Hồ sơ của công ty nộp lên tòa án cho thấy tổng giá trị nợ khoảng 448 tỷ yên (5,55 tỷ USD), là một trong những vụ phá sản lớn chưa từng có của một nhà sản xuất Nhật Bản.
Elpida, nhà sản xuất chip nhớ còn lại duy nhất của Nhật Bản, đã đệ đơn xin bảo hộ phá sản. Đây là minh chứng mới nhất của một công ty công nghệ lớn khi không theo kịp sự thay đổi từ các máy tính cá nhân truyền thống sang máy tính bảng và điện thoại thông minh.
Hồ sơ của công ty nộp lên tòa án vào ngày 27/2 cho thấy tổng giá trị nợ khoảng 448 tỷ yên (5,55 tỷ USD), một trong những vụ phá sản lớn chưa từng có đối với một nhà sản xuất Nhật Bản. Elpida sẽ không ngừng hoạt động ngay lập tức mà nỗ lực tốt nhất để xây dựng lại việc kinh doanh của công ty.
Elpida là nhà sản xuất D-ram lớn thứ 3 thế giới với 14% thị phần toàn cầu, nhưng cũng có 1 thời gian khó khăn cạnh tranh chống lại Samsung, gã khổng lồ với hơn một nửa thị phần và nhiều công nghệ tiên tiến cho phép hạ chi phí sản xuất chip.
Ngành công nghiệp D-Ram từng trải qua hai thời kỳ suy thoái mạnh kể từ năm 2008, và giá chip vẫn thấp trong khi đối mặt với sự phổ biến của điện thoại thông minh và máy tính bảng, những thiết bị đòi hỏi ít D-Ram chip hơn so với PC truyền thống.
Elpida đã cố gắng chuyển đổi sang cung cấp cho các thiết bị di động như iPad của Apple. Nhưng quá trình đó yêu cầu đầu tư mạnh về vốn, khiến công ty thua lỗ trong 6 quý liên tiếp và chật vật để duy trì dòng tiền dương.
Các nhà phân tích cho biết việc nộp đơn hôm 27/2 giúp Elpida kéo dài thời gian để tránh phải thanh lý tài sản.
MS Hwang, một nhà phân tích chứng khoán cho biết, khi không có sự thay đổi ngay lập tức trong tình hình cung cầu, việc ra đi của Elpida sẽ hỗ trợ cho giá chip D-Ram. Đó là tin tốt cho một ngành công nghiệp vẫn còn phải đối mặt với tình trạng thừa cung trong năm nay.
Nhưng cũng có một số lo ngại rằng sự ra đi của Elpida có thể ảnh hưởng tới các nhà sản xuất PC. Nghiên cứu thị trường Đài Bắc cho thấy không có Elpida, D-Ram sẽ tiến gần hơn đến thị trường độc quyền.
Samsung Electronics Co, nhà thống trị trong lĩnh vực chip nhớ và là công ty duy nhất luôn có lợi nhuận trong ngành, cho biết sẽ tập trung vào hoạt động kinh doanh riêng của mình, và có vẻ không quan tâm tới tài sản của Elpida.
Theo Ian King của tờ Financial Times, khi Samsung không tham gia, Micron Technology Inc., với 18% thị phần chip nhớ, rõ ràng sẽ trở thành người hưởng lợi hơn cả trong thương vụ mua lại tài sản của Elpida. Tuy nhiên, liệu Micron có từ bỏ cuộc chơi vào phút chót như đã làm với Qimonda AG năm 2008 và Hynix Semiconductor năm 2002 vẫn còn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ.
Lan Hương