Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Người khai sinh lối đánh đặc công T4h10
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Đại tá Trần Công An, người chỉ huy trận đánh tháp canh cầu Bà Kiên ngày 19-3-1948
Đêm 18, rạng sáng 19-3-1948, lần đầu tiên dân quân du kích huyện Tân Uyên do đồng chí Trần Công An (Hai Cà) chỉ huy cùng các du kích Trần Văn Nguyên, Hồ Văn Lung đã bí mật tiến công tháp canh cầu Bà Kiên (xã Thạnh Phước, Tân Uyên). Cả 3 đồng chí leo lên thang ném lựu đạn vào trong tháp diệt 10 tên địch, thu 8 súng...

Sáng tạo cách đánh mới

Những tháng đầu năm 1948, sau thất bại trong chiến dịch Việt Bắc (vào cuối năm 1947), thực dân Pháp đã chuyển hướng chiến lược từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang đánh lâu dài và tiến hành bình định ráo riết ở Nam bộ. Ngoài âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh và dùng người Việt giết người Việt”, Pháp đẩy mạnh càn quét vùng căn cứ kháng chiến. Ông Trần Tử Bình (ấp Cây Chàm, xã Thạnh Phước, Tân Uyên) - cán bộ thời kháng chiến chống Pháp nhớ lại: Lúc đó, chúng xây dựng một loạt hệ thống phòng thủ bằng tháp canh, đồn bót dọc theo các lộ giao thông nhằm chia cắt, khống chế liên lạc đường bộ của ta; dùng tháp canh như một biện pháp để lấn sâu vào các vùng căn cứ kháng chiến. Thực dân Pháp thường gọi đó là chiến thuật Đờ-la-tua”.

Hệ thống tháp canh gây cho kháng chiến rất nhiều khó khăn, đặc biệt về giao liên, vận chuyển. Tường tháp dày, chiến trường miền Đông Nam bộ bấy giờ lại chưa có vũ khí phá tường tháp từ xa, việc tiếp cận vào tháp cũng khó khăn bởi xung quanh tháp địch phát trống địa hình, khi phát hiện có sự biến thì dùng lựu đạn ném từ trên xuống. Bộ Chỉ huy Khu 7 xác định phá tháp canh, đánh bại chiến thuật Đờ-la-tua là nhiệm vụ quan trọng của lực lượng vũ trang miền Đông. Nhiệm vụ này được triển khai trong toàn lực lượng vũ trang các tỉnh thuộc Khu 7 trong đó có Tỉnh đội Biên Hòa. Mặc dù vô cùng khó khăn, phức tạp như vậy, nhưng khi nhận lệnh của Ban Chỉ huy Huyện đội Tân Uyên giao phải đánh thắng tháp canh cầu Bà Kiên để mở đầu cho các trận đánh tháp canh tiếp theo. Ông Trần Công An đã phấn khởi đảm nhận nhiệm vụ chỉ huy một tổ đánh bót cầu Bà Kiên trên lộ 16- ấp Mỹ Chánh, xã Phước Thành (nay là xã Thạnh Phước, huyện Tân Uyên).

Người khai sinh lối đánh đặc công T410
Tượng đài kỷ niệm chiến thắng cầu Bà Kiên (xã Thạnh Phước, huyện Tân Uyên)
Với quyết tâm cao nhất, thi đua với các đơn vị trong tỉnh, đội du kích huyện Tân Uyên được nhân dân giúp đỡ đã tiến hành nghiên cứu tháp canh cầu Bà Kiên, nghiên cứu quy luật giờ giấc canh gác của bọn lính, cách bố phòng và địa hình chung quanh. Đội du kích đã xây dựng mô hình tháp canh trong căn cứ, tiến hành thực tập nhiều lần cách đột nhập vào tường tháp mà địch không hay biết. Về cách đánh, lãnh đạo đội du kích đề ra: Sau khi bí mật tiếp cận tường tháp canh, áp chiếc thang cây (mượn được từ người dân) leo lên dùng lựu đạn ném vào các lỗ châu mai ở cả 3 tầng để diệt địch.

Đêm 18, rạng sáng 19-3-1948, lần đầu tiên dân quân du kích huyện Tân Uyên do Trần Công An chỉ huy cùng các du kích Trần Văn Nguyên, Hồ Văn Lung đã bí mật tiến công tháp canh cầu Bà Kiên. Nhờ luyện tập thuần thục nên việc tiếp cận tháp hoàn toàn bí mật, địch trong tháp không phát hiện được gì. Cả 3 đồng chí leo lên thang ném lựu đạn vào trong tháp diệt 10 tên địch, thu 8 súng. Với chiến thắng tháp canh cầu Bà Kiên, qua rèn luyện và thử thách, ngày 7-5-1948 Trần Công An được kết nạp vào Đảng.

Có thể nói, trận đánh đầu tiên vào tháp canh cầu Bà Kiên là một bước ngoặt cho cách đánh mới trên chiến trường lúc bấy giờ. Nó thể hiện tinh thần ý chí quyết tâm của du kích Tân Uyên, những chiến sĩ xuất thân từ nhân dân; thể hiện sự gắn bó mật thiết giữa quân và dân địa phương trong việc chuẩn bị trận đánh. Điều này cho thấy cách đánh đặc công là sự phát triển cao của chiến tranh nhân dân Việt Nam. Đồng thời trận đánh này mở đầu cho một cách đánh mới trên chiến trường, đó là cách đánh đặc công, phát triển thành đặc công bộ, đặc công thủy, đặc công biệt động, một cách đánh độc đáo của quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.

Ngày 19-3-1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập binh chủng đặc công. Chiến thắng cầu Bà Kiên ngày 19-3 được chọn làm ngày truyền thống của binh chủng đặc công. Bác Hồ còn tặng cho Binh chủng Đặc công 4 câu thơ:

“Đặc biệt tinh nhuệ
Anh dũng tuyệt vời
Mưu trí táo bạo
Đánh hiểm thắng lớn”.


Tiếp nối những chiến công

Năm 1950, Trần Công An cùng với các đồng chí trong Đại đội Nguyễn Văn Nghĩa đánh thắng tháp canh cầu Bà Kiên lần thứ 2 và chỉ huy đánh sập tháp canh Vàm Vá. Sau đó, cách đánh đặc công được phổ biến, vận dụng, chiến thắng khắp nơi liên tục bay về trên mọi miền Tổ quốc.

Địch bị thất bại nặng nề trong “Chiến tranh đặc biệt”, đầu tháng 5-1965, Mỹ đổ quân ồ ạt vào miền Nam Việt Nam. Vào đêm 23 rạng 24-8-1965, dưới sự chỉ huy của ông và đồng chí Trần Mân đã đánh đòn phủ đầu lần thứ 2 vào sân bay Mỹ - ngụy ở Biên Hòa. Sau trận thắng đó, đêm 22-6- 1966 ông đã trực tiếp chỉ huy 2 đại đội đặc công, tự cải tiến và sử dụng mìn hẹn giờ đánh vào khu kho liên hợp Long Bình, phá hủy trên 40.000 tấn bom đạn của Mỹ - ngụy, khiến Nhà Trắng và Lầu Năm Góc rúng động. Trần Công An được Chủ tịch Hồ Chí Minh khen ngợi bằng bài thơ:

“Uy danh lừng lẫy khắp năm châu
Đạn cối tuôn cho Mỹ bể đầu
Thành đồng trống thắng lay Lầu Trắng
Điện Biên, Mỹ chẳng phải chờ lâu”.


Từ tháng 10 đến tháng 12-1966, Đại đội 2 của Trần Công An đã 3 lần đánh tiếp vào khu kho Long Bình, phá hủy hàng trăm ngàn tấn bom đạn của chúng. Nói về công trạng chỉ huy chiến đấu của ông trong những chiến công oanh liệt ở sân bay Biên Hòa, khu tổng kho Long Bình, chống càn và bám dân xây dựng cơ sở thì rất nhiều. Chỉ riêng trận tháng 9-1972, đơn vị ông phối hợp với lực lượng bạn bí mật vượt 20 lớp rào các loại, đột nhập tận đường băng và trong tích tắc cho nổ tung 127 máy bay các loại.

Những năm tiếp theo, ông được phân công trở lại hậu cần với cương vị tư lệnh đoàn 600, chỉ huy góp phần bảo đảm cho toàn chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng trên mảnh đất miền Đông.

Đại tá Trần Công An là người anh hùng mang những phẩm chất tuyệt vời của người chiến sĩ cách mạng, người con ưu tú của quê hương Tân Uyên, người chiến sĩ cách mạng tiêu biểu của tỉnh Thủ - Biên qua 2 cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ… Tháng 10-1986, ông được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Nguồn: BDO
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Liên hệ | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất