I. Đặt vấn đề
Thông thường thì trong một dự án chia ra làm 2 phần chính: Phần Xây dựng (Constructive) & phần Cơ Điện (gọi tắt là M&E - Mechanical & Electrical), phần M&E chiếm tỉ trọng trong tổng khối lượng của công trình không cố định, phụ thuộc vào đặc điểm tính chất của từng loại công trình: dân dụng, công nghiệp, giao thông, văn hóa nghệ thuật hay công trình đặc biệt .v.v...
Ban đầu phần M&E của các công trình được chia theo sơ đồ sau:
Trong những năm gần đây, do nhu cầu xây dựng các công trình công năng ngày càng phức hợp, cao tầng. Một số hạng mục có vai trò ngày càng quan trọng được bổ sung hoặc chia nhỏ. Theo nhiều tài liệu, hiện nay M&E bao gồm các hệ thống sau:
1- HT Điện động lực (Main power supply system)
2- HT Chiếu sáng (Lighting system)
3- HT Điện nhẹ (Extra low voltage system)
4- HT Báo cháy (Fire alarm system)
5- HT Tiếp địa (Earthing system or grounding system)
6- HT Chống sét (Lightning protection system)
7- HT Máy Phát điện dự phòng, HT Cung cấp điện mặt trời
8- HT Quản lý tòa nhà (Building management system)
9- HT Chống cháy (Fire protection system)
10- HT Điều hòa không khí - thông gió - điều áp cầu thang (Heating Ventilation Air Conditioning)
11- HT Cấp thoát nước - Xử lý Nước thải (Plumbing & Sanitary)
12- HT Gas - khí đốt
13- HT Thang máy (Elevators system)
(Các mục 1-8 thuộc phần Điện, các mục 9-13 thuộc phần Cơ)
- Chi tiết hệ thống M&E:
- M&E có thể được phân chi tiết ra như sau:
1- HT Điện động lực (Điện nặng)
Là hệ thống cấp nguồn chính, bao gồm các tủ trung thế, máy biến áp 24kV/0.4kV và các tủ đóng cắt chính (gọi là MSB -main switch board) TBA, tủ đo lường, đồng hồ điện, cáp trung thế, cáp hạ thế. Hệ thống các tủ điện phân phối (Submain power supply) cấp điện cho động lực, sản xuất, chiếu sáng, hệ thống ổ cắm... Có thể có thêm Hệ thống tự động điều chỉnh điện áp (AVR - Automatic Voltage Regulator System).
2- HT Chiếu sáng
- HT chiếu sáng sinh hoạt, chiếu sáng hoạt đông sản xuất kinh doanh, chiếu sáng mỹ thuật, trang trí đô thị, quảng cáo.
- HT chiếu sáng chỉ dẫn và chiếu sáng sự cố (Emergency lighting Exit lighting & Signs boards)
- HT cáp hạ thế, ox...
- HT công tắc ổ cắm (Socket outlet system)
3- HT Điện nhẹ (ELV - Extra Low Voltage System)
HT LAN & Internet, HT an ninh giám sát (Security & Supervisior system – CCTV), Âm thanh (PA, Congress), Telephone, Intercom, Mobicom,... sẽ được trình bày kỹ ở phần sau.
4- HT Báo cháy
Tủ báo cháy trung tâm, module địa chỉ, module zone. HT các đầu báo khói, nhiệt, dò gas, dây chống cháy FR, dây chậm cháy, nút nhấn khẩn, chuông báo cháy,...
5. Hệ thống Tiếp địa & 6- Hệ thống Chống sét
Bao gồm các cọc tiếp địa và kim thu sét
7- HT Máy Phát điện
Máy phát (cụm hay đầu phát riêng động cơ riêng, bồn dầu ngày, ống dẫn dầu bơm cấp,...).
8- Hệ thống Điện Mặt trời
Có thể lắp đặt từ các hộ gia đình cho đến các công trình, tổ hợp các công trình hoặc khu vực dân cư, công nghiệp.
9- HT Quản lý tòa nhà (BMS)
Máy chủ (sever), HT cáp điều khiển, HT khóa cửa, thẻ từ khe nhớ,...
10- HT chống cháy
Bơm chữa cháy, tủ chữa cháy, cuộn vòi lăng phu, van góc, đầu phun sprinkler, van báo động, van điện từ, cửa chống cháy lan shutter door, đầu phun CÒ, đầu phun FOAM,...
11- HT Điều hòa không khí - thông gió - điều áp cầu thang (HVAC)
HT điều hòa thì quá rõ (máy lạnh cục bộ, máy lạnh trung tâm, hệ Chiller, tháp tản nhiệt, ống đồng, cách nhiệt môi chất lạnh R22-R40, bình điều áp, dàn AHU - Air Handling Unit, Fan ống gió louver,...) nhưng “thông gió - điều áp” thì không phải tòa nhà cao tầng nào ở ta cũng đã được trang bị. HT này gồm các chức năng:
- Hệ thống hút khói hành lang.
- Hệ thống tạo áp cho thang thoát hiểm (thang bộ).
- Hệ thống tạo áp cho thang máy và thang máy cứu hộ.
- Hệ thống hút khói tầng để xe.
12- HT Cấp thoát nước - Xử Lý Nước Thải (P&S)
Bơm cấp (điện-diesel-bù áp), ống PPR, STK INox, TBVS, van xả vòi sen, phễu thu sàn, bể chưa nước, bể lắng, bể lọc, bể trộn,.. XLNT, HT cống rãnh thoát nước mưa nước thải,...
13- HT Gas - khí đốt
Bể chứa gas, van điều áp, đồng hồ đo áp suất, thiết bị đo lưu lượng gas, ống LPG,...
14- HT Thang máy (thuộc về cả cơ & điện)
Ngoài ra còn một hạng mục là nội thất cũng rất quan trọng và liên quan rất chặt chẽ đến các hệ thống chiếu sáng, điện nhẹ nêu ở trên.
II. Giới thiệu hệ thống Điện nhẹ
Như đã nêu ở trên, trong một công trình xây dựng, dù có quy mô lớn hay nhỏ đều được chia ra thành 2 phần: phần xây dựng và phần cơ điện (M&E). Phần cơ điện này này gồm rất nhiều các hệ thống liên quan đến nhau để tạo thành 1 khối hoạt động hoàn chỉnh cho công trình. Một trong các hệ thống quan trọng đó, chính là hệ thống Điện nhẹ.
Hệ thống điện nhẹ, còn được gọi là ELV (Extra Low Voltage System), tuy có tỉ trọng không thật lớn (10-20% giá trị dự án), nhưng lại quyết định đẳng cấp chất lượng của công trình.
Vì sao? Chính là vì bản chất điện nhẹ là các hệ thống công nghệ cao, luôn được phát triển và nâng cấp vì mục đích và tiện nghi sử dụng cho mọi người.
Điện nhẹ chưa phải là một khái niệm được định nghĩa chặt chẽ, vì phạm vi bao trùm của nó trong một dự án không thật rõ ràng và biến đổi không ngừng theo sự phát triển của kỹ thuật công nghệ đặc biệt là CNTT.
Tùy thuộc vào quy mô, tính chất, công năng công trình, điện nhẹ thường được hiểu là bao gồm các hệ thống cơ bản như sau:
- Các công trình thông dụng
- Hệ thống quản lý tòa nhà (BMS/BAS - Building Management System/Building Automation System): Dùng trong tích hợp các hệ thống trong công trình để quản lý và giám sát trạng thái các hệ thống kỹ thuật và tự động hóa quản lý hoạt động của công trình.
- Hệ thống tổng đài (PABX): Duy trì kết nối thông tin liên lạc của tòa nhà với bên ngoài. Gồm hệ thống tổng đài nhánh riêng (PBX - Private Branch Exchange) và các điện thoại (Telephone).
- Hệ thống mạng dữ liệu nội bộ (LAN, WAN) và cấu trúc đường trục (Backbone).
- Hệ thống camera giám sát (CCTV - Closed Circuit Televison): Hệ thống camera giám sát là một hệ thống an ninh quan trọng và được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực đời sống hiện nay. CCTV cung cấp hình ảnh giám sát 24/7 cho người quản lý, giúp họ nắm rõ được mọi hoạt động diễn ra ở các vị trí lắp đặt camera. Hình ảnh video được lưu trữ trong thời gian dài là kho dữ liệu quý giá cho công tác truy tìm, theo vết các hành vi phạm pháp/ phá hoại hoặc các hành vi không mong muốn khác.
Ngày nay, việc ứng dụng công nghệ AI đem đến cho hệ thống CCTV nhiều tính năng thông minh, có khả năng ứng dụng trong những trường hợp đặc biệt, đem lại hiệu quả kinh tế cao. - Hệ thống âm thanh công cộng (PAS - Public Address system) và cảnh báo sớm (EWIS - Electrical Wiring Interconnection system): Hệ thống âm thanh thông báo công cộng có chức năng truyền đạt các thông tin, tin nhắn và thông điệp cũng như thông báo khẩn cấp trong công trình. Ngoài ra, hệ thống này con có khả năng phát nhạc nền BGM (Background Music) trong công trình.
Hệ thống âm thanh công cộng IP, hay còn gọi là hệ thống thông báo IP PA System hoạt động trên nguyên tắc đa hướng bằng cách gửi các tín hiệu âm thanh giọng nói trên nền tảng mạng IP/Internet (LAN/WAN) sử dụng giao thức SIP. Điều này hoàn toàn khác với hệ thống âm thanh thông báo công nghệ Analog trước đây chỉ truyền một chiều và bị hạn chế phạm vi khoảng cách truyền tín hiệu. - Hệ thống Kiểm soát vào ra (Access Control): Hệ thống kiểm soát ra vào (access control) có chức năng kiểm soát các cửa ra vào tòa nhà, công ty – xí nghiệp, khu nhà xưởng, kho bãi, phòng chức năng… Việc xác thực định danh của người ra vào dựa trên công nghệ nhận dạng khuôn mặt, thẻ thông minh, vân tay, mật khẩu. Mỗi một cá nhân sẽ được cấp một thông tin định danh (ID), cụ thể là khuôn mặt, thẻ hoặc dấu vân tay. Từ đó hệ thống sẽ quản lý và phân quyền ra vào từng cửa trong khu vực quản lý theo ID này.
Ngoài chức năng chính là kiểm soát ra vào. Access control có thể kết hợp cùng phần mềm quản lý để chấm công nhân viên, tính lương nhân viên. Đồng thời việc thực hiện phân ca làm việc, phân chia công việc sẽ được thực hiện dễ dàng hơn.
Trong tình hình hiện nay, khi đại dịch Covid-19 đang hoành hành trên khắp thế giới, hệ thống access control còn được kết hợp với một cảm biến nhiệt độ có khả năng phát hiện người đang bị sốt, người không đeo khẩu trang và phát cảnh báo, giúp cho việc kiểm soát ra vào hiệu quả và an toàn hơn. - Hệ thống Báo cháy (Fire Alarm): Hệ thống phát hiện và cảnh cáo cháy trong công trình. Đôi khi hệ thống này được tích hợp thêm hệ thống Firemen Intercom.
- Hệ thống Intrusion: Hệ thống chống trộm, chống đột nhập trong các công trình.
- Hệ thống Car Parking: Việc triển khai hệ thống bãi đỗ xe thông minh để kiểm soát xe ra vào tại các toàn nhà, cơ quan, trường học, trung tâm thương mại, khu công nghiệp đã rất phổ biến. Bãi đỗ xe thông minh trở thành công cụ không thể thiếu trong việc quản lý, kiểm soát xe ra vào hàng ngày cũng như nâng cao tính an ninh, an toàn cho con người và tài sản doanh nghiệp.
- Hệ thống Intercom: Hệ thống liên lạc nội bộ, ứng dụng trong các chung cư cao tầng, kết hợp quản lý thang máy và bãi đỗ xe. Trong các bệnh viện thường sử dụng một loại hệ thống Intercom đặc biệt gọi là Nurse call.
- Hệ thống truyền hình vệ tinh, cáp và Internet (MATV, CATV, IPTV): Hệ thống truyền hình có thể sử dụng tín hiệu trực tiếp từ đài phát hoặc thông qua nhà cung cấp dịch vụ truyền hình với các chuẩn HD khác nhau.
- Hệ thống Lighting Control: Tự động hóa giám sát & điều khiển hệ thống chiếu sáng công trình.
- Hệ thống AV (Audio video Visual): Hệ thống tích hợp hình ảnh và âm thanh trong các buối thuyết minh, trình chiếu...
- Hệ thống đăng ký xếp hàng (Queue system): Thường ứng dụng trong bệnh viện, ngân hàng
- Hệ thống Hội nghị truyền hình (Teleconferencing)
Cho các công trình chuyên dụng đặc biệt - Hệ thống Âm thanh & Ánh sáng: Hệ thống này ứng dụng trong các nhà hàng, phòng cưới hay biểu diễn, vũ trường...
- Hệ thống Âm thanh hội nghị & Hội thảo: Bao gồm hệ thống hội thảo, có thể kết hợp phiên dịch trong các phòng hội nghị, các trung tâm hội nghị quốc tế.
- Hệ thống Master Clock: Hệ thống đồng hồ trung tâm, dùng để đồng bộ thời gian tất cả các đồng hồ con cũng như tất cả các hệ thống trong công trình theo 1 nguồn thời gian chính xác. Thường ứng dụng trong trung tâm thể thao, sân vận động, sân bay, bến cảng, bệnh viện, trụ sở cơ quan, trường học…
- Hệ thống MPDP (Multi Plasma Display Panel): Hệ thống hiển thị màn hình ghép.
- Hệ thống Camera giám sát giao thông: Ứng dụng cho giám sát tình trạng tại các nút giao thông, tình trạng hệ thống đèn điều khiển giao thông các ứng dụng kiểm soát tốc độ, hay các trường hợp vi phạm giao thông.
- Hệ thống FIDS (Flight Information Display System): Hệ thống hiển thị thông tin chuyến bay, tàu điện. Nó được ứng dụng tại các sân bay hay nhà ga xe điện ngầm...
- Hệ thống truyền dẫn không dây băng rộng: Dùng trong các ứng dụng truyền dẫn tín hiệu trong các địa hình không thể kéo dây tới được.
- Hệ thống FTTH (Fiber To The Home): Giải pháp truyền tri-play bao gồm 3 loại tín hiệu Voice, Data và Video trên 1 đường cáp quang.
- Hệ thống Camera độ phân giải cao & camera hiệu năng đặc biệt: Giải pháp camera có độ phân giải cao, được áp dụng cho các ứng dụng casino, theo dõi giao thông tầm xa hoặc rất xa và các nơi cần quan sát rõ nét, trong các khu vực có điều kiện hoạt động đặc thù: cháy nổ, đêm tối...
- Hệ thống Cáp đặc dụng: Hệ thống cáp truyền tải năng lượng tín hiệu ứng dụng các công nghệ mới
- Hệ thống Nhà ở thông minh (Smart Home): Tổng thể các giải pháp như hệ thống chiếu sáng thông minh, hệ thống cảnh báo an ninh, hệ thống giám sát môi trường, hệ thống giải trí đa phương tiện và nhiều tiện ích khác... sẽ mang lại cho chủ nhân ngôi nhà sự thoải mái, an toàn và tiết kiệm năng lượng. Đây là xu hướng phát triển của các công trình trong tương lai.
Như ta thấy, mới kể sơ sơ đã thấy sân chơi điện nhẹ không hề hẹp. Mà điều quan trong là nhất là phạm vi ứng dụng của nó không ngừng vận động, mở rộng, giao thoa với những lĩnh vực khác. Bởi vì chúng đều hoạt động trên nền tảng CNTT!
Hệ thống điện nhẹ tuy có giá trị nhỏ trong công trình, nhưng lại mang lại các lợi ích và tiện dụng rất lớn cho người sử dụng và chủ đầu tư công trình.
Tóm lại, việc cung cấp đầy đủ một hệ thống ELV sẽ tạo ra một cơ sở hiện đại, tiện nghi cho cả tòa nhà, giúp cho việc quản lý trở nên dễ dàng và linh hoạt hơn.