Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Zone
Zone Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 832

Danh vọng : 1544

Uy tín : 0

Từ tư tưởng của Fukuzawa nghĩ về đổi mới giáo dục hiện nay

Từ tư tưởng của Fukuzawa nghĩ về đổi mới giáo dục hiện nay Quote-10

Tia sáng - Đọc “Khuyến học” của Fukuzawa Yukichi (Phạm Hữu Lợi dịch, 2014), tôi có cảm tưởng như ông đang nói với dân Việt, với Chính phủ Việt Nam ngay lúc này, chứ không chỉ nói với người Nhật Bản thời Minh Trị (1868 – 1912). Những tư tưởng, những phân tích, mô tả của ông có ý nghĩa đến kinh ngạc với Việt Nam hiện nay từ chính trị, kinh tế đến văn hóa xã hội; từ những điều to lớn tầm quốc gia đại sự như chủ trương “thoát Á nhập Âu” trong tổ chức quản trị xã hội, trong cách thức và mục tiêu giáo dục, đến chuyện “chí sĩ rởm”, chuyện “rượu uống người” để phản ánh tình trạng mất tự chủ của người dân bởi “muôn hình vạn trạng” trong đó có nạn nhậu nhẹt.

Giáo dục con người tự chủ và khai sáng

Tư tưởng bao trùm trong tác phẩm là tư tưởng về giáo dục con người tự chủ và khai sáng. Cũng như Rousseau của Pháp, với Fukuzawa, một nền giáo dục khai minh phải là một nền giáo dục đào tạo con người tự chủ về tư duy, về phán đoán, có khả năng phản biện, có khả năng tự tồn tại, tự xoay xở... Con người tự chủ là con người không chạy theo trào lưu thời thượng, hay chịu sự chi phối của dư luận, hay bất kỳ điều gì mà không suy xét, không lấy lý trí của mình để đánh giá và tự mình đem ra các quyết định.

Một dân tộc tự chủ và trưởng thành là một dân tộc sẵn sàng học tất cả những điều hay cái đẹp đến từ mọi nơi nhưng không làm mất căn tính của mình, vì sự học hỏi là một quá trình chọn lọc dựa trên lý tính chứ không phải đơn giản là những hành động bắt chước. Fukuzawa phê phán tất cả những hủ tục, những mê tín, những huyền thuyết làm u mê dân chúng, ông phê phán quan niệm học để làm quan, cách học tầm chương trích cú, hư học của Trung Hoa, nhưng ông cũng phê phán cả những người chạy theo phương Tây một cách hời hợt như một phong trào mà không suy xét thấu đáo.

Ông kêu gọi nhà trường, các bậc phụ huynh phải đào tạo được những công dân tự chủ, độc lập, có trách nhiệm, dám dấn thân để bảo vệ chân lý và công bình xã hội. Với ông, sự độc lập của các cá nhân sẽ làm nên sự độc lập của quốc gia, là vốn quý thúc đẩy sự phát triển, nhưng cũng là thuốc đề kháng bảo vệ sự độc lập của đất nước. Ông viết: “nếu có lòng yêu nước thì mỗi người chúng ta đều phải suy nghĩ trước hết về độc lập cho bản thân mình, rồi hãy giúp đỡ người khác cùng độc lập” (tr. 61 - 62).

Sự lệ thuộc là nguyên nhân của mọi điều xấu, một cá nhân lệ thuộc là cá nhân không thể minh định, không có lập trường, dễ dàng a dua, chạy theo phong trào, đám đông, hình thức, vọng ngoại. Nó cũng là nguyên nhân của sự nịnh bợ, luồn cúi với những người có chức quyền, nhưng lại hay xách mé, coi thường những người dưới mình kiểu thượng đội hạ đạp.

Vấn đề của giáo dục Việt Nam và chương trình Đổi mới

Khi hệ thống giáo dục không lấy sự tự chủ, khai minh khai trí làm trọng tâm trong việc đào tạo, làm đích đến của nền giáo dục, mà chỉ lo chăm bẵm “đúc” những con người công cụ theo một mô hình nào đó có sẵn để dễ bề sai khiến, thì nền giáo dục đó làm cạn kiệt nguồn nguyên khí quốc gia. Tạo ra những “Hồn Trương Ba, da hàng thịt, cơ thể mình trở thành nơi trú ngụ của linh hồn người khác” (tr. 144).

Những điều Fukuzawa viết ở trên thật có ý nghĩa, nó phản ánh mọi vấn đề trong xã hội Việt Nam nói chung và trong giáo dục Việt Nam hiện nay nói riêng, mà chúng ta đang hằng ngày tranh luận. Trong giáo dục nước ta hiện nay, những tính cách riêng, những điều tự chủ trong tư duy và hành động, khả năng phê phán, những chính kiến... không được khuyến khích phát triển, tập tành thành những thói quen cho học sinh, ngược lại, giáo dục đang là cỗ máy khổng lồ nghiền nát và làm hòa tan những điều này trong những định hướng chung, những chủ thuyết có sẵn, những phong trào thi đua có tính tập thể, ép tất cả vào một cái khuôn được định nghĩa bởi các nhà lãnh đạo chính trị. Khi không có một lập trường dựa trên những giá trị chắc chắn, không chính kiến, không có cái gì riêng của mình làm điểm tựa, không có khả năng tự chủ, người trẻ sẽ dễ dàng chạy theo những trào lưu nhất thời, buông mình cho những tệ nạn, mặc kệ thời cuộc kim tiền và truyền thông xô đẩy.

Học sinh chúng ta hết cấp phổ thông có thể trở thành những con người biết nhiều những kiến thức, nhưng lại không thể có sự độc lập trong tư duy, trong phán đoán, trong việc đem ra các quyết định, thiếu các kỹ năng để có thể xoay xở trong công việc và trong cuộc sống... Ngày 29/11/2013, Ngân hàng Thế giới đã công bố báo cáo có tựa đề “Phát triển kỹ năng: Chuẩn bị lực lượng lao động cho một nền kinh tế hiện đại ở Việt Nam”, trong đó đã chỉ ra đa số cán bộ chuyên môn (80%) của VN thiếu các kỹ năng cần thiết như kỹ năng tư duy sáng tạo và phê phán, khả năng trình bày, tính toán, giải quyết vấn đề, khả năng ghi nhớ và tốc độ tư duy. Cũng ở khía cạnh này, các phân tích kết quả cuộc thi PISA mới đây đã chỉ ra, mặc dù VN được xếp hạng khá cao, nhưng riêng “Sự cởi mở, linh hoạt trong giải quyết vấn đề của học sinh” thì bị xếp 67/68 nước tham gia.

Theo cách phân tích của Fukuzawa thì hậu quả của những điều này là sự lệ thuộc và có thể dẫn đến mất độc lập. Cá nhân thì chỉ sống dựa vào người khác, dựa vào những thứ có sẵn, đất nước lại lệ thuộc vào ngoại bang vì quốc gia không thể tự tin và có thể tự chủ khi các công dân của mình không thể tự tin và tự chủ.

Tôi không tìm thấy trong các nội dung văn bản chính thức hiện hành liên quan đến “mẫu người tự chủ” được định nghĩa một cách rõ ràng trong các phần nói về mục tiêu giáo dục. Cũng vậy, trong Báo cáo tóm tắt Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục...” trước đây, và “Dự thảo đề án đổi mới chương trình và SGK” của Bộ Giáo dục vừa mới được trình bày trước Quốc hội, không thấy nội dung này mặc dầu đã có những cố gắng tham khảo giáo dục của các nước có nền giáo dục phát triển.

Tôi nghĩ, muốn đưa đất nước đi lên, chúng ta phải cải cách giáo dục, và nền giáo dục đó phải lấy “mẫu người tự chủ và có trách nhiệm” làm đích đến. Từ đó mới xác định lại chương trình nội dung, cách thức tổ chức, đánh giá... Nếu không, công cuộc đổi mới hiện nay rồi cũng sẽ thất bại dẫu cho có đầu tư 34 ngàn tỷ hay hơn thế nữa, vì chúng ta vẫn tiếp tục “lạc đường”, bởi cả thế giới tiến bộ từ rất lâu đã lấy mẫu hình này làm mục tiêu giáo dục trong mọi cấp bậc, từ giáo dục gia đình đến giáo dục nhà trường.

Một người bạn tôi đã so sánh hoàn cảnh Nhật Bản vào thời Minh Trị, trong đó Fukuzawa viết tác phẩm “khuyến học” tương tự như hoàn cảnh của Việt Nam trong thời mà Nguyễn Trường Tộ sống và liên tục gửi những điều trần của ông lên cho nhà Nguyễn nhưng không được lắng nghe. Thế nhưng hiện nay, chúng ta thấy những gì mà Fukuzawa phản ánh trong tác phẩm này lại là những gì chúng ta đang chứng kiến hằng ngày. Như vậy, chẳng lẽ, gần 150 năm trôi qua, mà nước ta đang giậm chân tại chỗ, trong khi Nhật đã là một cường quốc hùng mạnh trong tốp đầu của thế giới ?

Nguyễn Khánh Trung

Spoiler:

Link download : http://www.mediafire.com/?gu8dbl4ph3l8wd4

      
Zone
Zone Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 832

Danh vọng : 1544

Uy tín : 0

Xã hội đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Một ngày có biết bao sự đổi thay, bao phát minh, sáng kiến ra đời. Kiến thức của ngày hôm qua sẽ nhanh chóng được bồi đắp, bổ sung nhiều điều mới lạ. Bằng lòng với những gì đã có trong ngày hôm qua sẽ là luôn không đủ nếu không muốn nói là sẽ rất thiếu. Chúng ta của hôm qua khác chúng ta của hôm nay và khác hơn chúng ta của ngày mai. Không học tập tức là đã thụt lùi. Học không bao giờ là đủ. Học không chỉ trong sách vở, trong nhà trường, học còn ở mọi người, ở nhân dân, ở cuộc đời, học ở chính các em học sinh của chúng ta – những công dân tương lai. Học không chỉ khi còn nhỏ, càng lớn càng phải học.

Từ tư tưởng của Fukuzawa nghĩ về đổi mới giáo dục hiện nay News_110

Chỉ có đầu tư cho học tập chúng ta mới giàu có, vì học tập là một kho báu tiềm ẩn mà mỗi người muốn sống có chất lượng cần hướng tới, xã hội muốn văn minh, thịnh vượng cần hướng tới.

Có biết bao tấm gương học tập suốt đời để lại cho nhân loại những phát minh kỳ diệu làm thay đổi cả thế giới. Một trong những tấm gương mà hôm nay tôi muốn nói đến đó là STEVE JOPS – NGƯỜI SÁNG LẬP RA HÃNG APLE người đã để lại cho nhân loại “trái táo cắn dở” mà hàng triệu người trên thế giới đang nâng niu. Hàng triệu người kính nể về sự cống hiến cho đời của ông.

Tại buổi lễ tốt nghiêp của sinh viên trường Đại học Standford năm 2005, Steve Jops đã kể về cuộc đời mình. Qua đó, một sự thật về cuộc đời với bao đoạn trường, cay đắng và một nỗ lực học tập suốt đời của một con người để đi đến thành công.

Ngay từ lúc còn trong bụng mẹ ông đã được sắp đặt để làm con nuôi, vì mẹ ông là một sinh viên mang thai ông khi đang ngồi trên ghế giảng đường.

Được học ở trường đại học 6 tháng ông đã phải bỏ học chỉ vì cha mẹ nuôi nghèo không kham nổi tiền học phí (trường Reed).

Không được học trọn vẹn ở trường đại học, ông đã theo học một lớp chuyên dạy về viết chữ đẹp tại trường dạy tốt nhất thế giới về cách viết chữ đẹp. Cũng nhờ vậy mà chiếc máy vi tính Macintosh đầu tiên do công ty Apple của ông tạo ra đã có nhiều font chữ đẹp. Ngày nay mỗi khi gõ trên các bàn phím, mọi người đều thầm biết ơn những ngày bỏ trường đại học để đam mê học cách viết chữ đẹp của Steve Jobs.

Bước sang tuổi 30, ông bị sa thải ngay tại chính Công ty mà ông đã sáng lập ra lúc 20 tuổi. Công ty ấy lúc đầu chỉ có 2 người làm việc tại nhà xe, sau 10 năm làm việc cật lực đã phát triển thành công ty trị giá 2 tỉ USD với 4.000 người làm việc.

Khổ đau cay đắng và thất bại đã không làm ông gục ngã trên đường đời. Sau này ông mới nhận ra chính thất bại đã là mẹ thành công. Bị sa thải nhưng ông không hề bị mất niềm tin và sự đam mê sáng tạo. Ông thầm cám ơn người đã sa thải ông bởi vì từ sau ngày bị sa thải, Steve Jobs đã bước vào một giai đoạn sáng tạo nhất trong cuộc đời và thành công rực rỡ đã đến với ông:

Sau 5 năm bị sa thải ông đã thành lập được công ty NeXT và thành lập tiếp một công ty nữa, công ty Pixar. Ông đã tạo ra bộ phim “Toy Story” một bộ phim truyện bằng đồ họa vi tính đầu tiên trên thế giới và ngày nay nó trở thành xưởng phim hoạt hình thành công nhất thế giới.

Lại một điều bất ngờ thú vị nữa đến với Steve Jobs, hay nói theo cách nói của ông là: “Thế rồi ánh bình minh lại bắt đầu từ từ chiếu rọi xuống cuộc đời tôi”. Đó chính là bước ngoặt lớn lao của cuộc đời ông: Apple đã mua lại NeXT và ông trở về Apple để bước vào thời kỳ phục hưng Apple bằng chính công nghệ của NeXT.

Có được điều kỳ diệu này cũng là do ngay từ khi còn rất trẻ ông đã luôn chúc cho chính mình bằng câu nói in trên bìa sau của cuốn sách mà ông tôn thờ: “Hãy luôn sống khát khao, hãy luôn sống dại khờ”.

“Khát khao” để biết ước mơ, khát vọng và có mục đích, có đam mê. “Dại khờ” để luôn hồn nhiên, ngơ ngác, trong trẻo trước cuộc đời từ đó mà đặt ra những câu hỏi để tìm câu trả lời cho những khám phá, sáng tạo và chinh phục.

Và tại buổi lễ tốt nghiệp của trường đại học Standford năm 2005, Steve Jobs đã chúc các bạn sinh viên bằng chính câu nói ấy, “Hãy luôn sống khát khao, hãy luôn sống dại khờ”. Điều đặc biệt ấn tượng về Steve Jobs là ngay từ lời mở đầu trong bài diễn văn của mình ông tuyên bố: “Tôi chưa hề tốt nghiệp đại học”.

Vỏn vẹn được 6 tháng ngồi trên ghế giảng đường, là cả 6 tháng với bao vật lộn, vất vả kiếm sống để kiếm tiền tự ăn học: đi bán từng cái vỏ chai Coca để kiếm tiền mua cơm, ngủ lăn lóc dưới sàn nhà trong các phòng ký túc xá của bạn bè, hàng tuần chỉ có chiều Chủ nhật mới được ăn một bữa cơm ngon bằng cách đi bộ 7 dặm đến “ăn chùa” tại đền Hare Krishna.

Vậy mà con người ấy đã làm nên điều phi thường, thật đáng ngưỡng mộ biết bao!

Đắng cay khổ cực nhưng không hề làm Steve Jobs mất niềm tin. Chính niềm tin, sự đam mê và lòng khao khát học tập, lao động sáng tạo giúp cho Steve Jobs đã thành công lại càng thành công rực rỡ hơn vào giai đoạn cuối.

Xuyên suốt cuộc đời của ông là bài học về nghị lực phi thường, về sự lao động cần cù, về ý thức học tập, về niềm tin và sự sáng tạo.

Từ tư tưởng của Fukuzawa nghĩ về đổi mới giáo dục hiện nay Sc3a1n10

Trong đó, đặc biệt là việc học tập để đi đến thành công của một con người chưa từng tốt nghiệp Đại học. Và như vậy, hãy coi trọng học tập, học không chỉ trong trường lớp, học ở bất cứ nơi đâu miễn là mình có khát vọng, có đam mê. Chính vì sự đam mê ấy đã giúp ông đã thành công một cách ngoạn mục.

Tất cả những điều đó là nguồn động viên cổ vũ cho chúng ta và cho những ai đam mê “Học tập suốt đời”. Bởi vì

“Chỉ có học thực mới có thể làm thực,
chỉ có làm thực mới có thể tạo ra chất lượng thực,
chỉ có chất lượng thực mới có giá trị thực,
chỉ có giá trị thực mới có thể sống thực.
Tất cả bắt đầu từ thực học”.


Xin chúc cho những ai đang say mê học tập bằng chính câu chúc của Steve Jobs: Hãy luôn sống khát khao, hãy luôn sống dại khờ!

Nguyễn Hồng Liêu - Ninh Thuận
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất