Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Puzzle
Puzzle Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 455

Danh vọng : 748

Uy tín : 83

Đổng lý văn phòng thì trát quân đi xem “cuộc thi đá bóng”. “Sổ đỏ” Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được mang đi “cắm” để chạy dự án. Tổng Giám đốc Vinalines thì “đi công tác nước ngoài”, vắng mặt trong cuộc họp quan trọng. Và câu chuyện quan chức thủ đô được “bôi cũng không trơn”.

Quả là một tuần có lắm chuyện khôi hài.

Thưa các bạn, các bạn có nhận thấy điểm gì chung giữa những câu chuyện không ít thú vị trong tuần?

Chẳng cần phải suy nghĩ nhiều đâu. Chỉ cần hiểu giản dị là những quan chức trên (và cũng không loại trừ còn nhiều quan chức như thế nữa) thật là vui tính.

Câu chuyện cái “trát khẩn” ở Kon Tum, về chuyện huy động “các bộ, ban ngành, UBND các huyện, thành phố, các đơn vị lực lượng vũ trang, các doanh nghiệp, trường học trên địa bàn” đi xem đấu bóng đá khiến người ta nhớ lại “tinh thần thể dục” từ thế kỷ trước của cụ Nguyễn Công Hoan.

Những quan chức... vui tính! Cd310
Công văn khẩn của UBND tỉnh Kon Tum huy động cán bộ và nhân dân… đến xem và cổ vũ các trận bóng đá

Nhưng điều đáng nói là câu chuyện này, rút cục, đã có một cái kết “như phim hài”: Do “sơ suất” và đương nhiên “sơ suất” này là “của anh em”. Chắc là một cô cậu đánh máy nào đó.

Ở Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng - khu “di sản thế giới” - không có cô cậu đánh máy nào để đổ lỗi, Giám đốc vườn gãi đầu gãi tai thú nhận đã đưa sổ đỏ cho một doanh nghiệp để “xin” được chạy dự án từ nguồn vốn của nước ngoài. Trên Tiền Phong, ông giám đốc ''vui tính'' này cho biết doanh nghiệp đã cầm sổ đỏ từ 2 năm này ở Hà Nội, nhưng địa chỉ ở đâu thì ông “không nhớ”.

Một sự đãng trí hài hước. Nó chỉ không hài hước ở chỗ “sổ đỏ di sản thế giới” không phải là cái sổ đỏ tư gia. Bởi nếu là sổ đỏ tư gia, có lẽ, ít nhất vợ ông giám đốc chẳng bao giờ đưa không cho ai đó, ở đâu đó, từ suốt 2 năm nay mà lại chẳng nhớ.

Chuyện cần phí “bôi trơn”, nói đi nói lại mãi rồi, nhưng trường hợp Phong Nha-Kẻ Bàng đang cho thấy là cái lệ “bôi trơn” đã ngấm vào máu và khi ngay cả cơ quan quản lý cũng phải “chạy”, phải “xin”, phải “bôi trơn” thì cái tệ này nên coi là quốc nạn.

Ở thủ đô, cũng là phí ''bôi trơn'', đã có một phát ngôn vô cùng thẳng thắn: "Doanh nghiệp nói họ đi làm dự án ở đâu cũng có chi phí tiêu cực nhiều hay ít, những nơi khác có ''bôi'' thì ''trơn'', còn Hà Nội ''bôi'' cũng ''không trơn".

Người phát ngôn là Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị.

Chuyện phí ''bôi trơn'' ở Hà Nội dường như cũng được phản ánh chính xác trong khảo sát của Ban Tuyên giáo Thành ủy. Ở hàng loạt các sở trực tiếp giải quyết các công việc hành chính, với dân, các chỉ số như tính quyết liệt giải quyết công việc chỉ đạt 28%; mức độ hài lòng đối với đội ngũ công chức tại các sở này đạt 26%.

''Bôi'' mà cũng ''không trơn'' thì rõ ràng, tỉ lệ 26-28% vẫn còn là rất đáng mừng.

Cũng là chuyện “nói thẳng”, Bộ trưởng Thăng đã chất vấn chuyện Tổng Giám đốc Vinalines Nguyễn Cảnh Việt đi công tác nước ngoài, rằng: “Đi Campuchia thì có cứu được Vinalines không?”.

Ông Việt quả là vui tính, ông đi công tác nước ngoài để vắng mặt trong một hội nghị họp bàn về tái cơ cấu doanh nghiệp.

Trong khi đó, cũng là chuyện vui, một “cái ghế to” cho chức “Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam” thì lại không ai chịu ngồi.

Có lẽ không có gì khó giải thích lắm: Từ lâu, tòa trụ sở này đã biến thành sàn nhảy. Từ chuyện cái “trát khẩn” xem “cuộc thi đấu bóng đá” đã một lần nữa tái khẳng định “cò bóng đá” đã tuyệt chủng.

Nguồn: Lao động
      
Puzzle
Puzzle Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 455

Danh vọng : 748

Uy tín : 83

Thưa các anh chém gió bên Bờ Hồ

Hôm trước, một vị thạc sĩ của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương - trên truyền hình - dùng 2 từ “bình thường” để nói về những trận mưa đá liên tiếp ở Mường Khương, ở Bắc Hà, ở Si Ma Cai, ở Phố Ràng (Lào Cai), ở Vị Xuyên (Hà Giang), ở Võ Nhai, Đồng Hỉ (Thái Nguyên), ở Quan Hóa (Thanh Hóa),…

Ngoài việc giải thích đó là bình thường, là “không có gì bất thường so với thế giới”, các chuyên gia còn bảo nó “đúng quy luật”, là “với quy mô nhỏ nên không thể dự báo trước được”.

Bình thường khi mưa đá, chỉ một đêm biến huyện lỵ Mường Khương tan hoang như bị đánh bom?

Không có gì bất thường khi những ngôi trường mầm non gần như bị san phẳng?

“Quy mô nhỏ” là những viên đá ngày 26.3 to cỡ “cái bát tô”, đến ngày 29.3 đã “to bằng cái xô”?

Không có gì bất thường, vì đến mũ bảo hiểm có tem CR - anh nhà báo nào đó thật thời sự và vui tính - cũng bị đột thủng?

Và “đúng quy luật” trước một trận mưa đá mà ngay chính Chủ tịch huyện Mường Khương Hoàng Duy Dũng đã rùng mình gọi đó là những trận mưa đá “lịch sử”, là “trăm năm có một”.

Thưa Trung tâm dự báo, những người dân ở Tả Thàng, ở Mã Tuyển không hề biết trước khi giữa đêm “đá trên trời” xuất kỳ bất ý như trời giáng xuống giấc ngủ, xuống hiện tại và cả tương lai của họ.

Thưa các vị thạc sĩ ngồi phòng máy lạnh ở Hà Nội, ở bản người Dao Lũng Pâu, không mái nhà nào còn nguyên vẹn. Không một cây ngô nào còn có thể đứng thẳng. Không một lá đậu nào còn lành lặn.

Và thưa ai đó, 40-50 người dân Tả Gia Khâu giờ đang trú ngụ trong mái nhà duy nhất chưa thủng toàn bộ, trong trường mầm non. Họ đã quá sợ hãi trước những điều các nhà khoa học sau đó giải thích là “bình thường”.

Những quan chức... vui tính! Muada210
"Đường kính các hạt mưa (đá) phổ biến từ 4-6cm, nhiều hạt lên tới trên 10cm, to như nắm đấm, bằng chiếc tách uống nước" - ông Lê Thanh Hải - Phó giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ - cho Thanh Niên hay

Thật khó để tìm kiếm một thông điệp gì đó sau lời giải thích với hai chữ “bình thường” của những người đáng lẽ phải có trách nhiệm cảnh báo trước.

Thông điệp, nếu có, chỉ là những trận mưa tàn phá với những viên đá bằng cái bát, bằng cái xô, lao đi như viên đạn, có thể xuyên thủng mũ bảo hiểm, vẫn cứ là “nhỏ”, là không thể báo dự báo trước?

Nhưng thế thì ít nhất nên đổi tên trung tâm dự báo thành trung tâm giải thích sau mưa bão.

Tháng 8 năm ngoái, khi cơn bão số 8 - bão Sơn Tinh - hoành hành trong sự bất lực của kính thưa các loại thạc sĩ, tiến sĩ dự báo, Giám đốc Trung tâm Khí tượng thủy văn TƯ thanh minh trên Thanh Niên: “Chúng tôi đã làm hết sức mình”. Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ giải thích việc “bão nhảy” từ dự báo cấp 8 lên cấp 14 trong thực tế như sau: Tuy nhiên khi vào tới nam vịnh Bắc Bộ, ngang tỉnh Quảng Trị, chỉ trong buổi chiều 27.10, bão đã "nhảy" từ cấp 12 lên cấp 14. Trong vòng 4 - 5 giờ, việc nhảy cấp này không mô hình đài nào có thể dự báo trước được, kể cả Mỹ và Nhật Bản. Không ai tính toán được là vào tới đó mà bão còn mạnh thêm nhiều như vậy".

Việt Nam không thể dự báo, Mỹ, Nhật cũng không thể dự báo. Có điều, bão vào Việt Nam chứ không vào Nhật, Mỹ.

Riêng chuyện bão đổi hướng, ông Đức bấy giờ đã có lời giải thích bất hủ “Dự báo chỉ là dự báo thôi”.

Dự báo chỉ là dự báo. Và nhỏ nên không thể dự báo. Cứ tạm chép lại ra đây những lời lẽ giải thích hay ho của các nhà dự báo.

Những quan chức... vui tính! Muada110
Không nóc nhà nào của người dân ở huyện Mường Khương còn nguyên vẹn sau trận mưa đá ngày 27.3. Ảnh: Thanh Niên

Trong khi đó, người dân Sông Tranh tiếp tục thử thách thần kinh, giờ có lẽ đã chai tê khi hứng chịu liên tiếp 2 trận động đất khuya 29 - rạng sáng 30.3.

Sông Tranh có cái hay là không cần phải các thạc sĩ, tiến sĩ dự báo, chính người dân biết trước lâu lâu lại có động đất, bởi, chẳng có gì khó hiểu. Đó là thứ động đất ít nhiều do nhân tạo.

Nguồn: Lao động
Thích0Báo xấu0

Gửi một tin nhắn lên tường.

Gửi báo cáo lỗi về bài viết này.

      
Puzzle
Puzzle Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 455

Danh vọng : 748

Uy tín : 83

Chiếc phong bì và cái tầm của một chính khách

Tại buổi tập huấn về kỹ năng giao tiếp, thực hiện quy tắc ứng xử, nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ ngành y tế diễn ra ngày 27.3, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu một quan điểm rất cần được phản biện, tranh luận.

Bà Tiến nói: “Quà của bệnh nhân biếu bác sĩ sau khi đã được điều trị khỏi, phần nhiều thể hiện tình cảm, sự biết ơn của họ với người thầy thuốc. Vì thế, không thể cấm họ biếu hay cấm bác sĩ nhận quà sau khi đã điều trị, mà chỉ cấm nhận trước và trong khi điều trị”.

Nếu như câu nói này thốt ra từ một người bình thường là bình thường, nhưng với một chính khách tầm bộ trưởng thì lại khác. Phát biểu trong một cuộc tập huấn về đạo đức nghề nghiệp dành cho cán bộ của ngành, đó chính là quan điểm chỉ đạo. Ở đây, ai cũng có thể hiểu rất rõ ràng là cho phép nhận phong bì. Những người nhận tiền của bệnh nhân sẽ chọn thời điểm thích hợp, đó là sau khi điều trị xong. Họ yên tâm “tiêu cực” vì bà bộ trưởng đã bật đèn xanh cho cánh cửa sau nhà họ.

Xin thưa với bà bộ trưởng, không thể lấy sự cảm ơn của bệnh nhân để biện minh cho cái phong bì. Đã là phong bì thì trước hay sau cũng chẳng khác gì bản chất. Người thầy thuốc chân chính không nhận sự hàm ơn của bệnh nhân bằng tiền, mà luôn thấy rằng đó là trách nhiệm của mình. Chiếc phong bì trước, trong hay sau cũng là đựng tiền, và đó là đồng tiền đau khổ của những người vốn đã chịu nhiều đau khổ. Họ không chỉ mất tiền, mất sức khỏe mà còn mất niềm tin và sự ủi an của tình thương nơi con người. Cụ thể ở đây là những thầy thuốc, là những người có học hành, có chữ nghĩa. Nhưng đáng tiếc, họ đã gặp phải sự thất vọng ngay chính nơi họ gửi gắm niềm tin.

Còn nữa, tại sao lại có quan niệm bệnh nhân mang ơn bác sĩ và phải trả bằng chiếc phong bì sau khi đã thanh toán xong viện phí, thuốc thang? Bệnh nhân là khách hàng của bệnh viện. Y bác sĩ phải cư xử tốt với khách hàng – những người đã đem nguồn thu đến cho bệnh viện - chưa kể bên cạnh đó là chuyện y đức, là tình thương của người thầy thuốc với bệnh nhân.

Ở các quốc gia văn minh, không bao giờ có chuyện bệnh nhân phải hối lộ cho bác sĩ, càng không có chuyện bỏ phong bì cho bác sĩ sau khi điều trị. Họ không có tư duy bệnh nhân cảm ơn bác sĩ, mà ngược lại bác sĩ phải cảm ơn bệnh nhân. Cho nên, họ sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng, có một quan chức y tế của một quốc gia nêu công khai quan điểm chấp nhận cho cán bộ ngành y tế nhận quà của bệnh nhân sau khi điều trị.

Có thể bà Bộ trưởng Bộ Y tế suy nghĩ như vậy vì nặng cái tình đối với đồng nghiệp, với cấp dưới, nhưng ngay cả như vậy thì khó lòng có sự cải thiện tệ nạn phong bì trong bệnh viện. Đó là trên bình diện quốc gia, còn về mặt quốc tế, chiếc phong bì là cách để làm mất uy tín ngành y Việt Nam cũng như thể diện quốc gia nhanh nhất.

Nguồn: Lao động
Thích0Báo xấu0

Gửi một tin nhắn lên tường.

Gửi báo cáo lỗi về bài viết này.

      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất