Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Puzzle
Puzzle Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 455

Danh vọng : 748

Uy tín : 83

Cựu Tổng lãnh sự Việt Nam tại Trung Quốc, ông Dương Danh Dy nói Trung Quốc có rất nhiều điểm yếu trong kinh tế, quân sự.

Kể từ ngày 2/5, khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào thăm dò trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam trên Biển Đông đã có nhiều diễn biến liên quan của 2 nước cũng như một số quốc gia khác.

Trả lời phỏng vấn VTC News về căng thẳng trên Biển Đông thời gian qua, ông Dương Danh Dy cựu Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc nói: "Việt Nam tôn trọng nhưng không hề sợ Trung Quốc và Bắc Kinh đánh giá rất cao Hà Nội".

Mũi tên trúng hai đích

- Là người làm ngoại giao lâu năm, công tác tại Trung Quốc, ông có nhận xét gì về việc có thông tin nói Trung Quốc đưa Hải Dương 981 vào Biển Đông thực hiện ‘mũi khoan chính trị’?

Hành động này của Trung Quốc nhằm 2 mục đích, vừa xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, vừa tổ chức thăm dò tài nguyên, khoáng sản dầu khí trên Biển Đông.

Điều này có thể hóa giải được thế khó của Trung Quốc hiện nay khi đa số các vùng biển có dầu mỏ đều bị khai thác tràn lan, gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến nguồn lợi hải sản ở các vùng xung quanh.

Là người đã làm việc nhiều năm ở Trung Quốc, từ trung ương tới địa phương. Trong thời gian đó, tôi đã tiếp xúc với những tài liệu của Bắc Kinh cho thấy mưu đồ 10 năm thăm dò dầu khí Biển Đông của họ.

Nhìn lại năm 1995, sở dĩ Trung Quốc đưa tàu ra chiếm Đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam vì nơi đây được cho là có trữ lượng dầu khí đã được thăm dò.

Từ đó có thể thấy rằng, mục tiêu đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào Biển Đông không chỉ có động cơ chính trị. Trong lúc các vùng biển còn lại đang bị ô nhiễm tàn phá, Biển Đông được xem là ‘vùng sạch’ với nguồn tài nguyên phong phú.

Ngoài ra, còn phải nhìn thấy rằng, Biển Đông là cửa ngõ của nhiều tuyến hàng hải quốc tế quan trọng. Với âm mưu chi phối Biển Đông, Trung Quốc hi vọng sẽ có một ngày gây được áp lực với Nhật Bản qua tuyến hàng hải này.

Nói như vậy để ta hiểu được Trung Quốc đã chuẩn bị rất lâu trước khi đi bước đi này. Hiện nay, Trung Quốc là một nước mạnh, chúng ta phải thừa nhận điều đó, nhưng đồng thời phải hiểu rằng Việt Nam tôn trọng chứ không hề sợ Trung Quốc.

- Thưa ông, có ý kiến nói rằng Trung Quốc không dám khoa trương sức mạnh ở biển Hoa Đông bởi ở đó Nga thì quá mạnh, Nhật cũng không vừa, hơn nữa Tokyo từng được Tổng thống Mỹ Obama cam kết bảo vệ. Thế nên Bắc Kinh buộc phải diễu võ giương oai ở Biển Đông, ông nhận xét thế nào về điều này?

Tôi đọc nhiều tài liệu Trung Quốc, trong đó họ có nói đến việc từ thời Nguyên, Trung Quốc đã có dã tâm thôn tính Nhật Bản nhưng bất thành bởi hạm đội thủy quân bị bão đánh chìm. Cho tới nay, Trung Quốc vẫn chưa nguôi điều đó.

Tổng thống Mỹ trong chuyến công du châu Á vừa qua cũng cam kết bảo vệ các đồng minh như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Malaysia. Ông Obama cũng nói đến việc bảo vệ quần đảo Senkaku mà Nhật đã khéo léo quốc hữu hóa trước sự tức giận của Bắc Kinh.

Dĩ nhiên với việc Nhật, Mỹ bắt tay ở biển Hoa Đông khiến Bắc Kinh không dám manh động, dù vẫn mạnh miệng tuyên bố chủ quyền với Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư).

Việc Trung Quốc kéo giàn khoan vào Hoàng Sa của Việt Nam là việc làm đã được tính toán rất lâu, nằm trong mưu đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc. Nhưng rõ ràng, chuyến thăm châu Á của Tổng thống Mỹ Obama là một trong những động lực khiến Trung Quốc vội vã hành động ngang ngược ở Biển Đông.

Cá nhân tôi cho rằng, chúng ta phải thay đổi quan niệm, có nhận thức mới về đâu là đối tác, đâu là đối thủ.

"Không có kẻ thù vĩnh viễn..."

- Thưa ông, còn một vấn đề khác đang được dư luận thế giới quan tâm là Nga – Trung tập trận hải quân ở biển Hoa Đông. Ông có nhận định thế nào về cuộc tập trận này?

Năm 1969, Liên Xô và Trung Quốc từng có cuộc chiến tranh biên giới, và nhiều năm sau đó, khi tôi đang ở Trung Quốc cũng chứng kiến những cuộc khẩu chiến dữ dội giữa hai bên. Nhưng như chúng ta đã biết, “không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích dân tộc là vĩnh cửu”.

Sau khi bị Mỹ, phương Tây gây khó dễ về việc dầu khí và khí đốt nên Nga buộc lòng phải quay sang nhích lại gần Trung Quốc.

Phải nói rằng sức ép của Mỹ và phương Tây đã khiến Nga, Trung Quốc giải quyết nhanh vấn đề tranh chấp biên giới, đặt đường ống dẫn dầu và sắp tới là dẫn khí đốt sang Trung Quốc.

Mỗi năm Bắc Kinh phải nhập hơn 200 triệu tấn dầu, trong khi hiện tại được Nga cung cấp dầu thì quá tốt cho Trung Quốc.

Sự hợp tác Nga – Trung hiện nay có thể coi là để chống lại sức ép từ phía Mỹ. Cuộc tập trận hải quân chung giữa hai nước cũng chủ yếu nhằm gửi tín hiệu đến Mỹ.

Điểm yếu

- Ông nói rằng Trung Quốc tuy mạnh nhưng vẫn có nhiều điểm yếu, cụ thể là điểm yếu nào?

Dễ dàng thấy rằng điểm yếu lớn nhất của Trung Quốc về mặt quân sự ở biển Đông chính là vị trí và khoảng cách địa lý.

Trong tác chiến trên biển hiện đại thường phải kết hợp cả hải quân với không quân, nhưng một khi nổ ra xung đột tại biển Đông, chiến đấu cơ Trung Quốc bay từ đất liền của họ ở đảo Hải Nam ra được tới vùng biển rồi bay về là hết dầu, không còn thời gian tác chiến.

“Chính vì vậy, theo dõi trên báo chí Trung Quốc tôi thấy Bắc Kinh đang loay hoay tìm cách khắc phục “tử huyệt” này bằng cách đóng tàu sân bay và huấn luyện tiếp dầu trên không cho chiến đấu cơ. Cả 2 việc này Trung Quốc đã và đang làm, việc đưa tàu sân bay Liêu Ninh vào hoạt động còn phải cần thời gian, không phải cứ muốn là được.

Còn hoạt động huấn luyện cơ động tác chiến đường dài cũng như tiếp dầu cho chiến đấu cơ thì hiện chưa có thông tin nào cho thấy là Trung Quốc đã làm xong”.

Thứ hai, điểm yếu nổi bật của Trung Quốc ở biển Đông chính là tính phi nghĩa trong các hoạt động quân sự của họ, Bắc Kinh không chỉ tuyên bố và khẳng định cái gọi là “chủ quyền” với hầu hết diện tích biển Đông nên việc Trung Quốc chủ động gây căng thẳng hoặc tìm cách khiêu khích xung đột quân sự sẽ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế, các nước trong khu vực.

Chúng ta đều biết quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam cách đảo Hải Nam, Trung Quốc rất xa, nhưng vì tham vọng bành trướng lãnh hải cũng như sức mạnh quân sự trên biển xuống hướng Nam, Bắc Kinh cố sống cố chết để tuyên bố cái gọi là chủ quyền đối với 80% diện tích biển Đông thông qua đường lưỡi bò phi pháp do họ tự nhào nặn. Điều này dù họ có cố tình lấp liếm bằng lý do gì cũng không thể che dấu được.

Thứ tư, điểm yếu của quân đội Trung Quốc nói chung và hải quân nói riêng chính là tinh thần người lính. Lính Trung Quốc hiện nay thường được gọi là ‘lính con một”. Hơn 30 năm nay Trung Quốc thực hiện chế độ sinh đẻ có kế hoạch, mỗi cặp vợ chồng chỉ được đẻ 1 con.

“Lứa tuổi trên 18-20, tuổi đi lính nghĩa vụ của Trung Quốc hiện nay thuộc loại “con độc nhất”. Không nói cũng rõ, những cậu con một này đã được “6 người lớn chăm sóc, nâng niu” từ lúc mới lọt lòng cho tới khi đến tuổi trưởng thành.

6 người là hai bố mẹ, hai ông bà nội, hai ông bà ngoại, cho nên cậu nào, dù ở thành phố hay nông thôn, là con nhà giàu hay còn nghèo cũng đều được nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa, chiều chuộng đủ đường.

Đến tuổi nhập ngũ, tinh thần phấn đấu, chịu đựng gian khổ của những “cậu ấm độc nhất” đó nói chung rất kém. Và điều quan trọng nữa là cuộc xung đột ở Biển Đông nếu có xảy ra thì là hoạt động quân sự phi nghĩa của Trung Quốc, nhất định sẽ bị dư luận tiến bộ trong nước và trên thế giới lên án. Ngoài ra, những thanh niên Trung Quốc bây giờ có cơ hội tiếp xúc với nhiều luồng thông tin trong và ngoài nước hơn các thế hệ trước, nên họ không dễ bị lừa bịp, o ép.

- Vì sao Việt Nam tôn trọng nhưng không hề sợ Trung Quốc?

Trước tiên, nhìn lại lịch sử hàng ngàn năm nay, Trung Quốc chưa bao giờ thành công khi Nam tiến, dù có những khoảng thời gian đô hộ nước ta đến 1.000 năm.

Nếu con người Việt Nam không giỏi, không tài trí, mưu lược chúng ta đã trở thành Vân Nam, Quảng Tây hay một cái tên nào đó của Trung Quốc.

Thế nhưng, 3 lần chống quân Nguyên của quân dân nhà Trần, Lê Lợi chống giặc Minh rồi Quang Trung đánh tan quân Mãn Thanh và gần đây nhất là Chiến tranh biên giới năm 1979 cho thấy Việt Nam đủ khả năng đối đầu với Trung Quốc.

Năm 1979, Việt Nam đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn trăm bề, vừa trải qua 2 cuộc kháng chiến trường kỳ, quan hệ với các nước trên thế giới còn hạn hẹp thế nhưng chúng ta vẫn làm được.

Hiện nay, Việt Nam đã mạnh hơn thời điểm đó rất nhiều. Chúng ta hiện nay có quân đội mạnh, có mối quan hệ tốt với các nước trên thế giới, có nguồn dự trữ về ngoại tệ. Việt Nam sẵn sàng đối phó được nếu tình huống xấu nhất xảy ra.

Quá khứ chúng ta đã có những Yết Kiêu, Dã Tượng khiến đế chế Trung Hoa khiếp sợ, thì ngày nay chúng ta cũng có thể có được điều đó.

- Bên cạnh lịch sử, còn điều gì có thể minh chứng cho khả năng của chúng ta trước Trung Quốc thưa ông?

Về khía cạnh kinh tế, kim ngạch thương mại của Việt Nam và Trung Quốc cho thấy chúng ta là nước nhập siêu của họ, vì thế nếu có vấn đề xảy ra phía chịu thiệt là Bắc Kinh.

Bên cạnh đó, ngay việc Trung Quốc đưa hàng trăm tàu chiến các loại cùng máy bay chiến đấu ra bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 không chỉ thể hiện Bắc Kinh đã chuẩn bị điều này từ lâu mà còn đánh giá rất cao Việt Nam trong khu vực Biển Đông.

Trong quá trình công tác tại Trung Quốc, tôi đã tận mắt cầm đọc các tài liệu kín của Bắc Kinh nói về khả năng kiểm soát eo biển Malacca của Việt Nam. Trung Quốc lo sợ điều này nên sẽ tìm cách đối phó để đảm bảo con đường thông thương của họ, một trong các cách đó là kiểm soát Biển Đông.

Ngoài ra, không phải tự nhiên Bắc Kinh bỏ tiền đầu tư cho Myanmar, dù đây là láng giềng của Trung Quốc.

Nguyên nhân sâu xa đằng sau là ý đồ biến Myanmar thành ‘nhà kho’, trạm trung chuyển dầu mỏ từ các nước Tây Á về Trung Quốc mà không cần đi qua eo biển Malacca.

- Nhiều người nói Trung Quốc có thể hy sinh một phần trong quan hệ với Việt Nam, trong khi chúng ta sẽ phải khó khăn với nguồn hàng khan hiếm, ông đánh giá gì về quan điểm này?

Điều này, nói vào năm 1979 thì rất đúng, nhưng hiện nay tình hình đã thay đổi toàn bộ. Chúng ta có mối quan hệ tốt với tất cả các quốc gia khác. Bên cạnh đó là tiền và những mặt hàng đặc trưng có thể dùng để trao đổi.

Một khi Trung Quốc ngừng xuất khẩu cho ta, trong thời điểm hiện nay, Việt Nam sẵn sàng quay sang mua từ các quốc gia khác, có thể Nhật Bản, có thể Mỹ hay nhiều nước châu Âu. Giá cả đắt hơn nhưng tôi tin chắc Việt Nam sẽ không bao giờ phụ thuộc kinh tế hoàn toàn vào Trung Quốc.

Căng thẳng sẽ kéo dài

- Theo ông Việt Nam sẽ có biện pháp gì nếu Trung Quốc vẫn không chịu đưa giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam trên Biển Đông?

Chắc chắn Trung Quốc sẽ phải rút giàn khoan khỏi Biển Đông. Việt Nam bằng nhiều biện pháp, sẽ có phương án buộc Trung quốc đưa Hải Dương 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của chúng ta.

Tuy nhiên, thời điểm này chưa thể dự đoán được phương án nào sẽ làm được điều đó vì còn phụ thuộc tình hình trên thực tế trên Biển Đông.

Kể từ khi đưa Hải Dương 981 vào Biển Đông, Trung Quốc luôn thể hiện sự ngoan cố, dù hành động đó là sai trái. Trong khi đó, Việt Nam thể hiện sự kiên quyết trong việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và an ninh hàng hải trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.

Do đó, những diễn biến trên biển trong thời gian tới sẽ còn căng thẳng, kéo dài và Việt Nam sẽ có phương án phù hợp khiến Trung Quốc phải ngừng hành động sai trái trên Biển Đông.

- Việc Trung Quốc đặt giàn khoan tại đây, ngoài Việt Nam, có ảnh hưởng đến các nước khu vực?

Biển Đông là một trong những tuyến hàng hải quốc tế quan trọng hàng đầu của thế giới hiện nay, nơi các cường quốc lớn trong khu vực tuyên bố có lợi ích, lợi ích cốt lõi hoặc mối quan tâm đặc biệt. Cá nhân tôi cho là Mỹ và Nhật Bản có thể sẽ nhảy vào cuộc bằng cách này hay cách khác chứ họ không để Trung Quốc muốn làm gì thì làm.

Nếu để Trung Quốc dần dần lấn chiếm, đặt căn cứ ở Biển Đông thì rất nhiều nước bị ảnh hưởng lợi ích chứ không chỉ có Việt Nam.

Mặt khác, như tôi đã nói, việc làm của Trung Quốc là việc làm phi nghĩa. Trung Quốc sẽ không bao giờ có khả năng chà đạp lên luật pháp quốc tế như vậy.

Năm 1979, khi gây ra cuộc chiến phi nghĩa chống Việt Nam ở 6 tỉnh biên giới, Trung Quốc đã thất bại. Khi đó, chúng ta còn rất nghèo, còn bị nhiều nước hiểu lầm về cuộc chiến tự vệ chính nghĩa ở biên giới Tây Nam, nhưng ta vẫn thắng.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình khi ấy buộc phải thừa nhận rằng: “Cuộc chiến với Việt Nam, chúng ta không thắng, không thua”. Nhưng ai cũng biết rằng Trung Quốc thất bại thảm hại năm 1979.

Bây giờ chúng ta có nhiều bạn bè quốc tế, có nhiều mối quan hệ thương mại. Trung Quốc không buôn bán với ta thì ta còn rất nhiều đối tác khác. Kẻ thiệt là Trung Quốc chứ không phải chứ không phải Việt Nam.

- Xin cảm ơn ông!
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất