Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

KHCN
KHCN Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 796

Danh vọng : 1618

Uy tín : 23

Vùng đất phía Bắc của người Bách Việt từng lên đến tận phía Nam sông Dương Tử (hay Trường Giang), tới khu vực Hồ Động Đình (tức tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc của Trung Quốc ngày nay). Việc này không chỉ được ghi nhận lại trong các truyền thuyết mà còn nằm trong những chứng tích của lịch sử.

Truyền thuyết

Theo Lĩnh Nam Chích Quái thì ông nội của Lạc Long Quân là Đế Minh (cháu 3 đời của Thần Nông) sinh ra con cả là Đế Nghi. Khi Đế Minh đi tuần thú phương Nam thì gặp và cưới con gái bà Vụ Tiên sinh ra Lộc Tục. Ngay từ tấm bé Lộc Tục đã thể hiện rất thông minh và đoan chính. 

Diện tích nước Việt cổ lớn gấp 10 lần ngày nay De-min10
Đế Minh lấy con gái của bà Vụ Tiên sinh ra Lộc Tộc tức Kinh Dương Vương - Ảnh internet

Đế Minh rất ngạc nhiên trước tư chất thông minh và tài trí của Lộc Tục nên muốn chọn làm người nối ngôi, thế nhưng Lộc Tục lại muốn nhường ngôi cho anh mình là Đế Nghi. Cuối cùng Đế Minh quyết định truyền ngôi cho con trưởng Đế Nghi làm vua phương Bắc, và cho Lộc Tục làm vua phương Nam, lấy sông Dương Tử làm giới tuyến. Ông tế cáo trời đất trên Thiên đài rằng:

“Trước đất trời nguyện rằng: Nam, Bắc cương thổ có khác. Nam không xâm Bắc. Bắc không chiếm Nam. Kẻ nào phạm lời nguyền thì chết dưới đao thương”.

Diện tích nước Việt cổ lớn gấp 10 lần ngày nay Tcdn-t10
Nước Xích Quỷ được tô màu có diện tích gấp 10 lần nước Việt ngày nay - Ảnh: Wikipedia

Từ đấy phía Bắc sông Dương Tử do Đế Nghi cai quan, phía Nam sông Dương Tử do Lộc Tục cai quản. Lộc Tục khi lên ngôi Vua lấy hiệu là Kinh Dương Vương, năm 2879 TCN đặt quốc hiệu là Xích Quỷ, biên giới phía Bắc tới Động Đình Hồ, phía Nam giáp với nước Hồ Tôn, phía Tây giáp với Ba Thục, phía Đông giáp với biển Nam Hải. Như vậy theo sự phân chia vào thời đấy thì biên giới phía Bắc của người Việt lên đến Động Đình Hồ (phía Nam sông Dương Tử), bao gồm cà các tỉnh của Trung Quốc ngày nay như Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây, Quảng Tây, Quảng Đông, .v.v...

Diện tích nước Việt cổ lớn gấp 10 lần ngày nay Tcdn-t11
Bản đồ nước Việt cổ - Ảnh: Wikipedia

Nếu tính diện tích thì Bắc giáp Động Đình Hồ vĩ tuyến 29 Bắc, phía Nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành sau này) vĩ tuyến 11 Nam, phía Tây giáp Ba Thục (tỉnh Tứ Xuyên) kinh tuyến 105 Đông, phía Đông giáp bể Nam Hải, kinh tuyến 118 Đông. Tổng cộng diện tích của Xích Quỷ khoảng 2.900.000 km2. Khi vua Kinh Dương Vương mất, con trai là Lạc Long Quân lên nối ngôi, lập ra nhà nước Văn Lang. Khi ấy, biên giới của Bách Việt vẫn được vẹn toàn.

Diện tích nước Việt cổ lớn gấp 10 lần ngày nay Ban-do36
Nhà nước Văn Lang - Ảnh: Wikipedia

Trong khi đó, dù hậu nhân sau này đã mở mang bờ cõi về phía Nam, nhưng lại mất đi phần đất phía Bắc, nên diện tích Việt Nam bây giờ là 331.698 km2 (tính cả diện tích trên biển), chỉ bằng khoảng 1/10 so với trước kia.

Hai Bà Trưng khôi phục giang sơn

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng vào năm 40 SCN đã giành được thắng lợi và lấy lại nguyên vẹn lãnh thổ nước Việt cổ. Hai Bà Trưng cùng các nữ tướng quả cảm của mình đánh đuổi quân Hán đến tận Động Đình Hồ, một nữ tướng là Trần Thiếu Lan đã tử trận tại sông Thẩm Giang. Đây là con sông nối với Hồ Động Đình. Sách thời nhà Nguyễn có ghi chép rằng:

Các sứ thần triều Lý, Trần, Lê đi sứ sang Trung Quốc, khi qua nơi đây đều có sắm lễ vật đến cúng miếu thờ bà Trần Thiếu Lan.”

Diện tích nước Việt cổ lớn gấp 10 lần ngày nay Tcdn-t13
Hình ảnh Hai Bà Trưng đánh đuổi quân Hán.

Khi giành được giang sơn, Hai Bà Trưng giao cho nữ tướng Phật Nguyệt chức Tổng trấn khu hồ Động Đình – Trường Sa. Năm 1979, giáo sư Trần Đại Sỹ tìm thấy tại thư viện bảo tồn di tích cổ ở tỉnh Hồ Nam (tỉnh thủ phủ phía Nam Động Đình Hồ, Trung Quốc) có ghi chép trận đánh Động Đình Hồ như sau:

“Quang Vũ nhà Hán sai Phục ba tướng quân Tân tức hầu Mã Viện. Long nhượng tướng quân Thận hầu Lưu Long đem quân dẹp giặc. Vua Bà sai nữ tướng Phật Nguyệt tổng trấn hồ Ðộng đình. Mã Viện, Lưu Long bị bại. Vua Quang Vũ truyền Nhị thập bát tú nghênh chiến, cũng bị bại. Nữ vương Phật Nguyệt phép tắc vô cùng, một tay nhổ núi Nga mi, một tay nhổ núi Thái sơn, đánh quân Hán chết, xác lấp sông Trường giang, hồ Ðộng đình, oán khí bốc lên tới trời”.

Diện tích nước Việt cổ lớn gấp 10 lần ngày nay Ban-do35

Giáo sư Trần Đại Sỹ từng tới Trung Quốc để tìm hiểu về lịch sử cuộc chiến giữa Hai Bà Trưng và quân Hán, thấy rất nhiều tỉnh đều thờ Vua Bà, nhiều nhất là tỉnh Hồ Nam (khu vực Động Đình Hồ), nhưng không ai còn nhớ Vua Bà là ai. Khi ông đến đến Côn Minh, giáo sư sử học Đoàn Văn ở đây cho hay:

“Trong truyền thuyết dân gian nói rằng hồi đầu thế kỷ thứ nhất có trận đánh giữa quân vua Bà với quân Hán tại Bồ lăng. Nay Bồ lăng nằm trên lãnh thổ Tứ Xuyên, chỗ ngã ba sông Trường giang và Ô giang.”

Giáo sư Trần Đại Sỹ đến bến Bồ Lăng thuộc huyện Bồ Lăng, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc để tìm hiểu. Tại đây giáo sư được Sở du lịch hướng dẫn đến miếu thờ 3 vị thần, tướng của Vua Bà. Nhưng bản thân họ cũng không biết Vua Bà và 3 vị tướng này cụ thể là ai, chỉ cho biết vua Bà là người nổi lên chống tham quan thời Hán, cả vùng đó đều có đạo thờ Vua Bà. Miếu thờ có rất nhiều câu đối, nhưng cuộc cách mạng văn hóa của Trung Quốc đã hủy gần hết các câu đối này. May mắn là ba câu đối vẫn còn tồn tại tới ngày nay. Phía trước cửa miếu có câu đối rằng:

Khẳng khái, phù Trưng, thời bất lợi,
Ðoạn trường, trục Ðịnh, tiết… can vân.


Nghĩa là:

Khẳng khái phù vua Trưng, ngặt thời của Ngài không lâu.
Ðuổi được Tô Ðịnh, nhưng đau lòng thay, phải tự tận… khí tiết ngút từng mây.

Phía trong miếu có câu đối:

Giang thượng tam anh phù nữ chúa,
Bồ Lăng bách tộc khốc thần trung.

Nghĩa là:

Trên sông Trường giang, ba vị anh hùng phò tá nữ chúa,
Tại bến Bồ lăng, trăm họ khóc cho các vị thần trung thành.


Những tư liệu này cho thấy biên giới người Việt thời Hai Bà Trưng phía bắc tới Động Đình Hồ (phía Nam sông Dương Tử), phía Tây tới tận Ba Thục (tức tỉnh Tứ Xuyên ngày nay).

Diện tích nước Việt cổ lớn gấp 10 lần ngày nay Tcdn-t14
Bản đồ nước Lĩnh Nam thời Hai Bà Trưng, phía Bắc đến Động Đình Hồ, phía Tây đến Bồ Lăng (Ba Thục) - Ảnh: Wikipedia)

Trải qua ngàn năm Bắc thuộc, người Việt dồn dần xuống phía Nam để tránh sự cai trị hà khắc, khiến khu vực phía Bắc người Hoa Hạ ngày càng đông hơn. Năm 938, Ngô Quyền lãnh đạo người Bách Việt đánh bại quân Nam Hán, làm chủ lại các vùng đất của nước Việt. Tuy nhiên một dải đất lớn phía Bắc là Nam Hải, Tượng Quận, Quế Lâm đã bị bỏ qua, và diện tích nước Việt nhỏ hơn trước. Sau này dù bờ cõi đã được mở rộng về phía Nam, nhưng diện tích ngày nay chỉ bằng hơn 1/10 so với trước đây.

Truyền thuyết không cách xa sự thực

Trong bài viết có tựa đề “Thử tìm lại biên giới cổ của Việt Nam” trên diễn đàn Lý Học Đông Phương, vốn là bài diễn văn tiếng Pháp của giáo sư Trần Đại Sỹ đọc trong dịp khai giảng niên khóa 1991-1992 tại Viện Pháp – Á, được dịch giả Tăng Hồng Minh đăng tải, giáo sư Trần Đại Sỹ đã nhắc tới nhiều luận điểm khẳng định biên giới cổ của Việt Nam nằm ở hồ Động Đình. Những luận điểm này được đích thân giáo sư Trần Đại Sỹ khảo cứu và viếng thăm thực địa, trong đó nổi bật là:

1 – Núi Ngũ lĩnh trong truyền thuyết về Đế Minh xác thực nằm ở Trường Sa, Hồ Nam. Ngoài ra tại tỉnh này còn có rất nhiều các di tích được nhắc tới của tộc Việt như: hồ Động Đình, núi Tam Sơn, sông Tương, Thiên đài, Tương đài, cánh đồng Tương.

2 – Thiên đài mà Đế Minh tế cáo trời là có thật, nằm gần bên bờ Tương Giang. Trên đỉnh này có một ngôi chùa nhỏ, bên trong còn có nhiều chứng tích về Hai Bà Trưng và trận Động Đình. Ngoài ra giáo sư Trần Đại Sỹ còn tìm thấy một tài liệu mang tên “Thiên đài di sự lục” tại thư viện Hồ Nam, trong đó miêu tả rõ rằng Thiên đài thờ vua Đế Minh và vua Kinh Dương.

3 – Cánh đồng Tương là nơi mà Lạc Long Quân và Âu Cơ đã hẹn nhau tái hội mỗi năm một lần là có thật. Giáo sư Trần Đại Sỹ kết luận rằng cánh đồng Tương chính là vùng trũng phía Tây Ngạn, giới hạn phía Bắc là hồ Động Đình, Nguyên Giang. Phía Nam là Linh Lăng, Hành Giang. Phía Tây là vùng Chiêu Dương, Lãnh Thủy. Nhưng nay cánh đồng Tương chỉ còn khu vực tứ giác: Tương Giang, Nguyên Giang, Liên Thủy, Thạch Khê Thủy. Cùng với một số luận điểm vững chắc khác, giáo sư Trần Đại Sỹ đi đến kết luận rằng:

Biên giới cổ của nước Việt Nam, với các triều đại Hồng Bàng, Âu Lạc, Lĩnh Nam, phía Bắc quả tới hồ Ðộng Đình, phía Tây giáp Tứ Xuyên.

Vậy là diện tích nước Việt cổ thực sự lớn gấp 10 lần ngày nay.

Nguồn: SaigonXua

Đọc thêm: Lược sử tộc Việt
      
KHCN
KHCN Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 796

Danh vọng : 1618

Uy tín : 23

Lạc Việt không phải là "một trong những nhóm Bách Việt" và cũng không phải là khái niệm chỉ duy nhất người Việt ở Việt Nam.

Diện tích nước Việt cổ lớn gấp 10 lần ngày nay Image11
Minh họa: rìu đồng Đông Sơn, nguồn: Galerie Hioco.

Phần lớn người Việt nghĩ rằng tổ tiên người Việt chỉ là người Lạc Việt, nhưng điều này không đúng, vì Lạc Việt vốn không phải là khái niệm chỉ duy nhất ở Việt Nam, mà là một khái niệm trải rộng từ vùng Dương Tử về Việt Nam.

Sách Dư địa chí của Cố Dã Vương 顾野王 (519 – 581) đã viết như sau: “ 交趾,周时为骆越,秦时曰西瓯。”- “Giao Chỉ, Chu thời vi Lạc Việt, Tần thời viết Tây Âu”.

Giao Chỉ là một khái niệm lớn, ở thời Chu ứng với Lạc Việt, có nghĩa Lạc Việt lúc này là một khái niệm chỉ một vùng đất rộng lớn tương ứng với khái niệm Giao Chỉ chứ không chỉ ở Việt Nam. Trong các ghi chép khác, thì Lạc Việt có một địa bàn phân bố rất rộng từ Hồ Bắc tới vùng Quảng Đông, Quảng Tây, miền Bắc và Bắc Trung Bộ Việt Nam.

Hồ Bắc, vùng đất thuộc phía Bắc của hồ Động Đình ở vùng trung lưu sông Dương Tử, được biết tới là đất Tổ của người Việt, là nơi có người Lạc Việt sinh sống.

Hậu Hán Thư chép: “十一年將兵至中盧屯駱越是時公孫述將田戎任滿與征南大將軍岑彭相拒於荆門彭等戰數不利越人謀畔從蜀宫兵少力不能制㑹屬縣送委輸車數百乗至宫夜使鋸斷城門限令車聲回轉出入至旦越人候伺者聞車聲不絶而門限斷相告以漢兵大至其渠帥乃奉牛酒以勞軍營宫陳兵大㑹擊牛釃酒饗賜慰納之越人由是遂安” –“Năm thứ 11 (đời Hán Quang Võ, tức năm 35, trước khởi nghĩa Hai Bà Trưng 5 năm) Tang Cung đem binh đến huyện Trung Lư (sau là huyện Nam Chương thủ phủ là Tương-Phàn Thị tức Tương Dương và Phàn Thành), đóng đồn (trên đất cư trú của người) Lạc Việt. Lúc đó Công Tôn Thuật (thế lực cát cứ đang chiếm đất Thục) sai tướng Điền Nhung, Nhiệm Mãn ra cự địch với Chinh nam đại tướng quân Sầm Bành ở Kinh môn, Bành nhiều lần đánh mà không thắng (sau Bành bị quân thích khách của Thục giết!), người Việt do đó muốn làm phản theo Thục, Cung binh ít, không đủ lực lượng khống chế.” (Bản dịch của Phan Anh Dũng)

Quảng Đông, Quảng Tây, hai vùng đất gần gũi nhất về mặt địa lý với miền Bắc Việt Nam cũng như vậy, là nơi sinh sống của người Lạc Việt.

Sách Thông Điển của Đỗ Hựu đời Đường, chương Cổ Nam Việt cũng có nhắc tới Tây Âu (Quảng Tây) là đất của người Lạc Việt. “古西甌、駱越之地” – “Cổ Tây Âu, Lạc Việt chi địa”, tạm dịch: “Cổ Tây Âu là đất của Lạc Việt”. Một đoạn trích khác cũng có ý nghĩa tương tự: “西甌即駱越也” “Tây Âu cũng là Lạc Việt”.

Cựu đường thư – Địa lí chí chép về huyện Mậu Danh thuộc tỉnh Quảng Đông ngày nay: “潘州茂名州所治。古西甌、駱越地,秦屬桂林郡,漢為合浦郡之地。” – “Huyện Mậu Danh của châu Phan là sở trị của châu. Là đất của người Tây Âu, Lạc Việt thời xưa. Thời Tần thuộc quận Quế Lâm, thời nhà Hán là đất của quận Hợp Phố.” [Bản dịch của Tích Dã]

Ở Việt Nam (cả ở Giao Chỉ, Cửu Chân) thì rất rõ rằng là nơi sinh sống của người Lạc Việt.

Hậu Hán thư – Mã Viện liệt truyện: “援好騎善別名馬於交阯得駱越銅鼓乃鑄為馬式裴氏廣州記曰.: – “Viện ham cưỡi ngựa, giỏi biết ngựa tốt, khi ở quận Giao Chỉ có lấy được trống đồng của người Lạc Việt bèn đúc thành hình ngựa.” [Bản dịch của Tích Dã]
Hậu Hán thư, phần Mã Viện truyện chép: “條奏越律與漢律駮者十餘事,與越人申明舊制以約束之,自後駱越奉行馬將軍故事。” – “Tấu kể luật của người Việt khác với luật của người Hán đến hơn mười điều, liền nêu rõ phép tắc cũ với người Việt để gò buộc họ, từ đó về sau người Lạc Việt làm theo phép cũ của Mã tướng quân”.

Hậu Hán Thư, phần Nhâm Diên truyện chép: “九真俗以射獵為業,不知牛耕。民常告糴交阯,每致困乏。延乃令鑄作田器,敎之墾闢。田疇歲歲開廣,百姓充給。又駱越之民無嫁娶禮法,各因淫好,無適對匹,適音丁歷反。” – “Tục người quận Cửu Chân làm nghề săn bắn, không biết cày ruộng bằng sức bò, người dân thường phải mua gạo ở quận Giao Chỉ, luôn bị thiếu thốn. Diên bèn sai đúc rèn đồ làm ruộng, dạy dân cách cày xới. Ruộng đất mỗi năm lại thêm rộng, trăm họ no đủ. Lại nữa người Lạc Việt không có lễ cưới gả, đều nhân đó mà dâm dật, không kết thành đôi lứa, không biết đến tình cha con, đạo của vợ chồng.” [Bản dịch của Tích Dã]

Do đó, nói người Việt CHỈ có tổ tiên là người Lạc Việt là hoàn toàn không đúng, vì người Lạc Việt cũng chính là người Bách Việt hay người Việt, đều cùng một chủng người, cùng một dân tộc (dưới cái tên Việt). Nói rằng người Việt có tổ tiên là sự kết hợp giữa Lạc Việt và Âu Việt cũng không chính xác, Lạc Việt không phải chỉ ở Việt Nam, và Âu Việt cũng không phải người Quảng Tây của An Dương Vương, mà Âu Việt là tên gọi chỉ những người Việt ở Chiết Giang [1], cư dân ở Quảng Tây được gọi Tây Âu, như trong Thông Điển đã nói: “古西甌、駱越之地” – “Cổ Tây Âu, Lạc Việt chi địa”, tạm dịch: “Cổ Tây Âu là đất của Lạc Việt", vậy thì Tây Âu cũng chính là Lạc Việt.

Về phục nguyên ngôn ngữ học, Lạc có gốc là *C.rak, rất gần với Bách *brak, đây là từ chỉ tộc người được các dân tộc Austroasiatic lưu giữ, như *prɔːk “tên của người Wa” và rɔːk, “một phân nhóm Khơ Mú”. [2]. Từ Việt 戉 (biểu tượng chiếc rìu) có gốc là *wat tương ứng với các ngôn ngữ Austroasiatic: Proto-Wa *wac ‘dao, lưỡi liềm, kiếm’, Old Mon rwas /rwɔs/ ‘vũ khí’, và trong một số ngôn ngữ Austronesian: wasi ‘sắt, rìu’. [3] Dựa trên bằng chứng này cũng như những bằng chứng về ngôn ngữ khác [4], thì nhiều khả năng Lạc Việt - Bách Việt là một cộng đồng nói ngôn ngữ Austroasiatic, từ Việt 戉 là một từ gốc Austroasiatic.

Nên Lạc Việt hay Bách Việt chính là những cái tên được người Hoa Hạ kỳ âm bằng chữ Hán theo cách đọc của người Việt, đây có thể hiểu là tộc người sử dụng rìu làm biểu tượng quyền lực, hay Lạc Việt, Bách Việt cũng phần nào đó có thể hiểu là "người Việt".

Do đó, với những bằng chứng đã được đưa ra, việc nói Lạc Việt là một "bộ tộc thuộc Bách Việt", là tổ tiên duy nhất của người Việt hoàn toàn không chính xác, Lạc Việt là một khái niệm phân bố trên một địa bàn rất rộng từ vùng Dương Tử Việt Nam, tương ứng với vùng phân bố của khái niệm Bách Việt, hai khái niệm này đồng nguyên cả về ngữ liệu ngôn ngữ học, đều là các từ có gốc Austroasiatic được người Hoa Hạ ký âm bằng chữ Hán để chép lại cách tự nhận của người Việt phía Nam sông Dương Tử. Người Việt có tổ tiên là người Lạc Việt hay Bách Việt, tức là có nguồn gốc chung với toàn bộ cư dân vùng phía Nam Dương Tử, không phải chỉ được hình thành từ 1-2 nhóm "Bách Việt" (được suy diễn thành 100 Việt) như nhiều người vẫn mặc định.

Tài liệu tham khảo:

[1] https://luocsutocviet.com/.../510-tim-hieu-ve-cac-khai.../
[2] https://shs.hal.science/halshs-01182596/document
[3] Schuessler, A. (2007). ABC etymological dictionary of old Chinese. University of Hawai’i Press.
[4] https://core.ac.uk/download/pdf/38065189.pdf

Mọi người có thể tìm hiểu thêm trong các bài viết:

https://luocsutocviet.com/.../565-lich-su-hinh-thanh-va.../
https://luocsutocviet.com/.../548-tim-hieu-ve-lich-su.../
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất