Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Hồ Duy Hùng – Người tình báo phi công dũng cảm 84025111Chiến sĩ tình báo Hồ Duy Hùng
QĐND - Hồ Duy Hùng là chiến sĩ của Ban Quân báo Quân khu Sài Gòn - Gia Định, được tổ chức cài vào hàng ngũ địch, trong kháng chiến chống Mỹ. Quân đội ngụy Sài Gòn đưa Duy Hùng đi học lái máy bay trực thăng UH-1 ở Mỹ. Sau một thời gian hoạt động, ông bị địch phát hiện. Ngày 17-11-1973, Hồ Duy Hùng lái chiếc trực thăng UH-1 số hiệu 60139 từ Đà Lạt ra vùng giải phóng Lộc Ninh. Sau đó máy bay được đưa tới sân bay Hòa Lạc (Sơn Tây-Hà Nội). Tại đây, Hồ Duy Hùng được giao nhiệm vụ bay thử và làm giáo viên chuyển loại cho một số phi công trực thăng sang lái UH-1, chuẩn bị cho kế hoạch lâu dài của không quân ta.

Hồ Duy Hùng sinh năm 1947, ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Tháng 8-1968, theo sự chỉ đạo của mạng lưới điệp báo, Hồ Duy Hùng gia nhập quân đội Sài Gòn, được tuyển đi học tại Trường Sĩ quan bộ binh Thủ Đức, sau đó được chọn đưa qua không quân để đi học lái máy bay. Hoàn thành khóa học tiếng Anh, cuối năm 1969 anh được đưa qua For Wolters bang Texas và For Hunters bang Georgia của Mỹ để học lái máy bay trực thăng. Sau khi tốt nghiệp loại giỏi phi công lái chính UH-1 anh còn được học thêm loại máy bay gunship (trực thăng vũ trang). Tháng 10-1970 về nước anh được chính quyền Sài Gòn phong quân hàm thiếu úy, phi công trực thăng UH-1 thuộc Phi đoàn 215, Không đoàn 62, Sư đoàn 2 đóng tại Nha Trang. Cũng trong thời gian này anh được Ban Quân báo (T4) Quân khu Sài Gòn - Gia định phân công về tổ điệp báo E4 với bí danh Bảy Hiền (sau khi bị địch bắt anh đổi sang bí danh Chín Chinh) bí số E6 do đồng chí Nguyễn Hồng Giáo (bí số B7) làm tổ trưởng E4 và đồng chí Sáu Bán (bí số B6) trực tiếp phụ trách.

Trong thời gian này Hồ Duy Hùng đã cung cấp cho tổ chức nhiều tài liệu quan trọng của địch, trong đó phải kể đến tập tài liệu tối mật in toàn bộ bản đồ không ảnh các sân bay lớn nhỏ ở miền Nam Việt Nam và các nước Đông Nam Á cùng các tần số liên lạc với các sân bay và các căn cứ pháo binh. Khi tài liệu được chuyển về Khu an toàn đã được cấp trên đánh giá cao.

Ngày 12-3-1971, khi vừa thực hiện một phi vụ trở về, Hồ Duy Hùng bị hai sĩ quan của phòng an ninh Sư đoàn 2 không quân tịch thu súng và bắt ngay trước phòng trực ban của phi đoàn ở sân bay Nha Trang. Đó là một ngày không may mắn với anh bởi vì buổi sáng khi bay đi đổ quân ở Di Linh, anh bị quân giải phóng bắn suýt thiệt mạng, buổi chiều bị địch bắt. Sau này anh mới biết lý do địch bắt anh bởi trước đó chúng đã bắt được điệp viên Sáu Dung, bí danh của chị Hồ Thị Hạnh - người của Đặc khu ủy Quảng Đà (Quảng Nam - Đà Nẵng) đang hoạt động trong Ty chiêu hồi ở Hội An. Hồ Thị Hạnh là chị ruột của Hồ Duy Hùng nên qua lý lịch chúng tìm ra anh.

“Trên xe địch chở về phòng an ninh của sư đoàn, tôi hết sức căng thẳng - ông Hùng nhớ lại - không lẽ địch đã bắt được các tài liệu của mình gởi ra, hay giao liên hoặc B6, B7 bị bắt nhưng tôi tin dù có bị bắt các đồng chí cũng không khai ra mình. Có một hướng khác cũng khiến tôi phải suy nghĩ đó là 2 cơ sở của tôi đang hoạt động trong Quân đội Sài Gòn là Hồ Nghĩa và Đinh Văn Kỳ đã bị lộ. Chỉ trong một thời gian rất ngắn nhưng trong tôi đã diễn ra một cuộc đấu trí hết sức căng thẳng”.

Đến phòng an ninh, địch tổ chức hỏi cung ngay. Qua mấy tiếng đồng hồ chúng hỏi về lí lịch, về mối liên hệ của ông với điệp viên Hồ Thị Hạnh, với đồng chí Huỳnh Khắc Tâm - một cán bộ của Thị ủy Hội An qua lời khai của tên Phạm Đắc nào đó. Trong quá trình hỏi cung, tên trưởng phòng an ninh còn làm như vô tình đã biết rõ lý lịch về người cha, người anh đi tập kết và 2 người anh là Hồ Duy Diệm và Hồ Duy Lệ đã trốn lên chiến khu theo Việt cộng. Do đã chuẩn bị trước nên anh chỉ khai là không biết, nghe mẹ kể thế, còn tại sao khai man lý lịch thì: khai vậy để được sang không quân sẽ ít nguy hiểm hơn.

Địch đưa anh vào Cục an ninh Quân đội Sài Gòn, giam vào căn hầm dưới tòa nhà 2 tầng và còng chân anh bằng một loại còng chữ U có thanh sắt xỏ qua. Sau nhiều cuộc tra hỏi, không khai thác được gì, chúng đưa tên Phạm Đắc - kẻ khai ra anh - để đối chất. Gặp hắn, biết hắn đã nhầm anh với anh trai của mình là Hồ Duy Quang - người đang hoạt động tại Hội An, Hồ Duy Hùng nói: “Anh đừng bịa đặt, cả năm 1969 tôi không đi phép, không về Hội An, cả tháng 4 tôi đi học Anh văn do Mỹ dạy, ngày nào Mỹ cũng điểm danh, không vắng một buổi, tôi có cánh đâu mà ra đấy?”. Địch đã đi kiểm tra và thấy đúng như vậy.

Sau năm tháng giam giữ với dồn dập những cuộc thẩm vấn, ngày 30-7-1971, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội ngụy Sài Gòn, tướng Cao Văn Viên ký quyết định sa thải Hồ Duy Hùng ra khỏi không lực Việt Nam cộng hòa vì “khai man lý lịch, có nhiều thân nhân hoạt động cho cộng sản, có tư tưởng thiên cộng” rồi chuyển anh qua Tổng nha Cảnh sát Sài Gòn. Chúng đưa Hồ Duy Hùng về bót Ngô Quyền làm các thủ tục giải giao cho Ty Cảnh sát Gia Long (Đà Nẵng) để quản lý ở địa phương.

Ở Hội An được vài tuần, anh lại trốn vào Sài Gòn, bắt liên lạc với tổ chức để tiếp tục hoạt động. Thời gian này anh được Ban Quân báo Quân khu Sài Gòn - Gia định giao nhiệm vụ đánh cắp một máy bay để chuẩn bị đánh vào dinh Độc Lập…
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Hồ Duy Hùng – Người tình báo phi công dũng cảm 13139210Ông Hùng (đứng thứ nhất bên trái) khi đang học lái máy bay tại Mỹ năm 1970
QĐND - Lấy máy bay của địch giữa ban ngày là nhiệm vụ đặc biệt khó khăn đối với Hồ Duy Hùng - một phi công tuy được học ở Mỹ nhưng chưa được phê chuẩn lái chính; thời gian giãn cách bay của ông đã quá dài (trên 2 năm tám tháng), gấp 10 lần cho phép đối với một phi công bình thường; hơn nữa thời tiết lúc đó rất xấu gây khó khăn đối với cả những phi công lái chính kỳ cựu… Nhưng ông đã hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc khiến cho từ Sài Gòn đến Lầu Năm Góc rúng động vì đây là lần đầu tiên một chiếc trực thăng bị mất giữa ban ngày. Một vụ án chưa có tiền lệ trong lịch sử quân sự thế giới…

Điệp vụ “Xuất quỷ, nhập thần” có 2 phần. Phần 1: Lợi dụng địch sơ hở, lấy cắp một máy bay UH-1 của địch bay về căn cứ; phần 2: sử dụng máy bay để mang chất nổ đánh vào dinh Độc lập

Sau khi kế hoạch được đồng chí Năm Hà (Lê Nam Hà - Phó Ban Hai của Quân báo T4) duyệt và cấp trên đồng ý. Chiều ngày 28-10-1973, Hồ Duy Hùng đi thực hiện nhiệm vụ sau một bữa liên hoan bằng một bò gạo nấu cơm và 5 ngàn đồng công tác phí. Đến Đà Lạt ông tìm Tư Đen (một đồng chí của tổ chức được giao nhiệm vụ cùng ông lấy máy bay) nhưng không gặp do địch vây ráp gắt gao. Ông chọn bãi cỏ cạnh Hồ Xuân Hương là địa điểm mai phục bởi trong thời gian ở Không quân ngụy, ông biết bọn chúng thường hạ cánh xuống đây để đi chơi.

Ngày 4-11 ông định lấy chiếc máy bay UH-1 của tên Tư lệnh vùng II chiến thuật nhưng không được vì nhiên liệu của chiếc máy bay này chỉ còn đủ bay trong vòng 1 giờ.

Sáng ngày 7-11-1973 trời nhiều mây, lúc mưa, lúc tạnh. Thời tiết quá xấu khiến 2 phi công (một trung tá, một thiếu tá) đã bay trên loại máy bay này ba bốn ngàn giờ phải đáp xuống đây chờ thời tiết tốt lên. Sau khi âm thầm kiểm tra máy bay, thấy đủ điều kiện, Hồ Duy Hùng quyết định thực hiện phi vụ. Ông nhớ lại: “Vừa cất cánh lên, chiếc UH-1 lập tức chui vào biển mây khổng lồ dày đặc và xám xịt. Vì quá căng thẳng và khẩn cấp nên tôi không kịp nhớ phải đảo công tác điện AC. Tất cả các đồng hồ chỉ trạng thái máy bay, đồng hồ la bàn điện và nhiều đồng hồ khác không hoạt động. Lúc đó tôi không khác gì người mù phải chạy. Tôi chỉ còn cách dùng tốc độ để cân bằng một phần trạng thái máy bay. Nếu kim đồng hồ tăng nhanh là máy bay chúc đầu xuống còn khi giảm tốc độ thì máy bay sẽ dựng đầu lên. Nhưng máy bay không giữ được thăng bằng, nghiêng qua đảo lại điên cuồng như con chim hoản loạn giữa bầu trời đầy mây giông xám xịt. Đã có lúc tôi tuyệt vọng!”.

Nỗi lo sợ của ông lúc đó là máy bay đụng vào núi Chúa Đà Lạt cao trên 2.000m nhưng núi phía trước hay phía sau ông không được rõ. Ông chỉ biết mình phải kéo máy bay lên độ cao cần thiết nhưng bay ở độ cao này rất nguy hiểm vì ra đa của đối phương có thể sẽ phát hiện. Cứ như vậy, tử thần đã đùa giỡn với ông không biết bao lần, thoát ra được đám mây này lại chui vào đám mây khác, mịt mù, tối sầm. Có những lúc ông kiệt sức tưởng chừng như không thể thở nổi nhưng cũng chính lúc ấy ý nghĩ: phải đưa bằng được máy bay về chiến khu an toàn đã thôi thúc ông.

Một sự may mắn đã đến với ông, máy bay bỗng chui ra khỏi mây. Khi ánh sáng hắt vào buồng lái, ông thấy máy bay ở độ cao hơn 1.600 mét, bên dưới là sân bay Liên Khương. Lúc đó ông đã hét lên “Sống rồi!”. Trong trạng thái tỉnh táo ông đưa tay bật công tắc điện AC. Đến lúc đó các đồng hồ và các bảng điện báo đồng loạt hoạt động. Ông đã mất 15 phút để bay đoạn đường chỉ gần 13 km. “Chỉ 15 phút mà tôi thấy dài khủng khiếp. Cũng may tôi lạc đúng đường về vì hướng này núi thấp nên ít mây hơn. Nếu bay chếch lên hướng khác gặp núi cao và nhiều mây như thế thì cơ hội sống sót sẽ không còn!” - ông Hùng đã nói với chúng tôi như thế.

Điểm hạ cánh được ấn định trước là bàu Cà Tông (huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương) cách căn cứ quân khu Sài Gòn - Gia Định chừng 20km. Gặp gió ngược, ông bắt đầu lo máy bay không đủ nhiên liệu về đến nơi. Tuy nhiên nỗi lo lớn hơn là bị quân ta bắn vì trên đường bay, ông phải qua các vùng giải phóng, qua các cánh rừng thưa. Những nơi ấy súng bộ binh có thể bắn rất dễ dàng vì thấy máy bay từ xa. “Còn không quân địch thì không sợ vì tôi bay rất thấp, khó ra đa nào bắt được. Các căn cứ máy bay tiêm kích của địch đều ở xa, nếu có cất cánh thì cũng không dễ tìm ra tôi” - ông nhớ lại.

Bay một lúc lâu không tìm thấy ám hiệu theo quy định, ông nghĩ mình đã bị lạc đường. Mở máy liên lạc gọi về nhà nhưng không nghe trả lời, ông biết việc tìm về bàu Cà Tông là rất khó. Đang loay hoay thì đèn nhiên liệu bật đỏ, báo hiệu dầu chỉ còn 20 phút bay, nếu bay tiếp sẽ rất nguy hiểm, ông tìm cách hạ cánh vào vùng giải phóng nằm lọt giữa 3 căn cứ của địch là Dầu Tiếng, Chơn Thành và Bến Cát. “Hạ cánh trong khu vực này là một quyết định rất mạo hiểm và đòi hỏi phải cực kỳ chuẩn xác - người tình báo phi công nói - Chỉ cần tiến lên hoặc lui xuống hay lệch bên phải, bên trái một chút cũng đều trúng căn cứ của địch!”.

Bay vượt đường 13 chừng mấy phút thì cánh rừng cao su hiện ra, từ trên máy bay nhìn xuyên qua tán lá cây, ông thấy lấp ló một số lán trại của bộ đội ta. Tìm được một đầm lầy rộng khoảng 150m, dài khoảng năm sáu trăm mét, ông quyết định hạ cánh. “Tôi từ từ đặt hai càng máy bay xuống khoảng sáng còn trống phía dưới thấy càng máy bay chìm trong nước. Lắc nhẹ cần lái, thấy ổn tôi hạ hẳn xuống và tắt máy. Tôi nhanh chóng leo ra khỏi máy bay, lội xuống nước thấy nền đất khá cứng, thật hú hồn!” - ông kể lại. Tại đây được sự giúp đỡ của Đại đội Vận tải cơ giới, Đoàn 235, Cục Hậu cần Miền, máy bay nhanh chóng đươc cất giấu nên đã thoát khỏi trận bom tọa độ nhằm xóa dấu vết của địch.

Trong thời gian đó không quân ngụy Sài Gòn đã tung các máy bay trinh sát và ba chiếc A-37 ráo riết truy tìm chiếc UH-1 60139. Thiếu tá Lê Thành Chơn - nguyên sĩ quan dẫn đường của Không quân ta, người được một hạ sĩ quan VNCH trao cho tập hồ sơ liên quan đến vụ việc này, kể lại với chúng tôi: Ngay buổi chiều 7-11-1973, hình ảnh từ Trung tâm Không ảnh không quân (nằm trong sân bay Tân Sơn Nhất) cho thấy tại khu rừng ở Bến Cát, nơi có một vài chỗ bị cháy, xuất hiện một đốm màu nâu, được nghi là chiếc máy bay UH-1. Tư lệnh Không quân ngụy Sài Gòn lúc đó là Trung tướng Trần Văn Minh - đã ra lệnh cho máy bay trinh sát L-19 nhiều lần bay đến gần khu vực nghi ngờ... Sáng hôm sau, 8/11, một phi đội F-5E được lệnh trút bom xuống tọa độ đã xác định, hòng phá hủy chiếc UH-1 khỏi rơi vào tay Việt cộng...

Sau đó chiếc máy bay UH-1 60139 được đưa lên biên giới Việt Nam - Campuchia rồi được tháo rời vận chuyển về sân bay Hòa Lạc. Tại đây, Hồ Duy Hùng được giao nhiệm vụ bay thử và làm giáo viên chuyển loại cho một số phi công trực thăng sang lái UH-1, chuẩn bị cho kế hoạch lâu dài của Không quân mà không thực hiện phần 2 của điệp vụ “nhập thần”.
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Liên hệ | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất