Tìm hiểu về cổng Thunderbolt (1, 2, 3) trên MacBookNhững người dùng MacBook hẳn cũng đã từng nghe đến Thunderbolt. Tuy nhiên, ẩn sâu trong đó là một sức mạnh khủng khiếp mà bản thân cái tên của nó cũng không thể lột tả hết được. Cùng tìm hiểu Thunderbolt là gì, cũng như những lợi ích mà nó mang lại cho thời đại 4.0 hiện nay.
Thuderbolt 3 ngày nayNăm 1996, sự hỗn loạn các giao tiếp kết nối với PC Công nghệ Thunderbolt bắt đầu có mặt từ cuối những năm
2000, tuy nhiên vào thời điểm Thunderbolt 3 ra mắt vào
2016, mọi thứ đã khác. Lúc này,
USB-C đã trở thành phiên bản USB mới nhất, có thể truyền đến
15W cho điện thoại – máy tính bảng – ổ cứng di động (so với 10W trước kia) và
100W cho laptop và các thiết bị tương tự. Đó là một cú chuyển mình ngoạn mục của USB, khiến nó sẽ nhanh chóng trở thành cổng kết nối thông dụng nhất trong vài năm tới.
Đến năm 1998, chuẩn USB (Universal serial Bus) và bây giờ là Thunderbolt đã giúp mọi thứ gọn gàng hơn Để đáp lại, các nhà phát triển Thunderbolt đã có một quyết định thông minh: thay vì
đối đầu với USB-C, họ hợp tác. Thunderbolt 3 chia tay với chuẩn
DisplayPort đời cũ, để chuyển sang USB-C, kết hợp hai công nghệ thành một quái vật mạnh mẽ hơn. Ngoài ra, việc chuyển đổi này cũng khiến Thunderbolt 3 có cơ hội trở nên phổ biến trên PC – Laptop, hơn là một
cổng kết nối độc quyền của Apple.
Thiết bị chuyển đổi USB-C của các hãng Điểm bất cập duy nhất hiện tại là vấn đề tương thích. Bạn phải bỏ ra số tiền không hề nhỏ cho một cổng chuyển từ Thunderbolt 3 sang 2, nếu muốn tận dụng lại những thiết bị cũ của mình như ổ cứng Lacie, màn hình Cinema Display. Nếu bạn đang sử dụng
MacBook 12 inch (hoặc
MacBook Pro 2016 trở lên), ví của bạn sẽ còn cháy khét hơn với hàng tá adapter như Thunderbolt sang
HDMI, sang
VGA, sang
USB (to), sang
DisplayPort, sang
Ethernet… Ông trùm trong lĩnh vực này là
Hyper hiện đang cung cấp nhiều giải pháp chuyển đổi với giá dao động từ 49$ đến 149$ tùy số lượng và độ phức tạp của cổng đầu ra.
Thiết bị chuyển đổi USB Hyper 8 in 2 Những thứ mà cổng USB-C Thunderbolt 3 có thể mang lại cho bạn+ Tốc độ truyền dữ liệu lên tới
40 Gbps+ Xuất video ra 2 màn hình 4K mà vẫn giữ được 60 fps
+ Sạc điện thoại và một số laptop với công suất tối đa lên tới
100W+ Kết nối với card đồ họa rời
eGPU (trừ khi bị chặn bởi nhà sản xuất)
Cổng Thunderbolt có biểu tượng tia sét trên iMac Nếu bạn đang phân vân liệu cổng USB-C của mình có Thunderbolt hay không, hãy tìm biểu tượng tia sét đặc trưng được in ngay cạnh đó (nếu có).
Xem lại Thunderbolt đời đầuCông nghệ
Light Peak được Intel giới thiệu vào năm 2009 trong diễn đàn thường niên các nhà phát triển (IDF), với ý định bổ sung
thêm dây quang (bên cạnh dây đồng) để kết nối giữa máy tính và các thiết bị ngoại vi, nhằm
tăng tốc độ và sự ổn định. Tuy nhiên trong các “bản nháp” của mình, họ tìm ra 1 mẫu sử dụng dây đồng xịn, đã đủ nhanh mà còn rẻ hơn nhiều (so với dùng dây quang).
Một mẫu card Light Peak trong phòng thí nghiệm Sản phẩm mới này sau đó được ra mắt với tên
Thunderbolt trên chiếc laptop thương mại đầu tiên:
MacBook Pro 2011, sử dụng kết nối
Mini DisplayPort (cũng do chính Apple phát triển). Thunderbolt được thiết kế để trở thành một cổng kết nối mạnh, nhưng vẫn phải bền và dễ sử dụng. Và sự thật, với băng thông lý thuyết
10 Gbps (cho mỗi chiều gửi và nhận), USB cần đến 2 năm sau (USB 3.1 gen 2) mới có thể đuổi kịp được.
Không thể không nhắc đến các tính năng hay ho khác mà Thunderbolt mang lại
+
Target Display Mode: biến iMac thành một
màn hình ngoài cho MacBook hoặc Mac Mini
Biến iMac thành màn hình cho MacBook +
Target Disk Mode: biến máy Mac trở thành
ổ cứng ngoài Thunderbolt để có thể đọc ghi dữ liệu
Máy bên trái khởi động bằng hệ điều hành trên ổ cứng của máy bên phải +
Daisy Chain: các thiết bị cắm ngoài Thunderbolt có 2 cổng (in/out) có thể tạo thành một chuỗi. Tức là dây cắm từ máy tính đến cổng vào của thiết bị 1, rồi cổng ra thiết bị 1 lại cắm vào cổng vào của thiết bị 2 … Hỗ trợ nhiều nhất 6 thiết bị (tối đa 2 màn hình)
Một cổng Thunderbolt nối với 5 ổ cứng và 1 màn hình Thunderbolt 2 là gì ?Mặc dù chạy rất nhanh, nhưng với mức giá cực kỳ
đắt đỏ (riêng sợi dây đã vào khoảng 40$), Thunderbolt 2 “lại” tiếp tục trở thành sân chơi của Apple, với sự ra mắt của
MacBook Pro 2013. Chuẩn mới này gộp 2 kênh gửi/nhận 10Gbps của Thunderbolt đời đầu thành
1 kênh 20Gbps duy nhất. Các thiết bị Thunderbolt hoàn toàn
tương thích với cổng Thunderbolt 2 khi mà dây cáp không có gì thay đổi, tất nhiên là sẽ chạy với tốc độ chậm hơn.
Xuất 2 màn hình qua cổng Thunderbolt Thunderbolt 2 hỗ trợ chuẩn
DisplayPort 1.2, có khả năng xuất tín hiệu ra 1 màn hình 4K (tối đa 75Hz) hoặc 2 màn hình QHD (tối đa 75Hz).
Asus’s Z87-Deluxe/Quad là dòng sản phẩm không phải Apple đầu tiên có Thunderbolt. Tuy nhiên, sự xuất hiện của Thunderbolt trên PC – Laptop Windows còn khá hạn chế, khi mà giá thành của ổ cứng cũng như màn hình Thunderbolt vẫn còn khá cao.