Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Bản đồ tham quan Angkor Wat:

Phần 1 : Cơn mưa đầu mùa

Hồi ký  2016 "SIÊM - PHÊNH : vừa đi vừa chạy" Angkor10

Mẹ vẫn thường hay nói với nó rằng số nó vất vả vì cứ đi đâu, làm gì đều gặp mưa. Kể thì cũng không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên đâu nhỉ??? Vì cứ sự kiện nào quan trọng một chút, có ý nghĩa một chút nó đều thấy có sự góp mặt của những giọt mưa. Ngày còn nhỏ, cứ lần nào được đi chơi là y rang mưa to như trút nước. Đi học,cứ lần nào thi thố nọ kia cũng mưa xối xả. Có phải thế, mà chuyến du hí lần nàycủa nó cũng gặp nhiều cơn mưa bất ngờ. Kẻ nào suy nghĩ phản biện một chút chắcchắn sẽ nói: mùa mưa rồi, không mưa mới là lạ chứ. Nhưng nó vẫn luôn tin là nóvà những cơn mưa thật sự có duyên với nhau. Hoặc là nói theo lời đứa em gái nótin rằng số nó là số long đong, lận đận nên đi đâu dính mưa ở đó.

Lên kế hoạch cho chương trình Siem Reap- Phnom Penh từ cách đây rất rất lâu rồi,nhưng đó là một chương trình khác, chương trình phượt Cam-Thái. Nhưng nó có một lời hứa mà nhất đinh nhất định nó phải thực hiện trong thời gian càng nhanh càng tốt. Do đó, dịp nghỉ lễ 5 ngày quả là một trong những cơ hội hiếm hoi để nó thực hiện lời hứa của mình.

Chiều thứ 6, vẫn tranh thủ làm được vài việc trước khi ba lô to nhỏ vác lên vai phi ra sân bay. Cô bạn cùng phòng thắc mắc là tại sao lại có người như nó nhỉ, đi chơi cũng căn ke để làm sao bay muộn nhất có thể. Túm lại là với chương trình 5 ngày kín đặc của nó, nó nghĩ là vừa đi vừa chạy mới có thể hoàn thành mục tiêu: chơi nhiều mà không bị mất thêm ngày nghỉ nào. 15h30, bước ra khỏi phòng điều hòa là một bầu không khí oi bức tới mệt mỏi. Bụng bảo dạ, ở Việt Nam đã không chịu được nhiệt thế này, không biết tới Cam có ngất trên đường không. Thực ra, nó hoàn toàn tin là với sức khỏe và sức chịu đựng phi thường của nó, nó thừa sức khám phá Cambodia. Nhưng thực tế là, nó đang không đi một mình. Bên cạnh nó còn có cô em gái bé bỏng, người cảnh dặt dẹo. Nó có trách nhiệm và nghĩa vụ phải đảm bảo an toàn cho cô em dưới tất cả các phương diện. Nắng, nóng, say xe, thức ăn, nước sinh hoạt, thuốc men… tất cả đều phải hết sức cẩn thận, vô tình mà một trong các yếu tố đó phát sinh tác dụng phụ là có người dị ứng nổi mề đay toàn thân ngay…

17h50 máy bay mới cất cánh, nên là ung dung ngồi update status, rồi like, rồi comment, chẳng để ý xem là giờ giấc check in thế nào. May thay, tới lúc ngẩng lên thì vẫn còn 10 phút check in nữa. Phù, tí nữa thì không được xuất ngoại. Để mua đươc tấm vé cho chuyến đi này cũng không phải là chuyện đơn giản, công nhận là dịp nghỉ lễ ai ai cũng đi du lịch, thành ra vé hết từ rất rất sớm. May mà vẫn còn slot cho nó đặt gạch. Save the best for the last quả là không sai. Những hành khách check in cuối cùng như nó lại thành ra may mắn, vì chuyến bay quá đông nên tự động được up lên hạng thương gia. Cầm thẻ lên tàu màu đỏ chót, sung sướng thế không biết. Trước giờ đi đâu cũng chỉ dám rình vé giá rẻ hoặc là hang giá rẻ, chứ nào dám mơ cái vé hạng sang dư lày. Ngẫm nghĩ một lúc, thấy với cái vé màu đỏ, mình có thể vào phòng chờ hạng sang chăng??? Tò mò không biết phòng chờ VIP ở Nội Bài có bằng một cái vảy của Changi hay không??? Nghĩ là làm, lò dò bước lên hỏi chị lễ tân đang nở cụ cười thân thiện. Chị hỏi han một lúc, nó vẫn chưa hết mắt chữ A, miệng chữ O và bối rối gãi đầu cười xòa đi xuống. Hóa ra muốn vào cái phòng chờ VIP đó thì cái vé đỏ chỉ là điều kiện cần mà thôi, điều kiện đủ là phải nhận được giấy mời của hang máy bay. Chà chà, chị ấy nói thế, thì biết thế. Nó hiểu ra là nơi VIP như thế không dành cho những đứa ăn may như nó. Nhưng thôi, chỉ cần xài các dịch vụ hạng nhất trên máy bay là mãn nguyện lắm rồi, hoặc là ít nhất không phải chen chúc trên chiếc bus chở ra máy bay là ngon rồi.

Các cụ xưa có câu, tiền nào của đấy, cấm có sai bao giờ. Chỉ cần bạn có cái cuống vé màu đỏ, lập tức bước vào khoang, bạn thấy ngay sự rộng rãi đến thừa thãi. Đơn giản vì nó vốn chỉ ngắn như một cây nấm nên ngày trước ngồi hạng economy thậm chí của mấy hãng giá rẻ cơ, vẫn thấy ổn mà, có sao đâu. Nay mới thấy, ngồi hạng nhất, muốn khăn ướt, có khăn ướt, muốn sữa có sữa, muốn rượu có rượu, muốn VN news hay Thanh niên, Tuổi trẻ gì cũng đều có hết. Rất vui. Đồ ăn thì lặc lè, một suất ăn có đầy đủ từ khai vị cho tới tráng miệng. Với một đứa chỉ quen du lịch bụi bặm như nó, trong phút chốc có phần chưa thích ứng được với cái khu vực business class này rồi. Bằng chứng ư, đơn giản là sau đó vài tiếng, nó phải lục tìm lọ thần dược berberine mà chưa có lần nào phải dùng tới trong các chuyến đi. Đúng là khổ quen rồi, sướng không chịu được. Vẫn là câu nói của mẹ nó sao mà đúng, số nó thật long đong. Chuyến bay chiều muộn luôn hấp dẫn nó, đơn giản vì nó có thế thấy được ánh hoàng hôn cuối ngày trên biển mây xanh, hắt vào cửa sổ máy bay. Muộn thêm chút nữa, nó sẽ thấy thành phố rực rỡ ánh đèn, chằng chịt những đường lấp lánh. Không giống như chuyến đi vào thành phố mang tên Bác, nó được lượn trên trời 30p vì lý do thời tiết xấu, máy bay không thể hạ cánh được. Nó có 30 phút ngắm thành phố với ánh đèn lung linh kỳ ảo, Siem Reap dưới kia chỉ lác đác vài ánh sáng. Cả không gian phía dưới tối đặc một màu đen, nó cảm giác như nhà cửa ở đây khá thưa thớt, và cuộc sống nơi này cũng không phải xa hoa, náo nhiệt lắm.

Sau hành trình bay ngắn ngủi, chỉ 1h35 phút, giọng nói mềm mại của chị tiếp viên thông báo chiếc Airbus A321 đã mang chị em nó tới mảnh đất từng là kinh đô một thời. Nhiệt độ lúc này ngoài trời là 28oC. Tuy nhiên, cái oi nồng nơi nói là nơi đất khách nhưng cũng vẫn mang một nét quen thuộc của vùng nhiệt đới, báo hiệu một cơn mưa sắp tới. Nó thấy thật tiếc vì đáp chuyến bay muộn quá nên không thấy được vẻ đẹp của sân bay Siem Reap như đã từng thấy trên mạng. Chẳng kịp chụp một tấm hình, những giọt mưa bắt đầu rơi xuống. Nhanh và nặng hạt như thể chúng chỉ chờ chị em nó tới là xả xuống. Mưa tới tấp, mưa ào ào. Cơn mưa xối xả của Angkor đã đón đoàn thăm quan của chúng tôi như thế đấy. Mưa xuống, mặt đất không còn mùi nồng nồng khó chịu nữa. Có thể vì thế mà tâm trạng của cả khách du lịch lẫn nhân viên quầy nhập cảnh cũng dễ tính đi vài phần hay không, nó không biết. Nó chỉ biết rằng cô em gái nó đã chuẩn bị vào quầy làm thủ tục rồi, chợt sorry một tiếng rồi chạy vù ra chỗ bức tượng con voi gần đó chụp hình nhân lúc vắng người chụp. Không hề có sự khó chịu hay cau có, anh nhân viên rất tươi cười nói với nó “you can come back with her”.

Biết nó là người Việt Nam, anh nhân viên nói bằng giọng lơ lớ: “Xin mời”, “Đi chơi???”, chưa kịp đợi nó nghĩ xem trả lời “vâng” trong tiếng Cam là gì, đã cộp ngay cái dấu rồi tiếp là 3 chữ “cảm ơn nhiều” rất to, rất rõ ràng. Ah, cái này thì nó học rồi, cũng chắp tay và nhoẻn cười “Okun” như một cô nàng Cambodia chính hiệu.

Ngoài trời mưa vẫn rơi, cơn mưa của đất nước tháp chùa này chẳng biết bao giờ mới dứt. Vốn biết có tuk tuk của khách sạn tới đón nên mấy chị em nó cũng không vội vàng, mưa mà, đi tuk tuk có khi cũng bị ướt. Các quầy điện thoại, sim thẻ ở sân bay đã không còn hoạt động, sân bay vốn nhỏ nay càng vắng hơn. Còn lại một quầy đổi tiền vẫn còn mở cửa. Lúc sang đây, chúng nó chỉ chuẩn bị mớ đô lẻ, giờ mới nghĩ, nếu có thèm ăn cốc chè thì chắc phải đổi sang Riel mới tiêu được. Lúc đó ở sân bay, vẫn ngu ngơ lắm, có biết rằng dân Cam mà ăn chè, mua cóc cũng xài đô đâu. Rất vui Tỉ giá nếu đổi tiền Việt là 240000 VND được 38000 Riel, trong khi đó nếu đổi bằng đô thì chỉ cần 10USD là được 38000 Riel rồi. Thế nhưng có lẽ do áp suất thay đổi vẫn chưa làm cho máu lên não nhanh được nên đứng một hồi, tính toán một hồi, rút tiền Việt ra đổi rồi mới ngớ ra đổi bằng đô lợi hơn nhiều, mà cũng quên luôn là đổi ở ngoài chợ còn được tỉ giá lợi hơn. Hóa ra mấy lần xuất ngoại trước chả tích lũy được chút kinh nghiệm gì cho bản thân cả. Rất vui

Hành khách ở sảnh thưa dần, thưa dần. Mải tính toán với những con số, mấy chị em nó quên luôn ngoài kia, có một anh Cambodia da sậm, tóc xoăn, dáng người hơi mập,vẫn đang cầm một bảng tên chúng nó ngóng vào phía bên trong. Đây chắc chắn là anh tuk tuk của khách sạn cử đi đón rồi. Nhìn vào mấy dòng comment bên trang giấy in vội từ phuot.vn, nó hài lòng và nở một nụ cười thật tươi. Những người Khơ me gốc da sậm, tóc xoăn là những người thực sự tốt và nhiệt tình. Các anh chị đã từng đi về đều nhận xét như vậy. Mr. Kun đúng là người như vậy. Kun nói tiếng Anh rất tốt, và còn thân thiện nữa. Bụng bảo dạ nếu đã không gọi được anh Đen và bác Bora, cũng không gọi được anh Ny thì ngày mai cứ Mr. Kun mà đi tuk tuk cho lành.

Yên tâm lên chiếc xe tuk tuk đã được chằng bịt kín kẽ, mấy chị em nó lướt nhanh về phía thành phố rực sáng ánh đèn. Mưa vẫn xối xả, đường xá ngập nước. Đại lộ dẫn từ sân bay về khách sạn to và vắng vẻ vô cùng. Sân bay khá xa trung tâm. Lúc này tầm 9h tối thôi mà đường xá không mấy xe qua lại. Vốn chuẩn bị sẵn tinh thần đường xá vắng vẻ, nhưng chưa bao giờ nó lại nghĩ một thành phố du lịch mà lại buồn như thế này. Tuk tuk tiếp tục vượt qua màn mưa giăng mịt mùng, đi qua những khách sạn hạng sang, những resort sáng rực, vòng vào con đường nhỏ hơn. Không tọa lạc trên những đại lộ thênh thang ngoài kia, nó bắt đầu miên man suy nghĩ, có khi nào dân du lịch lại thích mấy nơi tăm tối như thế này. Điện đóm của các bạn bên này tối quá, đường lại vừa mưa xong, nhìn vừa vắng vừa tối, một cảm giác bất an dâng lên.

AngkorPearl Hotel hiện ra trước mắt nó. Ấn tượng đầu tiên của nó về khách sạn này là tông màu gỗ nâu trầm trầm. Cánh cửa gỗ với những hoa văn họa tiết uyển chuyển tạo cho du khách cảm giác như trở về chính ngôi nhà thân yêu của mình. Ngay trước quầy lễ tân là 3 bức chân dung của các nhân vật quan trọng trong hoàng gia. Bức bên phía tay trái là quốc vương đương nhiệm Norodom Sihamoni, ngài đã 60 tuổi mà vẫn chưa có hoàng hậu. Kế đó là cố vương Norodom Sihanouk và phu nhân. Không chỉ có trong khách sạn nó mới thấy bức ảnh trang trọng của ba nhân vật này, mấy ngày sau đó đi dạo phố, nó cũng thấy ba gương mặt thân quen ấy. Khi thì trên đại lộ, lúc ở một góc gần cột đèn giao thông. Có thể thấy, dù chế độ chính trị có như thế nào, người dân Cambodia vẫn hết sức thành kính đối với quốc vương của họ. Phía sau quầy lễ tân là bức tranh có nụ cười Bayon, tông màu xanh nổi bật trên nền nâu của gỗ. Nó cũng thấy biểu tượng Tripadvisor winer traveler’s choice từ 2011-2013 trên bức tường đó. Bên cạnh quầy là những giá bán postcard trưng những hình ảnh ấn tượng và đẹp đẽ nhất về đất nước chùa tháp. Phía tay phải quầy lễ tân theo hướng từ cửa là nhà hàng nhỏ xinh. Sáng ngày mai, nó sẽ ăn sáng tại đó. Còn lúc này, đã hết giờ ăn tối, chỉ còn hai nhân viên phục vụ bar mà thôi. Một anh phục vụ dáng người thấp bé bưng theo 1 khay đựng nước cam và khăn ướt để chúng tôi dùng trong lúc làm thủ tục check in. Voucher của agoda cùng với passport của nó được scan và trả lại, kèm với đó là 2 mảnh giấy nhỏ xinh, một mảnh là voucher buffet sáng của mấy chị em nó trong 3 ngày sắp tới, mảnh còn lại là user name và password wifi. Nó cũng chẳng để ý hai cái mảnh giấy nhỏ nhỏ đó, cái chính là cần tia ngay xem có thêm máy vi tính ở đâu để lên mạng, vì mưa gió cũng có ra ngoài chơi được đâu. Mà nếu chỉ có 1 cái gần sảnh thì không thể ngồi lâu được. Rất vui

Nhận chìa khóa vào phòng, phát hiện thấy cách bố trí rất đơn giản mà cũng rất đẹp đẽ. Hai giường, hai ghế một bàn trà, bàn trang điểm, ti vi, tủ lạnh, tủ quần áo. Đủ hết, nhưng mà không có két sắt. Như vậy là nếu không muốn mang theo người thì phải gửi tất cả các thứ quan trọng ở lễ tân rồi. Trên bàn trang điểm ngoài cuốn catalogue quảng cáo các dịch vụ ra, còn có một phong thư cảm ơn. Tuy nhiên, thật tiếc vì trên thư đó, tên đã bị đánh sai chính tả. Chỉ có 2 chị em mà rõ lắm đồ, sau một sử dụng thì cái phòng nó đã thành một bãi chiến trường nho nhỏ. Lên FB cái đã, lát về đi ngủ thì dọn sau. Rất vui Mất một lúc khá lâu lên mạng, nó mới tìmđược anh bạn nhờ gọi điện về nhà để thông báo với gia đình đã đưa em tới nơi an toàn. Lên mạng, vắng teo, vì giờ này các bạn cũng đang trên đường đi phượt cả, mấy ai mà ngồi nhà canh mạng đâu. Rất vui Cô bạn cùng phòng đợi mãi không thấy đâu, nó đã mấy lần làm cô nàng lo sốt vó vì cái tội đi chơi mãi không về nhà, rồi bỏ quên điện thoại gọi bao nhiêu không nghe máy. Không đợi được cô bạn, mà cũng nhờ thông báo xong rồi, nó tính lên đi nghỉ thật sớm, ngày mai lấy sức chính thức tìm hiểu quần thể Angkor.

Nhưng trước khi đi ngủ vẫn kịp làm vài ván bài giết thời gian. Vừa chơi vừa nhẩm, thế là mất toi một buổi tối. Tối mai có mưa cũng vác ô đi chơi, nó mang theo 2 cái ô, và còn cả áo mưa cơ mà. Rất vui

Ngày mai theo nó vào trong giấc mơ.

Nguồn: wetrek.vn - 17/04/2016
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Phần 2: Tỉnh dậy lúc 3h sáng

Hồi ký  2016 "SIÊM - PHÊNH : vừa đi vừa chạy" Angkor11

Không phải là lần đầu tiên đi chơi xa nhà nữa, cũng không phải là lần đầu đi bụi một mình, nó không còn cảm giác khó ngủ, mất ngủ vì nhớ nhà hay vì bơ vơ lạc lõng nữa. Không cần đếm sao, đếm cừu nữa giấc ngủ cùng cơn mơ nhanh chóng kéo đến.

3h sáng, cơn đau bụng quẳn quại kéo đến đánh thức người lữ khách. Đau quá, nó gập người, ôm bụng, mồ hôi lạnh túa ra. Lạnh quá, với tay xem điều khiển điều hòa, nó giật mình thấy nhiệt độ 16, mức quạt to nhất. Lúc về chắc nóng quá, để như vậy rồi quên luôn. Nó đau bụng thế này, không biết cô em gái có làm sao không. Nàng ấy nóng quá là nổi mẩn khắp tay chân, mà lạnh quá là cảm cúm ngay được ấy. Lồm cồm bò sang giường cô bé, nó thấy em gái vẫn ngủ ngon lành, không sốt, không bị lạnh, chỉ là ánh đèn ngủ làm nó trùm kín chăn che đi mà thôi. Nhẹ nhàng xoay công tắc chiếc đèn, màu vàng nhạt nhòa vụt tắt. Cảm giác yên tâm hay an toàn trong nó cũng biến mất theo. Rất lâu, rất lâu rồi, nó không dùng đèn ngủ vì cô bạn cùng phòng cũng không chịu được chút ánh sáng nào. Nhưng hôm nay, trong lúc đau bụng thế này, nó chợt nhớ tới một nhân vật trong truyện từng miêu tả ánh đèn vàng là ánh đèn mang lại cảm giác bình yên và ấm áp nhất. Lại từ từ xoay nút công tắc, một chút thôi, một chút thôi, đủ làm người lữ khách thấy ấm lòng hơn.

Cơn đau bụng càng lúc càng quặn hơn. Nhưng không biết nguyên nhân là gì, không thể uống bừa thuốc được. Chỉ có thuốc giảm đau, và thuốc tiêu chảy, cũng vẫn chịu đựng được mà bụng cũng chưa có dấu hiệu ấm ách nào, nên chưa cần dùng một trong hai thứ thuốc đó. Đau quá, tuột xuống đất và dựa vào giường ôm, xoa… Nó nhớ nhà…

Nó nhớ có lần cũng nửa đêm nó đau bụng như thế này, cả nhà ngồi xúm lại xức dầu xoa bụng rồi còn rang cả cám để chườm. Gần sáng thì đau quá, phải đi khám. Mà lạ kỳ thay, đi khám cũng không phát hiện là bị làm sao. Bây giờ, giữa viên ngọc của Angkor, nó cũng đang ngồi thu lu, ôm bụng và nhăn nhó. Nó nghĩ, hay là đi bệnh viện. Đau quá, nó sắp không chịu được nữa rồi. Nhưng rồi lại nhớ ra lần tới bệnh viện ở Vientian cùng các bạn, thật không bằng cái trạm xá nhà mình. Thôi vậy.

3h52, bụng nó sôi lên từng cơn. Thôi xong, đúng là bác Tào Tháo hỏi thăm rồi. Chuyến viếng thăm của bác sao không đột ngột như mọi lần, lần này lại từ từ tốn tốn với những dấu hiệu bất thường như thế. Ngộ độc thực phẩm chăng??? Nhưng mà ngoài bữa ăn thịnh soạn trên máy bay và cốc nước cam của khách sạn ra, nó đã kịp thưởng thức chút đặc sản sâu bọ nào của các bạn Cambodia đâu cơ chứ? Lao ngay vào nhà vệ sinh. Kinh nghiệm từ rất nhiều lần ngộ độc thực phẩm là phải tống cho ra bằng hết. Lấy bàn chải, tọng vào họng, khó chịu kinh khủng, cuối cùng cũng nôn ra bằng sạch. Thì ra là đây, mì ý là nguyên nhân. Bao năm bụi bặm, lê la quán xá vỉa hè, vẫn luôn tự hào là đứa bụng tốt, tốt bụng, nó có bao giờ bị làm sao đâu. Mấy vỉ mộc hoa trắng chỉ dùng trong tình thế cầm cự vì đi rừng thôi. Không ngờ khổ quá rồi, nay sướng không chịu được. Chắc lần sau cứ mì tôm úp với bánh mì cho lành. Miệng nôn chôn tháo, đủ các hình thức làm phiền cái WC. Vật lộn cuối cùng cái bụng cũng yên, không sôi sục nữa. Để yên tâm ngày mai có thể đi chơi thoải mái, nó không ngại ngần uống thêm chục viên berberine nữa.

Nó là đứa rất rất dễ ngủ, ngày ôn thi đại học, chẳng hiểu căng thẳng hay làm sao mà ngày nào nó cũng ngủ đẫy tới14h/ngày. Sểnh ra là ngủ, ngủ mọi lúc, mọi nơi. Có khi ngồi ghế xem thời sự cũng dựa vào tường ngủ ngon lành. Thế nhưng đã tỉnh rồi thì rất khó ngủ lại. Nghĩ tới chặng đường ngày hôm nay nó sẽ đi, nó lại sợ giấc ngủ 3h không sâu sẽ quật ngã nó ngày mai. Thật sự là đếm cừu cũng vô tác dụng. Mở rèm cửa xem liệu hơn 4h sáng, ngoài kia có hoạt động gì chưa. Ngoài trời vẫn một màn đen kịt, mấy ánh đèn đường nhờ nhờ hắt lại làm cho nó càng nhớ nhà hơn. Quay lại nhìn cô em gái, vẫn ngủ ngon lành, không biết em nó có nhớ nhà không, đây là lần đầu tiên em nó xa nhà như thế này.

Đằng nào cũng không ngủ được, nó mở cửa, xuống sảnh lên mạng. Lễ tân vẫn trực, hình như là 24/24.

“Can I help you, lady?”

“Yeah, thank you very much. I wonder if I can use this computer”

“Yes, of course, you can use it as it is available now”

“Okun”

“You are welcome”

Vào FB, nó mong nó nhìn thấy account của anh bạn Việc đek j phải giống ai vẫn sáng. Thật không may, hôm nay bạn ấy không online. Nó chỉ muốn nhờ bạn ấy nhắn với bố là hai chị em nó đã sang từ hôm qua, rất an toàn, nhưng vì mưa quá, chưa mua được sim điện thoại nên chưa gọi được cho bố.

Không gặp được người cần gặp, cũng không thấy ai thân quen ở nhà sáng nick để nói chuyện phiếm. Nó đành log out rồi tìm mấy thông tin về các đền trong quần thể, vì đằng nào du lịch bụi thì cũng đâu có tiền thuê hướng dẫn viên. Mấy hôm trước, nó gọi cho anh Đen hỏi tuk tuk, nhưng anh nói giờ anh chuyển qua làm tour guide rồi, giá 1 ngày hướng dẫn là 30USD. Chậc, đắt quá, tập xác định là vừa đi vừa hóng các đoàn thôi. Hehe.

5h20 một vài nhân viên lục tục tới khách sạn, nó đoán là thay ca. Không lên mạng nữa, quay ra bắt chuyện với anh chàng lễ tân. Hóa ra đó là nhân viên của nhà hàng. Hàng ngày họ đi làm lúc 5h20 sáng và kết thúc ngày làm vào lúc 8h tối. Và từ 6h sáng tới 8h sáng là thời gian ăn sáng. Hóa ra ở đây phục vụ sớm vậy, nó cứ nghĩ như ở Việt Nam, bảnh mắt cũng phải 8h mới có đồ ăn.

Bây giờ nó mới kịp lắng nghe âm thanh từ ngoài đường. Tiếng tuk tuk đua nhau gầm rú. Chắc các đoàn khách đi ngắm bình minh đây. Hôm nay chắc là không kịp rồi, ngày mai có cũng sẽ bỏ bữa sáng mà đi sớm như thế này mới được. Mùi thức ăn trong nhà hàng đã thơm những mùi bơ, phomai. Rất hấp dẫn, nhưng nghĩ tới cái bụng lại thấy buồn.

Quay về phòng gọi mọi người cùng dậy và ăn sáng. Cái voucher hôm qua được sử dụng để nhân viên kiểm tra. Nó ăn soup cà rốt, còn cô em thì ăn bánh mì. Ngoài các món đó ra thì còn có bánh crêp, mì xào, bánh chuối, xúc xích rán, blabla. Không quá đa dạng nhưng vẫn có đủ lựa chọn cho thực khách.

Lại vấn đề nữa rồi, cái chứng bệnh xoang của cô người cảnh tái phát. Lúc đầu nó sợ quá, nghĩ là em bị cúm, lôi ngay Decolgen ra bắt nó uống. Vừa nhìn thấy cái gói xanh xanh vàng vàng, em nó đã xua như xua tà. Sao vậy nhỉ??? Hóa ra nó đúng là bà chị đoảng nhất thế gian, đã biết em mình hay bị dị ứng khi ăn uống mà không hỏi kỹ nó vẫn hay dùng thuốc nào để mua.

“Em gái ah, đừng ốm nha. Em phải tuyệt đối khỏe mạnh sau chuyến đi này nha”. Vì để đi được chuyến đi này, nó đã phải đánh cược rất nhiều rồi.

Nguồn: wetrek.vn - 17/04/2016
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Phần 3: Nụ Cười may mắn BAYON

Hồi ký  2016 "SIÊM - PHÊNH : vừa đi vừa chạy" Bayon10

Đọc thêm Nụ cười Bayon và tinh thần lạc quan của người Khmer
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Phần 4: Bí mật ngôi mộ cổ cùng cơn giông tố ở Ta Prohm (lạc đường version 1)

Baphuon

Rời Bayon, mấy chị em nó tiếp tục đi tới Baphuon. Đây là ngôi đền thờ thần Shiva, và được coi là Tử Cấm Thành (nơi sinh hoạt) của các vương triều Angkor. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, các vương triều Angkor quan niệm chỉ có thần thánh mới được thờ trong đền làm bằng đá còn bản thân Tử Cấm Thành của các vị vua cũng chỉ làm bằng gỗ mà thôi. Chính vì vậy, Tử Cấm Thành thực sự không còn tồn tại cùng thời gian được, nó chỉ còn là phế tích nằm sau một bức tường thành bên đấu trường Voi và cạnh Baphuon mà thôi.

Hồi ký  2016 "SIÊM - PHÊNH : vừa đi vừa chạy" Image-10

Baphuon là một ngôi đền với tường bao quanh hình vuông, có 4 lối vào ra. Lối vào chính là một cây cầu Naga dài. Cầu rắn Naga nối chân đền (thế giới con người) tới đỉnh ngôi đền (thế giới thần linh). Đây cũng là ngôi đền yêu cầu du khách ăn mặc lịch sự khi vào thăm. Không hiểu sao, khi nó đặt chân lên những bậc thang, các nhân viên lại gõ gõ vào ký hiệu bà bầu với nó. Nó giật mình nhìn lại xem có gì cấm kỵ không, thì bạn ấy lại cười toe. Ah, trêu nó cơ đấy. Chắc tại bụng nó “mít” quá chăng???

Baphuon có kiến trúc ba tầng và là ngôi đền nổi tiếng với bức tranh Phật nhập Niết Bàn trên bức tường đá dài 40m. Và đây cũng chính là “trò chơi xếp hình lớn nhất thế giới” khi trùng tu ngôi đền này. Mặc dù ban đầu ngôi đền xây dựng vào giữa thế kỷ thứ 11 để thờ thần Shiva của đạo Hindu, nhưng tới thế kỷ thứ 16, ngôi đền chuyển thành ngôi chùa Phật giáo với bức tranh Phật nhập Niết Bàn ở bức tường phía Tây. Do đặc điểm xây dựng trên nền đất cát nên ngay từ khi bức tường Phật nhập Niết Bàn được thêm vào. Thời kỳ Khơ-me Đỏ, ngôi đền càng bị phá hủy nhiều hơn. Thời kỳ khôi phục và trùng tu ngôi đền cũng gặp nhiều trục trặc, vì khi dỡ các viên gạch, người ta đã đánh số nhưng việc xếp lại không đơn giản như người ta nghĩ. Bài toán xếp hình tính đến tháng 4/2011 đã hoàn thành sau 51 năm bắt tay thực hiện. Ngày 3/7/2011, quốc vương Sihamoni và tổng thống Pháp Fillon là những vị khách đầu tiên đặt chân vào thăm ngôi đền trong ngày khánh thành trùng tu.

Hồi ký  2016 "SIÊM - PHÊNH : vừa đi vừa chạy" Image158

Từ Baphuon, hai chị em nó đi bộ sang Quảng trường Hoàng Gia và Sân Voi. Con đường đi mòn đi qua một gốc cây mà rễ cây mọc ra uốn quanh như đôi rắn, trông thật khiếp vía. Tuy nhiên, du khách lại có vẻ rất thích chụp ảnh dưới gốc cây này. Giữa những gốc cây thốt nốt, du khách dừng chân ngắm ngôi đền Trời Phimeanakas. Ngôi đền này khá nhỏ, nhưng vì không có nhiều thời gian trong hành trình “vừa đi vừa chạy” nên chị em nó chỉ kịp bắt chuyện một chị hướng dẫn viên đang ngồi đợi khách vài câu. Tiếc là bất đồng ngôn ngữ, chị ấy nói tiếng Pháp chứ không nói được tiếng Anh, và cái vốn vài chữ tiếng Pháp nó học được chỉ đủ nói tên nó, nó tới từ đâu. Nó thích Angkor thế nào. Chấm hết. Nhìn lên ngôi đền có vẻ hoang sơ và nhiều đổ nát, còn có những giàn giáo bắc lên trùng tu, nó quyết định bỏ qua ngôi đền trời này, về nhà tìm thông tin trên mạng. Lần sau quay lại Angkor với 7 ngày, nó sẽ quay lại nơi đây.

Đền trời xây dựng cuối thế kỷ thứ 10, theo phong cách Khleang và tới thời vua Suryvarman II, đền được xây lại với kiếntrúc kim tự tháp ba tầng, cao trên 30m, trên đỉnh kim tự tháp này tương truyền có một tháp bằng vàng, trong tháp có hồn rắn Naga chín đầu. Hồn rắn Naga chín đầu (rắn Naga chín đầu tượng trưng cho con đường dẫn lên thiên đàng) nửa đêm xuất hiện dưới dạng một người phụ nữ. Thế nên nơi đây còn là nơi nghỉ đêm của Vua cùng với rắn thần. Nhà vua đã trải qua ca canh gác đêm đầu tiên mỗi đêm với một cô gái Naga trong ngôi tháp đó, chỉ có ca gác thứ hai nhà vua mới quay về cung với hoàng hậu. Kể cả hoàng hậu cũng không được đi vào đền này. Naga là chủ đất tối cao ở xứ sở Khơ-me, nếu nhà vua không có mặt, tai họa sẽ giáng xuống vùng đất của ông. Tương truyền những bậc thang gỗ chính là con đường dẫn vua leo lên ngủ cùng rắn thần Naga.

Hồi ký  2016 "SIÊM - PHÊNH : vừa đi vừa chạy" Image159

Băng qua đền Trời, rẽ sang bên phải, chị em nó tới Sân Voi. Bên trái Sân Voi là Cung điện Hoàng Gia - nơi sinh hoạt của vua - xưa kia làm bằng tre và gỗ. Trải qua bao nhiêu thăng trầm và biến cố của lịch sử, ngày nay Quảng trường Hoàng Gia chẳng còn lại gì kể cả là phế tích. Sân Voi là khán đài nơi vua quan triều đại Angkor tới xem đấu Voi. Cùng với sân vua Hủi và 12 tháp con giáp gần đó tạo thành một quần thể điêu khắc trên đá với nhiều tầng. Nơi trung tâm sân voi là nơi vua cùng với quan đại thần xem duyệt binh voi được xây dựng trên nền đất cao. Từ vị trí này vua có thể xem rõ toàn bộ quân đội voi và cảnh duyệt binh, hay những màn đấu voi phía đưới. Ngay tại sân trung tâm này có những linh sư canh gác ở mỗi vị trí góc. Cuối bậc tam cấp là điêu khắc đá với những chú voi rất sắc sảo mỗi bên 3 con. Trên các tường, bệ chung quanh sân là những điêu khắc đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật Khmer Angkor: voi diễn hành, cưỡi voi chơi polo... Ở các góc tường bệ là các tượng điêu khắc hình chim thần garuda dùng tay nâng đỡ sân. Trên khu này còn sót lại một tượng “vua Hủi”, tương truyền là vua Jayavarman VII. Bức tượng được gọi là "Vua Hủi" vì sự đổi màu và rêu phát triển trên đó là gợi nhớ của một người có bệnh phong, và cũng bởi vì nó phù hợp với một huyền thoại của Campuchia Angkor về vị vua Yasovarman I - người mắc bệnh phong. Cấu trúc hình chữ U của khu quần thể này được lý giải bởi đây từng là nơi diễn ra nghi thức hỏa táng trong cung điện Hoàng Gia.

Hồi ký  2016 "SIÊM - PHÊNH : vừa đi vừa chạy" Image160

Đối diện Sân Voi là khu Prasat Sour Prat (dịch theo tiếng Việt là tháp tử thần). Đây là nơi hành hình phạm nhân. Bên trong các tháp này chứa một con vật hành hình gồm có: cọp, beo, rắn, rết, bò cạp, .v.v... Tùy theo tội trạng mà phạm nhân đó được đưa vào tháp nào. Có 12 tháp tương ứng với 12 con giáp gồm: chuột, trâu, cọp, thỏ, .v.v... Phạm nhân bị giam cầm trong đó trong một tháng. Nếu sau một tháng, phạm nhân ra ngoài mà còn sống, vua sẽ cho là thần thánh tha mạng nên được miễn tội và tự do. Nếu sau một tháng, phạm nhân đã chết thì có nghĩa là có tội. Nhưng hầu như khó có phạm nhân nào chịu nổi cực hình này và tất cả phạm nhân đều bị chết trước 30 ngày. Mỗi bên chia làm 6 tháp và giữa của 2 bên cụm tháp là con đường dẫn ra Cổng Victory của Angkor Thom. Công dụng của các tháp này thì khác. Chúng dùng với mục đích phân xử. Ngày xưa không có luật pháp và không có quan hay nhà xử kiện, các tháp này sẽ làm nhiệm vụ đó. Nếu 2 người có kiện tụng hay tranh cãi, Vua sẽ cho nhốt 2 người vào tháp, nếu sau vài ngày, người nào chết trước, người đó sẽ thắng kiện. Việc thây ma, hay xác chết có xảy ra , sẽ chẳng có ai để điều tra hay quan tâm. Nếu phát hiện có người chết trong nhà mình, người dân Khmer thời Angkor sẽ kéo thây ma đó ra nghĩa địa và không có một điều tra hay phán quyết nào.

Đây là những thông tin mà sau khi về nhà, nó lên mạng tìm thấy. Chứ hôm đó, hai chị em nó lang thang sân Voi thấy nắng quá, đành tìm xe Mr. Kun ngồi nghỉ và đợi hai anh chị nữa để đi. Nó cũng không hề biết có nơi 12 tháp. Xe của Mr. Kun có một đặc điểm mà không phải tất cả các xe khác đều có, anh ấy có nước lạnh phục vụ cho du khách. Ban đầu, chúng nó nghĩ là uống nước lạnh của anh sẽ bị tính giá “cắt cổ”, nhưng anh giải thích, đấy là dịch vụ của anh, bao gồm trong giá đi xe. Wow, quả là một người lái xe tuk tuk rất biết kinh doanh nha. Thế nên chúng nó vui vẻ uống nước lạnh free và chuyện trò cùng Mr.Kun. Ai bảo là nó không thích nghe nịnh nhỉ? Sự thật là khi Mr. Kun bảo anh ấy đoán nó là sinh viên, nó thấy sướng rơn. Haha, ai mà không muốn mình trẻ mãi cơ chứ. Mr. Kun cũng nói, vì là sinh viên nên chắc không có nhiều tiền, lát nữa đi ăn thì chỉ ăn chỗ rẻ rẻ thôi. Nó mừng quýnh. Không ngờ anh tuk tuk này nhiệt tình và hiểu khách du lịch như thế. Cái nắng oi ả và gay gắt khiến chị em nó mệt phờ. Thế nhưng Mr. Kun không hề tỏ ra khó chịu khi hai anh chị đi cùng vẫn chưa ra. Anh ấy tiếp tục câu chuyện về nền giáo dục của đất nước anh ấy. Nó thắc mắc về việc các anh lái xe tuk tuk là chỉ biết nói hay còn biết viết tiếng Anh nữa. Vì nó từng thấy rất nhiều tour guide ở Sapa nói tiếng Anh, tiếng Pháp cực giống người bản địa nhưng lại không đọc và viết được. Có vẻ câu hỏi của nó hơi ngớ ngẩn, Mr. Kun cười sảng khoái, và nói rằng Siem Reap là thành phố du lịch, nên chính phủ mở các lớp học ngoại ngữ free cho mọi người. Đi học tất nhiên là biết đọc, biết viết.

Hồi ký  2016 "SIÊM - PHÊNH : vừa đi vừa chạy" Image18

Cuối cùng thì chiếc tuk tuk cũng lên đường với 4 hành khách, không có thời gian để thăm hai ngôi đền Bắc và đền Nam Khleang. Mặc dù hai ngôi đền này đều xây dựng cùng một phong cách và cùng dọc trên trục bắc nam của con đường ra cổng Victory nhưng không cùng xây dựng ở một thời điểm. Đền Bắc xây dựng dưới thời Rajendravarman II bằng gỗ và sau đó xây dựng lại bằng sa thạch dưới thời Jayavaraman V, đền Nam có kiến trúc nhỏ hơn và xây dựng sau, dưới thời Suryavarman I. Khleang có nghĩa là nhà kho nhưng mục đích chính của hai Khleangs này lại là nơi tiếp khách hay phòng nghỉ cho khách quý tộc hoặc đại sứ tới thăm.

Hồi ký  2016 "SIÊM - PHÊNH : vừa đi vừa chạy" Image161

Cổng Victory cũng giống như cổng Nam hiện ra trước mắt chị em nó. Cổng này cũng có kiến trúc đá tảng ghép hình khuôn mặt Quan thế Âm ở bốn phía trên đỉnh (gopuras). Cũng có hai hàng tượng đá với thần linh và ác quỷ, canh giữ cổng thành. Lúc này đã là 12h trưa nên hầu như vắng bóng khách du lịch ở cổng Chiến thắng. Có lẽ cũng vì quá mệt vì vừa đi vừa chạy theo tour guide các đoàn nghe hóng và quá mệt vì cái nắng oi bức xứ này nên nó chẳng còn hứng thú chụp choẹt nữa. Đằng nào thì cổng nào chẳng có 4 phía mặt cười, 2 hàng tượng đá, rắn thần Naga. Thế nên chỉ cần yomost 1 kiểu đánh dấu thôi.

Lịch trình trước khi tới địa điểm ăn trưa vẫn còn ba đền nữa, đó là Thnommanon, Chau Say Tevoda và TaKeo - ngôi đền duy nhất không có hình điêu khắc trên đá. Anh Kun đúng là quá nhiệt tình. Vì anh muốn chúng nó có nhiều thời gian ú tim ở Taprohm - bí mật ngôi mộ cổ nên anh sắp xếp lịch trình như vậy, chịu đói một chút nhưng sẽ tiết kiệm được thời gian. Nếu có thể, chiều anh đưa chúng nó đi khinh khí cầu hoặc lên Bakkheng ngắm hoàng hôn. Cả nhóm nhất trí ngồi nghỉ ngơi uống nước dừa, trước khi thăm 2 ngôi đền gần nhau. Giá một quả dừa là 1$, quá rẻ so với Việt Nam, nhưng phàm là ở mấy nơi du lịch, vẫn cứ nên trả giá. Có tất cả 5 người, nên chúng nó trả giá 4$ cho 5 quả dừa lạnh. Có quả hơi chua, nhưng là nước dừa nguyên chất, chứ không có chuyện nước dừa 1 quả “chế” thành 3, 4 cốc như ở Việt Nam. Thấy một đoàn khách, là y như rằng, các bạn bán hang rong bâu vào mời chào. Đứa nào cũng có 1 bài như đứa nào. Chúng chìa cái bộ postcard ra và mời: “lady, please buy for me. One, two, three, ...” Cứ như thế chúng đếm tới 10, và lại tiếp tục: “1$ for 2 pictures, lady”. Ôi chao, cái chữ “lady” chúng mới kéo dài làm sao, nghe mới “đáng yêu” làm sao. Tiếp tục trả giá, 2$ cho 10 cái postcards. Đồng ý xong, chúng nó véo von nói tiếng Việt với mình. Hehe, các bé này tiếp tục mời chào mua hàng bằng tiếng mẹ đẻ của chính du khách mới khiếp chứ. Ngồi đây dây dưa, nghe vài câu “lady” nịnh nọt, chắc là mua hết cả nống vòng vèo của chúng mất.

Thommanon

Trên đường vào Thommanon, nó thấy các em bé Cambodian đang chơi trò “tàu bay giấy” giống y như thủa nhỏ nó đã từng chơi. Thế là nó cũng ham hố, nhảy vào xin chơi cùng. Cứ tưởng là luật chơi cũng tương tự, hóa ra không phải, ở bên này là chơi đôi. Tức là hai đứa cùng nhau nhảy. Nhưng chắc tại nó chưa quen nên lũ trẻ đồng ý cho nó chơi đơn. Mỗi lần tung viên sỏi là một lần chúng nó chỉ trỏ. Chúng nói tiếng địa phương nên nó không biết là gì. Nếu không nghe thấy tiếng gọi nhờ chụp ảnh, chắc nó còn chơi tiếp. Lâu lắm mới được quay về tuổi thơ như thế. “Okun” cùng mấy cái bánh gạo đem chia cho chúng. Cảm giác lâng lâng, niềm vui nho nhỏ làm nó quên đi mệt và cơn đói.

Hồi ký  2016 "SIÊM - PHÊNH : vừa đi vừa chạy" Image162

Thommanon là một ngôi đền Hindu, thờ thần Shiva và Vishnu. Lối vào đền từ phía đông, qua một cổng với đỉnh gopura và theo sau đó cũng là một nhà dài (mandapa). Tòa nhà độc lập tách ra khỏi đền chính là thư viện. Bên trong đền, nó bắt chuyện được với một tour guide và biết được nơi đây là nơi vua thường tới làm lễ tại chính điện, ngoài ra, anh còn chỉ cho nó thấy những kiến trúc điêu khắc tinh xảo trên các bức tường sát trần. Chỗ nào là hình ảnh của các vũ nữ Apsara, đâu là hình ảnh của rắn thần Naga, chỗ nào là hình ảnh con voi, đâu là hình ảnh con cá sấu... Tất nhiên là nó không thể moi thêm được ý nghĩa của những chi tiết đó, vì đồng nghĩa với việc có thêm một vài mẩu chuyện nhỏ, mất tới vài đô. :DCái này về nhà lên mạng kiếm thông tin sau ha.

Rời Thommanon cũng là lúc máy ảnh của nó hết sạch pin. Thế là bắt chuyện vội vàng với một bác khách, cũng chẳng kịp hỏi tên bác ấy. Nhờ bác ấy chụp ảnh giúp rồi xin bác ấy cái email. Bởi vì vừa đi vừa ghi chép nên lúc nào trong túi nó cũng có giấy và bút sẵn sàng. Chau Say Tevoda là một ngôi đền không có gì đặc sắc, thậm chí nó còn thấy chán ghét. Vì cũng chính tại đây, nó lại bị “chăn gà”. Hóa ra sợi dây đeo bên tay trái ở Bayon không giúp nó thoát bị làm thịt. Một bà cố già, cạo tóc còn 1 phân, giơ tay dí mấy nén hương vào tay nó. Mặc dù đã dứt khoát đẩy ra: “No. I had a lucky bracelet and I dont want to have bracelet more” nhưng bà ta làm như không hiểu, vẫn cứ lôi tay nó, rồi chỉ trỏ: “one, two”. Rồi buộc vào tay nó, cuối cùng là chỉ vào cái đĩa phía dưới, 2$ đi tong. Xong, lại bị chăn gà lần nữa. Hai tay hai dây nhắc nhở nó, lần sau thấy hương khói ở đâu thì tránh xa hoặc chạy thật nhanh nha.

Trên đường đi ăn trưa, tuk tuk qua một cây cầu gỗ. Cũng giống như mấy cây cầu bắc qua khe suối ở bên Lào, trên mặt cầu có các lớp gỗ, tạo thành các rãnh lối đi cho ô-tô và xe máy. Phía trước cầu là một thân cây to, rễ cây trùm kín lên mảng tường thành phía dưới, tạo thành một cấy cầu rễ cây khá bắt mắt. Mr. Kun biết máy ảnh của nó đã hết pin nên nói đi ăn trưa xong quay lại chỗ này cũng không sao. Ngược đường thì tức là tốn thêm xăng, thế mà bác ấy nói không sao ah??? Ở Việt Nam ah, còn lâu nhá, đi thêm tính thêm tiền, ai mà chiều được các mẹ trẻ. Ngẩn người nhìn anh bạn lái xe một lúc rồi mới nhớ ra là mình phải cám ơn người ta. Lại ríu rít líu lo mấy chữ “okun”.

Trên đường đi, nó thấy có khá nhiều xe bán thức ăn bên đường, nhưng vì cần tìm một nhà hàng có ổ điện để sạc pin và giải quyết nỗi buồn nên cũng không có dịp thử chút đồ ăn vỉa hè của nước bạn xem thế nào. Xe đỗ trước một nhà hàng, và cũng là nhà hàng duy nhất trên đường thì phải. Nó nhớ mang máng có anh nào đó trên phuot.vn nói về nhà hàng Khơ-me này rồi. Hỏi Mr. Kun một suất ăn giá có đắt không, anh ấy nói cũng không rõ lắm, chắc là anh cũng chỉ chở khách tới chứ chưa vào đây ăn. Mời anh ấy đi ăn cùng, ban đầu anh từ chối, nói anh có đồ ăn, nhưng vì nài nỉ mãi nên anh cũng vào cùng. Quán ăn trông sạch sẽ, đồ ăn có vẻ hấp dẫn. Tuy nhiên, sau khi nhìn cái menu của nhà hàng thì thấy hoa cả mắt. Chắc do đói quá ấy mà. Chọn tất cả các món có thể ăn được và rẻ nhất, rồi ngán ngẩm, 1 ngày anh tuk tuk đi chở cũng chỉ được 15$, chưa kể chi phí xăng xe, nước uống, đá lạnh, tiền kiếm được chưa đủ ăn 3 bữa mất. Bạn cứ ngẫm mà xem, 2 lát mánh mì, 1 miếng phomai con bò cười, mấy lát dưa chuột, giá 5.5$ thì 15$ có đủ no cho 3 bữa hay không??? Chạnh lòng thế không biết.

Mr. Kun, anh Cường và nó giải quyết nhanh gọn bữa trưa với một đĩa cơm rang xì dầu với carot (không trứng nhá), Ngọc Ánh thì ăn bánh mì phomai, chị Thanh là bánh mì ốp la, cả đoàn quay lại nơi cây cầu gỗ với cái cây khổng lồ. Cái nắng lúc 2h chiều làm ai cũng cảm thấy uể oải. Chộp lấy vài kiểu của chiếc xe thức ăn ven đường, chị em nó nhanh chóng lên tuk tuk tới ngôi đền Takeo.

Ta Keo

Hồi ký  2016 "SIÊM - PHÊNH : vừa đi vừa chạy" Image163

Là một ngôi đền xây dựng theo phong cách Khleang nhưng không giống các ngôi đền khác ở chỗ Takeo là ngôi đền Angkor duy nhất không có hình trạm trổ điêu khắc trên đá. Ngôi đền được xây dựng dưới thời vua Jayavarman V, dự kiến xongvào năm 1000, nhưng do cái chết của nhà vua nên nó còn dang dở. Những tảng đá của ngôi đền được sắp xếp xong nhưng những người thợ điêu khắc đã không quay trở lại. Cuối cùng ngôi đền có một hình dáng đặc biệt với vẻ đẹp vững chãi và đơn giản trên toàn bộ ngôi đền. Ngôi đền này được xây để thờ thần Shiva. Ngôi đền đang trong quá trình trùng tu. Nhân viên soát vé đứng chắn ngay lối chính đi vào đền, và vì lối này nguy hiểm nên du khách vào bên trong qua cửa ngách. Ngôi đền này nhìn về hướng đông. Được bao quanh bởi hai bức tường, nó được xây dựng theo một phong cách zigurrat (kim tự tháp).

Ngôi đền là kiến trúc cao nhất trong quần thể Angkor với chiều cao 21,6m. Thoạt nhìn, ngôi đền khá thách thức bởi độ cao và dốc của những phiến đá chỉ ghép mà không hề có chất kết dính nào. Cô em gái nó không muốn khám phá thêm bất cứ phiến đá nào, tòa tháp nào nên yên tâm ngồi đợi dưới xe cùng anh Kun, dù rằng tiếng Anh bập bẹ nhưng cũng không thấy buồn. Có các bậc thang lên tầng trên cùng của nó từ 4 phía. Những bậc đá đầu tiên, sao mà cao thế, dốc thế hả giời. Chân nó thì ngắn, mà bậc nào cũng cao tầm 50cm, cứ phải nhoài người lên mới leo lên được. Tại tầng trên cùng, 5 ngôi tháp được bố trí bốn ngôi nằm ở bốn góc và ngôi còn lại ở trung tâm. Tất cả đều được xây dựng từ đá xanh, nhẵn thin, mặc dù không có họa tiết điêu khắc nhưng nó vẫn thấy vẻ cuốn hút trong cái giản dị ấy.

Bước lên trên đã khó, xuống dưới còn khó hơn, vì chân ngắn, bậc cao nên có lúc cảm giác chân lơ lửng mãi không đặt được tới bậc đá. Độ cao của dốc đá, cùng cái nắng tây gay gắt buổi chiều khiến nó thấy chênh vênh, run run. Không dám hiên ngang đi giữa bậc thang, nó phải nép vào bên rìa, hai tay vừa bám vừa miết vào đá, nhẹ nhàng quay người lại, bò giật lùi xuống. Nếu như lúc sáng ở đền Bayon, dốc cao ấy nó xử lý ngon lành bằng việc xuống chân trước chân sau thì bây giờ, xuống 2 tầng thôi mà thấy bủn rủn thế. Có mấy cặp đôi Tây cũng dắt díu nhau lên lên xuống xuống. Tây họ chân dài là thế mà cái những bậc thang cao, dốc và dài như thế cũng làm họ chùn chân nữa là mình. “Carefully” đồng thanh vang lên là hai giọng nghe như tiếng Bắc Âu của đôi anh chị đi sau dành cho nó khi còn 3 bậc nữa, nó quyết định quay người lấy đà và nhảy phắt xuống đất. Đáp đất an toàn, nó nhoẻn cười cảm ơn 2 anh chị, đồng thời làm dấu tay rất tuyệt đáp trả lại dấu tay “cừ lắm” của họ. Đặt chân xuống bậc cuối cùng, thở phào vì cô em gái không lên đây, nếu lên rồi mà không xuống được chắc nó khóc mất.

Ta Prohm

Hồi ký  2016 "SIÊM - PHÊNH : vừa đi vừa chạy" Ta-pro10

Ngôi đền cuối cùng trong ngày thăm thú đầu tiên là Taprohm. Trước khi đi, nó đã quên mất việc xem lại “Bí mật ngôi mộ cổ”, vì xem lâu quá rồi, có nhiều cảnh quên mất, sợ vào thăm không nhớ được.

Taprohm là ngôi đền được xây dựng vào cuối thế kỷ 12, dài 1km, rộng 700 m, tốn 5 vạn lượng vàng, 5 vạn lượng bạc và nhiều đá quý, làm một tu viện và trường học Phật giáo Đại thừa, tên đầu tiên của Ta Prohm là Rajavihara (đền Hoàng Gia). Jayavarman VII đã xây dựng để tôn vinh hoàng tộc của mình. Sau khi triều đại của đế chế Khmer đi xuống, đền Ta Prohm rơi vào sự quên lãng và nó được phát hiện trở lại vào đầu thế kỷ 20. Vì thế, ngôi đền này còn được biết tới với cái tên “ngôi đền bị bỏ quên”. Để tưởng niệm mẫu thân là Jayarajachudanami. Ngôi mộ Mẹ trong đền, bốn bức tường bằng đá có gắn kim cương. Tương truyền những đêm trăng sáng, những hạt kim cương phản chiếu rực rỡ. Khi Jayavarman VIII lên ngôi đã hủy những hình ảnh liên quan đến Phật giáo để thờ vật linh của đạo Bà La Môn. Trong suốt nhiều năm liên tiếp, đền chịu bao thăng trầm của lịch sử, quan trọng nhất là cuộc tấn công của quân đội Miến Điện và quân đội Xiêm vào cuối thế kỷ 13. Ngôi đền bị đổ nát rất nhiều dưới sự giày xéo của quân đối phương. Đền bị đổ nát, cổ vật trong đền bị quân đội Xiêm lấy mang về nước. Quan trọng nhất là những viên kim cương tại gian chính điện đã bị cậy đi mất. Hiện nay, phía trong gian chính điện vẫn còn vết tích của nơi đặt kim cương.

Hiện nay trong đền chỉ còn linga và yoni. Nơi đây còn có đền “vỗ ngực” - nghe âm thanh vọng lại khi vỗ vào ngực mình. Thuở xưa nhà vua sùng đạo Phật, thường đến nơi đây những đêm rằm để cầu nguyện khi lòng còn ấm ức.

Từng đó thông tin đủ làm nó quay cuồng trong những mê cung huyền bí của trí tưởng tượng. Taprohm hướng về phía đông, có hai cổng, du khách thường vào một cổng và ra ở một cổng. Mr. Kun đưa mấy chị em nó tới trước cổng đông và dặn dò đi thăm theo hướng bên phải và ra cổng tây, anh ấy chờ mọi người ở đó. Cổng đông với kiến trúc đá ghép hình khuôn mặt trên đỉnh ở bốn phía thân quen hiện ra lừng lững bên bờ tường bao quanh. Phía bên trong cổng, người ta phải chống đỡ bằng hệ thống giàn giáo đồng thời phía trên đỉnh họ cũng phải chằng dây thép để tránh các tảng đá ghép bị bật ra khỏi bức tranh Quan thế âm của tạo hóa. Bước qua cổng đền, một loạt những cây cao to đã đưa lối du khách vào một miền thần bí. Cảm giác như lạc vào rừng thẳm càng tăng lên khi du khách lắng nghe những âm thanh của chim muông. Con đường mòn đi bộ vào đền khá xa. Bên một lán nhỏ, những nghệ sĩ Cambodia chơi các giai điệu âm nhạc truyền thống đầy những cung bậc cảm xúc như càng thổi thêm cái kỳ bí vào không gian. Khoảng không gian này trước kia chính là House of fire của triều đại Angkor. Thêm một cây to nữa, “CHAN” trước một cổng. Phía bên phải cửa là một dãy hành lang hẹp. Vết tích của sự đổ nát đã xuất hiện. Những mảng họa tiết trùng tu lại đan xen trên phía chóp của cửa. Vượt qua cửa này, là một sự mới lạ khi các kiến trúc đá xanh của các đền trước đây thay thế bằng sa thạch đỏ (đá ong). Ngước nhìn lên bầu trời phía trên, thấy những cây Knia, cây Tung vươn đầy trời, xanh thẳm. Thích quá!

Hồi ký  2016 "SIÊM - PHÊNH : vừa đi vừa chạy" Image164

Khoảng không gian tiếp theo là khúc sân với rắn thần Naga ở hai bên. Trên sơ đồ thể hiện đây chính là khu vực tổ chức vũ hội của vương triều Angkor. Phía trước mắt nó chính là ba cửa dẫn vào thư viện. Lối đi vào chính giữa đang trong quá trình trùng tu, với những cột giáo chằng chịt, còn lại hai cửa hai bên. Các cửa nối với nhau bởi hành lang dài. Thời gian, mưa nắng dệt nên những mảng rêu, địa y màu xám, màu hồng trên các thân cột đá xanh. Ngôi mộ cổ chính thức khơi dậy niềm đam mê khám phá trong nó. Lẽ ra nhớ theo lời dặn dò của anh Kun, nó đi về bên tay phải, nhưng vì thấy một cây Tung thật to, với bộ rễ bao trùm một mảng tường gần đó, thêm vào một cổng nhỏ phải lom khom cúi người mới đi qua được, nó ham hố rẽ trái. Bẻ ngược cung đường thăm thú, vì nó nghĩ, đằng nào cả ngôi đền cũng là một quần thể hình vuông, kiến trúc đối xứng nên rẽ trái hay rẽ phải đều không ảnh hưởng gì. Nó không biết rằng, chính cái lúc rẽ sang trái đó, là nó đã bước vào một con đường bỏ qua thật nhiều thứ, mà phải đợi tới chuyến đi năm sau, nó không biết có còn kịp tìm thấy không. Cái tội vội vội vàng vàng nên chẳng kịp nhìn sơ đồ quần thể xem đâu là phòng múa, đâu là thư viện, đâu là chính điện. Hic hic.

Dạo qua một vòng ngoài quanh những bức tường thành của thư viện, tận mắt nhìn thấy ngổn ngang những đá ven đường, nó thực sự tin rằng, sau khi Angkor suy tàn, cùng với chiến tranh tàn phá, ngôi đền này đã bị bỏ hoang thực sự. Những cây to mọc từ ngọn đền, trùm rễ lên các ngôi đền và ăn bám vào đất là minh chứng rõ ràng nhất. Mặc dù biết rằng đi ngược hướng như thế này, rất có thể sẽ vào theo những lối đang trùng tu, nhưng nó tặc lưỡi, đi 1 vòng, rồi vòng lại cũng không sao. Đằng nào ngày hôm nay cũng thăm đền này nữa thôi. Khu công trường phía trước mắt càng làm nó nản hơn, lại không thể vào theo lối này nữa rồi. Nó không muốn chỉ ở vòng ngoài, nó muốn tận mắt thấy những vết tích của nơi đã từng cất giấu kim cương cơ.

Men theo một lối dẫn bằng cây cầu sắt nhân tạo, hai chị em nó tìm được cây Knia trong huyền thoại. Đây chính là hình ảnh đặc trưng nhất của Taprohm trên mỗi bức hình. Bộ rễ trùm, trườn bò trên ngôi đền như những con trăn khổng lồ. Cũng may là cây này vẫn còn sống, chứ như cái cây phía sau nó, thì giờ chỉ còn mỗi cái gốc thôi. Có lẽ là già quá rồi nên dù có cứu như thế nào cũng không tránh khỏi mục nát. Cái biển chỉ dẫn Exit làm nó bối rối, hóa ra mới chỉ dạo vòng ngoài thôi. Vẫn chưa vào hẳn bên trong. Nhưng kìa, nhìn phía sau cây Knia kia đi, cơn giông tố bắt đầu kéo đến giăng kín bầu trời. Thế mà lúc trưa, hỏi Mr. Kun xem chiều nay liệu có mưa không để đi ngắm hoàng hôn, Mr. Kun nói là không thấy có dự báo mưa. Và anh ấy cũng chắc chắn là hôm nay không mưa như tối qua được đâu.

Nó có ô, 2 chị em có 2 cái ô, nên không thể cứ thế đi ra được. Quay lại. Nãy giờ đi ngược hướng tay phải, giờ quay lại để thăm lại từ đầu. Vừa đi vừa chạy, những đám mây đen ngày càng kéo tới nhiều hơn. Cả ngôi đền bỗng chốc mờ mịt dần. Bóng tối nhanh chóng làm du khách hốt hoảng. Hốt hoảng hơn là hai chị em nó dường như đang lạc đường rồi. Chạy, chạy mãi mà vẫn chưa thấy lối vào đền. Không một bóng người. Rõ ràng, lúc nãy chỗ cây Knia kia còn đông người lắm cơ mà. Ngước lên trời định hình phương hướng, không thể nhận ra, vì quả là nó chưa kịp định vị sơ đồ kiến trúc trong này. Sắp mưa rồi, gió cát mịt mù, không nhanh không kịp ra xe, dù là có ô, nhưng nó cũng không muốn lạnh cóng trong ngôi đền đổ nát này. Vừa muốn trời, vừa muốn đất, vừa muốn quay ra kịp trước khi mưa kịp ập xuống, vừa muốn quay lại thăm hết những nơi đã từng bỏ qua. Nhưng đường còn đang lạc, tìm đường ra trước đã. Phát hiện thấy những biển báo “unsafe” bên đường, nó tin chắc rằng vẫn có khách du lịch khu vực này, chứ không phải chị em nó lạc vào khu “bỏ hoang” đâu. Càng đi càng vào sâu hơn, những ngôi tháp bên trong có những vũng nước tù, tối tăm, chẳng nhìn thấy gì để mà chụp, xem liệu đấy là chỗ cất kim cương không.

Đi mãi trong cái hành lang tối, thi thoảng có những vũng nước tù, nó chợt thấy sờ sợ, nhỡ có con gì như chuột bọ thì chắc chết ngất, chỉ có 2 chị em, không ổn. Vội vàng kéo cô em ra ngoài khu đổ nát phía sau, may thay, gặp ngay một đôi, dù trời giông gió vẫn pose hình nghệ thuật. Có thêm 2 người nữa, lại còn có 1 nam nên cứ đi theo họ, còn hơn là chỉ có hai chị em. Ah, hóa ra gặp ngay đồng hương lúc nước sôi lửa bỏng, hai anh chị ấy ở thành phố Hồ Chí Minh. Thấy chỉ có 2 chị em mặt thất thần chui ra từ trong đền, hai anh chị cũng ngạc nhiên. Tư tưởng lớn gặp nhau, dù giông gió vẫn tiếp tục đi thăm. Họ còn nhiệt tình giúp hai đứa chụp ảnh kỷ niệm chỗ lạc đường nữa. Hehe, dù sao thì cả 4 người cũng chả ai định hình được lối ra cổng Tây là phía nào, nên kệ đi, cứ theo lối mòn mà đi. Ngoài kia gió vẫn thét gào, hình như đã có những giọt mưa. Sau một hồi chạy thục mạng trong mê cung trận không lối thoát, nó đành ngậm ngùi chui ra khỏi bờ tường rào, và nghĩ, lên xe trước đã, ngày mai quay lại Taprohm đi thăm lại cũng được. Giờ mệt thế này mà cảm lạnh thì gay, mà nhỡ gặp rắn rết thì cũng vô phương. Cứ thoát khỏi mê cung đã, chạy một vòng quanh bờ tường rào cũng còn hơn. Chạy, chạy, kéo tay cô em gái, chạy thục mạng. Cuối cùng đã quay lại được chỗ cái cây rễ rắn có lối exit đầy du khách. Ai cũng hối hả. Tiếp tục vắt chân lên cổ mà chạy vì không cầm điện thoại, có ra được cổng Tây cũng chắc gì nhanh chóng tìm được anh tuk tuk đâu.

Hồi ký  2016 "SIÊM - PHÊNH : vừa đi vừa chạy" Image165

Phù. Cổng tây ở trước mặt nó rồi. Không kịp định hình cái cổng như thế nào, chỉ biết là cổng đã bị “bay” mất cái đỉnh mặt người rồi. Thật may là xe của Mr. Kun đã đợi ngay trước cổng rồi. Lên xe, xe chằng bịt kín, ngoài kia, cơn giông tố vẫn thét gào cùng Taprohm. Chưa bao giờ nó nghĩ chuyến viếng thăm Taprohm lại hệt như trong thần thoại như thế này. Đủ người, chiếc tuk tuk lao vun vút về phía trước. Vì trong chương trình ngày hôm đó còn có ngắm hoàng hôn trên núi Bakkheng hoặc bay khinh khí cầu, nên chúng nó phải nói để Mr. Kun đưa về khách sạn, chứ không là Mr. Kun lại áy náy vì chưa hoàn thành nhiệm vụ.

Mưa xối xả. Mưa càng lúc càng tạt mạnh hơn. Cơn mưa dữ dội như cơn nổi giận của núi rừng. Ngồi trong chiếc tuk tuk mà thấy những làn nước trắng xóa hai bên đường càng thấy đúng là may mắn vì trong cuộc chạy đua cùng cơn mưa trong mê cung mộ cổ, cuối cùng chị em nó cũng giành chiến thắng ở tích tắc cuối cùng. Rất vui Cơn mưa đầu mùa, nhanh đến thì cũng nhanh tan. Về lai trung tâm thành phố, mưa không còn nặng hạt nữa. Một vài con đường ngập nước, mỗi lần một chiếc ô-tô lao qua, nước lại bắn tung tóe. Gần về tới Angkor Pearl Hotel rồi. Ngôi chùa Kesararam đầu đường như bừng sáng sau cơn mưa. Cơn mưa mang lại vẻ đẹp trong lành và thanh bình hơn bao giờ hết. Đường xá vắng bóng xe qua lại, không khí mát mẻ và dễ chịu vô cùng.

Sau hành trình một ngày leo, treo, đi bộ, chạy thần tốc, cô em gái mệt lử. Thanh toán tiền xe và tip cho Mr. Kun, đồng thời hẹn thời gian để anh ấy đón sớm sáng mai đi ngắm bình minh, không ai nói với ai câu nào, nhanh nhanh chóng chóng về phòng chỉ muốn sạch sẽ và lăn ra ngủ.

Mệt quá, ngủ thôi, không đói, không mộng mị. Hi vọng sau giấc ngủ lấy sức này, nó có thể tiếp tục với Siem Reap by night. Những khu chợ đêm, phố Tây náo nhiệt đang chờ nó viết tiếp câu chuyện của ngày hôm nay.

Nguồn: wetrek.vn - 17/04/2016
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Phần 5: Quái khách mặc cả khu chợ đêm

Hồi ký  2016 "SIÊM - PHÊNH : vừa đi vừa chạy" Cho-de10

Vốn không phải là tín đồ shopping và cũng chẳng có ý định mua bán thứ gì đâu, mấy đồ lưu niệm thì buổi cuối về Phnompenh mua cũng đầy. Tâm lý như thế nên khi anh Cường và chị Thanh gọi điện rủ đi chợ, nó uể oải lắm. Mắc thêm cô em ngủ say như chết, gọi dậy hỏi đi không, nó nói muốn ở nhà úp mì tôm. Đành dặn dò nó cẩn thận rồi lên dây cót tinh thần. Lại hăm hở lên đường đi dạo phố như chưa từng có chút uể oải nào trước đó.

Từ Angkor Pearl ra khu chợ cũ và khu phố Tây mất tầm 15p đi bộ. Vì sau cơn mưa, trời khá mát mẻ nên đi bộ rất thích nhá. Nghe giang hồ đồn đại, khu Pub Street nổi tiếng với mấy món nướng lắm, giá lại còn mềm nữa, chỉ 1$/món. Thế nhưng đi vào Pub Street cả dãy rồi đây, mà chỉ toàn thấy đặc sản massage và cá rỉa chân thôi, cũng có nhiều nhà hàng, nhưng nhìn giá là choáng rồi. Thông tin trên mạng có lẽ cần phải update lại thôi. Chứ không, cứ như này, khoản tiền nhỏ nhoi mang theo không cầm cự được với mấy ngày rong chơi mất. Cũng may là trong hành lý có rất nhiều Hảo Hảo và Vifon mang theo nên chắc không chết đói được. Rất vui

Lượn qua lượn lại khảo giá một hồi, cuối cùng nhận ra là chỉ có quán Khmer food đầu đường là giá hợp lý nhất thôi. Haiza, hóa ra du lịch bụi tìm một chỗ bình dân ăn cơm thôi, khó thật đấy. Suốt cả chặng đường đi ra khu phố Tây, liếc ngang liếc dọc mà không thấy một quán nào bình dân mà đen đặc các bạn nước chủ nhà ngồi nhậu nhẹt nhỉ. Chán mớ đời. Mà đọc thông tin về khu Trung Du - đặc khu nhậu nhẹt của các bạn Cambodia thì nghĩ chắc có ra đấy cũng chỉ có đặc sản Angkor beer nhà các bạn thôi. Cái thứ nước uống quốc hồn quốc túy đó thì nó đâu có biết thưởng thức.

Cơm gà và thịt bò lúc lắc ở cửa hàng này có vẻ là hấp dẫn nhất. Chỉ là ngồi đợi hơi lâu và cơm thì quá khô cứng. Với một đứa lúc nào cũng thích ăn cơm nát như cháo đặc thì hình thức cơm khô, khôngcó thêm 1 bát canh quả là cực hình. Ngồi ôm cái đùi gà nướng mà gặm gạp thôi. Cảm nhận chung về hai bữa ăn ở Siem Reap là khẩu vị của các bạn ấy ăn hơi mặn thì phải. Lúc trưa cơm rang cũng khá mặn, bây giờ thịt gà nướng cũng vậy, da bên ngoài tẩm ướt bị mặn mà lớp thịt bên trong thì lại chưa ngấm. Màu sắc của món ăn thì đúng là không hấp dẫn như mấy bác cánh gà nướng, chân gà nướng ở Lý Văn Phúc. Nhưng bù lại, thịt thơm và có vị “gà” chứ không như trong cơm gà 123 ở Kim Mã nhà mình, ăn bột bột vô cùng.

Tôm không tươi lắm nhưng nướng lên rồi thì cũng hấp dẫn hai anh chị Thanh Cường Rất vui.

Xác định ở đây mấy ngày nên món gì được dân du lịch bụi recommend, nó đều muốn thử hết. Nhưng tới bữa thứ hai thì nó lại đặt lại cái mục tiêu “du lịch ẩm thực” đó lại là “chỉ ăn những món mà Việt Nam cũng có” Rất vui, bảo vệ cái bụng của mình trước đã, mấy món sâu bọ nhìn hãi lắm, ăn vào chả thành tiên được mà bụng dạ vấn đề, mai làm sao dậy sớm ngắm bình minh Angkor Wat được. Nhìn vào danh sách những địa điểm ăn gì, chơi đâu, nó bỗng muốn đi ăn chè quá. Nhưng hỏi nhân viên thì không ai có chút ý niệm nào về một món như thế. Họ hiểu lầm thành món sinh tố thạch mới hài. Rất vui

Cửa hàng Khmer Food này nằm ngay cạnh một cửa hàng cá rỉa, đồng thời ở ngay cửa của một ngách đi vào chợ đêm. Thế nên ăn no nặc nè rồi, mới có hứng vào chợ ngó nghiêng, định bụng xong rồi quay ra ngồi cho cá rỉa chân. J Nhưng có những cái không định được, vì cơn cuồng mặc cả - trả giá khiến nó ra khỏi chợ cũng đã quá khuya.

Mặc cả - trả giá là cái thú vui tao nhã nhất của công cuộc shopping. Đôi khi, có những thứ, hứng lên trả giá khá cao. Nhưng cũng có những khi kì kèo với người bán từng hào nhỏ một, nếu mà người ta giảm giá cho xíu thôi, cũng thấy vui không tả được. Nhớ cái thời cấp ba, mấy đứa bạn nó mà đi mua sách cũ trên chợ Đọ, toàn nhờ nó mặc cả giúp cho còn gì. Hay là mua sách nhà bác Lục, cũng toàn nhờ nó mua cho để được giá tốt đấy thôi :-p. Thế nên mặc dù không hay đi chợ, mua sắm gì toàn mua trên mạng, rồi nhận ship qua nhưng nó cũng tự tin với khả năng trả giá của nó. Dạo một loạt các shop bán đồ lưu niệm, so sánh giá với hồi đi Singapore, thấy đồ ở đây đắt hơn. Vô hình chung thì vẫn cứ quy ra tiền Việt để trả giá thôi. Rất vui Vẫn chưa học được thói “sang” như các bạn nói, đi xài đô, mà cứ quy ra tiền Việt làm chi cho mệt đầu J.

Hình như mấy người bán hàng ở đây đều hơi hơi hiểu tiếng Việt thì phải, họ nói được giá, và mình trả giá thì họ đồng ý hay kêu “lỗ”. Hình ảnh mà nó nhớ nhất là cảnh nó và chị Thanh - “quái khách mặc cả khu chợ đêm”, hai chị em song kiếm hợp bích mua được bao nhiêu thứ rẻ ơi là rẻ. Tất nhiên là chị Thanh nhiều xèng nên “quái”hơn nó rồi, nó mua xong rồi mới biết là nó mua hớ, chị Thanh mua được giá tốt hơn. Này nhá, một chiếc quần suông như kiểu Alibaba, một bạn Tây trắng mua với giá 10$, chị Thanh chỉ mua có 4$ Rất vui. Khăn cũng thế, cửa hàng nói giá 10$, 3 chiếc đầu chị mua giá 4$/chiếc, 3 chiếc tiếp theo chị ấy mua với giá 9.5$/3 chiếc. Đúng là có nhìn quá trình chị ấy và chị chủ cửa hàng mới thấy vẻ mặt bán được hàng mà chủ mặt buồn thiu nó như thế nào. Chủ khách cứ “please”, “please” liên hồi kỳ trận, chị một câu, em một câu và cuối cùng là chị Thanh mua được khăn khố, quần áo một túi đầy. Nó cũng lựa được vài món đồ tặng bà, tặng mẹ.

Lướt qua các cửa hàng đồ bạc, rồi các cửa hàng đồ lưu niệm, mua thêm một số món hay hay về cho mấy nàng bạn. Quá trình trả giá khiến nó thấy buồn cười thế không biết, các chị cửa hàng ở bên này cũng “sơn ăn tùy mặt, ma bắt tùy người” phết, thấy nó nhỏ bé, biết ngay là dân Việt Nam, nhỏ giọng nói giá thấp hơn, rồi ra vẻ “tao chỉ nói giá đó để bán cho mày thôi nhá!”. Nhưng đã là quái khách mà, nhất là đang trên đà mặc cả kì kèo, thế nên đợi vắng khách, lại trả giá, lại nịnh bợ người ta. Lúc đấy, nó thấy nó đúng là đáng yêu lắm ý, vì nói toàn câu như thổi vào tai cơ mà Rất vui. Ở nhà mà ra chợ, nó chẳng dám mặt dày như thế đâu, nhưng ở đây, là khách du lịch nên nó cứ “dày mặt” thế đấy. Thêm nữa, thích nhất vì mặc cả nên nó trở lại là một “student” chính gốc trong mắt chị bán hàng, chị có vẻ có cảm tình với sinh viên, thế là mặc cả càng dễ hơn. Nháy mắt

Áo T-shirt cũng là một trong những thứ mà nhiều người recommend. Chất vải sờ cũng mát tay, giá thì vì rẻ quá bất ngờ nên quái khách cũng cứng lưỡi không biết có nên mặc cả nữa không. 2$/chiếc. Nhưng như đã nói ở trên, làm gì có chuyện đang cao hứng discount lại tặc lưỡi mua luôn. Giá thấp đến như vậy rồi nhưng vẫn còn thấp hơn được nữa, tại sao không chứ??? Rất vui 9$/6 áo. Xong, hẹn với chị chủ hàng ngày mai em lại quay lại nhé. Và cả lần sau nữa, em sẽ rủ bạn em quay lại.

Vậy là một vòng lượn chợ, thu hoạch được kha khá, móc chìa khóa, khăn, áo, cả mấy cái đĩa và hộp card nữa. Xong xuôi, về Phnompenh, không cần lo vụ đi chợ Nga mua đồ nữa nhá. Còn mấy viên đường thốt nốt, khi nào đi vào làng Sugar Palm nữa là OK. Đi, nói và cười quá nhiều nên cảm giác mệt mỏi dường như tan biến, cũng đã muộn, mà cô em ở nhà thì đợi nó dài cổ rồi, về thôi. Hẹn Pub Street và trò cá rỉa hay ho ngày mai nhá.

Vân Anh Nguyễn - wetrek.vn - 17/04/2016
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Phần 6: ANGKOR WAT - Bình minh chưa trọn vẹn

Hồi ký  2016 "SIÊM - PHÊNH : vừa đi vừa chạy" Ngam-b10

Có lẽ là do háo hức quá nên mới 3h47 nó đã tỉnh dậy, đồng hồ báo thức vẫn chưa kịp kêu. Lọ mọ xuống sảnh lên mạng tra thông tin dự báo thời tiết Siem Reap hôm nay xem có mưa to gió giật gì không. Chắc lễ tân cũng phải đặt câu hỏi ghê gớm về đồng hồ sinh học của nó chắc là không có vấn đề gì chứ, ai đời cứ 3, 4h đã mò dậy sục sạo đủ thứ. Rất vui

Vẫn chưa tin tưởng lắm, ra hẳn bên ngoài mà “trông trời, trông đất, trông mây”. Trời trong, ánh trăng “già” vẫn lơ lửng trên cao, từng đám mây xô nhau trên nền trời xám. “Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, cúi đầu nhớ cố hương”. Trăng 18, có sáng đâu cơ chứ, thế mà nó lại bắt đầu nhớ nhà rồi. Quay người bước về phòng, đánh thức cô em dậy, rồi cắm nước chuẩn bị úp mì. Vì xetuk tuk sẽ tới đón lúc 5h sáng nên không kịp ăn sáng ở khách sạn, mà nó thì chúa ghét mì tôm úp, ăn sống luôn cho rảnh.

Ngoài đường tiếng những chiếc xe đón khách bắt đầu khuấy động màn đêm. Nó nhấp nha nhấp nhổm đứng trước cửa đợi xe. Đúng 5h, Mr. Kun có mặt, chị em nó nhanh chóng lên xe. Ra khỏi con đường Oum Khun khá yên tĩnh, nó bắt gặp rất nhiều tuk tuk trên đường vào Angkor. Xe nào xe nấy lao nhanh về phía trước, dù rằng con đường vẫn lờ mờ trong ánh đèn, chưa có dấu hiệu bình minh đang lên. Không thể đi theo con đường tắt vì có bốt kiểm soát, xe nó phải đi theo lối vào chính ngày hôm qua. Wow, có tới nơi, mới biết được là có rất rất đông các đoàn đi ngắm bình minh nha. Còn có rất nhiều bạn đạp xe từ tờ mờ tơ mơ, để bây giờ để tới trước 5h30 sáng mà vào đợi mặt trời mọc. Lợi thế của tuk tuk so với ô tô là lúc này ô tô đứng vòng ngoài, còn tuk tuk thản nhiên len lỏi vào trong khu vực soát vé. Có rất nhiều khách ngoài kia dù tới sớm hơn chúng nó nhưng vẫn phải đứng ngoài vì 5h30 mới bán vé, mà họ thì chưa có vé từ ngày hôm qua.

Nếu như trong “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận là cảnh đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời, thì hôm nay nó thấy được cảnh đoàn tuk tuk, đoàn ô-tô, đoàn người hối hả chạy đua cùng mặt trời. Điều gì làm mọi người háo hức vậy??? Đơn giản vì Angkor Wat là ngôi đền núi duy nhất ở Cambodia có lối vào chính ở hướng Tây, như vậy đón bình minh ở Angkor Wat, mọi người sẽ được thấy toàn cảnh mặt trời từ từ nhô lên sau 5 ngọn tháp. Quá tuyệt vời.

Hồi ký  2016 "SIÊM - PHÊNH : vừa đi vừa chạy" Wikipe10

Hồ nước bao quanh Angkor Wat rộng tới 190m, tạo nên một hình vuông dài một cây số rưỡi. Buổi sớm nay, hồ nước trong xanh và mặt nước phẳng lặng tuyệt vời. Ven bờ hồ, có rất đông du khách. Từ đây, có thể nhìn thấy hừng đông phía bên kia ngôi đền, đồng thời cũng thấy bóng những ngọn tháp soi dưới mặt hồ trong veo. Bầu trời trong xanh thăm thẳm. Sắc mây đỏ rực làm cho bức tranh Angkor Wat sớm nay thêm phần sinh động và quyến rũ. Ngước nhìn lên trời cao, nó thích thú phát hiện ra mảnh trăng “già” hóa ra vẫn còn treo lơ lửng, chưa khuất. Ánh ban mai làm cho mảnh trăng vốn mảnh mai, nhạt nhòa nay càng bị quên lãng. Một vài cánh chim điểm xuyết trên nền trời xanh. Không một âm thanh huyên náo, nhưng hình ảnh những cánh chim ấy đã làm “động” thêm cho bức hình vốn rất tĩnh.

Nó đặt những bước chân đầu tiên lên con đường chính môn Angkor Wat. Đây là con đường làm bằng đá tảng (đá sa thạch), mặt đường rộng 12m, dài 250m và cao 5m so với mặt nước hồ ở hai bên. Cùng với khoảng thời gian xây dựng kéo dài 30 năm, những con số ý nghĩa khiến nhiều người tin rằng thần linh đã tạo dựng nên Angkor Wat. Nhà thám hiểm F. Vincent đã từng trầm trồ: “Ngôi đền kỳ quan hiển hiện ra với vẻ đẹp siêu phàm lãng mạn rất ấn tượng và rất vĩ đại… đáng để chiêm ngưỡng và ca tụng”. Có 5 cửa vào Angkor Wat, cửa chính giữa dành cho vua, 2 cửa hai bên dành cho các quan cùng quần thần và 2 cửa ngoài cùng là dành cho voi, ngựa đi vào. Phía trước cổng có những cây thốt nốt. Nghe lỏm người hướng dẫn viên, nó biết được là phải đợi tới khi cây thốt nốt 3 tuổi, người ta mới phân biệt được “giới tính” của các cây này.

Angkor Wat là ngôi đền quan trọng bậc nhất trong quần thể di tích Angkor tại tỉnh SiemReap, Cambodia, nơi hội tụ những tuyệt đỉnh của nghệ thuật và kiến trúc Khơme cổ đại, được xây dựng vào những năm đầu của thế kỷ 12 dưới thời vua Suryavarman II để vinh danh thần Visnu của Ấn Độ giáo. Các ngôi đền khác ở Angkor như Thommanon, Benteay Samre, Wat Atwea và Bang Melea là những ngôi đền có cùng thời kỳ và cũng được xây dựng theo phong cách nguyên mẫu Angkor Wat. Từ thế kỷ 15, ngôi núi đền thần thánh này cùng với các di tích khác của bởi Herri Mouhot vào năm 1860.

Hồi ký  2016 "SIÊM - PHÊNH : vừa đi vừa chạy" Img_2010

Vượt qua cổng chính lênh láng nước bởi cơn mưa chiều qua, nó nhìn thấy ba ngọn tháp hình hoa sen sừng sững trước mặt. Khu đền chính xây dựng theo hình kim tự tháp, có tất cả 5 tháp, tháp chính ở trung tâm cao 65m, 4 tháp phụ cao 40m, án ngữ ở 4 đỉnh của một hình vuông. 5 tháp tượng trưng cho núi Meru của Ấn Độ. Ngọn chính giữa cao nhất tượng trưng cho sức mạnh và quyền lực, các tháp còn lại chiều cao khác nhau biểu thị những con đường khác nhau tới đỉnh Meru. Khu đền chia thành ba cấp độ cao. Tầng thứ nhất cũng là tầng thấp nhất tượng trưng cho địa ngục, tầng thứ 2 là trần gian và tầng thứ ba tượng trưng cho thiên đàng hay thần thánh. Phía trước bên tay trái đền theo hướng từ cửa vào là một hồ nước rộng. Du khách tập trung ở đây để ngắm được đủ 5 ngọn tháp dưới ánh mặt trời. Mặc dù đã hỏi han anh hướng dẫn và được anh ấy nói tới cái hồ để ngắm nhưng nó chủ quan, ngại chen chúc nên đành chọn ngắm trên một tháp cổ ở trước hồ. Nó không biết rằng, ở vị trí này, chỉ có thể thấy được 4 ngọn tháp mà thôi, thậm chí cũng không thấy được bóng những ngọn tháp dưới mặt hồ. Thật là đáng tiếc cho một kế hoạch ngắm bình minh Angkor Wat.

Bên tháp cổ, những du khách vì dậy sớm không kịp ăn sáng hì hục lôi đồ ăn, ngồi xếp thành hàng dài. Vừa ăn sáng, vừa ngắm mặt trời mọc, đúng là một thú vui tao nhã mà không thể có được dù là bạn có ở khách sạn 5 sao đi nữa:D. Chụp thử mấy bức ảnh để chọn góc chụp, cơ mà quay ngược quay xuôi vẫn chỉ thấy 4 ngọn tháp, nó đem thắc mắc hỏi anh Cường thì được “an ủi” rằng “chắc là 1 ngọn nữa bị sét đánh như ở Takaeo thôi mà, còn 4 ngọn là giỏi lắm rồi, về nhà chém với các bạn như thế cho nó ly kỳ chứ!”

5h52, mặt trời vẫn chưa vượt được dãy “chướng ngại vật” để chiếu những tia nắng đầu tiên xuống ngôi chùa đầy truyền thuyết và huyền thoại này. Những quầng sáng rực rỡ đang nhô cao báo hiệu chỉ khoảng mươi phút nữa thôi, quả cầu lửa sẽ không cần phải giục giã, cũng tự động phô bày tất cả vẻ kiêu sa cùng khu đền. Không giống như lần ngồi ngắm bình minh lên ở hải đăng Đại Lãnh. Lúc đấy, nó cũng dậy sớm từ 4h, ngồi đợi từ khi biển đêm đen kịt tới khi mặt trời tròn xoe từ từ đội biển nhô cao. Lúc đấy, chỉ có 1 mình, và cảm xúc ngỡ ngàng hạnh phúc thì chẳng thể chia sẻ cùng ai. Lần này, nó không một mình, nhưng không thấy được cảnh quả cầu lửa tròn vành vạnh, không môt tia nhòe ra nữa rồi. Quá trình vượt chướng ngại vật của mặt trời đã làm cho quả cầu xuất hiện vô số tia, chỉ là cảm thán trước vẻ lung linh của ngôi đền mà thôi. 6h13, những bức hình cuối cùng trong loạt ảnh gọi Angkor dậy, kéo mặt trời lên của các “nữ thần mặt trời” chính thức kết thúc, nhường chỗ cho loạt ảnh về công trình kiến trúc vĩ đại với ba tầng: nước (địa ngục), đất (trần gian) và gió (thần thánh, thiên đàng).

Hồi ký  2016 "SIÊM - PHÊNH : vừa đi vừa chạy" 1000_f12

Từ vị trí trung tâm, nơi có rắn thần Naga, và hai lối lát gỗ đi sang hai phía trái, phải, con đường đá ghép tiếp tục dẫn du khách vào tầng đầu tiên. Án ngữ ngay lối vào là hai chú sư tử đá với dáng ngồi đường bệ. Đây là người lính canh gác cả ngàn đời cho ngôi đền linh thiêng này. Leo lên khoảng chục bậc thang gỗ, và đi sâu vào chính điện chúng ta sẽ thấy hai bên là hai “thư viện”. Nói là thư viện, nhưng nhìn cách thiết kế, thì đây có lẽ là điện thờ thần thánh thì đúng hơn chứ không phải nơi lưu trữ sách vở. Tấng địa ngục mở ra trước mắt nó.

Hồi ký  2016 "SIÊM - PHÊNH : vừa đi vừa chạy" Quan-t15 

Tại khu đền chính có đến 398 gian phòng. Bất cứ phòng nào, bất cứ bức tường nào, bất cứ cây cột nào hay lan can nào, thậm chí trên trần cũng đều được chạm khắc rất tinh vi. Rẽ ngay sang phải, nó bắt đầu chuyến hành trình “nghe lỏm”của ngày hôm nay. Bên phải lối vào chính là khối đá cao lớn sừng sững màn hình ảnh vị thần Visnu. Thăm Angkor theo chiều ngược chiều kim đồng hồ để làm sao các bức phù điêu luôn nằm bên tay trái du khách là cách thăm quan của bất cứ du khách nào, và nó cũng không dại gì đi ngược lại với xu thế như ngày hôm qua ở Taprohm nữa, sẽ là bỏ qua rất rất rất nhiều điều. Dãy hành lang dài hun hút như lôi kéo bước chân của du khách. Với bề cao 2.5m và chạy dài hơn 800m, đây được coi là những bức tranh điêu khắc bằng đá trên đá to nhất, dài nhất của thế giới.

Hồi ký  2016 "SIÊM - PHÊNH : vừa đi vừa chạy" Image166

Hành lang đầu tiên dài 350m, rộng 9m, lan can là những hàng cột thấp khắc hình vũ nữ Apsara ở phía chân cột.

Hồi ký  2016 "SIÊM - PHÊNH : vừa đi vừa chạy" The-ba10

Các bức phù điêu trên tường diễn tả trận chiến Kurukshetra. Nghe ngóng hướng dẫn viên nhưng đại loại vì cũng “mặt mỏng” nên thi thoảng mới dám vượt lên nghe. Cũng biết được chỗ nào là chỗ đoạn hai bên giao tranh, đâu là vị chỉ huy trận đánh.

Hồi ký  2016 "SIÊM - PHÊNH : vừa đi vừa chạy" Cambod10

Bức tranh phù điêu ở góc Tây Nam chính là cuộc chiến của Vương quốc Khỉ (Hanuman). Hình ảnh những chú khỉ khóc lóc trước sự chết chóc chiếm trọn một bức tường.

Hồi ký  2016 "SIÊM - PHÊNH : vừa đi vừa chạy" Image19

Gần đó còn là bức phù điêu vẽ các nàng vũ nữ. Nét tinh xảo trên từng bức phù điêu được các anh hướng dẫn viên chỉ ra tỉ mỉ tới độ nhìn vào các đường nét của các nàng, chúng ta có thể phân biệt được nàng nào đã có chồng và nàng nào chưa có chồng. 

Hồi ký  2016 "SIÊM - PHÊNH : vừa đi vừa chạy" The-ar10

Hành lang phía nam là cảnh tượng chiến tranh trong lịch sử người Khmer với kẻ thù xâm lược dưới thời vua Suryavarman II - người xây dựng Angkor Wat. Trên các bức tranh, nó nghe được hướng dẫn giới thiệu đâu là cảnh vua quan trong triều hội họp, đâu là cảnh vua ngồi trên lung voi chỉ huy tướng sĩ, đâu là các chiến binh Khmer đội mũ giáp hình sừng dê, đầu chim.

Các bức phù điêu này được hoàn thành trong thời gian ngắn sau khi phạt nơi địa ngục. Bức tranh chia làm 3 tầng, thiên đường, địa ngục và trần gian. Có những hình phạt thật sự ghê rợn, vì tội nói dối, có cảnh cắt lưỡi. Lại chạy đuổi theo hướng dẫn để nghe ngóng xem có những hình phạt gì. Tới đoạn hình phạt đóng đinh vào người thì anh hướng dẫn đã mất hút con mẹ hàng lươn rồi, không kịp nghe xem vì tội gì mà phải phạt kinh khủng như vậy.

Haiza, sau khi giới thiệu lại cho cô em, rồi nói cái băn khoăn thì em nó cười ngằn ngặt: “Vì tội nghèo, không đi tour mà cũng không thuê hướng dẫn chứ còn tội gì nữa. J”. Ô, con bé này, mấy hôm mới phát biểu một câu mà phán đúng thế. Tiếp nữa là hành lang dài với truyền thuyết khuấy biển sữa. Phía dưới cùng là biển cả với những loài cá khác nhau, phía giữa tranh lại là rắn thần Naga nhiều đầu, thân dài được nhiều người nâng, phía trên là các nàng apsara bay lượn. Nhìn mãi hoa hết cả mắt, nó gần như mù phương hướng khi không rõ đang đứng ở hành lang thứ mấy, phía nào...

Hồi ký  2016 "SIÊM - PHÊNH : vừa đi vừa chạy" Stone-10

Hành lang cuối cùng trong hành trình tầng thứ nhất chính là dãy phù điêu về trận chiến Lanka huy hùng. Nguyên tắc xây dựng ngôi đền này là sắp xếp đá trước, sau đó các nghệ nhân mới trạm trổ điêu khắc trực tiếp trên đá đó. Hoàn toàn không phải trên khuôn mẫu có sẵn, mỗi nơi, mỗi hình mang một dấu ấn riêng. Với những người hiểu về sử thi Ấn Độ cũng như tìm hiểu lịch sử Cambodia hẳn tới Angkor Wat sẽ có rất nhiều tư liệu sống động.

Hồi ký  2016 "SIÊM - PHÊNH : vừa đi vừa chạy" Img-7210

Tầng hai cũng là tầng trần gian, là một khoảng sân rộng được bao bọc bởi dãy tường thành, bên trong là các gian điện thờ các vị thần. Vốn bị ám ảnh với những nơi hương khói từ ngày hôm qua hay bởi máy ảnh trục trặc không thể chụp hình mà nó vô tình bỏ qua tầng trần gian này, hoặc vô tình mất hết ý niệm về tầng này. Tận bây giờ, khi ngồi viết những dòng hồi ký này, nó không nhớ được chi tiết nào, ngoại trừ mấy vị thần áo vàng trong gian điện, mấy hành lang với các con tiện rêu phong và cái biển chỉ dẫn có chữ “Exit”. Kể ra cũng tiếc thật, bỏ lỡ mất môt kiến trúc trong ngôi đền nhiều huyền thoại này rồi. Lần sau quay lại Angkor, nó sẽ thăm tỉ mỉ hơn. Nếu nghĩ ra sớm, ngày hôm sau vẫn còn cơ hội, chỉ là khi đang viết những dòng này, nó mới nhớ ra.

Hồi ký  2016 "SIÊM - PHÊNH : vừa đi vừa chạy" Den-an10

Tầng cao nhất là 65 m cũng chính là cổng thiên đàng. Để bước lên “thiên đàng”, phải đi bằng một cầu thang bằng đá. Người ta xây cầu thang với ý rằng người lên cổng thiên đàng mỗi bước đi phải cúi đầu, và nếu đi xuống thì cũng cúi đầu và mặt vẫn nhìn vào thiên đàng. Những bậc thang có dốc đứng khoảng 45 độ, nên rất khó đi, dành cho những ai không sợ độ cao. Trong quá khứ, nghe nói đã có tại nạn xảy ra. Hiện nay, ban quản lý khu di tích đã cho xây dựng hai cầu thang sắt có tay vịn bên cạnh các cầu thang đá đó để phục vụ du khách lên và xuống tầng thiên đàng. Thế nhưng không phải ai cũng dám lên tầng trên cùng đó. Buổi sáng hôm ấy, du khách muốn lên thăm thiên đàng khá đông nên tất cả phải xếp hàng đợi ở sân trần gian. Trung tâm đền Angkor Wat nằm trên giao điểm của hai hành lang chữ thập. Trước đây, nơi đây thờ thần Vishnu nhưng tượng này đã bị mất. Thay vào đó, ngày nay đền thờ các tượng Phật với truyền thuyết rắn thần Naga che chở cho Phật. Một số bức tượng khác chỉ còn lại thân mà thôi. Tháp trung tâm và 4 tháp chung quanh tạo thành một chân trời nổi tiếng của Angkor Wat dù là nhìn từ xa hay lại gần. Kiến trúc bông sen đang nở của các ngọn tháp càng làm cho vẻ đẹp của các tháp thêm lung linh trong nắng sớm. Nhìn kỹ sẽ thấy hình các vũ nữ apsara điêu khắc trên ngọn tháp. Những chú chim bay lượn trên đỉnh các ngọn tháp như làm tăng thêm vẻ đẹp hiền hòa của xứ sở Chùa Tháp này. Một vài kiến trúc hành lang chữ thập đang được trùng tu. Ngổn ngang các giàn giáo, cột chống đỡ nào gỗ nào thép trên sân thiên đàng.

Hồi ký  2016 "SIÊM - PHÊNH : vừa đi vừa chạy" Image20

Từ tầng cao nhất, nó thu được toàn bộ khung cảnh của tầng một, tầng hai với những dãy hành lang dài, với những góc tháp duyên dáng. Chiếc khinh khí cầu màu vàng bay lơ lửng trên bầu trời xanh cũng lọt vào tầm mắt du khách đứng ở mỗi hành lang. Trong những gian phòng lớn của ngôi đền, có một gian phòng rất huyền bí, du khách thường tới đó đứng hơi sát tường nắm chặt bàn tay và vỗ nhẹ lên ngực thì lập tức có tiếng vang vọng lại. Đền này còn có tên là đền chung thủy, bởi tương truyền rằng chỉ những ai chung thủy thì tiếng vỗ mới vọng lại. Trong đền có chạm trổ nhiều tiên nữ, trong đó có tiên nữ há miệng nhe răng, tương truyền do cô này mắc cỡ mới tiến cung nên đứng thầm cười một mình bên phải sát cánh cửa. Vì rất nhiều lý do mà vì chưa yêu nên không cần thử độ chung thủy là một trong những lý do đó, nó đã không đặt chân vào gian đền ly kỳ này. Bây giờ ngồi giữa Hà Nội mới thấy tiếc quá. Bao giờ cho tới lần sau.

Với một cảm giác trầm trồ và thán phục, nếu còn thời gian hẳn là làm một vòng dạo lại vẫn không chán. Lúc đó, nó thậm chí còn không luyến tiếc như lúc này, hoặc có thể bởi cái nắng gay gắt làm nó muốn dừng lại công cuộc khám phá, hoặc bởi nó không muốn chỉ tìm hiểu nơi này một mình chăng???

Chỉ biết rằng, nó còn nợ nơi này, một bình minh 5 ngọn tháp, một tầng hai trần gian đã nhạt nhòa ký ức, một ngôi đền chung thủy với nụ cười nhe răng của cô vũ nữ, một bức tường thầm thì chôn giấu bí mật. Bất giác, nó nhớ tới anh Lương Triều Vỹ, thầm thì chôn giấu một mối tình trong “In the mood for love”, và nó tự nói với bản thân, nếu nó có một mối tình cần phải quên, nó cũng sẽ chọn Angkor để gửi gắm.

Vân Anh Nguyễn - wetrek.vn - 12/06/2020
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Phần 7: Lang thang khắp vòng tròn lớn

Hồi ký  2016 "SIÊM - PHÊNH : vừa đi vừa chạy" 63508211

Rời Angkor Wat, nó muốn tới thăm cổng Tây, một cổng ít được khám phá nhưng Mr. Kun nói do đường vào đó nhiều đá dăm nên anh ấy không chở tất cả vào được. Có là gì, trekking với nó là chuyện quá đơn giản, đường bằng, khoảng 1,5km từ trục đường chính thôi mà. Con đường rợp bóng cây, cũng hun hút xanh ưng không gây cảm giác uể oải, nó đi nhanh lắm. Vẫn là kiến trúc cổng bốn mặt nhưng cổng Tây không có những hàng dài quân sĩ nâng rắn thần Naga như các cổng khác. Đây là cổng còn khá nguyên vẹn với khung gỗ, với mặt đường lát gỗ. Có cảm giác cổng Tây chính là cầu nối thế giới trong thành với ngoài thành, nối từ thủa Angkor xa xưa tới cuộc sống hiện đại hôm nay. Bóng cây to xòa xuống như che chở cho cổng tránh khỏi sự bào mòn của thời gian, của thời thời tiết. Thế nhưng không gì là mãi mãi, những phiến đá ghép mũi và miệng trên khuôn mặt Quan thế âm ở phía nam cổng đã bị biến mất cùng năm tháng. Trở về xe với thời gian nhanh nhất có thể, không muốn ảnh hưởng tới mọi người nên nó không trek sang cổng Đông nữa. Nếu mà đi nốt tới cổng Đông, nơi được mệnh danh là “Gate of the dead”, thì tức là nó đã đi tất cả các cổng ra vào của thành Angkor. Ngày mai, nếu có thể, nó sẽ đi vào cổng Đông. Chiếc tuk tuk của Mr. Kun lại đưa chúng nó qua cổng Bắc. Thiết kế của cổng Bắc và cổng Nam tương tự nhau, có thể nói là đối xứng với nhau.

Preah Khan

Hồi ký  2016 "SIÊM - PHÊNH : vừa đi vừa chạy" 640px-La_grande_chauss%C3%A9e_Est_de_Preah_Khan_%28Angkor%29_%286938484901%29

Con đường núi rợp bóng mát tiếp tục đưa khách lữ hành tới đền Preah Khan. Cảm nhận đầu tiên, ngôi đền này kiến trúc giống với Ta Prohm chiều qua đi thăm quá. Ngôi đền xây dựng cuối thế kỷ 12, ban đầu thờ Phật nhưng sau này theo phong cách Ấn Độ giáo, thờ các vị thần như Vishnu, Shiva. Ngôi đền ngày nay mang đậm tính tâm linh bởi ngôi đền này được xem là "hồ của máu". Do trong chiến tranh, đền chứng kiến hàng ngàn cái chết của tù binh người Chàm và cái chết của vị vua Chàm. Ngoài vị thần thờ chính của ngôi đền là Lokesvaravara thì ngôi đền còn thờ đến 430 vị thần khác. Preah Khan cũng có hai cổng Đông và Tây, lần này nó đi vào theo cổng Tây trước, hơi “ngược” vì đền quay về phía Đông. Nhưng để theo đúng trình tự, nó sẽ kể lại theo đúng lộ trình vào Preah Khan từ cổng phía Đông. Đường đi vào Preah Khan, hai bên là hàng dài các cây cột đá, chân các cột này có tạc hình chim thần Garuda. Tiếp đến du khách qua một cầu giống như ở Angkor Thom với hai bên là các thần và quỷ ôm con rắn chín đầu. Điều này cho thấy Preah Khan trước đây là chỗ ở của hoàng gia, có thể nơi đây Jayavarman VII làm cung điện trong khi Angkor Thom đang được xây dựng. Qua cầu đá là đến cửa thành vòng ngoài, cửa thành được bảo vệ bởi các tượng chim thần Garuda to lớn. Trên cửa là tháp (gopura) rất hùng vĩ. Đi qua hai bức tường thành nữa là đến hệ thống kiến trúc đền với các điện, hành lang,phòng, đền thờ. Trong điện được gọi là “Điện người múa”, vì trên mi cửa vào làcác điêu khắc vũ nữ apsara rất đẹp, thỉnh thoảng có tổ chức những điệu múa truyền thống Khmer. Ở vòng thành thứ ba, đền làm bằng chất liệu là đá ong với 4 tháp. Trong đó cái phía Đông là lớn nhất. Trên đường vào trung tâm, nó phát hiện thật nhiều những bức tường “thầm thì”. Có vô số những lỗ nhỏ trên các bức tường đá bám đầy rêu và địa y. Không biết đã có bao nhiêu lỗ nhỏ trong số chúng lưu giữ những bí mật, và không biết đã có bao nhiêu kẻ đã từng xem “In the mood for love” mà học theo cách chôn giấu bí mật của anh Lương Triều Vỹ. Chỉ biết rằng, những nốt tròn tròn nhỏ nhỏ trên các bức tường đá trở thành một bí ẩn trong các ngôi đền. Thi thoảng, nó bắt gặp những hoa văn họa tiết hình hoa rất to và rõ trên các vách đá. Dưới nắng vàng rực rỡ, màu thời gian trưng ra được tất cả sự cổ kính ngàn năm. Dọc đường đi, thi thoảng nó cũng bắt gặp những yoni.

Giữa trung tâm Preah Khan có một tháp hình chuông (stupa) cho thấy đền Preah Khan ban đầu được xây là đền Phật giáo. Nhưng cũng chính nơi này, chị em nó lại bị “chăn gà” một lần nữa. Đang hí hoáy với chiếc máy ảnh chụp tháp chuông cùng mảng tường đá đối diện chi chit những nốt “thầm thì”, thì có một bác Police nhiệt tình ra chỉ cho góc chụp thế nào lấy được ánh nắng hắt vào trông tháp như một ngọn nến. Nói rồi bác chỉ cho chỗ nào còn dấu vết của những họa tiết theo phong cách Hindu, rồi bác lại chỉ cho thấy những cây Tung, cây Knia đồ sộ như thế nào. Nhân thể, hỏi thăm bác ấy về suối ngàn Linga, bác này có vẻ ấm ớ, nói một hồi, bác mới hiểu ra vấn đề, và cũng chắc như đinh đóng cột là cái Linga trên Kulen chị em nó định đi thì phải mua vé. Nhẹ dạ, cả tin, cứ tưởng là người ta hiếu khách, ai dè, police cũng là kẻ chăn gà siêu cấp. Nói nhăng vài câu như anh chàng Ram trong Slumdog miliionare lúc hướng dẫn trong Taj Mahal đây mà, dù biết thế nhưng không thể không moi ví trả tiền cho sự tin người mù quáng của mình được. Cái chữ Police này lại một lần nữa làm mình thấy dị ứng, y như lần để quên ví ở chỗ các bạn “Police” bên Lào. Lúc nhớ ra quay lại để xin thì ngược lại bị các bạn ấy “xin” đểu, ức chế thế không biết.

Thật ra thì có rất nhiều người bản địa thật sự tốt bụng. Ví như anh bạn tuk tuk bắt chuyện lúc chị em nó ngồi đợi trên xe của Mr. Kun. Ban đầu cứ tưởng là thằng cha này ra mời đi tuk tuk, hóa ra không phải. Bạn ấy nói chị em nó thật may mắn, vì Mr, Kun là một tuk tuk driver tốt nhất ở Siem Reap ah nha, không chỉ tiếng Anh rất rất trôi chảy mà còn nhiệt tình với khách. Rồi bạn ấy hỏi han xem cảm nhận về đất nước và con người Cambodia như thế nào. Nó cười, giơ hai tay hai cái vòng ra cho bạn ấy xem, bạn ấy hình như hiểu ý nó muốn nói gì. Bạn ấy không cười mà nói rằng, thật ra kể cả người Cambodia vào đây cũng sẽ có nhiều vòng như nó. Rất vui Điều này làm bạn ấy thấy buồn vì nhiều khi du khách sẽ nghĩ xấu về đất nước bạn ấy. Hehe, bạn này cũng có tinh thần học tập ghê lắm nha, bạn ấy bảo bạn ấy chỉ biết nói “xin chào” thôi. Dạy bạn ấy “tạm biệt” với “cảm ơn” thế là bạn ấy cứ lẩm nhẩm nói đi nói lại chỉ sợ quên mất.

Bạn ấy cũng chờ khách của bạn ấy, nên chắc chắn sẽ còn gặp lại bạn ấy ở các đền khác nữa.

Neak Pean

Hồi ký  2016 "SIÊM - PHÊNH : vừa đi vừa chạy" Image156

Neak Pean là một ngôi đền nhỏ trong lòng hồ, nói chung nó không ấn tượng với ngôi đền “con rắn quấn” này. Là một hòn đảo nhân tạo với một chùa trên một đảo hình tròn ở Preah Khan Baray được xây trong thời kỳ trị vì của vua Jayavarman VII. Tên của ngôi đền này có nguồn gốc từ tác phẩm điêu khắc rắn thần Naga chạy xung quanh kiến trúc ngôi đền. Nơi đây người ta “bố trí” một hồ nước trên dãy Himalaya có khả năng trị bách bệnh. Có 4 hồ nhỏ ở bốn phía và một hồ trung tâm. Neak Pean được xây dựng với mục đích y tế, người ta tin rằng bốn hồ xung quanh kết nối với nhau đại diện cho đất, nước, lửa và gió. Theo Ấn Độ giáo, đi vào các hồ này sẽ lấy lại được cân bằng, và do đó có thể chữa được bệnh. Hồ nước trung tâm có tượng Bahala (Quan thế âm hóa thành con ngựa) như là một biểu tượng phòng chống đuối nước.

Hồi ký  2016 "SIÊM - PHÊNH : vừa đi vừa chạy" Dao-ne10

Phần đền chính có nền móng hình vuông, độ cao vừa phải và có 4 mặt giống nhau, ngọn đền cao và nhọn tương tự như những ngọn đền khác. Từ bờ bên trong, du khách nhìn ra giữa hồ là đảo nhân tạo Neak Pean. Vào mùa mưa, nước dâng cao, hai thân rắn bao lấy đền có phần đầu ngôi lên mặt nước tạo cho người nhìn cảm nhận là chúng đang cùng nhau cố sức để nâng phần đền lên, để nó không bị chìm trong nước. Vào mùa khô, hồ cạn khô không còn nước nên đảo nhân tạo Neak Pean trở thành một ngôi đền có thể đến tham quan như những ngôi đền khác.

Hồi ký  2016 "SIÊM - PHÊNH : vừa đi vừa chạy" Dao-ne11

Hành trình “cưỡi ngựa xem Neak Pean” chưa đầy 10 phút thì quanh ra, vì ngó nghiêng chả thấy bác tour guide nào cho nó nghe ké tí thông tin, mà cũng không được lại gần đền nào nên chuyển sang Ta Som cho kịp lịch trình. Trước khi vào thăm ngôi đền, nó được thưởng thức nhân của quả thốt nốt. Trước đây mới chỉ biết người ta làm đường thốt nốt, chứ còn món “thạch thốt nốt” này thì chưa thấy bao giờ. Vị thạch thanh thanh, ngọt mát. Quả thốt nốt là mọc thành từng chùm như dừa. Ban đầu, nó tưởng đây là dừa cảnh J. Sau khi dùng dao gọt đi lớp vỏ ngoài trắng xốp, bằng một cách thủ công nào đó, “thạch” được lấy ra. Một “viên” trắng, to như viên bánh chay, không có mùi đặc trưng. 1 túi thạch có 3 viên như thế, có giá là 1000 Riel. Có lẽ vì quá say sưa với công cuộc tách vỏ tìm thạch, mà chúng nó quên béng đi trả tiền nước dừa vừa uống. Xấu hổ ghê cơ.

Ta Som

Hồi ký  2016 "SIÊM - PHÊNH : vừa đi vừa chạy" Den-ta10

Ta Som là một ngôi đền nhỏ xây dựng cuối thế kỷ 12, dưới thời vua Jayavarman VII, đây cũng là nơi thờ đức vua cha của ngài. Ngôi đền bao gồm một tòa duy nhất, với xung quanh là các bức tường bao quanh bằng đá ong. Có hai cổng vào, tất cả đều theo kiến trúc Gapura với các mặt cười phong cách Bayon. Thư viện nhỏ trên đường dẫn vào đền chính nay chỉ còn một đống đổ nát, hoang tàn. Ấn tượng nhất với Ta Som là Gopura phía Đông được một cây to bao trùm, bộ rễ không khổng lồ như mấy cây Tung, cây Knia bên Ta Prohm nên không mang lại sự đồ sộ, hoành tráng. Rễ cây chỉ như rễ đa, rủ xuống dịu dàng vỗ về, chở che gopura. Phát hiện mang tính đột phá nhất của nhóc em gái ở khu vực cổng này là mấy đứa nhỏ bán hàng rong ở đây có chấy. Những lúc không bán hàng, chúng ngồi bắt chấy cho nhau. Một nhóm mấy bạn Slovakia nhờ chị em nó chụp ảnh giúp, ngược lại, chúng nó lại nhờ tiếp một anh bạn đi một mình bấm máy hộ. Đây cũng là những người bạn mà dọc hành trình sau đó, ở đền hay ở chỗ ăn cơm chúng nó liên tục gặp gỡ và chuyện trò cùng nhau. Thế nên, nếu các bạn gặp một ai đó nhiều hơn 3 lần trong khu vực Angkor thì cũng đừng vội nghĩ đó là cái gì quá huyền bí nha.

Máy ảnh lại hết pin, chết tiệt. Buổi sáng thì vấn đề thẻ nhớ, chưa chụp được bao nhiêu lại hết pin. Đành tạm hoãn công cuộc thăm thú, đi ăn để sạc máy ảnh đã nào. Mr. Kun có lẽ đã đoán được nhu cầu ăn uống rẻ lên hàng đầu của mấy đứa du lịch bụi chúng nó, hoặc có thể trên vòng tròn lớn này, chỉ có khu ăn uống gần đền East Mebon đây thôi nên anh ấy dẫn tới. Tất nhiên các quầy hàng ở đây không thể so với nhà hàng hôm qua, nên cũng không có ổ điện mà sạc pin được nữa. Thậm chí quạt cũng không có, nhưng bù lại, giá cả có thể mặc cả xuống còn chưa tới một nửa giá trên thực đơn. Vẫn là cơm gà, cơm bò truyền thống, nhưng cơm ở đây ngon hơn cơm ở Pub Street vì không cứng như đá, còn gà và bò lại có cách chế biến hơi khác, thịt ăn mềm, chỉ là hơi ngọt thôi. Vì khách tới người ta mới làm đồ ăn nên cũng phải đợi chút xíu. Cô chủ hàng rất dễ tính, mặc dù trả giá sít sát như thế, rồi khi ăn còn muốn có “free fan” mà cô vẫn tươi cười quạt tay cho chúng nó. Lúc thanh toán nó không quên xin xỏ thêm 2 chai nước miễn phí nữa. Tất nhiên cô cười xòa không tính toán, thế là nịnh nọt cô ấy chụp hình kỷ niệm với cái con bé khách du lịch quái dị như nó. Và tất nhiên là cả Mr. Kun, cả anh bạn tuk tuk gặp ở Preah Khan đang ở bàn đối diện, cả 3 bạn Slovakia, cả bạn đi một mình ngồi trong quán đều không khỏi cười to trước hành động “được voi đòi Hai Bà Trưng” của chúng nó.

East Mebon

Hồi ký  2016 "SIÊM - PHÊNH : vừa đi vừa chạy" 1000_f11

Đối diện quán ăn của cô chủ dễ tính là East Mebon. Ngôi đền cổ từ thế kỷ thứ 10 này cũng thờ thần Vishnu và Shiva. Hai bức tường bao quanh và ba tầng với đầy đủ vật liệu xây dựng rất bền của người Khmer: đá sa thạch, gạch, đá ong và vữa. Cao nhất là một tháp trung tâm trên một nền vuông, bao quanh bởi bốn tháp nhỏ hơn ở bốn góc của hình vuông. Các tòa tháp được xây bằng gạch lỗ thì phải, vì không có ai hướng dẫn nên nó đoán vậy khi thấy chi chít những lỗ nhỏ trên tường của đền.

Các tác phẩm điêu khắc ở Đông Mebon tiêu biểu nhất là voi đá cao tầm 2m ở góc của tầng đầu tiên và thứ hai. Ngoài ra còn có cảnh tôn giáo với thần Indra trên voi Airavata ba đầu của mình, và Shiva trên gắn kết của mình, con bò Nandi thiêng liêng được khắc trên rầm đỡ đặc biệt thanh lịch. Du khách đứng trên tầng cao nhất còn có thể tưởng tượng tới cảnh hồ nước bao quanh ngôi đền này một thời. Nhưng có lẽ con mắt của nó chỉ có thể thấy cơn giông đen kịt trời ở trước mặt, còn nhìn được gì là thanh lịch, mĩ miều nữa, mà tưởng tượng bến thuyền đậu này kia. Haiza, du lịch Cambodia đầu mùa mưa nên những cơn mưa kéo đến bất chợt là điều dĩ nhiên. Nhưng mà mưa thì lại hụt mất buổi ngắm hoàng hôn Bakkheng ư??? Cầu trời, giông thì cứ giông thôi, lát nữa mây đen bay đi nhá, sunset đang đợi nó ở Bakkheng rồi. Thêm một điểm ghi chú nữa là bắt đầu từ địa điểm này, cứ gặp anh nào bảo vệ, soát vé hay hướng dẫn viên nó đều bắt chuyện hỏi thăm hai cái suối ngàn Linga trong truyền thuyết, đồng thời hỏi luôn vụ thuê xe ô-tô ý mà. Càng nhờ được nhiều người thì càng có nhiều mối, càng dễ dàng mặc cả, trả giá chứ sao. Giông thì kệ giông, lại con cà con kê hỏi thăm này nọ.

Hành trình còn 3 đền nữa, thế nên lịch sử “vừa đi vừa chạy” của ngày hôm qua lại lặp lại.

Pre Rup

Hồi ký  2016 "SIÊM - PHÊNH : vừa đi vừa chạy" 640px-Pre_Rup%2C_Angkor%2C_Camboya%2C_2013-08-16%2C_DD_13

Pre Rup - ngôi đền hóa thân xây dựng vào thế kỷ thứ 10, là một kiến trúc đền - núi được kết hợp giữa các vật liệu xây dựng gạch, laterite và sa thạch. Pre Rup đã được dành riêng để thờ thần các thần Hindu Shiva. Tên của ngôi đền phản ánh niềm tin phổ biến ở Cambodia rằng đám tang được tổ chức tại chùa, tro rải khắp các hướng là một trong những nghi lễ giúp người chết đi dễ dàng siêu thoát và có một kiếp nạn mới tốt hơn.

Ngôi đền hình vuông với 4 bức tường bao bọc. Những khối đá ong cùng sa thạch tôn lên giai điệu rưc rỡ trong ngôi đền vào mỗi buổi sớm mai và chiều muộn. Ngoài Bakkheng thì Pre Rup cũng là một địa điểm để ngắm hoàng hôn. Bốn gopuras bên ngoài là hình chữ thập, có một phần gạch trung tâm (bao gồm ba phòng hai bên là hai lối đi độc lập) và một hành lang đá sa thạch ở cả hai bên. Hoặc là bên trong cửa ngõ phía Đông là một nhóm ba tháp canh Bắc vào Nam. Ngôi đền có kiến trúc Kim tự tháp với măt chân rộng 50m và ba tầng dốc lên tạo thành một mặt rộng 35m. Tầng thấp nhất được bao quanh bởi 12 ngôi đền nhỏ. Từ cổng chính vào đền là cụm 5 tháp nằm cạnh bức tường. Đáng lý ra phải 6 tháp, thế nhưng cho đến bây giờ người ta vẫn không hiểu, tại sao người ta lại không xây dựng tháp thứ 6. Năm tháp này được xây dựng theo trục Bắc Nam. Còn tháp thứ 6, dường như chưa bao giờ được xây dựng. Phía trước, qua một cánh cổng khác, các thư viện xuất hiện ở tầng thứ hai và nằm 2 bên trên đường đi bộ riêng. Bước vào các cấp độ cao hơn là tượng các sư tử đá ngồi, có tất cả 12 con.

Ở phía trên, năm tòa tháp được bố trí: một ở mỗi góc của hình vuông và một ở trung tâm. Vị thần khắc như phù điêu đứng gác ở hai bên của cửa phía đông tháp trung tâm, cửa khác của nó là cánh cửa giả. Tháp phía tây nam một lần chứa một pho tượng của Lakshmi, tháp phía tây bắc một bức tượng của Uma, tháp phía đông nam một bức tượng của thần Vishnu và tháp phía đông bắc một bức tượng thần Shiva.

Ngôi đền được sử dụng như là nơi hỏa táng thi hài của dòng dõi Hoàng gia. Đền được sử dụng như là lò thiêu, tro cốt được đưa trực tiếp vào thờ tại các tháp chính của đền. Ngay trước cửa ra vào có một hòn đá "bể", nhưng các học giả tin rằng đó là một tầng hầm để một bức tượng đồng Nandi hơn là được sử dụng cho các nghi lễ hỏa táng.

Chính tại ngôi đền này, chúng nó bắt chuyện với soát vé lúc lên thăm đền, thế mà thăm xong xuống có ngay một bác Som ở đâu lao ra quảng cáo nhận chở xe 12 chỗ lên Kulen với giá 65$. So với giá mà khách sạn nói với Mr. Kun là 90$ thì đã rất hời rồi. Thêm nữa, Mr. Kun cũng nói đây là chỗ bạn bè của anh ấy nên tin là nếu ngày mai thuê xe của em trai bác Som thì sẽ chắc chắn họ tới đón chúng nó. Nhưng chưa quyết định vội, cứ để xem tình hình ra sao. Đúng là thông tin nhiều người cùng truyền đi bao giờ cũng có tác dụng hơn là chỉ người một người một hỏi nhau.

Banteay Kdei

Hồi ký  2016 "SIÊM - PHÊNH : vừa đi vừa chạy" 640px-Banteay_Kdei%2C_Angkor%2C_Camboya%2C_2013-08-16%2C_DD_02

Chiếc tuk tuk cùng Mr. Kun lại đưa chúng nó tới một ngôi đền khác, đền Banteay Kdei. Trên đường đi lại nhận được một cuộc điện thoại của một bác lái xe ô-tô lên Kulen. Hóa ra bác này là nhờ một anh soát vé lúc thăm đền Pre Rup anh ấy hỏi giúp cho. Giá mà anh này đưa ra thậm chí còn rẻ hơn, chỉ 50$. Nhưng vì chỉ là gọi điện thoại nên cũng không có gì đảm bảo và chắc chắn cả, chỉ là có thêm một địa chỉ để có thể so sánh giá và cân nhắc thêm thôi.

Cô em gái đã thấm mệt nên nhất định nó ngồi đợi trên tuk tuk, dù biết là chẳng nói chuyện được gì với Mr. Kun nhưng vẫn không vào thăm đền. Hí hoáy chụp ảnh ở cổng đền, nó phát hiện một em bé Cambodia đang rất tò mò và háo hức với ống kính. Cậu bé kiễng đôi chân đi đất lên để nhòm nhòm ngó ngó. Từ xa, bố mẹ cậu bé bối rối gọi nó lại, nhưng nó vẫn chưa muốn rời đi. Ah, té ra là cậu chàng muốn chụp ảnh. Không kịp chụp thêm một tấm với chiếc máy ảnh dự phòng thứ hai vì sắp hết pin, nó vội vàng bế phốc thằng bé lên để nhờ anh Cường chụp giúp. Cu cậu bị bế lên bất ngờ thì sợ quá, mặt nghệt ra. Tiếc là không có cửa hàng rửa ảnh nào ngay đó để đưa tấm hình luôn cho cu cậu.

Ngôi đền này được xây dựng, phù hợp với phong cách của Ta Prohm và Preah Khan cùng thời kỳ vua Jayavarman VII trị vì, nhưng có kích thước nhỏ hơn. Đền được xây dựng như một Tu viện Phật giáo.

Banteay Srei được người Pháp phát hiện năm 1914, trở nên nổi danh năm 1923 nhờ có 4 tượng Apsarabị Andre Malraux đánh cắp. Tác giả “Thân phận con người”, cũng là bộ trưởng văn hóa Pháp dưới thời de Gaul đã bị bắt tại Phnom Penh sau đó.

Đây là ngôi đền đầu tiên nó thấy xuất hiện nhiều hàng rong trên đường vào đền đến thế. Giá cả trong này khá đắt. Một chiếc hộp ống nhỏ thôi, bác du khách Nga đã mua với giá tới 15$. Xuất hiện một vài hạt mưa nhè nhẹ. Hai đứa trẻ bán hàng rong lại tiếp tục những âm “lady” kéo dài tiếp cận nó. Có 2 đứa, lại sẵn có vài đồng tiền Riel lẻ, cho chúng nhưng không quên dọa nếu gọi thêm các bạn nữa thì không có đứa nào được tiền hết. Phải cáo dần chứ đồng bọn nó mà bâu vào lúc này có mà chết dở.

Trên các bức tường hay các cột đá đều có hình các nàng Apsara. Banteay Srei còn có nghĩa là “Citadel of the Women”, người ta cho rằng ngôi đền quá tinh xảo nên chỉ có thể được xây dựng bởi bàn tay phụ nữ. Có lẽ đây cũng chỉ là một cách nói để làm nổi bật sự đặc sắc của Banteay Srei. Phần vì sợ mưa, phần vì thấy kiến trúc giống với Ta Prohm và Preah Khan nên nó không thật sự quan sát tỉ mỉ. Thế nhưng cũng vẫn cố gắng đi ra cổng “hậu”, nó vẫn hi vọng thấy một gopura với một bất ngờ như bên đền Preah Khan chăng??? Tiếc là con đường ra cổng vẫn xa, và cổng vẫn là mặt cười quen thuộc, không có rễ cây trùm lên mà chỉ có tán cây xanh rì che đi những hạt mưa nhè nhẹ rơi xuống. Mr. Kun đợi ở cổng vào, thế nên phải quay lại theo lối cổng vào. Quay về phía một cây to hoành tráng không kém các cây bên Ta Prohm, nó không chỉ chụp được bộ rễ dài lan rộng trên mặt đất như những con trăn khổng lồ mà còn chộp được bức ảnh bắt chấy rất đỗi đời thường.

Vẫn còn cái hồ tắm hoàng gia dành cho vua và hoàng hậu Srah Srang chưa rõ nằm ở phía nào, nhưng vội vì đủ lý do, phần vì chắc chắn còn có lần nữa quay lại Siem Reap dài ngày nên nó tặc lưỡi bỏ qua vậy, lần sau sẽ tới. Ra tới cổng thì những hạt mưa cũng không còn nữa. Đúng là dọa tâm lý nhau quá đi mất. Mải miết đi như ăn cướp vì Mr. Kun có nói, nếu trời mưa thì chỉ có khoảng 300 khách được leo lên Bakkheng thôi. Một mặt, nếu không về trước 4h, e là không kịp lên Bakkheng. Thế là dự án quay lại Ta Prohm ngày hôm qua coi như phá sản rồi. Vẫn còn một đền nữa chưa thăm thú, mà phía trước mặt lại là hình ảnh hồ nước trong veo bao quanh Angkor. Chạy lên đấy làm vài tấm nhảy yomost và tận hưởng cái gió mát lành của Angkor. Lại lần nữa gặp 3 bạn Slovakia, các bạn cũng teen lắm, cũng nhảy, và vẻ mặt có vẻ thán phục mấy kẻ nhảy cao như nó. Tạm biệt mấy bạn nha, nó đi trước đây. Cô em gái cũng vẫy tay tạm biệt mấy em nhỏ ở quầy bán hàng rong gần đó. Có lẽ trong lúc đợi nó trong đền, nhóc này đã kịp body language với các bạn cho đỡ chán đây mà.

Prasat Kravan

Hồi ký  2016 "SIÊM - PHÊNH : vừa đi vừa chạy" 640px-Prasat_Kravan_Temple

Prasat Kravan cũng là ngôi đền dừng chân cuối cùng trong hành trình đi đi chạy chạy ngày hôm nay. Mặc dù có lúc cơn giông kéo đen kịt trời nhưng thật may chỉ vài ba giọt mưa thể hiện nỗi nhớ đất là chả thấy mưa gió gì nữa. Nhanh nhanh thăm thú còn về leo núi Bakkheng, dù cho cơ hội ngắm hoàng hôn hôm nay có lẽ là 0%. Prasat Kravan quay về hướng Đông, thờ thần Vishnu và được xây dựng từ gạch đỏ. Đáng chú ý là bức phù điêu lớn của thần Vishnu và Lakshmi đã được khắc trên bức tường xây bằng gạch đỏ. Đây là loại tác phẩm nghệ thuật điêu khắc là khá phổ biến trong các đền thờ Chăm, nhưng hiếm trong di tích Khmer.

Ấn tượng về Prasat Kravan trong nó không phải là những kiến trúc phù điêu đầy chất nghệ thuật mà lại là cái cây to phía sau đền. Tất nhiên, cây to này không phải cây hòe già của vùng đất Vụ Nguyên trong truyện, nhưng đứng dưới tán cây ấy, một cảm giác thân quen bất giác dâng trào.

Thân thuộc quá, đứng trên đất nước bạn mà ngỡ như đứng dưới sân nhà mình.

Vân Anh Nguyễn - wetrek.vn - 12/06/2020
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Phần 8: Bắt hụt hoàng hôn BAKKHENG - trốn vé ANGKOR Night

Hồi ký  2016 "SIÊM - PHÊNH : vừa đi vừa chạy" 640px-Angkor_2005_5

Điểm dừng chân cuối cùng trong hành trình ngày thăm thú thứ hai này là ngọn núi Phnom Bakkheng, một địa chỉ ngắm hoàng hôn hấp dẫn bao nhiêu du khách. Thật may khi em tuk tuk như tuấn mã phi nước đại đã chiến thắng cơn giông tố trên khu đền East Mebon rồi đó.

Bakkheng là một ngọn đồi nằm giữa Angkor Wat và Angkor Thom. Đây là trung tâm của vương quốc Khmer đầu tiên ở Angkor. Trên đồi Bakkeng có một ngôi đền Hindu dưới dạng một núi đền với chiều cao 65m. Đền được xây để thờ thần Shiva vào cuối thế kỷ 9. Đền Bakheng là biểu tượng của đỉnh núi thiêng Meru trong thần tích đạo Hindu và là ngôi điện thờ trung tâm của thành phố đầu tiên tại Angkor. Con đường lên đỉnh núi Bakkheng khá dốc. Với độ cao 1300m so với mực nước biển, du khách đứng trên đỉnh Bakkheng có thể phóng tầm mắt thu được hình ảnh của bình nguyên Angkor rộng lớn, của những đỉnh tháp Angkor Wat cách đó không xa, thu được cả dải Tonle Sap phía mặt trời lặn. Trên đường lên núi, du khách thậm chí có thể sử dụng dịch vụ cưỡi voi, để giảm bớt sự mệt mỏi. Giá là 20$/ lượt hoặc tiết kiệm hơn với 35$/ khứ hồi cho mỗi người. Cô em gái có dấu hiệu mệt mỏi, vừa đi vừa thở hổn hển. Động viên em ấy đi như kiểm mấy bác “dưỡng sinh” vừa đi vừa đánh tay có lẽ đỡ hơn đấy. Nhìn dáng cô bé loắt choắt, thấy thương em quá, thế là phải nhắc: “Em không được cố nhá, nếu mệt quá, bảo chị, chị cõng lên đỉnh. Gì chứ, đỉnh này ngon mà. Dễ xơi cực kỳ, trả chị 2$ là okie.Cười mỉm"

Hồi ký  2016 "SIÊM - PHÊNH : vừa đi vừa chạy" Image13
Angkor Wat seen from Phnom Bakheng at sunset

Tại điểm dừng chân đầu tiên, chị em nó gặp một đoàn khách Việt Nam. Đây là một đại gia đình dắt díu nhau 3, 4 thế hệ đi leo núi. Nhân vật dẫn đầu đoàn là một cụ bà tóc bạc trắng. Trông cụ có lẽ cũng ngoài 70, thế mà cụ cứ từng bước, từng bước leo núi, không cần nhờ con cháu dìu đâu nhá. Nhìn cụ rồi nhìn em mình, nó bật cười khi nghĩ em nó phải học tập cụ bà ấy thôi. Rồi nghĩ tới cái sở thích leo núi của nó, nó nghĩ khi nó bằng tuổi cụ ấy, chắc là vẫn đủ sức leo Fansipang đấy nhỉ? Rất vui

Điện thờ nằm ở khu trung tâm của ngọn đồi và rất biệt lập. Có mỗi điểm khác nhau quan trọng, Bakheng mô phỏng hình ảnh của điện thờ Bakong ở Roluos được xây dựng khoảng 2 thập kỷ trước đó. Tháp xung quanh có hình vuông còn tháp trung tâm có hình chóp bao bọc xung quanh là những tháp phụ bao bọc vô cùng linh thiêng với bốn ngọn tháp trên tầng cao nhất, năm tầng ở giữa với mỗi tầng 12 tháp được dựng lên bằng gạch nung tượng trưng cho 12 con giáp. Một con số thật bất ngờ: tổng cộng 108 tháp đền tượng trưng cho bốn chu kỳ mặt trăng tương ứng với 27 ngày cho một chu kỳ trong trời đất. Toàn bộ kiến trúc ngôi đền xây dựng trên một ngọn đồi cao. Tính từ chân đền đến đỉnh đền hình vuông 31 m, và được kết nối với gần 108 tháp nhỏ. Ngày nay, các tháp này hầu hết đều trong trạng thái đổ nát. Leo lên những bậc cầu thang cao và dốc để lên đỉnh. Lại gặp lại cụ bà ban nãy. Cụ vẫn bước đều đều, các con cháu cụ kẻ trước người sau muốn trợ giúp mà cụ vẫn từ chối, khiến ai cũng căng thẳng và lo lắng. Đúng là niềm tin tôn giáo luôn mang lại một sức mạnh phi thường. Nó nhớ lần đầu tiên trek Tây Yên Tử, nghĩ lại cung đường mà thấy choáng, thấy nản. Thế mà nhiều cụ bà với câu thần chú “Nam mô A di đà Phật” cũng đã tới được đất Phật dâng hương. Ý chí của con người phần lớn do niềm tin tạo dựng và duy trì.

Phnom Bakheng là ngọn núi thiêng của Angkor, như núi Meru thiêng liêng trong thần thoại Ấn Độ giáo. Trên đỉnh Phnom Bakheng là một đền thờ đã đổ nát. Nơi đây trên mặt đất đá, các nghệ nhân Khmer xưa đã khắc xuống nền đá một bàn chân khổng lồ. Tương truyền rằng bàn chân này là của đức Phật.  Một bàn chân khác của Phật thì trên một phiến đá trên chùa Phật Lớn mà ngày mai chúng nó sẽ thăm trên núi Kulen. Một sự kiện lý thú về Phnom Bakheng là nó có tác dụng như một cái trống, phản hồi và cộng hưởng âm thanh. Lý do là ở dưới tháp cao chính của đền có một vùng trũng tạo nên âm thanh vang dội cộng hưởng. Ngoài ra ở đấy cũng có một mộ vuông nằm sâu trong lòng đất, mộ này có duyên cơ từ câu truyện thần thoại "Mười hai cô gái Angkor". Câu chuyện kể về một người tiều phu nghèo có 12 người con gái, một trường hợp được coi là kém may mắn. Vì ông không thể nuôi nổi gia đình, ông đã mang con vô rừng bỏ, nhưng không thành công lúc đầu. Lần thứ hai thì ông thành công, nhưng thay vì chết, 12 cô gái được bà hoàng hậu Santhomea của thế giới chằn tinh cứu. Bà Santhomea mang các cô gái về nuôi chúng như con mình. Sau này vì quá cô đơn, các cô đã bỏ trốn. Chúng đến Vương quốc Angkor, tại đấy vị vua trị vì đã thương các cô và mang về làm vợ. Các cô đã sống trong hạnh phúc cho đến một ngày khi bà hoàng Santhomea tìm được tông tích của các cô. Để trả thù, bà đã mê hoặc vua và làm cho vua đuổi nhốt các cô gái vào một hố sâu trong lòng đất, sau khi đã khoét mắt các cô. Đây là lần thứ ba các cô đã bị bỏ rơi cho chết. Một trong các chị em đã dấu được một con mắt và vẫn còn có thể thấy được. Người con gái một mắt giúp tìm thức ăn cho các chị em sinh sống. Một trong các cô có mang một đứa con trai. Người con trai này lớn lên trả thù cho mẹ và các dì của mình. Anh ta đã giết được bà chằn tinh Santhomea và các chị em được trở về với nhà vua sống hạnh phúc.

Hồi ký  2016 "SIÊM - PHÊNH : vừa đi vừa chạy" Sunset10

Đã có rất đông du khách ngồi đợi “Mặt trời lửa”. Còn sót lại hai chỗ phía trước, chị em nó nhanh chân ngồi xuống. Không hiểu sao, bảo vệ khu di tích ở đây lại không cho phép sử dụng tripot để tác nghiệp. Ngồi kế bên trái nó là ba anh chị cũng từ Việt Nam qua săn ảnh sunset. Nhìn bộ ba máy ảnh, ống kính cùng chân máy các loại lỉnh kỉnh, đủ thấy mức độ bờ rồ của họ như thế nào. Chỉ tiếc là có lẽ hôm nay sẽ thật khó để có hoàng hôn. Vì cơn giông lúc chiều dù đã tan nhưng vẫn để lại chút tàn dư là những đám mây xám xịt nơi cuối chân trời. Nhưng thôi, đã mất công lên đây rồi, không thể dễ dàng bỏ về được. Còn bao nhiêu người tiếc nuối không được leo lên đền vì đã quá 5h30 rồi kia kìa. Một vài du khách quá nản vì biết chắc chẳng có sunset gì hôm nay đâu, đã lững thững đi xuống núi. Luôn luôn tâm niệm “chỉ cần kiên nhẫn, ắt không hối hận”, chị em nó quyết ngồi tới khi bị đuổi xuống thì thôi.

Hồi ký  2016 "SIÊM - PHÊNH : vừa đi vừa chạy" Shutte10

Một chút ánh sáng le lói cuối cùng cũng len khỏi đám mây thứ nhất, lọt vào khoảng cách hẹp giữa hai đám mây, điều đó cũng đủ an ủi lắm rồi. Lòng tham của con người quả là rất lớn. Lúc ở East Mebon thì chỉ cầu trời đừng mưa. Trời không mưa nặng hạt, chỉ vài giọt điểm danh thì lại được đà ao ước. Ước chi lên đỉnh Bakkheng sẽ nhìn thấy mặt trời lặn. Tới khi cuộc chiến xuất hiện của mặt trời với hai đám mây xám xịt có kết quả, mặt trời lộ diện, thì lại tham lam muốn nhiều hơn nữa. Vì “quả trứng ốp la” chiều nay chưa tròn, chưa đỏ nên ước chi mặt trời đỏ ối, tròn xoe xuất hiện đi. “Được voi đòi Hai Bà Trưng” như thế cơ mà. Nhưng vài phút len lỏi xuất hiện trước mặt bao nhiêu bàn dân thiên hạ như thế là đủ trong buổi trình diễn hôm nay của ông mặt trời rồi. Muốn mặt trời đỏ au, không “vỡ” thì đeo kính râm vào mà nhìn. Ồ, đúng là ý tưởng hay, thỏa mơ ước hoàng hôn nhuộm đỏ chân trời nhá. Chẳng những chân trời đỏ mà cả trời đỏ luôn. Rất vui

Hồi ký  2016 "SIÊM - PHÊNH : vừa đi vừa chạy" Reisfelder_Kambodscha_Angkor2001
Bình nguyên Xiêm Riệp nhìn từ Bakheng

Cũng tới lúc bị lùa xuống núi. Con đường lúc xuống có những đoạn bị ách tắc giao thông. Nó thật không thích cảm giác “đổ đèo, lao dốc” mà cứ lúc lúc lại phải “hãm phanh” như thế này. Chẳng phiêu, chẳng đã chút nào hết. Lại nhớ lần leo Fan giỗ Tổ năm ngoái, chẳng hiểu nó lao dốc ấn tượng như thế nào mà tới lúc xuống ô-tô, nhìn thấy bậc lên xuống là Nghĩa Mặt Sẹo muốn hét lên với nó: “Vân Anh, đổ đèo!!!”. Chiếc tuk tuk đón chúng nó rồi lại theo con đường cũ, ngược về qua Angkor Wat. Những thảm cỏ xanh rờn bên hồ lúc này là nơi tụ tập picnic của các gia đình người bản địa. Nhà nào nhà nấy bố mẹ con cái, với thùng to túi nhỏ đồ ăn, trải tất cả trên tấm nilon, rồi vừa ăn uống vừa ngắm cảnh. Cuộc sống, còn gì ý nghĩa hơn nữa chứ.D: Chiều tà, bóng tối đang dần dần buông xuống. Đi ngược lại theo hướng này, chúng nó phát hiện ra, 5 ngọn tháp lúc này vẫn như có một ma lực kỳ bí, vẫn đẹp một cách quyến rũ. Lại dừng xe và lao nhanh ra bờ hồ chụp tháp. Nhưng có lẽ vì đói, vì mệt, nên khi nhìn lại, tấm ảnh nào cũng bị nhòe nhoẹt vì run tay quá.

Siem Reap về đêm

Trong lúc ngồi nghỉ giữa hiệp, nó lại lân lê bắt chuyện anh Kun, vì nó thấy không thể nào không chiêm ngưỡng Angkor Wat lúc lên đèn buổi tối được. Nhưng nghe vẻ không phải là chuyện đơn giản, nếu nó có ý định “lậu vé”. Cái vé ngày chỉ có giá trị từ 5h30 sáng tới 5h30 chiều mà thôi. Lúc này, các bác Police đã bắt đầu lảng vảng xung quanh khu vực đền, và dấu hiệu của khách du lịch chắc là mục tiêu hỏi han của các bác ấy. Buổi chiều này, con đường toàn là các bạn Cambodian đi thôi. Thế là nói xa nói gần chẳng qua nói thật, nó hỏi anh Kun xem nó có giống Cambodian không. Anh ấy cười bảo rất giống, nếu nó không tin thì ngày mai có thể giả vờ đi dẫn tour cũng không bị phát hiện đâu. Haha, thế là tiếp tục dò hỏi xem nếu nó đi lang thang trong đây buổi tối thì có bị các bạn Police phát hiện ra nó là khách du lịch không? Có vẻ như Mr. Kun chưa hiểu ý định lậu vé của nó lắm, anh ấy nhảy dựng lên “ở đây buổi tối đi 1 mình nguy hiểm lắm ah”. Nghe Mr. Kun nói chữ “dangerous” mà nó buồn cười quá, có gì nguy hiểm chứ, nó còn gặp những pha, đi một mình giữa hai rừng dương lúc 10h đêm nơi đất khách quê người rồi. Chả có gì mà sợ cả.

Trở về khách sạn, không quên nhờ Mr. Kun gọi điện cho bác Som, bác Sokhan về vụ sáng mai đón đi Kulen. Và cũng không quên “gạ gẫm” anh này chở xe ôm quay lại Angkor Wat xem ngôi đền lên đèn ra sao. Anh ấy nói anh ấy chưa chở khách vào Angkor buổi tối bao giờ, và anh ấy cũng không biết liệu hôm nay Angkor Wat có lên đèn hay không. Anh ấy nói hình như Angkor Wat chỉ lung linh ánh đèn trong những dịp đặc biệt mà thôi. Nhưng có lẽ cái bản mặt háo hức mong chờ kèm thêm cái sự năn nỉ ỉ ôi đến tội nghiệp của nó, rồi cái sự không muốn tin điều anh ấy nói làm anh tuk tuk cũng thương tình. Vốn là khách quen hai ngày hôm nay, lại còn là cái mác “student” nên anh ấy đồng ý màn trốn vé chui này Rất vui. Lúc nó hỏi giá, anh ấy nói tùy tâm làm nó thấy khó nghĩ quá. Thật chẳng biết như thế nào cho phải phép. Có lẽ nhìn vẻ mặt khó xử của nó lúc này trông buồn cười lắm, anh ấy đành phải dỗ bằng một mức giá có lẽ là không thể tốt hơn được nữa J. Lúc này là 7h30 tối, anh Kun nói 8h sẽ quay lại đón đi vào Angkor. Còn mọi người thì đi ăn buffet lẩu hải sản Hansa như chỉ dẫn của các anh chị phuot.vn. Thế là nhanh nhanh chóng chóng sạc pin máy ảnh, copy ảnh vào máy tính, thậm chí chẳng kịp ăn gì, chỉ mong mau mau thấy ánh đèn lung linh trong ngôi đền kỳ bí mà thôi.

Hồi ký  2016 "SIÊM - PHÊNH : vừa đi vừa chạy" 63508213

Chiếc tuk tuk ban ngày giờ bỏ đi phần tuk tuk đằng sau thì lại là một chiếc Honda chính hiệu. Con đường vào Angkor buổi tối chỉ dành cho người Cambodia thôi. Mà trông nó lúc này cũng giống người Khmer bỏ xừ. Hai ngày phơi nắng đủ làm cho làn da bánh mật thêm phần sậm màu. Nó tính đội cái mũ bảo hiểm to sụ kia, nếu mà có ai hỏi thì chỉ cần nói Mr. Kun nói nó là con bé em họ bị câm và điếc là okie thôi mà. Nhưng mà suốt cả chặng đường vào chưa thấy gì. Hi vọng đầu xuôi thì đuôi lọt. Tiếc là hôm nay đã không còn trăng, chứ nếu không, bên hồ ngắm trăng và ngắm Angkor Wat thì còn gì bằng. Nhưng có lẽ, háo hức hơn cả là cảm giác đi “chui” như thế này. Phàm là con người nên những tình huống “đau tim” luôn kích thích chúng ta hơn rất nhiều, chứ nếu bỏ ra 18$ rồi ung dung tự tại đi vào thì còn gì là thú vị nữa.

Con đường buổi sớm nhộn nhịp với những tuk tuk, ô-tô, xe đạp là thế, đêm xuống không một bóng người. Bảo sao, anh Kun thấy nó đúng là quá liều nếu vào đây một mình. Những cột đèn vàng lờ mờ sáng, và khoảng cách chỉ đủ khoảng sáng của đèn này chạm tới khoảng sáng của bóng đèn kia. Xa xa, hầu như tối om. Nó đem câu chuyện về mấy trường học và bệnh viện ra nói chuyện với anh Kun. Anh ấy nói ở Cambodia, chính phủ cực kỳ chăm lo cho vấn đề dân sinh. Giáo dục và y tế luôn được đặt lên quan tâm hàng đầu. Thế là nó thắc mắc thêm là cần phải quan tâm tới điện nữa, điện ở đây tối quá. Anh Kun nói cho nó biết điện trên đường này sử dụng năng lượng mặt trời. ở Siem Reap chỉ có nhà nào giàu có và khá giả mới mua điện mà dùng. Các gia đình nghèo hơn thì chỉ dùng pin thôi. Câu chuyện tiếp tục xoay quanh cuộc sống hàng ngày. Anh Kun nói mặc dù Siem Reap là thành phố du lịch nhưng quả thật những người lao động lái xe tuk tuk cũng rất vất vả trong việc chạy xe kiếm tiền chăm lo cho gia đình. Anh Kun nhìn vậy nhưng thật ra vẫn còn trẻ. Anh mới có một đứa con trai lên 4 tuổi. Ngoài thời gian chở khách cho khách sạn thì anh cũng lái tự do. Thu nhập của một tuk tuk làm việc ở khách sạn về cơ bản là ổn định hơn tuk tuk tự do.

Hồi ký  2016 "SIÊM - PHÊNH : vừa đi vừa chạy" 15a3b307de5400ef2c9b5c9be9a635ce
Khám phá vẻ đẹp lãng mạn khi tòa đền Angkor Wat được phủ ánh sáng màu đêm chỉ có trong những dịp lễ
(Ảnh của Sastra KH)

Câu chuyện đời thường khiến con đường như bớt xa hơn. Nhưng đáng tiếc, lậu được vé rồi mà đèn thì không bật. Lúc trước đọc thông tin trên tripadvisor, không để ý là thông tin đấy từ năm 2009. Hiện tại, Angkor Wat chỉ thắp đèn và biểu diễn Apsara trong các dịp lễ hội mà thôi. Tưởng như không gì có thể thất vọng hơn.

Nhìn thấy vẻ thất vọng cùng sự ảo não, anh Kun hỏi nó có muốn qua chỗ em gái đang ăn lẩu không, hay về khách sạn. Chán chả buồn tiếp chuyện. Nghĩ ngẫm một lúc rồi nói anh ấy chở đi ra chỗ các bạn ăn uống. Thế là anh ấy gọi điện cho bạn tuk tuk đã chở mấy anh chị em đi ăn xem quán đó ở đâu, rồi đưa nó qua. Lúc xuống xe, nhìn vẻ mặt như bị mất ví của nó, anh ấy không quên an ủi, lần sau đi vào dịp lễ hội, nhất định được thấy Angkor Wat lung linh lắm. Và vì anh ấy không giúp nó thực hiện được ước mơ giản dị tối nay nên anh không nhận tiền công. Cảm động quá đi mất, bảo sao Cambodia làm du lịch tốt thế. Cảm giác ấm lòng biết bao nhiêu, chẳng bù ở nhà mình, hễ thấy “chăn” gà được là không nề hà gì cả. Nói đi cũng phải nói lại, nơi nào cũng có người này người nọ, thằng cha Police lúc sáng đúng là con sâu làm rầu nồi canh đấy thôi. Giờ ngồi nghĩ lại mới thấy nó đúng là may mắn gặp được một anh tuk tuk tốt  bụng và nhiệt tình như Mr. Kun. Mấy ngày qua, chúng nó vẫn cười nói rằng mặc dù đi xe anh Kun, biết là chẳng rẻ hơn, nếu mà đi tuk tuk tự do, nhưng mà cảm giác thấy thật thoải mái. Một quãng đường xa xôi như thế, không thể không trả anh ấy tiền xăng được. Ngại ngùng chìa tiền trả anh ấy, nói mấy câu cảm ơn rối rít, kèm thêm vẻ mặt năn nỉ, cuối cùng anh ấy cũng cầm chút tiền công nho nhỏ cho nó bớt áy náy.

Đồng bọn đang oánh chén bên trong. Gì thế này, một hình thức lẩu buffet chắc là ở Việt Nam chưa sáng tạo được. Nướng kết hợp lẩu nước. Bên trên là vỉ nướng, xung quanh là nước dùng để ăn lẩu. Chưa bao giờ nó tưởng tượng được một hình thức ăn uống tạp pí lù như thế này. Bạn hãy thử tưởng tượng khi miếng mực nướng của bạn nó gần chín rồi thì ôi thôi, “tỏm”, miếng mực rơi xuống nước lẩu. Tóm lại là tới giờ nó vẫn còn thấy đấy là một bữa ăn kinh hoàng nhất trong chuyến đi. Ai bảo ham hố buffet mà lại chỉ có 4$/pax thì đúng là ăn uống chỉ như vậy thôi hà.

Hồi ký  2016 "SIÊM - PHÊNH : vừa đi vừa chạy" Pub-st10

Cả một ngày đi rạc cẳng, ăn xong mấy đứa chúng nó bắt tuk tuk về Pub Street, lần này quay lại chỗ hàng massage cá gần hàng cơm tối qua. Vì chỗ đó có bể cá với số lượng và chất lượng hơn hẳn mấy quầy bên ngoài. Với giá 1$ cá sẽ rỉa chân cho bạn 15p. Nhưng có nhiều anh bạn, không được những kích thích mà lũ cá mang lại, có khi chỉ thò chân xuống lại rụt chân, đứng dậy ngay, mất toi 1$, ah không 2$ chứ. Vì cái 1$ này cũng là giá mà chúng nó mặc cả được.

Chị em nó cũng thấy không thể chịu được những con cá to như bàn tay bu bám vào chân mà rỉa, mà cũng không cam tâm đứng lên ngay, thế là chuyển qua bể bên cạnh, toàn là cá nhi đồng, để tập quen với các kích thích nhẹ trước đã, sau sẽ qua chơi cùng các em cá khổng lồ sau. Chính nhờ có chiến thuật như vậy nên dù có ngồi tới 40p, cũng không là gì. Hehe, đúng là sơn ăn tùy mặt, ma bắt tùy người, gặp phải mấy “thượng đế” chúng nó thì giá chỉ có 1$, mà ngồi hàng tiếng. Không phải là mấy đứa mặt dày không về, mà là thấy vắng khách nên hỏi chị chủ hàng 1$ ngồi được bao nhiêu phút, ai dè chị ấy nói muốn ngồi khi nào xong thì về. Ặc, thế nên trong lúc ngồi đợi quái khách đi chợ đêm mua thêm vài món đồ, chị em nó vẫn cứ ngồi chơi cùng mấy em cá háu đói. Ban đầu là tê tê, buồn buồn, tiếp tới khi sang bể cá to thì cảm giác giần giật nơi lòng bàn chân càng ngày càng rõ rệt, đôi lúc thậm chí thấy đau như bị véo. Nhưng nói chung là khá sảng khoái. Nghĩ ra trò này đúng là thật thú vị.

Hồi ký  2016 "SIÊM - PHÊNH : vừa đi vừa chạy" 7310

Cả buổi tối, thất vọng nhiều lần nhưng bù lại lúc này đây nó cảm thấy thật thoải mái. Thoải mái vì nhìn những vẻ mặt nhăn nhó, rồi những nụ cười ha ha không thể kiềm chế vì bị kích thích quá đà của những vị khách xung quanh. Kết thúc một ngày với rất nhiều thứ bỏ lỡ là sự vui vẻ tới bất ngờ bên quầy massage cá. Về thôi, ngủ và lấy sức ngày mai chiến đấu tiếp!

Vân Anh Nguyễn - wetrek.vn - 12/06/2020
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Phần 9: Lạc đường trên núi PHNOM KULEN - lại lỡ KBAL SPEAN

Hồi ký  2016 "SIÊM - PHÊNH : vừa đi vừa chạy" 63508212

Buổi sáng đầu tiên không dậy sớm một cách bất thường. 5h30 chuông đồng hồ báo thức vang lên mới lóp ngóp ngồi dậy. Một mớ hỗn độn mông lung quay mòng mòng trong đầu. Vẫn còn tiếc Angkor Wat quá. Tự dưng chẳng những mất thêm 20$ vé lên núi, tiền ô tô, mà lại mất nguyên một ngày không vào Angkor, hơi bị phí cái vé 3 ngày của nó. Haiza, đúng là trời cũng muốn mà đất cũng muốn nó khổ như thế này đây. Kể mà có thêm một tuần ở đây nữa, thì có phải đỡ phải lo nghĩ vấn đề phân thân hay không. Cơ mà lúc đấy, chắc chắn là nghĩ về vấn đề đầu tiên đến hoa mắt chóng mặt ấy chứ.

Bỗng dưng thấy nhớ bữa sáng dưới nhà hàng kinh khủng. Sáng hôm qua đi săn mặt trời sớm quá nên không kịp ăn gì ở đó, chỉ ăn mì tôm úp của mình thôi. Nó nhớ món bánh táo ở đây, ăn thơm và rất rất rất ngon. Thoạt nhìn thì có thể không hấp dẫn bắt mắt lắm, vì nó chỉ là một miếng bánh màu nâu nâu xỉn xỉn thôi, ban đầu còn tưởng là bánh chuối nên nó bỏ qua. Nhưng khi nếm vị bánh của cô em mới thấy đúng là không thể chối từ. Khác với những bánh táo làm theo phong cách Pháp mà nó từng được nếm, bánh táo này không có vị của quế của nho, đơn thuần là vị táo Bạch tuyết thôi. Nhưng chính sự đơn giản trong cách chế biến và nguyên liệu làm cho chiếc bánh táo mang hương vị tự nhiên tới thuần khiết. Bánh không quá khô, cũng không hề bị ướt. Có thể gu ẩm thực của nó hơi khác thường một chút, phàm những gì người khác tấm tắc khen, nó lại thấy chả có gì đặc sắc, còn những thứ người khác thấy “ăn chả ra sao” thì nó lại rất ư là tâm đắc. Bất giác, nó nhớ lại lúc ở nhà, mẹ nó hay trêu “ăn tranh hết đồ ăn của lợn” làm nó phì cười. Gì chứ, mía thì toàn tranh phần ngọn của ngọn, mấu của mấu để ăn, khoai lang thì cứ sượng sựt thì thích hơn là bở tung, sắn thì càng đắng càng chảy mật càng ăn tợn, cơm thì chỉ ăn cơm nát như cháo đặc… Thế nên, đó chính là lý do tại sao mà không ai ủng hộ bánh táo ở đây thì nó lại phấn khởi vô cùng.

Vẫn đang mấy món hoa quả tráng miệng (dứa và xoài ở Cambodia thì nổi tiếng là thơm, ngon, bổ dưỡng rồi) thì thấy chiếc ô tô 12 chỗ đã đỗ xịch trước cửa khách sạn. Có lẽ là Mr. Sokhan tới đón. Nhưng mà đằng nào cũng còn qua Home Sweet Home đón các anh các chị đi chung nữa, nên cứ từ từ bình tĩnh, có cả ngày để đi lên núi cơ mà. Cả ngày đi núi, nên nước là vấn đề quan trọng, vì không giống như đi với anh Kun, tuk tuk của anh có cả một thùng đá và có những chai nước ướp lạnh thật thích. Mr. Sokhan không có vẻ đen đen, tóc xoăn của một người Cambodia chính gốc, và vì thế chăng nên tất yếu là cảm tình không gây được ấn tượng như Mr. Kun rồi. Mua nước ở một cửa hàng tạp hóa cách khách sạn không xa, giá chỉ 3$, mua được hẳn một lốc 12 chai cơ đấy.

Mr. Som nói là Mr. Sokhan nói được tiếng Việt, nó mừng lắm vì nếu em gái nó không muốn trèo đèo lội suối thì có thể ngồi nói chuyện đỡ chán. Chứ cứ chân chân tay tay khua khoắng loạn xạ như lúc ngồi xe Mr. Kun cũng tội, mà chắc cũng chỉ có Mr. Kun là kiên nhẫn và tốt bụng ngồi bắt chuyện với một con bé bất đồng ngôn ngữ như em nó, để con bé không thấy chán vì đợi quá lâu. Thế nhưng sự thật là Mr. Sokhan nghe và nói được rất ít, chỉ mấy câu chào, cảm ơn thôi. Chứ nói thêm vài câu nữa là nghe không hiểu, kiểu như với các bạn Tàu, nó chỉ nói được câu “Ni shou shen ma, wo thing bu tung”, thế là cũng đủ lòe người và bịp được thiên hạ rồi. Rất vui

Ra khỏi con đường đại lộ quen thuộc, xe rẽ sang một con đường lởm chởm hơn. Đây mới đúng là con đường Cambodia này. Vì sao ư??? Không phải vì chúng lởm chởm nhiều ổ gà đâu nhá. Đơn giản vì nó thấy những quán thịt nướng buổi sáng khói mù, người đông như kiến. Nó cũng thấy những nơi bán hàng ăn sáng tập trung tập trung thật nhiều người bản địa. Hehe, nếu mà đi bụi một mình, thể nào nó cũng lần mò mấy khu ngóc ngách này. Có thể chẳng ăn được thức ăn với cách chế biến và nguyên liệu từ đây đâu, nhưng mà được biết một phần cuộc sống thường nhật là một thú vui nho nhỏ trong chuỗi thú vui của nó. Nó thích công việc đi ngó nghiêng trong chợ và dạo quanh tìm hiểu khu vực ẩm thực, dù đi chợ cũng không biết mua gì, và ẩm thực chỉ là ngửi chứ không dám nếm.

Home Sweet Home là một Guest House được khá đông du khách Việt Nam lựa chọn, vì nơi này nổi tiếng có nhiều phòng dom mà. 5 anh chị thành phố Hồ Chí Minh hôm qua quen ở Angkor Wat từ vụ nhờ chụp ảnh mà cùng nhau thuê ô-tô lên Kulen với mong muốn khám phá suối ngàn Linga nghỉ tại Home Sweet Home. Lúc chị em nó tới, mới thấy ba anh trong đoàn còn đang ăn sáng, hai chị còn lại vẫn chưa ra. Hóa ra, con gái đi đâu cũng chuẩn bị kỹ càng thế. Chẳng bù cho nó, cứ có một cái túi đa năng chứa các loại thuốc, dụng cụ, thế là hòm hòm, thêm vài gói mì tôm sống cho cô em, thế là xong. Mọi người có lẽ ngại chị em nó đợi lâu nên định không ăn sáng, nhưng vì hành trình hôm nay chắc là mệt, nên có là gì mấy phút ăn sáng đâu. Tất nhiên, không thể so sánh đồ ăn sáng của Home Sweet Home với Angkor Pearl Hotel được. Nhưng mà bánh mì trứng ở đây cũng không bị coi là tệ, nếu như so với hồi đi Sing, ăn sáng tiết kiệm ở chỗ hostel ấy thì cứ gọi là ngày ngày bánh mì phết mứt ăn tới phát ngán. Mặt trời lên cao, chiếu những tia nắng tinh nghịch, len lỏi qua tán lá cây, nhảy nhót xuống phía góc bàn. Hai chị trong nhóm đã ăn xong bữa sáng, các anh cũng nhâm nhi xong tách café. Let’s go!

Phnom Kulen

Hồi ký  2016 "SIÊM - PHÊNH : vừa đi vừa chạy" 15693810

Trước khi đi, Mr. Sokhan đưa cả nhóm đi mua vé. Vé này do một công ty thầu, nếu không có vé trước, tới chân núi lại phải quay về thôi. Công ty này và công ty thầu trong Angkor là hai công ty khác nhau, đây là lý do tại sao mà tấm vé 40$/3 ngày không được sử dụng ở Phnom Kulen. Với ao ước lại được thấy 5 ngọn tháp Angkor, nhóm đã năn nỉ Mr. Sokhan đi qua Angkor Wat, mà còn dặn trước là đi qua đường nào không có trạm kiểm tra ấy, vì nhóm anh Tuyên 5 người chỉ có vé Angkor 1 ngày đi hôm qua rồi. Mặt trời đã lên cao chót vót. 5 ngọn tháp không quyến rũ như lúc bình minh khi chân trời ửng đỏ nữa, nhưng dưới bầu trời xanh, nó vẫn đẹp rạng ngời.

Nhìn tấm bản đồ 3D lấy từ khách sạn đã bị tơi tả sau hai ngày thăm quan để vạch lịch trình ngày hôm nay. Phnom Kulen là khu vực xa nhất, nơi có sông ngàn Linga, cách trung tâm thành phố khoảng 49km, tiếp đó là Kbal SpeanBantaey Srei - hai địa điểm trong vé 40$ bao gồm, ngoài ra sẽ qua một làng làm thốt nốt, và một khu vườn cây thanh trà, chiều về bay khinh khí cầu ngắm hoàng hôn Angkor. Lịch trình có vẻ rất logic và cũng nhiều thứ thú vị ra phết. Tuy nhiên, cái khó là năm anh chị đi chung không có vé Angkor nên họ không thể vào đền Bantaey Srei cũng như Kbal Spean được. Nhưng các anh chị ấy rất vui vẻ, nói trong lúc mọi người thăm hai địa chỉ đó, các anh chị có thể ngồi café hay uống nước đâu đó, vì Angkor với các anh chị ấy đền nào cũng hao hao nét kiến trúc như nhau mà. Thương lượng với Mr, Sokhan thì bác ấy nói là đường đi Kbal SpeanBantaey Srei ngược hướng nhau nên chỉ có thể chọn một trong hai địa điểm này thôi, nếu không sẽ không kịp về đi khinh khí cầu đâu. Và bác ấy cũng không biết vườn cây thanh trà mà dân trên mạng vẫn đồn thổi là gì. Bản thân nó thì còn chưa được nhìn quả ấy lần nào, nói gì tới biết tên tiếng Anh của quả này mà diễn đạt được. Nói “thanh trà” để hi vọng Mr. Sokhan có thể hiểu được bằng tiếng Việt nhưng bác ấy vẫn lắc đầu. Các anh chị trong miền Nam thì ngạc nhiên lắm, vì ở trong đó, bây giờ đang là mùa thanh trà mà.

Trên xe, mọi người bắt đầu làm quen với nhau. Hehe, vì thực ra là từ hôm qua, chỉ toàn liên lạc với một anh trong đoàn đó là anh Tuyên thôi mà. Hai chị ngồi gần nó là chị Hằng và chị Trà. Còn ba anh ngồi cuối thì chỉ biết tên anh Tuyên và anh Quang thôi, một anh nữa chắc vì mọi người ít gọi tên nên không biết tên gì. Các anh chị ấy đều làm ở ngân hàng Nam Á. Trong nhóm, anh Tuyên là thành phần “xê dịch” nhiều nhất. Một trong những “phượt thủ” là thế, mà nghe tới mấy “truyền thuyết hành xác” và lịch sử xê dịch của nó cũng thấy nó “phi thường” quá. Kaka, đúng là anh em dân ham chơi gặp nhau. Tháng 9 bám càng anh ấy đi Mù Căng Chải mùa lúa chín thôi. Năm trước vì nó ham hố Sài Gòn nên dịp quốc khánh, trong khi nhà nhà người người bạn nó đi Mù, đi Y Tý thì nó đi Cực Nam. Năm nay mùa lúa chín, chắc chả ai đi lại nữa mà cho nó đi ké.

Con đường đi Phnom Kulen đoạn đầu là đường rải nhựa, khá rộng và vắng vẻ. Hai bên đường là những vườn xoài xanh tốt và sai trĩu quả. Đoạn đường đất tiếp theo là đoạn lởm chởm đá dăm y như đoạn đường sang cổng Tây ở Angkor Thom. Dọc đường đi, có các nhà sư hành hương. Với lòng sùng bái đạo Phật và lòng thành kính đối với các bậc sư sãi tăng ni, Mr. Sokhan đã dừng xe và biếu họ một chút, gọi là góp một chút cho công cuộc xây dựng con đường lên núi của các vị.

Con đường lên núi khúc khuỷu, quanh co. Vì đường nhỏ hai xe ngược chiều nhau không thể tránh được nên có quy định các xe lên núi trước 12h và xuống núi sau 12h, để đảm bảo an toàn cho du khách. Phía trước xe nó là một em 12 chỗ khác, chả biết là dòng xe nào, chỉ thấy màu vàng kẹt như xe DHL ấy. Con bò vàng này cứ lầm lũi lầm lũi đi lên, cứ tưởng xe nó phải đi sau hít bụi suốt chặng đường, ai dè tới đoạn đường rộng cái là Mr. Sokhan vượt lên ngay. Con đường độc đạo lên núi trước mắt với dốc lên hun hút mở ra trước mắt nó. Tới những đoạn dốc quá là xe lại phải tắt điều hòa thì động cơ mới đủ khỏe để xe leo lên, bảo sao tới Kulen mà đi tuk tuk thì chịu khó trekking từ dưới chân núi mà lên thôi. Qua một cây cầu gỗ nho nhỏ với những tấm ngăn thành các vành đai rất đặc trưng và quen thuộc, Mr. Sokhan thả cả nhóm xuống và nói đây là địa điểm Sông ngàn Linga. Có 3 địa điểm thăm quan trên Kulen sắp xếp thành một vòng cung hình chữ U, sông ngàn Linga, chùa Phật Lớn và thác nước. Nhưng vì hấp tấp và vội vàng không nghe bác ấy nói thăm sông ngàn Linga xong thì ra xe bác ấy đợi và đưa lên chùa thì cả lũ đã nhào đi men theo dòng suối.

Được phát hiện vào năm 1968 bởi Jean Boulbet - nhà thám hiểm người Pháp - núi Kulen trở thành nơi hành hương của người Khmer. Núi Phnom Kulen vốn tên là núi Mahendraparvata, là một địa điểm thiêng liêng, một thánh địa đối với dân tộc Khmer. Tại đó, vua Jayavarman II tuyên bố độc lập khỏi Java (Indonesia ngày nay), khai sinh nhà nước Angkor và xây dựng kinh đô đầu tiên của người Khmer năm 802. Các công trình xây dựng theo phong cách Hindu thời kỳ này đã mở đầu cho một kỷ nguyên Angkor chói lọi trong lịch sử.

Núi có độ cao trung bình là 400m, với đỉnh cao nhất là 487m. Tên Phnom Kulen có nghĩa là núi vải (Kulen). Truyền thuyết kể rằng thuyền buôn của Trung Quốc từ xa xưa đã giao thương với xứ Angkor. Một vị thuyền trưởng có phép thuật, lúc trở về thường cho thuyền bay lên trời mà không ai biết. Một lần người đầu bếp tình cờ phát hiện. Ông la lên và thuyền rơi xuống đất, vỡ tan với nhiều trái vải tung tóe. Sau đó cả rừng cây vải mọc lên, nên dãy núi này mang tên Kulen (có nghĩa là trái vải), còn những mảnh thuyền vỡ văng khắp nơi hóa thành những khối đá vôi kỳ dị bị nước bào mòn; dấu tích sự có mặt của biển hàng triệu năm trước.

Từ đỉnh núi có dòng suối Kbal Spean trong veo được xem là nơi phát nguồn của dòng sông Siêm Riệp. Hàng triệu mạch nước li ti tích tụ thẩm thấu và chắt chiu từ đá góp nhặt thành sông, chảy về thành phố rồi ra Biển Hồ. Nước trong như pha lê - mát lạnh như da thịt các tiên nữ Apsara hệ thế - len lỏi một cách nghịch ngợm giữa rừng cây ngạo nghễ. Trong truyền thuyết, vua Jayavarman II coi khu vực này là dòng nước thánh.

Vào năm 1050, vua Suryaraman I đã cho đắp đập ngăn dòng suối Stung Kbal Spean trên đỉnh núi và thực hiện công trình vĩ đại độc nhất vô nhị. Biến dòng sông bằng đá - trên một chiều dài hơn 4200m rộng 20 - 30m thành một điêu khắc đồ sộ. Hàng ngàn Linga và Yoni lớn nhỏ (miêu tả bộ phận sinh dục nam và nữ) - hàng ngàn tượng thần Deva và tiên nữ Apsara, thậm chí có cả nữ thần sắc đẹp Laksmi và cả sử thi Khmer được tạc vào đá dưới dòng sông. Đây là công trình mất nhiều thời gian nhất, kéo dài hơn 100 năm. Có lẽ do đặc thù lao động không thể thực hiện liên tục? Mỗi năm chỉ có thể thi công mấy tháng vào mùa nắng? Các kiến trúc và điêu khắc ở đây không chỉ theo phong cách Hindu mà bắt đầu hòa lẫn dấu ấn Phật giáo. Người dân Khmer gọi đây là dòng sông ngàn Linga. Đến giờ người ta vẫn chưa thể trả lời được người xưa đã làm như thế nào để có thể thực hiện công trình này và tạc tượng dưới dòng suối này được. Nơi chứa hàng ngàn Linga và yoni, biểu tượng của tín ngưỡng phồn thực, biểu tượng của sức mạnh sinh sôi nảy nở. Nghe nói tại nơi này, đàn ông thì ngồi trên Linga để cầu xin sức mạnh, phụ nữ thì ngồi ở Yoni để cầu sự tha thứ. Hóa ra đi về phương tây rồi (Cambodia đúng là ở phía Tây của Việt Nam còn gì) mà tinh thần trọng nam khinh nữ vẫn còn. Tại sao các anh thì được cầu sức  mạnh còn chị em thì lại cầu xin sự tha thứ, chị em có làm gì sai chăng??? Nếu mà không sai thì cũng không được cầu sức mạnh ah? Nhưng cũng lại có những dị bản khác, nói rằng đàn ông ngồi trên linga để cầu xin sức mạnh, còn số khác lại nằm trên yoni mong dòng nước thần mát lạnh xóa bỏ lỗi lầm, phụ nữ thì ngồi trên bờ lầm rầm cầu nguyện cộng hưởng cùng chồng cùng con dưới nước. Người ta cũng cho rằng, nếu cho trẻ em tắm suối này, trẻ em sẽ rất mau lớn và khỏe mạnh, thông minh. Vào mùa lễ hội, hàng ngàn trẻ em Khmer được bố mẹ cho tắm dưới dòng suối này, với cầu mong con cháu họ sẽ khỏe mạnh.

Hồi ký  2016 "SIÊM - PHÊNH : vừa đi vừa chạy" 640px-2011-06-27-030_Phnom_Kulen
Suối Tung Kbal Spea còn gọi là "sông ngàn Linga"

Dòng sông Linga bắt đầu từ thượng nguồn của núi Phnom Kulen chảy qua 1.000 Linga tạc bằng đá khối rồi đổ xuống sông Siem Reap trước khi ra Biển Hồ là mong ước của đế chế Khmer về sự phồn thịnh ngàn năm. Ngày nay, ai đến đây cũng mong muốn được “sờ” vào Linga để mong có được điều may mắn trong cuộc sống. Thời điểm tham quan dòng sông 1.000 Linga tốt nhất là vào mùa khô, từ tháng 11 năm trước đến tháng 5 năm sau, khi đó các bức hoạ ở hai bên bờ sông và dưới lòng sông sẽ được lộ ra rõ nét nhất, không bị che lấp hay chìm sâu dưới làn nước. Điều đặc biệt, trải qua thời gian hàng nghìn năm, dòng sông vẫn giữ được trong mình những mẫu tượng Linga, tượng thần dưới lòng sông mà chưa bị chôn vùi cùng với thời gian. Mùa mưa, nước chỉ qua đầu gối, mùa hè nước chỉ tới mắt cá chân.

Nơi mà Mr. Sokhan thả chúng nó xuống chính là đoạn thượng nguồn của Kbal Spean. Lần theo con đường mòn ven suối, những Linga đầu tiên ẩn hiện dưới làn nước trong veo. “Nước chảy đá mòn”, vậy mà bao nhiêu năm nay, dòng nước nơi thượng nguồn bốn mùa đều chảy róc rách này chẳng lẽ không hề phá hủy được công trình kiến trúc này??? Bởi vì sông thiêng, hay bởi vì nước cũng lưu tình??? Có những đoạn nước cạn, Linga và Yoni trơ những đá là đá, có những đoạn nước rất nông, chỉ tầm 5cm thôi, nhìn bức tranh điêu khắc dưới nước lấp lánh lấp lánh trông càng tinh tế hơn.

Vốn nghe không ra đây là đoạn thượng nguồn, cả nhóm bảo nhau, nhất quyết tìm về thượng nguồn của dòng sông. Ban đầu còn gặp mấy bạn đi ngược đường, gặp mấy cái miếu rồi cả cái đền rồi thấy cả những con gà làm phép dọc đường nên nghĩ cứ đi tiếp sẽ tìm thấy “kho báu” Thế là tiếp tục đi, men theo con suối rồi men theo rừng già. Cứ đi, đi miết. Thật không thể tưởng tượng nổi, sang tới đất bạn rồi, nó vẫn còn được tham gia vào một chuyến leo núi như thế này. Rễ cây uốn lượn, vắt vẻo như những con xà tinh bên đường khiến nó thích thú vô cùng. Các anh các chị cứ đi trước, còn nó đánh đu vài nhịp xong, lại hý hoáy với mấy khóm hoa mẫu đơn ven đường, khi lại chăm chú quan sát mấy bạn côn trùng chẳng biết tên bên đường. Mọi người có vẻ không yên tâm khi nó làm chôt-tờ, thi thoảng vẫn hú gọi xem đã lạc hay chưa. Chỉ có anh Tuyên lit-đờ (leader) là tin tưởng nó thôi. Anh cười hì hì nói là đam mê của nó rồi thì lo gì chứ. Chơi đu, nghịch kiến, ngắm hoa chán chê, nó đi một mạch băng băng. Thế là vẫn kịp cả đoàn, thậm chí quá đà là vượt lên. Dù sao nó cũng là chốt-tờ, lo gì chứ. Có những đoạn cây gai chằng chịt và chi chít vắt ngang lối đi, nếu mà không cẩn thận thì va vào mặt ngay. Nó quên mất trong đoàn có những người leo núi nghiệp dư lắm, như em gái nó ấy. Thế là vội vàng vượt lên, dặn cô em nhìn đường và nhìn người đi trước, đừng có dùng tay không mà bám cây bám bụi, cẩn thận gai xước vào tay. Nó không thể vừa đi vừa chăm sóc cô em thật cẩn thận được. Cũng may là không có nhiều dốc và mùa này cũng không có vắt. Chứ không, một cuộc chinh phục ngược dòng “chộp” mang tính ngẫu hứng và bất ngờ này mạo hiểm bỏ xừ. Cái gì cũng có hai mặt, tất nhiên là không chuẩn bị tinh thần có cái thú vị của không chuẩn bị và cũng có cái bí của không chuẩn bị.

Tách dần đoàn khách du lịch có hướng dẫn viên từ lúc đi theo đường mòn nên thật khó để biết con đường này có dẫn tới thượng nguồn hay không. Chỉ biết đi và đi, càng đi, càng không nghe thấy tiếng suối chảy róc rách nữa. Đã bắt đầu có dấu hiệu của sự mệt mỏi trong đoàn. Vẫn biết là ai cũng muốn khám phá thế giới nhưng không phải ai cũng có một niềm đam mê và sức khỏe phi thường như nó, nên chỉ biết cùng nghỉ cùng chờ thôi. Thương nhất là cô em gái, bình thường ở lớp chỉ cần thể dục kiểm tra chạy thôi là cả tối phải bóp chân xoa tay rồi, thế mà hôm nay chắc vì sợ nó mắng hay sao mà không dám than thở nửa lời. Nó thầm trách bản thân, có những lúc Bonsevich tới phát tợn. Vừa thương vừa lo, thương em vì không dám làm chị lo mà lại lo cho em nhỡ có sây sát gì thì nó làm sao dám vác mặt về nhà. Làm gì phải nói đâu xa, mới ngày đầu tiên đi leo có mấy cái đền thôi mà cô nàng đã không bò lên được, tối về chẳng kịp ăn gì đã lăn ra ngủ. Ngày hôm sau thì chẳng buồn đi đâu, cứ ngồi xe đợi chị thôi. Vừa đi vừa dặn dò, nếu mệt quá thì phải nghỉ, không được đi quá sức. Hai chữ “quá sức” bất giác làm nó nghĩ tới câu chuyện buồn nơi Cực Đông năm ngoái. Quay ra nhìn mặt cô em, vẫn thấy cười toe, thi thoảng còn nháy mắt ra hiệu về một chuyện gì đó làm nó bật cười rồi gật đầu đồng ý. Hehe, dù gì đúng là không ai hiểu chị bằng em gái, và chẳng ai hiểu em hơn chị gái.

Sau một hồi đi giữa rừng già, cả nhóm thấy được bìa rừng. Một khoảng trống “bình nguyên”. Bầu trời vẫn trong xanh, nắng vẫn vàng như rót mật và cỏ dưới chân vẫn xanh mướt mát. Cảm giác như sống lại những ngày thơ ấu với “Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên”. Nó thấy thích thú vô cùng. Không biết các anh các chị trong đoàn có thấy khó chịu với cái “điên” của nó không nữa. Kể thì cũng ngại thật, nếu mà có ai đó gặp chuyện gì không may, nó ân hận chết mất. Cái tính hoang dại cầm đầu này thật khó sửa.

Quanh quẩn tìm đường đi tiếp, nó phát hiện ngay phía tay trái có một cây to mọc lẻ loi cao vút. Không hiểu sao, nó luôn có cảm hứng với những cái cây đơn độc một mình như thế này. Cứ đứng tần ngần ngắm cái cây mãi thôi. Có lẽ vì nó thương cái cây cô quạnh giữa núi rừng chăng??? Anh Tuyên và anh Quang vẫn tiếp tục công cuộc tìm đường lên đỉnh. Mỗi anh phát hiện ra một lối mòn, nhưng có lẽ nên tin theo người có kinh nghiệm đi nhiều như anh Tuyên hơn. Băng qua lối nhỏ, quang cảnh xanh rờn của bình nguyên bên kia hoàn toàn thay thế bằng một quang cảnh khác. Hoang tàn và có một chút gì đó của sự tàn phá. Ngổn ngang là những thân cây, cành cây bị chặt. Rải rác trơ những gốc than đen. Xuất hiện rất nhiều mảng nấm to rực vàng bên thân cây đổ. Một vài cây non đang nhú lên. Không có cây rừng che nắng nên mọi người càng thấy mệt hơn. Chị Thanh đã không chịu được cái nắng gay gắt, cuối cùng dù mang ô, mũ vẫn phải lôi khăn mùa đông ra quấn. Ban đầu cứ ngỡ là chị che nắng, hóa ra không phải, chị ấy đã không chống đỡ được và có vẻ bị trúng gió, phải cảm rồi, chị ấy liên tục kêu lạnh. Nhưng cũng không thể chết dí ở đây được, mà càng đi thì càng thấy mơ hồ, dấu hiệu nơi này không phải là nơi cho khách du lịch đi càng rõ. Bất giác, nó rùng mình, những năm thời kỳ Khmer đỏ, Kulen là căn cứ địa của Khmer đỏ, nghe nói trong vùng núi này tới nay vẫn còn nhiều nơi còn mìn lắm, nếu không có người bản địa dẫn đường, rất rất có thể sẽ sa vào bãi mìn. Nguy hiểm, không còn trong suy nghĩ của nó nữa rồi. Nhưng lúc này không thể làm rối trí những người còn lại, đành đánh bạo can đảm nói rằng mọi người ngồi nghỉ lại, cho chị Thanh hồi sức đã, có mấy ngã rẽ, biết đi ngả nào đây. Chi bằng đánh bạo dò đường rồi gọi cho cả nhóm, chứ cứ đi, đi mãi cũng chưa biết có quay lại được không.

Anh Cường đi theo ngả phía dưới, anh Tuyên không yên tâm để nó đi một mình nên cùng nó hoa tiêu con đường còn lại. Đi tiếp, đi tiếp thì lại thấy rừng già và đương mòn, chứ không còn là đồi trọc trơ cảnh cháy trụi như đoạn vừa rồi, cứ ngỡ như vậy là có thể tìm ra. Nhưng sự đời đâu dễ lường trước và tính toán được, cứ ngỡ có dấu vết trên thân cây là lần ra đường. Đi tiếp, lại thấy ngã ba. Hai anh em nhìn nhau nản quá, chỉ biết cười trừ. Trên thân cây ngoài dấu mũi tên để lại bằng sơn đỏ, còn thấy một tấm giấy nhưng toàn chữ con giun nên chả biết chỉ dẫn thế nào. Trên một cái cây cách đó không xa, cũng lại thấy một dấu mũi tên chỉ đi đường đó, cũng lại thêm cái biển chữ giun đã nhàu nát. Quả là không biết nên đi hướng nào. Vậy nên có lẽ nên quay lại đi theo hướng ngược lại thôi. Nó thật sự rất rất sợ, nó không biết liệu có quả mìn nào giăng bẫy phía trước không. Ai dám đảm bảo cho nó cứ theo con đường này sẽ tìm ra bìa rừng một cách an toàn. Máu dường như ngừng lại trong người nó, chỉ cần chậm một phút nữa mà không nghe thấy tiếng gọi “Quay về, đường này” của nhóm ở lại, nó sẽ quỵ xuống mà khóc mất. Tiếng gọi không quá xa, nhưng nó nghe như từ một nơi xa xăm lắm. Bừng tỉnh, giật mình và đi như chạy về theo lối cũ, tựa hồ, nó vừa bước chân thoát khỏi cửa tử.

Tất cả đi theo con đường phía dưới anh Cường hoa tiêu. Chị Thanh vẫn quàng khăn quanh người và cố gắng tự đi. Nó không dám nói với ai nỗi sợ thấp thỏm trong lòng nó lúc này. Không biết có anh chị nào đã từng tìm hiểu và đọc thông tin về Kulen chưa, và có thấy sợ như nó lúc nãy không??? Hi vọng là không ai bị sự hoảng sợ và hoang mang đè nén như với nó lúc này. Hi vọng là cả nhóm sẽ an toàn thoát ra bìa rừng.

Cuối cùng cũng ra tới con đường mòn quen thuộc lúc trước đi vào. Nó thở phào nhẹ nhõm. Chị Thanh kiên quyết quay ra, còn các anh chị em còn lại thì vẫn cố đợi xem có đoàn du lịch nào đi tới thì hỏi thăm đường đi tiếp. Rõ ràng Mr. Sokhan nói là còn có chùa và thác nước vòng quanh đây, không lẽ mới đi tới điểm đầu tiên mà đã cụt đường? Anh Tuyên nhận được điện thoại của chị Thanh ra trước đó rằng cả đoàn quay ra hết, vì đoạn suối ngàn Linga này là đoạn thượng nguồn, chỉ có một đoạn này thôi. Muốn đi tới chùa và thác nước thì quay ra ngoài đi ô tô tới điểm tiếp theo. Quá nhọ cho những ai tham gia cuộc hành trình thám hiểm ngày hôm nay. Nhưng đúng là không có những phút giây luẩn quẩn loanh quanh tìm lối thoát thì khúc sông ngàn Linga kia chắc gì đã thỏa nỗi niềm du hí cơ chứ, nhất là khi những gì hoành tráng và kỳ vĩ nhất của ngàn linga nơi Kbal Spean đã bị bỏ qua một cách không thương tiếc. Thậm chí, tới lúc chụp tấm hình cái bảng chỉ dẫn Sông ngàn Linga, nó vẫn chưa hình dung được một cách đầy đủ rằng cả một hành trình sông thiêng Kbal Spean mới là đáng thăm thú hơn đoạn thượng nguồn này rất nhiều. Tất nhiên, nếu trong hành trình mà trọn vẹn được tất cả thì còn gì tuyệt hơn. Lại phải hẹn Kbal Spean trong một chuyến đi khác, có lẽ là dài ngày hơn rất nhiều so với chuyến đi lần này.

Mr. Sokhan không thể không nhịn cười khi nghe chúng nó nói đã tìm đường đi sang chùa và lên thác nước. Ngồi lên xe, đi tới địa điểm tiếp theo là chùa Phật Lớn (Paang Thom). Quãng đường chẳng ngắn ngủi gì, thế mà định đi theo con đường “lâm tặc” kia thì bao giờ mới sang tới chùa. Quá bằng thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh mất thôi. Thật không thể tưởng tượng nổi nếu cả nhóm mà không quyết định quay ra hỏi đường thì sẽ như thế nào. Có khi cái suy nghĩ: “thời sự đưa tin một nhóm bạn trẻ Việt Nam mất tích trên núi Kulen” thành sự thật đấy chứ. Xuống xe, Mr. Sokhan căn dặn cẩn thận là đi bộ khoảng 200m nữa thì tới chùa. Không dám tin vào tai mình nghe được, lại cẩn thận hỏi lại “200m only???” để Mr. Sokhan khẳng định lại. Bác ấy cũng biết là nó sợ đi lạc đường lần nữa nên cười và bảo lên chùa chỉ có một con đường thôi, đừng đi lung tung. Yên tâm đi lên ngôi chùa linh thiêng dưới cái nắng gay gắt.

Hai bên đường, có nhan nhản các quầy bán đồ, từ hương hoa tới mũ mão, đồ lưu niệm… Cảm giác như đường vào mấy chùa ở Việt Nam trong ngày lễ hội, chỉ thiếu loa đài thôi. Chị Thanh và anh Tuyên mua hoa sen lên chùa. Nắng quá, đi lên cách xa chỗ đó rồi, nó ngại không muốn chạy xuống chỗ các anh các chị để mua nữa.

Hồi ký  2016 "SIÊM - PHÊNH : vừa đi vừa chạy" Camnhi12
Tượng Phật nằm tại chùa Preah Ang Thom

Cả khu rừng Kulen có tất cả 37 ngôi đền, chùa cổ có tuổi đời hàng ngàn năm, nhưng đặc biệt nhất vẫn là chùa Paang Thom, Cả ngôi chùa nằm trên một khối đá khổng lồ cao gần 20m, rộng hàng chục mét. Phần trên của khối đá được tạc thành tượng Phật nằm dài 9,7m, cao 3,3m. Nơi đây ngoài bức tượng Phật được tạc thẳng vào núi đá, còn có dấu chân của vị thần giúp xây dựng Angkor và bộ Linga - Yoni cổ. Tương truyền để xây dựng kỳ quan Angkor, người Khmer đã được sự giúp sức của các vị thần và nơi này còn lưu giữ dấu chân phải dài 2 m, sâu 0,4 m mà theo truyền thuyết là dấu chân đầu tiên của thần và dấu chân trái nằm trên đỉnh núi Bakkheng cách núi Kulen 50 km.

Nó đặt chân lên những bậc thềm lát gạch đầu tiên. Hai bên đường là các bức tượng người, hươu,… và không thể thiếu hình bóng của rắn thần Naga. Mải đi lên, nó cũng quên không đếm xem có bao nhiêu bậc thang tất cả. Lát nữa xuống nhớ đếm là được. Qua cổng chùa, phía bên tay phải là một bức tường dày đặc chữ. Không có hướng dẫn viên nên nó chẳng hỏi ai được bức tường này có ý nghĩa gì, đành phỏng đoán như ở Việt Nam thì là bức tường ghi lại lịch sử xây dựng chùa đó.

Điểm dừng đầu tiên là Preak Bat Choan Tuk – nơi có dấu bàn chân phải của vị thần đã giúp người Khmer xây dựng Angkor. Bàn chân có chiều dài 2m, rộng 0m8 và sâu 0m4, tương đương với dấu bàn chân trái trên đỉnh núi Bakheng gần Angkor Thom. Cũng giống như ở Việt Nam, người Cambodia tin rằng lưu lại một vài tờ tiền nơi này thì sẽ may mắn. Vậy nên lòng bàn chân thần có rất nhiều tiền lẻ. Có thể là do ngày hôm qua không thấy được dấu chân phải trên Bakkheng nên hôm nay, nó chẳng thấy dấu chân trái này có gì ấn tượng cả.

Từ Preak Bat Choan Tuk đi lên vài bậc thềm nữa, du khách bị thu hút ngay bởi bộ Linga - Yoni đá cổ xưa còn nguyên vẹn. Ngày xưa, trong các buổi lễ, các tu sĩ sẽ tưới sữa và nước lên đầu Linga rùi chảy xuống Yoni theo rãnh thoát ra ngoài. Tín đồ hứng sữa và nước  để  uống, để rửa mặt  cầu mong tăng thêm sức mạnh và phước lộc. Bây giờ thì nơi này trở thành nơi thương mại hóa quá rồi. Vừa mới mon men tới gần, một bác trai đứng tuổi giả ngô giả nghê ra mời dùng nước thánh. Cơ mà chị Thanh tỉnh lắm, chị ấy thấy mấy đồng 500.000 VND trong cái thùng tiền gần đó nên nói với hai chị em: “Các em cẩn thận không là bị lừa tiền đấy nhá, nếu mà muốn thì phải hỏi trước để đặt tiền đã nhá!” Cũng giống như đi chùa Hương dùng nước suối Yến thì đặt tiền, cũng là một cách để công đức cho chùa thôi mà. Tuy nhiên, bác kia bác ấy có vẻ “không hợp tác” trong khoản công bố mức phí thì phải. Thà như mấy hôm trước, fix luôn giá mấy đô cho một cái vòng cho nhanh, đây cứ giả ngây giả ngô, vờ không hiểu nó nói gì mà định lừa nó chắc. Còn lâu nhá, nó nhìn cô em gái, hai chị em chìa 4 cái vòng trên tay ra cười cười, làm sao bị chăn được nữa, hai tay hai vòng nhắc nhở rồi mà.

Phía sau bộ Linga - Yoni là một điểm dừng chân kế tiếp, điểm dừng chân thật sự. Một tảng đá có khắc các chữ Hoa cổ giống như mạn thuyền. Tương truyền đây là mạn một con thuyền buồm Trung Quốc mà một số thuyền trưởng có phép thuật thường cho thuyền bay lên trời để về nước. Lần nọ, người đầu bếp vô tình phát hiện, thuyền trưởng giật mình, tàu rơi xuống núi vỡ tan, những trái vải còn sót trên thuyền tung tóe khắp khu vực và mọc đầy trên núi. Vì vậy mới có tên núi Kulen hay núi Hồng bởi vào mùa vải chín, cả rừng nhuộm hồng rất đẹp. Ngồi nghỉ ngơi cùng nhóm các anh chị ngân hàng Nam Á và đợi mọi người thăm Phật Lớn xong để chị em nó lên.

Tháo hết giày dép ở bên dưới. Men theo một chiếc cầu thang dốc và nhỏ, nó lên ngôi đền có bức tượng Phật Lớn. Ngôi đền nằm trên một khối đá cao 18 m, rộng khoảng 90 m2. Phần trên cùng của khối đá là tượng Phật nhập Niết Bàn dài 9m7, cao 3m3. Khói nhang mờ mịt, các tượng Phật nhỏ đặt dài theo thân tượng Phật nằm, tiền lễ cũng được cài cắm bên các hốc đá. Thành tâm đặt lễ và cầu binh an hạnh phúc. Mấy bác trông đền còn bày cho cách làm phép: chạm tay vào đá rồi vuốt lên đầu 3 lần như vậy sẽ gặp nhiều may mắn.

Phía sau ngôi đền này còn có các công trình khác nhưng chủ yếu là xây dựng mới, không gắn với điển tích điển cố nào nên không hấp dẫn khách du lịch. Lần này xuống dưới, nó đã nhớ ra là phải đếm xem có bao nhiêu bậc thang lên chùa. Vừa đi vừa đếm, vừa cùng các anh chị Nam Á chụp hình nên cứ chốc chốc lại quên mất đang ở bậc thứ bao nhiêu. 108 bậc để lên tới chùa. 108 - vẫn là con số mang tính biểu trưng và ý nghĩa may mắn của rất nhiều nền văn hóa.

Hồi ký  2016 "SIÊM - PHÊNH : vừa đi vừa chạy" Shutte11
Thác nước Kulen

Rời chùa Preak Ang Thom (Chùa Phật Lớn), cả đoàn đi tới điểm thăm quan cuối cùng trong tấm vé 20$ ngày hôm nay: thác Bạc. Lần trước tìm hiểu thông tin trên mạng, thấy có nhóm còn đi xuyên rừng già để đi từ chùa sang thác Bạc cơ, phiêu thế. Nhưng mà trải qua giai đoạn hoang mang vì mất phương hướng trong khu rừng lúc trước đủ làm nó không dám manh động nữa rồi. Dù sao, trời nắng nóng như thế này thì ngồi ô tô vẫn mát hơn.

Theo truyền thuyết, núi Kulen có hai con Rồng ẩn mình nên thi thoảng khi Rồng thở, có hai dòng nước phun trào như núi lửa, nhìn rất hung vĩ. Không biết hôm nay tới thác Bạc có may mắn được thấy Rồng thở hay là Rồng nín thở đây? Người ta nói, đặc sản của núi rừng Kulen là vải, nhưng có lẽ chưa tới mùa nên nó không thấy có ai bán vải ở đây, chỉ thấy chuối đỏ là nhiều. Chuối đỏ cũng là một trong những thứ nổi tiếng của các bạn Cambodia. Ngày hôm qua lúc ăn trưa ở nhà hàng cô thân thiện, nó cũng thấy người ta treo lủng lẳng rất nhiều chuối đỏ bán cho khách du lịch. Vốn bụng dạ không mấy hợp với chuối, nên dù cũng muốn xem xem hương vị nó khác thế nào với chuối Cảnh Hưng nhà bạn Loan hay là chuối trong vườn nhà bà nội nên cuối cùng nó lại không dám manh động. Thác nước đầu tiên có độ cao hơi thấp, bên dưới khá bằng phẳng nên tập trung rất nhiều gia đình có trẻ nhỏ. Và cũng bởi vì nó quá đông nên nó cũng chẳng muốn lán lại lâu hơn.

Chị Thanh vẫn bị đau đầu và có vẻ mệt sau chuyến thám hiểm rừng già, chị chọn ngồi ở một mỏm đá chứ không xuống suối như chúng nó. Qua rất nhiều lần thang gỗ trúc trắc có, lung lay có, gẫy sập có, cuối cùng cũng xuống tới thác thứ hai. Thác cao tầm 15-20m, nước đổ khá mạnh, tuy nhiên có lẽ mới đầu mùa mưa nên thác vẫn chưa thực sự hùng vĩ. Nếu so với thác Bản Giốc của mình còn thua xa. Bù lại, vẻ đẹp hoang sơ nơi đây khiến cho khung cảnh vẫn hấp dẫn du khách. Quanh thác, có khá nhiều chiếc xích đu gắn đầy hoa cỏ, đây là dịch vụ cung cấp cho khách được pose những tấm hình như giữa chốn thần tiên.

Trước khi xuống thác này, bầu trời đã xám xịt, sầm sì lắm rồi. Thế nên, ngay lúc này, những giọt mưa tí tách rơi xuống cũng không gây bất ngờ gì. Nhanh nhanh chóng chóng chạy lên bờ, còn bao nhiễu là giày dép, túi, balo vẫn để chỗ chị Thanh. Những bậc thang dính nước khá trơn khiến tốc độ chạy lên bị giảm đi phần nào. Vừa lên tới nơi là mưa như trút. Nghe thấy giọng chị Thanh gọi gần đó, chạy nhanh vào lán chị đang ngồi. Các anh chị ngân hàng Nam Á chậm chân hơn một chút nên dính mưa. Ngồi trong lán nhìn mưa rơi tầm tã, thấy nản lòng quá đi. Đến Siem Reap chơi có mấy ngày thì ngày nào cũng mưa. Thật không thể hình dung được trời vừa nắng gay nắng gắt như thế, mà mưa ngay được. Nhưng nói gì thì nói, cũng may là có những cơn mưa đầu mùa thoắt đến thế này mới làm dịu đi cái gay gắt của thời tiết. Ngồi ngắm mưa và hứng nước để rửa chân tay như cái thuở còn thơ. Bên cạnh là hai bác người bản địa, các bác ấy đang viên những viên gì be bé như hòn bi ve từ chậu bột màu nâu nâu. Không biết đây là thứ thuốc dân gian hay là thứ đặc sản gì đây không biết. Nhưng nhìn đôi bàn tay tèm lem chả vệ sinh gì cứ viên viên thế kia, nó lại không nghĩ là thứ gì đặc sản, chắc chỉ là thuốc ho mà thôi. Không hỏi được chút thông tin gì vì hai bác ấy không nói được tiếng Anh mà hình như cả đến body language của nó, hai bác ấy cũng hiểu lầm thành nó xin nước.

Mưa tạnh, nắng lại vàng như rót mật. Hơi nước bốc lên từ những khóm cây, bụi cỏ, thậm chí từ mặt đất. Nó cười hì hì trêu rằng Rồng đang thở phì phò đó. Chỉ là nói vui vậy thôi, chứ đây là ở thác Bạc, đâu phải nơi Rồng ngự ở giếng thiêng đâu. Dù gì thì cũng đã 12h trưa, rồng có thở hay nín thở hay là rồng ngủ thì cũng không ai muốn tìm hiểu nữa rồi, mục tiêu cơ bản và quan trọng bây giờ là đi ăn thôi. Quán ăn trên đường quay về Bantaey Srei, thế nên cũng phải khá xa mới về tới nơi. Ai ai cũng thấm mệt, vạ vật gục vào nhau mà ngủ, không còn cảnh chuyện trò hưng phấn như lúc đi nữa. Mặc dù chập chờn nhưng cũng phải ngủ được dăm ba cái “giấc mơ con đè nát cuộc đời con”, nó mới tới được quán ăn trưa. Mr. Sokhan nói có bạn ở đây nên dù giữ thế nào bác ấy cũng không ăn cùng. Vẫn là gọi những suất ăn quen thuộc: cơm gà, cơm bò mà thôi.

Nắng nóng hầm hập, nhà hàng này vốn là một cửa hàng bán đồ gỗ nội thất nên không gian rộng mênh mông kiếm đâu ra cái điều hòa hạ hỏa đây. Quạt thì không cả đủ đuổi ruồi, nhìn vẻ ai cũng mệt mỏi. Quá trình ăn uống nhanh nhanh kết thúc đi nào, hành trình ngày hôm nay nhanh nhanh kết thúc đi nào. Cơ mà vẫn còn ngôi đền thông điệp của thiên sứ đầy quyến rũ và cả ngôi làng làm đường thốt nốt nữa cơ mà, thậm chí là còn cả khinh khí cầu nữa cơ mà, kết thúc là kết thúc thế nào.

Bantaey Srei

Hồi ký  2016 "SIÊM - PHÊNH : vừa đi vừa chạy" 803ed610

Banteay Srei (hay Banteay Srey) là một ngôi đền Campuchia được xây để thờ thần Hindu là Shiva. Đây là ngôi đền Angkor duy nhất không được xây dựng bởi một vị vua, nó được xây dựng bởi một đại thần. Ngôi đền "Banteay Srei" (thành trì của phụ nữ) xây dựng vào thế kỷ thứ 10. Ngôi đền chính thức bị quên lãng sau nhiều thập kỷ liên tiếp cùng chung số phận với hơn 45 cụm di tích khác trong quần thể Angkor. Sau đó ngôi đền chính thức được phát hiện vào năm 1914 bởi các nhà khảo cổ người Pháp.

Năm 1923, một nhà văn Pháp trẻ 22 tuổi André Malraux cùng vợ và một người bạn đã đục lấy đi các tượng tổng cộng hơn 600 ký, chở đi trên ba xe bò, và sau đó dùng tàu thủy đến Phnom Penh để bán cho người mà họ đã thương lượng trước đó. Nhưng may thay, tại đấy, cả ba bị bắt và bị kết án ba năm tù. Bản án tuy vậy không được thực thi nhưng vụ án này đã được phổ biến rộng rãi trên báo chí và từ đó thúc giục nhà cầm quyền thực thi vai trò quan trọng của sự bảo tồn và bảo vệ những kiến trúc quí giá ở Angkor.

Hồi ký  2016 "SIÊM - PHÊNH : vừa đi vừa chạy" 640px-Banteay_Srei_full2

Đường vào Banteay Srei được quy hoạch khá khang trang. Trước khi qua cửa soát vé, tấm vé 40$ của nó vẫn nguyên vẹn còn đủ cho 1 ngày thăm quan trọn vẹn Angkor nữa, nhưng mà tới khi vào thăm thì chỉ cần một vết “đục lỗ", cái vé từ giá trị 20$ rớt xuống zero. Vậy nên khi anh chàng soát vé kiểm tra vé của nó, nó chỉ muốn giật lại vé nói chẳng vào đây làm gì nữa, có một ngôi đền mà những 20$, quá đắt rồi.

Dọc đườngcó những ruộng lúa đã chín. Người nông dân đã bắt đầu thu hoạch rồi. Các bạn Tây có vẻ hứng khởi và hồ hởi với màn gặt lúa này lắm. Trời không nắng nhưng quá oi bức. Nhanh nhanh chóng chóng vào chính điện mà thăm quan thôi. Banteay Srei được xây chủ yếu bằng đá sa thạch đỏ, một chất pha màu được thêm vào những bức điêu khắc trang trí tỉ mỉ trên tường mà ngày nay vẫn còn được nhìn thấy. Những công trình này là một vật thu nhỏ khi lấy các công trình Angkor làm tiêu chuẩn. Những yếu tố này giúp cho ngôi đền nổi tiếng với du khách, và được nhắc đến với các tên "viên ngọc quý", hoặc "trang sức của nghệ thuật Khmer". Bản thân ngôi đền được xem là tuyệt đỉnh của nghệ thuật trên đá của nghệ thuật tôn giáo Balamon Ấn Độ với những bức phù điêu hoa văn một cách tinh tế và khéo léo từng chi tiết nhỏ. Đền gồm ba lớp, qua cầu đá đi vào cổng đền là vòng ngoài, qua cầu đá thứ hai là cổng vào vòng giữa và cuối cùng là vòng trong gồm các đền thờ và hai toà kiến trúc gọi là "thư viện". Cửa chính từ phía đông là một ô cửa chỉ cao 1,08 m, bên trong là một căn phòng (hoặc mandapa) với một mái ngói, sau đó là một hành lang ngắn dẫn đến ba tòa tháp phía tây. Tháp trung tâm là cao nhất, cao 9,8 m. Các gian phòng mandapa nối với trung tâm đền thông qua các tượng người bảo vệ đền. Các tượng này thật ra chỉ là tượng sao bản, tượng cổ nguyên thủy hiện nay được giữ bảo quản ở Viện bảo tàng Quốc gia Phnom Penh. Trên mi cửa (lintel) ở cửa hành lang điện sảnh là những điêu khắc tỉ mỉ. Có nhiều hoa văn trên đá như hoa lá, các con Phật sư hay những con sư tử và các vị thần linh được điêu khắc một cách tinh xảo đến từng chi tiết nhỏ nhất. Trên sân nhỏ giữa đền ở vòng trong có ba đền thờ: kiến trúc đền thờ phía Bắc thờ thần Vishnu, đền trung tâm và đền phía Nam thờ thần Shiva. Ngoài ra, trên các bức tường còn có những bức điêu khắc hình ảnh của những đoạn sử thi thật hào hùng. Âm thanh của các nghệ nhân Cambodia chơi nhạc dân gian càng làm cho du khách bị thôi miên, bị hấp dẫn với vẻ đẹp ngôi đền.

Hồi ký  2016 "SIÊM - PHÊNH : vừa đi vừa chạy" 61519-11

Bởi vì các anh chị bên ngân hàng Nam Á không có vé Angkor này nữa nên mọi người ngồi café đợi. Chị em nó ngại để mọi người chờ lâu, nên cũng không lán lại ở đâu quá lâu. Nhặt vài quả tím trên đường ra, ngắm vài cây cổ thụ đầy những cây dây leo quấn quýt bên mình, chị em nó trở ra. Lúc khát nước thì không gì đã khát hơn là nước dừa. Chị chủ quán này rất dễ tính, mua có 1 quả 3000 Riel, mà được chọn tự do. Lúc muốn ăn cơm dừa, nó nhờ chị ấy bổ ra, chị ấy còn nhiệt tình tìm giúp cho hai chiếc thìa để ăn cho dễ.

Đường thốt nốt

Tạm biệt ngôi đền duyên dáng với những đường nét nghệ thuật điêu khắc nhẹ nhàng mà hết sức uyển chuyển tinh tế, nó mang theo thông điệp của thiên sứ về làng đường thốt nốt. Giống như những quầy hàng bán bánh phu thê ở Từ Sơn, các quầy hàng đường thốt nốt bày bán nhan nhản bên đường. Xe đỗ xịch xuống đường, chỉ có nó và chị Thanh mua đường về làm quà. Hai chị em chia nhau mua ở hai quán khác nhau. Nó ấn tượng với bác bán hàng cho nó lắm. Lần đầu tiên không mặc cả, tới khi thanh toán, thấy bác ấy dúi vào túi thêm mấy thanh đường nhỏ nhỏ rồi dài giọng “thêm”. Ah, nó hiểu, là được khuyến mại đây mà. Thế là tiện tay, với thêm 1 thanh nho nhỏ rồi cũng bắt chước “thêm”. Cả hai bác cháu đều cười, nó thì nghĩ là bác ấy biết chút ít tiếng Việt, mà chắc bác ấy cười vì nó kéo dài cái giọng bắt chước người ta. Vội vội vàng vàng mua quà, nhưng không có nghĩa là không nghía được công nghệ làm đường thủ công này đâu nha.

Thốt nốt gắn chặt với đời sống người Khmer như cây dừa với người Kinh. Thốt nốt tựa cây dừa. Thân to thẳng đứng, chịu đất giồng (đất sét pha cát). Bẹ có gai ngắn hai bên, mọc ra từ thân. Lá xòe tròn như bàn tay. Toàn thân như cây nấm chưa nở, trái đóng thành quày như quày dừa, nhỏ hơn đôi chút. Mỗi trái có 3-6 múi, ruột nhỏ như ruột dừa nước, ăn vui miệng. Rễ cắm sâu vào lòng đất, chống chịu gió bão rất hữu hiệu. Tuổi thọ thốt nốt rất cao, hàng trăm năm vẫn còn cho trái. Và muốn biết giới tính đực cái cũng phải mất 3 năm mới biết được. Trái thốt nốt chỉ bán cho người mua ăn chơi, hoặc uống giải khát, chẳng được bao nhiêu tiền. Chính món “thạch” hôm trước ăn trước khi vào thăm đền Preah Khan là món giải khát từ trái thốt nốt đấy. Thắng đường mới thật sự khai thác hết giá trị của thốt nốt. Muốn có đường thì lấy nước, không để trái. Khi thốt nốt vừa ra lưỡi mèo, việc đầu tiên là tìm một cây tre gai, cao cỡ ngọn cây định lấy nước, róc chừa nhánh ngắn đóng chặt vào thân thốt nốt làm thang để leo lên leo xuống hằng ngày. Kế đến, leo lên ngọn, dùng dao róc hết gai ở bẹ, tránh cọ quẹt lúc làm việc. Gai đâm rất độc, nên phải hết sức thận trọng. Lưỡi mèo ra dài, mình nổi u do có trái nhỏ bên trong. Để lấy được nhiều nước, trước khi cắt mạch, phải dùng kẹp (hai miếng tre cột dính một đầu) kẹp từ trong lưỡi mèo kẹp dần ra, tước bổ vỏ ngoài. Kẹp đúng 7 ngày (mỗi ngày một lần) mới cắt mạch. Mạch cắt mỏng như giấy quyến chót lưỡi mèo, rồi máng ống tre vào hứng nước (như hứng nhựa cao su). Nước ra ít thì cắt tiếp, mỗi ngày một lần. Ống tre chuyên dùng này là loại tre gai, giao lóng, ống to, cắt một đầu trống, khoét hai lỗ nhỏ để cột dây trên miệng ống, máng lên lưỡi mèo khi hứng nước. Muốn nước không chua, ống phải được hun khói. Người ta đắp cái lò đất có sườn sắt và nhiều lỗ để úp ống tre vào, đốt lửa hun khói. Ống thật khô không còn mùi hôi, đem hứng nước mới trong và ngon. Nước lấy xuống uống ngay ngon tuyệt.

Hồi ký  2016 "SIÊM - PHÊNH : vừa đi vừa chạy" 15-ngu10

Lấy nước xong, trong vòng 24 giờ phải thắng đường, để lâu hơn sẽ bị chua. Người ta đắp lò đất, đặt chảo to (chảo lá sen) đổ nước thốt nốt vào nấu. Nấu mãi đến khi dùng vá múc đường đổ xuống, nước kéo dây dính liền là tới đường. Đổ vào khuôn tròn tròn nho nhỏ làm từ lá như những chiếc nhẫn to bản, vài giờ sau đường đặc quánh. Trút ra, dùng lá thốt nốt gói bên ngoài như gói bánh tét. Đường màu trắng xanh là ngon nhất, để lâu được, màu vàng là đường cũ, bị lọt gió, mau chảy, không thể để lâu. Tuy nhiên, đường nào cũng ngọt dịu, thơm ngon và thanh mát.

Chiếc xe tiếp tục rời ngôi làng làm đường truyền thống, không tới được vườn thanh trà cũng hơi tiếc. Mà cái tiếc nữa là Mr. Sokhan nói bác ấy hỏi bạn bác ấy làm ở chỗ khinh khí cầu thì chiều nay không có gió nên họ cũng không bay khinh khí cầu. Như vậy là tan giấc mơ bay cao bay xa ngắm nhìn Angkor Wat rồi. Tự hỏi bản thân không biết có duyên nợ gì với Angkor Wat không mà nó để lỡ nhiều thứ ở nơi đó thế???

Vân Anh Nguyễn - wetrek.vn - 17/04/2016
      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất