Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

DuyHung
DuyHung Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1272

Danh vọng : 2284

Uy tín : 32

Windows 10 Home, Pro, Enterprise và Education khác gì nhau?

Windows 10 là một hệ điều hành máy tính cá nhân, được phát triển và ra mắt bởi Microsoft. Hệ điều hành này được giới thiệu vào 30 tháng 9 năm 2014 trong chương trình Build 2014, và đã được phát hành chính thức vào ngày 29 tháng 7 năm 2015. Không giống như các phiên bản trước của Windows, Microsoft đã gắn nhãn Windows 10 như là một "dịch vụ", nhận được cập nhật tính năng liên tục. Kể từ khi được ra mắt cho đến nay, đã có không ít những phiên bản Windows 10 được tung ra thị trường. Nếu bạn là người mới sử dụng Windows 10 chắc hẳn sẽ thấy khá “ngợp” và muốn tìm hiểu về các bản cập nhật. Bài viết này sẽ đưa ra cho bạn những so sánh cơ bản về các phiên bản của Windows 10 để bạn có nhìn tổng quan hơn.

Các phiên bản cho Windows 10 So-san22

Bảng so sánh giữa các phiên bản Windows 10

Với bảng so sánh các phiên bản Windows 10, bạn có thể thấy rõ các tính năng hỗ trợ về mặt phần cứng và ứng dụng cụ thể mà các phiên bản khác nhau của hệ điều hành Windows 10 đã đưa ra.

Windows 10
Home
Windows 10
Pro
Windows 10
Enterprise
Windows 10
Education
Kiến trúc32 bit & 64 bit
Mô hình cấp phépOEM & bán lẻOEM, bán lẻ
& số lượng lớn
Cấp phép
số lượng lớn
Giá bán2,65 tr3,29 tr6,05 tr-
N Edition?
RAM tối đa4GB (32bit)
128GB (64bit)
4GB (32bit)
512GB (64bit)
Continuum
Cortana
Mã hóa thiết bị phần cứng
(Hardware Device Encryption)
Microsoft EdgeNgoại trừ LTSB
Đăng nhập tài khoản Microsoft
Quản lý thiết bị di động
(Mobile Device Management)
Virtual Desktop (desktop ảo)
Windows Hello
Assigned Access 8.1Không
BitLocker và EFSKhông
Lưu trữ doanh nghiệp
(Business Storage)
Không
Current Branch for Business (CBB)Không
Active Directory MemberKhông
Bảo vệ dữ liệu doanh nghiệp
(Enterprise Data Protection)
Không
Chế độ Internet Explorer doanh nghiệp
(EMIE)
Không
Hyper-VKhôngChỉ có 64bit
Azure AD MemberKhông
Danh mục riêng tư (Private Catalog)Không
Kết nối máy tính từ xaChỉ
máy khách
Máy chủ
và máy khách
Windows Update dành cho doanh nghiệpKhông
AppLockerKhôngKhông
BranchCacheKhôngKhông
Credential GuardKhôngKhông
Device GuardKhôngKhông
DirectAccessKhôngKhông
Start Screen Control (với GPO)KhôngKhông
Kiểm soát trải nghiệm người dùngKhôngKhông
Windows to GoKhôngKhông
Long Term Servicing Branch (LTSB)KhôngKhôngKhông
Nâng cấp tại chỗ từ Pro sang EnterpriseKhôngKhông
Nâng cấp tại chỗ từ Home hoặc Pro
sang Education
Không

Các thông tin cần nắm được trong bảng

32 bit & 64 bit

Trong Windows 10 có hai loại bộ xử lý (CPU) chính là 32-bit và 64-bit. Loại CPU này sẽ có vai trò thay đổi hiệu suất tổng thể của máy tính và nó cũng sẽ xác định loại phần mềm nào có thể được sử dụng trên hệ thống. Ví dụ: một máy tính có CPU 32 bit sẽ không thể chạy được phiên bản hệ điều hành 64 bit. Mặt khác, một máy tính với CPU 64 bit có thể xử lý tốt cả hai phiên bản của hệ điều hành nhưng nếu được cài một hệ điều hành 32-bit, nó sẽ không thể đạt được hiệu suất tối đa. Một thanh ghi CPU sẽ lưu trữ các địa chỉ bộ nhớ, đó là cách CPU truy cập dữ liệu từ RAM (bộ nhớ vật lý). Sự khác biệt chính là ở chỗ CPU 64 bit có thể truy cập 2^64 địa chỉ bộ nhớ (khoảng 18 tỷ GB RAM), trong khi CPU 32 bit có thể truy cập 2^32 địa chỉ bộ nhớ (4GB RAM). Do đó, CPU 64 bit có thể thực hiện được nhiều phép tính hơn CPU 32 bit trong một giây, vì vậy nó cũng sẽ cung cấp tốc độ và hiệu quả xử lý cao hơn rất nhiều.

Các phiên bản cho Windows 10 So-san21

Mô hình cấp phép

Bán lẻ (retail): Mô hình cấp phép này được gọi là sản phẩm đóng gói đầy đủ (Full Packaged Product - FPP), hay còn được gọi là "bản sao đóng hộp" được mua từ các cửa hàng công nghệ hoặc từ các cửa hàng trực tuyến của Windows. Loại giấy phép này sẽ có một khóa cấp phép (khóa sản phẩm - product key). Bạn hoàn toàn có thể sử dụng khóa này trên một máy tính khác nếu bạn muốn.

OEM (Original Equipment Manufacturer): Đây là loại giấy phép sử dụng được nhà sản xuất hệ thống cung cấp. Đúng theo tên gọi của mình, loại giấy phép này sẽ không có product key và bạn cũng sẽ không thể sử dụng nó trên một máy tính khác. Ngoài ra, nếu phiên bản Windows này là Windows 8 hoặc Windows 10, product key sẽ được nhúng vào chip phần mềm UEFI ngay từ đầu.

Số lượng lớn (volume): Loại giấy phép này là loại giấy phép theo thể chế, chẳng hạn như cấp cho các trường học và văn phòng Chính Phủ, cơ quan, tổ chức. Các giấy phép sử dụng này sẽ không có giá trị mua bán và có hỗ trợ các mục đích sử dụng phổ biến. Điều này có nghĩa là Windows sẽ có thể được kích hoạt trên nhiều máy tính với chỉ một khóa cấp phép duy nhất.

Các phiên bản cho Windows 10 Micros10

Có 2 hình thúc cấp phép số lượng lớn là MAK và KMS.

Các phiên bản cho Windows 10 Differ10

Khác nhau giữa KMS và MAK

Các phiên bản cho Windows 10 0em60010

N Edition

Phiên bản N - N Edition của Windows cho phép bạn chọn trình phát phương tiện và phần mềm cần thiết của riêng mình để quản lý và phát đĩa CD, DVD, cũng như các tệp phương tiện kỹ thuật số khác. Windows Media Player có thể được tải xuống miễn phí từ trang web chính thức của Microsoft.

Continuum

Các phiên bản cho Windows 10 So-san20

Continuum là một ứng dụng mới của Microsoft, cho phép bạn tiếp tục sử dụng điện thoại của mình bình thường trong khi đang trình chiếu nó sang một màn hình khác. Hoặc bạn có thể sử dụng điện thoại của mình như một chiếc PC.

Cortana

Cortana là một ứng dụng thoại mới của Microsoft, đóng vai trò như một một trợ lý kỹ thuật số ảo.

Mã hóa thiết bị phần cứng (Hardware Device Encryption)

Với cấu hình phần cứng phù hợp, Windows 10 sẽ tự động mã hóa thiết bị, giúp bảo mật dữ liệu của khách hàng.

Microsoft Edge

Các phiên bản cho Windows 10 So-san19

Trình duyệt mới của Microsoft, an toàn hơn, ngoài ra cũng sẽ cung cấp cho bạn ghi chú trên các trang web.

Đăng nhập tài khoản Microsoft (Microsoft Account Log in)

Bạn đăng nhập bằng tài khoản Microsoft của mình.

Quản lý thiết bị di động (Mobile Device Management)

Công cụ này mang đến cho người dùng khả năng làm việc từ mọi lúc, mọi nơi với thiết bị di động của họ, cũng như bảo vệ dữ liệu của công ty, cá nhân, tổ chức.

Virtual Desktop

Cho phép người dùng có thể sử dụng các máy tính để bàn riêng biệt, trong đó, mỗi máy tính để bàn lại có thể bao gồm nhiều các ứng dụng khác nhau.

Windows Hello:

Các phiên bản cho Windows 10 So-san18

Windows Hello là một cách khác để người dùng có thể đăng nhập vào thiết bị bằng cách sử dụng sinh trắc học (nhận diện khuôn mặt, vân tay…)

Assigned Access 8.1

Khi người dùng đăng nhập, ứng dụng được chỉ định sẽ tự động chạy và người dùng sẽ không thể sử dụng bất kỳ ứng dụng nào khác ngoài ứng dụng này. Ngoài ra, Windows sẽ chuyển sang chế độ bị khóa và người dùng sẽ không thể sử dụng bất kỳ lệnh tác vụ hệ điều hành nào bên ngoài ứng dụng này.

BitLocker và EFS:

Các phiên bản cho Windows 10 So-san17

Đây là các phương thức mã hóa. BitLocker cung cấp khả năng mã hóa toàn bộ ổ đĩa. Bạn có thể mã hóa toàn bộ hệ thống hoặc ổ đĩa gắn ngoài. Nếu bạn muốn mã hóa các tập tin, bạn có thể tạo một thư mục nhóm dưới các hình thức của một hình ảnh đĩa ảo, và đặt các tập tin của bạn trong thư mục này. Còn phương thức EFS (Encrypting File System) sẽ mã hóa các tệp hoặc thư mục riêng lẻ thay vì mã hóa toàn bộ hệ thống.

Current Branch for Business

Current Branch là một mô hình dịch vụ mới cho phép Microsoft có thể nhanh chóng triển khai các tính năng mới nhất được phát hành cho Windows 10 vào hệ điều hành này. Ví dụ, nếu bạn đang sử dụng Windows 10 và Microsoft thông báo rằng nó sẽ phát hành bản cập nhật mới cho người dùng Current Branch, nó sẵn sàng nhận bản cập nhật này trên hệ điều hành của bạn ngay khi bản cập nhật được phát hành.

Active Directory Member

Các phiên bản cho Windows 10 So-san16

Active Directory là một dịch vụ thư mục được thiết kế bởi chính Microsoft, đặc biệt dành cho các hệ thống máy tính Windows Server và Client, giúp lưu giữ các thông tin như máy chủ, máy khách, người dùng và máy in. Với công cụ quản lý chính sách nhóm được tích hợp trong dịch vụ này, bạn có thể áp đặt các hạn chế khác nhau hoặc phân phối ứng dụng mong muốn từ một điểm duy nhất. Đây là một dịch vụ rất được ưa thích bởi vì nó tạo điều kiện để người dùng có thể tập trung vào việc kiểm soát và quản lý tài nguyên.

Bảo vệ dữ liệu doanh nghiệp (Enterprise Data Protection)

Đây là một giải pháp bảo vệ, bảo đảm an toàn cho cho các phòng CNTT theo mô hình BYOD (Bring Your Own Device - Sử dụng thiết bị cá nhân) đang trở nên rất phổ biến ở các công ty ngày nay.

Enterprise Mode Internet Explorer

Chế độ này cho phép quản trị viên tạo ra danh sách các trang web của công ty, tổ chức của mình.

Hyper-V: Đây là một trình tạo máy ảo.

Các phiên bản cho Windows 10 So-san15

Azure Active Directory

Công cụ này cung cấp xác thực và ủy quyền cho các ứng dụng, máy chủ tập tin, máy in… nhìn chung thì cũng tương tự như Active Directory, chỉ khác ở chỗ nó hoạt động dựa trên đám mây.

Danh mục riêng tư (Private Catalog)

Khi quản trị viên thêm một ứng dụng vào cửa hàng cá nhân, tất cả nhân viên trong tổ chức đều có thể xem và tải xuống ứng dụng đó.

Remote Desktop Connection (kết nối máy tính từ xa)

Công cụ này cung cấp kết nối đến máy tính của người dùng khác từ xa.

Windows Update for Business

Windows Update for Business cho phép các quản trị viên CNTT đảm bảo cho các thiết bị Windows 10 trong tổ chức của họ luôn được cập nhật các tính năng bảo mật cũng như các tính năng Windows mới nhất bằng cách kết nối trực tiếp các hệ thống này với dịch vụ Windows Update.

AppLocker

Các phiên bản cho Windows 10 So-san14

AppLocker là một công cụ giúp quản trị viên thiết lập những hạn chế hướng tới đối tượng là người dùng của các ứng dụng và chương trình đã được cài đặt trong hệ điều hành. AppLocker sẽ thiết lập các hạn chế sử dụng theo các khía cạnh như nhà sản xuất, tên ứng dụng hoặc phiên bản của ứng dụng. Bạn có thể xác định và chỉ định quy tắc, cũng như tạo ngoại lệ cho các quy tắc này.

BranchCache

Đây là một băng thông với công nghệ cải tiến, được cung cấp cho các máy khách trong các văn phòng chi nhánh để truy cập vào nội dung cục bộ, thay vì phải thông qua mạng WAN.

Credential Guard

Credential Guard là một phương pháp bảo vệ chống lại kiểu tấn công Pass-the-Hash bằng cách cô lập và mã hóa cứng các hệ thống quan trọng.

Device Guard

Device Guard là một công nghệ mới được tạo ra sau khi Microsoft kết hợp các giải pháp bảo mật phần cứng và phần mềm, và sẽ không có sẵn trong các phiên bản trước của Windows. Với Device Guard, bất kỳ ứng dụng nào không có trong chính sách toàn vẹn mã - Code Integrity Policies (cho dù ứng dụng đó không có hại) sẽ được coi là ứng dụng không đáng tin cậy và sẽ không được khởi chạy, tải hoặc sử dụng ngay cả khi bạn có quyền quản trị trên máy tính.

DirectAccess

Các phiên bản cho Windows 10 So-san13

DirectAccess là một tính năng mới cho phép người dùng kết nối liền mạch với hệ thống mạng của công ty khi họ có quyền truy cập Internet. Với DirectAccess, các máy tính di động sẽ có thể được quản lý dễ dàng hơn khi chúng có kết nối Internet, và trạng thái cũng như chính sách của hệ thống có thể được cập nhật nhanh chóng. Ngoài ra, người dùng DirectAccess cũng sẽ có thể truy cập vào tài nguyên công ty một cách an toàn (máy chủ e-mail, trang web mạng nội bộ, thư mục được chia sẻ, v.v.) mà không cần đến kết nối VPN.

Start Screen Control

Công cụ này cung cấp cho người dùng các tùy chọn để tùy chỉnh màn hình Start, nếu bạn áp dụng nó cho tất cả màn hình Start, người dùng sẽ không thể ghim, bỏ ghim hoặc gỡ cài đặt ứng dụng từ màn hình Start nữa.

Kiểm soát trải nghiệm người dùng (User Experience Control)

Tính năng này được thiết kế dành cho các thiết bị Kiosk và nó cung cấp các cách thức để quản lý các truy cập vào Microsoft Store cũng như quảng cáo trên menu Start, thanh tác vụ và Cortana.

Windows to Go

Các phiên bản cho Windows 10 So-san12

Đây là một dạng hệ điều hành Windows “cầm tay” mà bạn có thể mang theo bên mình và khởi động bất cứ lúc nào từ USB.

Long Term Servicing Branch (hoặc Long Term Servicing Channel)

Đây là là một phiên bản Windows 10 hiếm khi được cập nhật và do đó sẽ không có Windows Store và trình duyệt Microsoft Edge.

Trên đây là bảng so sánh những công cụ và tính năng cơ bản xuất hiện trên các phiên bản khác nhau của Windows 10, cũng như ý nghĩa của các công cụ, tính năng đó. Hy vọng các thông tin này hữu ích đối với bạn!


Upgrade

Với Windows 10 Pro, bạn sẽ có các tính năng nâng cao để giúp dễ dàng kết nối với mạng công ty, truy cập vào PC từ máy tính khác, mã hóa dữ liệu và nhiều hoạt động khác. Để có các tính năng bảo mật và kỹ thuật cải tiến, hãy nâng cấp lên bản Pro.

Các phiên bản cho Windows 10 10pro10

Home + 3.299.000 đ (~ USD$199.00) -> Pro

Các phiên bản cho Windows 10 10work10

Home + 6.588.045 đ (~ USD$309.00) -> Pro for Workstation

Các phiên bản cho Windows 10 10work11

Pro + 3.990.608 đ (~ USD$206.00) -> Pro for Workstation
      
DuyHung
DuyHung Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1272

Danh vọng : 2284

Uy tín : 32

Windows 10 Pro for Workstations, khác biệt đến từ cái tên

Vừa qua Microsoft đã cho ra mắt Windows 10 Pro for Workstations, đây là một phiên bản cao cấp hơn Windows 10 Professional dành cho cách máy tính có phần cứng mạnh mẽ, hỗ trợ thêm nhiều tính năng của Windows Server nhưng mang nó lên bản Windows dành cho máy tính bàn.

ReFS (Resilient File System)

Đây không phải là tính năng độc quyền trên Windows 10 Pro for Workstations. Bạn có thể sử dụng nó trên bất kì phiên bản nào của Windows 10 khi sử dụng bộ nhớ. ReFS có sẽ tìm kiếm các dữ liệu bị hư hỏng và sửa chữa nó.

Tuy nhiên ReFS chỉ có thể sử dụng trên bộ nhớ của bản Windows 10 bình thường. Windows Server 2016 có thể định dạng ổ lại ReFS mà không cần phải dùng (sử dụng) không gian lưu trữ. Và việc này mang đến một vài lợi thế về hiệu suất trong các tình huống nhất định, như việc sử dụng tính năng máy ảo, tóm lại để sử dụng lợi thế này bạn cần có nhiều ổ lưu trữ trên máy tính của mình.

Ở thời điểm hiện tại, Windows 10 không thể boot lên từ ReFS, nên sẽ không có cách nào định dạng lại hệ thống ổ đĩa của bạn ở ReFS. ReFS không thể thay thế NTFS, có thể hiểu rằng Microsoft đang cố gắng thay đổi một vài giới hạn cho bản Windows 10 Pro for Workstations, hoặc đơn giản là cho phép người dùng định dạng lại bất kì ổ đĩa nào với file hệ thống là ReFS.


Các phiên bản cho Windows 10 Ximg_510

Bộ nhớ nhanh hơn

Windows 10 Pro for Workstations hỗ trợ phần cứng NVDIMM-N. NVDIMM-N là loại bộ nhớ khá đặc biệt, nhanh hơn rất nhiều so với SSD truyền dữ liệu thông qua NVMe, loại bộ nhớ này cho phép truy cập nhanh như RAM, nhưng dữ liệu lưu trữ lại không dễ bị xóa như khi bạn tắt máy tính của mình. 

Điều này cho phép các ứng dụng có thể truy cập nhanh cách dữ liệu quan trọng một cách nhanh chóng nhất, dữ liệu không cần phải lưu trữ ở những ổ chậm hơn sau đó chuyển qua lại giữa bộ nhớ – bộ lưu trữ.

Lý do duy nhất hiện nay nó chưa được rộng rãi là ở giá thành, ngay cả SSD NVMe vẫn còn ở mức đắt đỏ thì loại bộ nhớ này vẫn còn là một điều gì đó xa xỉ đối với người dùng bình thường.

File Sharing nhanh hơn

Bản Windows 10 Pro mới này sẽ bao gồm SMB Direct, là tính năng chỉ có trên Windows Server. SMB Direct yêu cầu network adapters cần phải hỗ trợ Remote Direct Memory Access (RDMA). Điều này giúp cho máy tính của bạn sử dụng tốc độ tối đa với độ trễ thấp, khi sử dụng rất ít CPU, vậy có thể hiểu ứng dụng có thể truy cập một lượng lớn dữ liệu thông qua SMB.

Tính năng này có hầu hết trên các thiết bị cao cấp, bạn có thể kiểm tra nó bằng PowerShell bằng lệnh “Get-SmbSeverNetworkInterface” sau đó nhìn tại cột RDMA Capable, với máy tính để bàn bình thường hoặc laptop hầu như sẽ báo là không có.

Các phiên bản cho Windows 10 Img_5911

Phần cứng mở rộng

Microsoft cho phép Windows 10 Pro for Workstations chạy các thiết bị ở “thiết lập hiệu năng cao”, bao gồm dành cho cả Intel Xeon hoặc AMD Opteron bình thường cần yêu cầu cho Windows Server.

Windows 10 Pro hiện tại chỉ hỗ trợ tối đa 2 CPU và 2TB RAM cho một hệ thống, nhưng với Windows 10 Pro for Workstations sẽ nâng lên 4 CPU và 6TB RAM, và bạn có thể hiểu rằng người dùng bình thường chạm đến con số 2 CPU đã khó, 1 TB RAM còn khó hơn vạn lần - vậy nên chắc chắn chỉ những cỗ máy thật sự khủng mới cần đến hệ điều hành này mà thôi.

      
DuyHung
DuyHung Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1272

Danh vọng : 2284

Uy tín : 32

Windows 10 LTSC 2019

Windows 10 có các phiên bản khác nhau như Home, Pro, Edu, Enterprise với những ưu và nhược điểm. Hãy cùng tìm hiểu Windows 10 LTSC 2019 là gì, những tính năng khác biệt của nó, Win 10 LTSC thích hợp cho người dùng như thế nào.

Windows 10 LTSC là gì?

LTSC là viết tắt của Long-Term Servicing Channel (Kênh dịch vụ dài hạn) trước đây gọi là Long-Term Service Branch (LTSB – Chi nhánh dịch vụ dài hạn).

Windows 10 LTSC 2019 là phiên bản nâng cấp của Windows 10 LTSB 2016; là một biến thể của Windows 10 Enterprise với các tính năng của bản Enterprise.

Windows 10 LTSC khác gì so với các bản Windows 10 Home, Profestional, Education, Enterprise khác?

Các phiên bản cho Windows 10 Window10

  • Windows 10 LTSC có các tính năng của bản Windows 10 Enterprise, với những tính năng ổn định, bảo mật, không bao gồm Windows Store, Microsoft Edge & trợ lý Cortana.
  • Windows 10 LTSC không nhận các bản cập nhật tính năng thường xuyên như các bản Windows 10 thông thường khác, nó chỉ có các bản cập nhật bảo mật.
    Microsoft cho ra phiên bản LTSC mới trong khoảng 2 đến 3 năm một lần, việc quyết định có cài đặt (thủ công) bản cập nhật đó hay không tùy thuộc vào người dùng.
  • Có thể hiểu đơn giản về Windows 10 LTSC & LTSB như cách người dùng Việt Nam sử dụng Windows XP & Windows 7 trước đây: cài vào máy, và quên đến chuyện cập nhật tính năng mới, chức năng mới, sửa lỗi bảo mật đi.


Máy tính nào nên sử dụng Windows 10 LTSC?

Đây là bản Windows phù hợp để làm việc, với độ bảo mật cao, cho phép người dùng vô hiệu hóa các tính năng kết nối từ xa, và thu thập dữ liệu.

Windows 10 LTSC 2019 thích hợp với những công việc cần máy tính có độ ổn định cao, tránh những bản cập nhật nhỏ, phiền hà, như dân đồ họa, gamer,… cũng thích hợp cho những bạn thích dùng Win 10 nhưng không muốn cập nhật thường xuyên như mình.

Một vài ví dụ thực tế:

  • Các cơ sở hạ tầng quan trọng như máy ATM, thiết bị y tế và máy tính kiểm soát các loại máy móc trong các nhà máy. Chúng không cần các tính năng dư thừa, chúng cần sự ổn định lâu dài, tránh những bản cập nhật nhỏ dẫn đến trì hoãn quá trình sử dụng.
  • Một máy tính điều khiển thiết bị y tế trong bệnh viện không cần phải cập nhật Cortana mới với những tính năng mới, v…v… vì nó không cần thiết, không được dùng đến.
  • Hay chỉ đơn giản là máy tính bàn lễ tân, làm việc với công suất cao, không thể vì quá trình download – cài đặt các bản cập nhật tính năng làm máy tính chậm trễ.


Tại sao lại là Windows 10 LTSC chứ không phải là các bản Windows 10 khác & tắt Windows Update đi?

Vì Windows 10 LTSC vẫn cập nhật, nhưng là cập nhật các tính năng bảo mật quan trọng, chứ không phải là cập nhật của các tính năng có trong Windows.

Hơn nữa Windows 10 LTSC là bản Windows 10 ổn định nhất về các tính năng Microsoft đưa đến cho người dùng cần sử dụng máy tính trong thời gian dài.

Windows 10 LTSC 2019 có gì mới so với LTSB 2016?

  • Sửa đổi và nâng cao các tính năng bảo mật tiên tiến.
  • Đăng nhập nhanh hơn vào máy tính chia sẻ Windows 10.
  • Tính năng Windows Subsystem for Linux mới chạy Linux trong Windows.
  • Nâng cấp lên Net Framework 4.7 (LTSB 2016 sử dụng phiên bản 4.6).
  • Tích hợp dòng thời gian hiển thị các hoạt động của người dùng theo thời gian.
  • Một máy tính có LTSC 2019 giờ đây có thể được kết nối nhanh chóng với một thiết bị gần đó thông qua Bluetooth bằng cách sử dụng “ghép nối nhanh” (quick pairing).


Tìm hiểu về Windows 10 LTSC & Microsoft công bố Office 2021, các phiên bản LTSC cho Office
      
DuyHung
DuyHung Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1272

Danh vọng : 2284

Uy tín : 32

Phân biệt 12 bản Windows 10 đang có trên thị trường

Microsoft nói rằng Windows 10 là phiên bản Windows cuối cùng, nhưng bạn có biết rằng có đến 13 bản Windows 10 khác nhau đang được phát hành trên thị trường không?

Mặc dù lõi hệ điều hành là như nhau, nhưng mỗi bản lại có một số tính năng và tuỳ chỉnh riêng dành cho một số đối tượng người dùng nhất định. Dưới đây là danh sách các bản Windows 10 và các đặc tính của nó do trang makeuseof tổng hợp với một số phiên bản mới được cập nhật năm 2020.

1. Windows 10 Home (basic)

Là phiên bản cơ bản nhất của Windows 10, thường được cài sẵn trên các laptop thông dụng bán ngoài cửa hàng. Windows 10 Home có những tính năng thiết yếu nhất dành cho người dùng gia đình, bao gồm Cortana, khả năng chạy các ứng dụng từ Store, kết nối Xbox, hỗ trợ tablet và màn hình cảm ứng.

Bên cạnh Windows 10 Home (basic) còn có thêm bản Windows 10 Home Single Language (hay Windows SL) là hệ điều hành tương tự như bản Pro thế nhưng chỉ hỗ trợ cho người sử dụng phiên bản tiếng Anh. Khi sử dụng hệ điều hành này, bạn sẽ không thể chuyển ngôn ngữ máy tính của mình sang một ngôn ngữ nào khác được. Việc nâng cấp từ SL lên Pro đòi hỏi cách làm hơi khác.

2. Windows 10 Pro

Windows 10 Pro về cơ bản là bản Home với một số tính năng thêm vào dành cho người dùng cao cấp và các doanh nghiệp nhỏ, trong đó có khả năng tham gia vào domain, hỗ trợ mã hóa BitLocker và hỗ trợ thay đổi Group Policy trên diện rộng. Do đó, hầu hết máy tính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều sử dụng Windows 10 Pro để giúp các nhân viên IT dễ dàng hơn trong việc cấu hình hệ thống.

Đối với người dùng thông thường có kha khá kiến thức về Windows thì Windows 10 Pro cũng là một phiên bản đáng lựa chọn, vì khả năng thay đổi các thiết lập hệ thống thông qua Group Policy Editor nhanh gọn hơn nhiều so với cách sử dụng Registry truyền thống.

Windows 10 Pro sẽ là một giải pháp nâng cấp tuyệt vời đối với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ với nhiều chức năng và tính năng hỗ trợ mới so với hệ điều hành Windows 7 đã lỗi thời. Từ khả năng chuyển đổi dễ dàng cho tới hệ thống bảo mật được tăng cường rõ rệt.

Doanh nghiệp của bạn cần triển khai một hệ thống làm việc mới chạy trên nền tảng Windows 10 Pro, hay nâng cấp/chuyển đổi từ Windows 7 lên? Windows 10 MDT (Microsoft Deployment Toolkit) hoặc ADK (Assessment and Deployment Kit) có thể dựng nên một nền tảng triển khai thông qua máy chủ server hoặc bộ điều khiển miền (domain controller).

Khả năng chia sẻ dữ liệu cũng là điểm mạnh của Windows 10 Pro. Trên thực tế, Windows 10 Pro được trang bị phiên bản giản lược của những phần mềm làm việc như Word, Excel, Outlook, PowerPoint và Onenote. Tất cả có thể được truy cập và chia sẻ giữa nhiều thiết bị mà không cần phải khởi tạo quá nhiều tài khoản. Quản lý Group Policy, Business Store và đặc quyền được tiếp cận với Microsoft’s Azure Active Directory cho phép nhiều người dùng truy cập hệ thống lưu trữ đám mây chỉ với một lần đăng nhập.

Về khía cạnh bảo mật, Windows Pro với hệ thống VBS (Virtualization-Based Security) có chức năng cô lập một số phần của hệ điều hành khỏi virus và malware. Bitlocker, công cụ mã hóa thông tin phổ biến của Microsoft cũng cho phép người sử dụng mã hóa ổ đĩa cứng và những thiết bị lưu trữ di động khác. Hay Windows Hello đưa ứng dụng của công nghệ quét vân tay và sinh trắc học nhận diện vào thực tế.

Một số giải pháp bảo mật khác có thể kể đến như: Passport, Credential Guard, Device Guard và gói Enterprise Data Protection cơ bản.

Phiên bản này sẽ bắt đầu với giá thành từ $199 với quyền sử dụng Windows 10 đơn hoặc cấp phép số lượng lớn với giá thành $187/người dùng/năm với gói phát hành cho 5 người dùng trở lên. Hoặc bạn cũng có thể nâng cấp Windows 10 Home lên thành bản Pro với giá 99 USD.

Nếu bạn không có điều kiện mua bản Pro thì có thể sử dụng một số phần mềm bên thứ 3 để mang lại các tính năng của bản Pro cho máy tính của mình. Ví dụ: TeamViewer thay cho Remote Desktop, VeraCrypt thay cho BitLocker.

3. Windows 10 S

Windows 10 S là một trong những bản Windows 10 mới với các tính năng được giản lược. Trên Windows 10 S, bạn chỉ có thể cài các ứng dụng từ Windows Store, không thể dùng các trình duyệt web khác làm mặc định thay cho Edge, và cũng không thể thay đổi bộ máy tìm kiếm mặc định từ Bing sang Google hay Yahoo.

Windows 10 S không bán rời mà chỉ xuất hiện dưới dạng cài sẵn trên các laptop bình dân giá rẻ bán ngoài cửa hàng. Mục đích của Microsoft khi tung ra Windows 10 S là dành cho thị trường giáo dục, và là một đối thủ cạnh tranh với Chromebook (chạy hệ điều hành ChromeOS).

Windows 10 S có thể được nâng cấp lên Pro với mức giá 50 USD. Tuy nhiên nếu kinh phí cho phép thì bạn nên tránh xa phiên bản Windows này, vì với phần cứng "bèo" và số lượng ứng dụng trên Windows Store khá hạn chế thì bạn chẳng thể làm được gì "hay ho" cả.

4. Windows 10 Enterprise

Windows 10 Enterprise dành cho các doanh nghiệp lớn, và chỉ được bán thông qua hình thức volume license của Microsoft. Nếu như Windows 7 có bản Ultimate giúp mang toàn bộ tính năng của bản Enterprise đến người dùng gia đình, thì Windows 10 phân biệt rạch ròi giữa người dùng gia đình và doanh nghiệp.

Tuy nhiên bạn không cần phải quá lo lắng, vì các tính năng riêng của bản Enterprise cũng không có giá trị mấy với người dùng gia đình. Ví dụ, tính năng DirectAccess cho phép nhân viên truy cập từ xa đến mạng nội bộ của công ty thông qua một kết nối tương tự VPN nhưng bảo mật hơn. Hay tính năng AppLocker cho phép quản trị viên khóa một số ứng dụng cụ thể trên máy tính người dùng. Ngoài ra, Windows 10 Enterprise cũng có một số tính năng khác cho phép các nhân viên IT cài đặt hay đồng bộ hàng loạt các máy tính Windows trong doanh nghiệp một cách dễ dàng hơn.

Windows 10 Enterprise gần giống với Pro về tính năng và chức năng. Nó nhắm vào các doanh nghiệp vừa và lớn. Windows 10 Enterprise chỉ có thể được phân phối thông qua chương trình Cấp phép số lượng lớn (Volume Licensing) của Microsoft. Hệ điều hành cũng yêu cầu cài đặt Pro. Theo như giá cả có liên quan, 10 giấy phép dựa trên đăng ký cho Doanh nghiệp có giá $130 cho mỗi người dùng / năm, chuyển thành $1.300 mỗi năm.

Với thiết kế dành cho tập đoàn, Windows 10 Enterprise có một số bổ sung mà Pro không cung cấp. Sự khác biệt rõ ràng là DirectAccess, cho phép người dùng từ xa truy cập vào mạng nội bộ qua một hệ thống giống như VPN, ngay lập tức thiết lập kết nối hai chiều khi kết nối với Internet.

Windows 10 Enterprise còn trình tạo nên một hệ thống truy cập được kiểm soát vi mô hơn với AppLocker, cho phép quản trị viên hạn chế quyền truy cập vào các ứng dụng nhất định trên bất kỳ số thiết bị nào, cần thiết cho bất kỳ công ty nào có nhân lực di động.

Managed Used Experience cho phép thành viên có thẩm quyền quản lý mọi cài đặt kết nối với tài khoản người dùng. Microsoft Application Virtualization quản lý ảo hóa và phát trực tuyến ứng dụng/ streaming. Trong khi Microsoft User Environment Virtualization cung cấp giải pháp chuyển đổi thiết bị trên nền tảng ảo giữa 2 máy có cùng cấu hình hệ điều hành.


5. Windows 10 Education

Windows 10 Education có đầy đủ các tính năng của bản Enterprise, nhưng thay vì được cấu hình cho doanh nghiệp thì lại được cấu hình để phù hợp với môi trường giáo dục. Trước đây, Cortana không có mặt trong Windows 10 Education, nhưng nay đã được Microsoft thêm vào.

Windows 10 Education cũng có giá thấp hơn nhiều so với Enterprise nhằm giúp các cơ sở giáo dục giảm thiểu được chi phí mà vẫn có được một bản Windows đầy đủ tính năng, có thể khóa các nội dung game và nội dung không phù hợp với giáo dục.

Khác với bản Enterprise chỉ có thể được nâng cấp từ Pro, bản Education có thể được nâng cấp từ Home. Người dùng Windows 10 Home hoặc Windows 10 Pro có thể nâng cấp bản quyền lên Windows 10 Education theo nhiều cách khác nhau nhằm phục vụ cho mục đích Bring Your Own Device (một chiến lược IT trong đó nhân viên/học sinh tự mang máy của mình để dùng chứ không bị buộc xài thiết bị do trường hay công ty cung cấp).

6. Windows 10 Pro Education

Lại một bản Education khác, nhưng Pro Education thực ra là bản WIndows 10 Pro với một vài thiết lập mặc định dành riêng cho môi trường giáo dục.

Sự khác biệt lớn nhất giữa Pro Education và Education là bản Pro Education được cài sẵn trên các máy tính nằm trong chương trình K-12, và khi tham gia chương trình này thì các trường học không phải mua bản quyền volume thông qua Microsoft nữa. Đối với các trường học nhỏ không có đội ngũ nhân viên IT hoặc không cần các tính năng Enterprise trong bản Education thì Pro Education là một sự lựa chọn hợp lý.

Cả hai phiên bản Education nêu trên đều có một ứng dụng tên là "Set Up School PCs" giúp các quản trị viên mạng máy tính trong các trường học dễ dàng quản lý hệ thống hơn.

Với ứng dụng nêu trên, quản trị viên có thể xóa các ứng dụng bloatware, đăng nhập máy tính vào domain của trường học, cấu hình Windows Update để tránh việc máy tự khởi động lại giữa giờ học. Sau khi đã thiết lập đầy đủ, họ sẽ có thể đóng gói các thiết lập này lên một ổ USB và mang đi áp dụng lên các máy khác trong trường một cách dễ dàng.

7. Windows 10 Mobile

Đây là bản Windows dành cho smartphone, là một phần trong kế hoạch thống nhất mọi hệ điều hành trên mọi thiết bị của Microsoft. Windows 10 Mobile có khả năng chạy các ứng dụng trên Store tương tự Windows 10, và được trang bị tính năng Continuum giúp biến điện thoại thành một chiếc PC khi nối với màn hình lớn.

Tuy nhiên, số phận Windows 10 Mobile lại không được suôn sẻ lắm, khi chịu sự cạnh tranh quá khốc liệt từ Android và iOS. Thiếu ứng dụng, thiếu sự quan tâm từ Microsoft, Windows 10 Mobile dường như sắp đi đến hồi kết.

8. Windows 10 Mobile Enterprise

Windows 10 Mobile Enterprise giống như Mobile, trừ việc có thêm những tính năng dành cho doanh nghiệp. Phiên bản này rất ít khi xuất hiện trên thị trường, do đó hầu như chẳng ai biết đến sự tồn tại của nó, đặc biệt là ở Việt Nam.

9. Windows 10 IoT (Internet vạn vật)

Trước Windows 10, Microsoft đã tạo ra một bản Windows giản lược gọi là Windows Embedded mà đại diện tiêu biểu nhất là Windows XP Embedded được sử dụng rộng rãi trên các máy ATM, máy thanh toán tiền, máy bán hàng tự động... Windows IoT chính là kẻ kế thừa của Windows Embedded, có thể chạy trên nhiều loại thiết bị với cấu hình vừa phải, không đòi hỏi tài nguyên cao.

Windows 10 IoT lại được chia thành 2 bản khác là IoT Core và IoT Enterprise. Bản Core là bản miễn phí, ai cũng có thể tải về và cài trên các thiết bị như Raspberry Pi. Bản Enterprise thì tương đương với Windows 10 Enterprise nhưng mạnh mẽ hơn, dùng cho các loại robot công nghiệp, máy thanh toán tiền và nhiều thiết bị IoT khác.

10. Windows 10 Team

Windows 10 Team là một bản Windows đặc biệt chạy trên một thiết bị cũng đặc biệt không kém là chiếc Surface Hub.

Surface Hub là một chiếc bảng tương tác thông minh, được thiết kế cho doanh nghiệp để giúp các nhân viên cùng chia sẻ ý tưởng và thực hiện các cuộc họp video giữa các địa điểm với nhau.

Windows 10 Team được xây dựng trên nền tảng bản Enterprise nhưng được tối ưu giao diện cho các loại bảng thông minh kích cỡ lớn. Mọi người có thể sử dụng nó bằng cách đăng nhập vào một tài khoản người dùng cấp thấp, và sau khi họ kết thúc phiên làm việc, dữ liệu sẽ được lưu lên OneDrive và hệ thống sẽ xóa toàn bộ các tập tin offline mà người dùng vừa tạo ra.

Giống Windows 10 S, Windows 10 Team không thể cài được các ứng dụng desktop truyền thống.

11. Windows 10 Pro for Workstation

Cái tên đã nói lên tất cả: đây là bản Windows 10 Pro dành cho máy trạm (workstation), chuyên dùng trên các hệ thống máy tính "siêu khủng" hoạt động với tần suất cao.

Microsoft đã thực hiện một số cải tiến giúp Windows 10 Pro Workstation hoạt động hiệu quả hơn, hạn chế khả năng lỗi dữ liệu, tăng tốc truyền tải tập tin trong mạng nội bộ, và có thể nhận đến 6TB RAM.

Bản Windows này sẽ ra mắt cùng thời điểm với bản cập nhật Fall Creators Update.

12. Windows 10 X

Tại sự kiện Surface 2020, Microsoft cho biết Windows 10X hỗ trợ rộng rãi các ứng dụng Windows. Điều đó có nghĩa là tất cả các ứng dụng máy tính để bàn Windows truyền thống sẽ hoạt động giống như trên Windows 10 Home hoặc Professional. Đây không phải là hệ điều hành hoàn toàn mới, nó chỉ là một phiên bản tùy chỉnh của Windows 10 với giao diện được thiết kế cho thiết bị màn hình kép.

Tóm lại:

- Windows 10 Home: bản Windows tiêu chuẩn, dùng cho gia đình

- Windows 10 Pro: dựa trên Home, dùng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, người dùng có kinh nghiệm

- Windows 10 S: bản giản lược nhằm cạnh tranh với Chromebook, chỉ cài được ứng dụng từ Windows Store

- Windows 10 Enterprise: chỉ bán qua hệ thống volume license, dùng cho doanh nghiệp lớn

- WIndows 10 Education: dựa trên Enterprise, dùng cho trường học, giá thấp hơn Enterprise

- Windows 10 Pro Education: được cài sẵn trên các máy tính trong chương trình K-12, dựa trên Pro, dùng cho trường học

- Windows 10 Mobile: dùng cho smartphone

- Windows 10 Mobile Enterprise: dùng cho smartphone trong các doanh nghiệp

- Windows 10 IoT: thay thế Windows Embedded, là bản Windows giản lược dùng trên các thiết bị như robot, ATM...

- Windows 10 Team: dùng cho bảng thông minh Surface Hub

- Windows 10 Pro for Workstation: dựa trên bản Pro, dùng cho máy trạm với cường độ làm việc cao, cần tính toán nhiều.

- Windows 10 X: dành cho các máy tính màn hình gập.

      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Liên hệ | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất