Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Chúng ta không nên ảo tưởng gì về việc nhà cầm quyền Trung Quốc sẽ từ bỏ tham vọng và âm mưu độc chiếm Biển Đông. Bởi tham vọng bá quyền của Trung Quốc có từ ngàn năm và xuyên suốt qua tất cả các thời kỳ. Tuy nhiên đừng sợ Trung Quốc, Việt Nam phải mạnh lên, phải nhất trí, đoàn kết để chặn đứng dã tâm của Trung Quốc nuốt trọn Biển Đông.

Đừng ảo tưởng Trung Quốc từ bỏ tham vọng độc chiếm Biển Đông 2013_110
Diện mạo mới trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Hoàng Long

Tư tưởng bá quyền, bành trướng thời nào cũng có

Tham vọng bá quyền của Trung Quốc đã có từ nhiều đời nay và các thế hệ lãnh đạo của họ đều coi Biển Đông là phần lãnh thổ của Trung Quốc, dù trong một thời gian dài họ chưa hề có chỗ đứng tại đây. Ngay sau ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949), họ đã có "bước tiến dài” trong việc chiếm đóng đảo, bãi đá ngầm và thực thi chủ quyền không chính đáng tại 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của ta.

Thời gian gần đây, báo chí chính thống Trung Quốc đã có rất nhiều hành động, lời nói rất ngang ngược, hiếu chiến như "muốn giải quyết vấn đề Nam Hải, Trung Quốc phải đoạt trọn Việt Nam-Việt Nam đừng liều lĩnh”. "Nam Sa chỉ là cái cớ để xuất quân, đoạt được miền Nam Việt Nam mới là việc quan trọng nhất! Hạ được Việt Nam là có thể khống chế được Đông Nam Á”. Trên thực địa, họ có những hành động ngang ngược khác như, khuyến khích vốn xã hội tham gia khai thác các hải đảo chưa có người ở- điều này cho thấy rõ âm mưu tiến về Biển Đông của Trung Quốc.

Tất cả những lời nói và hành động trên đưa chúng ta đi đến khẳng định: Bá chiếm toàn bộ Biển Đông là mục tiêu trước mắt, lâu dài và trong bất kỳ tình huống, thời gian nào cũng không thay đổi của các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc. Chưa lấn chiếm bằng hết cái lưỡi bò hoang đường mà họ đã vạch ra họ quyết không thôi. Để thực hiện được mục tiêu bất di bất dịch đó, nhà cầm quyền Trung Quốc đã, đang và sẽ không từ bất kỳ thủ đoạn nào.

Biển Đông-sự sống còn của Trung Quốc

Sau hơn 30 năm phát triển kinh tế với tốc độ cao, Trung Quốc đang phải đối mặt với nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Trong khi đó trữ lượng dầu mỏ ở Biển Đông rất lớn (đủ dùng cho họ trong vòng 100 năm). Ngoài ra, còn nhiều tài nguyên khác mà Trung Quốc cho là trị giá trên 1.000 tỷ USD. Có nhà khoa học của Trung Quốc đã tính rằng, hai mẫu biển nếu sử dụng tốt có thể thu hoạch bằng 1 mẫu ruộng tốt. Như vậy, trong tương lai không xa Biển Đông là "kho lương thực” thứ 2 của Trung Quốc.

Thứ nữa, đặt Biển Đông vào vấn đề chiến lược toàn cầu của Trung Quốc, ta sẽ thấy, sở dĩ người Trung Quốc kiên quyết không buông vấn đề này không chỉ là chuyện tài nguyên phong phú mà còn vì vị thế chiến lược vô cùng quan trọng của nó. Bởi khống chế được Biển Đông, Trung Quốc hy vọng có thể "nắn gân” Nhật Bản, Hàn Quốc… những nước thường xuyên vận chuyển lượng hàng hóa lớn qua đây.

Không chỉ vậy, Trung Quốc còn hy vọng khi khống chế được Biển Đông, địa vị siêu cường của Mỹ trên thế giới và nhất là tại Đông Bắc Á, Đông Nam Á không còn; trong khi đó Nga và Ấn Độ- hai nước lớn khác cũng không còn vai trò đáng kể.

Việt Nam được nhiều nước trên thế giới ủng hộ

Trung Quốc hiện nay là nước có GDP đứng thứ 2 thế giới, hải quân mạnh, đóng tầu lớn thì họ rất mạnh. Nhưng sự thật thì rất nhiều người kể cả người Trung Quốc cũng phải thừa nhận rằng trong vấn đề Biển Đông, Việt Nam chúng ta có những ưu thế nhất định khiến họ phải dè chừng. Ngoài tinh thần dân tộc, sức mạnh nội tại, sự ủng hộ của thế giới, Việt Nam chúng ta còn có một vị trí địa lý chiến lược trên Biển Đông. Trong xử lý các vấn đề ở Biển Đông thật ra là chúng ta nhẫn nhịn để giữ hòa khí mà thôi. Tóm lại, Trung Quốc mạnh nhưng không đáng sợ. Nếu chiến tranh xảy ra, chính Trung Quốc cũng thừa nhận rằng họ không có bạn, họ sẽ bị cô lập trong khi Việt Nam đang nhận được sự ủng hộ của nhiều nước trên khắp thế giới.

Biển Đông vừa là vấn đề đối ngoại, vừa là vấn đề đối nội

Việt Nam không bao giờ chấp nhận đường biên giới "lưỡi bò” trên biển mà Trung Quốc vẽ ra. Muốn chặn đứng ý đồ của Trung Quốc, chúng ta cần làm cho khối ASEAN nhất là các nước có liên quan trực tiếp thấy rõ Việt Nam không có tham vọng tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải với bất kỳ ai. Phải làm sao cùng nhau tránh được âm mưu của Trung Quốc "chia để trị”, "bẻ gẫy từng chiếc đũa” tiến tới thôn tính toàn bộ Biển Đông. Chúng ta phải chủ động có những cố gắng bước đầu để phối hợp hành động nếu không muốn nói là cùng ra sức xây dựng lòng tin và sự đoàn kết trong nội khối. Nếu ASEAN làm được điều này, Trung Quốc sẽ không thể tự do hành động ngang ngược.

Lịch trình của Trung Quốc chiếm đóng phi pháp Hoàng Sa, Trường Sa

Năm 1951, Ngoại trưởng Trung Quốc khi ấy là Chu Ân Lai đã tuyên bố đòi chủ quyền với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tháng 6-1956, quân đội Trung Quốc đã chiếm đóng "một nửa quần đảo Hoàng Sa” nhân lúc quân đội viễn chinh Pháp chưa kịp bàn giao cho chính quyền Sài Gòn. Tháng 1-1974 hải quân Trung Quốc dùng vũ lực lấy nốt nửa còn lại của quần đảo Hoàng Sa từ chính quyền Sài Gòn. Tháng 3-1988, quân đội Trung Quốc lấn chiếm 7 đảo, bãi đá ngầm của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa. Sau gần 40 năm, Trung Quốc đã chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và 7 đảo (bãi đá ngầm) trên quần đảo Trường Sa. Tháng 2-1992, Luật Lãnh hải nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa một lần nữa cho thấy rõ ràng Trung Quốc đã tự coi quần đảo Hoàng Sa đã thuộc họ, không có tranh chấp với ai.
Muốn làm được điều này, cần công khai, quốc tế hóa vấn đề này để công luận thế giới hiểu rõ. Chẳng hạn, nếu Việt Nam công khai việc các hạm tàu Trung Quốc đe dọa các thuyền, tàu cá của ngư dân ta đang đánh bắt cá tại vùng đặc quyền kinh tế của ta thì thế giới sẽ nghĩ sao về Trung Quốc?

Chúng ta phải làm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và người Việt ở nước ngoài thấy rõ Trung Quốc đang vi phạm trực tiếp chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông. Hơn bao giờ hết, chúng ta phải thấy Biển Đông vừa là vấn đề đối ngoại lớn, đồng thời cũng là vấn đề đối nội lớn. Nếu đối ngoại là phải kiên quyết giương cao ngọn cờ chính nghĩa, học tập cha ông trong hành xử, ứng xử với Trung Quốc (thông minh, khôn khéo, nhưng luôn giữ vững lập trường trước những vấn đề nguyên tắc, không quá cứng rắn cũng không yếu đuối trước mọi áp lực của họ)… Còn đối nội, đó là, nâng cao lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm đối với Tổ quốc của mỗi người dân nhất là đối với thế hệ thanh niên.

Bên cạnh đó, chúng ta phải nhanh chóng tăng cường sức mạnh tổng hợp của đất nước, tăng cường sự đoàn kết toàn dân tộc. Chỉ khi nào nền kinh tế đất nước phát triển lớn mạnh, đời sống nhân dân được cải thiện, uy tín của Việt Nam tại khu vực và trên trường quốc tế ngày một tăng cường và dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Việt Nam muôn người như một thì chúng tôi cho rằng Trung Quốc buộc phải có cách ứng xử khác ở Biển Đông.

      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất