Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Office
Office Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 824

Danh vọng : 1684

Uy tín : 10

Tìm hiểu cáp quang và câu chuyện đứt cáp biển tại Việt Nam

(GenK.vn) - Dường như đứt cáp đã trở thành một sự kiện thường niên, tạo nên sự khác biệt của Internet Việt Nam.

Cáp quang và các thiết bị dùng cho cáp quang 1-207010

Cáp quang là một loại cáp viễn thông làm bằng thủy tinh hoặc nhựa, sử dụng ánh sáng để truyền tín hiệu. Cáp quang dài, mỏng thành phần của thủy tinh trong suốt bằng đường kính của một sợi tóc. Chúng được sắp xếp trong bó được gọi là cáp quang và được sử dụng để truyền tín hiệu trong khoảng cách rất xa. Không giống như cáp đồng truyền tín hiệu bằng điện, cáp quang ít bị nhiễu, tốc độ cao (đây là tốc độ truyền dữ liệu, phân biệt với tốc độ tín hiệu) và truyền xa hơn.

Cấu tạo cáp quang

Cáp quang có cấu tạo gồm dây dẫn trung tâm là sợi thủy tinh hoặc plastic đã được tinh chế nhằm cho phép truyền đi tối đa các tín hiệu ánh sáng. Sợi quang được tráng một lớp lót nhằm phản chiếu tốt các tín hiệu ánh sáng và hạn chế sự gẫy gập của sợi cáp quang.

Cáp quang gồm các phần sau:

Core: Trung tâm phản chiếu của sợi quang nơi ánh sáng đi
Cladding: Vật chất quang bên ngoài bao bọc lõi mà phản xạ ánh sáng trở lại vào lõi.
Buffer coating: Lớp phủ dẻo bên ngoài bảo vệ sợi không bị hỏng và ẩm ướt
Jacket: Hàng trăm hay hàng ngàn sợi quang được đặt trong bó gọi là Cáp quang. Những bó này được bảo vệ bởi lớp phủ bên ngoài của cáp được gọi là jacket.

Cáp quang và các thiết bị dùng cho cáp quang 1-ag-o10

Hai loại cáp quang phổ biến là GOF (Glass Optical Fiber) – cáp quang làm bằng thuỷ tinh và POF (Plastic Optical Fiber) – cáp quang làm bằng plastic. POF có đường kính core khá lớn khoảng 1mm, sử dụng cho truyền dẫn tín hiệu khoảng cách ngắn, mạng tốc độ thấp. Trên các tài liệu kỹ thuật, bạn thường thấy cáp quang GOF ghi các thông số 9/125µm, 50/125µm hay 62,5/125µm, đây là đường kính của core/cladding; còn primary coating có đường kính mặc định là 250µm.

Bảo vệ sợi cáp quang là lớp vỏ ngoài gồm nhiều lớp khác nhau tùy theo cấu tạo, tính chất của mỗi loại cáp. Nhưng có ba lớp bảo vệ chính là lớp chịu lực kéo (strength member), lớp vỏ bảo vệ ngoài (buffer) và lớp áo giáp (jacket) – tùy theo tài liệu sẽ có tên gọi khác nhau. Strength member là lớp chịu nhiệt, chịu kéo căng, thường làm từ các sợi Kevlar. Buffer thường làm bằng nhựa PVC, bảo vệ tránh va đập, ẩm ướt. Lớp bảo vệ ngoài cùng là Jacket. Mỗi loại cáp, tùy theo yêu cầu sử dụng sẽ có thêm các lớp jacket khác nhau. Jacket có khả năng chịu va đập, nhiệt và chịu mài mòn, bảo vệ phần bên trong tránh ẩm ướt và các ảnh hưởng từ môi trường.

Có hai cách thiết kế khác nhau để bảo vệ sợi cáp quang là ống đệm không chặt (loose-tube) và ống đệm chặt (tight buffer).

Loose-tube thường dùng ngoài trời (outdoor), cho phép chứa nhiều sợi quang bên trong. Loose-tube giúp sợi cáp quang “giãn nở” trước sự thay đổi nhiệt độ, co giãn tự nhiên, không bị căng, bẻ gập ở những chỗ cong.

Tight-buffer thường dùng trong nhà (indoor), bao bọc khít sợi cáp quang (như cáp điện), giúp dễ lắp đặt khi thi công

Cáp quang xuyên đại dương

Đường dây cáp quang đầu tiên xuyên Đại Tây Dương sử dụng loại sợi quang TAT-8, được xây dựng và đi vào hoạt động năm 1988. Do có đường đi rất dài, nên đường dây cáp quang dưới biển được trang bị các bộ lặp tín hiệu đặc biệt, giúp tín hiệu được xuyên suốt. Mỗi một bộ lặp này được trang bị trên các sợi quang học, có một bộ khuếch đại quang học thể rắn, đo lường tín hiệu và điều chỉnh lỗi.

Cáp quang và các thiết bị dùng cho cáp quang 1-spu-10

Cáp quang và các thiết bị dùng cho cáp quang 1-207110

Tính đến năm 2012, các nhà khai thác đã lặp đặt thành công những tuyến cáp quang dưới biển dài tới 6.000km với vận tốc truyền dữ liệu lên tới 100Gb/s.

Cho đến nay, các tuyến cáp biển đóng vai trò vô cùng quan trọng, liên kết vệ tinh ở nước ngoài chỉ chiếm 1% của lưu lượng truy cập Quốc tế, trong khi phần còn lại được thực hiện bởi cáp ngầm dưới biển. Trong khi liên kết vệ tinh chỉ cung cấp tốc độ vài megabit mỗi giây cùng độ trễ cao, thì tổng hiệu năng của các tuyến cáp biển có thể lên đến vài terabit mỗi giây cùng với độ tin cậy cao, độ trễ thấp.

Những tuyến cáp biển trị giá hàng trăm triệu USD không chỉ được các công ty xây dựng và vận hành chúng quan tâm vì lợi nhuận, mà còn được Chính phủ các Quốc gia xem như một trong những tài sản quốc gia cần được bảo vệ. Ví dụ như Chính phủ Úc xem hệ thống cáp biển của nước mình có tầm quan trọng và ảnh hưởng rất lớn với nền kinh tế quốc gia, do đó Chính phủ đã tạo ra những vùng bảo vệ đặc biệt để hạn chế cac sự cố có thể gây đứt cáp.

Các sự cố, rủi ro và sửa chữa cáp biển

Cáp biển có thể gặp sự cố, bị đứt bởi tàu đánh cá, neo của tàu vướng phải, có thể do động đất hoặc thậm chí bị cá mập cắn đứt. Dựa trên khảo sát tại vùng biển Đại Tây Dương và Caribe, người ta thấy rằng ít hơn 9% nguyên nhân là do tự nhiên. Nguyên nhân chủ yếu là do lưới hoặc neo của các tàu đánh cá bị vướng vào đường dây cáp, để gỡ ra các ngư dân có thể đã lặn xuống và cắt đường dây cáp.

Trong thời kỳ chiến tranh, cắt cáp biển cũng được xem như một cách phá hoại quốc gia đối địch, hoặc dùng với mục đích để đẩy lượng thông tin dồn về tuyến cáp đang được giám sát để thu thập được thông tin của kẻ địch. Việc giám sát các tuyền cáp dưới đáy biển là công việc hết sức khó khan. Trong chiến tranh lạnh, Hải quân Mỹ và NSA đã thành công trong việc đặt các thiết bị theo dõi trên các tuyến cáp thông tin liên lạc của Liên Xô.

Cáp quang và các thiết bị dùng cho cáp quang 1-imag10

Trung tâm ở đất liền có thể xác định tương đối vị trí cáp bị đứt bằng cách đo điện. Một tín hiệu quang phổ Spread được phát đi, sau đó họ quan sát tín hiệu phản hồi của nó. Bằng các thuật toán và đo thời gian, họ có thể tính toàn khoảng cách và xác định được vị trí gặp sự cố.

Sau khi đã xác định được vị trí, một tàu sửa chữa cáp sẽ được gửi đi. Khi đến được vị trí đường dây cáp gặp sự cố, các thợ lặn sẽ có nhiệm vụ xác định chính xác đoạn cáp bị đứt. Sau đó một cánh tay cần cẩu sẽ được thả xuống đáy biển để đưa dây cáp lên boong tàu và tiến hành nối lại. Ở những vùng nước nông, người ta có thể sử dụng một tàu ngầm mini để tiến hành việc sửa chữa.

Chuyện đứt cáp quang biển ở Việt Nam

Chiều tối ngày 20/12, một sự cố đã xảy ra khiến tuyến cáp quang AAG (Asia America Gate Way) phân đoạn Vũng Tàu - Hồng Kông bị đứt, khiến cho 60% lưu lượng Internet của các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam bị ảnh hưởng.

Theo thông tin được đơn vị điều hành tuyến cáp quang biển quốc tế AAG công bố thì sự cố xảy ra vào hồi 18 giờ ngày 20/12 (theo giờ Việt Nam). Vị trí xảy ra sự cố cách bờ Vũng Tàu khoảng 278km. Sự cố này khiến tốc độ truy cập Internet của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tại Việt Nam đang khai thác trên tuyến cáp này đều bị ảnh hưởng.

Cáp quang và các thiết bị dùng cho cáp quang 1-aag-10

AAG là một trong những hệ thống cáp ngầm xuyên đại dương lớn nhất thế giới, với độ dài hơn 20.000km, kết nối Đông Nam Á với nước Mỹ, thông qua Thái Bình Dương, được đưa vào sử dụng từ tháng 11/2009. Kể từ khi đưa vào sử dụng cho đến nay, tuyến cáp này đã không ít lần gặp sự cố, hầu hết xảy ra sụ cố trong phân đoạn nối liền giữa Hồng Kông và Singapore.

Dường như đứt cáp đã trở thành một sự kiện thường niên, tạo nên sự khác biệt của Internet Việt Nam. Search thông tin đứt cáp quang biển các năm 2012, 2011, 2010, 2009 hay đến tận năm 2004 đều có hai chữ “Việt Nam” gắn liền. Những sự cố xảy ra liên tiếp hàng năm khiến người ta đặt dấu chấm hỏi cho chất lượng của tuyến cáp quang biển này, cùng những nguyên nhân chưa bao giờ được làm rõ.

Quay ngược thời gian lại năm 2007, khi người ta phát hiện ra việc ngư dân Việt Nam “khai thác” tuyến cáp quang biển TVH, hay nói cách khác là cắt cáp rồi mang đi bán phế liệu. Gần 100km cáp quang TVH đã bị “khai thác” triệt để. Mặc dù có nhiều nguồn tin cho rằng các thương lái của Trung Quốc thu mua cáp quang phế liệu với giá rất cao khiến các ngư dân nổi lòng tham mà lặn xuống biển cắt trộm cáp quang.

Cáp quang và các thiết bị dùng cho cáp quang 1-2-ca10

Tuy nhiên sự thật câu chuyện năm đó là do cái công văn của UBND tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu cho phép bộ đội biên phòng tỉnh "phối kết hợp" với tư nhân thu gom "cáp phế liệu" - tức đường cáp quang được kéo trước 1975 trên biển - tại các tọa độ "đã xác định trước". Nếu chỉ như thế thì đã không có chuyện gì xảy ra. Nhưng vì dân mình đâu có khả năng phân biệt tọa độ nào "đã được xác định trước" và tọa độ nào "chưa được xác định", càng không có khả năng phân biệt tuyến cáp nào là "cáp trước 1975" còn tuyến cáp nào đang hoạt động (tuyến TVH) một khi chúng đều chìm dưới biển. Vả chăng, khi người này khai thác được thì người khác "thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào", họ có biết đâu, hoặc có biết cũng mặc kệ, là có thể "khai thác" tuyến cáp nào đã bỏ, và không được phép "khai thác" tuyến cáp nào đang hoạt động, đang là "mạch máu thông tin của quốc gia".

Rồi sau đó lại đến câu chuyện thuyền đánh cá của ngư dân vướng vào cáp quang dưới biển và vô tình làm đứt. Trong khi đó cấu tạo của tuyến cáp quang dưới biển đã được các nhà khoa học tính toán kĩ lưỡng để có thể chống chịu sức ép cũng như các lực tác động từ bên ngoài. Thật khó hiểu khi một tuyến cáp quang trị giá tới 500 triệu USD và mới được triển khai từ năm 2009 lại liên tiếp gặp sự cố trong thời gian qua.

Tham khảo: Wiki
      
Office
Office Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 824

Danh vọng : 1684

Uy tín : 10

Cáp quang và các thiết bị dùng cho cáp quang Fiber-10

Tham khảo giá cả Fiber Optic Patch Cables

Các loại đầu nối cáp quang

Với quá trình phát triển trên 40 năm của ngành công nghiệp cáp quang, nhiều cá nhân và doanh nghiệp đã có những phát minh, sáng tạo nổi bật giúp tăng hiệu quả kết nối cáp quang như: suy hao thấp hơn, chi phí thấp hơn, tạo kết nối dễ dàng hơn. Và tính đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 100 loại đầu nối cáp quang có mặt trên thị trường, nhưng chỉ có một vài loại trong số đó được sử dụng rộng rãi. Trong đó 5 loại đầu nối thông dụng nhất là: ST, SC, LC, FC và MT-RJ.

1. Cấu tạo chung

Mỗi loại đầu nối cáp quang được cấu tạo từ nhiều thành phần với tên gọi khác nhau, nhưng tựu chung vẫn gồm 3 thành phần chính: ống nối – ferrule, thân đầu nối – connector body, khớp nối – coupling mechanism.

Cáp quang và các thiết bị dùng cho cáp quang Cautaochung

- Ống Nối (Ferrule): Là một cấu trúc dạng rỗng (thường là dạng trụ), được làm từ sứ, kim loại hoặc nhựa chất lượng cao. Chức năng dùng để giữ chặt sợi quang.

- Thân Đầu Nối (Connector Body): Một cấu trúc làm từ nhựa hoặc kim loại chứa ống nối, cố định với lớp vỏ ngoài bảo vệ (jacket) và lớp chịu lực (strength members).

- Khớp nối (Coupling Mechanism): Là một phần của thân đầu nối, có nhiệm vụ cố định đầu nối khi thực hiện kết nối đến các thiết bị khác.

2. Các loại đầu nối quang

a. Đầu nối ST

Được phát triển bởi AT&T, đầu nối ST là một trong các loại đầu nối đầu tiên được sử dụng rộng rãi trong hệ thống cáp quang. Đầu nối ST sử dụng một ống nối có đường kính 2,5 mm, với thân đầu nối làm từ nhựa hoặc kim loại (thường là kim loại), được cố định thông qua khớp nối dạng vặn (Twist–on/Twist–off), nên khi thực hiện kết nối cần chắc chắn rằng đầu nối đã được đưa vào đúng khớp.

Cáp quang và các thiết bị dùng cho cáp quang Daunoist

b. Đầu nối SC

Đầu nối SC cũng sử dụng một ống nối có đường kính 2,5 mm, dùng để cố định sợi quang. Nhưng khác với đầu nối ST, SC sử dụng cơ chế cắm/rút giúp người dùng thao tác dễ dàng hơn so với cơ chế vặn xoắn của đầu nối ST, nhất là trong không gian hẹp.

Ban đầu SC không được sử dụng nhiều vì giá thành cao gấp 2 lần so với đầu nối ST, nhưng theo thời gian, hiện tại chi phí cho một đầu nối SC đã giảm đáng kể và phổ biến hơn đến người dùng.

Cáp quang và các thiết bị dùng cho cáp quang Daunoisc

c. Đầu nối LC

Được phát triển bởi Lucient Technologies, LC là một đầu nối dạng nhỏ, sử dụng ống nối với đường kính chỉ 1,25 mm, phần thân đầu nối LC tương tự đầu nối SC, nhưng kích thước chỉ bằng một nửa so với đầu nối SC. Sử dụng cơ chế “tai giữ cố định” tương tự như đầu nối RJ45 sử dụng trong hệ thống cáp đồng đôi xoắn.

Đầu nối LC thường được ứng dụng trong module quang SFP hoặc kết nối quang mật độ cao.

Cáp quang và các thiết bị dùng cho cáp quang Daunoi10

d. Đầu nối FC

Đầu nối FC sử dụng ống nối dài 2,5 mm, được thiết kế đặc biệt với thân là dạng ren, thích hợp trong môi trường có độ rung cao. Thường được ứng dụng cho ngành viễn thông, nhưng hiện tại đã dần bị thay thế bởi đầu nối SC và LC.

Cáp quang và các thiết bị dùng cho cáp quang Daunoifc

e. Đầu nối MT-RJ

Được phát triển bởi AMP/Tyco và Corning, MT-RJ là đầu nối song công với hai sợi quang sử dụng chung một ống nối làm bằng polyme. Cơ chế khớp nối được thiết kế tương tự như đầu nối RJ45 cho cáp đồng đôi xoắn, MT-RJ có hai dạng là đầu đực và đầu cái.

Cáp quang và các thiết bị dùng cho cáp quang Daunoimt-rj

3. Bảng tóm tắt năm loại đầu nối cáp quang

Đầu Nối
Kiểu Kết Nối
Bán Kính Ống Nối
Cáp Quang
Tiêu Chuẩn
ST
Vặn khớp
2.5 mm
Đơn mốt/Đa mốt
TIA/EIA-604-2
SC
Cắm – Rút
2.5 mm
Đơn mốt/Đa mốt
TIA/EIA-604-3
LC
Cắm – Rút kiểu RJ45
1.25 mm
Đơn mốt/Đa mốt
TIA/EIA-604-10
FC
Vặn xoắn
2.5 mm
Đơn mốt/Đa mốt
TIA/EIA-604-4
MT-RJ
Cắm – Rút kiểu RJ45
2.45×4.4 mm
Đơn mốt/Đa mốt
TIA/EIA-604-12

      
Office
Office Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 824

Danh vọng : 1684

Uy tín : 10

Phân biệt dây nhảy quang và dây hàn quang

Dây nhảy quangdây hàn quang là hai khái niệm tương đối phổ thông trong ngành cáp quang. Hiện nay tồn tại một thực tế là: "Dây hàn quang là dây nhảy quang cắt ra làm đôi"? Điều này có đúng không? đâu là câu trả lời? Chi tiết hơn về những khái niệm này có trong phần dưới đây.

1. Khái niệm cơ bản

- Dây nhảy quang: dây nhảy quang là một đoạn sợi quang có đường kính thông dụng là 0.9, 2.0, 2.4, 3.0  mm, hai đầu được gắn sẵn đầu nối cáp quang, các đầu nối này có thể là dạng PC, UPC, APC, thuộc chuẩn SC, ST, FC, LC, MU, E2000,..

- Dây nối quang - pigtaill: Là một đoạn sợi quang có đường kính là 0.9 mm, được gắn 1 đầu với đầu nối quang, đầu còn lại để chờ, nhằm mục đích gắn vào cáp quang.

2. Công dụng

- Dây nhảy quang: dùng để kết nối từ hộp ODF đến thiết bị quang điện hoặc giữa hai ODF với nhau.
- Dây nối quang - pigtails: dùng để kết nối giữa cáp quang với ODF.

3. Dây nhảy quang và dây hàn quang - phân biệt, so sánh và công dụng của chúng.

Dây nhảy quang và dây nối quang - pigtaill là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau và chúng có những chức năng và công dụng riêng biệt cho từng loại.

Chỉ tiêuDây nhảy quangDây nối quang - pigtail
Công dụngGiao tiếp giữa thiết bị và hộp ODF Giao tiếp giữa cáp và hộp ODF
Cấu tạoLoại dân có thể để phơi, dưới tác động nhẹ của lựcLuôn phải được bảo vệ trong hộp ODF
Số lượngTối thiểu là 02 đầu nối, tối đa 04 đầu nối 1 hoặc nhiều đầu nối cùng một phía
Suy haoLà suy hao đầuLà suy hao đầu
Chiều dàiTùy theo yêu cầu của ứng dụngThông thường 1.5m
Tính đa dạngPhức tạp, kết nối nhiều đầu, giữa các đầu, chiều dài thay đổiĐơn giản hơn

4. Dây nhảy cắt đôi để làm dây nối có được không?

Về nguyên tắc vấn đề này không sai, nhưng chưa đúng. Tuy nhiên đây lại là một thực trạng mà rất nhiều đơn vị sử dụng, thi công cáp quang làm theo.

Khi nối cáp quang với số lượng sợi nhỏ 2, 4 , 6, 8 sợi thì hầu như không thấy nảy sinh vấn đề gì. Tuy nhiên, khi nối cáp quang có số sợi là 24, 48 hay 96 sợi, thì việc lần ra đâu là sợi số 78 chẳng hạn sẽ gặp khó khăn, thậm chí rất dễ nhầm lẫn và khó cả khâu kiểm tra do tất cả các đầu nối đều cùng một màu - thời gian thi công sẽ rất lâu.
      
North
North Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 493

Danh vọng : 974

Uy tín : 3

Hộp phối quang ODF

Hộp phối quang được dịch từ Optical Distribution Frame và thường được gọi tắt là ODF. Công dụng của hộp phối quang là nơi tập trung, bảo vệ các mối hàn cáp quang, phân phối các kết nối quang đến các thiết bị như modem quang hoặc converter quang.

Cáp quang và các thiết bị dùng cho cáp quang Hoppho10

Công dụng của hộp phối quang ODF

Hộp phân phối quang chứa các dây nối quang fiber optical pigtail và các mối hàn cáp quang bên trong, một đầu của dây nối quang pigtail hàn vào sợi cáp quang, đầu còn lại của dây nối quang pigtail được nối với các adaptor, để rồi dây nhảy quang optical patchcord nối từ adaptor tới các thiết bị quang. 

Phân loại hộp phân phối quang

Hộp phối quang ODF rất đa dạng, loại treo tường, loại gắn rack 19", loại hộp nhựa, loại sắt sơn tĩnh điện, ngoài ra tuỳ thuộc vào số cổng mà có các ODF 4 , 8, 12, 16, 24, 48 cho đến vài trăm FO.

Hộp đấu dây quang, hộp nối quang, hộp phân phối quang trong nhà, ngoài trời, treo tường, gắn rack 19", loại 4, 8, 12, 24, 48, 96 cổng..., với các dạng đầu nối khác nhau như: FC, SC, ST...

AMP Fiber Optic Rack Mount Patch Enclosure:

Krone TrueNet® Fibre Optic 1 U Plastic Patch Panel SC connector:
      
North
North Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 493

Danh vọng : 974

Uy tín : 3

Suy hao quang

Đầu suy hao quang dùng để bảo vệ thiết bị quang, module quang. Suy hao quang làm suy giảm cường độ sóng quang của đường truyền tới các thiết bị thu phát. Vỏ của đầu suy hao quang thường làm bằng zicornia hoặc bằng đồng

Cáp quang và các thiết bị dùng cho cáp quang Attenu10

Bộ suy hao quang (Fiber optic attenuator) sử dụng trong trường hợp khoảng cách từ nguồn phát tới thiết bị nhỏ hơn khoảng cách truyền của cường độ sóng quang tương ứng, để đảm bảo khoảng cách truyền phù hợp giữa nguồn phát và thiết bị, đảm bảo cho tính an toàn của thiết bị thu nhận sóng, nâng cao độ bền của thiết bị thu nhận.

Bộ suy hao quang được sản xuất theo tiêu chuẩn IEC, đạt tới mức độ suy hao chuẩn xác, tổn hao nhỏ, độ tin cậy cao, cấu trúc nhỏ gọn. Thiết bị này được ứng dụng rộng trong mạng truyền viễn thông quang, mạng truyền dữ liệu quang, mạng truyền hình cáp…
      
North
North Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 493

Danh vọng : 974

Uy tín : 3

Một số lưu ý khi mua Media Converter (bộ chuyển đổi quang điện)

Converterquang hay bộ chuyển đổi quang điện ngày nay là những tên gọi quen thuộc không những với dân kỹ thuật IT hay viễn thông mà còn khá quen thuộc đối với hầu hết những người dùng mạng máy tính. Nhưng vấn đề là làm thế nào để lựa chọn một converter quang – bộ chuyển đổi quang điện phù hợp với nhu cầu, kinh phí, chất lượng ra sao và vì sao phải converter quang đó là điều làm không ít nhân viên mua hàng, nhân viên kinh doanh hay nhân viên kỹ thuật phân vân?

Cáp quang và các thiết bị dùng cho cáp quang Conver10

Khái niệm converter quang

Converter Quang là thiết bị chuyển từ tín hiệu điện sang tín hiệu dạng quang và ngược lại (chuyển từ giao diện Ethernet quang sang giao diện Ethernet điện - cổng RJ45). Về mặt kỹ thuật có rất nhiều thiết bị  chuyển đổi quang điện như vậy và thường để phận biệt chúng ta phải gọi tên thiết bị gắn với dạng chuẩn điện mà thiết bị đó chuyển đổi sang, ví dụ: converter quang Ethernet, converter quang video audio, converter quang E1, converter quang RS232, RS422, RS485…

Theo ví dụ đó chúng ta thấy rõ ràng là có rất nhiều chuẩn tín hiệu điện tuy nhiên thuật ngữ chúng ta thường nghe nhất vẫn là “converter quang” hay “bộ chuyển đổi quang điện”, trong khi thật ra phải nói đầy đủ là: converter quang Ethernet hoặc bộ chuyển đổi quang điện Ethernet. Đó là thiết bị chuyển đổi từ tín hiệu quang sang tín hiệu Ethernet, đầu nối (connector) RJ45 - là giao diện phổ biến nhất hiện nay mà chúng ta thường thấy trên các PC, laptop, switch, router, DSLAM, máy hàn cáp quang, máy đo data, đo cáp quang và trong nhiều thiết bị dây chuyền công nghiệp. Vì vậy khi nói với nhau converter quang hay bộ chuyển đổi quang điện là người ta đang nói về thiết bị chuyển đổi từ tín hiệu quang sang tín hiệu điện Ethernet (RJ45).

Ứng dụng của converter quang

Để kết nối mạng giữa 2 switch, 2 máy tính, 2 mạng nội bộ, nói chung là giữa 2 thiết bị dùng chuẩn Ethernet thường chúng ta dung cáp xoắn cặp (twisted pair) như cáp UTP, STP, FTP… nhưng nhược điểm lớn của cáp đồng xoắn cặp là khoảng cách hoạt động bị hạn chế trong khoảng cách 100m (trên thực tế có thể dùng đến ~130m tuy nhiên điều này phụ thuộc vào chất lượng cáp, chất lượng thiết bị Ethernet và thời gian sẽ càng làm tín hiệu không ổn định) ngoài ra cáp đồng xoắn cặp còn có khả năng bị nhiễu và bị sét lan truyền.

Vậy thì giải pháp nào khi bạn cần nối mạng giữa 2 điểm trên 100m đến vài chục km? Converter quang - bộ chuyển đổi quang điện là thiết bị bạn cần phải trang bị.

Phân biệt converter quang singlemode và converter quang multimode

Hiện nay có hai loại cáp quang thông dụng là cáp quang singlemode và cáp quang multimode vì vậy cũng có 2 loại converter quang bộ chuyển đổi quang điện tương ứng với từng loại cáp quang này. Dùng cáp quang singlemode hay multimode đều đó phụ thuộc vào yêu cầu của thực tế, cụ thể ở đây là khoảng cách.

Với khoảng cách giữa 2 điểm cần kết nối nhỏ hơn 2km thì nên dùng cáp quang multimode, nếu khoảng cách lớn hơn 2km thì dùng cáp singlemode

Thiết bị / module truyền dẫn tín hiệu quang

Transceiver = Transmitter + Receiver

Chế độ hoạt động: Multimode/ Single mode

Bước sóng: Chuẩn bước sóng cho thiết bị chạy SM và MM có khác nhau

MM có các bước sóng chuẩn là: 780, 850 và 1300. Hiện nay các thiết bị ít dùng bước sóng 780.
SM có các bước sóng: 1310, 1550, 1627. Hiện nay các thiết bị SM dùng công nghệ DWM thì còn có thể sử dụng nhiều bước sóng khác nữa.

Đầu nối (connector): SC/LC

Công suất phát:

      -  dBm (Decibel milliwatt) = 10 log (Power (mW) / 1 (mW))

      -  0 dBm=1mW

Độ nhạy thu:

     -   Light required for receiver to operate correctly

FAQ 1: Tôi có thể dùng thiết bị singlemode với cáp multimode hoặc dùng thiết bị multimode với cáp singlemode hay không?

- Dùng thiết bị singlemode với cáp multimode => OK

- Dùng thiêt bị multimode với cáp singlemode => No

Cáp quang và các thiết bị dùng cho cáp quang Conver10

Dùng converter quang với cáp quang single mode và cáp quang multi mode

Nên chọn converter quang bộ chuyển đổi nào? Có cần phải mua thiết bị xuất xứ Châu Âu, G7 hay không?

Converterquang là một thiết bị thông dụng như switch/hub trong mạng nội bộ, converter quang được sản xuất hàng loạt với cả lô ngàn cái, với nhiều năm kinh nghiệm cung cấp thiết bị quang chúng tôi nhận thấy rằng chất lượng của converter quang rất đồng đều, xác suất lỗi rất thấp (được cho là chỉ 0.3/1000), với những thiết bị thông dụng như thế này thì việc yêu cầu một sản phẩm từ Châu Âu hay G7 là một sự lãng phí không cần thiết. Tuy nhiên nếu khách hàng cần một converter quang bộ chuyển đổi quang điện để dùng trong những môi trường công nghiệp đặc thù như nhà máy, xí nghiệp hoặc đặt trong những tủ ngoài trời (outdoor cabinet)... những nơi có điều kiện môi trường, khí hậu khắc nghiệt thì nên quan tâm đến dòng converter quang công nghiệp chứ không phải những dòng converter quang dân dụng (thông dụng). Mặc dù vậy cũng cần lưu ý một số điểm khi chọn mua converter quang bộ chuyển đổi quang điện:


  • Chọn mua thiết bị  từ nhà cung cấp chuyên về thiết bị và vật tư phụ kiện mạng cáp quang, điều này sẽ có lợi cho khách hàng trong vấn đề hậu mãi vì công ty chuyên cung cấp thường xuyên có thiết bị để cho khách hàng mượn khi thiết bị có sự cố và dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt.
  • Là công ty có nhiều năm kinh nghiệm trong việc cung cấp thiết bị  và tư vấn thiết kế mạng cáp quang


FAQ 2:  Hai thiết bị khác bước sóng có thể hoạt động với nhau ?

—  Multi mode: 850 nm

—  Single Mode:

1300 nm: 40 km

1550 nm: 80 km

    Khác bước sóng:

1300 <-> 1310: OK

1300 <-> 1550: No

Công thức tính khoảng cách khi dùng thiết bị quang

 Multi Mode

[(Công suất phát - độ nhạy thu) - 5 (Safety Buffer) dBm] ÷ suy hao dB/km = ____km


[(Công suất phát - độ nhạy thu) - 9 (Safety Buffer) dBm] ÷ suy hao dB/km = ____ km

Suy hao trên cáp:

    - 0.4 dB/km ở bước sóng 1310nm

    - 0.25 dB/km ở bước sóng 1550nm

Ví dụ: Cáp quang Single-mode

   – Công suất phát tối thiểu: -10 dBm

   – Độ nhạy thu tối thiểu: -33 dBm

   – Bước sóng λ = 1310nm:

 => Suy hao tối đa = 0.4 dB/km

   – Safety Buffer = 9

Theo công thức: [-10 dBm (công suất phát tối thiểu)- -33 dBm (đô nhạy thu tối thiểu)

- 9 (Safety Buffer) dBm] ÷ 0.4 dB/km(suy hao/km) = -10dBm - (-33dBm) - 9dBm ÷ 0.4dB/km = 35 (km)

Vậy thiết bị quang này chạy được khoảng cách tối đa là 35km.
      
OLD
OLD Developer

Cấp bậc: Developer

Giới tính : Nam

Bài viết : 750

Danh vọng : 1243

Uy tín : 16

Module SFP (module quang)

Module SFP (Small form-factor pluggable) hay còn được gọi bằng các tên như là SFP transceiver, SFP module hay module quang là loại module được dùng cho các thiết bị như switch, converter, DSLAM, SDH có cổng (khe, slot) theo chuẩn SFP. 

Cáp quang và các thiết bị dùng cho cáp quang Module11

Cũng như bộ chuyển đổi quang điện converter quangSFP module cũng có rất nhiều loại và thường được chia làm một số loại dựa trên các đặc điểm sau:


  • Tốc độ: 155M (10/100Mbps ) , 1.25G (1000Mbps) hay SDH (STM-1, STM-4, STM-16)
  • Dùng loại cáp quang: multi mode (đa mốt)  hay single mode (đơn mốt)
  • Số sợi quang: 2 sợi quang (2 FO/dual fiber), 1 sợi (1 FO/single fiber)


Module SFP có thể chạy với các loại switch quang, DSLAM, converter quang của các hãng thông dụng trên thị trường như: Cisco, HP, 3COM, Linksys, Huawei, ZTE, CTC Union, CTS , Zyxel, Draytek...

Tiêu chuẩn kỹ thuật chung cho các Module SFP (SM):
- Tương thích các loại: SFP GE  (02 core Tx = Rx = 1310nm);
- Tương thích các loại: SFP FE (1 core chuẩn A Tx1310 - Rx1550nm hoặc chuẩn B Tx1550 - Rx1310nm).

Cáp quang và các thiết bị dùng cho cáp quang Module10Cáp quang và các thiết bị dùng cho cáp quang Goc_1410Cáp quang và các thiết bị dùng cho cáp quang 41t6xj10
Module quang 1 core kết nối kiểu LC;         Adaptor chuyển từ SC sang LC             

1. Tính năng & đặc điểm kỹ thuật:
- Tốc độ truyền dữ liệu (Data Payload): từ 155Mbps đến 1,25Gbps;
- Hỗ trợ cắm nóng;
- Khoảng cách hoạt động: từ 10km đến 120km;
- Tỷ số Extinction Ratio ≥ 9dB;
- Điện áp hoạt động danh định (Vcc): 3,3 VDC;
- Trong điều kiện hoạt động bình thường:
 + Dòng điện cung cấp: ≤ 300mA;
 + Dãy điện áp hoạt động (Vcc): 3,0 ≤ Vcc ≤ 3,6 VDC;
- Công suất phát ở mức tối thiểu ≥ -14 ;(-12 dBm);
- Độ nhạy thu (max): ≤-32dBm; (-23dBm)
- Độ rộng quang phổ phát (giá trị hiệu dụng RMS): ≤ 4nm;
2. Các ứng dụng:
- Dùng cho các thiết bị áp dụng theo chuẩn FastEthernet, STM-1 (155Mpbs) của SDH;
- Bước sóng phát hoạt động danh định: Tx/Rx: 1310nm/1550nm hoặc 1550/1310nm trên 1 sợi quang;
- Bước sóng phát hoạt động danh định: Tx = Rx = 1310nm trên 2 sợi quang;
- Hoạt động ổn định với các thiết bị L2 switch của các hãng Cisco, ALU, Lightsmart, Transition và Huawei...;
3. Chuẩn tương thích:
- Tương thích với chuẩn SFF-8472 (Diagnostic Monitor interface for optical transceivers);
- Tương thích IEEE 802.3ah 100BASE-X10, ITU-T G.985 Class S; IEEE 802.3z 1000BASE-X;
- Tương thích chuẩn MSA SFP (Multi Source Agreement Small Form Factor);
- Tương thích chuẩn an toàn Class 1 Laser Safety;
4. Đặc tính Digital diagnostic Monitor(DDM):
- Độ chính xác về nhiệt độ (Transceiver Temperature) ≤±3%;
- Độ chính xác về điện áp hoạt động (Transceiver Supply Voltage) ≤±3%;
- Độ chính xác TX bias current ≤10%;
- Độ chính xác TX Output Power ≤±3dB;
- Độ chính xác RX Received Optical Power ≤±3dB;
5. Môi trường hoạt động:
- Nhiệt độ: 10 0C đến 450C;
- Độ ẩm: ≤ 90% (không ngưng tụ );
- Hỗ trợ chuẩn RoHS (sản phẩm thân thiện với môi trường);
Tham khảo
- https://sites.google.com/site/fpthanoilapmangnhanhnhat/lich-su-cap-quang-va-cac-loai-cap-quang
- http://www.eurolan.net/FTTH_Media_Converter_EF-04.pdf
- http://forum.totolink.com.vn/showthread.php?p=114620
http://www.cuuhvlq2.tk
      
Office
Office Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 824

Danh vọng : 1684

Uy tín : 10

Phân biệt chuẩn cáp quang UPC và APC

Trong những năm gần đây, công nghệ cáp sợi quang ngày càng phát triển, đáp ứng được nhu cầu truyền dữ liệu tốc độ cao và hỗ trợ khoảng cách xa hơn so với cáp đồng. Tuy nhiên, ánh sáng truyền trong sợi quang cũng gặp phải các hạn chế nhất định như suy hao và ORL (Optical Return Loss).

Suy hao trên hệ thống cáp quang phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tinh khiết của sợi quang, các mối nối, hàn… Bên cạnh đó, ORL là tổn thất gây ra bởi các tia backscatter và backreflection đo được trên cáp sợi quang. Các tia backscatter được tạo ra do các tia sáng bị phản xạ ngược khi va chạm với các phân tử thủy tinh – thành phần cấu tạo nên cáp sợi quang. Các tia backreflection được sinh ra do ánh sáng bị phản xạ ngược khi lan truyền qua các môi trường có chiết xuất khác nhau, thường xảy ra tại các đầu nối của sợi quang.

Để hạn chế các ảnh hưởng do suy hao từ các mối nối và ORL, các nhà sản xuất đã nghiên cứu và sản xuất đầu nối sợi quang với nhiều kiểu tiếp xúc khác nhau như FLAT, PC, UPC, APC.

FLAT:

Đây là kiểu tiếp xúc có hiệu suất kém nhất với chi phí rẻ. Mặt tiếp xúc (end-face) dạng phẳng, dễ xuất hiện các điểm lỗi, không bằng phẳng trong quá trình mài. Do đó khi được kết nối, một khoảng không tự nhiên được hình thành giữa hai end-face và tạo ra các tia backreflection khi các tia sáng được truyền đến, gây suy hao lớn. ORL trong kết nối FLAT là khoảng -14dB.

PC (Physical Contact):

Là kiểu tiếp xúc phổ biến nhất, có hiệu suất quang tốt hơn loại FLAT nhờ bề mặt cuối hơi cong. Điều này làm giảm khoảng không khí hai end-face tiếp xúc với nhau, do đó ORL trong khi dùng kiểu PC là khoảng -40dB.

Cáp quang và các thiết bị dùng cho cáp quang Fibreconnector-pc

Cáp quang và các thiết bị dùng cho cáp quang Fibreconnector-flat

Cáp quang và các thiết bị dùng cho cáp quang Fibreconnector-upc

Về hình dáng bên ngoài UPC và PC hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, bề mặt end-face UPC được cải tiến nhằm tăng hiệu quả tiếp xúc bằng cách sử dụng giấy mài (film) mịn hơn, cải thiện hiệu suất quang. ORL trong kết nối UPC là khoảng -55dB.

Cáp quang và các thiết bị dùng cho cáp quang Fibreconnector-apc

Là kiểu tiếp xúc đặc biệt, thường chỉ gặp trong viễn thông hoặc các thiết bị chuyên dụng. Không chỉ mang các các đặc điểm như PC và UPC, end-face của APC còn được vát xéo một góc 8 độ. Điều này làm cho các tia backreflection bị phản xạ theo hướng ra ngoài sợi quang, nhờ đó cải thiện đáng kể thông số ORL. Kiểu tiếp xúc này giúp giảm ORL xuống còn khoảng -70dB.

Tùy theo mục đích sử dụng và ứng dụng mà người ta sử dụng các kiểu tiếp xúc vật lý khác nhau. Kiểu tiếp xúc FLAT gần như không còn được sử dụng. Các kiểu tiếp xúc PC và UPC được sử dụng phổ biến trong hệ thống mạng, riêng kiểu tiếp xúc APC thường được dùng trong hệ thống cáp quang viễn thông FTTx và các thiết bị đặc biệt.

Cáp quang dùng ánh sáng truyền dẫn tín hiệu, do đó ít suy hao và thường được dùng cho kết nối khoảng cách xa.

Ngày nay, Internet đã trở thành một nhu cầu thiết yếu, giúp mọi người ở khắp nơi trên thế giới có thể giao tiếp, trao đổi, học tập, mua sắm, giải trí dễ dàng, nhanh chóng. Các ứng dụng, dịch vụ trên Internet cũng ngày càng phát triển theo, điều này đòi hỏi tốc độ, băng thông kết nối Internet cao và cáp quang trở thành lựa chọn số một - FTTH (Fiber To Home) là một điển hình. FTTH đáp ứng các dịch vụ luôn đòi hỏi mạng kết nối tốc độ cao như IPTV, hội nghị truyền hình, video trực tuyến, giám sát từ xa IP Camera...

Trước đây, cáp quang chỉ dùng để kết nối các đường trục chính của quốc gia, nhà cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp lớn vì chi phí khá cao. Nhưng hiện nay, cáp quang được sử dụng khá rộng rãi ở các doanh nghiệp vừa, nhỏ, các trường đại học và người sử dụng thông thường. Bài viết giới thiệu cơ bản về cáp quang và các đầu nối, giúp bạn đọc hiểu được thông số kỹ thuật trên các tài liệu, thông tin sản phẩm quang.

Cáp quang dùng ánh sáng truyền dẫn tín hiệu, do đó ít suy hao và thường được dùng cho kết nối khoảng cách xa. Trong khi cáp đồng sử dụng dòng điện để truyền tín hiệu, dễ bị suy hao trong quá trình truyền và có khoảng cách kết nối ngắn hơn.

Sợi cáp quang được cấu tạo từ ba thành phần chính: lõi (core), lớp phản xạ ánh sáng (cladding), lớp vỏ bảo vệ chính (primary coating hay còn gọi coating, primary buffer). Core được làm bằng sợi thủy tinh hoặc plastic dùng truyền dẫn ánh sáng. Bao bọc core là cladding - lớp thủy tinh hay plastic - nhằm bảo vệ và phản xạ ánh sáng trở lại core. Primary coating là lớp vỏ nhựa PVC giúp bảo vệ core và cladding không bị bụi, ẩm, trầy xước. 

Hai loại cáp quang phổ biến là GOF (Glass Optical Fiber) - cáp quang làm bằng thuỷ tinh và POF (Plastic Optical Fiber) - cáp quang làm bằng plastic. POF có đường kính core khá lớn khoảng 1mm, sử dụng cho truyền dẫn tín hiệu khoảng cách ngắn, mạng tốc độ thấp. Trên các tài liệu kỹ thuật, bạn thường thấy cáp quang GOF ghi các thông số 9/125µm, 50/125µm hay 62,5/125µm, đây là đường kính của core/cladding; còn primary coating có đường kính mặc định là 250µm. Hình 1

Cáp quang và các thiết bị dùng cho cáp quang A0909_144a

Hình 1

Bảo vệ sợi cáp quang là lớp vỏ ngoài gồm nhiều lớp khác nhau tùy theo cấu tạo, tính chất của mỗi loại cáp. Nhưng có ba lớp bảo vệ chính là lớp chịu lực kéo (strength member), lớp vỏ bảo vệ ngoài (buffer) và lớp áo giáp (jacket) - tùy theo tài liệu sẽ có tên gọi khác nhau.Strength member là lớp chịu nhiệt, chịu kéo căng, thường làm từ các sợi Kevlar. Bufferthường làm bằng nhựa PVC, bảo vệ tránh va đập, ẩm ướt. Lớp bảo vệ ngoài cùng là Jacket. Mỗi loại cáp, tùy theo yêu cầu sử dụng sẽ có thêm các lớp jacket khác nhau.Jacket có khả năng chịu va đập, nhiệt và chịu mài mòn, bảo vệ phần bên trong tránh ẩm ướt và các ảnh hưởng từ môi trường.

Có hai cách thiết kế khác nhau để bảo vệ sợi cáp quang là ống đệm không chặt (loose-tube) và ống đệm chặt (tight buffer).

Loose-tube thường dùng ngoài trời (outdoor), cho phép chứa nhiều sợi quang bên trong. Loose-tube giúp sợi cáp quang “giãn nở” trước sự thay đổi nhiệt độ, co giãn tự nhiên, không bị căng, bẻ gập ở những chỗ cong. Hình 2

Cáp quang và các thiết bị dùng cho cáp quang A0909_144b

Hình 2

Tight-buffer thường dùng trong nhà (indoor), bao bọc khít sợi cáp quang (như cáp điện), giúp dễ lắp đặt khi thi công. Hình 3

Cáp quang và các thiết bị dùng cho cáp quang A0909_144c

Hình 3

Trên một số tài liệu, bạn sẽ gặp hai thuật ngữ viết tắt IFC, OSP. IFC (Intrafacility fiber cable) là loại cáp dùng trong nhà, có ít lớp bảo vệ vật lý và việc thi công lắp đặt linh hoạt. OSP(Outside plant cable) là loại cáp dùng ngoài trời, chịu được những điều kiện khắc nghiệt của nhiệt độ, độ ẩm, bụi... loại cáp này có nhiều lớp bảo vệ.

Cáp quang và các thiết bị dùng cho cáp quang A0909_144d

Hình 4

Các tia sáng bên trong cáp quang có hai kiểu truyền dẫn là đơn mốt (Singlemode) và đa mốt (Multimode). Cáp quangSinglemode (SM) có đường kính core khá nhỏ (khoảng 9µm), sử dụng nguồn phát laser truyền tia sáng xuyên suốt vì vậy tín hiệu ít bị suy hao và có tốc độ khá lớn. SM thường hoạt động ở 2 bước sóng (wavelength) 1310nm, 1550nm. Cáp quang Multimode (MM) có đường kính core lớn hơn SM (khoảng 50µm, 62.5µm). MM sử dụng nguồn sáng LED (Light Emitting Diode) hoặc laser để truyền tia sáng và thường hoạt động ở 2 bước sóng 850nm, 1300nm; MM có khoảng cách kết nối và tốc độ truyền dẫn nhỏ hơn SM.

Cáp quang và các thiết bị dùng cho cáp quang A0909_144e

Hình 5

MM có hai kiểu truyền: chiết xuất bước (Step index) và chiết xuất liên tục (Graded index). Các tia sáng kiểu Step index truyền theo nhiều hướng khác nhau vì vậy có mức suy hao cao và tốc độ khá chậm. Step index ít phổ biến, thường dùng cho cáp quang POF. Các tia sáng kiểu Graded index truyền dẫn theo đường cong và hội tụ tại một điểm. Do đó Graded index ít suy hao và có tốc độ truyền dẫn cao hơn Step index. Graded index được sử dụng khá phổ biến.

Truyền dẫn tín hiệu trên cáp quang có hai dạng đơn công (simplex) và song công (duplex). Simplex truyền tín hiệu chỉ 1 chiều. Duplex có thể truyền nhận tín hiệu 1 chiều bán song công (half-Duplex) hoặc cả 2 chiều song công toàn phần (full-Duplex) Duplex ở cùng thời điểm tùy theo cách cấu hình.

Cáp quang và các thiết bị dùng cho cáp quang A0909_145a

Hình 6

Để đấu nối cáp quang vào bảng đấu dây (patch panel) hoặc vào các cổng vào/ra (input/output) trên các thiết bị truyền nhận quang, người ta thường sử dụng dây nối quang một đầu có sẵn đầu nối (pigtail) hoặc cả hai đầu có sẵn đầu nối (pathcord).

Cáp quang và các thiết bị dùng cho cáp quang A0909_145b

Hình 7 - Hình 8

Một số loại cáp quang:

Ribbon: cáp quang dạng ruy-băng, chứa nhiều sợi quang bên trong.Hình 9
Zipcord: hai sợi quang có vỏ ngoài liền nhau (như dây điện). Hình 10

Cáp quang và các thiết bị dùng cho cáp quang A0909_145c

Hình 9 - Hình 10

Bất kỳ giao tiếp quang nào cũng bao gồm 3 thành phần: nguồn phát, vật truyền dẫn trung gian (cáp quang) và nguồn thu. Nguồn phát sẽ chuyển đổi tín hiệu điện tử thành ánh sáng và truyền dẫn qua cáp quang. Nguồn thu chuyển đổi ánh sáng thành tín hiệu điện tử. Có hai loại nguồn phát là laser và LED. Laser ít tán sắc, cho phép truyền dẫn dữ liệu tốc độ nhanh, khoảng cách xa (trên 20km), dùng được cho cả Singlemode và Multimode nhưng chi phí cao, khó sử dụng. LED tán sắc nhiều, truyền dẫn tốc độ chậm hơn, bù lại chi phí thấp, dễ sử dụng, thường dùng cho cáp quang Multimode. LED dùng cho hệ thống có khoảng cách ngắn hơn, có thể sử dụng cho cả sợi quang thủy tinh, sợi quang plastic.

Các thông số quang cần quan tâm

Suy hao quang (Optical loss): lượng công suất quang (optical power) mất trong suốt quá trình truyền dẫn qua cáp quang, điểm ghép nối. Ký hiệu dB.

Suy hao phản xạ (Optical Return loss): ánh sáng bị phản xạ tại các điểm ghép nối, đầu nối quang.

Suy hao tiếp xúc (Insertion loss): giảm công suất quang ở hai đầu ghép nối. Giá trị thông thường từ 0,2dB - 0,5dB.

Suy hao (Attenuation): mức suy giảm công suất quang trong suốt quá trình truyền dẫn trên một khoảng cách xác định. Ký hiệu dB/km. Ví dụ, với cáp quang Multimode ở bước sóng 850nm suy giảm 3dB/km, trong khi ở bước sóng 1300nm chỉ suy giảm 1dB/km. Cáp quang Singlemode: suy giảm 0,4dB/km ở 1310nm, 0,3dB/km ở 1550nm. Đầu nối (connector) suy giảm 0,5dB/cặp đấu nối. Điểm ghép nối (splice) suy giảm 0,2 dB/điểm.

Bước sóng (Wavelength): là chu kỳ di chuyển của sóng điện từ. Ký hiệu nm (nanometer). Ánh sáng chúng ta nhìn thấy được có wavelength từ 400nm đến 700nm (màu tím đến màu đỏ). Cáp quang sử dụng ánh sáng nằm trong vùng hồng ngoại có wavelength lớn hơn wavelength mà ta nhìn thấy – trong khoảng 850nm, 1300nm và 1550nm. Các bước sóng truyền dẫn quang được xác định dựa trên hai yếu tố nhằm khắc phục tình trạng suy hao do năng lượng và vật liệu truyền dẫn: các bước sóng nằm trong vùng hồng ngoại và các bước sóng không nằm trong vùng hấp thu, cản trở năng lượng ánh sáng truyền dẫn (absorption) do tạp chất lẫn trong cáp quang từ quá trình sản xuất

Cáp quang và các thiết bị dùng cho cáp quang A0909_145f

Hình 11

Vậy vì sao chúng ta không sử dụng các bước sóng dài hơn? Bước sóng hồng ngoại là sự chuyển tiếp giữa ánh sáng và nhiệt. Bước sóng dài hơn, nhiệt xung quang càng nóng hơn, tín hiệu nhiễu loạn nhiều hơn. Do đó, thường POF có bước sóng 650nm, 850nm. GOF với Multimode hoạt động ở 850nm và 1300nm, Singlemode ở 1310nm, 1550nm. Giữa hai bước sóng 1300nm và 1310nm không khác biệt nhau, chỉ là cách qui ước để phân biệt sử dụng cáp quang Singlemode hay Multimode.

Đầu nối quang: gồm nhiều thành phần kết hợp lại với nhau, chúng có nhiều kiểu như SC/PC, ST/UPC, FC/APC... Nhưng có hai thành phần bạn cần quan tâm, đó là kiểu đầu nối SC, ST, FC...và điểm tiếp xúc PC, UPC, APC.

SC (subscriber connector), ST (straight tip), FC (fiber connector) là các kiểu đầu nối quang có dạng hình vuông, hình tròn...

Cáp quang và các thiết bị dùng cho cáp quang A0909_145g

Hình 12

Bên trong đầu nối là ferrule, giúp bảo vệ và giữ thẳng sợi cáp quang. Ferrule được làm bằng thủy tinh, kim loại, plastic hoặc gốm (ceramic) - trong đó chất liệu gốm là tốt nhất.

Cáp quang và các thiết bị dùng cho cáp quang A0909_146a

Hình 13

Đỉnh của ferrule được làm nhẵn (polish) với ba dạng điểm tiếp xúc chính PC (Physical Contact), UPC (Ultra Physical Contact) và APC (Angled Physical Contact), giúp đảm bảo chỗ ghép nối có ít ánh sáng bị mất hoặc bị phản xạ nhất. 

Cáp quang và các thiết bị dùng cho cáp quang A0909_146b

Hình 14

Dạng PC được vạt cong, sử dụng với các kiểu đầu nối FC, SC, ST. PC, có giá trị suy hao phản xạ (optical return loss) là 40dB. Vì giá trị này khá cao, nên đã thúc đẩy các nhà sản xuất tiếp tục tìm kiếm các giải pháp tốt hơn. UPC là giải pháp tiếp theo, nó cũng được vạt cong như PC nhưng giảm return loss hơn. UPC có giá trị return loss 50dB. UPC dùng với các đầu nối FC, SC, ST, DIN, E2000. APC được vạt chéo 8 độ­­, loại bỏ hầu hết sự phản xạ ở điểm ghép nối và có giá trị return loss 60dB. Bạn nên lưu ý là khi đọc các thông số kỹ thuật quang đề cập mức suy hao có thể làm bạn dễ hiểu sai về dấu “+” và “-“. Chẳng hạn, với kết quả tính toán, đo đạc mức độ suy hao là -40dB. Trên thông số kỹ thuật có thể viết giá trị suy hao (loss values) là 40dB hoặc số đo mức phản xạ là -40dB hay độ lợi (gain) là -40dB. Tất cả đều như nhau, do đó bạn cần chú ý cách viết để tránh hiểu sai.

Hiện nay, giá thành cáp quang và các phụ kiện quang đã thấp hơn so với cách nay vài năm. Cùng với việc ứng dụng nhiều giải pháp như IP Camera, VoIP, Hội nghị truyền hình qua mạng, kết nối mạng gigabit giữa các tòa nhà, văn phòng, xưởng sản xuất; cáp quang dần trở thành lựa chọn số một cho việc triển khai hạ tầng mạng đòi hỏi nhiều băng thông và tốc độ cao. 

[right][url=http://nixmicrosoft.blogspot.com/2015/06/phan-biet-chuan-cap-quang-upc-va-apc.html?utm_source=feedburner&utm_medium=email&utm_campaign=Feed%3A+Tranhuuphuoc-Http%2Fwwwfacebookcom%2Ftechmemevn+%28tranhuuphuoc+-

Cáp quang và các thiết bị dùng cho cáp quang High_q10

Ngoài ra còn có High quality 1.25g copper sfp rj45 SFP-T, tạm dịch là module đồng với giao diện SFP.

1. 10/100/1000M SFT-T copper 100m
2. Khoảng cách truyền cáp quang: 100m
3. Tốc độ truyền dữ liệu: 1.25Gbps (10/100/1000 Mbps)
4. Nguồn điện: 3.3V
5. Giao diện kết nối đồng RJ45
6. Hỗ trợ Hot Pluggable
7. Nhiệt độ hoạt động:
- Chuẩn: 0~+70°C
- Công nghiệp:-40~+85 °C
8. Tương thích với thông số kỹ thuật MSA SFP
9. Tương thích với SFF-8472
      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất