Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Ngân sách quốc phòng Trung Quốc sẽ được tăng lên 10,7% tức 720,2 tỷ Tệ (115,7 tỷ USD) vào năm 2013, Tân Hoa xã dẫn một báo cáo ngân sách sẽ được Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc (NPC) hay Quốc hội xem xét.

Mặc dù tăng trưởng kinh tế đang chững lại, song ngân sách quốc phòng 2013 của Trung Quốc vẫn tăng mạnh. Ban lãnh đạo mới của nước này đang chủ trương dùng ngân sách để "ve vãn" quân đội trong bối cảnh muốn đẩy mạnh tăng cường sức mạnh quân sự.

Tham vọng của Trung Quốc khi vung tay tăng ngân sách quốc phòng Images28
Chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc tăng mạnh theo từng năm

Thiếu tướng Dương Nghị, nguyên giám đốc trung tâm Nghiên cứu chiến lược từ đại học Quốc phòng Trung Quốc cho biết, 30 năm trước đây, quốc phòng Trung Quốc luôn nhường bước cho phát triển kinh tế, điều này rõ ràng là mất cân bằng. Bước sang thế kỷ mới, sức mạnh tổng hợp tăng mạnh, Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Giờ đây Trung Quốc có điều kiện bù đắp lại món nợ của lịch sử.

Báo Dân Trí phân tích rõ việc tăng ngân sách quốc phòng năm nay của Trung Quốc dưới nhiều góc độ, nhưng quan trọng nhất và cần phải nói tới đầu tiên là hàm ý về mặt chính trị và quân sự. Yếu tố về kinh tế cũng không thể bỏ qua.

Về chính trị, do mới lên nắm quyền với gánh nặng phải nhanh chóng củng cố quyền lực trong giai đoạn cực kỳ nhạy cảm của chính trị nội bộ Trung Quốc, tân Tổng Bí thư và dự kiến cũng là Chủ tịch nước Tập Cận Bình rất muốn tranh thủ sự ủng hộ của quân đội, lực lượng có ảnh hưởng chính trị rất lớn ở trong nước hiện nay.

Vì vậy, trong rất nhiều phương cách có thể thực hiện, cách thức tốt nhất và nhanh nhất hiện nay là dùng ngân sách để "ve vãn".

Trước đó, ông Tập Cận Bình cũng đã dành nhiều thời gian đến thăm các đơn vị quân đội thuộc cả ba nhánh hải - lục - không quân sau khi tuyên bố "Trung Quốc cần có một quân đội mạnh và đất nước phồn thịnh để tăng cường tiềm lực quốc gia".

Bình luận về những động thái “lấy lòng” quân đội gần đây của ông Tập Cận Bình, tờ The Economist viết: "Trung Quốc đã dành ngân sách lớn cho công tác đảm bảo an ninh nội địa. Điều này chứng tỏ các nhà lãnh đạo đang lo ngại trước nguy cơ bất ổn từ trong nước". Tác giả bài báo cho rằng các yếu tố tự thân về tình hình bất ổn chính trị nội bộ và chia rẽ phe phái sâu sắc trong hàng ngũ lãnh đạo chóp bu ở Trung Quốc mới là nguyên nhân chính khiến ban lãnh đạo mới của nước này phải đẩy mạnh các hoạt động căng thẳng bên ngoài để kéo giãn sự quan tâm của công chúng đối với tình hình trong nước.

Tất nhiên, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã lập tức bác bỏ nhận định này, nhưng số người cùng quan điểm với The Economist xem ra vẫn ở thế trội.

Về quân sự, tăng chi quốc phòng phát đi tín hiệu quan trọng về định hướng chiến lược phát triển mới của ông Tập Cận Bình, cũng như về triển vọng phát triển của quân đội Trung Quốc trong nỗ lực trở thành cường quốc biển trong tương lai.

Theo Trung tướng Qin Weijiang thuộc Quân khu Nam Kinh, tăng chi quốc phòng sẽ giúp Trung Quốc ngày càng trỗi dậy, duy trì môi trường an ninh và đảm bảo lợi ích quốc gia.

Giáo sư Andrew Erickson thuộc Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ cho rằng thông qua tăng ngân sách quốc phòng, Trung Quốc muốn khẳng định vai trò của mình đối với khu vực và trên toàn cầu. Ông nói: “Trong tương lai không xa, khi lợi ích quốc gia ràng buộc với nhiều nước và nhiều khu vực trên thế giới, quân đội Trung Quốc sẽ đảm nhận vai trò toàn cầu như Mỹ hiện nay”.

Tuy nhiên, sự lớn mạnh nhanh chóng của quân đội Trung Quốc trong bối cảnh thiếu vắng những thông tin minh bạch về tiềm lực quân sự thực tế của nước này đang khiến các nước láng giềng và Mỹ lo ngại.

Trong tuyên bố gần đây, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết Tokyo đang theo sát những động thái mới trong chính sách quốc phòng và nỗ lực hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc. Chánh Văn phòng Nội các nước này Yoshihide Suga thì nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường tính minh bạch trong chính sách quốc phòng của Bắc Kinh, nhất là trong chi tiêu mua sắm vũ khí trang thiết bị.

Trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 6/3, khi được hỏi về việc ngân sách quốc phòng Trung Quốc tăng hơn 10%, người phát ngôn nhà Trắng Jay Carney không bình luận trực tiếp mà nhắc rằng Mỹ "là một cường quốc Thái Bình Dương và có lợi ích đáng kể trong khu vực".

Trước đó, tại một cuộc điều trần ở Quốc hội Mỹ, Tư lệnh Thái Bình Dương Locklear tuyên bố rằng việc quân đội Trung Quốc tăng cường uy lực đang ngày càng khiến các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương thêm lo ngại.

Những lo lắng trên không phải không có căn cứ bởi lẽ, một cường quốc kinh tế khi tập trung phát triển tiềm lực quân sự sẽ làm nảy sinh vô số câu hỏi từ phía láng giềng và cộng đồng quốc tế.

Trong số ra ngày 6/3, tờ Finacial Times cho rằng điều khiến dư luận khu vực và quốc tế quan ngại nhất hiện nay chính là quan điểm hiếu chiến của Trung Quốc trong các tranh chấp chủ quyền biển đảo. “Một tiềm lực quân sự mạnh phục vụ cho chính sách hiếu chiến theo hướng bất chấp luật pháp quốc tế sẽ đẩy cả khu vực tới nguy cơ bùng nổ xung đột”, tờ báo này viết.

Cũng theo Finacial Times, việc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc – Liêu Ninh – mới đây đã rời cảng Đại Liên để bắt đầu hành trình về phía Nam và neo lại ở Thanh Đảo trong bối cảnh tranh chấp ở các vùng biển quanh Trung Quốc, gồm cả Hoa Đông và Biển Đông, đang căng thẳng càng khiến dư luận không khỏi băn khoăn về ý đồ của Bắc Kinh.

Trong khi đó, dù ý nghĩa kinh tế không được đặt nặng bằng hai yếu tố chính trị và quân sự, song đây cũng là một khía cạnh quan trọng cần xem xét trong chiến lược tăng chi quốc phòng của Trung Quốc.
Trong hơn 10 năm qua, Trung Quốc đã và đang tăng cường cung cấp các loại vũ khí cho một số quốc gia châu Phi nhằm giành quyền khai thác các khu vực dầu lửa phục vụ cơn khát năng lượng trong nước.

Trong suốt quá trình ấy, ban đầu Trung Quốc chỉ có thể xuất khẩu các loại thiết bị rẻ tiền được thiết kế bắt chước theo mẫu vũ khí do Liên Xô trang bị trước đây. Nhưng nay, tình hình này đã dần thay đổi. Trung Quốc đang dần thay thế các loại máy bay, radar, tên lửa và các trang thiết bị “bắt chước” bằng các vũ khí chất lượng cao hơn, thiết kế tinh vi hơn và công nghệ hiện đại hơn do chính nước này tự sản xuất. Cuộc triển lãm hàng không Chu Hải với nhiều cái nhất – triển lãm lớn nhất, quy mô nhất, tổ chức tốt nhất và thân thiện nhất – là dẫn chứng tốt nhất cho điều này.

Một nhà phân tích quốc phòng của Mỹ khi xem triển lãm Chu Hải lần này cũng đã phải thốt lên: “Trung Quốc có rất nhiều loại vũ khí mà tôi chưa bao giờ thấy từ trước đến nay”. Chuyên gia này ám chỉ tới máy bay tàng hình J-31, máy bay chiến đấu không người lái (UCAV) Wing Long, bom dẫn đường chính xác YZ-102A, tên lửa không đối đất BA-7 được điều khiển bằng tia lade bán tự động, bom điều khiển LS-6/50 kg và bom điều khiển bằng lade YZ-121…

Và tất nhiên, để có thể sản xuất và chào bán các loại vũ khí hiện đại này, Trung Quốc đã phải đầu tư rất mạnh cho chi tiêu nghiên cứu – phát triển vũ khí. Đổi lại, nước này cũng sẽ thu về bội tiền từ các hợp đồng bán vũ khí cho thị trường vốn không đủ khả năng với tới các loại vũ khí quá đắt đỏ của Mỹ và châu Âu.

Tất nhiên, hiện tại có nhiều ý kiến cho rằng sớm muộn ngân sách quốc phòng Trung Quốc cũng sẽ phải được điều chỉnh theo hướng giảm tốc sau hàng chục năm ồ ạt đầu tư mua sắm và phát triển nhiều trang thiết bị hiện đại khiến tăng trưởng chi tiêu luôn ở mức hai con số. Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn vào biến động giảm tỷ lệ phần trăm ngân sách quốc phòng trong tổng GDP sẽ không chính xác. Thực tế nhiều năm qua cũng đã cho thấy chi tiêu quân sự thực chất của Trung Quốc tỷ lệ thuận với sự phát triển kinh tế nhưng không nhất thiết phải theo nguyên lý đồng tốc.

Điều này sẽ càng được thể hiện rõ hơn khi ngành công nghiệp quân sự Trung Quốc thực sự trưởng thành, khi tham vọng trở thành cường quốc biển ngày càng thôi thúc mạnh mẽ và “giấc mơ phục hưng Trung Quốc” của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình chính thức được khởi động.

Nguồn: Đất Việt
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất