Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, công tác binh địch vận của quân ta có nhiều nội dung và hình thức khá phong phú. Việc xây dựng, duy trì Nhà thông tin, triển lãm đường 14 (Nam Bộ) trong chiến tranh là một trong những hình thức địch vận được tiến hành và mang lại hiệu quả thiết thực. Hình thức này đã được Cục Tuyên truyền đặc biệt (nay là Cục Dân vận-Tổng cục Chính trị) coi như một loại hình mới và phổ biến trong ngành địch vận toàn quân những năm 1973-1975.

Trên đường 14, đoạn cách Sài Gòn khoảng 70km do ta kiểm soát dài hàng chục cây số có nhiều thôn, ấp nằm hai bên đường. Từ khi có Hiệp định Pa-ri, chính quyền cách mạng địa phương đã bảo đảm cho nhân dân hai vùng do hai bên kiểm soát đi lại làm ăn, thăm viếng nhau bình thường. Đây cũng là mạch máu giao thông trên bộ quan trọng nối từ phía nam lên đông bắc Nam Bộ, đi Buôn Mê Thuột, Đà Lạt. Hằng ngày, nhân dân 18 tỉnh thuộc Nam Bộ, thành phố Sài Gòn, miền Nam Trung Bộ cùng hàng chục xe đò qua lại. Và cũng trên đoạn đường này, xuất hiện một Nhà thông tin, triển lãm của các chiến sĩ Quân giải phóng.

Đó là ngôi nhà có thể chứa khoảng gần 100 người xem, được dựng trên một địa thế có phong cảnh đẹp và có thể phòng tránh máy bay, pháo binh địch. Ngoài cửa ngôi nhà có treo cờ Cộng hoà miền Nam Việt Nam, chăng cờ, hoa cùng với những khẩu hiệu ca ngợi hoà bình, hoà hợp dân tộc như "Đất nước hoà bình, gia đình hoà hợp". Nhà triển lãm được chia ra từng gian để trưng bày sách báo, tranh ảnh và tặng phẩm của Mặt trận dân tộc giải phóng. Một gian ngoài có phòng chiếu phim và là nơi dành cho văn công biểu diễn, gian khác có chỗ ngồi nghỉ, uống nước với đủ tiện nghi. Các chiến sỹ công tác trong Nhà thông tin triển lãm đều là những người nhiệt tình, hăng hái, được bồi dưỡng chu đáo về chủ trương, đường lối, chính sách cách mạng, được rèn luyện tác phong, đạo đức và rất nhạy bén với những thủ đoạn chiến tranh tâm lý của địch trong những tình huống bất ngờ. Với những hiểu biết của mình, các chiến sĩ ta đã vận dụng linh hoạt nội dung tuyên truyền với nhiều đối tượng khác nhau, nhiều lớp người (trí thức, tư sản, nhà tu hành, học sinh, người già, phụ nữ, trẻ em, sĩ quan và binh lính ngụy...) kết hợp với thái độ đúng đắn, hoà nhã... đã thuyết phục nhiều khách đến tham quan.

Tại Nhà thông tin triển lãm, có khá đông người tới xem, lúc đầu là bà con địa phương đi kiếm củi, thăm người nhà, buôn bán vặt, sau đó là người nhà binh sĩ Sài Gòn, các thương, phế binh, cựu binh, binh sĩ Sài Gòn tại ngũ, rồi các nhà tư sản, nhà tu hành cùng các phật tử và con chiên, các giáo sư, học sinh, sinh viên từ thành phố Sài Gòn cũng đi xe đò, xe máy tới, người ở xa cũng cơm đùm cơm nắm đến xem... Theo thống kê, trong năm ngày đầu tháng 7-1973, đã có 2.000 lượt người tới xem tại Nhà thông tin triển lãm.

Nhiều hình ảnh xúc động đã diễn ra ở đây: Có bà má từ Châu Đốc, Hà Tiên đến, vừa vào tới cửa đã ôm lấy bộ đội ta khóc và nói: "Do đất nước phân li mà hơn 20 năm nay má mới được gặp các con. Má đã ăn chay, niệm Phật để cầu cho các con mạnh giỏi". Một tốp nữ sinh từ Sài Gòn ra, trang phục kiểu ngoại lai, sau khi xem trưng bày, xem văn nghệ và nghe thông tin của ta đã mạnh dạn trao đổi tâm sự, ước mơ của tuổi trẻ với các chiến sĩ Quân giải phóng. Lần sau các cô lại đến thăm Nhà thông tin triển lãm với những bộ quần áo bà ba duyên dáng và chân thành nói với các chiến sĩ Quân giải phóng về sự thay đổi trong suy nghĩ của họ: "Được gặp các anh và xem văn nghệ Quân giải phóng, chúng tôi thấy xúc động quá...". Những binh sĩ Sài Gòn sau khi đến xem Nhà thông tin triển lãm cũng có những chuyển biến về nhận thức đối với cách mạng. Một binh sĩ Sài Gòn sau nhiều lần mặc thường phục vào xem Nhà triển lãm, đến lần thứ tư anh đã tự giới thiệu với chiến sĩ Quân giải phóng: "Em là lính cộng hoà, nhưng em thấy cách mạng rất chân tình và độ lượng". Có binh lính Sài Gòn sau khi xem triển lãm đã bỏ ngũ, một số khác tự động đề nghị được gặp chiến sĩ ta để bộc lộ tâm tư vì "đã thấy rõ hiện tình đất nước". Có sỹ quan Sài Gòn khi biết chủ trương của ta đã cùng vợ, con đến xem. Cả những gia đình có người thân bị bắt lính cũng đến xem Nhà thông tin triển lãm và qua đó thấy rõ hơn tội ác của Mỹ-Thiệu. Có chị căm thù nói: "Em là vợ lính cộng hoà, vì bọn Mỹ-Thiệu mà gia đình em tan nát đau thương thế này". Có bà má bảo: "Khi về má sẽ nói với những gia đình có con em đi lính cộng hoà đừng theo Mỹ-Thiệu tàn ác vi phạm Hiệp định mà chết oan uổng"... Binh sĩ Sài Gòn coi Nhà thông tin triển lãm của Quân giải phóng là nơi giúp họ biết một phần sự thật về cách mạng, từ chỗ có cảm tình với Nhà thông tin triển lãm mà trong số họ đã có người bí mật cho ta biết trước cả kế hoạch đánh phá của địch để đề phòng.

      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất