Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Puzzle
Puzzle Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 455

Danh vọng : 748

Uy tín : 83

Trong Chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, Trung ương Đảng phát động phong trào “Tất cả cho Điện Biên Phủ, tất cả để chiến thắng”, nhằm huy động mọi tiềm lực, tạo sức mạnh tổng hợp đánh thắng quân địch, kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Những nhân tố tạo nên sức mạnh tổng hợp để giành thắng lợi trong Chiến dịch Điện Biên Phủ Dbp10
Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ (ảnh tư liệu)

Chiến thắng Điện Biên Phủ (ngày 07/5/1954) là thắng lợi quyết định, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược của quân và dân ta. Đánh giá về ý nghĩa và tầm vóc của nó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát: Điện Biên Phủ là cột mốc bằng vàng trong lịch sử dân tộc, đánh dấu nơi chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc và tan rã, khởi đầu quá trình phi thực dân hóa trên phạm vi toàn thế giới. Chiến thắng đó có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân bao trùm nhất là Tổng chỉ huy Quân viễn trinh Pháp ở Đông Dương xây dựng chiến tranh nhân dân của Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh các nhân tố tạo sức mạnh tổng hợp giành thắng lợi trong trận quyết chiến chiến lược.

1. Sự lãnh đạo của Đảng - nhân tố quyết định thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ nói riêng, của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược nói chung. Liên tiếp bị thua trên chiến trường Đông Dương, thực dân Pháp chủ động xây dựng Kế hoạch Na-va [1] hòng bình định vùng đất đã chiếm, xây dựng đội quân cơ động chiến lược mạnh, đánh chiếm một số vùng tự do ở đồng bằng Bắc Bộ, tiến tới đánh một trận quyết định giành thắng lợi để đàm phán kết thúc chiến tranh trên thế mạnh. Nắm vững âm mưu, kế hoạch chiến lược của địch, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh kịp thời đề ra phương châm kháng chiến: “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt” nhằm phá khối chủ lực, cơ động chiến lược của địch ngay từ trong trứng nước. Theo đó, quân và dân ta trên khắp các địa bàn, nhất là ở đồng bằng Bắc Bộ, chủ động đẩy mạnh các hoạt động tác chiến làm cho địch không những không thể thực hiện được Kế hoạch đã vạch ra, mà còn lâm vào thế bị động đối phó. Trước nguy cơ lực lượng cơ động chiến lược trên chiến trường Đông Dương bị xé lẻ, phân tán, Na-va vội điều lực lượng lớn lên Điện Biên Phủ xây dựng tập đoàn cứ điểm mạnh, được mệnh danh là “bất khả chiến bại” hòng lôi kéo, “nghiền nát” lực lượng chủ lực của ta. Nghiên cứu, phân tích đánh giá tình hình, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định: đây tuy là mưu đồ của địch, nhưng cũng là thời cơ cho ta tập trung binh lực, hỏa lực để tiêu diệt lớn quân địch, kết thúc chiến tranh. Tác chiến trên địa bàn này, ta tuy có những khó khăn nhất định, nhưng có thuận lợi cơ bản, đó là: phát huy được sở trường đánh địch ở địa hình rừng núi, địa bàn Chiến dịch tiếp giáp vùng mới giải phóng (Tây Bắc). Đối với địch, có bất lợi: chưa kịp xây dựng, củng cố vững chắc công sự, trận địa, lại xa hậu phương, chỉ có thể tiếp tế bằng đường không; địa thế của “lòng chảo Điện Biên” lại thấp. Trong quá trình chuẩn bị, Bộ Tư lệnh Chiến dịch nhận thấy địch đã củng cố, xây dựng nơi đây thành tập đoàn cứ điểm mạnh nên ta không thể “đánh nhanh, giải quyết nhanh” như đã xác định. Vì thế, Bộ Tư lệnh Chiến dịch đã kịp thời chuyển phương châm tác chiến chiến dịch sang “đánh chắc, tiến chắc”. Chủ trương trên của Đảng ta là hoàn toàn đúng đắn, nhưng cũng là một quyết định rất khó khăn về mặt tư tưởng đối với bộ đội, nhất là trong điều kiện lực lượng ta đã áp sát mục tiêu tiến công lại phải dừng lại để rút ra chuẩn bị kỹ hơn về: vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm, thuốc men và cách đánh. Xuất phát từ ý nghĩa, tầm quan trọng của trận quyết chiến chiến lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn đồng chí Võ Nguyên Giáp trước khi lên đường đi Chiến dịch: “Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng. Đánh chắc thắng, không chắc thắng không đánh” [2]. Cuộc đấu trí, đấu lực cả trước và trong Chiến dịch Điện Biên Phủ với phần thắng thuộc về quân và dân ta đã chứng minh sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây chính là nhân tố quyết định tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả nước đánh thắng đội quân xâm lược nhà nghề của thực dân Pháp và buộc chúng không có lựa chọn nào khác là phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, lập lại hòa bình ở Việt Nam và Đông Dương.

2. Phát huy cao nhất sức mạnh của toàn dân cho trận quyết chiến chiến lược. Chiến dịch diễn ra ở địa hình rừng núi, có nhiều đèo cao, vực sâu, mạng đường chiến lược, chiến dịch hầu như chưa có; vùng Tây Bắc mới được giải phóng, kinh tế chậm phát triển. Vì thế, bảo đảm vật chất hậu cần, kỹ thuật cho chiến dịch lớn, dài ngày gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, Đảng ta đã phát huy sức mạnh của toàn dân tộc (ở cả hậu phương và tiền tuyến) nhằm cung cấp đầy đủ, kịp thời mọi yêu cầu của bộ đội trong trận quyết chiến chiến lược. Tính cả trước và trong Chiến dịch, có tới 62.000 dân công, thanh niên xung phong tham gia làm và sửa chữa hàng trăm ki-lô-mét đường, nhiều bến, cầu; vận chuyển hơn 25.000 tấn lương thực, thực phẩm, hàng nghìn tấn vũ khí trang bị, đạn dược tới mặt trận; hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ được cứu chữa, chăm sóc… trở thành nhân tố quan trọng đảm bảo thắng lợi. Ngoài nhiệm vụ phục vụ, họ còn trực tiếp tham gia chiến đấu cùng các đơn vị quân đội. Đây là “cuộc ra quân lớn nhất” của cả nước kể từ đầu cuộc kháng chiến. Cùng với việc tích cực chuẩn bị chiến trường, ở hậu phương (vùng mới giải phóng) Đảng ta quyết tâm thực hiện chủ trương đem lại ruộng đất cho dân cày. Chủ trương trên của Đảng đã đi vào cuộc sống, động viên được các tầng lớp nhân dân ở vùng tự do, mới giải phóng và sau lưng địch, thậm chí cả cán bộ, chiến sĩ ở tiền tuyến. Vì thế, toàn dân tộc đã tạo thành khối đại đoàn kết, dồn sức người, sức của cho Chiến dịch. Thực tiễn đã khẳng định: đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, vừa kháng chiến, vừa kiến quốc của Đảng và sức mạnh to lớn của nhân dân là nhân tố quan trọng góp phần vào thắng lợi của Chiến dịch.

3. Quân đội nhân dân, lực lượng quyết định trực tiếp thắng lợi của Chiến dịch. Tuy đang ở thế bị động, thế thua, nhưng thực dân Pháp, một mặt, nỗ lực đánh phá quyết liệt các tuyến đường, hòng chặn và làm chậm tiến độ hành quân, vận chuyển vật chất, hậu cần, kỹ thuật của ta lên Điện Biên Phủ; mặt khác, đổ tiền, của để nhanh chóng xây dựng Điện Biên Phủ trở thành tập đoàn cứ điểm mạnh - “Nà Sản lũy thừa 10” [3]. Trong bối cảnh đó, cùng với việc chuẩn bị thế trận, ta đã chủ động tạo ưu thế về lực lượng trực tiếp chiến đấu nhằm đánh bại quân địch. Trung ương Đảng, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh đã quyết định điều gần như toàn bộ các đơn vị chủ lực, tinh nhuệ: 5 đại đoàn [4], với nhiều loại vũ khí, trang bị hiện đại có hỏa lực mạnh, uy lực lớn và các phương tiện vận tải tốt nhất cho Chiến dịch, tạo ưu thế binh lực hơn hẳn địch [5]. Theo đó, quân số, vũ khí của ta lên tới 55.000 người, 166 khẩu pháo (pháo binh, pháo phòng không, súng cối, ĐKZ, dàn hỏa tiễn). Căn cứ vào tình hình thực tế chiến trường và đề nghị của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Chiến dịch, Bộ Chính trị đã nhất trí thông qua chuyển phương án tác chiến. Thực hiện quyết tâm trên, một mặt, Bộ Tư lệnh Chiến dịch chỉ đạo các đơn vị tích cực chỉnh huấn, chỉnh quân làm cho bộ đội thấy rõ đây là chủ trương chính xác, kịp thời, kiên quyết của Đảng ta; mặt khác, chủ động đánh lạc hướng phán đoán của địch, cô lập hơn nữa tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ để ta có thêm thời gian tiếp tục hoàn thành mọi công tác chuẩn bị theo phương án mới. Đại đoàn 308 được lệnh nhanh chóng tổ chức đội hình tiến công phòng tuyến Nậm Hu, Thượng Lào nhằm thu hút địch về hướng đó, tạo điều kiện cho các đơn vị kéo pháo đưa vào trận địa mới. Cuộc thử thách của cán bộ và chiến sĩ ta với đèo cao, vực sâu, dưới bom đạn địch diễn ra dai dẳng, quyết liệt, cuối cùng các khẩu pháo nặng hàng tấn đã được đưa vào các trận địa ở trên cao, bảo đảm thế có lợi để sẵn sàng dội lửa xuống đầu thù. Các đơn vị bộ binh đã nêu cao tinh thần chiến đấu và lao động của đội quân cách mạng, vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ xây dựng được trận địa tiến công, bao vây quân địch khắp các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, chia cắt phân khu Nam với trung tâm, bảo đảm cho bộ đội từ núi cao tiến xuống cánh đồng Điện Biên, chiến đấu với địch trên địa hình bằng phẳng cả ban ngày, ban đêm, trong thời gian dài. Trong chiến đấu, bộ đội ta phát huy trí tuệ của tập thể, cá nhân, thực hiện nhiều cách đánh sáng tạo, độc đáo: chủ động lập ra các tổ “bắn bia sống”, phong trào “săn Tây, bắn tỉa”, thi đua giữa các lực lượng bộ binh, pháo binh, pháo cao xạ, đánh chắc, tiến chắc, từng bước siết chặt vòng vây, tiến tới tiêu diệt và bắt gọn toàn bộ quân địch trong tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Những chiến công của bộ đội ta trên mặt trận là nhân tố trực tiếp quyết định thắng lợi của Chiến dịch lịch sử này.

4. Sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế. Sau gần 5 năm bị cô lập, chiến đấu trong vòng vây, cuộc kháng chiến của nhân dân ta gặp không ít khó khăn về vật chất, vũ khí, súng đạn, thậm chí cả về đấu pháp với một đội quân nhà nghề được trang bị vũ khí hiện đại... Để khắc phục tình trạng trên, Đảng ta kiên trì đường lối kháng chiến: Toàn dân, toàn diện, tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính; đồng thời, tích cực, chủ động tìm sự ủng hộ về vật chất và tinh thần từ bên ngoài, nhất là từ các nước XHCN và các lực lượng tiến bộ trên thế giới. Bên cạnh đó, Đảng còn định ra chủ trương, chính sách đúng đắn để phát triển lực lượng vũ trang, chuẩn bị vật chất hậu cần, kỹ thuật cho trận đánh lớn, kết thúc chiến tranh. Từ khi tuyến hành lang biên giới Việt Nam, Trung Quốc (tháng 01/1950) được mở, cuộc kháng chiến của nhân dân ta nhận được sự giúp đỡ về tinh thần và vật chất ngày càng lớn của bạn bè quốc tế, nổi bật là sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân Liên Xô, Trung Quốc [6]. Ngoài ra, các nước bạn còn giúp ta trong đào tạo cán bộ, huấn luyện chuyển loại các đơn vị pháo binh, pháo cao xạ... Theo đó, các đơn vị pháo binh, pháo cao xạ được thành lập và huấn luyện đã nhanh chóng phát triển, tham gia chiến đấu; nguồn vật chất: quân lương, quân trang, súng đạn... được chuẩn bị dồi dào. Vì thế, bước vào Chiến dịch Điện Biên Phủ, xét về tương quan so sánh lực lượng ta hơn hẳn địch cả về quân số và vũ khí, trang bị. Đây là biểu hiện sinh động của tình đoàn kết thắm thiết, chí tình, chí nghĩa của các nước XHCN anh em. Các nhân tố trên đã cộng hưởng, tạo thành sức mạnh tổng hợp để giành thắng lợi trong Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử.

Đã 59 năm trôi qua, nhưng thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị đối với sự nghiệp xây dựng Quân đội, tăng cường quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Bài học sinh động và thuyết phục nhất là phát huy sức mạnh tổng hợp trong trận quyết chiến chiến lược, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.


[1] - Mang tên Tổng Chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương.

[2] - Đại tướng Võ Nuyên Giáp - Tổng tập Hồi ký, Nxb QĐND, H. 2006, tr. 900.

[3] - Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được chia thành 3 phân khu, công sự, trận địa kiên cố, vững chắc, liên hoàn với 49 cứ điểm, 8 trung tâm đề kháng, hơn 16.000 quân.

[4] - Gồm: Đại đoàn 304, 308, 312, 316 và 351; hai Trung đoàn pháo binh 45, 675; trung đoàn pháo cao xạ 367; tiểu đoàn hỏa tiễn (H6 sáu nòng); 01 tiểu đoàn ĐKZ 75 mm và súng cối 82 mm; 04 đại đội súng cối 120 mm; 628 xe vận tải các loại.

[5] - Về quân số ta 3,3/ địch 1, súng pháo ta 3,1/ địch 1 và địch còn có 1 phi đội máy bay 14 chiếc.

[6] - Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945 - 1975 thắng lợi và bài học, Nxb CTQG, H. 2000, tr. 600: vũ khí, đạn dược, vật chất hậu cần, kỹ thuật là 21.517 tấn; 24 khẩu sơn pháo 75 mm, 24 khẩu lựu pháo 105 mm, 76 khẩu pháo cao xạ 37 mm và 12 khẩu pháo hỏa tiễn H6 và 715 xe. Chỉ tính riêng trong hai năm 1953, 1954, số lượng hàng hóa viện trợ đạt 9.292 tấn.
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Liên hệ | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất