Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Cách đây không lâu, Viettel mới tiết lộ cho biết hãng sẽ không còn coi mình là “nhà mạng di động” nữa, mà thay vào đó sẽ tự gọi mình là “nhà cung cấp dịch vụ”. Tại sao Viettel phải làm vậy?

Khi nhà mạng di động manh nha "bỏ nghề" Viettel1-1376565981491 
Làm mới để có động lực phấn đấu

Viettel đang khao khát muốn vươn lên trên thị trường di động. Thế nhưng, giờ đây một mình tập đoàn Viettel đã vượt qua doanh thu của cả VNPT. Năm vừa qua, doanh thu của Viettel đạt 140.000 tỷ đồng, còn của VNPT chỉ đạt khoảng 130.000 tỷ đồng. Thêm vào đó, lợi nhuận của Viettel lại đạt gấp 3 lần VNPT, đạt mức 24.500 tỷ đồng so với con số tương ứng ở VNPT la 8.500 tỷ đồng.

Vì thế, Viettel nếu tiếp tục tự coi mình là nhà mạng di động, cán bộ và nhân viên của hãng sẽ mất đi lực phấn đấu. Tự coi mình là nhà cung cấp dịch vụ, Viettel sẽ tiếp tục mở rộng các mảng cung ứng dịch vụ của mình ra hơn để đáp ứng nhu cầu khách hàng, qua đó tiếp tục tăng quy mô doanh thu và lợi nhuận.

Hiện tại, Viettel đang đầu tư viễn thông ở gần 10 thị trường nước ngoài. Vì thế “nhà cung cấp dịch vụ” Viettel có lẽ sẽ tiếp tục mở rộng sang cung cấp các dịch vụ khác ở các thị trường mà hãng đang khai thác.

Tránh việc bị đẩy vào “mảnh đất” nhà cung cấp hạ tầng

Viettel đang cung cấp rất nhiều dịch vụ viễn thông, từ dịch vụ di động, băng rộng di động, ADSL, FTTH,... Vì thế, hẳn nhà mạng này đang lường trước việc mình có thể bị đẩy về phía “đường dây”, chỉ cung cấp đường truyền mà thôi, còn dịch vụ thì bị các doanh nghiệp nội dung thâu tóm.

Trên thị trường ADSL trước kia, chúng ta hẳn còn nhớ FPT và VNPT từng cung cấp khá nhiều dịch vụ nội dung. Thế nhưng, ngoảnh mặt nhìn lại, cho tới nay, còn có bao nhiêu dịch vụ nội dung số của FPT và VNPT còn đứng vững được trên thị trường?

Internet, về cơ bản giống như một con đường, qua thời gian xa lộ thông tin dù có nâng cấp lên cao cấp bao nhiêu, từ con đường trải nhựa nho nhỏ liên xã, liên huyện, tới con đường rộng hơn có 4 làn đường hay con đường cao tốc, thì phần tiền mà đơn vị xây dựng con đường đó thu được, cùng lắm chỉ là tiền “thuế đường” thông qua các trạm thu phí đường bộ. Còn ở 2 bên đường và các khu vực phụ cận, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao và thu lợi từ việc phồn hoa do các con đường mang lại lớn gấp nhiều lần “thuế đường” kể trên.

Vì thế, ngày nay internet ở Việt Nam đã có một tốc độ nhanh và giá thành rẻ hơn khá nhiều so với lúc mới vào Việt Nam năm 1997. Thế nhưng, cái mà các doanh nghiệp về hạ tầng internet thu được cũng chỉ đa phần là tiền thuê bao mà thôi. Những dịch vụ nội dung số do các doanh nghiệp này xây dựng đã khó lòng có thể giữ vị trí tốt giữa sự cạnh tranh khốc liệt của hàng trăm, hàng ngàn doanh nghiệp tham gia ngành công nghiệp internet.

Dĩ nhiên, nhà mạng di động khá là khác so với nhà mạng internet. Bởi di động là sự kết hợp chủ yếu giữa sóng di động và sóng dữ liệu. Trong khi nhà mạng internet không thể “độc quyền” được việc cung cấp các dịch vụ cho người tiêu dùng, nhà mạng di động lại độc quyền cung cấp dịch vụ thoại của họ cho khách hàng.

Khi nhà mạng di động manh nha "bỏ nghề" Viettel2-1376566062766 
Thế nhưng, đó là câu chuyện hiện tại. Giờ đây, làn sóng OTT đang lên với doanh thu có thể ước tính lên tới 7 tỷ USD cho tới năm 2016. Các dịch vụ nhắn tin và gọi điện miễn phí như Viber, Line, Zalo... cùng với sự phát triển mạnh mẽ của smartphone hiện tại, sẽ đe dọa trực tiếp tới dịch vụ thoại của các nhà mạng.

Về mảng internet di động, các dịch vụ của các nhà mạng cũng khó có thể đa dạng và có tính cạnh tranh cao như hàng loạt dịch vụ của các công ty khác cung cấp.

Chính vì thế, bước đi của Viettel cho thấy các nhà mạng đã phần nào nhìn thấy được sự đe dọa đối với nguồn doanh thu của mình. Vì thế, Viettel đã sớm thay đổi để chuẩn bị ứng phó tình hình. Tuy nhiên, thay đổi về tên gọi và thay đổi về năng lực bộ máy lại là những điều có phần khác biệt. Vì thế cuộc chiến cung cấp dịch vụ giữa một bên là nhà mạng như Viettel, VNPT với các doanh nghiệp nội dung số trên di động sẽ cần một thời gian nữa mới có thể có câu trả lời.

Huê Tửu - Theo Trí Thức Trẻ | GenK
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Nhà mạng: Doanh nghiệp nội dung số không "ốm" như vẫn nghĩ

Đó là khẳng định của các nhà mạng khi nói về tỷ lệ ăn chia hiện nay tại Hội thảo kết nối Internet và kết nối giữa doanh nghiệp di động với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung, tổ chức ngày 10/7, tại Hà Nội.

Khi nhà mạng di động manh nha "bỏ nghề" 1373516519147 
Trước phản ánh của nhiều doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nội dung có đầu số (CSP) gặp khá nhiều bất lợi như phụ thuộc nhiều vào chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp di động (Telco), không được tự quyết định giá cước dịch vụ nên không có cơ hội để đưa ra dịch vụ có nội dung chất lượng cao.

CSP cung cấp dịch vụ không thu cước trực tiếp từ khách hàng mà phải thông qua Telco dẫn đến việc nếu doanh nghiệp di động không thu được cước thì các CSP cũng không được trả cước, trong khi họ phải chịu chi phí nội dung... Hoặc quy định mức sàn doanh thu mà CSP phải đạt được trong 1 tháng đã làm cho các đơn vị này gặp rất nhiều khó khăn trong bối cảnh suy thoái kinh tế.

Tuy nhiên, những thông tin của nhà mạng về vấn đề này lại có phần trái ngược với báo cáo của các CSP. Cụ thể, theo ông Nguyễn Việt Dũng, Trưởng phòng kinh doanh Tập đoàn Viễn thông Quân đội cho rằng, đa số mọi người vẫn nhìn bức tranh phiến diện mối quan hệ một chiều giữa Telco và CSP. Thực tế các CSP không hề "ốm" như mọi người vẫn nghĩ, Viettel đứng chân cả 2 lĩnh vực hạ tầng và nội dung số nên hiểu rất rõ vấn đề này...

Doanh nghiệp nội dung số không hề... "ốm"

Theo ông Nguyễn Việt Dũng, thị trường nội dung viễn thông Việt Nam đã có những bước phát triển rất mạnh thể hiện qua con số doanh thu, lợi nhuận và số lượng các CSP ở Việt Nam (theo thống kê của Bộ TT-TT, Việt Nam hiện có hơn 400 CSP). Do đó, nếu quy định  kết nối giữa Telco và CSP, thị trường nội dung ở Việt Nam sẽ không thể phát triển mạnh như hiện nay, nhất là các dịch vụ mới do thời gian đàm phán lâu.

Nhìn sang các nước Viettel trực tiếp đầu tư hạ tầng, Lào và Campuchia do dịch vụ nội dung số kém Việt Nam nên rất nhiều CSP có kế hoạch cùng Viettel kinh doanh. Trong khi với Peru, đất nước có GDP đầu người gấp 5 lần Việt Nam thì dịch vụ nội dung số cũng không phát triển mạnh nếu như so với nước ta. Thế nhưng điều đáng nói là dịch vụ nội dung số tại Việt Nam đang phát triển không theo quy hoạch.

Cụ thể, 90% dịch vụ nội dung liên quan đến cá cược bóng đá và kết quả xổ số. Nhưng 90% CSP đều không có bản quyền từ các công ty xổ số hay công ty sở hữu bản quyền kết quả bóng đá... Vì thế, Viettel ủng hộ việc thu phí theo nội dung để đảm bảo quyền lợi khách hàng thay vì  thu phí theo đầu số như hiện nay.

Giá cước cài tin nhắn kết quả bóng đá, xổ số, cài đặt dịch vụ (GPRS hay 3G) các CSP thu của khách hàng tới 15.000 đồng là bất hợp lý. Viettel đã cấm tất cả các CSP liên kết với mình làm việc này, mức thu tối đa những dịch vụ này sẽ không quá 3.000 đồng.
Cũng liên quan đến vấn đề nội dung, hiện Viettel sẵn sàng chia cho CSP lên đến 70-80% nhưng cũng có dịch vụ chỉ được chia khoảng 30%. Lí do tùy thuộc dịch vụ và chất lượng sẽ dẫn tới tỷ lệ ăn chia. Bởi thực tế có nhiều dịch vụ như game online hay kho tải App Store, các CSP đang hưởng tất không phải chia cho các nhà mạng như mọi người nghĩ.

Nói về giải pháp cần có các cổng kết nối dịch vụ nội dung số thay vì kiểu hợp tác bất đối xứng như hiện nay, ông Nguyễn Mạnh Hà, Tổng Giám đốc Công ty VMG phân tích: "Chúng ta nên học hỏi kinh nghiệm của các nước phát triển như Nhật Bản. Nước này phân chia rõ ràng vai trò của CSP với doanh nghiệp hạ tầng. CSP lo phụ trách nội dung, nhà mạng lo hạ tầng. Tỷ lệ ăn chia do hợp đồng quy định thay vì nói ai thiệt, ai lợi như ta hiện nay."

Câu chuyện bị ở "chiếu dưới" của CSP nói rằng việc quyết định tỷ lệ ăn chia vẫn do nhà mạng "cầm đằng chuôi" thực tế là câu chuyện dài kỳ chưa có điểm kết. Bởi theo ông Dũng, phía nào cũng phải bảo vệ quyền lợi của mình nhưng thuê bao di động do nhà mạng quản lý nên Viettel sẽ phải bảo vệ quyền lợi của khách hàng, đó mới là phương châm làm ăn lâu dài..., ông Dũng nhấn mạnh.

Ngoài bàn về giá cước, tỷ lệ ăn chia thì vấn đề đầu số dịch vụ nội dung, xây dựng cổng kết nối dịch vụ nội dung số... cũng là những vấn đề nóng được bàn thảo. Được biết, Bộ TT-TT đang lắng nghe ý kiến từ chính các doanh nghiệp để xây dựng Dự thảo quản lý vấn đề này trên cơ sở tạo môi trường pháp lý thông thoáng cho doanh nghiệp làm ăn, trên cơ sở cân bằng hài hòa lợi ích giữa các bên và sự phát triển chung của ngành viễn thông, cũng như công nghiệp nội dung số...

Theo Bảo Linh
eFinance
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất