Phân biệt rõ hơn CTO và CIOGeorge Bernard Shaw từng cho rằng “Anh và Mỹ là hai quốc gia tách biệt bởi một ngôn ngữ chung”. Điều này tương tự khi nói về CTO và CIO trong doanh nghiệp. Vai trò lãnh đạo công nghệ được phân biệt bởi một ngôn ngữ chung.Nhưng nếu bạn muốn phấn đấu trở thành một lãnh đạo công nghệ thì sự khác biệt giữa các vị trí này là gì? Trách nhiệm của CTO khác gì so với CIO? Ai có vai trò quan trọng hơn?
Câu trả lời cuối cùng thường xuất phát từ giá trị cốt lõi của công ty. Nếu sản phẩm là giá trị cốt lõi của công ty thì CTO phát triển kinh doanh có thể sẽ quan trọng hơn. Nhưng nếu thông tin là giá trị của doanh nghiệp, thì CIO sẽ quan trọng hơn.
Một cách khác để xem xét sự khác biệt, đó là CIO quan tâm đến hạ tầng và bên trong, CTO hướng đến công nghệ mới nổi và bên ngoài. CIO chịu trách nhiệm về các công nghệ thúc đẩy quá trình vận hành trong nội bộ và giảm chi phí. Còn CTO ra các quyết định về công nghệ thúc đẩy bán hàng bên ngoài và đổi mới sản phẩm.
Trong bài viết này, chúng tôi cung cấp một hướng dẫn sơ bộ để hiểu được sự khác biệt và định nghĩa của hai vai trò lãnh đạo công nghệ này.
Vai trò của CTO (Giám đốc công nghệ) là gì?Chiến lược / Tầm nhìn công nghệ Trách nhiệm của CTO tập trung vào định hướng chiến lược của công ty. Họ xác định vai trò của công nghệ hỗ trợ sự phát triển trong tương lai của doanh nghiệp.Vai trò của CTO là tìm kiếm những đóng góp mà công nghệ có thể tạo ra cho lợi thế cạnh tranh của công ty.
Quản lý nhóm / Động lực CTO quản lý các nhóm, các động lực và chất lượng đầu ra của công việc. Họ thường là đầu tàu dẫn dắt công nghệ và đội ngũ công nghệ.
Quản lý các bên liên quan / Phát triển sản phẩm Các CTO hiếm khi có liên hệ trực tiếp với khách hàng. Ngày nay, các doanh nghiệp rất coi trọng sự hiểu biết và thấu hiểu khách hàng. Gần gũi với khách hàng thông qua giao tiếp trực tiếp, hỗ trợ khách hàng, bán hàng và tiếp thị cho phép CTO hiểu một cách thấu đáo những gì thị trường muốn từ các sản phẩm, dịch vụ của họ.
Bên cạnh việc thiết lập mối quan hệ với khách hàng, mục tiêu của CTO là trở thành đối tác kinh doanh, khiến khách hàng cảm nhận rằng CTO có ảnh hưởng quyết định đến quỹ đạo phát triển thành công sản phẩm.
Vai trò của CIO (Giám đốc thông tin) là gì?Ứng dụng công nghệ thông tin Vai trò của CIO tập trung nhiều hơn vào việc ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng cải thiện các quy trình và dịch vụ nội bộ, giảm chi phí cho doanh nghiệp. Một CIO cần được trang bị kiến thức về cách cải thiện hiệu quả các hệ thống nội bộ. Bao gồm bảng lương, kế toán, nguồn nhân lực và quản lý các lợi ích rộng hơn.
Giảm chi phí hoạt động nội bộ.Trọng tâm chính của CIO là kiểm soát và giảm chi phí hoạt động nội bộ. Họ tập trung vào cách dùng công nghệ thúc đẩy các quy trình hoạt động và đầu ra hiệu quả, gia tăng tự động hóa.
Cải thiện dịch vụ cho nhân viên và đối tác.Trong những năm gần đây đã có sự chuyển đổi về cách các công ty thu hút và giữ chân nhân viên. Cuộc chiến giành nhân tài có nghĩa là những đặc quyền về cách mọi người được đối xử, điều đó tạo ra sự khác biệt lớn. CIO sẽ thúc đẩy và quản lý các quy trình công nghệ giúp tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả và thú vị.
Tuân thủ kinh doanh Một vai trò quan trọng khác của CIO là đảm bảo rằng cơ sở hạ tầng CNTT của công ty tuân thủ các tiêu chuẩn của chính phủ. Ở các quốc gia như Canada, họ có các quy tắc về lưu trữ thông tin khách hàng. Vai trò của CIO là đảm bảo rằng toàn bộ hệ thống tuân thủ tất cả các yêu cầu này bằng cách thực hiện các khóa đào tạo và kiểm toán nội bộ thường xuyên.
Yêu cầu các cuộc họp CIO có chuyên môn trong việc sử dụng công nghệ cho lợi thế của doanh nghiệp. Một thập kỷ trước, con đường sự nghiệp của CIO nổi lên như những người xây dựng tầm nhìn, chiến thuật và người triển khai. Ngày nay, nhiều yêu cầu đã được thêm vào phản ánh sự chuyển đổi liên tục trong cả CNTT và doanh nghiệp nói chung, bao gồm các chiến lược gia, kiến trúc sư, nhà cải cách và quản lý liên minh.
Ngoài ra, dự kiến sẽ có sự chuyển đổi vai trò của CIO và CTO trong năm năm tới. Phạm vi vai trò của CIO là quá rộng để bao quát. Vì vậy, chúng tôi tập trung vào những thách thức phổ biến và rắc rối nhất. Điều này bao gồm việc theo kịp công nghệ (các chuyên gia công nghệ) và giá trị truyền thông.
Sự khác nhau chính giữa CTO và CIOCTO | CIO |
- Thiết kế - Tập trung vào khách hàng - Nhu cầu kinh doanh trong tương lai - Quản lý quá trình học tập - Khách hàng không xác định trước - Xây dựng lộ trình - Kế hoạch dài hạn - Tập trung vào những thành công không dự kiến trước - Chịu trách nhiệm cho các kỹ sư và nhà phát triển - Chịu trách nhiệm kết hợp công nghệ với ưu tiên KD - Xây dựng và nâng cao công nghệ mà công ty bán
- Tập trung vào các sản phẩm bên ngoài - Xu hướng công nghệ mới nổi - Nhằm mục đích tăng doanh thu - Thúc đẩy sự đổi mới
- Bộ mặt bên ngoài cho việc cung cấp công nghệ của cty - Làm với các đối tác cung cấp GP cho công nghệ của nó - Thường là một kỹ thuật viên có tay nghề cao | - Triển khai và vận hành - Tập trung vào nhân viên - Nhu cầu kinh doanh ngay lập tức - Quy trình thực hiện quản lý - Khách hàng đã biết - Tài liệu - Kế hoạch ngắn hạn - Tập trung vào những thất bại không dự đoán trước - Chịu trách nhiệm về các hoạt động và hạ tầng CNTT - Xây dựng hạ tầng CNTT của cty đáp ứng mục tiêu KD - Tập trung nội bộ vào việc cải thiện quy trình KD
- Tập trung vào các quy trình nội bộ - Công nghệ đã được chứng minh - Nhằm mục đích tăng lợi nhuận - Thúc đẩy năng suất
- Bộ mặt của bộ phận CNTT trong toàn công ty - Làm với các NCC giúp xây dựng hạ tầng CNTT của cty - Phải là một nhà tổ chức lành nghề
|
Người trong cuộc nói gì?Trên
www.cio.co.uk Tibco COO, Matt Quinn chia sẻ:
“Đối với tôi, tôi xem CTO của mình như một nhà thám hiểm. Anh ta mang theo dao rựa, đồ nghề, và anh ấy đi xuyên qua rừng rậm, khai phá và tạo ra những con đường không tồn tại trước đó và anh ấy có một đội nhóm được tạo ra để làm điều đó. Trong khi trách nhiệm của CIO là đảm bảo rằng các khía cạnh trong hoạt động kinh doanh của chúng ta được thông suốt và hiệu quả bằng cách ứng dụng CNTT “.
Theo Dave Benton chia sẻ trên
www.vcio.com:“Câu hỏi đầu tiên, bạn có thể tự hỏi mình có cần thuê một CIO hoặc CTO hay không?
Quyết định sẽ được đưa ra bằng cách trả lời một câu hỏi khác.
Đó là “Sản phẩm của bạn đang bán có phải phần mềm không”?
Nếu câu trả lời là…
Không, khi đó bạn sẽ cần một CIO. Người sẽ tập trung vào công nghệ nội bộ, tối ưu hóa quy trình kinh doanh và quản lý cơ sở hạ tầng, bộ phận trợ giúp.
Có, thì bạn sẽ cần một CTO. Người sẽ tập trung vào việc tạo ra sản phẩm phần mềm, môi trường và nhóm phát triển”.
Trong giai đoạn đầu khởi nghiệp, khi nguồn nhân lực còn hạn chế, CTO thường phải kiêm cả vai trò của CIO.
Do công ty khởi nghiệp cần cơ sở hạ tầng công nghệ để xây dựng sản phẩm phần mềm. CTO cần mua phần mềm quản lý dự án để tổ chức tất cả các hoạt động phát triển phần mềm. Phần mềm quản lý kế toán cho bảng lương và thuế, cũng có thể là nền tảng tuyển dụng nhân viên và các sản phẩm khác có thể sẽ hỗ trợ khởi nghiệp trong việc phát hành sản phẩm.
Đôi khi, nếu CTO quá nhiều nhiệm vụ trong phát triển sản phẩm, một số nhiệm vụ mua sắm được thực hiện bởi COO hoặc Nhân sự, nhưng CTO có tiếng nói cuối cùng.
Vào thời điểm khởi nghiệp phát triển do nhu cầu cao của sản phẩm, CTO sẽ cần tập trung vào phát triển sản phẩm, quản lý các bên liên quan và lập kế hoạch chiến lược. Sau đó CIO sẽ đảm nhận các nhiệm vụ trong nội bộ.
Nếu bạn có tham vọng và muốn hướng đến vai trò quản lý công nghệ cấp cao thì có lẽ đó sẽ là vị trí CTO hoặc CIO. Cả hai vai trò đều đòi hỏi kinh nghiệm kỹ thuật, năng lực tài chính và tổ chức.
Gần đây, cả hai vai trò này có liên kết chặt chẽ với việc kinh doanh của doanh nghiệp. Đã qua rồi cái thời mà các nhà lãnh đạo công nghệ của công ty có thể không can dự vào kinh doanh. Và cả hai vị trí đều yêu cầu kỹ năng giao tiếp tốt – dù kỹ năng này không phải lúc nào cũng đứng đầu danh sách của dân công nghệ. Nếu bạn có tham vọng làm C-suite thì hãy bước ra khỏi vùng an toàn của mình càng sớm càng tốt, đó là học kỹ năng trình bày và giao tiếp.
Cuối cùng là câu hỏi để xác định vai trò nào phù hợp hơn với kỹ năng và tham vọng của bạn. Bạn có đang phát triển mạnh về khả năng lãnh đạo và xây dựng đội ngũ không? Nếu có hãy hướng tới vai trò là một CTO. Còn nếu, một quy trình và sự tuân thủ, vận hành hiệu quả phù hợp với sở thích của bạn? Hãy hướng tới vai trò của một CIO.
Nếu không chắc chắn nên đi theo hướng nào hoặc nơi mà công ty của bạn cần hướng tới, thì chúng tôi khuyên bạn nên tìm kiếm một người cố vấn đã đi con đường tương tự và có thể giúp gỡ rối mọi băn khoăn.