thích hợp. Trên đường ghé kem Tràng Tiền, Bình Vân cho biết, em ít khi được ra khỏi nhà nếu không có việc gì cần thiết. Tôi thầm nghĩ, đúng là con nhà gia giáo cũng khác. Sau khi mua 2 que kem sữa dừa và 1 que kem cốm, chúng tôi đứng ngay cửa rạp Công Nhân phía đối diện vừa ăn, vừa nói chuyện vui vẻ. Lúc này tôi có dịp ngắm kỹ người con gái được giới thiệu. Điều tôi ấn tượng nhất là Bình Vân có nước da trắng, thật sự trắng đến mức nhìn rõ cả gân xanh ở đôi bàn tay của em. Chả bù cho tôi, từ khi sinh ra có nước da đen cộng thêm phơi nắng thả diều suốt tuổi thơ, bây giờ làm phụ hồ toàn chỗ nắng chói chang. Nhìn tôi nếu không ai giới thiệu, rất dễ có người nhầm là người Miên không biết chừng.

Ăn kem xong, tôi cùng Bình Vân tiếp tục nói chuyện và có vẻ hợp nhau trong nhiều vấn đề. Dù em hơn tôi 2 tuổi, tôi vẫn xưng anh một cách tự nhiên và thoải mái, của đáng tội, so với tuổi 24 thì em rất trẻ. Dù còn nhiều chuyện cần nói, chúng tôi vẫn phải chia tay nhau do Bình Vân xin phép gia đình đi chơi đúng một tiếng. Bà chị “chim mồi” cùng Bình Vân đạp xe quay về, mục đích dò xem ý em thế nào. Khi chào nhau, nhìn sâu vào mắt em, tôi biết Bình Vân có cảm tình với mình, nhưng dù sao đây là lần gặp đầu tiên nên tình trong như đã, mặt ngoài còn e. Sau này khi yêu nhau, chúng tôi còn nhiều dịp ra Tràng Tiền ăn kem, vì thế bây giờ hễ nhìn thấy kem, tôi ê buốt cả hàm răng. Ngay khi về nhà, chưa kịp dựng xe, tôi đã bị cụ cố nội túm lại hỏi han. Sau khi nghe kể không sót một chi tiết nào, cụ bèn phán:

- Con gái nhất dáng nhì da… duyệt.

Gớm, cụ duyệt nhưng con nhà người ta không duyệt cũng xôi hỏng bỏng không, nghĩ vậy nhưng tôi hồi hộp đợi tin hồi âm. Sau bốn ngày chờ đợi, tôi nhận được tin nhắn qua bà chị “chim mồi”, nếu muốn tiếp tục làm bạn với em Bình Vân, tôi phải đến nhà em thưa chuyện đàng hoàng. Thôi thế là mừng, riêng mấy vụ ra mắt song thân bạn gái, tôi là chuyên gia. Tin nhắn nhận xong, tôi bắn luôn cái hẹn qua bà “chim mồi”, mình sẽ có mặt tại nhà em Bình Vân để qua vòng phỏng vấn. Chiều thứ sáu đang rảnh rỗi, tôi nhận được lời nhắn, cả nhà em sẽ tiếp tôi vào sáng thứ bảy lúc 9 giờ 30 tại phố Hàng Bồ.

Đúng hẹn, tôi đạp con xe đã được chặt bớt một mắt xích cho đỡ chùng đến nhà em. Sau một hồi tìm kiếm, đứng trước một tiệm gà tần thuốc Bắc bề thế, ngôi nhà cổ hơn trăm năm tuổi và chỉ có hai tầng, trên cửa nhà vẫn còn nguyên một hàng chữ tàu và con số 1882, chắc là năm xây dựng ngôi nhà. Đang định hỏi thăm, em Bình Vân đi từ trong con ngõ nhỏ bên cạnh ra mời tôi vào. Con ngõ dài hẹp và sâu hun hút, đặc biệt rất tối vì không có ánh sang trời hay ánh điện. Để dắt được con xe đạp vào rất vất vả, vào sâu trong ngõ được 20 mét đến một khoảng sân nhỏ, trong sân có bể nước và cầu thang dẫn lên tầng hai của ngôi nhà. Đang lúng túng với con xe không biết dựng đâu vì khoảng sân bé có cơ man bếp than, bếp dầu và đủ thứ trên đời. Thấy tôi đứng tần ngần, Bình Vân khẽ nói:

- Lần đầu ai đến cũng ngạc nhiên, lâu dần sẽ quen.

Chỉ cho tôi hai cái móc, tôi móc một cái vào ghi đông xe, cái còn lại móc vào lốp sau và kéo lên. Hóa ra để tiết kiệm tối đa diện tích, xe đạp của khách hay chủ nhà đều phải treo cao cho đỡ vướng. Sau khi tôi treo xe đạp đúng chuẩn ngõ nhỏ, Bình Vân mỉm cười mời:

-Anh vào nhà không mọi người đợi.

Tác giả Bùi Ngọc Phúc
      
kẻ đương thời
kẻ đương thời Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 665

Danh vọng : 1151

Uy tín : 42

Phần 2

"Nếp nhà rêu phong" (7 phần) - Bùi Ngọc Phúc Image20

Hồi hộp xen lẫn âu lo, tôi bước theo Bình Vân đi qua khoảng sân xuống căn nhà phía dưới, lối đi tối và hẹp, đặc biệt nó sực mùi ẩm mốc, từ mái ngói đến bức tường đều phủ đầy rêu và loang lổ theo màu thời gian. Qua gian nhà đầu tiên ở phía dưới, trước đây gian bếp được cải tạo thành nhà ở. Tôi và Bình Vân đến một căn phòng, tôi đoán không nhầm đây là phòng người ở khi xưa. Tuy nhiên hai cánh cửa gỗ được sơn màu đỏ rực khiến tôi chú ý, vì thấy quá khác lạ so với những cánh cửa trong cùng số nhà. Khi bước vào bên trong, bố mẹ em Vân đã ngồi ở bàn nước đợi, ngay trên chiếc sập kê góc nhà, tôi thấy có một ông cụ mặc bộ đồ lụa mầu mỡ gà ngồi dựa tay vào chồng gối nhìn uy nghi như vị quan phụ mẫu khi xưa. Thấy có khách, cụ đeo mục kỉnh rồi xổ ra một tràng tiếng Pháp khiến tôi như vịt nghe sấm, chẳng dám đáp lời nên tôi cúi đầu chào và mong cụ đừng hỏi chuyện bằng tiếng tây. Ngồi ghé mép sập là một thanh niên, tôi đoán chắc anh ruột của em Vân, ngôi nhà có nhiều đồ cổ quý giá, ngặt nỗi do gần nhà vệ sinh nên nó có mùi khó chịu. Do ở quen bao năm, mọi người như không ngửi thấy, riêng vị khách là tôi thở hắt ra không ít lần.

Ngày xưa các nhà cổ trong phố đều có hai lối đi, lối đi chính ở ngay chính giữa căn nhà quay ra mặt phố, đó là nơi buôn bán và có phòng khách của gia chủ, lối đi hẹp trong ngõ là lối đi dành cho người ăn kẻ ở. Qua gian chính là đến khoảng sân trời đón ánh sáng và nắng, tiếp xuống dưới là căn bếp và phòng ngủ của gia nhân. Phía cuối cùng của ngôi nhà ống là nhà vệ sinh và có một cánh cửa mở thông ra ngõ nhỏ, đây gọi là ngõ đổ thùng, vì ngày xưa không có xí tự hoại, sáng sớm có nhân viên đến lấy các thùng chất thải đã phủ tro mang ra theo lối đó. Ngay từ lúc bước vào, tôi vô cùng ấn tượng vì bàn thờ nhà em Vân khá to, được chạm khắc tinh xảo. Trên bàn thờ có mấy vị áo the khăn xếp đeo thẻ bài ngà. Trộm vía, ánh mắt vị nào cũng nghiêm khắc như nhìn thấu tâm can kẻ đến tán tỉnh con cháu các vị. Nhà chật nên bàn thờ và bộ bàn ghế cổ đã chiếm hết một phần ba diện tích chiếc sập gụ nơi cụ ông ngồi chiếm nốt phần diện tích còn lại.

Sau khi ngồi xuống ghế, thay vì hỏi han mọi thứ như mấy lần ra mắt trước, bố mẹ em Vân rót trà và nói chuyện thời tiết. Thú thật cả đời chưa bao giờ tôi được uống loại trà nào ngon đến vậy, bộ ấm trà đẹp và sang, chiếc chén tôi cầm chỉ bé như hạt mít. Nó bé đến nỗi tôi sợ uống nhanh khéo rơi cả chén vào họng. Chả bù cho đám xây dựng, trà mua là loại trà bồm không thể rẻ hơn, đun siêu nước sôi là vứt cả nắm trà vào, đợi 15 phút rót ra một cái xô bằng tôn, sau đó chế thêm nước lã đun sôi để uống cả buổi. Hôm nào sang lắm sẽ mua thêm cục đá thả vào cho mát. Trời nóng khiến đá tan chảy ra hết, do vậy loại trà đó uống chả khác nước rửa ấm.

Sau tuần trà đầu tiên, cụ ông khẽ hắng giọng nói:

- Quốc có quốc pháp, gia có gia quy. Hôm nay anh quá bộ ghé thăm gia đình, thôi thì trước lạ sau quen, anh cả giới thiệu qua về nhà mình cho khách.

Giọng cụ ông nghe sang sảng và rất có uy lực, nói xong cụ đưa tay vuốt chòm râu trắng như cước và nhấp một ngụm trà, anh cháu trai biết ý vội rót thêm cho cụ chén nữa. Ông bố em Vân bắt đầu hướng lên bàn thờ giới thiệu. Theo lời ông, cụ ngự hàng trên cao làm tri phủ Hoài Đức tên là Điền, nên gọi là cụ Phủ Điền. Cụ ngự ở hàng dưới là quan huyện ở Sài Sơn tên là Trạch, nên gọi là cụ Huyện Trạch. Cụ Phủ Điền là thân sinh ra cụ Huyện Trạch, cụ Huyện Trạch là thân sinh ra ông cụ đang ngồi ở trên sập gụ. Ngày bé do là con quan, nên cụ được gọi là cậu ấm, lớn lên cụ được gọi là ông ấm, còn bây giờ già rồi nên gọi là cụ ấm. Cụ tên là Cát, dân hàng phố quen gọi là cụ ấm Cát. Khi giới thiệu đến đó, cụ ấm Cát bỗng ngắt lời bố em Vân rồi chỉ vào bố em Vân giải thích:

- Anh này tên là Sỏi, lấy vợ bên phố Lò Rèn nên có theo nghề hàn của bên ngoại, bà con hay gọi là hàn Sỏi.

Còn thằng này, cụ ấm Cát chỉ vào anh trai của Vân tự hào khoe là cháu đích tôn của dòng họ có tên là Đá. Hiện nay anh Đá làm công nhân nhà máy bóng đèn phích nước Rạng Đông, nên gọi là phích Đá. Cụ ấm Cát tự hào khoe tiếp, chắt nội là thằng Cuội nhưng đi chơi chưa về, như vậy nhà cụ là tứ đại đồng đường. Vốn là dân xây dựng, tranh thủ lúc cụ ấm Cát chiêu ngụm nước chè, tôi nghĩ nhanh, quái lạ nhà này toàn tên vật liệu xây dựng và đất đai. Hai cụ trên nóc tủ là Điền và Trạch, sau đó là Cát, Sỏi, Đá, Cuội. Dẫu sao có một điều thú vị, em Vân của tôi có tên đẹp như áng mây, vậy là khỏi đọc tên đau cả mồm.
Dường như đọc được suy nghĩ của tôi, cụ ấm Cát chỉ vào em Vân nói tiếp:

- Con bé này tên là Bình Vôi, sau lớn lên đi học bị chê cười nhiều quá, nó lén đi đổi tên là Bích Vân. Chẳng hiểu sao lúc vào sổ, người ta ghi tên đệm là Bình nên bây giờ có tên Bình Vân.

Giải thích xong mọi nhẽ, cụ ấm Cát ngồi tựa vào chồng gối lim dim mắt, lúc này tôi để ý phía trên đầu là gác xép với chiều cao tầm 80cm, nghĩa là người lớn phải chui lom khom và chỉ ngồi không đứng được, gác xép hẹp và bé vì còn phải chừa chỗ kê bàn thờ. Nơi đó là chỗ ngủ của vợ chồng và thằng cu con nhà anh phích Đá, buổi tối bộ bàn ghế cổ được dẹp sát vào góc nhà lấy chỗ cho vợ chồng ông hàn Sỏi, tức bố mẹ em Vân ngủ. Còn em Vân, áng mây trắng đêm đến trôi dạt vào xó nào ngủ thì tôi chưa rõ. Có một điều tôi phát hiện ra, em Vân sống ở chỗ này bị cớm nắng lên mới có nước da trắng như vậy.

Ông hàn Sỏi cho biết, thời xưa nhà ông có hơn 20 căn nhà ở các phố như hàng Buồm, hàng Cân, hàng Quạt để cho thuê. Căn nhà đang ở là nơi thờ tự các vị tổ tiên, ông tự hào khoe, các cụ tổ nhà ông có nhiều vị đỗ đạt khoa bảng và được khắc tên trong Văn Miếu. Giải thích cho việc cả nhà bốn thế hệ phải sống trong căn phòng nhỏ, ông nói, sau năm 1954, nhà ông đã hiến tặng nhà nước toàn bộ các nhà đang cho thuê. Chính nhờ nghĩa cử này, ông và các con dù xuất thân trong gia đình quan lại nhưng vẫn được biên chế làm công nhân trong các xí nghiệp quốc doanh. Ông hàn Sỏi trầm ngâm kể, căn nhà này được cán bộ từ chiến khu Việt Bắc về tiếp quản, gia đình ông chuyển xuống căn phòng nhỏ tối tăm và sát ngay nhà vệ sinh chung của các hộ để nhường các gian trên. Dù sao điều an ủi lớn nhất là bàn thờ và bài vị tổ tiên không bị thất lạc. Gần cuối buổi nói chuyện, cụ ấm Cát nói chen vào:

- Tôi hỏi khí không phải, anh làm nghề gì, song thân vẫn an khang chứ.

Biết gặp phải nhà gia thế, nếu tôi khai thật là dân phụ hồ, chắc chắn sẽ bị tống ra ngoài phố còn nhanh hơn lúc vào. Tôi khẽ thưa:

- Cháu làm trang trí nội thất.

Nói dối không ngượng mồm, thật ra tôi bịa khẩu, nhưng nếu tính việc sơn cửa, quét vôi là phần trang trí nội thật không sai. Nghe tôi nói xong, cụ ấm Cát gật gù:

- Anh làm Décor rất có tương lai, nếu tay nghề giỏi sẽ trở thành bậc mét (maître).

Kết thúc buổi nói chuyện, khi tôi xin phép ra về, cụ ấm Cát giơ tay nói đúng một câu:

- Au revoir.

Suốt buổi nói chuyện, bà mẹ em Vân chỉ lắng nghe và quan sát không đưa ra nhận xét. Khi tiễn tôi ra ngõ, không hiểu hai mẹ con em Vân trao đổi lúc nào, đợi tôi gỡ xe đạp khỏi móc, em dặn ngay:

- Mẹ em nhắc, do mới quen nên mấy tháng đầu sẽ không được ra ngoài đi chơi cùng nhau. Anh muốn gặp em, tối thứ bảy hàng tuần sẽ phải vào nhà ngồi nói chuyện, thời gian gặp nhau lúc 20 giờ và kết thúc trước 21 giờ. Nghe em Vân nói xong, tự nhiên tôi nhớ đến cái đồng hồ quả lắc treo ngay trên tường, hết một tiếng, nó lại điểm chuông theo số giờ đang có. Tính ra tôi sẽ đếm đủ 9 tiếng gõ rồi chia tay. Trên đường đạp xe về nhà, tôi cảm thấy như mình vừa trở về từ quá khứ vậy, mọi thứ trong nhà em Bình Vân cùng gia đình đều có một cái gì đó rất xưa.

Tác giả: Bùi Ngọc Phúc
      
kẻ đương thời
kẻ đương thời Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 665

Danh vọng : 1151

Uy tín : 42

Phần 3

"Nếp nhà rêu phong" (7 phần) - Bùi Ngọc Phúc Image30

Sau ba tháng đều như vắt tranh có mặt tại nhà em Bình Vân, đúng vào tối thứ bảy cuối mùa thu, trong lúc tôi đang ngồi uống trà, ông hàn Sỏi mở lời:

- Trưa mai qua nhà ăn cơm, hai bác có chuyện muốn nói.

Khi tiễn tôi ra ngoài ngõ, Bình Vân thì thào:

- Anh đã vượt qua vòng thử thách rồi.

Sáng chủ nhật, đạp xe đến nhà Bình Vân như đã hẹn, khác với mọi lần, hôm nay tôi được mời dự bữa cơm trưa cùng gia đình. Tiếng là dân Hà Nội, đến bây giờ tôi mới được thưởng thức món bún thang truyền thống. Tài nấu ăn của người yêu khiến tôi kính nể, món ăn được chế biến cầu kỳ và công phu. Theo lời em kể, để có nước dùng chuẩn vị, em phải luộc cả con gà mái mơ, sau đó dùng dao nhỏ xé phay con gà, nước dùng được cho thêm tôm he, có cả con sá sùng nhờ vậy nước có vị ngọt thanh mà không cần dùng đến mì chính. Ngoài nước dùng ra, còn thêm trứng tráng mỏng thái mảnh như que tăm, giò lụa của làng Ước Lễ. Ngay việc bày biện ra bát là cả một nghê thuật. Bát dùng ăn bún là loại bát men gốm trắng miệng rộng sâu lòng, trong lòng bát có vẽ ba con cá vàng rất sống động. Khi cho nước canh vào, ta cảm tưởng đàn cá đang bơi. Đũa dùng cho bữa ăn là loại đũa son, khác hẳn với loại đũa tre tôi hay dùng, riêng cụ ấm Cát dùng loại đũa bạc nguyên chất, có chạm khắc tinh vi. Nghe nói đôi đũa bạc là đồ gia bảo từ thời ông Phủ Điền, đến thời thân sinh cụ là ông Huyện Trạch, sau này chắc ông hàn Sỏi sẽ được truyền lại đôi đũa thần thánh đó, tôi đoán vậy và liếc nhìn anh phích Đá, người rồi sẽ đến lượt dùng đũa bạc nhưng chả sớm, sau đó đến thằng cu Cuội và truyền đời theo suất đinh.

Trước khi dùng bữa, cụ ấm Cát lại xổ ra một tràng tiếng Pháp, ông hàn Sỏi dịch đại ý là, sau mấy tháng quan sát và để ý, gia đình chấp nhận cho tôi tìm hiểu em Bình Vân. Câu nói vậy có thể hiểu một điều, những lần sau, hai đứa chúng tôi được phép đưa nhau đi chơi ở bên ngoài được rồi. Tuy nhiên việc đi chơi vẫn phải tuân thủ quy định, không được về nhà muộn quá 21 giờ. Kết thúc bữa ăn thịnh soạn, lần đầu tiên tôi được cụ ấm Cát mời dùng café của Pháp chính hiệu. Để có được sự đồng thuận đó, tôi mất đúng ba tháng “nằm gia nếm mật” tại nhà em Bình Vân.

Trước đó đúng như giao kết, tôi đến nhà em Bình Vân chơi vào tối thứ bảy, lâu lâu có thể ghé thăm vào ban ngày, đôi khi là sáng Chủ nhật, dù vậy những lần đến chơi khiến tôi, một thằng vùng xa của Hà Nội vỡ vạc ra nhiều điều. Mỗi lần đến chơi, tôi để ý thấy vợ chồng anh phích Đá dắt thằng cu con đi dạo phố, có hôm ra tận Bờ Hồ để hóng gió. Sống trong không gian bí bức như vậy, ra ngoài là đúng, thật ra họ muốn nhường không gian trong nhà để chúng tôi có một không gian riêng tư. Khi tôi đến chơi, cụ ấm Cát thường đã ngủ từ lúc 7 giờ tối. Hễ tôi xuất hiện, ông bà Hàn Sỏi ý tứ mang ghế ra ngồi chỗ ở khoảng sân chung của các hộ gia đình. Trong lúc bà vợ luôn tay đan lát, ông hàn Sỏi ngồi nghe tin tức phát ra từ chiếc đài cầm tay. Lâu lâu ông ghé vào nhà rót nước uống, mục đích kiểm tra xem tôi và con gái ông đang làm gì. Vốn giữ ý vì gặp đúng con nhà gia giáo, tôi ngồi nghiêm chỉnh đối diện em Bình Vân qua cái bàn và nói về đủ thứ chuyện. Sau này khi thân thiết, cái gầm bàn là nơi hai đứa thể hiện tình cảm. Hai ông bà hàn Sỏi có lượn như đèn cù để canh chừng, họ không thể phát hiện được phía dưới gầm bàn đang xảy ra chuyện gì. Chiêu này xem ra hiệu quả, khó tính như ông hàn Sỏi phải gật gù khen:

- Thằng này là thanh niên nghiêm túc.

Đến chơi nhiều, nhất là vào ngày chủ nhật, tôi thấy mọi việc trong nhà chỉ có bà mẹ và cô con gái cùng con dâu đảm nhiệm, cánh đàn ông có mình anh phích Đá đi làm. Với phương châm “người quân tử không bao giờ vào bếp” cụ ấm Cát cả đời phong lưu, chưa bao giờ phải lo mấy thứ vụn vặt. Mỗi lần chuẩn bị ra phố, cụ bận áo the khăn xếp nghiêm chỉnh, sau đó cụ cầm ô vừa như cái ba toong, sau đó đứng ngay cửa ra vào gõ ba tiếng xuống nền nhà. Ngay lập tức, đám con cháu phải dẹp hết đống quần áo đang phơi phía trên đầu và dọn sạch sẽ mọi thứ trên đường cụ ra phố. Sau khi “đường thông hè thoáng” cụ bắt đầu ung dung đi ra phố. Bà con hàng phố đã quen mặt, hễ thấy cụ từ xa đều ngả mũ chào. Bất luận thế nào, mọi việc trong nhà phải chu toàn, mâm cơm được bày biện tinh tươm. Khi về đến nhà, cụ có thể chén ngay. Do được mẹ dạy cho từ bé, Bình Vân của tôi nấu ăn ngon, và khéo tay làm các loại bánh mứt. Ở nhà này mùa nào thức đó, mùa hạ có chè sen, mùa thu sang có chè bưởi, khi đông về có chè long nhãn, tất cả đều do cánh phụ nữ trong nhà đảm nhiệm. Trà sen cụ ấm Cát thưởng thức hàng ngày do con dâu và cháu gái tự tay ướp. Đến chơi nhiều, dạo này tôi nghiện món trà ướp sen hảo hạng, uống nhiều thành quen nên tôi chán loại trà bồm ở công trường. Mỗi khi đến chơi, bao giờ em Bình Vân cũng hỏi:

- Anh uống trà gì để em pha?
-Em cho anh ấm trà sen nhé.

Suốt buổi tối thứ bảy, chúng tôi tâm sự trong tiếng ngáy như sấm rền của cụ ấm Cát và sự canh chừng của vợ chồng ông hàn Sỏi. Khoảng 30 phút một lần, ông hàn Sỏi từ bên ngoài bước vào hỏi một câu:

- Cháu thấy trà này uống được không?

Nhiều khi không đợi tôi trả lời, ông lượn ra ngoài ngồi cho thoáng, thật ra hỏi trà chỉ là cớ nhằm kiểm tra. Ròng rã đúng ba tháng đến chơi vào tối thứ bảy, khi nào tiếng búa gõ của chiếc đồng hồ vang lên… cạch... một tiếng, ngay lập tức tôi đứng dậy xin phép ra về. Khi tháo xe đạp xuống khỏi móc, từ trong nhà vọng ra tiếng chuông bính boong 9 tiếng, nhiều lúc tôi thầm nghĩ, đồng hồ này chả khác con chim lợn là mấy. Đang lúc người ta cao trào thì nó réo rắt, quái lạ một điều, chưa bao giờ tôi thấy nó chạy chậm hay sai giờ. Dẫu dao đoạn ngõ chật hẹp và tối như hũ nút đã mang lại nhiều cảm xúc, kiểu gì khi tiễn nhau ra ngoài phố, tôi và Bình Vân phải tranh thủ chút. Có lần do nghi ngờ, ông hàn Sỏi đứng ở cửa nhà rọi đèn pin ra ngõ rồi nói vẻ quan tâm:

- Để bác soi đèn cho sáng.

Cụ ấm Cát có bà em gái hiện định cư bên Pháp, vài tháng cụ lại nhận được thuốc bổ, thuốc kháng sinh và nhiều loại vải vóc từ Pháp gửi về. Riêng chỗ vải vóc và thuốc kháng sinh, cụ bán đi thừa đủ sống phong lưu. Mỗi lần sát Tết, cụ ấm Cát còn nhận được mấy ngàn Franc để mua sắm. Hồi đó ở Hà Nội, chỉ có một cửa hàng Intershop mở tại phố Giảng Võ, chỗ đó chuyên phục vụ người nước ngoài và những người có thân nhân gửi ngoại tệ về. Giá cả ở bên trong khá rẻ, mua xong mang ra ngoài cửa bán lại cho dân phe là có lãi. Uống xong ly cà phê, tôi và em Bình Vân xin phép ra ngoài. Sau ba tháng ngồi một chỗ, hôm nay là dịp được xổ lồng, ngặt nỗi con xe đạp rách muốn đi xa chẳng được, vậy là hai đứa ra Tràng Tiền ăn kem, sau đó ghé hiệu ảnh ở phố Hàng Khay chụp vài kiểu lưu niệm. Chiều hôm đó lần đầu tiên được ngồi bên nhau trên ghế đá nhìn thẳng ra tháp Rùa, thấy tôi ngạc nhiên về kiểu cách của cụ ấm Cát, Bình Vân cười khúc khích:

- Anh không biết đó thôi, bố em y chang vậy luôn.

Theo lời em kể thì, ông Hàn Sỏi mỗi khi ra khỏi nhà bao giờ cũng mặc bộ đồ trắng toát, mùa hè thì quần tây và sơ mi trắng, mùa đông diện áo vest trắng. Thậm chí mũ phớt trên đầu và giày đi dưới chân cũng trắng. Báo hại cho em Bình Vân, sau những lần thân phụ đi chơi về, em phải mua chai lơ để ngâm đống quần áo đó trắng tinh. Khi ngồi trên con xe Peugeot màu đồng hun được bà cô gửi từ Pháp về lượn phố, quả thật nhìn ông hàn Sỏi đúng chất phong lưu khiến tôi nghĩ câu “Chẳng thơm cũng thể hoa lài, dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An” là để nói về gia đình em Bình Vân. Có lần cao hứng, ông hàn Sỏi nói với tôi:

- Người nho nhã không bao giờ để đầu trần ra đường, bất luận mưa hay nắng phải đội mũ. Chỉ có đám tiện dân mới “đầu đội trời, chân đạp đất”.

Nghe ông nói vậy, mỗi lần đến nhà đón em Vân đi chơi, dù đông hay hè, dù tối hay sáng, tôi luôn sùm sụp cái mũ lưỡi trai cho đỡ bị mang tiếng là tiện dân. Sau này có luật bắt người đi xe mô tô, và người ngồi sau phải đội mũ bảo hiểm, tôi chợt nghĩ, ông nào ra luật này, chắc sinh ra ở nếp nhà rêu phong cũng không chừng.

Tác giả: Bùi Ngọc Phúc
      
kẻ đương thời
kẻ đương thời Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 665

Danh vọng : 1151

Uy tín : 42

Phần 4

Thấy tôi đứng thử đồ trước gương, cụ cố nội bèn chép miệng:

- Dào ôi, chả biết có nên cơm cháo gì không, ăn mặc chim cò sặc sỡ như con công vậy.

Ối giời, vụ tình yêu này do chính cụ thúc giục, người già tính hay quên, nhưng kì thực để có được bộ đồ ưng ý, tôi phải dành dụm cả tháng lương, cộng thêm khoản dúi tay của cụ. Đúng như câu mạnh về gạo còn bạo về tiền, thằng bạn dắt tôi lên phố Huế, tìm mua miếng vải kẻ caro màu khá bắt mắt, sau đó hai thằng lại đèo nhau xuống phố Khâm Thiên để may áo đuôi tôm, mốt mới nhất hồi đó. Khổ nỗi, áo may bằng loại vải rẻ tiền có đến 85% là nylon nên mặc khá nóng. Hôm nào mát trời mặc còn được, hôm nóng bức mặc áo này rồi đạp xe đèo người yêu đi chơi, quá là xông hơi giải cảm. Sở dĩ hôm nay tôi phải diện áo mới vì có việc trọng đại, thằng bạn hào phóng cho mượn quần kaki màu be và đôi giầy Moka, nghe nói đôi giày của anh nó đi xuất khẩu lao động bên Tiệp Khắc gửi về. Khổ nỗi giầy cỡ 43 còn chân tôi chỉ vừa cỡ 41. Cái khó ló cái khôn, bạn tôi lấy tờ báo cũ vo lại, sau đó nhét vào hai mũi giầy rồi căn dặn:

- Mày đi nhẹ thôi, đi nhanh nó tuột ra khỏi chân ngay.

Ngắm nghía lần cuối, bạn tôi phán:

- Tao nhìn mày ổn lắm rồi, tăng lên hẳn mấy chân kính.

Nghe bạn nhận xét xong, tôi yên tâm đạp xe đến nhà người yêu. Nói về nếp sống nơi phố cổ, nhất là gia đình người yêu tôi, không thể không nhắc tới vai trò của người phụ nữ, những người duy trì được nếp nhà theo truyền thống. Ngày xưa cụ bà ấm Cát còn sống, cụ là người lèo lái cho nếp nhà. Khi cụ mất đi, con dâu cụ là vợ ông hàn Sỏi tiếp tục đảm nhiệm. Vốn là giáo viên mầm non, bà hàn Sỏi đã chủ động xin về theo chế độ 176, con gái bà là em Bình Vân được thế chỗ của mẹ. Khi về hưu bà sắm ngay cái làn nhựa, để bán thuốc lá cho khách ngoại quốc và người có nhu cầu. Không cần hàng quán, mỗi sáng bà xách làn nhựa ra ngồi đầu ngõ. Mặt hàng có đủ loại thuốc lá nhập khẩu như: Camel, Craven, Marlboro, Dunhill hay 555. Ngày nắng cũng như mưa, bà hàn Sỏi làm đồ ăn sáng cho cả nhà, sau đó ra ngõ bán hàng, đến trưa về nấu ăn và nghỉ ngơi, đầu giờ chiều lại ngồi bán đến xẩm tối. Người ta nói “buôn thất nghiệp, lãi quan viên” không sai. Đừng nhìn cái làn bé con rồi coi thường, chính nó đem lại cuộc sống no đủ cho cả gia đình. Nhiều ông cán bộ thời đó, vợ con lúc nào cũng vênh mặt, vì chồng có tiêu chuẩn tem phiếu loại C, nhưng còn lâu mới bằng mấy bà bán hàng trên phố cổ. Có khi câu nói: "giàu nhà quê không bằng ngồi lê Hà Nội" xuất phát từ đây mà ra cũng không chừng.

Vừa đạp xe tới đầu phố, tôi đã thấy Bình vân mặc áo dài màu kem đứng đợi. Thấy bạn trai ăn mặc tân thời khác hẳn ngày thường, em thốt lên vẻ tự hào:

- Ái chà, hôm nay nhìn anh kẻng trai quá, thôi mình đi luôn không muộn.
- Thế thầy mẹ em đâu rồi
- Các cụ đèo nhau đi rồi anh.

Chúng tôi đèo nhau đến khách sạn Metropole, trên phố Ngô Quyền dự tiệc, lần đầu tiên bước chân vào khách sạn sang trọng, quả thật tôi thấy choáng ngợp. Phòng ăn được thắp sáng lung linh bởi chùm đèn to, nhân viên phục vụ mặc đồ trắng rất đẹp và sạch sẽ, họ mỉm cười lịch thiệp dẫn khách vào bàn. Nhìn thấy cụ ấm Cát đang trò chuyện vui vẻ với một bà còn khá trẻ, trạc tuổi con trai cụ là ông hàn Sỏi, nhưng khi được giới thiệu, tôi hoá ra đó là em gái cụ, chính bà Việt kiều là người hay gửi tiền và thuốc về cho anh trai. Theo lời cụ ấm Cát kể, đây là bà chiêu Măng em ruột cụ, ngày xưa cụ huyện Trạch có ba vợ, bà cả sinh ra được cụ ấm Cát, bà hai không có con, cụ huyện Trạch khi xưa nạp thêm thiếp là bà ba thì sinh ra bà Măng, là con quan nên gọi là cô chiêu Măng. Ông hàn Sỏi tuy là cháu, nhưng bằng tuổi cô ruột mình. Sợ tôi không hiểu hết, cụ ấm Cát giải thích rõ, tên bà Măng không phải là măng để nấu bún măng, hay canh măng, tên đầy đủ là Xi Măng, cũng là một loại vật liệu xây dựng. Sau này khi sang Pháp, bà chiêu Măng dù lấy chồng nhưng vẫn giữ nguyên tên, có điều phiên âm sang tiếng Pháp là Madam Cement.

"Nếp nhà rêu phong" (7 phần) - Bùi Ngọc Phúc Image21

Bữa tiệc toàn đồ tây, họ dùng dao và nĩa, trong khi tôi quen dùng đũa. Trong bữa ăn, tôi vừa phải tiếp chuyện vừa quan sát để biết cách dùng các dụng cụ đó. Sau đó để cho tiện và nhanh, tôi dùng nĩa xiên vào những món mình thích. Việc dùng nĩa tôi khá thạo do ở nhà tôi hay đi xiên cá, xét ra hai việc đó khá giống nhau. Sau này tôi tự so sánh, người Âu châu dùng nĩa và dao, không khác gì con Sư tử dùng móng vuốt xé xác con mồi để ăn. Người châu Á dùng đôi đũa, chắc là mô phỏng cái mỏ chim đang mổ thức ăn. Còn mấy dân tộc dùng tay để bốc đồ ăn, chắc vẫn giữ truyền thống của tổ tiên người vượn nguyên thủy, nghĩ vậy thôi, tôi đã đự bữa tiệc theo kiểu châu Âu một cách trọn vẹn. Sau bữa tiệc, hai anh em ông ấm Cát lên xích lô lọng vàng đi dạo phố, vợ chồng ông hàn Sỏi đèo nhau trên con xe Peugeot màu đồng hun đi tháp tùng bên cạnh. Tôi đèo em Bình Vân về nhà thay đồ để đi chơi, việc mặc áo dài không tiện lắm. Khi về đến nhà đẩy cửa vào, em Vân hỏi:

- Anh có muốn lên phòng em không.

Chỉ cần nghe vậy, tôi gật đầu ngay tắp lự. Trong tâm tưởng của tôi, khuê phòng thiếu nữ phải rất khác biệt, nhất là khuê phòng con gái thuộc nhà gia giáo phố cổ. Ngoài cảnh trướng rủ màn che, kiểu gì cũng phải thơm mùi nước hoa có bàn phấn trang điểm và nhiều thứ hay ho khác. Dân phụ hồ xây dựng quen kiểu ăn lều ở lán rồi, được bước chân vào khuê phòng thiếu nữ, tôi thấy khác nào lọt vào cõi thiên thai. Đang nghĩ vẩn vơ, có tiếng giục:

- Leo lên đây anh.

Ngước lên thấy em đã ngồi trên gác xép, nơi tôi nhớ rõ đó là chỗ ngủ và sinh hoạt của vợ chồng anh phích Đá. Khi cả hai ngồi trên gác xép chật chội, em giải thích, hồi xưa, anh phích Đá là cháu đích tôn nên được ngủ cùng ông nội, bố mẹ em nằm dưới sàn nhà, căn gác xép là chỗ em ngủ. Tuy nhiên khi anh phích Đá lập gia đình, em phải nhường chỗ này cho anh chị. Nghe em nói, tôi càng ngạc nhiên và thầm hỏi “vậy khuê phòng của em Vân ở đâu”.

Như đoán được suy nghĩ của tôi, em lom khom bò trước dẫn đường, tôi hướng theo cặp mông tròn lẳn của em rồi bò theo sau. Phía cuối gác xép có đục một ô cửa nhỏ, nó bé như ô chó chui vậy. Chui qua lỗ đó là sang đến nóc nhà vệ sinh tập thể của khu nhà, do không ai sử dụng nên em đã dựng thành một căn buồng nhỏ tầm 4 mét vuông, mái được lợp tôn cũ, xung quanh đóng bằng các mảnh gỗ tạp ghép lại. Nói thật lòng, căn phòng như cái chuồng lợn, mùa hè vô cùng nóng bức. Ngồi trong cái buồng bé như hộp diêm, mùi hôi từ dưới nhà vệ sinh bốc lên khiến tôi ngạt thở nên đành hỏi:

- Mùi hôi như này mà em vẫn ngủ được sao?
- Em bị xoang từ bé, nhiều khi ngạt mũi đâu có ngửi thấy mùi gì.

Tình yêu của tôi thật thà trả lời khiến tôi á khẩu, khuê phòng của em so với những gì tôi tưởng tượng khác một trời một vực. Đang miên man suy nghĩ, tiếng em Bình Vân réo rắt:

- Anh quay người để em thay áo dài.

Tôi quay lưng theo ý của em, mùi hôi của nhà vệ sinh khiến tôi thầm nghĩ, ngu gì chui lên tận chỗ này rồi úp mặt vào tường. Mặc cho mùi hôi bủa vây, tôi tươi tỉnh quay mặt lại.

Tác giả Bùi Ngọc Phúc
      
kẻ đương thời
kẻ đương thời Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 665

Danh vọng : 1151

Uy tín : 42

Phần 5

"Nếp nhà rêu phong" (7 phần) - Bùi Ngọc Phúc Image31

Cơn bão số 8 vừa tan, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, đường phố Hà Nội nhiều cây bị bung gốc đổ chắn ngang đường, dây điện đứt khiến nhiều nhà thắp đèn dầu, trong mấy khu phố cổ nước ngập tới đầu gối. Vào đúng ngày mưa to gió lớn, cụ Ấm Cát qua đời do tuổi cao sức yếu. Khi cụ vừa nhắm mắt xuôi tay, ông Hàn sỏi vội gọi ngay xích lô để khiêng cụ ra nhà tang lễ thành phố, bởi ngõ quá chật nên dù muốn cũng không làm sao đưa nổi cỗ quan tài vào nhà. Xích lô vốn kiêng chở người chết nên ông Hàn sỏi phải quấn thân phụ trong tấm chăn mỏng rồi vờ như đưa người bệnh đi khám, có như vậy mới vẫy được xe xích lô. Khi xe đến cuối phố, dù xích lô đạp kiểu gì cũng không đi, đường thì ngập còn mưa không dứt, trước tình thế tiến thoái lưỡng nan, ông đạp xe xích lô bèn thở dài nói:

- Xe bỗng nhiên nặng như vậy, chứng tỏ người nhà mình đã mất và không muốn rời xa ngôi nhà.

Dưới trời mưa tầm tã, ông Hàn sỏi cùng vợ quỳ xuống òa khóc. Một mặt khấn vái, cầu xin người đã khuất nếu thương con cháu, cụ mau cưỡi hạc về miền cực lạc, mặt khác xin ông xích lô mở lòng giúp đưa cụ ra nhà tang lễ, nếu không mưa gió rất khó xoay xở. Sau khoảng 15 phút, trời ngớt mưa, xe xích lô bắt đầu lăn bánh bình thường.

Sau này người nhà kể lại, đúng lúc xe xích lô dừng lại, bát hương trên bàn thờ tổ tiên tự dưng bốc cháy dữ dội. Vậy coi như cụ đã trả hết nợ đời về với tổ tiên. Khi khâm liệm cho cụ Ấm Cát, ông Hàn Sỏi nhét vào miệng thân phụ một đồng cân vàng cùng ít gạo nếp, việc này nhằm tiễn đưa vong linh người quá cố đi đường xa được siêu thoát và tránh ma quỷ, tôi đoán chắc để cụ qua được cửa phán quan một cách nhẹ nhàng. Hai ngày sau, xe tang chở quan tài cụ Ấm Cát về đỗ ngay đầu ngõ, đây là lúc mọi người làm thủ tục tâm linh. Nhìn bức tường dọc ngõ vào nhà, dù đã quét màu vôi khác, nhưng đã bong tróc hiện ra nguyên vẻ rêu phong cổ kính hồi xưa, tự nhiên tôi nhớ đến bài thơ khá nổi tiếng của Đoàn Phú Tứ:

“Màu thời gian không xanh
Màu thời gian tím ngát
Hương thời gian không nồng
Hương thời gian thanh thanh…”

Cụ Ấm Cát được đưa về an táng tại khu mộ của gia đình nằm bên huyện Hoài Đức, đây là nơi ngày xưa ông nội cụ Ấm Cát làm quan Tri phủ. Hôm đưa tang trời tạnh mưa và quang đãng, khi quan tài của cụ về đến làng, mọi người ngồi đợi các cụ trong làng làm lễ chèo đò đưa linh hồn người đã khuất về bên kia thế giới. Vì có nắng sớm nên thời tiết khá oi bức, đám con cháu phải xếp hàng đi vòng quanh quan tài cụ Ấm Cát nhiều lần. Mấy bà chèo đò vừa khua mái chèo, vừa hát ê a. Cứ một vòng như vậy, đám con cháu lại thả tiền lẻ vào mâm lễ gọi là cảm ơn người chèo đò. Chèo đò chán, các bà lại dừng lại réo tên các con cháu của cụ ấm Cát biếu tiền để cụ đi đò. Lâu lâu mấy bà lại ngó nhìn kiểm tra tiền trên mâm lễ. Một bà cao tuổi còn phán:

- Nhiều tiền lẻ như thế này thì đò dễ chìm lắm, phải cho cụ tờ tiền to thì đò mới nổi, và qua sông nhanh được.

Cảnh dùng dằng, bịn rịn kéo dài nửa tiếng đồng hồ, “cụ vong” mới lên được đò để rời bến. Đi được một đoạn thì “cụ vong” lại muốn thăm các danh lam, thắng cảnh Chùa Hương, Yên Tử nên mỗi nơi “cụ vong” ghé thăm, đám con cháu lại “biếu” tiền mua vé tham quan, hương hoa, dầu đèn. Trời nắng nhưng các cụ chèo đò chẳng vội, tự dưng ngứa mồm nên tôi réo to:

- Các bà chèo đò mệt rồi, thôi kính các cụ nghỉ cho khỏe.

Các bà nghe thấy vậy, họ quay lại lườm tôi bằng những đôi mắt toàn lòng trắng. Mặc cho nhà ông Hàn Sỏi nhăn nhó, các bà chèo đò vẫn tiếp tục gọi tên con cháu cụ Ấm Cát lên biếu tiền để cụ mua giầy, mua quần áo, mua mũ. Riêng vụ chèo đò tốn của nhà ông Hàn Sỏi khá tiền, quan trọng là mất nhiều thời gian của mọi người đi dự. Bực mình quá, tôi thầm rủa:

- Kiểu gì cũng có lúc mấy mẹ này sẽ bị đắm đò cho mà xem.

---

Quay lại chuyện mấy tháng trước, lúc ngồi quay mặt vào tường để em Bình Vân thay áo. Dù vỡ mộng về cái gọi là khuê phòng thiếu nữ bé như chuồng lợn và được cơi nới trên nóc nhà vệ sinh, bù vào đó, khi cố tình quay lại, tôi được ngắm trọn vẹn một vệ nữ Eva bằng xương bằng thịt. Bình Vân tình yêu của tôi, quả thực em có làn da y như xi măng trắng mà tôi hay dùng để tráng nền nhà tắm sau khi lát gạch. Của đáng tội, không mặc gì bộ ngực của em hơi bé, thủ phạm khiến em có khuôn ngực đầy đặn là mấy miếng mút độn ngực đang nằm dưới nền nhà. Thấy em có vẻ lúng túng, tôi vỗ về an ủi:

- Thời buổi khó khăn, anh ăn cơm độn khoai, độn sắn hàng ngày nên em có độn vài miếng mút không ảnh hưởng gì đâu.

Khi nằm bên nhau, em thủ thỉ:

- Ở trong họ, hầu hết con gái đều lấy chồng từ sớm, muộn nhất là 19 hoặc 20 tuổi. Năm nay em đã 24 tuổi còn chưa lấy chồng, việc này khiến mọi người không yên tâm. Bố mẹ em hay nói, có con gái lớn trong nhà, khác nào chứa quả bom nổ chậm.

Nếu ông bà Hàn Sỏi biết được, tôi chính là người vừa kích hoạt của bom nổ chậm đó thì sao nhỉ, nghĩ đến đó, tôi vội vàng chỉnh đốn trang phục rồi leo xuống dưới nhà. May cho tôi, khi vừa xuống đã thấy tiếng xe đạp lạch cạch, ông Hàn Sỏi dắt con xe Peugeot màu đồng hun vào nhà hỏi ngay:

- Thế hai đứa lại đi chơi tiếp sao.

Tôi nói dối là đưa em Bình Vân đi lễ chùa Hòe Nhai, là người mộ đạo Phật, nghe nói đi chùa y rằng bà Hàn Sỏi không bao giờ phản đối, thậm chí bà còn nhắc hai đứa xin quẻ xem thế nào. Định chở em Bình Vân ra cầu Long Biên ngắm cảnh, em không chịu còn nhẹ nhàng nói:

- Anh nói đưa em đi chùa, vậy phải thực hiện không sẽ xui xẻo.

Chiều lòng người yêu, tôi chở em đến chùa Hòe Nhai để thắp hương khấn Phật. Trong lúc đợi Bình Vân lễ chùa, tôi nhẩm tính, ngày mai kiểu gì mình sẽ đánh con 22 và 24, đó là tuổi của tôi và người yêu. Đang suy nghĩ vẩn vơ, Bình Vân choàng tay tôi nhắc:

- Mình xin một quẻ đi anh.

Chúng tôi đặt tiền trên bàn thờ và xóc thẻ, nhặt que thẻ trên tay, hai đứa ra bàn nước đổi lấy một tờ sớ. Cầm tờ sớ, tôi thấy Bình Vân khẽ chau mày ra chiều suy nghĩ nên ghé mắt vào đọc, trên tờ giấy màu vàng có dòng chữ quốc ngữ in nghiêng khá đậm nét:

“Duyên ai nấy hưởng - Nghiệp ai nấy mang
Đi giữa nhân gian - Không phiền không lụy”

Không cần nhờ cụ già ngồi ở bàn luận giải, đọc xong tôi thấy quẻ này không tốt. Vốn không tin vào chuyện đó, tôi chở tình yêu của mình ra bốt hàng Đậu ăn kem. Ăn và chơi hết ngày, tôi lại chở em Bình Vân về nhà. Khác với mọi lần, chỉ cần đến ngõ là em đi vào, khi xe về đến ngõ, tôi thấy chị dâu của Bình Vân đứng đợi từ lâu. Thấy chúng tôi, chị khẽ nói:

- Để xe đây chị trông giúp cho, hai đứa vào nhà có việc.

Vừa hồi hộp xen chút lo lắng, tôi cùng Bình Vân bước vào trong nhà. Dưới ánh đèn điện 110v lúc sáng lúc tối, cụ Ấm Cát ngồi uy nghi trên sập, tay dựa vào chồng gối lụa mắt lim dim như suy tính điều gì. Ông bà Hàn Sỏi ngồi ngay ngắn quanh chiếc bàn cổ cùng anh Phích Đá, nhìn thoáng qua đã thấy sự nghiêm trọng của vấn đề. Trong không gian cổ kính, thiếu một tay lính lệ đội nói cầm giáo, đảm bảo như tôi đang bước vào công đường xử án. Ngay khi tôi và Bình Vân bước vào, cụ Ấm Cát đưa tay mở tráp gỗ bằng sơn mài rồi bắt đầu nói. Nhấp một ngụm nước cho đỡ khô họng, tự dưng tôi thấy miệng đắng ngắt, vị đắng chả khác gì ngụm cà phê lần đầu, được cụ Ấm Cát mời.

Tác giả Bùi Ngọc Phúc
      
kẻ đương thời
kẻ đương thời Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 665

Danh vọng : 1151

Uy tín : 42

Phần 6

"Nếp nhà rêu phong" (7 phần) - Bùi Ngọc Phúc Image32

Dạo này công việc phụ hồ thất thường, tôi xin làm thuê ở HTX chuyên làm tranh lụa trên phố Hàng Trống, do yêu nhau được gần một năm, tôi đảm nhiệm luôn nhiệm vụ đưa đón Bình Vân. Theo lịch trình, hết giờ làm việc, tôi lóc cóc đạp con xe rách đến nhà trẻ trên phố Phùng Hưng, đợi người yêu trả hết trẻ rồi đưa về. Có nhiều hôm đã 17 giờ 15, do bận việc nhiều bố mẹ chưa đến đón con, do chưa có gia đình nên Bình Vân phải ở lại trông lũ trẻ trả muộn để ưu tiên các cô có gia đình về trước.

Chúng tôi ngồi tâm sự trong tiếng khóc, tiếng mè nheo của lũ trẻ, sau thấy điếc tai, tôi gom hết lũ trẻ lại rồi phát cho mỗi đứa một cái bô. Dù muốn hay không, tất cả đều phải ngồi bô và quây thành vòng tròn, khi nào bố mẹ đến mới được nhấc mông. Khổ nỗi nhiều đứa ngồi bô lâu quá, lúc đứng dậy 2 bên mông hằn rõ vết miệng bô. Cách đó khá hiệu quả, bởi vì khi lũ trẻ ngồi bô, tôi và Bình Vân tha hồ tâm sự, nếu đứa nào vẫn nghịch và khóc, đảm bảo ngoài ngồi bô sẽ phải đội cái bô sạch khác lên đầu cho đến khi nín.

Tiết trời Hà Nội bắt đầu se se lạnh, có hôm hứng lên, chúng tôi đèo nhau đến phố Hàng Giầy xì xụp bát bánh trôi nước cho ấm dạ. Quán tuy nhỏ nhưng đông khách, ngoài bánh trôi nước, họ còn bán món Lục tàu Xá, Chí Mà Phù. Ít tiền nên tôi thấy món ở đây ngon và rẻ, ăn xong chúng tôi đèo nhau tới rạp Chuông Vàng trên phố Hàng Bạc xem cải lương. Sở dĩ tình yêu của tôi và em Bình Vân chỉ loanh quanh khu phố cổ là có nguyên do, với con xe đạp cũ và rách, tôi không thể mạo hiểm chở tình yêu của mình quá Hồ Gươm vài cây số. Lần đi xa duy nhất tôi và em đã thực hiện, đó là hôm chở Bình Vân từ Hàng Bồ về nhà ở làng Trung Tự để ra mắt gia đình. Khỏi phải nói, cụ cố nội mừng ra mặt nên nắc nỏm khen:

- Gớm con gái phố cổ xinh và trắng quá, chả bù cho…

Biết mình lỡ lời, cụ hắng giọng chuyển đề tài. Hôm đó Bình Vân đã vào bếp trổ tài nữ công gia chánh. Khi mâm cơm bưng lên, mọi người trầm trồ khen ngợi, chỉ với hai bó rau muống héo, chắc dân trên phố cổ hay vứt cho lợn ăn, Bình Vân đã chế biến thành nộm rau muống bóp đậu phụ kèm chút lạc rang, rau muống xào thịt bò với tỏi cùng nhiều món chính. Món tráng miệng có bát chè sắn thêm lát gừng cho ấm họng. Sau buổi ra mắt, mọi người trong nhà nhìn tôi thán phục, đương nhiên là do cái duyên cái số nó vồ lấy nhau mà. Riêng phần cụ cố nội, vì quá ưng đứa cháu dâu đã xinh lại đảm nên đã kể cho hội “chị em bạn dì” không bỏ sót chi tiết nào. Trời sang đông, các cụ sức yếu lại lười tắm gội, lũ chấy được dịp tung tẩy. Theo truyền thống bấy lâu, các cụ vừa buôn chuyện vừa dùng lược bí bắt chấy, việc cắn chấy bép một cái, được các cụ tín nhiệm giao cho cụ trẻ nhất hội vì cụ đó vừa tròn tuổi 75 và chưa rụng cái răng nào, quan trọng hơn, mắt vẫn còn tinh. Đề tài cháu dâu tương lai trên phố cổ được cụ cố nội tôi vừa biên tập vừa chỉnh lý và kể cho mọi người không dưới trăm lần có lẻ.

---

Tôi vẫn nhớ rõ, lần đi dự tiệc nhân dịp bà chiêu Măng về, hôm đó cụ ấm Cát cho gọi tôi và em Bình Vân vào nhà rồi tuyên bố:

- Moa đã xem tử vi cho hai đứa rồi, trước đó 3 năm và sau đó 7 năm đều không có ngày nào đẹp để làm lễ thành hôn. Muốn đẹp duyên vợ chồng chỉ còn dịp tháng chạp năm nay. Nói đến đó, cụ ấm Cát mở cái tráp sơn mài lấy ra một tờ giấy có màu ố vàng theo thời gian, sau này tôi được biết đó là tờ “bằng khoán điền thổ” trên tờ giấy có dấu triện màu xanh từ thời Pháp thuộc. Cụ ấm Cát giải thích:

- Đây là của hồi môn dành cho cháu gái, đồ nữ trang sẽ do chị cả đảm nhận.

Cụ ấm Cát nói và hướng ánh mắt sang bà Hàn Sỏi. Biết tính bố chồng quyết là làm, bà Hàn Sỏi khẽ vâng một tiếng. Tranh thủ lúc cụ ấm Cát đang hút ống phi la tốp để tẩm bổ, ông Hàn Sỏi nhắc:

- Cuối tuần cháu mời bố mẹ quá bộ đến nhà bác để người lớn nói chuyện.

Sau Quốc khánh, tôi định bụng sẽ thông báo ý định của nhà em Bình Vân rồi cuối tuần đưa các vị thân sinh đến nói chuyện. Tuy nhiên bất ngờ cả Hà Nội đang sôi sục, từ nhà ra ngõ đi đâu cũng thấy mọi người nói về chuyện đổi tiền. Trên đường đi làm, tôi ghé vào bảng tin đọc xem có đúng không. Đập vào mắt là bài báo có tiêu đề "Bẻ gãy thủ đoạn tung tin đổi tiền của gian thương...", hóa ra tin đồn nhảm. Đến chiều đón em Bình Vân về đến phố Hàng Bồ, tôi thấy sự việc khác hẳn. Cả nhà em ngồi trầm tư quanh chiếc bàn giả cổ, vẻ lo lắng thể hiện trên khuôn mặt. Ông Hàn Sỏi thì thào:

- Mọi người nói, các cụ ra Đồ Sơn họp về vấn đề đổi tiền, chắc nay mai sẽ quyết. Bây giờ mua gì cũng không ai bán, họ sợ giữ tiền nhiều sẽ bị tịch thu.

Dù chưa có tin chính thức nhưng Hà Nội cả đêm không ngủ, mọi người tranh thủ mua gom một thứ gì đó, họ không muốn vứt tiền đi. Trong lúc cao hứng, tôi lột ngay cái áo đuôi tôm vừa may bán được 450 đồng, một số tiền rất lớn, vì cái áo may hết có 75 đồng. Nếu không phải chở người yêu, chắc tôi bán luôn con xe đạp rách, lúc đó có người trả 4000 đồng, gấp 10 lần giá trị thật của nó. Đêm đó nhà tôi vét mọi thứ không dùng đem bán, người mua không cần mặc cả. Khắp nơi diễn ra cảnh mua bán náo loạn, nhìn chả khác gì chợ Viềng Nam Định. Đúng sáng sau, thông báo về việc đổi tiền được hệ thống loa thông báo khắp nơi, mọi nhà có 5 ngày để thu xếp đổi tiền. Dù tiêu chuẩn đổi 20.000 đồng, nhà tôi chỉ gom được 7000 đồng, biết tin nên nhiều nhà giàu đã thuê đổi hộ chỗ tiền còn thiếu. Xóm tôi nghèo nên mọi nhà không có tiền để đổi, mọi người nhận đổi thuê cho nhà giàu để thêm chút lãi. Trái ngược với nhà tôi, nhà em Bình Vân lâm vào tình cảnh bi đát. Khi ông bà Hàn Sỏi lôi trên nóc tủ, dưới gầm bàn thờ, trong hốc tường và mọi ngóc ngách ra gom lại được hai bao tải tiền, số tiền quá lớn, trong khi tiêu chuẩn dành cho hộ buôn bán chỉ 50.000 đồng. Em Bình Vân kể lại, vài tháng mẹ em lại ra tiệm vàng Kim Thành bên phố Hàng Bạc để mua các lá vàng sư tử cất đi. Đợt này mải đón tiếp bà chiêu Măng và đi lễ chùa nên bà không kịp mua vàng, vậy là dính hạn. Nhìn đống tiền, tôi biết chúng sắp thành giấy lộn nên thấy tiếc rẻ. Việc đổi tiền với tỷ lệ 10 ăn 01 đã xóa gần hết những gì nhà em Bình Vân tích lũy bằng tiền mặt, sau đó một thời gian, tiền mới mất giá nhanh không kém, vì thế bà con có câu "bán trâu tậu gà".

Việc đổi tiền xảy ra đột ngột nên sự bàn thảo về đám hỏi của hai gia đình tạm hoãn, mọi thứ diễn ra dưới nếp nhà rêu phong vẫn như cũ. Trong tâm thức, tôi cảm thấy có gì đó mình chưa thể lý giải được. Ngay khi cơn bão số 8 vừa tan, cụ ấm Cát về với tổ tiên, bởi thế không ai nhớ đến lời tiên tri “trước 3 năm sau 7 năm” của cụ, mọi việc tạm gác lại qua giỗ đầu sẽ bàn tiếp. Sắp đến 49 ngày của cụ ấm Cát, trong bữa cơm chiều, ông Hàn Sỏi nói với tôi:

- Hai bác coi cháu như người nhà rồi, hôm nay có chuyện quan trọng cần bàn xem ý cháu thế nào.

Tác giả: Bùi Ngọc Phúc
      
kẻ đương thời
kẻ đương thời Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 665

Danh vọng : 1151

Uy tín : 42

Phần 7

Nhân tiện có người thuê chở hàng lên phố hàng Bồ, tôi ghé vào quán phở ăn sáng. Trời sắp sang thu vẫn oi bức, những cây bàng góc phố đã nhuộm màu vàng sẫm, vừa ăn, tôi vừa nhẩn nha ngắm cảnh người xe tấp nập. Dù sao khi chở xong chuyến hàng này, tôi có thể sống chậm một chút được rồi. Ăn xong đứng lên thanh toán, tôi ghé hàng nước vỉa hè ngồi xuống gọi cốc trà đá, bỗng nhiên tôi thấy có cảm giác quen quen. Khi ngẩng nhìn biển hiệu quán phở, đập vào mắt tôi là dòng chữ đắp nổi 1912, năm xây dựng của ngôi nhà, hóa ra đây chính là tiệm gà tần thuốc Bắc nổi tiếng năm nào. Vật đổi sao giời, hiện nay nó là tiệm gà ta phố cổ, một cảm xúc khó tả bỗng ập đến, tôi nhìn chăm chú vào phía trong ngõ nhỏ, vẫn một khoảng tối cảm giác như dài như bất tận. Thấm thoắt đã gần 30 năm, kể từ ngày tôi là vị khách thường xuyên của nếp nhà rêu phong trong đó, bùi ngùi nhớ lại mảnh kí ức, nó đúng như câu thơ:

“Duyên trăm năm dứt đoạn
Tình một thuở còn hương
Hương thời gian thanh thanh
Màu thời gian tím ngát”

"Nếp nhà rêu phong" (7 phần) - Bùi Ngọc Phúc Image22

Sau vụ đổi tiền năm 1985, gia cảnh nhà ông hàn Sỏi có dấu hiệu sa sút, điều này không có gì lạ, số tiền tích cóp bỗng nhiên hóa mớ giấy lộn, chưa kể đồng tiền mới đổi tiếp tục mất giá rất nhanh. Khi cụ ấm Cát qua đời, nguồn viện trợ của bà chiêu Măng gửi từ Pháp về chấm dứt. Mọi thứ xảy đến dồn dập khiến ông Hàn sỏi đưa ra một quyết định táo bạo, hôm đó tôi nhớ sắp đến 49 ngày cụ ấm Cát, hai vợ chồng ông Hàn sỏi đã chủ động mời tôi ngồi nói chuyện. Khi tôi ngồi xuống chiếc đôn cổ, ông hàn Sỏi phân tích:

- Hôm nay đã là 26 tháng chạp, nếu không có nhiều biến động, bây giờ hai đứa đã về chung một nhà rồi. Tuy nhiên bác xem cuốn Thọ Mai Gia Lễ, ít nhất phải qua giỗ đầu mới tính tiếp được, sang năm Bình Vân không được tuổi. Vậy trong lúc đợi thêm một năm nữa, bác muốn cháu thôi làm thuê, Bình Vân cũng bỏ công việc hiện tại vì lương quá thấp. Hai bác sẽ cấp vốn, để hai đứa chuyển sang kinh doanh hàng vải vóc. Bước đầu làm nhỏ thôi, coi như vừa làm vừa học, sau có vốn nhiều sẽ tính tiếp. Vậy ý cháu thế nào?

Đương nhiên tôi xin phép về nhà suy nghĩ, bởi từ bé chỉ quen làm thuê, kiểu lao động chân tay vất vả. Tự dưng nhét cục tiền vào tay rồi nói nhảy vào kinh doanh chắc tôi chịu. Sau vài lần giục giã, thấy tôi không mặn mà với ý tưởng đó, ông hàn Sỏi không nhắc tới việc đó nữa. Hàng ngày tôi vẫn đạp xe đưa đón tình yêu của mình đến chỗ làm, việc đi chơi khi rảnh rỗi diễn ra như mọi cặp đôi yêu nhau khác. Tuy nhiên dạo gần đây, tôi thấy Bình Vẫn luôn có tâm trạng bồn chồn lo lắng, nhiều khi em đề nghị tôi chở đến chùa để cầu cúng. Việc Bình Vân khấn vái trước các đấng thần linh nhiều hơn trước khiến tôi hơi ngạc nhiên nhưng không tiện hỏi, đúng như cụ cố nội tôi hay nói, tâm không tĩnh sẽ năng đi chùa để cầu an. Đúng vào ngày mùng một, từ chùa Quán Sứ đi ra, Bình Vân chợt hỏi:

- Nếu sau này, nhỡ mình lạc nhau thì sao nhỉ?

Tôi phì cười nói ngay không cần suy nghĩ:

- Mẹ mìn nào tha nổi em.

Bình Vân nhìn tôi rồi im lặng không nói câu nào, sau này có đôi lần tôi thấy Bình Vân định nói gì đó nhưng lại thôi, đoán chắc em ngại vì chuyện hai đứa tạm hoãn cưới nên tôi đành tặc lưỡi, âu cũng là cái số khiến cụ cố nội của tôi chưa thể có chiếc khăn vàng như mong ước. Giỗ đầu của ông ấm Cát diễn ra trong lặng lẽ, họ hàng thân thiết đều ở nước ngoài hết, họ hàng xa không được mời, nếu có mời thì nhà chật không có chỗ đón tiếp. Ngoài mấy vị bên ngoại ở phố Lò Rèn sang, có thêm tôi và một vị hàng xóm thân quen. Trong khi ăn, Bình Vân nói nhỏ, tuần sau cả nhà sẽ đi ăn cưới ở Hải Phòng hai ngày, em thông báo vậy nhưng không mời tôi đi cùng. Sau bữa cỗ, tôi cùng Bình Vân đi lượn phố, lần đầu tiên em đề nghị lên cầu Long Biên để hóng gió. Đứng trên cầu nhìn sông Hồng có những xà lan chở cát xuôi theo con nước, Bình Vân thở dài nói:

-  Không biết đến bao giờ, chúng mình lại được đứng ngắm cảnh như thế này?

Tôi chép miệng:

- Việc đó đơn giản sao em phải ước.

Do không phải đưa đón em Bình Vân nên tôi khá rảnh, theo thói quen hết giờ làm, tôi ghé hàng nước đầu ngõ tụ tập. Giữa tuần khi áng chừng Bình Vân đã trở về, chả cần đến cuối tuần, tối thứ năm tôi đạp xe đến chơi vì có bao điều muốn nói. Quả thật vừa xa nhau vài ngày, tâm trạng nhớ nhung khiến tôi muốn phi nhanh đến Hàng Bồ từ sáng. Dắt được con xe vào ngõ, ngạc nhiên khi thấy nhà tối om không một ánh đèn, điều này chứng tỏ nhà em đi ăn cưới chưa về. Thời buổi thóc cao gạo kém, chuyến đi dài ngày cũng là sự lạ. Nhờ ánh sáng vàng vọt, từ bóng đèn mới lắp ở phía nhà vệ sinh hắt ra, tôi thấy cửa nhà khóa chặt, trên cánh cửa có nhiều mảnh giấy trắng đóng dấu đỏ dán chéo nhau. Đó là dấu hiệu niêm phong nhà của chính quyền, việc này tôi từng thấy nhiều vào năm 1979. Đang ngơ ngác chưa hiểu chuyện gì, một bà đi từ nhà vệ sinh ra, biết tôi là bạn trai của Bình Vân nên nói ngay:

- Chú không biết tin gì sao, nhà này xuống Hải Phòng vượt biên rồi, chính quyền cho niêm phong nhà ngay khi nhận được tin, tôi tưởng chú được gia đình họ đóng tiền cho đi cùng.

Nghe đến đó thì tôi hiểu ngay, chắp nối các sự việc lẫn thái độ của em Bình Vân dạo gần đây, tôi đoán nhà ông hàn Sỏi đã âm thầm lên kế hoạch vượt biên ngay sau khi cụ ấm Cát qua đời. Ngày đó để có một suất xuống tàu vượt biên, mỗi người phải mất vài cây vàng, chưa kể ra đến phao số không nếu tàu tuần tra phát hiện, trên người có bao nhiêu vàng phải vứt hết xuống biển. Sự việc xảy ra quá đột ngột, tôi đạp xe lên Cầu Long Biên đứng nhìn xuống dòng sông rồi tự hỏi, chẳng nhẽ mối tình với em Bình Vân bị tan nhanh như cơn gió thoảng vậy sao. Chẳng thể trách ai được, tôi giận bản thân vì đã không nắm lấy cơ hội khi ông hàn Sỏi đưa ra, tất cả đều đã muộn và chẳng còn cơ hội nào nữa. Khi nghe tôi kể lại sự tình, cụ cố nội tiếc rẻ và chép miệng:

- Sợi dây tình cảm ở đây đã không còn, họ ra đi tìm chân trời mới, dẫu sao hai đứa hữu duyên nhưng vô phận, thật đáng tiếc.

Sau này mỗi khi nhắc đến Bình Vân, cụ cố nội tôi vẫn luôn bày tỏ sự nuối tiếc. Người già thường có dự cảm chính xác, đúng như cụ cố nội tôi từng lo xa, vài năm sau người đã hạc giá vân du và không có chiếc khăn vàng để tô điểm cho đám hiếu vì lúc đó tôi chưa lập gia đình. Tin tức về những con thuyền vượt biên bị bão biển nhấn chìm, hoặc không may nạn nhân bị rơi vào tay cướp biển Thái Lan khiến tôi cảm thấy đau buồn. Trong suy nghĩ của mình, tôi luôn cầu mong cho con thuyền chở gia đình em Bình Vân cập cảng Hong Kong, bởi những người đến được trại tị nạn bên đó sẽ có cơ hội phỏng vấn và định cư tại nước thứ ba. Nghĩ vậy thôi, tin tức về gia đình Bình Vân là một ẩn số, đúng như tờ sớ năm nào em xin được, giờ nghĩ lại tôi thấy có sự sắp đặt của số mệnh từ trước. Gần ba chục năm trôi qua, khi hoài niệm về mối tình này, tôi nhớ đến lời bài “Niệm khúc cuối” với những ca từ đã lột tả được tâm trạng của mình trong giai đoạn đó:

“Rồi mai đây, ai đưa em đi đến cuối cuộc đời
Dù cho em, em đang tâm xé, xé nát tim tôi
Dù có ước, có ước ngàn lời, có trách một đời
Cũng đã muộn rồi
Tình ơi! dù sao đi nữa,
tôi cũng yêu em”

--Hết—

Truyện trích trong tác phẩm HỒN QUÊ TRONG PHỐ tập 1 của tác giả Bùi Ngọc Phúc
      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất