Thay vì làm các tính toán mệt mỏi (tuy quan trọng) để xếp hạng hải quân các nước châu Á, tại sao không đánh giá chúng theo các tiêu chí thực sự quan trọng, mà cụ thể là: về khả năng thực hiện những nhiệm vụ do các lãnh đạo quốc gia đặt ra, tức là thực hiện các nhiệm vụ chiến dịch và chiến lược? Một cường quốc biển kết hợp một cách tối ưu mục đích và khả năng của mình, các khát vọng chính trị và lực lượng của mình, có cơ hội tốt nhất để đạt các mục tiêu này. Cũng có ý nghĩa rất quan trọng là tính chất các mối đe dọa, vị trọng tài đích thực này có khả năng xác định sức mạnh hải quân ở mức nào là đủ. Không có cách nào tốt hơn để trao danh hiệu hạm đội dẫn đầu châu Á. Dưới đây là 5 lực lượng hải quân hùng mạnh nhất ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
1. Hải quân Hàn Quốc
Hải quân Hàn Quốc có thể tự hào với một cụm tàu khu trục trang bị hệ thống Aegis, các tàu sân bay trực thăng, cũng như các tàu chiến cực kỳ hiện đại khác.
Sự đa dạng như thế của thành phần tàu chiến và vũ khí cho phép Hải quân Hàn Quốc tham gia vào các hành động trên biển cùng với Hải quân Mỹ và các hạm đội tiên tiến khác. Hải quân Hàn Quốc có năng lực tốt nhất để hoàn thành các nhiệm vụ có thể giao cho họ.
2. Hải quân Phòng vệ Nhật Bản
Họ cũng có ưu thế là hạm đội Nhật Bản hành động chung với Hải quân Mỹ. Liên minh quân sự này không chỉ tăng cường cho quốc phòng Nhật Bản, mà còn hỗ trợ phát triển các kỹ năng và nghệ thuật chiến đấu của đội ngũ sĩ quan và chỉ huy sơ cấp.
Trên thực tế, có thể đặt Hải quân Phòng vệ Nhật ở vị trí thứ nhất ở châu Á, nếu như không có quyết định không chính thức của Tokyo hạn chế chi phí quân sự ở mức 1% GDP. Điều đó hạn chế quy ô và tham vọng của Hải quân Nhật, hơn nữa điều đó diễn ra ở thời điểm, khi mà tình hình địa-chính trị đang xấu đi nhanh chóng.
Nếu như tăng chi phí quân sự lên mức 3% GDP, đây sẽ là tiêu chuẩn rất hợp lý cho Nhật Bản vào thời bình. Hiện chưa rõ Chính phủ mới của đảng Dân chủ tự do có phá vỡ hạn chế này hay không.
3. Hải quân Mỹ
Tình hình này làm yếu vị thế của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Thay vì chuyển trọng tâm chú ý sang châu Á, Hải quân Mỹ dự định trong mấy năm tới điều một số tàu và các trang bị khác đến vùng này.
Còn để ngỏ là câu hỏi liệu Washington có tăng nhịp độ tập trung lực lượng của mình ở khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương để củng cố cơ sở sức mạnh cho chiến lược châu Á của họ hay không. Một câu hỏi còn để ngỏ khác là sẽ cần bao nhiêu lực lượng và phương tiện của Hải quân Mỹ.
Đô đốc J. C. Wylie cho rằng, Quốc hội Mỹ đang đưa ra những quyết định chiến lược thông qua quá trình xây dựng ngân sách dù các nhà lập Pháp Mỹ có nhận thức được điều đó hay không. Hoàn toàn chính xác. Sức mạnh hải quân là sự lựa chọn chính trị, chứ không phải là quyền không thể tước bỏ.
Việc theo dõi các xu thế thay đổi quân số hạm đội và bố trí binh lực Hải quân Mỹ có thể nói lên nhiều điều về xu hướng chiến lược biển của Mỹ.
4. Hải quân Ấn Độ
Những khiếm khuyết đó có thể khắc phục. Đáng lo hơn nhiều là tốc độ đưa công nghiệp quốc phòng Ấn Độ vào đường ray quốc gia, điều đánh dấu khả năng của Ấn Độ tự lực thiết kế và sản xuất vũ khí trang bị hiện đại.
Không có khả năng bảo đảm các nhu cầu của mình, giới quân sự Ấn Độ phải tiếp tục mua vũ khí từ hàng loạt nhà cung cấp ngoại quốc và như vậy họ đang tạo ra những khó khăn trong vấn đề tương thích, bảo đảm hậu cần và sửa chữa cho quân đội của mình. Mặt khác, New Delhi sự kiềm chế trong chính sách đối ngoại, hạn chế các tham vọng ở phạm vi có thể đạt được.
Chừng nào các nhà lãnh đạo chính trị còn không chịu viết séc mà Hải quân Ấn Độ không có khả năng tiêu được, nước này sẽ dễ có những cú đột phá hay trì trệ trong xây dựng hải quân.
5. Hải quân Trung Quốc
Nhưng chất lượng của các hạm tàu và máy bay Trung Quốc vẫn là khó hiểu đối với các nhà bình luận bên ngoài, chủ yếu là vì hạm đội này không thường xuyên hoạt động trên các vùng biển như Hải quân Mỹ hay Hải quân Phòng vệ Nhật đang làm.
Hải quân Trung Quốc quá ít sử dụng trang bị của mình trong điều kiện thực tế nên người ngoài không thể xét đoán chính xác về họ.
Có thể đoán rằng, người Trung Quốc trong danh sách này thua kém các hạm đội khác về tiêu chí quan trọng như nhân lực ít ra là vì các thủy thủ phải rèn luyện các kỹ năng của mình bằng cách ra khơi mà phải làm điều đó một cách thường xuyên.
Nhưng vấn đề chủ yếu đặt ra cho Bắc Kinh là do tự họ tạo ra. Các tham vọng đối ngoại của Trung Quốc vượt trước quy mô và năng lực chiến đấu của hạm đội Trung Quốc. Nếu như ban lãnh đạo Trung Quốc toan tính tranh giành những lợi ích mà họ vẽ ra trên khắp chu vi châu Á, từ Nhật Bản ở phía bắc đến eo biển Malacca ở phía nam thì hải quân Trung Quốc sẽ phải làm và phải làm cho được rất nhiều thứ.
Những quân đội nào phải phân tán tiềm lực của mình sẽ trở nên yếu. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể học được nhiều điều từ Ấn Độ ở sự kiềm chế của họ. Nhưng Các nhà lãnh đạo Trung Quốc có muốn không? Chưa chắc.
Theo Trí Thức Trẻ | GenK