Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Chuyển đến trang : Previous  1, 2

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 2 trong tổng số 2 trang]

Nuts
Nuts Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 300

Danh vọng : 648

Uy tín : 23

First topic message reminder :

Tôi không có ý định quảng cáo cho tập đoàn công nghệ của Mỹ. 3M tôi muốn nói ở đây chính là mì - mít - mía đã giúp chúng tôi trụ vững những tháng ngày rèn luyện vô cùng vất vả tại Lục quân 2.

Hồi đó đói vô cùng. Cơm ba chén B52 không đủ no. Nhà có điều kiện như Nam, Sử... thì gia đình thường xuyên gửi đồ ăn lên không hết. Đứa có tiền thì hay đi canteen. Tay nào không tiền nhưng đẹp trai thì ghẹo em Bình nuôi quân để xin cơm cháy. Còn xấu trai thì phải chọn 3M để đỡ cơn đói.


(củ sắn)

3M - Quảng cáo gì đây? - Page 2 Mi10

Mít

3M - Quảng cáo gì đây? - Page 2 Mit10

Mía

3M - Quảng cáo gì đây? - Page 2 Mia10
Chúng tôi sẽ lần lượt kể ra dưới đây...
Thích0Báo xấu0

Gửi một tin nhắn lên tường.

Gửi báo cáo lỗi về bài viết này.

      

kẻ đương thời
kẻ đương thời Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 665

Danh vọng : 1151

Uy tín : 42

Ngay sau khi post bài "Củ Chi có quán Củ Mì" (trích đăng từ báo Sài Gòn tiếp thị), tôi đã nhận được điện thoại phản hồi từ những người bạn đang đóng quân ở Củ Chi: "Quán ở gần bên nhưng lâu nay không để ý !". Vậy xin trích đăng bài viết từ Thời báo Kinh tế Sài Gòn để thông tin thêm về quán Củ Mì :

Đến Củ Mì... nhớ hồi xưa
(TBKTSG Online)- Từ nội ô TPHCM đi quốc lộ 22 về hướng Củ Chi, qua cầu An Hạ, khoảng 2 ki lô mét, khách du lịch sẽ thấy điểm dừng chân nhà hàng Củ Mì (129 quốc lộ 22, ấp Giữa, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi) nằm bên trái với hình ảnh của những gian nhà rường Nam bộ, phong cảnh thôn quê, con đường làng rợp bóng cây xanh, ao nuôi cá, gà thả vườn thong thả đi kiếm ăn...

3M - Quảng cáo gì đây? - Page 2 45d75_khuon_vien_nha_hang_cu_mi

Chiếc cổng tam quan dẫn vào điểm dừng chân Củ Mì đặt ven quốc lộ 22
có kiểu dáng thuần Việt được thiết kế từ những chiếc cột gỗ tròn, mái
lợp bằng ngói, giúp du khách dễ nhận biết hơn mỗi khi đi ngang qua đoạn đường này
(ảnh 1).

3M - Quảng cáo gì đây? - Page 2 497cd_khuon_vien_cu_mi_2

Khuôn viên điểm dừng chân này có tổng diện tích 2 héc ta bao gồm:
ba gian nhà hàng và tổ chức tiệc cưới (nhà rường Nam bộ xưa), khu vui
chơi thiếu nhi, sân tennis, hồ bơi, tám phòng VIP (phụ thu từ 10-20% so
với ngồi bên ngoài), khu nhà sàn câu cá v.v. Nơi đây mở cửa đón khách từ 9g sáng đến 22g
(ảnh 2).

3M - Quảng cáo gì đây? - Page 2 668be_toan_canh_cu_mi_va_luu_dan

Sở dĩ điểm dừng chân Củ Mì chọn câu slogan "Nhớ hồi xưa..." vì
trong quá khứ Củ Chi được mệnh danh là vùng "đất thép, thành đồng" kiên
cường, khó mà quên với những món ăn dân dã như củ mì hấp nước cốt dừa
chấm muối mè, muối đậu, cá con um, thịt trâu nhúng hèm, cháo cá rau đắng...
(ảnh 3 và 4).

3M - Quảng cáo gì đây? - Page 2 F8522_mon_khoai_mi_nuoc_dua

Ngày nay Củ Chi được du khách biết đến khá nhiều món ăn ngon,
trong đó cũng phải kể đến món bò tơ luộc cuốn bánh tráng
(ảnh 5).

3M - Quảng cáo gì đây? - Page 2 3af5f_mon_bo_luoc_banh_trang___1

Món ăn "người anh em" trâu nhúng hèm có hương vị cũng quyến rũ không kém với món bò luộc
(ảnh 6).

3M - Quảng cáo gì đây? - Page 2 82893_mon_trau_nhung_hem

Món cá lưỡi tre, cá lia thia um ăn cùng với rau cuốn bánh tráng cũng là
một trong những món chủ lực ở điểm dừng chân Củ Mì
(ảnh 7).

3M - Quảng cáo gì đây? - Page 2 Dc371_mon_ca_con_um__2

Chỉ nhìn qua món gà ta quay hoặc nướng ăn với cơm cháy cũng khiến vị giác bị kích thích
(ảnh 8 ).

3M - Quảng cáo gì đây? - Page 2 Ada3f_mon_ga__quay_com_chay

Còn đây là món mực nướng mè cũng khá lạ mắt và lạ miệng
(ảnh 9).

3M - Quảng cáo gì đây? - Page 2 Eff0a_mon_muc_nuong

Sau khi thưởng thức những món khô, giờ sẽ đến món cháo cá rau đắng trứ danh ở vùng đất Nam bộ
(ảnh 10).

3M - Quảng cáo gì đây? - Page 2 Dec2f_mon_chao_ca_rau_dang

Trong lúc ngồi dưới gian nhà rường cổ Nam bộ thưởng thức những món ăn
tiêu biểu của vùng đất Củ Chi thỉnh thoảng dõi mắt ra vườn chúng ta sẽ
bắt gặp những chú gà nhẩn nha đi tìm thức ăn
(ảnh 11).

3M - Quảng cáo gì đây? - Page 2 F1772_dan_ga_trong_san

Với những người thích không gian thoáng đãng, riêng biệt thì có thể
chọn khhu nhà chòi để quây quần "chén chú, chén anh", nếu thích thì mượn
cần câu của nhà hàng để tự kiếm mồi dưới ao
(ảnh 12).

3M - Quảng cáo gì đây? - Page 2 C715c_nha_choi

Điểm dừng chân Củ Mì có một sự thú vị đó là khoảng 17g-18g mỗi ngày du
khách sẽ được chứng kiến cảnh hàng trăm con chim sẻ, ác, le từ các nơi
lũ lượt kéo về đây trú ẩn qua đêm. Một bầu không khí náo nhiệt, sinh
động của thế giới loài chim đã khiến nhiều người phải ngước mắt nhìn
(ảnh 13 và 14).

3M - Quảng cáo gì đây? - Page 2 1b91f_chim_ac_le

3M - Quảng cáo gì đây? - Page 2 238f4_chim_ve_to_ngu

Cơ hội để làm người ga-lăng đang mở ra cho các đấng mày râu mời những người thân yêu
đến Củ Mì "thử một lần rồi xem... bạn sẽ thấy giá cả không quá mắc đâu mà !"
(ảnh 15).

Nếu không thích ăn, mọi người vẫn có thể ghé vào đây nghỉ chân, uống nước
ngọt, cà phê, ngắm cảnh rồi lên đường.

3M - Quảng cáo gì đây? - Page 2 801ae_nu_hon_ruc_ro

Tường Nguyên
      
Mõ
Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 275

Danh vọng : 450

Uy tín : 15

3M - Quảng cáo gì đây? - Page 2 Flag_r10
kẻ đương thời đã viết:

3M - Quảng cáo gì đây? - Page 2 801ae_nu_hon_ruc_ro

Hồi xưa mà vầy thì "lạc quẻ" rồi bác ơi !
      
1984
1984 Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 201

Danh vọng : 357

Uy tín : 48


3M - Quảng cáo gì đây? - Page 2 668be_toan_canh_cu_mi_va_luu_dan

Nhìn hình này lại nghĩ ngay đến Hoàng Văn Hữu!!!
      
LQ2
LQ2 Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 547

Danh vọng : 1176

Uy tín : 51

Lục lạo khắp thao trường Luc quân 2 tìm kiếm ít khoai mì để các bác ăn cho đỡ nhớ mà không có. Thôi thì tặng các bác mấy củ dưới đây vậy:

Củ khoai mì trong vườn nhà ông Lê Thành Kỉnh (ngụ P.Châu Phú B, TX Châu Đốc) nặng 27 kg. Hình dáng củ khoai khổng lồ cũng khá lạ mắt, với 3 củ nhỏ dính lại với nhau. Củ to nhất dài 1,4m, dưới gốc có một nhánh nhỏ đeo tòng teng như củ con dính vào thân mẹ.

3M - Quảng cáo gì đây? - Page 2 Cumi10

3M - Quảng cáo gì đây? - Page 2 Anh_qu10
Củ khoai mì trong rẫy ông Hà Bảy (dân tộc T.Rin) ở thôn Gia Lố (Giang Ly, Khánh Vĩnh, Khánh Hòa) còn lớn hơn nhiều. Củ nặng 34 kg, chu vi phần lớn nhất gần 70 cm, dài 2,2 m.

3M - Quảng cáo gì đây? - Page 2 Cu-san10

3M - Quảng cáo gì đây? - Page 2 Cu-san11

Khủng nhất phải nói tới củ khoai mì trong vườn nhà ông Nguyễn Văn Nhịn ở ấp 9A, xã Mỹ Thành Nam, Cai Lậy, Tiền Giang. Củ có hình dáng trông như một con cá, trông rất lạ: dài 1,2m, nặng 38kg, đường kính chỗ to nhất 90cm.

3M - Quảng cáo gì đây? - Page 2 50482110
      
kẻ đương thời
kẻ đương thời Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 665

Danh vọng : 1151

Uy tín : 42

Từ chuyện siêu "vi mô" như đã đề cập ở trên về củ mì cho cựu học viên lục quân 2, nay cũng học đòi các VIP bàn chuyện vĩ mô. Xin giới thiệu bài viết của MBA Trần Thanh Tân nói về nền công nghiệp khoai mì Việt Nam:

Câu chuyện về củ sắn
Hôm nay là ngày thứ hai 2 ở Phnom Pênh và Hội nghị Tinh bột sắn 2012 mà tôi được tham gia cũng vừa kết thúc trưa nay. Chiều lang thang một lúc ở Phnom Pênh không thấy có gì hấp dẫn nên tối về ngủ sớm, tranh thủ ở Campuchia được vào Facebook thoải mái nên tôi đọc một số tin và tình cờ đọc được bài của một người mà tôi yêu thích là T/S Alan Phan tại đây. Nó làm tôi nổi hứng viết lách và nhân tiện đó tôi viết về củ sắn Việt Nam.

Tôi không biết gì về củ sắn Việt nam cho đến đầu năm 2010, sau khi đầu tư BDS và CK thất bại. Tôi được giao làm XNK các mặt hàng nông sản như chè hồi quế phía Bắc, và trong đó có cả sắn lát (hay mì lát như trong phía nam vẫn hay gọi) và tinh bột sắn. Và từ đó tôi biết rằng củ sắn không đơn giản chỉ đem ra luộc rồi bán ở ngã tư như con mắt thông thường của tôi hay thấy mà có hẳn một ngành nông nghiệp lớn với những củ sắn cao sản mà khi thu hoạch nó chỉ được dùng làm nguyên liệu sản xuất ba mặt hàng quan trọng nhất là tinh bột sắn, thức ăn gia súc và cồn tinh chế (cồn công nghiệp, cồn thực phẩm, cồn 99% pha xăng hay gọi chung là ethanol)

Việt Nam mỗi năm xuất khẩu hàng triệu tấn sắn lát, trong đó chủ yếu sang Trung Quốc để làm nguyên liệu sản xuất Tinh bột mì và Ethanol. Và vì thế ở Việt Nam cũng xuất hiện hơn 70 nhà máy tinh bột sắn dể sản xuất tinh bột sắn xuất sang các thị trường khác nhau cạnh tranh với Trung Quốc và Thái Lan, đồng thời các nhà máy sản xuất cồn cũng bắt đầu manh nha mọc lên để sử dụng nguồn nguyên liệu thô là củ sắn trong nước. Vậy mà khi đó thỉnh thoảng tôi vẫn đọc báo thấy người nông dân điêu đứng vì giá thu mua sắn làm nguyên liệu lúc tăng lúc giảm. Vấn đề này để khi khác bàn …

Quay lại hội nghị Tinh bột sắn, phần lớn nói về cách trồng sắn, kinh nghiệm trồng sắn và công nghệ sản xuất sắn của các nước khác nhau như Thái Lan, Ấn Độ, Úc, Châu Phi và thậm chí là Mỹ. Tuyệt nhiên không thấy ai nói về củ sắn Việt Nam và củ sắn Campuchia. Đối với Campuchia thì có thể hiểu được vì phần lớn (tới 80%) sản lượng sắn của Campuchia trồng được là bán sang Thái Lan và Việt Nam. Tại Campuchia hiện tại chỉ có nhà máy sản xuất sắn khô thành bột sắn (không phải tinh bột sắn) và chỉ giải quyết được một phần nhỏ. Chính vì thế hầu như không có gì để nói về sắn Campuchia.

Còn về Việt Nam, có lẽ chúng ta chưa có thói quen tham gia hội nghị quốc tế thế nên phía Việt Nam trong này chỉ có một vài công ty trading mà điển hình là Bunge (Mỹ) tham gia. Còn lại chỉ thấy các nước khác nói về củ sắn nước mình với sản lượng khủng khiếp (từ 40 tấn/ha cho đến một công ty của Úc là CassaTech nổ đến 125 tấn/ha). Thế nhưng, nếu nói về vị thế trên thị trường thế giới, Việt Nam chỉ đứng sau Thái Lan về sản lượng xuất khẩu các sản phẩm về sắn như sắn lát, tinh bột sắn và bột sắn mà thôi. Vậy phải chăng không có các đại gia về sắn tại Việt Nam?

Câu trả lời là CÓ. Khá nhiều là khác. Nhưng xuất phát từ những doanh nghiệp tư nhân mang xu hướng gia đình kinh doanh với Trung Quốc nhiều năm và đưa bạn hàng Trung Quốc lên thành số một, họ không thể trở thành người điều khiển giá các sản phẩm về sắn mà lại là các doanh nghiệp Trung Quốc. Điều này các bạn Thái Lan cũng nói trong hội nghị nhưng họ luôn muốn thoát khỏi cái bóng đó bằng cách xây dựng các nhà máy tinh bột và ethanol tại các vùng quanh vùng nhiên liệu như Ubon và Udon Thani. Đến giờ này, chỉ riêng với tinh bột, thị trường Trung Quốc đã không còn là số một của các bạn Thái Lan nữa mà đã ngang ngửa với nó là Indonesia. Xin nhắc rằng, nói về sắn và các sản phẩm về sắn, Indonesia đứng thứ 3 trên thế giới chỉ sau có Việt Nam.

Nguyên nhân của việc tăng trưởng nhanh chóng này của Indonesia là nhà máy sử dụng nguyên liệu sắn và tinh bột sắn đang mọc lên rất nhiều tại Indonesia, dựa vào các ưu đãi đầu tư và lợi thế nguồn nguyên liệu sẵn có. Người bạn đối tác của tôi, Kim đến từ CJ CheilJedang cũng đang mua tinh bột sắn của tôi để xuất sang nhà máy chế biến sinh học (sản xuất MSG và Lysine) cho họ. Như vậy nhu cầu của củ sắn trên thế giới rất cao, nhất là trong khu vực Châu Á hiện nay. Và sau khi đọc hết bài của T/S Alan Phan, tôi trộm nghĩ, có khi nào tôi nên lấy củ sắn làm hướng đi mới cho mình !?!

Tuy vậy trong lúc nói chuyện với Kim, chúng tôi vẫn băn khoăn liệu có khi nào củ sắn đang trở nên nóng sốt như vậy, nó sẽ có lúc nguội lạnh đi do nhu cầu nóng từ Trung Quốc giảm xuống và các đánh giá hiệu quả mơ hồ của các nhà máy nhiên liệu sinh học hay các sản phẩm sinh học đi gần lại với thực tế hơn? Hay thực tế là khi giá dầu ngày càng tăng thì nguyên liệu sinh học sẽ phải thế chỗ cho xăng; hay khi tinh bột sắn có thể thay thế hoàn toàn các nguyên liệu khác (như đường trong sản xuất MSG). Điều này vẫn còn rất mông lung và khó xác định.

Và xu hướng trong tương lai được vạch ra tương đối rõ ràng là xây dựng các vùng nguyên liệu sắn, sử dụng các công nghệ và kinh nghiệm từ các quốc gia khác để tăng năng suất (đạt 80 tấn/ha như các bạn Úc là quá khiếp) và thực tế là đầu ra của củ sắn sẽ không bao giờ hết. Vấn đề là giá của nó sẽ được bao nhiêu thôi?

Lại dẫn lại lời của T/S Alan Phan:

Tôi tin rằng một doanh nhân trẻ, tìm ra một mô hình kinh doanh sáng tạo và dồn hết tâm trí nội lực của mình liên tục trong 5 năm, sẽ nhất định trở thành một triệu phú đô la. Quên chuyện ăn nhậu, quên chuyện thất tình trai gái, quên chuyện bạn bè bàn ra tán vào, quên chuyện sĩ diện…chỉ biết một mục đích duy nhất là công việc của mình, không bỏ cuộc hay thất vọng, không phân tán tài lực với những hoạt động ngoài luồng, không suy nghĩ xa xôi hay lầm lạc. Chỉ đơn giản có thế. Tôi sẵn sàng ký một khế ước với bạn: nếu bạn đã làm tất cả việc này thật nghiêm túc và không kiếm được 1 triệu đô la vào 2017, tôi sẽ tịnh khẩu và ngưng hết viết lách trong phần đời còn lại.

Phnom Penh, 25/2/2012
      
kẻ đương thời
kẻ đương thời Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 665

Danh vọng : 1151

Uy tín : 42

Riêng tặng các bạn quê Tây Ninh, các bạn đang sinh sống, làm việc tại Tây Ninh bài viết của bác sĩ Lê Trung Ngân:

Dân “củ mì”
Lúc mới lớn, khoảng 1972, trong khi xếp hàng ghi danh vào học Y Khoa Sài Gòn. Tôi cầm bản khai từ từ xê dịch theo hàng thì chợt nghe phía sau có tiếng nói khẽ: “thằng đó dân củ mì”. Vì lúc đó mới vào học năm thứ nhất nên chẳng biết mặt, biết tên gì của nhau cả. Tôi nóng bừng cả người như bị ai đó chửi cha, mắng mẹ mình. Nếu có điều kiện (tôi là người duy nhất ở Tây Ninh đậu vào trường Y năm đó nên nghĩ mình thuộc “dân tộc thiểu số” so với dân tỉnh khác và dân Sài Gòn) thì (dù ốm yếu) tôi ăn thua đủ với tên đó một phen cho bõ tức. Tại sao họ dám dùng từ “dân củ mì” để mỉa mai người Tây Ninh? Vì trong mắt họ củ mì là thứ “dùng tạm” khi cần thiết, sau đó thì là “đồ bỏ”.

3M - Quảng cáo gì đây? - Page 2 Images10
Ở xứ khác người ta gọi củ mì là củ sắn, khoai mì… còn quê tôi xưa nay gọi củ mì là… củ mì.
Củ mì là một loại cây mầu, một loại lương thực sau gạo như bắp và các loại củ như củ khoai lang, củ khoai từ, củ khoai mỡ, củ khoai môn… Củ mì ăn thay gạo lúc thiếu đói, ăn chơi khi đầy đủ. Cả nước, ai cũng biết ăn củ mì, chống đói bằng củ mì, nhưng người ta cứ gọi dân Tây Ninh chúng tôi là “Dân Củ Mì”, có lẽ vì người quê tôi lúc đó trồng nhiều cây mì, hay ăn củ mì, và cái chính là thích ăn củ mì, nên đã biết được nhiều cách chế biến củ mì thành những món ăn hấp dẫn.

3M - Quảng cáo gì đây? - Page 2 12404410
Trên thế giới từng có “Viện Lúa” chứ chưa có “Viện Củ Mì”! Có lẽ vì thế mà những kiến thức về củ mì chưa được hệ thống hóa một cách bài bản về trồng (cây giống, đất đai ươm trồng… ), đến cách sử dụng (làm thực phẩm, đưa vào sản xuất công nghiệp… ).

3M - Quảng cáo gì đây? - Page 2 Ce1bba10
Tôi biết ăn củ mì từ nhỏ, nhưng hiểu biết khoa học về củ mì không nhiều. Tôi có thể ăn củ mì thay cơm vì khoái khẩu đã đành, nhưng cũng vì củ mì không “gây phản ứng phụ” như nóng cổ, nóng ruột như củ lang, dễ bị ngứa miệng như củ môn… Nặng tình với củ mì đến độ sùng bái nhưng hình như tôi cũng là giống bạc tình, chưa bao giờ “cất công” tìm hiểu đến nơi, đến chốn kiểu “Nhân sinh hà tại, tại thế như hà…!”, mà chỉ biết “gặp nhau thì mừng, xa nhau thì nhớ” thế thôi!

3M - Quảng cáo gì đây? - Page 2 13135510
Củ mì được trồng ở khắp mọi nơi chứ đâu riêng gì Tây Ninh vì nó không kén đất, không phải chăm sóc nhiều, nhưng người ta vẫn hay gọi dân quê tôi là “Dân Củ Mì”. Tôi biết có người gọi như vậy với hàm ý ám chỉ quê tôi nghèo, cục mịch. Nhưng những người hiểu biết, đó là cách gọi một cách khách quan để nói đến một vùng miền… Còn những ai từng ăn, từng sống nhờ củ mì (như chúng tôi) thì đó là cách gọi đầy hoài niệm và yêu mến.

3M - Quảng cáo gì đây? - Page 2 Xoisan10
Tôi chợt nghiệm thêm ra từ “Củ Mì, Củ Mì” người ta hay dùng để ám chỉ những người hiền lành, chất phác như người dân Tây Ninh của tôi… Thế mới biết củ mì còn ẩn chứa một giá trị đạo đức truyền thống. Do vậy, tôi thấy vui khi được thiên hạ gọi mình là “Dân Củ Mì!”.

3M - Quảng cáo gì đây? - Page 2 Mon-ng10

Nguồn : bacsingan.vnweblogs.com
      
kẻ đương thời

#323M - Quảng cáo gì đây? - Page 2 Empty Món lạ từ củ mì

kẻ đương thời
kẻ đương thời Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 665

Danh vọng : 1151

Uy tín : 42

Bánh chưng thông thường được làm từ gạo nếp, đậu xanh... tất nhiên rồi. Nhưng ở miền Trung, bánh chưng cũng có thể được làm từ... củ mì.

Nhớ bánh chưng củ mì
TP - Năm nay, miền Trung quê tôi bị thiên tai nặng nề, bão lũ cuốn trôi tất cả. Nhiều người phải gặm củ mì tươi cầm hơi qua những ngày khốc liệt trên đỉnh lũ.

Hình ảnh đó khiến tôi nhớ khôn nguôi những năm tháng tuổi thơ tôi sống bằng củ mì; nhớ bánh chưng có những sợi mì tươi ngai ngái.

3M - Quảng cáo gì đây? - Page 2 ImageView
Ba thế hệ gia đình tác giả cùng gói bánh chưng mỗi dịp Tết đến.
Tôi tự nhủ, Tết này, dù nhà không thiếu gạo nếp nhưng nhất định tôi sẽ gói bánh chưng củ mì để tưởng nhớ, sẻ chia nỗi khốn khó của đồng bào miền Trung- những con người và vùng đất tôi yêu như máu thịt.

Sau giải phóng miền Nam 1975, ba tôi đưa cả gia đình về tận nơi chôn nhau cắt rốn của ông sinh sống - một thung lũng ở miền tây Quảng Ngãi. Hơn hai mươi năm tập kết, sống trên đất Bắc, ba bị nghiện bánh chưng, và một trong những bảo vật ông đem theo về quê là chiếc khuôn gói bánh.

Cuộc sống mới ở quê không hề dễ thở, lương thực, thực phẩm được phân theo tiêu chuẩn không thấm vào đâu so với những cái tàu há mồm đang tuổi ăn tuổi lớn là 5 anh chị em chúng tôi.

Dù vậy, mỗi khi Tết đến, ba tôi luôn tìm cách xoay sở để có được nồi bánh chưng gói bằng lá dong và cả nhân đậu xanh, thịt mỡ. “Không bánh chưng, không thành Tết”- Ông thường nói vậy.

Một lần, vào ngày cận Tết nhưng nhà vẫn lạnh tanh. Tôi thấy ba ngồi trầm ngâm rất lâu. Ông vụt đứng dậy quảy quang gánh vào rẫy đem về một gánh khoai mì nặng trĩu và bảo mẹ lựa ra những củ không gân guốc, gọt vỏ, rửa sạch.

Để vừa ráo nước, ba lấy chiếc nạo tự chế ra lướt lên thân củ mì xoàn xoạt như người ta vẫn nạo đu đủ. Sau chừng 30 phút, những củ khoai mì mũm mĩm biến thành những sợi mảnh mai như sợi bún, trắng muốt.

Mọi khi tôi vẫn thấy mẹ nạo khoai mì để nấu canh hoặc hấp ăn thay cơm, nhưng nhiều nhất cũng chỉ chừng nửa rổ. Giờ thấy ba nạo đến gần nửa nia sợi mì, tôi lấy làm ngạc nhiên. Ông bưng ra một ít gạo nếp ngâm sẵn đổ vào, trộn đều với đống sợi mì.

“Dù mì thì vẫn là bánh chưng con ạ, vẫn ngon chán!”. Xong xuôi, ông lấy chiếc khuôn đem từ Bắc về cưa bớt để thu nhỏ khuôn nhằm tăng số lượng bánh lên, vừa để có cái làm quà biếu khách quý dịp Tết, vừa hy vọng ra Giêng vẫn còn cái ăn khi đi làm đồng.

Sau hơn một ngày đêm tất bật chuẩn bị và đun nấu, những chiếc bánh chưng được vớt ra trong đêm 30 Tết. Mẹ chọn cặp bánh đặc biệt (ít sợi mì), được đánh dấu từ trước, đặt lên bàn thờ. Số còn lại xếp vào một góc rồi lấy ván, gạch đá ép cho bánh săn chắc và thêm phẳng, đẹp.

Sáng mùng Một, mẹ bóc chiếc bánh chưng đầu tiên cho cả nhà cùng ăn. Nấu rất kỹ nhưng những sợi mì trắng đục vẫn còn nguyên hình, chạy loằng ngoằng trên bề mặt bánh.

Mùi ngai ngái, vị nhân nhẫn và cả chua chua đặc trưng của củ mì - cái mùi vị mà quanh năm suốt tháng ám ảnh chúng tôi - vẫn nguyên vẹn. Ăn được vài miếng, chúng tôi lần lượt buông đũa. Ba động viên: “Ăn tạm đi con, mai mốt mình sẽ gói bánh toàn bằng gạo nếp, tha hồ”.

Nhiều năm sau đó, mỗi khi đến Tết, ba mẹ tôi lại tất bật với nồi bánh chưng củ mì. Nhìn sự thất vọng trên gương mặt những đứa con, ba tôi lại động viên: “Ăn tạm đi, mai mốt…”.

Chờ đợi mãi, rồi cái ngày mai, mốt theo cách nói của ba tôi cũng đến. Ấy là khi ruộng đất chia về tay nông dân, nhà nhà cấy lúa, trồng đậu, nuôi heo. Đời sống dần khấm khá, và củ mì cũng không còn lý do để xuất hiện trong bánh chưng ngày Tết.

Tết này là Tết thứ 32 gia đình tôi xa đất Bắc, mẹ tôi cũng đã nhiều năm khuất núi. Nhưng năm nào cũng vậy, trước Tết cả tháng, ba tôi lại nhắc con cháu đặt mua gạo nếp, lá dong, thịt mỡ để gói bánh chưng. “Không có bánh chưng, không thành Tết” - Ông lại lẩm nhẩm, rồi cặm cụi ngồi gói, rồi thức canh nồi bánh trong đêm 30.

Ông trân trọng đến thành kính từng chi tiết, khoảnh khắc làm ra chiếc bánh chưng, từ chuẩn bị nguyên liệu đến gói, rồi bắc bếp hay châm nước vào nồi bánh sôi sùng sục. Tôi cảm nhận rõ, trong mỗi phiến lá, từng nuột lạt, ba đều gửi gắm nỗi nhớ thương mẹ suốt đời vì chồng con và cùng ông chia ngọt, sẻ bùi.

Không biết tự bao giờ, tình yêu bánh chưng của ba đã truyền sang tôi và cứ mỗi độ Tết đến tôi lại dành phần gói bánh thay ba. Đứa con trai tôi tuy còn bé xíu cũng tíu tít, lăng xăng đòi được gói bánh.

Phục Lễ
Nguồn : tienphong.vn
      
kẻ đương thời

#333M - Quảng cáo gì đây? - Page 2 Empty Món lạ từ củ mì

kẻ đương thời
kẻ đương thời Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 665

Danh vọng : 1151

Uy tín : 42

Món ngon từ... củ mì và đá
Người dân Quảng Ngãi quê tôi thường nói như thế với món bún mì trộn hàu. Bún mì được chế biến từ củ mì. Hàu được lấy từ những gành đá ven bờ biển.

Chợ quê không bao giờ thiếu loại bún có mức giá khá rẻ này. Chỉ cần 14.000 đồng là có ngay một ký bún mì loại ngon, cỡ 4 người ăn có khi không hết.

Có thể nói nghề “săn” hàu vừa đơn giản vừa gian nan. Đơn giản vì hàu cứ trơ gan cùng đá, lúc khởi sinh chỗ nào thì “cả đời” cứ chỗ ấy mà bám, chẳng hề xê dịch một ly. Mỗi gành đá như một “mỏ” hàu lộ thiên. Nên
muốn ăn hàu cứ ra gành mà lấy. Người nạy hàu chỉ cần một que sắt, một búa nhỏ, đục bỏ lớp “áo giáp” thô cứng là có thể lấy được con hàu. Còn gian nan là vì người đi cạy hàu phải lặn lội nơi đầu gành cuối bãi, đội nắng đội mưa cả ngày trời mới có được vài ký hàu để chạy chợ và cải thiện bữa ăn.

3M - Quảng cáo gì đây? - Page 2 Mon-ngon
Bún mì phải “đi” với con hàu nước mặn mới đậm đà ý vị. Là nói cho hết ý thôi, chứ vào mùa mưa dầm gió dãi, nghe mùi bún mì trộn với ruốc khô hoặc cà chua xanh cũng đủ thèm rồi.

Bún mì ngâm nước khoảng 2-3 phút (đừng để lâu hơn cọng bún sẽ quá mềm, mất ngon). Dùng kéo cắt bún thành từng đoạn ngắn hơn gang tay người lớn, để ráo. Đổ dầu vào chảo nóng, phi với tỏi. Nghe dậy mùi thơm là
cho hàu vào, gia vị tùy thích, đảo vài vòng rồi bắc chảo xuống để nguội. Trút bún mì vào chảo, rưới một lượng mắm ớt tỏi sao cho vừa ăn và trộn đều. Cuối cùng, cho rau răm nguyên lá và hành ngò đã xắt nhỏ, đảo lần nữa. Món ngon từ... củ mì và đá hiện ra.

Bún mì trắng sữa, con hàu trắng ngà, rau răm xanh đục, hành, ngò xanh tươi. Bấy nhiêu màu sắc ấy rủ rê con mắt “ăn” trước. Rồi mới đến cái răng, cái lưỡi ăn sau. Người ta nói nhai kỹ no lâu. Còn bún mì - hàu
nhai kỹ ngon lâu. Bún mì vừa dẻo vừa dai nên càng nhai càng ngọt, còn hàu thì khỏi nói, răng vừa bập xuống, vị bùi béo đã dậy lên, “tổ hợp” rau răm - hành - ngò gợi mùi hương mộc mạc vườn nhà.

Sẽ rộn rã âm thanh hơn nếu ăn món này với bánh tráng mì giòn. Và đương nhiên, sẽ “giòn” hơn nếu cùng bạn bè nhâm nhi món này với vài ly rượu gạo. Câu chuyện về hương vị quê nhà lại râm ran. Anh bạn kể: “Con gái tui về thăm quê, xe cách nhà cả trăm cây số, nó đã điện về nhắc mẹ món bún mì trộn với hàu nước mặn”.

Trần Cao Duyên
Nguồn: thanhnien.com.vn
      
kẻ đương thời

#343M - Quảng cáo gì đây? - Page 2 Empty Món lạ từ củ mì

kẻ đương thời
kẻ đương thời Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 665

Danh vọng : 1151

Uy tín : 42

Ấm lòng từ củ sắn
Không nơi đâu như quê tôi, củ sắn (khoai mì) lại được quý chuộng, nâng niu như vậy. Do đất đai bạc màu nên lúa gạo ít, khoai sắn thì nhiều. Vì thế, lũ trẻ chúng tôi đã sớm làm quen với cái ngọt bùi của hương vị sắn khoai.

Ngày trước, nhà nào ở quê tôi ít nhiều cũng có vài thùng sắn lát phơi khô để dành cầm cự cho đến mùa giáp hạt. Ngoài sắn lát dùng để ghế cơm là thực phẩm phổ biến, các mẹ, các chị còn có những cách làm ra các món
ăn từ sắn. Sắn tươi mới đào ngoài rẫy về thì dùng làm món ăn giữa buổi cho người nông dân. Không chỉ có thế, sắn còn được xay thành bột để làm bánh, nào là bánh ít sắn, bánh sắn hấp chấm mắm cái, bánh tráng sắn... Riêng bánh tráng sắn mà cuốn cá nục với rau muống thì khỏi phải chê. Tuy nhiên có một món chế biến từ sắn rất giản đơn nhưng đậm đà hương vị quê hương, đó là món sắn đập dập.

3M - Quảng cáo gì đây? - Page 2 Am-lon10
Sắn đập dập phải là loại sắn dẻo. Có nơi người ta hấp sắn chín, xong để nguội cho vào cối đá giã như giã gạo, cho đến khi sắn dập hết, rồi dùng tay vo tròn thành từng cục xếp vào đĩa chấm với muối đậu hoặc muối
mè, ăn cực kỳ ngon. Nếu không thích giã bằng cối, có thể làm theo cách sau: cho sắn đã hấp chín vào lá chuối xanh, cuộn tròn lại, đặt lên thớt dùng chày giã ớt đập mạnh lên, đập đến khi sờ tay vào thấy sắn đã mềm nhuyễn thì mở lá chuối ra, sau đó loại bỏ tim sắn cho khỏi đắng và vo sắn đã được đập nhuyễn thành hình quả chuối.

Món sắn đập dập này, người lớn muốn ăn thì tự tay làm lấy, còn lũ trẻ thì ngồi chờ người lớn làm cho. Chính phút giây chờ đợi này, cái cảm giác thèm thuồng làm cho lũ trẻ chúng tôi thấy sao mà sắn ngon thế. Mùi vị sắn dẻo thơm bùi bùi, cảm giác ngọt thanh tiết ra từ lá chuối bị đập dập, vị béo của đậu phụng giã nhỏ hòa quyện với nhau tan nơi đầu lưỡi đi vào trong miệng rồi sao vẫn thấy phảng phất trên môi...

Hòa Nhơn
Nguồn : thanhnien.com.vn
      
kẻ đương thời
kẻ đương thời Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 665

Danh vọng : 1151

Uy tín : 42

Sắn
Sắn, Khoai mì, Củ mì - Manihot esculenta Crantz, thuộc họ Thầu dầu - Euphorbiaceae.

Mô tả:

Cây bụi sống lâu năm, cao trung bình 1,3m, có khi tới 3m. Thân tròn, mọc thẳng, phân 2-3 cành ở ngọn. Rễ phình to thành củ nạc chứa nhiều chất bột. Lá xẻ thuỳ chân vịt thành 5-9 thuỳ hình ngọn giáo, có màu sắc thay đổi tuỳ giống trồng. Hoa đơn tính, mọc thành chùm. Quả hình cầu, lúc chín tách ra thành 6 mảnh.

3M - Quảng cáo gì đây? - Page 2 San10
Bộ phận dùng:

Rễ, lá, vỏ thân - Radix, Folium et Cortex Manihotis Esculentae.

Nơi sống và thu hái:

Gốc ở Mỹ châu nhiệt đới, được trồng rộng rãi để lấy củ làm lương thực và lấy lá làm rau ăn. Có thể thu hái lá, vỏ thân quanh năm, thường dùng tươi.

Thành phần hoá học:

Trong củ Sắn tươi, có một độc tố ở dạng glucosid, dưới tác dụng của dịch vị và men tiêu hoá, sẽ bị thuỷ phân và giải phóng ra acid cyanhydric là chất độc đối với người. Bột Sắn có một tỷ lệ lớn tinh bột, nhưng thiếu protein và muối, và hầu như không có vitamin; ngoài ra còn có một chất có tính sát trùng. Lá và quả lại chứa nhiều protein, trong đó ở lá có các acid amin cần thiết cho cơ thể. Trong lá cũng có chất độc là HCN.

Tính vị, tác dụng:

Rễ có tác dụng chống thối rữa, lá bạt độc tiêu thũng.

Công dụng:

Củ Sắn được dùng làm thực phẩm, chế bột làm bánh, làm mạch nha, chế rượu. Lá Sắn được dùng luộc kỹ làm rau ăn, có nơi dùng muối dưa. Lá Sắn phơi khô được dùng làm nguyên liệu chiết protein, làm thực phẩm, chế bột, dùng thay cám để chăn nuôi lợn, gia cầm. Người ta cũng dùng lá Sắn tươi để nuôi giống tằm ăn lá Sắn, nuôi gia súc và nuôi cá nước ngọt. Dân gian dùng lá Sắn giã đắp trị mụn nhọt. Người ta còn dùng vỏ lụa của thân cây Sắn để đắp bó gãy xương.

Spoiler:
      
kẻ đương thời
kẻ đương thời Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 665

Danh vọng : 1151

Uy tín : 42

Tiếp tục với chữ M thứ hai...

Các bài viết trên cho thấy CHVLQ2 rất khoái mít. Vậy có bao giờ bạn tự hỏi tại sao goi là "mít" chưa? Tối không chắc lắm về độ chính xác của nguồn thông tin dưới đây nhưng cũng xin đưa ra để các bạn tham khảo:

Cây mít
Cây mít phát xuất Ấn Độ, người Ấn gọi cây mít là paramita, chữ Phạn? Theo nhà ngôn ngữ học Haudricourt, âm Việt ngày xưa vốn là đa âm, trước khi bị Tàu làm cỏ... từ đó paramita ... para mất, âm cuối mất, còn lại âm mít. Âm tiếng Việt ta đa phần có phụ âm cuối chữ, trong khi âm của người ẤN thì nguyên âm cuối, Nhật Bản cũng vậy...

Trong kinh Phật, cũng có kinh PARAMITA, người Tàu dịch là kinh BA LA MẬT (ĐA)... Chữ Paramita có nghĩa là "trí tuệ". Ngày xưa, các tượng Phật thường làm bằng gỗ mít, vừa có ý nghĩa, vừa chắc. Đặc điểm của cây mít thường trồng trong trong chùa, cây mít không bỏ thứ gì, đóng tủ thờ, tiện chân đèn, làm mõ, thậm chí còn làm tượng Phật nữa. Cây mít dễ khiến cho ta nghĩ đến các trái xung quanh thân... lục căn...

Nhưng từ "mít đặc" từ đâu ra ? Cách đây nhiều năm tôi có kể cho anh em nghe về nguồn gốc từ "mít đặc"... và người ta cố lái cho rằng chữ mít đặc là từ tiếng Tàu mà ra. Bởi cho rằng mít là từ âm "mật" là kín mà ra... và trí năng của ông bà ta khi dùng chê ai là đồ mít đặc là sâu đến mức độ nào... khó mà một ông tú hay ông cử hiểu hết được ý người bình dân .

- Mít kho cá vì mủ mít là mộtt loại chất tẩy mùi tanh của cá khá tốt. Nếu như dùng dao bằng sắt cắt mà vết cắt đen hiện ra trên thân mít, là mủ cây tẩy mùi tanh được ví dụ cá đuối kho nấu canh với chuối chát là vậy. Đó là một phản ứng hóa học giũa acid và baz. Thử kho mít, xơ mít với cá đối hay cá hố, mua tại metro, ngon hết sẩy !

- Trong Nam người ta không khoái ăn mít ướt vì họ cho là dơ tay, trong khi ngoài quê Quảng Nam thì mít ướt tuy nó tầy quầy nhưng múi trái mít ướt chấm muối, ăn đông rất vui, mình ăn nhiều múi hơn là mít ráo.

- Mít tố nữ, vừa cho một người ăn, lại có cảm giác như ăn mít ướt ngoài quê nên... đặc sắc lắm.

- Không thấy mít nghệ trong Nam, tôi có hỏi nhiều người, nhiều người bảo rằng có và cuối cùng giá mít quá sức chênh lệch từ Phương Lâm, Định Quán so với Sài Gòn...

- Và lưu ý với mấy ông nhậu rằng, khi nhậu đã, nên nhờ người mua một trái mít tố nữ... để chi dzậy... để có ói thì mùi cũng thơm. Cũng thương thân phận chó với chứ.

(tác giả Lai Quang Nam)

Xem thêm : Cây mít, Công dụng tuyệt vời của quả mít, Giống mít siêu sớm ruột hồng Long Trung cho thu nhập cao, Làm giàu từ giống mít changai ruột hồng trên vùng đất phù sa, Hiệu quả từ mô hình trồng cây Mít Thái lá bàng
      
kẻ đương thời
kẻ đương thời Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 665

Danh vọng : 1151

Uy tín : 42

Mít - Hương vị từ huyền thoại
Mít là cây ăn quả gần gũi với dân Viêt tự xưa, bài thơ vịnh trái mít nổi tiếng của nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã nói lên điều đó:

Thân em như trái mít trên cây
Da nó sần sùi múi nó dày
Quân tử có yêu thì đóng cọc
Xin đừng mân mó nhựa ra tay

Nữ sĩ vịnh trái mít non hay mít chín cũng chẳng ai biết. Chắc là mít chín, nhưng sao không nghe nói đến hương mít, hay là nhựa ra tay là loại nhựa có mùi thơm hơn... mít. Thi ca thì bao giờ chẳng mang tính ẩn dụ. Trong trường hợp này ta có quyền nói đó là …mít non mà không sợ bà chúa thơ nôm trách cứ. Mít non hay mít già nhựa đều trắng như nhau, còn mùi thơm thì chưa biết... ai hơn ai.

Có chuyện tiếu lâm “thơm như mùi mít” như sau: Có anh chàng mới lớn hỏi mùi con gái thơm như mùi gì, chỗ nào trên thân thể là thơm nhất. Có người bảo rằng “chỗ ấy” của gái đồng trinh thơm như... mùi mít, không tin cứ quẹt một cái ngửi là biết liền. Anh chàng tò mò, lựa lúc cô hàng xóm vô ý quẹt ngay “chỗ ấy” rồi vùng chạy. Người nhà cô ấy đuổi theo, anh chàng bơi qua sông bằng một tay, tay còn lại đưa lên trời để giữ nguyên mùi mít. Quả thật qua tới bên kia sông anh ta ngửi, mùi thơm quyến rũ như mùi mít thật. Không dám về làng, anh trốn đi và mang hương mít theo cùng suốt chặng đời tha phương. Cô nàng mất hương trinh nguyên đi tìm. Không tìm ra người chiếm đoạt hương trinh, cô nàng gục chết trên đường về phía Nam. Thân xác cô ủ chút hương còn lại rồi mọc lên cây mít Tố Nữ.

Năm tháng phôi pha hương mít trên tay, dù từ ngày đó anh chàng chưa bao giờ dám… rửa tay, sợ mất đi mùi quý. Tương tư mùi mít, anh chàng đi tìm người trinh nữ. Vượt bao sông suối, đường sá hiểm trở, đến hồi kiệt sức, bỗng không gian thoảng thơm mùi mít. Lần theo mùi hương, anh tìm đến bên cây Tố Nữ. Mệt quá chàng ôm thân Tố nữ thiếp đi. Lơ mơ ngủ chàng thấy một người đẹp hiện ra bảo: Hương người con gái chỉ tỏa một lần trong đời, chàng đã lấy của em rồi. Thời gian làm hương phai đi vì chúng ta không gần nhau. Gặp chàng em đã hồi phục lại mùi hương rồi, chàng cứ ở đây mà... ngửi, đi đâu cũng toàn mùi xú uế thôi. Chàng nằm ôm thân Tố nữ, ngửi đến tận cùng hương trinh nữ rồi lơ mơ... qua đời. Trái tim chàng không thối rữa mà biến thành... hạt mít, nẩy mầm mọc lên một cây Tố Nam, trái lớn hơn nhưng không thơm bằng hương Tố Nữ. Trái Tố Nữ và Tố Nam to nhất cũng chỉ bằng trái mít non, thơm hơn mít chín.

Trái mít có da xù xì ấy cũng đã đi vào ca dao bằng hình ảnh nên thơ và vô cùng dí dỏm:

Ai đưa anh tới Dạ Hồ
Anh mua trái mít em bồ (bù thêm) trái thơm
Trái thơm là trái thơm non
Đem về làm mắm ăn chon (giòn) như dừa.

Chàng bao tuổi cũng thích trái non, ở đây là mít non, dù rằng cô bé vờ ví von đó là trái thơm đi nữa. Trái mít non, trái thơm non đã qua tuổi dậy thì rồi chàng ơi.

Đó là thơ ca và huyền thoại về mít, còn hiện đại thì sao.

Có một công ty không ngần ngại dùng ngay tên mít, Vinamit. Nhưng đó là mít chín. Còn mít non được chế biến thì không thể không nhắc tới món ăn khoái khẩu của tổng thống Bush khi đến Việt Nam với mít trộn xúc bánh tráng.

Mít non thường là trái mít ráo, nói non nhưng cũng phải ở tuổi... dậy thì, mới ngon, tùy theo món. Các bạn có thể vào google, đánh “món ăn từ mít” sẽ thấy mít non được chế biến phong phú thế nào. Tôi xin kể một vài món nhà nghèo từ ngày ở quê được chế biến từ mít:

Canh mít non nấu cá tràu (cá lóc) lá lốt:

Nguyên liệu:

- Một thanh mít non 500g, 200g cá lóc, 50 g lá lốt.
- Xắt mít lát mỏng vào chậu nước.
- Cá lóc luộc chín, vớt ra, um với gia vị cho thấm.
- Thêm nước vào nước luộc cá, cho nước sôi lên. Cho mít sôi khỏang 3 phút rồi cho cá vào.
- Bỏ lá lốt đã xắt nhuyễn vào trước khi tắt bếp.

Trái mít già cũng gọi là mít non, mới lạ, được chế biến những món như luộc chấm nước ruốc ngạ gừng, hoặc với mắm nêm.

Cách làm:

- Lựa trái mít vừa cứng hột, luộc hoặc hấp lên cho chín. Cắt lát dày hình rẻ quạt.
- Ruốc Huế hoặc Đà Nẵng, thêm nước nóng vào vừa sền sệt, thêm gừng giã nhuyễn và gia vị tùy ý.
- Mắm nêm thì chỉ pha vào chanh, tỏi, ớt và gia vị tùy ý.

Dưa mít, gọi là Nhút, là món không thể thiếu của người dân quê khu 4 cũ. Sau khi ăn mít chín, xơ mít được muối ăn dần, chắm nước mắm gừng dùng với cơm. Gia đình Phan Đình Phùng, bà Phan Bội Châu nổi tiếng làm Nhút.

Dái mít cũng là món ăn thú vị của trẻ con nông thôn xưa. Thời xưa trẻ em làm gì có bánh kẹo, dái mít chấm muối ớt, cắn vô nhăn mặt hít hà, vừa chát vừa cay là khoái nhất!

Hạt mít trong những năm đói kém được dùng như lương thực. Thời đó có những vùng trồng mít nhiều lại thiếu lương thực, hạt mít được phơi khô rồi bán mua như khoai sắn.

Ngòai ra lá mít còn dùng làm muỗng để xúc lớ (Một món bắp rang giã nhuyễn trộn đường và gừng). Cuốn lá mít lại, xúc lớ đổ vào tận cổ họng, nhiều khi bị sặc chảy nước mắt. Đọt mít làm gỏi cá rất ngon.

Chúc quý bạn dùng những món dân dã trên đây một cách ý vị. Vừa ăn vừa tủm tỉm cười nghĩ về MÍT, một loại cây trái rất gần với dân Việt chúng ta.

(Tác giả Nguyễn Đặng Mừng)

_________________
Quan nhất thời, Dân vạn đại !
      
kẻ đương thời
kẻ đương thời Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 665

Danh vọng : 1151

Uy tín : 42

Mít Tố Nam
Dường như mít là loại cây trái bản địa của Việt Nam. Nếu không phải vậy, loại cây trái này hẳn là đã được người Việt biết đến từ rất lâu đời, tuy trong An Nam Dịch Ngữ, cuốn "từ điển tiếng Việt" thế kỷ XV không thấy có chữ "mít." Nhưng An Nam Dịch Ngữ chỉ ghi nhận có hơn 500 từ thì sự thiếu sót này có lẽ không phải là một bằng chứng cây / trái mít đã không sớm có mặt trong cuộc sống người Việt cổ. Trong tiếng Việt cổ đã có từ ba-la-mật = (bơ-lai-mit) trái mít.

Thế nhưng từ điển Wikipedia cho biết cây mít đã được trồng tại Ấn Độ từ 3000 đến 6000 năm trước! Từ điển này ghi nhận cây mít được trồng tại nhiều nước ở Nam và Đông nam Á, thậm chí đến tận nước Úc, nhưng không thấy ghi nó có mặt rất phổ biến ở nước Việt Nam! Theo tôi nhớ loáng thoáng, khi khai quật các di chỉ thuộc văn hóa Hòa Bình ở Viêt Nam - có niên đại hàng chục ngàn năm - ngoài các phấn hoa bầu bí và lúa, người ta đã tìm thấy cả... hột mít nữa thì phải?

Có lẽ đây là một đề tài nghiên cứu thú vị mà không biết đã có ai thực hiện chưa.

Mít tố nữ (Chempedak hay cempedak), tên khoa học Artocarpus integer, có thể coi là có xuất xứ từ Mã Lai, hoặc nói chung chung là ở vùng Nam Á. Còn mít... Tố Nam?

Đó là một loại trái mít nhiều lần nhỏ hơn trái mít thường, và chỉ lớn từ gấp rưỡi đến gấp đôi trái mít tố nữ trung bình, không thơm nhiều như mít tố nữ, nhưng múi nhiều và "ráo" (trong khi múi mít tố nữ nhão giống như mít ướt (tên khoa học Artocapus odoratissima) và cũng khá ngon nhưng không được ưa thích bằng mít tố nữ.

Tên "Tố Nam" của loại trái cây gia đình nhà mít này, theo chỗ tôi biết, có lẽ chỉ mới được nói lần đầu tiên tại Phương Lâm, một thị trấn gần núi ở tỉnh Đồng Nai, từ khoảng sau năm 1980, như một cách đùa giỡn, để đối lại và phân biệt với mít tố nữ.

Dường như do một sự nhầm lẫn tại vườn ươn giống ở một nơi nào đó ở miền Tây Nam bộ, một vài cây mít loại này đã xuất hiện một cách không được mong đợi trong số cây mít tố nữ được mang về trồng ở Đồng Nai, và chưa ai biết rõ nó là một giống mít mới di thực hay một sự biến dị, cũng như tên thật và nguồn gốc chính xác của nó. Có một người gọi đùa nó là mít tố... nam. Từ đó, gần ba mươi năm qua, không biết đã có ai truy ra "tên cha sinh mẹ đẻ" của nó chưa, nhưng khi thấy Nguyễn Đặng Mừng gọi tên "Mít Tố Nam" thì tôi nghĩ có lẽ nó đã "chết tên rồi". Vì vậy, chuyện tiếu lâm Nguyễn Đặng Mừng kể có lẽ cũng còn ít tuổi đời, chớ không phải thuộc loại cổ tích dân gian.

(tác giả Thieu Khanh)

_________________
Quan nhất thời, Dân vạn đại !
      
Office
Office Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 824

Danh vọng : 1684

Uy tín : 10

Dù đang bàn đến chữ M thứ hai, nhưng thấy ở Tây Ninh có củ mì khổng lồ nên muốn PTD cho xin một miếng... để ngắm chứ không ăn

Bụi củ mì nặng trên 90 kg đang thu hút sự chú ý của nhiều người dân ở tỉnh Tây Ninh.

3M - Quảng cáo gì đây? - Page 2 Cu-mi-10

Bụi củ mì nặng 90 kg. Ảnh: B​áo Tây Ninh.
Cây mì này xuất hiện ở chùa Phước Thạnh - Cây Dương, ấp Phước Thuận, xã Phước Chỉ, huyện Trảng Bàng. Củ to nhất có chiều dài khoảng một mét, nặng gần 12 kg.

Theo bà Tuyển, người làm công quả ở chùa, cây mì này gần 2 năm tuổi và là giống mì cao sản. Ngày 28/7, để chuẩn bị cho lễ Vu Lan sắp đến, nhà chùa thực hiện phát quang, dọn dẹp xung quanh cho sạch sẽ. Thấy cây mì trong khuôn viên đất chùa, những người làm công quả đã chặt nó với ý định lấy củ để làm bánh.

Sau khi dùng cuốc đào lên, phát hiện một bụi củ mì rất to nên mọi người quyết định giữ nguyên hình dạng cho nó. Đại diện chùa Phước Thạnh cho biết, họ sẽ giữ lại bụi củ mì để mọi người đến xem.

Theo Tây Ninh online
      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 2 trong tổng số 2 trang]

Chuyển đến trang : Previous  1, 2

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Liên hệ | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất