Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

(Dân trí) - Thông tin 2 người Việt Nam vừa mua đứt thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ đang khiến báo giới quốc tế thực sự bất ngờ. Hầu hết các trang báo lớn tại Anh và Mỹ đều đăng tải sự kiện này tại các vị trí nổi bật.

Chuyện người Việt đổ xô sang Mỹ tìm mua BĐS vài năm gần đây đã trở nên quá quen thuộc nhưng việc mua đứt cả một thị trấn thì quả là xưa này hiếm. Có lẽ vì vậy mà khắp các trang báo lớn trên thế giới đều đưa tin về thương vụ “đình đám” này.

Báo giới quốc tế bất ngờ với tin người Việt Nam "mua đứt" thị trấn của Mỹ Cnn-060412_a4979
Báo giới quốc tế bất ngờ vì người Việt mua thị trấn tại Mỹ

Trên trang nhất, hãng tin BBC chạy hàng tít lớn: “Hai người Việt Nam mua “thị trấn nhỏ nhất” nước Mỹ. Kèm theo đó tác giả bài viết khẳng định: “2 người đàn ông Việt Nam không rõ danh tính đã chiến thắng trong cuộc đấu giá mua thị trấn Buford, tại bang Wyoming hôm thứ Năm. Thị trấn này có một trường học, 1 trạm xăng, một căn nhà 3 phòng ngủ và một quầy tạp hóa”.

Tờ Telegraph của Anh cũng in đậm: “Thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ đã được bán với giá 900.000 USD” kèm theo bên dưới là những miêu tả về cuộc đấu giá và tâm trạng của công dân duy nhất còn lại của thị trấn. “Người chiến thắng đã phải ganh đua với các đối thủ đến từ Hong Kong, New York, Florida, Kansas và Wyoming với mức giá khởi điểm 100.000 USD. Khoảng 20 người đã đến tận nơi trong khi một số khác chào giá qua điện thoại”, bài báo viết. Tờ Dailymail của Anh thì cho biết phiên đấu giá chỉ diễn ra chóng vánh trong vòng 11 phút.

Hãng tin CNN của Mỹ cho rằng đây là món hời cho những người mua với hàng tít: “Doanh nhân Việt Nam đã thâu tóm được thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ với giá 900.000 USD”, tiêu đề bài báo khẳng định. “Phiên đấu giá bắt đầu ở mức 100.000 USD nhưng giá đã nhanh chóng được đẩy lên rất cao. Những người chiến thắng sau đó lập tức được hộ tống ra cửa bởi các nhân viên đấu giá để tránh sự tiếp cận của báo giới”, CNN thuật lại.

Tonjah Andrews, một nhà môi giới BĐS đến từ thủ phủ Cheyenne của bang Wyoming, đại diện cho những người thắng thầu thì cho biết cô sẽ không tiết lộ danh tính của thân chủ mình. Nhưng cô tiết lộ với CNN rằng những người này đã bay sang đây từ Việt Nam sau khi hay tin về vụ đấu giá trên mạng.

Ngoài các tờ báo trên, thông tin về phiên đấu giá với chiến thắng bất ngờ của 2 người Việt Nam cũng được đăng tải trên rất nhiều báo danh tiếng khác như: Bưu điện quốc gia (National post) của Mỹ, Bưu điện Washington, AFP, MSNBC…

Buford là thị trấn thuộc hạt Albany, bang Wyoming, miền Tây nước Mỹ. Tại đây từng có khoảng 2000 cư dân sinh sống. Tuy nhiên nhiều năm trước, khi tuyến đường tàu hỏa qua đây đóng cửa, người dân dần bỏ đi và đến nay chỉ còn lại duy nhất ông Don Sammons. Ông cùng vợ con chuyển tới sống tại đây vào năm 1980 trước khi người vợ qua đời năm 1995. Cách đây 5 năm con trai ông cũng rời đi và hiện ông chỉ còn lại một mình.

Phát biểu sau phiên đấu giá, ông Sammons bùi ngùi chia tay thị trấn sau 32 năm sinh sống: “Tôi không biết có lúc nào mình sẽ cảm thấy hối tiếc vì quyết định này. Tôi đã sống ở đây suốt nửa đời mình”. Trước đó Sammons đã mua 1 căn nhà tại Windsor, Colorado để được sống gần con trai hơn.

Thanh Tùng
Tổng hợp
Thích0Báo xấu0

Gửi một tin nhắn lên tường.

Gửi báo cáo lỗi về bài viết này.

      
Souvenir
Souvenir Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 556

Danh vọng : 646

Uy tín : 42

Tính theo tỉ giá ngày hôm nay 1 USD = 20.810 - 20.870 đồng thì 900.000 USD = 18.729.000.000 - 18.783.000.000 đồng. Giá này quá hời so với giá nhà đất ở Việt Nam! Cứ đà này thì chẳng mấy chốc mà người Việt mình "thâu tóm" hết nước Mẽo.
Thích0Báo xấu0

Gửi một tin nhắn lên tường.

Gửi báo cáo lỗi về bài viết này.

      
thầy giáo làng
thầy giáo làng Mod

Cấp bậc: Mod

Giới tính : Nam

Bài viết : 835

Danh vọng : 1332

Uy tín : 183




Các huynh ấy xôn xao là vì không biết gì về Việt Nam chúng ta cả. Tính ra giá của cái thị trấn ấy chưa bằng 1 căn hộ chung cư ở Hà Nội mà! Các bác có quen ai bên Mỹ thì nhắn dùm với họ là còn bao nhiêu thị trấn cần bán cứ để đó cho dân ta sang mua nhé!
      
Puzzle
Puzzle Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 455

Danh vọng : 748

Uy tín : 83

Vị doanh nhân này đã bay từ TP. Hồ Chí Minh đến tận nơi tổ chức cuộc đấu giá là tại thị trấn Buford.  

Sau khi thắng cuộc, doanh nhân này đã phát biểu: “Sở hữu một bất động sản tại Mỹ là mơ ước của tôi từ lâu. Khi tôi đọc được thông tin cuộc đấu giá thị trấn Buford này trên mạng, tôi rất hào hứng. Do đó tôi quyết định bay đến Wyoming để tham gia đấu thầu tại chỗ. Đây là một hành trình dài nhưng cuối cùng tôi cũng đến được. Đây là giấc mơ Mỹ”.
      
Puzzle
Puzzle Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 455

Danh vọng : 748

Uy tín : 83

TT - Theo nguồn tin riêng của Tuổi Trẻ, doanh nhân đã thắng đấu giá thị trấn Buford là anh Phạm Đình Nguyên - Tổng giám đốc Công ty Dịch vụ phân phối tổng hợp quốc tế (IDS), trụ sở tại TP.HCM.

Báo giới quốc tế bất ngờ với tin người Việt Nam "mua đứt" thị trấn của Mỹ Nguyen10

Anh Nguyên đi cùng một người bạn bay từ TP.HCM sang Cheyenne (thủ phủ bang Wyoming, cách Buford khoảng 60km).

Anh đã vượt qua 25 người từ nhiều quốc gia trong một cuộc đấu giá nghẹt thở 11 phút, cũng được xem là dài nhất trong các cuộc đấu giá bất động sản ở Mỹ vốn chỉ mất khoảng 3 phút là nhiều.

Theo anh Nguyên, dù giá trị đấu giá chung cuộc 900.000 USD không phải là lớn “nhưng đây được xem là sự kiện được đông đảo báo giới quốc tế quan tâm do tính độc đáo của thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ này”.

“Một trong những hoạt động kinh doanh chính của IDS là phân phối, phát triển thị trường. Sở hữu một thị trấn như Buford là bàn đạp về mặt tinh thần để chúng tôi xuất khẩu sang thị trường Mỹ những thương hiệu Việt Nam. Đồng thời cũng là cơ hội để chúng tôi giới thiệu những thương hiệu mới mà chúng tôi sở hữu” - anh Nguyên cho biết.

Khẳng định mình không phải là “đại gia”, anh Nguyên cho hay việc tìm đến cuộc đấu giá này diễn ra rất nhanh.

“Ý tưởng mua một thị trấn chỉ mới cách đây không đầy hai tuần khi tôi tình cờ đọc được tin trên báo mạng. Thành thật mà nói, tôi chưa có một kế hoạch cụ thể nào cho thị trấn này. Nhưng một điều tôi nghĩ người Việt Nam chúng ta không nên tự ti. Không có gì là không thể!” - anh Nguyên nói.

Anh Nguyên có bà con bên Mỹ hỗ trợ cho vay để mua thị trấn này. Hiện người nhà bên Mỹ của anh Nguyên chỉ mới đặt cọc 100.000 USD. Trong 30 ngày tới, người nhà của anh Nguyên sẽ phải chuyển tiếp 800.000 USD còn lại.

Ngoài ra, anh Nguyên còn phải trả thêm một số chi phí liên quan việc làm giấy tờ, phí môi giới...
TRẦN VŨ NGHI
Thích0Báo xấu0

Gửi một tin nhắn lên tường.

Gửi báo cáo lỗi về bài viết này.

      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Thông tin doanh nhân Việt mua lại thị trấn Buford với giá 0,9 triệu USD đang trở thành đề tài bàn luận sôi nổi của độc giả tại Mỹ nhất là trong bang Wyoming. Độc giả Nickname FreeDumbie còn lên tiếng cảnh báo: "Nước Mỹ đang bị rao bán. Mọi người mau thức tỉnh đi".

Báo giới quốc tế bất ngờ với tin người Việt Nam "mua đứt" thị trấn của Mỹ Images?q=tbn:ANd9GcQh6p4sqVKNOUux8Uuiwe1fb8Hh-OaDNCWONMYE3_fV4QEqoggcrQ

Suốt từ cuối tuần qua đến nay, tin thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ Buford, bang Wyoming thuộc về một người Việt Nam đã trở thành “điểm nóng” của độc giả Mỹ. Trên trang CNN, chỉ trong vòng hơn 1 ngày sau khi tin tức được công bố đã có hơn 630 bình luận của độc giả. Ở các trang báo nhỏ hơn như MSNBC, ABCnews, USA Today…số phản hồi cũng lên đến hàng chục.

Trong số các bình luận của người đọc, có nhiều ý kiến tỏ ra lo lắng. Chia sẻ trên trang CNN, độc giả Ramona Kadrich nói rằng: "Người Việt Nam đã có thể sở hữu một phần của Mỹ một cách dễ dàng, trong khi đó pháp luật Việt Nam không có quy định nào cho phép người nước ngoài được mua đất tại đây". Một người khác dự đoán thị trấn Buford sắp được đổi một cái tên Việt Nam.

Bình luận về khả năng đất đai của nước Mỹ bị rơi vào tay người nước ngoài, nhiều người đọc mỉa mai: "Vị doanh nhân Việt kia có thể bỏ ra thêm ít tiền nữa để sở hữu thành phố Detroit (bang Michigan) và một chút nữa để mua luôn cả thành phố Cleveland của bang Ohio". Nickname FreeDumbie còn lên tiếng cảnh báo: "Nước Mỹ đang bị rao bán. Mọi người mau thức tỉnh đi".

Có người lại tỏ ra tiếc nuối khi một thị trấn đẹp như Buford lại bị bán với mức giá "rẻ mạt". Lo lắng cho tương lai của nước Mỹ, một độc giả nhận định, "Đây mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm khi nợ công của Mỹ đã vượt 1.000 tỷ USD. Hãy cầu chúa nước Mỹ sẽ không trở thành một Hy Lạp thứ hai".

Báo giới quốc tế bất ngờ với tin người Việt Nam "mua đứt" thị trấn của Mỹ Images?q=tbn:ANd9GcTIEn53RBaxnWJWWyD2CWOZ4KUUukjrmi5Ksiln8NHYylFDKjf8WA

Phần đông độc giả tranh luận về việc chi 900.000 USD cho một thị trấn không người ở là đắt hay rẻ. “Tôi đã sống ở Wyoming gần 30 năm và không xa lạ gì với Buford. Đó là một điểm đến rất đẹp trên đường liên bang I-80, nằm giữa Laramie và Cheyenne. Cộng đồng dân cư xung quanh đây đang lớn mạnh dần, bao gồm cả những người sống trong sa mạc gần đó. Thị trường BĐS cũng dần khởi sắc…Đó chính là một nơi hái ra tiền trên đường cao tốc”, độc giả có biệt danh Heretic Zero nhận định trên trang ABCnews.

Đáng ý chú ý là trên trang Wyomingnews, Philip Kay bạn của ông Sammons, chủ cũ của thị trấn cho rằng việc bán Buford là một sai lầm. Ông tin rằng với sự tập trung của báo giới quốc tế trong tuần qua, thị trấn này có thế thực sự “cất cánh” trong thời gian tới. “Việc sở hữu một thị trấn chính là giấc mơ Mỹ”, Kay khẳng định. Nancy Levine đến từ Denver, người đã tham gia cuộc đấu giá nhưng bất thành cho biết cô đã có kế hoạch marketing để biến Buford trở thành “điểm đến hấp dẫn mới”.

Tuy nhiên cũng không ít ý kiến tranh luận cho rằng đây là một vụ đầu tư sai lầm bởi khí hậu tại Buford rất khắc nghiệt và con đường liên bang I-80 qua đây thường đóng cửa tới nửa năm. Howdy, độc giả của Wyomingnews chia sẻ: “Tôi hy vọng người ta sẽ lập một nhà hàng ở đó, tôi thích các món ăn châu Á. Nhưng thành thật mà nói tôi không tin người ta sẽ sinh sống ở nơi ấy. Phải là những người rất đặc biệt mới có thể chịu được những cơn mưa tuyết mùa Đông và gió rét. Mùa hè ở đây tuyệt đẹp nhưng mùa Đông thì đúng là khủng khiếp”.

Nickname oleole47 thì khẳng định: “Sammons đã có một thương vụ quá hời. Thị trấn đó là một nơi tồi tệ trên một con đường cao tốc đóng cửa gần 50% thời gian trong năm. Có lẽ họ sắp xây ở đó một khách sạn cho những lái xe bị mắc kẹt”.

“900.000 USD? Tôi không rõ những người mua đến từ Việt Nam đã tham dự bao nhiêu cuộc đấu giá ở Bắc Mỹ. Tôi ngờ rằng đã có không ít gã từ Barret-Jackson (một công ty đấu giá) góp mặt và có rất nhiều lời trả giá khống. Bảo sao người mua nhanh chóng bị đưa đi để cho những kẻ tổ chức đấu giá có thể bỏ túi 25% hoa hồng”, độc giả m135 của CNN đặt dấu hỏi.

Trên trang MSNBC độc giả có nickname deb-3232690 cũng tỏ vẻ sửng sốt về mức giá 900.000 USD: “Họ có thể mua 10 mẫu đất ở Wyoming chỉ với 5000 USD. Ước gì tôi đã có địa chỉ của họ”.

Báo giới quốc tế bất ngờ với tin người Việt Nam "mua đứt" thị trấn của Mỹ Images?q=tbn:ANd9GcTowe4Lr61lQwfGyCysxpEJ_lxcuY772Y8jApVD3FlCx7GfjuRc

Bên cạnh những tranh cãi về chuyện nên hay không nên mua thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ thì không ít người dân bang Wyoming tỏ vẻ tiếc nuối khi nơi này bị bán. “Hôm nay quả là một ngày rất buồn cho Wyoming. Từ đây truyền thống của Buford đã biến mất mãi mãi. Nếu có tiền tôi đã mua mảnh đất này để giữ nó vẫn là của Wyoming. Tôi rất buồn khi biết rằng người mua nó chẳng có liên quan gì đến bang này và bỏ tiền mua chỉ sau vài ngày tới đây. Có lẽ sẽ không bao giờ tôi dừng chân ở Buford nữa”, Wyoming Cowboy chia sẻ trên trang báo địa phương.

Số khác thì đoán già đoán non về mục đích của những thương gia từ Việt Nam. Một vài người tin rằng đây chỉ là một cách để chủ sở hữu mới của Buford có được hộ chiếu Mỹ. "Tôi biết họ định làm gì với thị trấn này rồi. Họ sẽ mở ở đây một tiệm massage kiểu châu Á và thông qua luật để cho phép nó hoạt động", QthePower châm biếm.

Một độc giả khác có tên Cindy Taylor thì bày tỏ hy vọng: “Thị trấn nhỏ Buford đã hơn 1 lần cứu tôi trong những chuyến đi giữa 2 thành phố Cheyenne và Laramie: đổ xăng, sử dụng phòng tắm hoặc uống một ly cà phê để có thể tiếp tục hành trình trong điều kiện thời tiết giá lạnh. Chúc chủ sở hữu mới của thị trấn gặp nhiều may mắn. Tôi hy vọng họ sẽ vẫn giữ lại bản sắc Wyoming cho điểm dừng chân nhỏ bé nhưng tuyệt vời này”.

Có độc giả cho rằng nhiều người Mỹ đang tỏ ra quá kiêu ngạo khi không ngừng tỏ ra khó chịu về việc có người mua một mảnh đất nhỏ của nước mình. Độc giả này củng cố quan điểm của mình bằng việc lấy dẫn chứng lịch sử rằng nhiều quần đảo như Hawaii, Puerto rico, hay Samoa trước đây cũng là do Mỹ mua về.

Một ý kiến khác khuyên mọi người nên tôn trọng luật sở hữu đất đai tư nhân của nước Mỹ. Nickname Kotatsu trên CNN cho rằng việc này không có gì đáng bận tâm bởi Buford không đáng được gọi là một thị trấn. Trong khi đó, những người lạc quan còn hy vọng sẽ có cửa hàng phở hay tiệm làm móng được mở tại đây.
PV (tổng hợp)
      
KHCN
KHCN Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 796

Danh vọng : 1618

Uy tín : 23

Đề nghị các thành viên CHVLQ2 forum ủng hộ để KHCN có thể trở thành người Việt thứ hai mua đứt thị trấn nào đó của Mỹ. Rất vui

Còn nhiều cơ hội mua đứt một thị trấn của Mỹ

Ngoài Buford vừa bán cho doanh nhân Việt Nam Phạm Đình Nguyên, nước Mỹ còn nhiều các thị trấn nhỏ xíu khác được rao bán.

Chuyện một thị trấn được rao bán không phải xa lạ tại Mỹ. Năm 2010, thị trấn rộng 4 ha Wauconda ở hạt Okanogan, bang Washington đã được bán với giá 360.000 USD trên eBay. Năm 2003, thị trấn Bridgeville rộng 32 ha tại California cũng được mua với giá 1,78 triệu USD. Năm 2007, thị trấn một người ở tại Albert, Texas được một người Italy mua với giá 3,8 triệu USD. Mới đây, thị trấn Buford tại bang Wyoming (Mỹ) được bán cho doanh nhân người Việt với giá 0,9 triệu USD.

Tại Mỹ còn rất nhiều 'thị trấn ma' đang được rao bán. Đây là các thị trấn có diện tích tương đối nhỏ, dân số ít (có nơi chỉ có một cư dân), thường là các khu vực dân cư chưa hợp nhất, thuộc quản lý của một phân vùng lãnh thổ hành chính lớn hơn. Việc các thị trấn này được rao bán mở ra cơ hội sở hữu bất động sản Mỹ cho nhiều người nước ngoài.

Tiêu biểu phải kể đến thị trấn Pray, bang Montana mới đây được rao bán với giá 1,4 triệu USD. Thị trấn này nằm trong thung lũng Paradise, gần công viên quốc gia Yellowstone, một vùng núi non hùng vĩ. Theo thông tin đăng tải trên tờ The Daily, mức giá trên bao gồm một khu nhà lưu động, một cửa hàng và một bưu điện. Thị trấn rộng 2 ha này có dân số khá đông so với các thị trấn được rao bán khác: 197 người. Tuy nhiên, đa số cư dân đều sống bên ngoài Pray dù Cục thống kê dân số Mỹ vẫn ghi nhận họ là cư dân của thị trấn.

Báo giới quốc tế bất ngờ với tin người Việt Nam "mua đứt" thị trấn của Mỹ Pray_1_Curbed
Thị trấn Pray, bang Montana, Mỹ. Ảnh: Curbed

Chủ sở hữu Pray, bà Barbara Walker cho biết, bà muốn bán nơi này đi bởi không muốn phải tiếp tục quản lý nó một mình. Chồng bà Walker đã qua đời hồi năm 2006. Bà sống dựa vào nguồn thu từ việc cho thuê nhà lưu động. Hàng tháng, bà thu 200 USD từ mỗi người thuê nhà. Tại thị trấn này, bà vừa là cảnh sát trưởng, vừa là nhân viên quản lý rác, vừa là cán bộ quản lý động vật…

Ngoài ra, một thị trấn có tên Henry Mill Village cũng đang được rao bán với giá 1,4 triệu USD. Henry Mill Village, bang North Carolina, từng là phim trường cho địa danh Quận 12 trong bộ phim nổi tiếng Hunger Game. Được thành lập năm 1905, giống nhiều khu mỏ vàng khác, Henry Mill Village hứa hẹn đem lại việc làm và sự giàu có. Trong một khoảng thời gian dài, dân số tại đây bùng nổ, hầu hết đều làm việc lại các mỏ khai thác. Khi đó, đã có tới 20 công trình được xây dựng tại đây. Thị trấn rộng gần 29 ha này cũng đã từng là nơi đặt trụ sở công ty sản xuất chỉ Henry River Manufacturing Co. Tuy nhiên, kể từ năm 1977, Henry Mill Village đã trở thành nơi đồng không mông quạnh sau khi nhà máy này cháy rụi. Hiện nay, thị trấn này có duy nhất một cư dân, ông Wade Shepherd, năm nay 84 tuổi.

Báo giới quốc tế bất ngờ với tin người Việt Nam "mua đứt" thị trấn của Mỹ Henry_4_the_sun
Thị trấn Henry Mill Village, bang North Carolina. Ảnh: The Sun

Shepherd cho biết ông muốn bán thị trấn đi do nó quá … nổi tiếng. Chia sẻ vớiAP, ông Shepherd cho biết thị trấn vốn yên tĩnh này giờ đây lúc nào cũng đông nghẹt người. "Họ qua lại đây cả ngày lẫn đêm. Tôi cảm thấy bị làm phiền bởi quá nhiều người", ông Shepherd nói. Ông hy vọng một người hâm mộ nào đó của bộ phim sẽ mua thị trấn của mình.

Không chỉ có 2 thị trấn trên, năm ngoái, thị trấn Scenic, nằm ở trung tâm rừng quốc gia Badlands, thuộc bang South Dakota cũng được rao bán toàn bộ với giá 799.000USD. Được thành lập năm 1906, hiện thị trấn rộng gần 5 ha này chỉ còn 8 cư dân. Mức giá trên bao gồm một bưu điện, cửa hàng tiện lợi, vũ trường, hai cửa hàng bán lẻ, ga tàu, phòng công cộng, hai ngôi nhà và hai nhà giam. Những cư dân còn lại của Scenic sống chủ yếu nhờ vào việc buôn bán xăng, đồ ăn và rượu cho người qua đường và khách du lịch.

Báo giới quốc tế bất ngờ với tin người Việt Nam "mua đứt" thị trấn của Mỹ Scenic_2
Thị trấn Scenic, bang South Dakota. Ảnh: Business Insider

Theo ABC News, chủ nhân hiện tại của thị trấn này là Twila Merrill. Được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, bà Merrill quyết định bán thị trấn này đi. Trước đó, bà đã rao bán thị trấn này với giá 3 triệu USD nhưng khủng hoảng kinh tế khiến giá giảm xuống còn 799.000 USD.

Theo số liệu trên trang Ancestry, tính đến năm 2009, nước Mỹ có khoảng 50.000 "thị trấn ma". Những thị trấn này đều từng là khu khai thác khoáng sản, công trường xây dựng đường sắt, khu vực quân đội từng đóng quân, ấp nông nghiệp, ga xe lửa .... Chúng được thành lập bởi một nhóm cư dân và bùng nổ dân số vào thời hoàng kim. Cư dân tại đây phần lớn làm việc hoặc sống nhờ vào các hoạt động đó.

Tuy nhiên, theo thời gian, khi các động lực kinh tế như công trình đường sắt, hay doanh trại quân đội rời đi, thất nghiệp và cuộc sống khó khăn khiến cư dân tại các thị trấn này tản đi nơi khác để kiếm sống. Do đó, các thị trấn này dần thưa thớt và trở thành nơi hoang vắng với chỉ một số ít cư dân còn lại. Khi đó, chúng được coi là những "thị trấn ma".

Tuyến Nguyễn (tổng hợp)
      
Puzzle
Puzzle Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 455

Danh vọng : 748

Uy tín : 83

TT - Ngày 29-7-2013, thị trấn Buford (bang Wyoming, Mỹ), do ông Phạm Đình Nguyên mua cách nay một năm, đã chính thức mở cửa trở lại.

Báo giới quốc tế bất ngờ với tin người Việt Nam "mua đứt" thị trấn của Mỹ Nguyen11
Ông Phạm Đình Nguyên tại cây xăng ở thị trấn do mình làm thị trưởng - Ảnh: CTV

Ông Nguyên, chủ nhân và là thị trưởng của thị trấn Buford, cho biết sẽ đổi tên thị trấn và thực hiện kế hoạch kinh doanh cà phê rang xay VN tại ngay thị trấn này. Ông Nguyên nói:

- Tôi hi vọng với việc tổ chức kinh doanh cà phê thương hiệu VN ngay tại thị trường Mỹ sẽ giúp quảng bá đến tận tay người tiêu dùng Mỹ sản phẩm cà phê Việt cũng như phong cách thưởng thức cà phê VN.

Chúng tôi đã bổ nhiệm ông Don Sammons - chủ cũ của thị trấn này - làm “đồng thị trưởng”, trực tiếp điều hành thị trấn. Sau ngày 3-9, cùng với sự kiện đổi tên, thị trấn sẽ phục vụ cà phê miễn phí khách đến tham quan.

* Ông có thể cho biết cụ thể hơn về kế hoạch này không?

- Tôi tận dụng cửa hàng tiện lợi rộng 200m2 tại thị trấn Buford để mở quán cà phê. Tại đây, tôi sẽ pha chế và bán trực tiếp hai nhóm sản phẩm là cà phê siêu sạch và thượng hạng, có trọng lượng 250-500 gam/gói, đảm bảo nguồn nguyên liệu sử dụng hạt cà phê đúng chuẩn, tuyệt đối không sử dụng các hóa chất độc hại tạo mùi, màu...

Để có thể thực hiện dự án này, chúng tôi đã trải qua một quá trình làm việc và chuẩn bị rất kỹ lưỡng, do việc đưa sản phẩm thực phẩm vào thị trường Mỹ là một chuyện “trần ai khoai củ”.

Chúng tôi phải đăng ký với Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) các thông tin chi tiết về công ty và sản phẩm xuất khẩu vào Mỹ. Rồi quá trình sản xuất, lưu kho, cho đến vận chuyển các sản phẩm đều phải được cung cấp cho FDA... Tuy nhiên đến nay, sau quá trình nỗ lực, chúng tôi đã hoàn tất việc đưa sản phẩm cà phê vào giới thiệu và kinh doanh tại thị trấn này đúng lịch trình.

* Thương hiệu cà phê dự kiến bán tại Buford là gì và ông có kế hoạch nào để quảng bá cho thương hiệu cà phê này?

- Tôi lấy thương hiệu cà phê là PhinDeli. Chữ “Phin” là từ đầu tiên trong phin cà phê, một vật dụng pha chế quen thuộc cho thức uống gần như là “quốc hồn quốc túy” của người dân VN. Còn Deli là viết tắt của chữ “delicious” - thơm ngon.

Để quảng bá cho thương hiệu cà phê này, nói thật tôi không có nhiều tiền để thực hiện theo cách truyền thống. Bởi chi phí quảng cáo ở Mỹ rất đắt. Một trang quảng cáo trên báo The Wall Street Journal là gần 500.000 USD. Còn những spot quảng cáo trên tivi thì tính bằng trăm ngàn USD.

Do đó, chúng tôi sẽ tạo ra một câu chuyện hay, hấp dẫn báo chí, Internet, đặc biệt là các mạng xã hội. Cụ thể, chúng tôi sẽ đổi tên Buford thành thị trấn cà phê PhinDeli. Lễ công bố đổi tên thị trấn sẽ được chính thức tổ chức tại Buford vào ngày 3-9.

Thông báo đổi tên này sẽ được cho in ngay trên bao bì sản phẩm. Ngoài ra, để thu hút khách lái xe xuyên bang, chúng tôi cũng sẽ dựng các panô lớn dọc xa lộ từ Cheyenne (thủ phủ bang Wyoming) đi tới PhinDeli, thay cho Buford trước đây. Tôi hi vọng sự kiện này sẽ thu hút sự quan tâm của giới truyền thông, qua đó nhiều người sẽ biết và quan tâm đến thị trấn PhinDeli.

* Ông có tự tin sẽ thành công với một sản phẩm cà phê không mấy quen thuộc với người tiêu dùng Mỹ, chưa nói đến phong cách thưởng thức cà phê cũng khác nhau?

- Làm kinh doanh thì phải tính đường dài. Kinh doanh ở Mỹ phải tính bằng năm. Mọi thứ ở Mỹ như tôi nói rất đắt đỏ. Vì vậy, chúng tôi phải đi từng bước một. Đầu tiên, chúng tôi nhắm vào người Mỹ gốc Việt, những người ít nhiều cũng đã biết đến cà phê phin. Sau đó chúng tôi từng bước mở rộng sang những nhóm người khác.

Về phân phối, trước mắt PhinDeli sẽ tập trung bán hàng qua mạng thông qua trang thương mại điện tử Amazon. Đây là trang web bán hàng trực tuyến lớn nhất hiện nay tại Mỹ. Sau đó chúng tôi sẽ xúc tiến mạnh mẽ việc đưa hàng vào các chuỗi siêu thị. Cũng bắt đầu là những chuỗi của người châu Á ở bờ Tây và bờ Đông. Sau đó chúng tôi mới tính tiếp đến các chuỗi lớn như Wal-Mart, Cosco.

Tất nhiên mọi việc không đơn giản. Nhưng tôi sẵn sàng đi đến cùng để biến giấc mơ cà phê Việt trên đất Mỹ trở thành hiện thực. Tôi cảm thấy rất hào hứng bắt đầu cuộc hành trình mới. Hào hứng như lúc tôi mua thị trấn này vậy.
      
Zone
Zone Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 832

Danh vọng : 1544

Uy tín : 0

Gặp người Việt từng gây 'náo loạn thế giới' khi mua trị trấn Mỹ

VTC - Ra đời vào thời khắc đất nước thống nhất, ở tuổi 40 doanh nhân Phạm Đình Nguyên gốc Sài Gòn này đã làm được nhiều điều khiến không ít người mơ ước.

Không chỉ nổi danh ở quê hương, ông giờ là chủ nhân của thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ Buford sau khi đấu giá thành công với số tiền gần 1 triệu USD.

American dream - Giấc mơ Mỹ!

Bang Wyoming- miền Trung nước Mỹ một ngày đầu tháng 4 năm 2012. Tiết trời lạnh giá nhưng trên con đường độc đạo băng qua “thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ” Buford, nơi nối liền hai thành phố lớn NewYork và San Francisco, dòng người vẫn tấp nập kéo đến. Họ đến từ 146 quốc gia để xem và tham gia đấu giá thị trấn này. Phạm Đình Nguyên, một chàng trai người Việt nằm trong số đó.
Báo giới quốc tế bất ngờ với tin người Việt Nam "mua đứt" thị trấn của Mỹ Anh2ng10
Biển hiệu của thị trấn là PhinDeli với điểm nhấn là cảnh trồng, sản xuất và chế biến cà phê phong cách Việt Nam. Ảnh: P.Đ.N

"Công dân duy nhất của thị trấn và những người ở vùng lân cận, nơi chưa được cấp mã bưu chính hỏi tôi liệu ông có thay đổi mã bưu chính ở đây sau khi đổi tên thành PhinDeli hay không. Tôi nói với họ rằng mọi thứ vẫn giữ. Rất nhiều người đã nhảy lên vỗ tay."

Phạm Đình Nguyên
“Hàng loạt hãng thông tấn báo chí nổi tiếng của Mỹ và các nước như BBC, CNN hay Telegraph... đã có mặt tại thị trấn nhỏ này”- Phạm Đình Nguyên kể lại hình ảnh đầu tiên mà anh nhìn thấy khi bước vào khu vực đấu giá được tổ chức bởi công ty độc lập danh giá Williams & Williams.

Don Sammons, 61 tuổi- ông chủ của thị trấn Buford có tuổi gần 150 năm ra bắt tay chào đón mọi người. Không biết ai trong dòng người này sẽ được ông trao lại vùng đất.

Ông là thị trưởng và là công dân duy nhất của thị trấn Buford có diện tích khoảng 10ha, sở hữu một trường học, một trạm xăng, một tháp phát sóng thông tin di động, vài căn nhà nhỏ và một tiệm tạp hóa kiêm cà phê.

Dù đã tìm hiểu qua mạng về thị trấn Buford trước khi tham gia đấu giá, nhưng hình ảnh thực tế ở thị trấn đã làm Phạm Đình Nguyên thấy “hụt hẫng”.

“Tôi được phụ nữ người Mỹ tốt bụng làm môi giới, hướng dẫn tận tình các thủ tục để tham gia buổi đấu giá trực tiếp thị trấn này”- Phạm Đình Nguyên kể, họ đã giúp tôi hiểu rõ hơn về Buford, nhưng thực sự tôi không hình dung được nỗi buồn khi đặt chân đến đây.

Tuy nhiên, giờ nó đã khác - Nơi ấy là quê hương thứ 2 của tôi. Ông nói, từ nhỏ đã có ước mơ làm một điều gì đó. Sau khi tốt nghiệp đại học với tấm bằng marketing, ông đã trải qua nhiều công việc ở các tập đoàn lớn rồi dừng chân với công ty Dịch vụ phân phối tổng hợp quốc tế IDS do mình làm chủ ở TPHCM.

“American dream - Giấc mơ Mỹ!”- tôi hỏi đó có phải là động lực thôi thúc ông tới đất nước hợp chủng này?”. Phạm Đình Nguyên nói ông chưa có cơ hội đến Mỹ dù rất thích từ nhỏ, cho đến khi đọc một bài báo nói về cuộc đấu giá thị trấn Buford.
Báo giới quốc tế bất ngờ với tin người Việt Nam "mua đứt" thị trấn của Mỹ Anh1ng10
PV Tiền Phong với ông Phạm Đình Nguyên ở Sài Gòn. Ảnh: L.N

“Lúc ấy tôi đã rất phấn khích. Tôi quyết định tới Wyoming để trực tiếp tham gia. Đến Wyoming là một quãng đường dài đầy thử thách nhưng cuối cùng tôi cũng đã tới được đích”- Phạm Đình Nguyên tự hào và cho rằng: “Sở hữu được một chút tài sản ở quốc gia đứng đầu thế giới này là giấc mơ của tôi”.

Phiên đấu giá thị trấn đầu tiên trong lịch sử Mỹ được ông chủ Don Sammons khởi điểm với giá đưa ra là 100.000 USD. Cuộc đấu giá kết thúc sau 12 phút, cũng được cho là dài nhất lịch sử Mỹ đến hồi kết với phần thắng vào tay người Việt Phạm Đình Nguyên khi ông trả giá cho thị trấn này 900.000 USD.

Don Sammons tận tay trao lại chiếc chìa khóa tượng trưng cho doanh nhân đến từ Việt Nam với niềm vui sướng.

Buford được Don Sammons mua lại năm 1980. Ông cùng vợ và con trai chuyển tới sinh sống tại thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ này và trở thành ông chủ kiêm thị trưởng cho đến khi phiên đấu giá diễn ra vào tháng 4 kết thúc. “32 năm nay, kể từ lúc vợ ông Don Sammons mất và con trai chuyển đi nơi khác, ông trở thành công dân duy nhất của thị trấn nhỏ. Tôi tự hào khi kế thừa phần tài sản từ tay Don”- Phạm Đình Nguyên phấn chấn.

“Quốc hồn quốc túy” trên đất Mỹ

Những tấm biển hiệu gắn với cái tên cũ đã được thay thế bằng cái PhinDeli vào ngày 3/9/2013. Phạm Đình Nguyên nói muốn gắn tên thị trấn như vậy để mọi người biết đến một thương hiệu “cà phê phin” vốn là đặc sản của người Việt.

“Phin là công cụ pha cà phê của người Việt, còn Deli là Deliciuos- nghĩa là ngon. “Ly cà phê ngon”. Tôi muốn tạo ra một câu chuyện hay và hấp dẫn ở thị trấn của mình và xa hơn nữa là cả nước Mỹ”- Phạm Đình Nguyên nói về lý do đổi tên thị trấn.  

Ngay khi đổi tên thị trấn, một góc ở cửa hàng tiện lợi, quán cà phê PhinDeli cũng được khai trương. Trên mảng tường dài 10m, Phạm Đình Nguyên tạo nên một điểm nhấn bằng bức tranh vẽ các hoạt động trồng, thu hoạch, chế biến và thưởng thức cà phê theo phong cách Việt Nam.

Ngoài tên thị trấn đã thay đổi, hầu như mọi thứ vốn đã tồn tại hơn 30 năm qua của Don Sammons vẫn còn vẹn nguyên. Mã bưu chính, căn nhà ba phòng ngủ, ngôi trường cùng nguồn thu duy nhất của thị trấn là một trạm xăng và một cửa hàng tiện ích, đã được tân trang lại chút ít mang dấu ấn, phong cách Việt.
Báo giới quốc tế bất ngờ với tin người Việt Nam "mua đứt" thị trấn của Mỹ Anh3ng10
Phạm Đình Nguyên gặp gỡ những cư dân đi qua thị trấn PhinDeli trong ngày khai trương.
Ảnh: P.Đ.N

Người đàn ông 40 tuổi này nói rằng mỗi ngày có khoảng 2.000 người dừng chân tại thị trấn, một phần họ dừng lại để sở thị thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ có gì thú vị, phần khác họ đến để đổ xăng, ghé vào uống cà phê chế bằng phin miễn phí và mua các sản phẩm đến từ Việt Nam tại cửa hàng tiện lợi của ông.

Hơn một năm qua từ khi cửa hàng tiện lợi này mở trở lại, Phạm Đình Nguyên dành tâm huyết để tìm hiểu thị hiếu và đưa những sản vật được xem là “quốc hồn quốc túy” của Việt Nam sang thị trấn nhỏ này. Nước mắm Phú Quốc, gốm sứ Minh Long, sữa đặc Vinamilk để pha với cà phê hay đĩanhạc của Đặng Thái Sơn, cà phê chế bằng phin, đặc sản chả giò, bánh kẹo, đặc sản các vùng hay những tập sách giới thiệu về văn hóa đất nước con người Việt Nam qua tranh ảnh...    

Từ ngày Don Sammons bàn giao thị trấn lại cho Phạm Đình Nguyên, ông chủ kiêm thị trưởng khu phi hành chính này đã thuê một người Mỹ quản gia cho tất cả hoạt động của thị trấn. Người đó đã soán ngôi Don Sammons để trở thành công dân độc nhất nơi đây.

“Mọi hoạt động tại thị trấn vẫn được tôi kiểm soát dù mỗi năm tôi qua đó chỉ 1 đến 2 lần. Ở Mỹ mọi thứ rất rạch ròi, không phải lo lắng với người giúp việc cho mình” - Phạm Đình Nguyên cho hay.

Ngày đổi tên thị trấn, những cư dân sống sát với thị trấn ngồi nhâm nhi cà phê pha phin được Phạm Đình Nguyên tự tay chế. “Nhiều người trong số họ mang quà đến cám ơn tôi. Tôi thấy lạ vì thông thường mình phải tặng quà và cám ơn người ta mới đúng. Lúc ấy tôi mới biết họ cám ơn vì mình đã mở lại thị trấn sau nhiều năm Don Sammons đóng cửa”- Phạm Đình Nguyên nhớ lại.
      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất