Tỷ phú Jack Ma cho rằng "Bạn có thể trở thành một cỗ máy kiếm tiền
nhưng nếu không có chút LQ nào thì thành công cũng chẳng có giá trị…".
- Con người và các chỉ số khác cần biết (IQ, EQ, PQ, ...):
- Để thành công trong công việc và thành đạt trong cuộc sống, có người cho rằng quan trọng nhất là có chỉ số IQ cao, có người lại cho rằng chỉ số EQ quan trong hơn .v.v... Vậy, chỉ số IQ, EQ, CQ, ... là gì?
1. IQ (Intelligence Quotient) - Chỉ số thông minh
Chỉ số thông minh IQ được tính theo công thức: IQ = (AM/AR) x 100. Trong đó AM là tuổi khôn, AR là tuổi thực. Tuổi khôn được xác định qua các nghiệm pháp (tests) hình vẽ... để kiểm tra khả năng nhớ, suy đoán, tính toán...
Chỉ số IQ là một tính trạng số lượng, sự hình thành và phát triển tính trạng này là kết quả tác động cộng gộp của nhiều gen tác động theo cùng một hướng cho nên trị số IQ trong quần thể người là một dãy liên tục theo phân bố Gauss.
Theo Binet phân loại IQ trong quần thể người như sau:
- 140 trở lên Thiên tài
- 120-140 Rất thông minh
- 110-120 Thông minh
- 90-110 Trung bình
- 80-90 Trí tuệ hơi kém
- 70-80 Trí tuệ kém
- 50-70 Dốt nát
- 25-50 Đần độn
- 0-25 Ngu
Chúng ta mới thấy có những người thật "điêu ngoa", chửi người khác là "ngu", nhưng nghe từ này nhiều rồi nên người nghe ít thấy bị xúc phạm hơn khi họ bị chửi là "đần độn" mặc dù ngu có chỉ số IQ thấp nhất.
2. EQ (Emotional Quotient) - Trí thông minh cảm xúc
Người ta thường nói "với IQ người ta tuyển lựa bạn, nhưng với EQ, người ta đề bạt bạn". Những người thành đạt không phải là người có IQ cao nhất mà có EQ cao nhất. EQ thể hiện khả năng của một người hiểu rõ chính bản thân mình cũng như thấu hiểu người khác ít nhiều giống với khái niệm mà Gardner gọi là trí thông minh trong người và thông minh giữa người. Hơn thế, nó còn là khả năng chế ngự cảm xúc để thích ứng với hoàn cảnh và kiểm soát các cảm xúc. Người có EQ cao do vậy dễ thích nghi, luôn tìm được sự hòa hợp trong một tập thể, dễ dàng nhận được sự hợp tác hơn những "thiên tài đơn độc" (mà trong thời đại hiện nay, tính tập thể trong làm việc việc hết sức quan trọng).
EQ một phần là bẩm sinh nhưng cũng do giáo dục, rèn luyện mà có được. Việc giáo dục tình cảm phải được thực hiện từ khi trẻ còn nhỏ, hệ thần kinh chưa trưởng thành, có nhiều cơ hội tiếp nhận những cảm xúc mới. EQ không đối lập với IQ, mà mục đích của giáo dục là phát triển song song hai chỉ số này. Có những người được thiên phú cả hai, nhưng không ít người lại thiếu cả hai.
3. SQ (Social Quotient SQ) - Thông minh xã hội
Rộng hơn nữa, khả năng biết dựa vào EQ kết hợp với sự nhạy bén trong nhận thức những cái mới nảy sinh trong xã hội để chủ động điều tiết cách ứng xử của mình trong cộng đồng được các nhà tâm lý học phát triển thành một khái niệm gọi là Thông minh xã hội (Social Intelligence, xác định bằng chỉ số thông minh xã hội Social Quotient SQ).
4. CQ (Creative Intelligence) - Trí thông minh sáng tạo
Bất cứ hoạt động trong lĩnh vực nào cũng không chỉ dựa vào những cái có sẵn mà phải phát triển nó lên. Tuy nhiên cách phát triển ấy ở mỗi người một khác, có thể là sự tiệm tiến, nhưng cũng có thể là những bước đột phá, những bước nhảy vọt. Khi đó, sự sáng tạo được thể hiện. Có những người cho rằng chính sự sáng tạo mới phân biệt giữa người này với người khác và chính nó là cốt lõi của trí thông minh. Đó là lý do để người ta đưa ra một khái niệm mới, một tiêu chí đánh giá nữa, được gọi là Trí thông minh sáng tạo (Creative Intelligence và tương ứng CQ). Xét cho cùng, chính trí thông minh sáng tạo mới làm nên lịch sử khoa học kỹ thuật và công nghệ, mới xây dựng được một kho tàng văn hóa nghệ thuật khổng lồ, mới thúc đẩy sự tiến hóa của nhân loại.
5. PC (Passion Quotient) - Chỉ số say mê
Là bất cứ việc gì cũng chỉ thành công nếu toàn tâm toàn ý dành cho nó. Để đặc trưng cho phẩm chất này người ta đưa ra khái niệm Chỉ số say mê (Passion Quotient, viết tắt PQ) và cùng với nó là Chỉ số nghề nghiệp (Career Quotient CQ).
6. AQ (Adversity Quotient) - Chỉ số vượt khó
AQ là viết tắt của Adversity Quotient (chỉ số biểu thị khả năng vượt qua nghịch cảnh, bất hạnh, lao đao... gọi tắt là chỉ số vượt khó).
AQ là gì? đó là phương thức phản ứng đối với những tình huống khó khăn của cuộc đời; đó là năng lực về phương diện tâm lý, giúp con người tìm ra lối thoát trong những tình huống khó khăm, bế tắc và vượt qua những chướng ngại trên đường đời. AQ là tổng hoà của ý chí và trí tuệ. Dựa vào AQ có thể dự đoán và nhận biết: Trong quá trình theo đuổi mục tiêu, ai là người tích cực tiến thủ, có khả năng khắc phục khó khăn, kiên trì đến cùng, phát huy được tiềm năng và giành được thành công: Ai là người không chịu nổi thử thách và nửa đường bỏ cuộc; Ai là người bó tay đầu hàng và chẳng làm nổi việc gì.
7. SQ (Speech Quotient) - Trình độ biểu đạt ngôn ngữ
SQ là gì? Đây là chữ viết tắt từ tiếng Anh: Speech Quotient, có nghĩa là trình độ biểu đạt ngôn ngữ. Chỉ số SQ là thước đo tổng hợp để đánh giá khả năng ngôn ngữ, mức độ biểu đạåt chính xác và hữu hiệu của một cá nhân.
8. MQ (Moral Quotient) - Chỉ số đạo đức
Nhiều người còn đánh giá phẩm chất cá nhân theo Chỉ số đạo đức (Moral Quotient, MQ). Vấn đề này không cần bàn nhiều vì đã được thừa nhận chung. Bao giờ cụm từ "có đức có tài" cũng đi liền với nhau.
Còn một chỉ số rất quan trọng nữa đó là Chỉ số ngu ngốc (Stupid Quotient, viết tắt là StQ) do một người nghi ngờ nhiều về bản thân mình nghĩ ra. Một điều đặc biệt là chỉ số này tồn tại độc lập và không có tương quan gì với các chỉ số kể trên.
Chúc bạn hãy biết phát huy 8 chỉ số trên của mình!
Trong xã hội hiện đại, mối quan hệ giữa “sếp-nhân viên” càng ngày càng gắn kết khi phong cách “servant leadership” trở nên thịnh hành. Đã qua rồi thời kỳ sếp nắm đầu nhân viên và yêu cầu, áp đặt họ làm theo ý mình. Một người lãnh đạo thời kỳ mới sẽ biết cách làm cho cuộc sống của nhân viên thêm phong phú hơn, lăn xả cùng họ trong công việc, hòa mình vào công tác chung để đạt được mục đích. Để có thể có “khả năng” như vậy, với vai trò lãnh đạo, họ phải có được lòng trắc ẩn, sự cảm thông với người khác. Đó chính là LQ (Love quotient), một chỉ số mà theo Jack Ma còn quan trọng hơn cả IQ hay EQ. Jack Ma nói: “Nếu bạn muốn được tôn trọng, bạn cần LQ. LQ là gì? Đó là “quotient of love” (chỉ số tình yêu), thứ mà máy móc không bao giờ có.”
Jack Ma hiện tại được xem là người tiên phong trong việc phổ biến LQ đến với mọi người, đặc biệt là tầng lớp lãnh đạo. Với ông, sự thành công của cá nhân hay tập thể không nên được đo đếm máy móc bằng tiền hay tài sản mà nên sử dụng LQ để xem chúng ta đã giải quyết được bao nhiêu vấn đề, hỗ trợ và giúp đỡ bao nhiêu người?
CEO của LinkedIn – mạng xã hội chuyên về giáo dục, hướng nghiệp và việc làm, Jeff Weiner cũng đề cao chỉ số LQ, trong một bài viết trên trang cá nhân, ông nói:
“Giống như Dalai Lama giải thích, nếu như bạn đang đi trên một con đường và gặp một người bị tảng đá đè, một người đồng cảm sẽ nhận được cảm giác tương tự như người bị đè, họ áy náy nhưng họ chẳng giúp ích được gì cho người bị đá đè. Thế nhưng, một người có lòng trắc ẩn sẽ hiểu được nỗi đau của người bị hại từ đó có sức mạnh để di dời tảng đá, cứu giúp người gặp nạn. Nói đơn giản thì lòng trắc ẩn là thứ gì đó cao cấp hơn của sự đồng cảm, nó cho chúng ta hòa nhập vào góc nhìn của một người khác, mang lại giá trị cao trong công cuộc cũng như công việc”.
Cả Jack Ma, Dalai Lama hay Jeff Weiner đều đồng tình rằng nếu bạn chinh phục thế giới bằng sự trắc ẩn, bạn có thể vượt qua bất kì khó khăn nào mà không gặp trở ngại. Trong lãnh đạo cũng vậy, một lãnh đạo có lòng trắc ẩn luôn chiến thắng những người chỉ biết cảm thông mà không làm gì để thay đổi. Hãy là một nhà lãnh đạo có tầm nhìn, có khả năng, kỹ năng quản lý và một trái tim trắc ẩn.