Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Đúng vào ngày này 34 năm trước (17.2.1979), Trung Quốc bất ngờ tung hơn 60 vạn quân nổ súng xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc, nhưng đã phải rút quân sau hơn một tháng gặp sự kháng cự mãnh liệt của quân và dân ta, chịu nhiều tổn thất nặng nề.

Tuy vậy cuộc chiến tranh xâm lược này cũng mở màn cho cuộc xung đột vũ trang tại biên giới giữa VN và Trung Quốc (TQ) kéo dài suốt 10 năm sau đó. Theo thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược - Bộ Công an, với độ lùi về thời gian, việc nhìn nhận lại cuộc chiến tranh này là hoàn toàn cần thiết.

Kể từ sau khi VN và TQ bình thường hóa quan hệ (1991), hai bên dường như đều không muốn nhắc lại cuộc chiến này. Từ hơn 30 năm qua, cuộc chiến chống quân xâm lược Trung Quốc gần như không được nhắc tới. Theo ông tại sao cuộc chiến lại bị rơi vào lãng quên như vậy?

Để trả lời câu hỏi này có lẽ cần cả một hội thảo khoa học. Tôi chỉ xin lưu ý như sau, vào những năm kỷ niệm chẵn 10, 15... hay gần đây nhất là 30 năm sau cuộc chiến tranh chống TQ xâm lược (2009), báo chí, truyền hình của VN gần như không đưa tin gì về sự kiện này. Đây là một sự thiếu sót lớn trên góc độ Nhà nước. Hơn thế nữa, đó là một sự xúc phạm đến linh hồn của những đồng bào, chiến sĩ đã bỏ mình để bảo vệ Tổ quốc trong cuộc chiến tháng 2.1979 và gần mười năm sau đó. Họ nằm dưới mộ có yên không? Gia đình vợ con bạn bè và những người thân thích của họ sẽ nghĩ gì về chuyện này? Đã có ý kiến cho rằng nhắc đến những chuyện này cũng có nghĩa là kích động chủ nghĩa dân tộc. Tôi có thể khẳng định rằng nói như vậy là ngụy biện.

Trong khi chúng ta im lặng thì những dịp đó chúng tôi đã thống kê hệ thống phát thanh, truyền hình báo chí của TQ tung ra trung bình từ 600-800 tin, bài với những cái tít gần như có nội dung giống nhau về cái mà họ gọi là “cuộc chiến tranh đánh trả tự vệ trước VN”. Có thông tin cho rằng hiện tại có tới trên 90% người dân TQ vẫn quan niệm rằng năm 1979 Quân đội VN đã vượt biên giới sang tấn công TQ và bắt buộc TQ phải tự vệ đánh trả. Từ hàng chục năm nay, hệ thống tuyên truyền của TQ đã nhồi nhét vào đầu người dân TQ rằng cuộc chiến 1979 chỉ là cuộc phản công trước sự xâm lược của VN.

Theo tôi nghĩ, trong tuyên truyền đối nội và đối ngoại, cả ở kênh nhà nước, nhân dân và trên truyền thông, chúng ta phải làm rõ và góp phần làm cho nhân dân thế giới hiểu rõ bản chất của cuộc chiến tranh Việt - Trung 1979. Đồng thời góp phần làm cho hơn 1,3 tỉ người TQ biết được sự thật rằng vào ngày đó hơn 60 vạn quân TQ đã vượt biên giới xâm lược VN. Việc chúng ta im lặng hàng chục năm qua, theo tôi là không đúng. Việc nói ra cũng không liên quan gì chuyện kích động chủ nghĩa dân tộc. Hãy thử so sánh chuyện đó với việc TQ tung ra hàng nghìn bài báo xuyên tạc lịch sử từ hàng chục năm qua.

Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979 3bpv5310
Bộ đội Việt Nam đánh trả quân Trung Quốc xâm lược tại Lạng Sơn năm 1979

Với độ lùi về thời gian, theo ông chúng ta có thể rút ra những điều gì từ cuộc chiến tranh này? Những điều đó có ý nghĩa thế nào trong bối cảnh hiện tại?

Theo tôi, khoảng thời gian 34 năm đã là khá đủ cho chúng ta nhận thức lại những vấn đề xung quanh cuộc chiến 1979. Thế nhưng đến giờ phút này tôi có cảm giác không phải lúc nào chúng ta cũng có được sự nhận thức thống nhất, nhất quán từ trên xuống dưới.

Vấn đề thứ nhất, phải xác định rõ về mặt khoa học, cuộc chiến 1979 là cuộc chiến tranh chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc. Đây là vấn đề phải nhận thức rõ từ cấp cao nhất. Sự nhận thức ấy cũng phải được thống nhất trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Đây là chuyện không được phép mơ hồ.

Không chỉ nhận thức mà Nhà nước có trách nhiệm đưa câu chuyện này vào sách giáo khoa. Thực tế cho thấy phần lớn học sinh tiểu học, trung học và thậm chí đa số trong 1,4 triệu sinh viên hầu như không biết gì về cuộc chiến tranh này. Nếu để tình trạng này kéo dài, trách nhiệm thuộc về Nhà nước. Chắc chắn chúng ta sẽ không tránh được sự phê phán của thế hệ sau này. Hàng vạn người con ưu tú của chúng ta đã bỏ mình để bảo vệ từng tấc đất biên giới phía Bắc của Tổ quốc, tại sao không có một dòng nào nhắc đến họ? Bây giờ đã quá muộn. Nhưng không thể để muộn hơn được. Theo quan điểm của tôi, Nhà nước phải yêu cầu đưa phần này vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Chúng ta không thể mơ hồ được, không thể lờ đi vấn đề lịch sử này được.

Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979 3apvd710
Bệnh viện huyện Trùng Khánh, Cao Bằng bị quân Trung Quốc tàn phá tháng 2.1979 - Ảnh: Tư liệu

Tôi đã nhiều lần trao đổi với các học giả nước ngoài và họ đã thắc mắc khá nhiều chuyện tại sao sự kiện chiến tranh chống quân TQ xâm lược năm 1979 lại không được nhắc đến trong các giáo trình lịch sử của VN. Tôi đã phải chống chế với lý do rằng người VN muốn quên đi quá khứ và hướng đến tương lai. Nhiều học giả Hàn Quốc, Nhật Bản đã phản bác tôi vì “Lịch sử là lịch sử. Quá khứ là quá khứ. Tương lai là tương lai”. Họ nói rằng: “Chúng tôi biết người VN rất nhân hậu, muốn hòa hiếu với các dân tộc khác. Nhưng điều này không thể thay thế cho trang sử chống ngoại xâm này được”.

Thứ hai, trong thế giới hiện đại toàn cầu hóa, các quốc gia đều phụ thuộc lẫn nhau. Không có quốc gia nào hoàn toàn độc lập tuyệt đối. Ngay cả Mỹ nhiều lúc cũng phải nhân nhượng các quốc gia khác. Chúng ta không có quan niệm về độc lập chủ quyền tuyệt đối trong thời đại toàn cầu hóa. Nhưng trong bối cảnh này, phải nhận thức rõ cái gì là trường tồn? Theo tôi có 3 thứ là chủ quyền quốc gia, ý thức dân tộc và lợi ích quốc gia. Ở đây chúng ta phân biệt chủ nghĩa dân tộc vị kỷ, chủ nghĩa dân tộc nước lớn với lòng yêu nước chân chính, ý thức tự tôn tự hào dân tộc. Hai cái đó khác nhau. Người VN có truyền thống yêu nước, có tinh thần chống ngoại xâm bất khuất, đó là điều cần được phát huy trong 92 triệu người VN trong và ngoài nước.

Chủ quyền quốc gia, ý thức dân tộc và lợi ích quốc gia là những cái “dĩ bất biến”, những cái còn lại là “ứng vạn biến”. Những chuyện “16 chữ”, “bốn tốt” trong quan hệ với TQ là “ứng vạn biến”. Bài học từ cuộc chiến chống xâm lược năm 1979 cho thấy nếu không nhận thức được điều này thì rất nguy hiểm.

Thứ ba, trong bối cảnh quốc tế hiện nay, tiêu chí để phân biệt người yêu nước hiện nay là anh có bảo vệ lợi ích quốc gia hay không. Trên thế giới này không có bạn bè vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia mới là vĩnh viễn. Năm nay chúng ta chuẩn bị tổng kết Nghị quyết T.Ư 8 (7.2003) về chiến lược bảo vệ Tổ quốc. Tôi thấy có một quan điểm bây giờ vẫn đúng, đó là: "Những ai chủ trương tôn trọng độc lập, chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác của chúng ta. Bất kể thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng đấu tranh". Đồng thời, cũng phải có cách nhìn biện chứng về đối tượng và đối tác: Trong mỗi đối tượng vẫn có thể có mặt cần tranh thủ, hợp tác; trong một số đối tác, có thể có mặt khác biệt, mâu thuẫn với lợi ích của ta, cần phải đấu tranh.

Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979 3pv44110
Tù binh Trung Quốc bị bắt tại Cao Bằng

Nhìn lại từ câu chuyện của 34 năm trước đến những căng thẳng hiện tại trong vấn đề biển Đông, theo ông có thể hy vọng gì ở tương lai trong quan hệ giữa VN và TQ?

Tạo ra lòng tin, sự hữu nghị chân thật giữa hai nước là con đường tất yếu nhưng đòi hỏi thời gian lâu dài và từ cả hai phía. Đây không phải là điều có thể hy vọng có được trong vài ba năm tới đây. Lịch sử mách bảo chúng ta muốn giữ được hòa bình, ổn định, giữ được độc lập tự chủ thì điều quan trọng nhất là giữ được lòng dân. Trên dưới một lòng, có được sự đoàn kết dân tộc thì chắc chắn không có kẻ xâm lược nào dám dại dột động đến chúng ta cả. Lịch sử VN đã cho thấy những lần mất nước đều bắt đầu từ việc chính quyền mất dân. Năm 179 trước CN An Dương Vương để mất nước là do mất dân. Một ông vua đứng đầu quốc gia mà tin vào kẻ thù thì chuyện mất nước là không thể tránh khỏi. Năm 1406, nhà Hồ mất nước cũng vì đã mất dân. Đến mức độ nhà Minh truy bắt cha con Hồ Quý Ly thì chính những người trong nước đã chỉ điểm cho quân Minh. Năm 1788 Lê Chiêu Thống sang cầu viện Mãn Thanh đưa 20 vạn quân sang giày xéo quê cha đất tổ cũng là ông vua đã mất dân. Đó là bài học muôn đời để bảo vệ chủ quyền quốc gia.

      
LQ2
LQ2 Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 547

Danh vọng : 1176

Uy tín : 51

Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979 Flag_r10
Cựu học viên đã viết:

Trong khi chúng ta im lặng thì những dịp đó chúng tôi đã thống kê hệ thống phát thanh, truyền hình báo chí của TQ tung ra trung bình từ 600-800 tin, bài với những cái tít gần như có nội dung giống nhau về cái mà họ gọi là “cuộc chiến tranh đánh trả tự vệ trước VN”. Có thông tin cho rằng hiện tại có tới trên 90% người dân TQ vẫn quan niệm rằng năm 1979 Quân đội VN đã vượt biên giới sang tấn công TQ và bắt buộc TQ phải tự vệ đánh trả. Từ hàng chục năm nay, hệ thống tuyên truyền của TQ đã nhồi nhét vào đầu người dân TQ rằng cuộc chiến 1979 chỉ là cuộc phản công trước sự xâm lược của VN.
Thì đây, họ đã tạo dựng những thước phim để tuyên truyền từ Ý đồ đến Chuẩn bị rồi Tấn công, Kể tội Việt nam và lý giải cần "dạy Việt Nam một bài học" và ca ngợi "cuộc chiến đấu chính nghĩa" của Giải phóng quân TQ??? Có tới 17 clip:





Trinh sát:





Hoả lực:



Giáp chiến:

















Xin có nén nhang tưởng nhớ các Anh hùng liệt sĩ LLVT Việt Nam đã xả thân vì Tổ quốc trước hỏa lực kinh khiếp của kẻ thù!
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Những nhà làm phim của Đức cũng tiếp tay cho họ "tuyên truyền":



      
Mõ
Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 282

Danh vọng : 467

Uy tín : 15

Điểm qua một số báo chí ngoài nước nói về chiến tranh Biên giới Việt - Trung năm 1979:

Nhìn lại chiến tranh biên giới Việt – Trung 1979:

34 năm chiến tranh biên giới Việt Trung:

Chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979 dưới góc nhìn của người Nga:
      
Mõ
Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 282

Danh vọng : 467

Uy tín : 15

Tổng hợp về cuộc Chiến tranh Việt Nam - Trung Quốc, 1979

(Wikipedia) Chiến tranh Việt Nam - Trung Quốc, 1979 hay thường được gọi là Chiến tranh biên giới Việt - Trung năm 1979 là một cuộc chiến ngắn nhưng khốc liệt giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nổ ra vào ngày 17 tháng 2 năm 1979 khi Trung Quốc xua quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới trên bộ giữa hai nước.

Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979 Chi%E1%BA%BFn_tranh_bi%C3%AAn_gi%E1%BB%9Bi_Vi%E1%BB%87t-Trung
Chiến tranh biên giới Việt - Trung xuất phát từ quan hệ căng thẳng kéo dài giữa hai quốc gia và ý đồ "dạy cho Việt Nam một bài học" của Đặng Tiểu Bình, kéo dài trong chừng một tháng với thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho cả hai phía. Cuộc chiến kết thúc khi Trung Quốc hoàn thành rút quân vào ngày 18 tháng 3 năm 1979, sau khi chiếm được các thị xã Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, và một số thị trấn vùng biên. Mục tiêu của Trung Quốc buộc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia không thành, nhưng cuộc chiến để lại hậu quả lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam và quan hệ căng thẳng giữa hai nước. Xung đột vũ trang tại biên giới còn tiếp diễn thêm 10 năm. Hơn 13 năm sau, quan hệ ngoại giao Việt-Trung chính thức được bình thường hóa.

Tên gọi

Cuộc chiến được phía Việt Nam gọi là Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, 1979 hay Cuộc chiến chống bè lũ bành trướng phương bắc. Phía Trung Quốc gọi là Chiến tranh đánh trả tự vệ trước Việt Nam (对越自卫还击战 Đối Việt tự vệ hoàn kích chiến) (trên nghĩa rộng là chỉ xung đột biên giới Việt-Trung trong gần mười năm từ năm 1979 đến năm 1989), dân gian quen gọi là Chiến tranh phản kích tự vệ trước Việt Nam (对越自卫反击战, Đối Việt tự vệ phản kích chiến).

Nhiều nhà nghiên cứu coi cuộc chiến này là một phần của Chiến tranh Đông Dương lần 3.

Bối cảnh

Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Tuy được sự giúp đỡ rất lớn của Trung Quốc trong chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam, các rạn nứt trong quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Trung Quốc đã bắt đầu thể hiện từ năm 1968. Hà Nội nhất định cùng lúc giữ mối quan hệ nồng ấm với cả Moscow lẫn Bắc Kinh trong khi mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc đã lên cao. Bất đồng quan điểm giữa Hà Nội và Bắc Kinh về cách tiến hành cuộc chiến tại miền Nam Việt Nam trở nên rõ rệt. Bắc Kinh muốn Hà Nội chỉ tiếp tục chiến tranh du kích có giới hạn chống Hoa Kỳ, trong khi Hà Nội muốn tiến hành chiến tranh quy mô để thống nhất Tổ quốc của họ. Và hơn thế nữa, họ muốn trực tiếp đàm phán với Hoa Kỳ, không cần thông qua một nước nào làm trung gian. Sau sự kiện Tết Mậu Thân, Hà Nội bắt đầu đàm phán với Hoa Kỳ, trong khi đó Bắc Kinh phản đối.

Năm 1972, chuyến thăm của tổng thống Mỹ Nixon tới Bắc Kinh và thỏa thuận giữa Mỹ và Trung Quốc được Việt Nam Dân chủ Cộng hoà xem là một sự phản bội. Năm 1975, trong chuyến thăm Bắc Kinh, Lê Duẩn thẳng thừng từ chối đưa Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vào liên minh chống Liên Xô của Trung Quốc, phủ nhận quan niệm của Trung Quốc rằng chủ nghĩa bành trướng của Liên Xô là mối đe dọa đối với các nước cộng sản châu Á. Ông rời Trung Quốc mà không tổ chức tiệc đáp lễ theo truyền thống, cũng không ký thỏa thuận chung. Cũng trong chuyến thăm này, Trung Quốc thông báo rằng sẽ không giữ mức viện trợ như đã hứa năm 1973. Bắc Kinh bắt đầu nói về một Việt Nam "hắc tâm", "vô ơn", "ngạo ngược". Viện trợ của Trung Quốc sau đó giảm mạnh và đến năm 1978 thì cắt toàn bộ. Điều kiện đầu tiên Trung Quốc đặt ra cho Việt Nam để nối lại viện trợ là phải từ chối tất cả các khoản viện trợ của Liên Xô.

Khi Việt Nam ngày càng có quan hệ chặt chẽ hơn với Liên Xô, Trung Quốc thấy mình bị đe dọa từ hai phía. Đồng thời, Việt Nam cũng đang cố gắng xây dựng mối quan hệ đặc biệt chặt chẽ giữa 3 nước Đông Dương trong đó Việt Nam giữ vị thế đứng đầu. Cùng với thực tế rằng nước Việt Nam thống nhất đã trở thành một sức mạnh quan trọng trong vùng, làm giảm ảnh hưởng của Trung Quốc. Những điều này làm cho Trung Quốc lo ngại về một "tiểu bá quyền" Việt Nam và việc bị Liên Xô bao vây từ phía Bắc. Một nước Campuchia chống Việt Nam đã trở thành một đồng minh quan trọng đối với Trung Quốc.

Quan hệ Việt Nam - Campuchia ngày càng đi xuống, thể hiện ngay từ tháng 5 năm 1975 khi Khmer Đỏ cho quân đánh chiếm các đảo Phú Quốc và Thổ Chu và bắt đi hàng trăm dân thường, lên cao trào vào những năm 1977-1978 khi Khmer Đỏ nhiều lần đánh sâu vào lãnh thổ Việt Nam tàn sát hàng chục nghìn dân thường. Trong suốt thời gian đó và cả về sau, Trung Quốc luôn là nước viện trợ đắc lực cho Khmer Đỏ về vũ khí khí tài cũng như cố vấn quân sự. Bên cạnh các nỗ lực ngoại giao không thành nhằm xoa dịu căng thẳng với Trung Quốc và Campuchia, Việt Nam tin rằng Trung Quốc đang sử dụng Campuchia để tấn công Việt Nam.

Từ năm 1973, Liên Hiệp Quốc bắt đầu thảo luận về vấn đề chủ quyền của các quốc gia đối với vùng đặc quyền kinh tế trên biển. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định tuyên bố chủ quyền với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dựa theo hiệp ước Pháp-Thanh kí kết năm 1887. Về phía Trung Quốc, với cuộc khủng hoảng dầu lửa những năm 1970 nước này đã tìm kiếm các nguồn khai thác dầu mỏ trên biển Đông sát với Việt Nam, một hành động mà theo Việt Nam là chiến lược bao vây đất nước họ. Tranh chấp giữa hai nước về hai quần đảo này đã bắt đầu ngay từ năm 1975 sau khi Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo này.

Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979 Nam_quan
Nam Quan, hay Hữu Nghị Quan năm 2007, cửa ải nằm tại biên giới Việt Nam-Trung quốc
Một lý do nữa khiến căng thẳng Việt Nam - Trung Quốc leo thang đó là vấn đề Hoa kiều tại Việt Nam. Trước năm 1975, có khoảng 1,5 triệu người gốc Hoa sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, 15% sống ở phía Bắc vĩ tuyến 17 và 85% còn lại sinh sống ở miền Nam Việt Nam. Người Hoa đặc biệt có ảnh hưởng ở miền Nam Việt Nam, nơi họ hoạt động mạnh trong lĩnh vực kinh doanh thương mại. Năm 1956, chính quyền Ngô Đình Diệm đưa ra chính sách buộc người Hoa phải nhập quốc tịch Việt Nam hoặc họ sẽ bị trục xuất khỏi lãnh thổ, ngược lại, Hà Nội và Bắc Kinh đồng ý trên nguyên tắc về việc cho phép Hoa kiều tự chọn lựa quốc tịch của mình. Chính sách của Việt Nam từ năm 1976 đã bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhanh chóng của mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, với nỗi e ngại rằng Trung Quốc có thể sử dụng Hoa kiều để ép Việt Nam theo các chính sách của mình. Vấn đề Hoa kiều được chính phủ Việt Nam xem là một thử thách đối với chủ quyền quốc gia hơn là một vấn đề nội bộ đơn thuần. Chính sách một quốc tịch bắt đầu, Hoa kiều nếu không nhập quốc tịch Việt Nam sẽ bị cho thôi việc, các báo và cơ sở giáo dục tiếng Hoa cũng bị đóng cửa. Từ năm 1977 đã có 70.000 Hoa kiều từ Việt Nam quay về Trung Quốc. Cho đến thời điểm xảy ra cuộc chiến đã có chừng 160.000 Hoa kiều hồi hương từ Việt Nam bằng đường biển hoặc đường bộ qua Cửa khẩu Hữu Nghị.

Tuyên bố chủ quyền của nước Việt Nam thống nhất năm 1975 đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; cách ứng xử của Việt Nam đối với người Việt gốc Hoa; và cố gắng của Việt Nam trong việc xây dựng quan hệ chặt chẽ giữa ba nước Đông Dương được Bắc Kinh xem là nỗ lực nhằm thống trị Đông Dương và là ví dụ về sự hỗn xược của Việt Nam. Từ tháng 8 năm 1975, Trung Quốc bắt đầu giảm mạnh viện trợ kinh tế cho Việt Nam, cắt hoàn toàn vào tháng 6 năm 1978. Cũng năm 1975, Trung Quốc cho Campuchia vay không lấy lãi 1 tỷ USD và kí kết một hiệp ước quân sự bí mật với chính quyền Khmer Đỏ vào tháng 2 năm 1976. Chính sách ngoại giao của Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á cũng được thay đổi theo hướng tăng cường quan hệ với khối ASEAN vốn ở thế đối đầu với các chính quyền cộng sản Đông Dương đồng thời cắt bỏ viện trợ của nước này đối với các đảng cộng sản ở Đông Nam Á.

Cuối năm 1978, căng thẳng giữa Việt Nam với cả Campuchia cũng như Trung Quốc đều lên một đỉnh mới.

Ngày 23 tháng 12 năm 1978, Quân đội Việt Nam tổng phản công trên biên giới Tây Nam, đánh sang Campuchia lật đổ chính quyền Khmer Đỏ. Trung Quốc có được lý do để tuyên bố về cuộc chiến chống Việt Nam sắp tiến hành. Việc Trung Quốc lựa chọn thời điểm tấn công Việt Nam cũng hết sức thuận lợi cho Trung Quốc. Đặng Tiểu Bình vừa kết thúc chuyến công du sang Mỹ, cùng với việc ông ta lớn tiếng đe dọa "dạy cho Việt Nam một bài học", Trung Quốc tỏ ra họ có được hậu thuẫn từ Hoa Kỳ, hoặc ít nhất là Mỹ cũng im lặng tán thành. Ngoài ra việc Trung Quốc cắt nguồn viện trợ dầu cho Việt Nam vào cuối năm 1978, vốn chiếm tới hơn một nửa tiêu thụ dầu của Việt Nam, trong khi Liên Xô chưa kịp viện trợ bổ sung, cũng khiến dự trữ dầu chiến lược của Việt Nam bị thiếu hụt trong thời điểm quyết định khi quân Trung Quốc tấn công.

Thêm vào đó, việc Trưởng Ngân khố Mỹ Blumenthal của chính quyền Carter viếng thăm Trung Quốc vào 24 tháng 2 cũng có tác dụng như một lời khuyến khích ngầm Trung Quốc, và có tác dụng phụ đảm bảo với Trung Quốc tình hình tại vùng duyên hải Phúc Kiến đối diện với Đài Loan sẽ yên tĩnh trong thời gian đầu năm 1979, khiến Trung Quốc có thể yên tâm tái bố trí các lực lượng tại Phúc Kiến về hướng biên giới phía nam với Việt Nam.

Với lý do cần kinh phí để hỗ trợ Hoa kiều hồi hương, tháng 5 năm 1978, lần đầu tiên Trung Quốc tuyên bố cắt một phần viện trợ không hoàn lại đã ký cho Việt Nam và rút bớt chuyên gia về nước. Tháng 7, Trung Quốc tuyên bố cắt hết viện trợ và rút hết chuyên gia đang làm việc tại Việt Nam về nước. Tháng 11 năm 1978 Việt Nam ký "hiệp ước hữu nghị và hợp tác" với Liên Xô. Ngày 22 tháng 12 năm 1978, Trung Quốc ngừng tuyến xe lửa liên vận tới Việt Nam. Đầu tháng 1 năm 1979, đường bay Bắc Kinh - Hà Nội cũng bị cắt.

Trong khi đó, Đặng Tiểu Bình nổi lên trở thành người lãnh đạo quyền lực nhất Trung Quốc. Đặng nhìn thấy cả rắc rối lẫn cơ hội trong mối quan hệ khó khăn với Việt Nam và cho rằng cách tốt nhất để nắm lấy những cơ hội này là một hành động quân sự. Trong chuyến thăm Đông Nam Á tháng 12 năm 1978, tại một cuộc trả lời phỏng vấn được Trung Quốc truyền hình trực tiếp, Đặng Tiểu Bình tuyên bố: "Việt Nam là côn đồ, phải dạy cho Việt Nam bài học" mà ngày hôm sau báo chí chính thức của Trung Quốc cắt ngắn thành "phải dạy cho Việt Nam bài học".

Xung đột khu vực

Cùng lúc căng thẳng Việt Nam-Trung Quốc lên cao thì ở biên giới phía Tây Nam của Việt Nam, chính quyền Khmer Đỏ, với sự bảo trợ của Trung Quốc, cũng bắt đầu leo thang hoạt động quân sự xâm lấn miền Nam Việt Nam. Các xung đột lẻ tẻ ở khu vực này đã nhanh chóng bùng nổ thành Chiến tranh biên giới Việt Nam - Campuchia với hệ quả là Việt Nam đưa quân vào Campuchia lật đổ chính quyền diệt chủng Khmer Đỏ. Đứng trước tình hình đó, Trung Quốc quyết định tấn công xâm lược Việt Nam với lý do "dạy cho Việt Nam một bài học" (lời Đặng Tiểu Bình) nhưng mục đích chính là phân chia lực lượng quân đội của Việt Nam để giúp chính quyền diệt chủng Khmer Đỏ.

Ngoài ra, theo một số nhà nghiên cứu quân sự Tây phương, về mặt chiến lược, Trung Quốc thử nghiệm một cuộc chiến tranh biên giới có giới hạn để thăm dò khả năng tương trợ của Liên Xô, sau khi Việt Nam gia nhập Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV), và ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác với Liên Xô (1978), trong đó có điều khoản về tương trợ quân sự. Nếu thỏa ước này được tuân thủ nghiêm ngặt, theo nhận định của Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, nó sẽ là hiểm họa quốc phòng lớn vì đặt Trung Quốc vào tình thế lưỡng đầu thọ địch khi xảy ra chiến tranh với Việt Nam hoặc Liên Xô.

Về phía Liên Xô, nguy cơ bị cô lập về ngoại giao sau khi quan hệ Trung Quốc - Hoa Kỳ trở nên nồng ấm khiến Moskva buộc phải tìm cách tăng cường quan hệ đối với Việt Nam. Viện trợ kinh tế của Liên Xô cho Việt Nam tăng đều từ năm 1975 đến 1979 từ 450 triệu USD lên 1,1 tỷ USD, viện trợ quân sự cũng tăng mạnh do sự kiện xung đột Việt Nam Campuchia (từ 125 triệu USD năm 1977 lên 600 triệu năm 1978 và 890 triệu năm 1979).

Mục đích và mục tiêu của Trung Quốc

Tuyên bố chiến tranh của Bắc Kinh nói rằng đây là cuộc chiến để quân Trung Quốc "phản công" chống lại các khiêu khích của Việt Nam. Phát ngôn viên của Tân Hoa xã nói: "Các lực lượng biên phòng Trung Quốc đã hành động khi tình hình trở nên không thể chấp nhận được và không còn lựa chọn nào khác. Chúng tôi không muốn một tấc đất nào của Việt Nam. Cái chúng tôi muốn là một đường biên giới ổn định và hòa bình. Sau khi đánh trả các thế lực hiếu chiến đủ mức cần thiết, các lực lượng biên phòng của chúng tôi sẽ quay lại bảo vệ chặt chẽ biên giới của tổ quốc."

Nhiều nhà sử học phương Tây cho rằng cuộc chiến có những mục đích không rõ ràng, trong đó dễ thấy nhất là mục đích trừng phạt Việt Nam vì đã lật đổ chế độ Khmer Đỏ tại Campuchia - một đồng minh của Trung Quốc và là một trong những chế độ tàn bạo nhất của thế kỉ 20. Về sau, một số nhà sử học suy đoán rằng cuộc chiến có vẻ là một phần trong kế hoạch hiện đại hóa quân đội của Đặng Tiểu Bình khi nó thể hiện rõ các khiếm khuyết của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Những người khác cho rằng Đặng Tiểu Bình gây ra chiến tranh để giữ cho quân đội bận rộn trong khi ông củng cố quyền lực và loại bỏ các đối thủ cánh tả từ thời Mao Trạch Đông.

Theo Carl Thayer, trong mắt Trung Quốc, Hà Nội đã vô ơn với Bắc Kinh: sau khi được giúp đỡ trong cuộc chiến chống Mỹ thì quay sang bạc đãi cộng đồng người Hoa, quan hệ nồng ấm với Liên Xô mà khi đó Trung Quốc coi là kẻ thù, rồi lại tấn công quân sự lật đổ đồng minh Khmer Đỏ của Bắc Kinh. Trung Quốc muốn "dạy cho Việt Nam một bài học" vì đã thách thức uy quyền và ảnh hưởng của Trung Quốc tại vùng Đông Dương. Bên cạnh việc xâm lấn Việt Nam để "bình định vùng biên giới" sau nhiều năm căng thẳng với các xung đột ngày càng nhiều, Trung Quốc phải hành động để chứng tỏ uy tín của mình trong việc bảo vệ đồng minh Khmer Đỏ.

Đối với Việt Nam, cuộc chiến là một phần trong kế hoạch bành trướng về phía Nam của Trung Quốc. Trước khi có xung đột, Việt Nam đã đề phòng những kế hoạch tiến xuống Đông Dương (bao gồm biển Đông]). Trung Quốc đã viện trợ vũ khí, thuốc men và các nhu yếu phẩm khác cho Campuchia và xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng, đồng thời xúi giục Khmer Đỏ tấn công Việt Nam. Sau khi khống chế Campuchia rồi sẽ dùng bàn đạp để phối hợp với quân Trung Quốc ở phía Bắc làm thế gọng kìm bao vây, nếu cần sẽ tấn công để buộc Việt Nam khuất phục. Theo phân tích của phía Việt Nam, mục tiêu chính của Trung Quốc trong hành động quân sự lần này gồm:

Nhanh chóng chiếm đóng vùng biên giới Việt-Trung, đặc biệt là các thị xã trọng yếu gồm Lạng Sơn (chốt chặn nối Quốc lộ 1A của Việt Nam với Trung Quốc), Cao Bằng và Lào Cai. Vùng chiếm đóng dự kiến với bề sâu chừng vài chục km sẽ được Trung Quốc sử dụng làm bàn đạp cho các cuộc tấn công vào sâu nội địa Việt Nam.
Tiêu hao lực lượng chủ lực và làm suy yếu khả năng phòng ngự phía Việt Nam bằng việc quét sạch các đồn biên phòng, tiêu diệt một phần lực lượng quân địa phương và các đơn vị quân độc lập khác của Việt Nam.
Hủy diệt cơ sở hạ tầng và nền kinh tế ở các vùng chiếm đóng để đưa nền kinh tế Việt Nam tới chỗ sụp đổ.

Tương quan lực lượng tham chiến

Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979 Chinavietnam_1979_Jiangxi_militiamen
Dân binh Trung Quốc trong các đội tải thương.
Ước tính có khoảng 4.000 lính Trung Quốc tử trận chỉ trong 2 ngày đầu của cuộc chiến.
Để tấn công Việt Nam, Trung Quốc sử dụng 9 quân đoàn chủ lực và một số sư đoàn bộ binh độc lập (tổng cộng 32 sư đoàn), 6 trung đoàn xe tăng, 4 sư đoàn và nhiều trung đoàn pháo binh, phòng không. Lực lượng được huy động khoảng trên 30 vạn binh sĩ, 550 xe tăng, 480 khẩu pháo, 1.260 súng cối và dàn hỏa tiễn, chưa kể hơn 200 tàu chiến của hạm đội Nam Hải và 1.700 máy bay sẵn sàng phía sau. Tướng Hứa Thế Hữu, tư lệnh Đại Quân khu Quảng Châu chỉ huy hướng tiến công vào đông bắc Việt Nam với trọng điểm là Lạng Sơn và Cao Bằng. Tướng Dương Đắc Chí, tư lệnh Đại Quân khu Côn Minh đảm nhiệm hướng tây bắc với trọng điểm là Hoàng Liên Sơn (nay là Lào Cai). Đây là đợt huy động quân sự lớn nhất của Trung Quốc kể từ Chiến tranh Triều Tiên. Ngoài lực lượng quân chính qui, Trung Quốc còn huy động hàng chục vạn dân công và lực lượng dân binh ở các tỉnh biên giới để tải đồ tiếp tế, phục vụ, tải thương, hỗ trợ quân chính qui phục vụ cho chiến dịch. Chỉ riêng tại Quảng Tây đã có đến 215.000 dân công được huy động. Về phân phối lực lượng của Trung Quốc: hướng Lạng Sơn có quân đoàn 43, 54, 55; hướng Cao Bằng có quân đoàn 41, 42, 50; hướng Hoàng Liên Sơn có quân đoàn 13, 14; hướng Lai Châu có quân đoàn 11; hướng Quảng Ninh, Hà Tuyên (nay là Hà Giang) mỗi nơi cũng có từ 1-2 sư đoàn.

Về phía Việt Nam, do phần lớn các quân đoàn chính quy (3 trong số 4 quân đoàn) đang chiến đấu ở Campuchia nên phòng thủ ở biên giới với Trung Quốc chỉ có một số sư đoàn chủ lực quân khu (chủ yếu là tân binh) của Quân khu I và II cùng các đơn vị bộ đội địa phương tỉnh, huyện, công an vũ trang (biên phòng) và dân quân tự vệ. Lực lượng tinh nhuệ nhất của phía Việt Nam đóng ở biên giới Việt-Trung là Sư đoàn 3 (đóng tại Lạng Sơn) và sư đoàn 316A (đóng tại Sa Pa), ngoài ra còn có các sư đoàn 346 ở Cao Bằng, 325B ở Quảng Ninh, 345 ở Lào Cai, 326 ở Phong Thổ, Lai Châu. Sư đoàn 346 đóng tại Cao Bằng nhiều năm chủ yếu làm nhiệm vụ kinh tế, thời gian huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trở lại chưa nhiều. Lực lượng biên giới có khoảng 70.000 quân, sau được hai sư đoàn (327 và 337) từ tuyến sau lên Lạng Sơn tiếp viện.[37] Lực lượng độc lập gồm các trung đoàn 141, 147, 148, 197, trung đoàn pháo binh 68, các trung đoàn quân địa phương 95, 121, 192, 254 và 741.[34] Quân đoàn 1 vẫn đóng quanh Hà Nội đề phòng Trung Quốc đổi ý tiến sâu vào trung châu. Ngày 27 tháng 2, Quân đoàn 2 là chủ lực của Bộ quốc phòng được lệnh cơ động về để bảo vệ miền Bắc, đến ngày 5 tháng 3 bắt đầu triển khai trên hướng Lạng Sơn, nhưng chưa kịp tham chiến thì Trung Quốc tuyên bố rút quân.

Diễn biến

Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979 VietnamChina1979
Các hướng tiến công của Trung Quốc trên toàn tuyến biên giới
Chuẩn bị

Từ tháng 10 năm 1978 cho đến 15 tháng 2 năm 1979, Trung Quốc thực hiện hàng loạt các vụ tấn công thăm dò vào các vị trí phòng thủ của Việt Nam tại biên giới, với mục đích thu thập thông tin tình báo, đe dọa quân Việt Nam, và đánh lạc hướng khỏi mục tiêu chính của chiến dịch sắp tới. Các cuộc tấn công nhỏ này tăng dần về quy mô và tần số khi lực lượng Trung Quốc tập trung tại biên giới ngày càng đông. Không có tài liệu gì về các cuộc tấn công thăm dò của quân Việt Nam. Dấu hiệu đầu tiên của chiến tranh là việc Trung Quốc cắt đứt tuyến đường sắt Hữu Nghị nối liền hai nước vào ngày 22 tháng 12 năm 1978. Đến cuối tháng 1 năm 1979, khoảng 17 sư đoàn chính quy Trung Quốc (khoảng 225.000 quân), đã tập trung gần biên giới với Việt Nam. Hơn 700 máy bay chiến đấu và máy bay ném bom - 1/5 lực lượng không quân Trung Quốc - đã được đưa đến các sân bay gần biên giới. Các động thái leo thang này của Trung Quốc đã được phía Việt Nam đề cập tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ngày 11 tháng 2 năm 1979.

Ngày 7 tháng 2, Bắc Kinh báo trước về một chiến dịch tấn công Việt Nam với thông cáo chính thức của chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa phản đối việc quân đội Việt Nam tiến vào lãnh thổ Campuchia và đề nghị tất cả các quốc gia yêu hòa bình "dùng mọi biện pháp có thể để chấm dứt cuộc xâm lược dã man này". Về mặt ngoại giao, sau khi bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ từ tháng 12 năm 1978, trong chuyến thăm Washington từ 28 đến 30 tháng 1, Đặng Tiểu Bình nhận được sự ủng hộ cần thiết của đồng minh mới Hoa Kỳ trong kế hoạch tấn công Việt Nam, tuy nhiên tổng thống Jimmy Carter cũng cảnh báo Đặng rằng vụ tấn công của Trung Quốc, nếu xảy ra, sẽ không thể nhận được sự ủng hộ về mặt ngoại giao hoặc quân sự quốc tế.

Ngày 15 tháng 2 năm 1979, nhân dịp 29 năm hiệp ước Trung-Xô về vấn đề Mông Cổ và thời điểm kết thúc chính thức Hiệp ước hợp tác Trung-Xô, Đặng Tiểu Bình tuyên bố Trung Quốc chuẩn bị tấn công giới hạn Việt Nam. Để cảnh báo Liên Xô và cũng nhằm ngăn chặn bị tấn công từ hai mặt, Trung Quốc đặt toàn bộ quân đội đóng dọc biên giới Trung-Xô vào tình trạng báo động đồng thời thiết lập một sở chỉ huy quân đội mới ở Tân Cương và di tản 300.000 dân khỏi vùng biên giới với Liên Xô.

Để đối phó lại việc Trung Quốc tập trung bộ binh và vũ khí hạng nặng tại biên giới, cũng như việc các cuộc đột kích vũ trang ngày càng gia tăng, Việt Nam tiến hành chuẩn bị các vị trí phòng ngự, chuẩn bị tinh thần dân chúng sẵn sàng một khi chiến tranh xảy ra. Tuy nhiên Việt Nam tại thời điểm đó vẫn tin rằng Trung Quốc sẽ không tấn công, vì Trung Quốc vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa anh em. Thêm nữa, Việt Nam tin rằng đa phần nhân dân Trung Quốc không ủng hộ chiến tranh và sẽ phản đối chiến tranh nổ ra. Ngoài ra, tuyên bố của Đặng Tiểu Bình chỉ một tuần trước khi chiến tranh nổ ra, rằng chiến dịch quân sự của PLA (Quân đội giải phóng nhân dân: People liberation army) sẽ không dài hơn cuộc chiến 1962 với Ấn Độ, cộng với các tuyên bố của Đặng trước đó rằng chiến dịch quân sự này "giới hạn về không gian và thời gian", khiến Hà Nội tin tưởng họ có khả năng cầm chân quân Trung Quốc tại các tỉnh biên giới.

Lực lượng Việt Nam đương đầu với cuộc tấn công của Trung Quốc chủ yếu là dân quân và bộ đội địa phương. Từ vài tháng trước khi chiến tranh nổ ra, Hà Nội đã tiến hành huấn luyện và trang bị vũ khí hạng nhẹ cho dân quân tại các tỉnh biên giới. Chỉ có một số đơn vị quân chính qui tham gia chiến trận, nhất là các đơn vị phòng thủ Lạng Sơn, nhưng ngay cả tại đây, lực lượng chủ yếu vẫn là dân quân và quân địa phương. Hà Nội giữ lại 5 sư đoàn chủ lực ở tuyến sau đề phòng Trung Quốc tiến sâu về đồng bằng, và đồng thời cũng để giới hạn việc cuộc chiến leo thang.

Giai đoạn 1

Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979 Vietnam1979war_LS

Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979 Vietnam1979war_CB

Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979 Vietnam1979war_LC
5 giờ sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, lực lượng Trung Quốc khoảng 120.000 quân bắt đầu tiến vào Việt Nam trên toàn tuyến biên giới, mở đầu là pháo, tiếp theo là xe tăng và bộ binh. Cánh phía Đông có sở chỉ huy tiền phương đặt tại Nam Ninh và mục tiêu chính là Lạng Sơn. Có hai hướng tiến song song, hướng thứ nhất do quân đoàn 42A dẫn đầu từ Long Châu đánh vào Đồng Đăng nhằm làm bàn đạp đánh Lạng Sơn, hướng thứ hai do quân đoàn 41A dẫn đầu từ Tĩnh Tây và Long Châu tiến vào Cao Bằng và Đông Khê. Ngoài ra còn có quân đoàn 55A tiến từ Phòng Thành vào Móng Cái. Cánh phía Tây có sở chỉ huy tiền phương đặt tại Mông Tự, có 3 hướng tiến công chính. Hướng thứ nhất do các quân đoàn 13A và 11A dẫn đầu đánh từ vào thị xã Lào Cai. Hướng thứ hai từ Văn Sơn đánh vào Hà Giang. Hướng thứ 3 do sư đoàn 42D của quân đoàn 14A dẫn đầu đánh từ Kim Bình vào Lai Châu. Tổng cộng quân Trung Quốc xâm nhập Việt Nam trên 26 điểm, các khu vực dân cư Việt Nam chịu thiệt hại nặng nhất từ đợt tấn công đầu tiên này là Lào Cai, Mường Khương, Cao Bằng, Lạng Sơn và Móng Cái.

Không quân và hải quân không được sử dụng trong toàn bộ cuộc chiến. Tất cả các hướng tấn công đều có xe tăng, pháo binh hỗ trợ. Quân Trung Quốc vừa chiếm ưu thế về lực lượng, vừa chủ động về thời gian tiến công, lại còn có "lực lượng thứ năm" gồm những người Việt gốc Hoa cài cắm từ lâu trên đất Việt Nam. Từ đêm 16 tháng 2, các tổ thám báo Trung Quốc đã mang theo bộc phá luồn sâu vào nội địa Việt Nam móc nối với "lực lượng thứ năm" này lập thành các toán vũ trang phục sẵn các ngã ba đường, bờ suối, các cây cầu để ngăn chặn quân tiếp viện của Việt Nam từ phía sau lên. Trước giờ nổ súng, các lực lượng này cũng bí mật cắt các đường dây điện thoại để cô lập chỉ huy sư đoàn với các chốt, trận địa pháo.

Tiến nhanh lúc khởi đầu, nhưng quân Trung Quốc nhanh chóng phải giảm tốc độ do gặp nhiều trở ngại về địa hình và hệ thống hậu cần lạc hậu phải dùng lừa, ngựa và người thồ hàng. Hệ thống phòng thủ của Việt Nam dọc theo biên giới rất mạnh, với các hầm hào hang động tại các điểm cao dọc biên giới do lực lượng quân sự có trang bị và huấn luyện tốt trấn giữ. Kết quả là Trung Quốc phải chịu thương vong lớn. Trong ngày đầu của cuộc chiến, chiến thuật dùng biển lửa và biển người của Trung Quốc đã có kết quả tốt, họ tiến được vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam hơn 10 dặm và chiếm được một số thị trấn. Chiến sự ác liệt nhất diễn ra tại các vùng Bát Xát, Mường Khương ở Tây Bắc và Đồng Đăng, cửa khẩu Hữu Nghị, Thông Nông ở Đông Bắc. Quân Trung Quốc cũng đã vượt sông Hồng và đánh mạnh về phía Lào Cai.

Trong hai ngày 18 và 19 tháng 2, chiến sự lan rộng hơn. Việt Nam kháng cự rất mạnh và với tinh thần chiến đấu cao. Quân Trung Quốc hầu như không thể sử dụng lực lượng ở mức sư đoàn mà phải dùng đội hình nhỏ và thay đổi chiến thuật. Họ tiến chậm chạp, giành giật từng đường hầm, từng điểm cao, và cuối cùng cũng chiếm được Mường Khương, Trùng Khánh, và Đồng Đăng. Tại Móng Cái, hai bên giành giật dai dẳng. Cả hai bên đều phải chịu thương vong cao,[50] có ít nhất 4.000 lính Trung Quốc chết trong hai ngày đầu này.[51] Sau hai ngày chiến tranh, quân Trung Quốc đã chiếm được 11 làng mạc và thị trấn, đồng thời bao vây Đồng Đăng, thị trấn có vị trí then chốt trên đường biên giới Trung-Việt.

Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979 XebocthepK63TQ
Quân Trung Quốc đang di chuyển tại Cao Bằng.
Đi đầu là xe bọc thép Kiểu 63 (K63).
Trận chiến tại Đồng Đăng bắt đầu ngay từ ngày 17 và là trận ác liệt nhất. Đây là trận địa phòng thủ của Trung đoàn 12 Tây Sơn, Sư đoàn 3 Sao Vàng, Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tấn công vào Đồng Đăng là 2 sư đoàn bộ binh, 1 trung đoàn xe tăng, và chi viện của 6 trung đoàn pháo binh Trung Quốc. Cụm điểm tựa Thâm Mô, Pháo Đài, 339 tạo thế chân kiềng bảo vệ phía Tây Nam thị xã Đồng Đăng, do lực lượng của 2 tiểu đoàn 4, 6, Trung đoàn 12 trấn giữ, bị Trung Quốc bao vây và tấn công dồn dập ngay từ đầu với lực lượng cấp sư đoàn. Lực lượng phòng thủ không được chi viện nhưng đã chiến đấu đến những người cuối cùng, trụ được cho đến ngày 22. Ngày cuối cùng tại Pháo Đài, nơi có hệ thống phòng thủ kiên cố nhất, không gọi được đối phương đầu hàng, quân Trung Quốc chở bộc phá tới đánh sập cửa chính, dùng súng phun lửa, thả lựu đạn, bắn đạn hóa chất độc vào các lỗ thông hơi làm thiệt mạng cả thương binh cũng như dân quanh vùng đến đây lánh nạn.

Ngày 19 tháng 2, Đặng Tiểu Bình trong cuộc gặp với giới ngoại giao Argentina tuyên bố đây là cuộc chiến tranh hạn chế và Trung Quốc sẽ rút quân ngay sau khi đạt được mục tiêu giới hạn. Cùng ngày, nhóm cố vấn quân sự cao cấp của Liên Xô tới Hà Nội để gặp các tướng lĩnh chỉ huy của Việt Nam. Moskva yêu cầu Trung Quốc rút quân. Liên Xô cũng viện trợ gấp vũ khí cho Việt Nam qua cảng Hải Phòng, đồng thời dùng máy bay vận tải chuyển một số sư đoàn chủ lực của Việt Nam từ Campuchia về.

Đến 21 tháng 2, Trung Quốc tăng cường thêm 2 sư đoàn và tiếp tục tấn công mạnh hơn nữa. Ngày 22, các thị xã Lào Cai và Cao Bằng bị chiếm. Quân Trung Quốc chiếm thêm một số vùng tại Hà Tuyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, và Quảng Ninh. Chiến sự lan rộng tới các khu đô thị ven biển ở Móng Cái. Về phía Việt Nam, cùng lúc với việc triển khai phòng ngự quyết liệt, khoảng từ 3 đến 5 sư đoàn (gồm 30.000 quân) cũng được giữ lại để thành lập một tuyến phòng ngự cánh cung từ Yên Bái tới Quảng Yên với nhiệm vụ bảo vệ Hà Nội và Hải Phòng.

Ngày 23 tháng 2, Đặng Tiểu Bình nhắc lại tuyên bố về "cuộc chiến tranh hạn chế" và nói sẽ rút quân trong vòng 10 ngày hoặc hơn. Đây được xem là thông điệp nhằm ngăn Liên Xô can thiệp quân sự, đáp lại kêu gọi rút quân của Mỹ, xoa dịu các nước đang lo ngại về một cuộc chiến lớn hơn, và gây khó hiểu cho Việt Nam[53] Trong khi đó, một tuần dương hạm Sverdlov và một khu trục hạm Krivak của Liên Xô đã rời cảng từ ngày 21 tiến về phía vùng biển Việt Nam. Liên Xô cũng đã bắt đầu dùng máy bay giúp Việt Nam chở quân và vũ khí ra Bắc. Hai chuyến bay đặc biệt của Liên Xô và Bulgaria chở vũ khí khí tài bay tới Hà Nội. Một phái đoàn quân sự của Liên Xô cùng từ Moskva bay tới Hà Nội.

Ngày 26 tháng 2, thêm nhiều quân Trung Quốc tập kết quanh khu vực Lạng Sơn chuẩn bị cho trận chiến đánh chiếm thị xã này.

Ngày 25 tháng 2, tại Mai Sao, Quân đoàn 14 thuộc Quân khu 1, Quân đội Nhân dân Việt Nam cùng Bộ chỉ huy thống nhất Lạng Sơn được thành lập, lực lượng bao gồm các sư đoàn 3, 327, 338, 337 (đang từ quân khu 4 ra) và sau này có thêm sư đoàn 347 cùng các đơn vị trực thuộc khác.

Trong giai đoạn đầu đến ngày 28 tháng 2 năm 1979, quân Trung Quốc chiếm được các thị xã Lào Cai, Cao Bằng, và một số thị trấn. Các cơ sở vật chất, kinh tế ở những nơi này bị phá hủy triệt để. Tuy nhiên, do vấp phải sự phòng ngự có hiệu quả của Việt Nam cũng như có chiến thuật lạc hậu so với phía Việt Nam nên quân Trung Quốc tiến rất chậm và bị thiệt hại nặng. Quân Việt Nam còn phản kích đánh cả vào hai thị trấn biên giới Ninh Minh (Quảng Tây) và Malipo (Vân Nam) của Trung Quốc, nhưng chỉ có ý nghĩa quấy rối.

Giai đoạn 2

Giai đoạn 2 bắt đầu từ ngày 27 tháng 2. Chiến sự tập trung tại Lạng Sơn tuy giao tranh tại Lào Cai, Cao Bằng, và Móng Cái vẫn tiếp diễn. Trận đánh chiếm thị xã Lạng Sơn bắt đầu lúc 6 giờ sáng cùng ngày. Trung Quốc điều tới đây thêm 2 sư đoàn từ Đồng Đăng và Lộc Bình (phía Đông Nam Lạng Sơn), tiếp tục đưa thêm quân mới từ Trung Quốc thâm nhập Việt Nam để tăng viện. Tại Lạng Sơn, các Sư đoàn 3, 337, của Việt Nam đã tổ chức phòng thủ chu đáo và phản ứng mãnh liệt trước các đợt tấn công lớn của quân Trung Quốc. Từ ngày 2 tháng 3, Sư đoàn 337 trụ tại khu vực cầu Khánh Khê. Sư đoàn 3 chống trả 3 sư đoàn bộ binh 160, 161, 129, cùng nhiều tăng, pháo, tiến công trên một chiều dài 20 km từ xã Hồng Phong huyện Văn Lãng đến xã Cao Lâu huyện Cao Lộc. Suốt ngày 27, ở hướng Cao Lộc, sư đoàn 129 Trung Quốc không phá nổi trận địa phòng thủ của trung đoàn 141; ở hướng đường 1B, sư đoàn 161 bị trung đoàn 12 ghìm chân; ở hướng đường 1A, trung đoàn 2 vừa chặn đánh sư đoàn 160 từ phía Bắc vừa chống lại cánh quân vu hồi của sư đoàn 161 từ hướng Tây Bắc thọc sang. Nhưng 14 giờ ngày hôm đó, 1 tiểu đoàn Trung Quốc bí mật luồn qua phía sau bất ngờ đánh chiếm điểm cao 800, nơi đặt đài quan sát pháo binh của sư đoàn 3 Sao Vàng. Mất điểm cao 800, thế trận phòng ngự của Việt Nam ở phía tây đường 1A từ Cốc Chủ đến điểm cao 417 bị chọc thủng. Chiếm được điểm cao 800 và Tam Lung, nhưng trong suốt các ngày từ 28 tháng 2 đến 2 tháng 3, quân Trung Quốc vẫn không vượt qua được đoạn đường 4 km để vào thị xã Lạng Sơn, tuy đã dùng cho hướng tiến công này gần 5 sư đoàn bộ binh. Sau nhiều trận đánh đẫm máu giành giật các điểm cao quanh Lạng Sơn, mà có trận quân phòng thủ Việt Nam đánh đến viên đạn cuối cùng, quân Trung Quốc bắt đầu bao vây thị xã Lạng Sơn ngày 2 tháng 3[55] sử dụng thêm sư đoàn 162 dự bị chiến dịch của quân đoàn 54 và dùng 6 sư đoàn tấn công đồng loạt trên nhiều hướng. Chiều ngày 4, một cánh quân Trung Quốc đã vượt sông Kỳ Cùng, chiếm điểm cao 340 và vào tới thị xã Lạng Sơn, một cánh quân khác của sư đoàn 128 Trung Quốc cũng chiếm sân bay Mai Pha, điểm cao 391 ở phía tây nam thị xã.

Đến đây, phía Việt Nam đã điều các sư đoàn chủ lực có xe tăng, pháo binh, không quân hỗ trợ áp sát mặt trận, chuẩn bị phản công giải phóng các khu vực bị chiếm đóng. Quân đoàn 14 với các sư đoàn 337, 327, 338 hầu như còn nguyên vẹn đang bố trí quân quanh thị xã Lạng Sơn. Quân đoàn 2, chủ lực của Quân đội Nhân dân Việt Nam, đã tập kết sau lưng Quân đoàn 14.

Rút quân

Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979 Chinese_solders_in_Vietnam_1979a
Những tù binh Trung Quốc bị canh giữ bởi nữ dân quân Việt Nam.

Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979 A_Chinese_prisoner_in_Vietnam
Một tù binh Trung Quốc bị trói giật cánh khuỷu.
Ngày 5 tháng 3 năm 1979, Bắc Kinh tuyên bố đã "hoàn thành mục tiêu chiến tranh", "chiến thắng" và bắt đầu rút quân. Cũng ngày 5 tháng 3 năm 1979, Việt Nam ra lệnh tổng động viên toàn quốc. Ngày 7 tháng 3, Việt Nam tuyên bố rằng để thể hiện "thiện chí hòa bình", Việt Nam sẽ cho phép Trung Quốc rút quân.

Mặc dù Trung Quốc tuyên bố rút quân, chiến sự vẫn tiếp diễn ở một số nơi. Dân thường Việt Nam vẫn tiếp tục bị giết, chẳng hạn như vụ thảm sát ngày 9 tháng 3 tại thôn Đổng Chúc, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, Cao Bằng, khi quân Trung Quốc đã dùng búa và dao giết 43 người, gồm 21 phụ nữ và 20 trẻ em, trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai, rồi ném xác xuống giếng hoặc chặt ra nhiều khúc rồi vứt hai bên bờ suối.[58] Trong thời gian chuẩn bị rút quân, Trung Quốc còn phá hủy một cách có hệ thống toàn bộ các công trình xây dựng, từ nhà dân hay cột điện, tại các thị xã thị trấn Sapa, Đồng Đăng, Lạng Sơn,...

Sư đoàn 337 của Việt Nam, lên tham chiến từ ngày 2 tháng 3 tại khu vực cầu Khánh Khê ở Lạng Sơn để chi viện cho các đơn vị đang chặn đánh quân Trung Quốc. Sư đoàn này đến nơi quá muộn để thay đổi cục diện trận đánh tại Lạng Sơn, nhưng đã cùng sư đoàn 338 tổ chức phản kích đánh vào quân Trung Quốc rút lui qua ngả Chi Mã.

Ngày 18 tháng 3 năm 1979, Trung Quốc hoàn tất việc rút quân khỏi Việt Nam.

Chiến dịch dân vận của Trung Quốc

Theo truyền thống, Trung Quốc đề cao việc tuyên truyền chính trị cho binh sỹ và dân chúng của mình về chính nghĩa của họ trong việc cần thiết tiến hành cuộc chiến trừng phạt Việt Nam. Ngay từ trước khi quân Trung Quốc vượt biên giới đánh vào Việt Nam, cả hai bên đã lớn tiếng cáo buộc nhau có các hành vi gây hấn trên tuyến biên giới. Theo phía Trung Quốc, quân Việt Nam đã tiến hành hơn 1100 vụ xâm nhập trên biên giới. Đối lại, Việt Nam cho biết việc quân Trung Quốc tiến hành khiêu khích diễn ra hàng ngày. Cùng với việc quan hệ chính trị trở nên căng thẳng, số vụ xung đột vũ trang tại biên giới cũng tăng lên, từ khoảng 100 vụ năm 1974 lên tới hơn 900 vụ năm 1976. Việc Trung Quốc chiếm Hoàng Sa năm 1974 cũng như việc Việt Nam đưa quân tiếp quản Trường Sa cũng góp phần khiến nguyên nhân bất đồng giữa hai phía trở nên sâu sắc.

Trung Quốc tuyên truyền trong nhân dân rằng đây là cuộc chiến phản công chống Việt Nam để bảo vệ lãnh thổ quốc gia; tuyên truyền với quân đội rằng chiến dịch quân sự này được tiến hành để trừng phạt nhà cầm quyền Việt Nam, và rằng quân đội cần giành được sự ủng hộ của nhân dân Việt Nam. Chiến dịch vận động quần chúng của Trung Quốc tỏ ra có kết quả với dân chúng và cán bộ Trung Quốc tại vùng biên, khiến họ có thể huy động hàng chục vạn dân công tham gia các hoạt động bảo đảm an ninh và tiếp tế cho quân đội.

Đối với dân thường Việt Nam, Trung Quốc bỏ ra nhiều công sức tuyên truyền lôi kéo người dân vùng biên, đặc biệt là với các dân tộc thiểu số sống vắt qua biên giới hai nước như Tày, Nùng (ở Trung Quốc gọi là dân tộc Choang), Dao, Hmong và các nhóm người thiểu số gốc Hoa. Kết quả là trong ngày đầu của cuộc chiến, có nơi, quân Trung Quốc đã được dẫn vòng qua đồn biên phòng tiến sâu vào đất Việt Nam mà không bị phát hiện. Phục vụ công tác dân vận tại các khu vực chiến sự, Trung Quốc còn thành lập các đơn vị đặc biệt mà nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức cũng như kiểm tra hoạt động của các đội vận động quần chúng trong tất cả các đơn vị quân. Theo đó, quân Trung Quốc tiến sang Việt Nam phải giảm tối thiểu những hành động gây xáo trộn, phiền hà đến dân chúng, tôn trọng phong tục tập quán, tài sản, cung cấp gạo, muối, dầu thắp, thuốc chữa bệnh... cho dân cư bản địa. Chính sách này được một số đơn vị Trung Quốc ở vùng Lào Cai thực hiện.

Tuy nhiên, quân Trung Quốc đã thực hiện nhiều hành động như giết chóc, đốt phá, ngay cả sau khi đã tuyên bố rút quân. Hầu hết các thị xã thị trấn mà Trung Quốc chiếm được đều bị phá hủy một cách có hệ thống. Tại thị xã Cao Bằng, quân Trung Quốc dùng thuốc nổ phá sập bất cứ công trình gì từ công sở đến bưu điện, từ bệnh viện đến trường học, từ chợ đến cầu. Tại Đồng Đăng, quân Trung Quốc lấy đi tất cả những gì có thể mang theo, từ xe đạp cho đến thanh ray tàu hỏa, những gì không mang được đều bị đập phá. Tại thị xã Cam Đường trên bờ sông Hồng, cách biên giới khoảng 10 km, ngoài việc phá hủy thị xã, quân Trung Quốc còn cho đốt cả mỏ apatit.

O'Dowd tổng kết là chính sách dân vận của quân Trung Quốc tỏ ra không thành công đối với người dân Việt Nam. Ông lí giải rằng "người Việt Nam rất yêu nước, thấm nhuần tư tưởng chính trị, giỏi chịu đựng, không dễ bị lung lạc,...". Ngoài ra, những hành động tàn phá, giết chóc dân thường, cũng như ngược đãi tù binh của quân Trung Quốc đã gây hại cho nỗ lực dân vận của họ. Những hoạt động này một phần là do binh lính Trung Quốc sang Việt Nam bị sốc vì sự khốc liệt, sức kháng cự của quân Việt Nam cũng như của dân bản địa,[66] một phần nằm trong các phá hoại có kế hoạch và tổ chức, ví dụ như tại thị xã Lạng Sơn. Hoạt động lôi kéo người thiểu số tại biên giới của Trung Quốc cũng không đạt được kết quả mong đợi. Khi quân Trung Quốc từ quân khu Vân Nam rút về nước, tất cả những điệp viên và quân du kích người thiểu số mà họ gây dựng được khi chiếm đóng các khu vực biên giới trong thời gian chiến dịch đều bị lực lượng an ninh Việt Nam bắt giữ và xử tử.

Chiến tranh tâm lý của Trung Quốc với các lực lượng phòng thủ của Việt Nam cũng thất bại. Trong suốt cuộc chiến, hiếm có đơn vị nào của Việt Nam không đánh trả quyết liệt quân Trung Quốc. Quân Trung Quốc cuối cùng cũng hiểu rằng ngoài việc sử dụng sức mạnh quân sự, họ không có hy vọng giành thắng lợi trong chiến tranh tuyên truyền chính trị.

Phản ứng quốc tế

Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979 Carter_DengXiaoping
Đặng Tiểu Bình và Tổng thống Mỹ Jimmy Carter
trong một buổi lễ ngày 31 tháng 1 năm 1979.
Ngay khi cuộc chiến nổ ra, Hoa Kỳ tuyên bố giữ vị trí trung lập và kêu gọi "sự rút quân lập tức của Việt Nam khỏi Campuchia và Trung Quốc khỏi Việt Nam", nói rằng "việc Trung Quốc xâm lược Việt Nam là sự tiếp nối của việc Việt Nam xâm lược Campuchia". Nhưng theo đánh giá của Nayan Chanda, Hoa Kỳ đã là quốc gia phương Tây duy nhất gần như ủng hộ cuộc xâm lược Việt Nam của Trung Quốc; trái với lời lên án việc Việt Nam tiến đánh Khmer Đỏ là "một mối đe dọa cho hòa bình và ổn định trong khu vực", tuyên bố của Mỹ về cuộc tấn công của Trung Quốc có hàm ý bào chữa rằng "việc Trung Quốc thâm nhập biên giới Việt Nam là kết quả của việc Việt Nam xâm lược Campuchia". Ngoài Hoa Kỳ thì đa số các quốc gia phương Tây phản đối mạnh mẽ hành động quân sự của phía Trung Quốc, sự cô lập này đã ảnh hưởng khá lớn tới chính sách ngoại giao bước đầu mở cửa của Bắc Kinh khi đó.

Ngày 18 tháng 2, Liên Xô viện dẫn hiệp định ký với Việt Nam, thúc giục Trung Quốc "ngừng trước khi quá muộn" và đòi Trung Quốc rút quân lập tức và toàn bộ. Trong thời gian xảy ra cuộc chiến, Liên Xô đã lên án cuộc tấn công của Trung Quốc là "hành động man rợ bất chấp đạo lý của kẻ cướp", đòi Trung Quốc lập tức chấm dứt "cuộc chiến tranh xâm lược", và cảnh báo Trung Quốc về lòng trung thành của Liên Xô đối với hiệp ước quân sự Xô-Việt. Ngoài ra, Liên Xô không có hành động can thiệp quân sự mà chỉ hỗ trợ vận chuyển bằng hàng không và triển khai hải quân ngoài bờ biển Việt Nam nhằm tránh đổ vỡ quan hệ vốn đã căng thẳng với Trung Quốc. Liên Xô cũng cảnh báo Trung Quốc về việc đặt các lực lượng vũ trang Xô Viết ở Siberi vào tình trạng báo động đồng thời cung cấp cho Việt Nam các thông tin quân sự thu được từ vệ tinh do thám. Bản thân chính quyền Hà Nội, vốn giữ chiến thuật phòng thủ trong cuộc chiến, cũng từ chối sự tham gia của các phi công Liên Xô vào các trận đánh. Do không tham gia về quân sự, ngày 10 tháng 3, Liên Xô hứa sẽ tăng viện trợ quân sự cho Việt Nam.

Đêm hôm Trung Quốc tuyên bố rút quân, Cuba cảnh báo Trung Quốc là nước này sẽ hỗ trợ Việt Nam, kể cả việc đưa quân đến nếu cần. Sau khi biết tin Trung Quốc rút quân, nhật báo Pravda của Liên Xô cũng đưa ra bình luận rằng "Liên Xô hiểu được dã tâm của Bắc Kinh vì vậy đã không đáp lại những khiêu khích quân sự của Trung Quốc với mục đích duy nhất là làm leo thang căng thẳng giữa Liên Xô và Hoa Kỳ".

Tại Liên Hợp Quốc, tranh cãi kịch liệt xảy ra xung quanh vấn đề an ninh ở Đông Nam Á. Hai sự kiện Việt Nam đánh vào Campuchia lật đổ chế độ Khmer Đỏ và Trung Quốc đánh vào Việt Nam cùng được đưa ra bàn luận. Hội đồng Bảo An bị chia rẽ sâu sắc sau các cuộc họp vào các ngày cuối tháng 2. Các nước ASEAN muốn tất cả các lực lượng quân sự nước ngoài rút quân về nước. Mỹ ủng hộ lập trường này. Liên Xô tuyên bố không ủng hộ bất cứ nghị quyết nào không lên án Trung Quốc và đòi Trung Quốc rút quân. Ngày 23 tháng 2, Liên Xô cùng Tiệp Khắc đưa dự thảo nghị quyết trong đó lên án Trung Quốc xâm lược, đòi Trung Quốc rút quân và bồi thường chiến tranh cho Việt Nam, và kêu gọi cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc. Còn Trung Quốc thì chỉ trích Liên Xô "khuyến khích Việt Nam tấn công Trung Quốc và xâm lược Campuchia". Ngày 24 tháng 2, Trung Quốc đưa dự thảo nghị quyết đòi Việt Nam "lập tức rút quân hoàn toàn khỏi Campuchia". Cuối cùng, Liên Hợp Quốc không đi đến được một nghị quyết nào.
      
Mõ
Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 282

Danh vọng : 467

Uy tín : 15

Tổng hợp về cuộc Chiến tranh Việt Nam - Trung Quốc, 1979 (tiếp theo)

Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979 Langso10
Kết quả cuộc chiến

Tuy Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chiến thắng trong cuộc chiến nhưng cả hai bên đều phải chịu thiệt hại nặng nề về người và của. Cuộc chiến để lại đặc biệt nhiều tác hại lớn cho phía Việt Nam. Ngoài các thương vong về con người, tổn thất cụ thể về cơ sở vật chất hạ tầng ở 6 tỉnh biên giới bị phá hủy do trận chiến, Việt Nam còn phải gánh chịu nhiều khó khăn, thiệt hại do thái độ và chính sách thù địch, vây hãm mà Trung Quốc và đồng minh của Trung Quốc gây ra trên các mặt trận quân sự, kinh tế, ngoại giao,...

Thương vong và thiệt hại

Theo tướng Ngũ Tu Quyền (伍修权), phó tổng tư lệnh Quân giải phóng Trung Quốc, số quân Việt Nam bị chết và bị thương là 50.000, trong khi con số tương ứng của Trung Quốc là 20.000. Theo nhà sử học Gilles Férier thì có khoảng 25.000 lính Trung Quốc thiệt mạng và gần 500 xe bọc thép hoặc pháo bị phá hủy, con số này phía Việt Nam cũng là gần tương tự nhưng thấp hơn một chút. Russell D. Howard cho rằng quân Trung Quốc thương vong 60.000 người, trong đó số chết là 26.000, một số nguồn khác cũng đồng ý với con số thương vong ít nhất khoảng 50.000 của phía Trung Quốc. Nguồn của King Chen nói rằng riêng tại các bệnh viện lớn ở Quảng Tây đã có ít nhất 30.000 thương binh Trung Quốc. Tháng 4 năm 1979, Báo Quân đội Nhân dân của Việt Nam ước lượng tổng thương vong của quân Trung Quốc là 62.500 người. Phía Việt Nam có hàng nghìn dân thường chết và bị thương, theo tạp chí Time thì có khoảng dưới 10.000 lính Việt Nam thiệt mạng (con số này phía Trung Quốc là trên 20.000).[51] Phía Trung Quốc bắt được khoảng 1.600 tù binh trong tổng số hơn 50.000 quân Việt Nam tham chiến tại mặt trận Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn.

Theo tuyên bố của Việt Nam, kết quả chiến đấu của họ như sau:

  • Mặt trận Lạng Sơn: diệt 19.000 lính TQ, phá hủy 76 xe tăng, thiết giáp và 52 xe quân sự, 95 khẩu pháo-cối và giàn phóng hoả tiễn, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 trung đoàn, 4 tiểu đoàn (có hơi khác biệt so với kí sự Sư đoàn Sao Vàng).
  • Mặt trận Cao Bằng: diệt 18.000 lính TQ, phá hủy 134 xe tăng, thiết giáp và 23 xe quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 7 tiểu đoàn.
  • Mặt trận Hoàng Liên Sơn (Lào Cai): diệt 11.500 lính TQ, phá hủy 66 xe tăng, thiết giáp và 189 xe quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 4 tiểu đoàn.
  • Mặt trận Quảng Ninh, Lai Châu và Hà Tuyên: diệt 14.000 lính TQ, phá hủy 4 xe tăng, thiết giáp, 6 xe quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 tiểu đoàn.


Cuộc chiến cũng đã gây ra những thiệt hại nặng nề về kinh tế cho Việt Nam: các thị xã Lạng Sơn, Cao Bằng, thị trấn Cam Đường bị hủy diệt hoàn toàn, 320/320 xã, 735/904 trường học, 428/430 bệnh viện, bệnh xá, 41/41 nông trường, 38/42 lâm trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ và 80.000 ha hoa màu bị tàn phá, 400.000 gia súc bị giết và bị cướp. Khoảng một nửa trong số 3,5 triệu dân bị mất nhà cửa, tài sản và phương tiện sinh sống. Để nhận được tăng cường viện trợ từ phía Liên Xô, từ 27 tháng 3 năm 1979, Việt Nam quyết định cho tàu quân sự Liên Xô đóng ở cảng Cam Ranh. Về phía Bắc Kinh, cuộc chiến ngắn ngày đã tiêu tốn của nước này khoảng 1,3 tỷ USD và làm ảnh hưởng lớn tới quá trình cải tổ kinh tế.

Về lâu dài, nó mở đầu cho hơn 10 năm căng thẳng trong quan hệ và xung đột vũ trang dọc biên giới giữa hai quốc gia, buộc Việt Nam phải thường xuyên duy trì một lực lượng quân sự khổng lồ dọc biên giới, gây hậu quả xấu đến nền kinh tế. Sinh hoạt và sản xuất của người dân vùng biên giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, nhiều cột mốc biên giới cũng bị quân Trung Quốc phá hủy, gây khó khăn cho việc hoạch định biên giới sau này.

Đánh giá

Cả Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chiến thắng.

Phía Trung Quốc: Đặng Tiểu Bình khẳng định mặc dù có nhiều thất bại về quân sự nhưng Trung Quốc "đã đạt được chiến thắng về chính trị và chiến thắng chung cuộc". Ông còn khẳng định quân Trung Quốc "đã có thể tiến thẳng tới Hà Nội nếu muốn". Quan điểm ít phổ biến hơn là của Trần Vân (Phó Thủ tướng, một trong 5 nhân vật quan trọng nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc cùng với Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai và Chu Đức) rằng việc chiếm được Hà Nội không phục vụ được mục đích gì, cuộc chiến sẽ có chi phí nặng nề quá sức chịu đựng nếu kéo dài thêm 6 tháng nữa, và vì lý do tài chính không nên lặp lại một cuộc chiến không phân thắng bại như vậy.

Theo đánh giá của tác giả King C. Chen, quân Trung Quốc có lẽ đã đạt được 50-55% các mục tiêu có giới hạn của mình. Bên cạnh thành công trong việc bám theo được khá sát các kế hoạch tiến quân và rút quân, quân Trung Quốc đã không đạt được kết quả như các mục tiêu đã công bố: họ đã không tiêu diệt được sư đoàn nào của Việt Nam; không chấm dứt được xung đột có vũ trang tại vùng biên giới; không buộc được Việt Nam rút quân khỏi Campuchia; không gây được ảnh hưởng lên chính phủ Việt Nam trong vấn đề Hoa kiều. Điểm yếu của quân Trung Quốc là vũ khí và phương tiện lạc hậu. Ngoài ra, họ đánh giá thấp sức mạnh quân sự của Việt Nam. Sự thiếu kinh nghiệm chiến đấu và tinh thần kém cũng nằm trong các điểm yếu của quân Trung Quốc.

Về quân sự, tác giả Edward C. O'Dowd đánh giá rằng quân Trung Quốc đã thể hiện trình độ chiến đấu kém trong cuộc chiến. Tại Lạng Sơn, 2 quân đoàn Trung Quốc đã bị một trung đoàn Việt Nam cầm chân trong 1 tuần, một quân đoàn khác cần 10 ngày để lấy Lào Cai và Cam Đường - hai đô thị cách biên giới không đến 15 km. Trung Quốc chiếm Cao Bằng vất vả đến mức cần ít nhất 2 quân đoàn để tiếp tục tấn công một thị xã mà Trung Quốc tuyên bố đã chiếm được. Tại Quảng Ninh, một trung đội Việt Nam đã cầm chân 5 tiếng đồng hồ một trung đoàn Trung Quốc đang trên đường chiếm núi Cao Ba Lanh giáp biên giới, gây thương vong cho 360 trong quân số 2800 của trung đoàn này. Những tổn thất nhân mạng như vậy lặp lại trên toàn mặt trận và đem lại ít hiệu quả. Quân Trung Quốc đã không sử dụng được số quân đông một cách hiệu quả bằng các chiến thuật thích hợp và do đó không thể đạt được tốc độ hành binh như mong muốn của chiến lược "đánh nhanh thắng nhanh" (速战速决 tốc chiến tốc quyết). Đây là hậu quả của sự lạc hậu về chiến thuật tác chiến của quân đội Trung Quốc vốn gần như không được cải thiện kể từ sau chiến thuật biển người ở chiến tranh Triều Tiên những năm 1950. Thất bại về mặt chiến thuật đã buộc Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa quân đội nước này.

Trên phương diện quan hệ quốc tế, cuộc chiến Việt-Trung cho thấy rằng Trung Quốc, với sự ủng hộ từ phía Hoa Kỳ, sẵn sàng can thiệp quân sự vào Việt Nam - một quốc gia cộng sản từng là đồng minh trong nhiều năm, kết quả chiến tranh cũng cho thấy Việt Nam đủ sức chống lại sự can thiệp quân sự đó mà không phải điều động quân chủ lực từ biên giới Tây Nam và miền Nam Việt Nam. Những sự kiện từ cuộc chiến cho thấy mối quan hệ ngoại giao phức tạp Liên Xô - Trung Quốc - Việt Nam với kết quả là Trung Quốc không thể tung toàn bộ lực lượng vào cuộc chiến nhằm "dạy cho Việt Nam một bài học" vì chịu sức ép từ phía Liên Xô, đồng thời Liên Xô cũng không sẵn sàng tung quân đội vào tham chiến bảo vệ đồng minh mà chỉ tập trung viện trợ kinh tế, quân sự. Điều này đã khiến cho rất nhiều người Việt Nam sau đó nghi ngờ về đồng minh Liên Xô cũng như đối với Liên Xô thật sự là một sự thất bại về uy tín. Kết quả cuộc chiến cũng cho thấy Trung Quốc bất lực trong việc hỗ trợ đồng minh Khmer Đỏ trong cuộc chiến với Việt Nam và thất bại trong việc điều chỉnh quan hệ ngoại giao để tăng cường ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á.

Nhiều quan điểm khác cho rằng Trung Quốc đã thất bại về quân sự nhưng lại đạt được một số thành công về chiến lược, trong đó có việc chứng tỏ cho các nước Đông Nam Á rằng họ sẵn sàng dùng vũ lực nếu vị thế và uy lực của mình bị thách thức.

Hậu chiến

Khi quân Trung Quốc rút khỏi Việt Nam tháng 3 năm 1979, Trung Quốc tuyên bố họ không tham vọng dù "chỉ một tấc đất lãnh thổ Việt Nam". Trên thực tế, quân Trung Quốc chiếm đóng khoảng 60 km2 lãnh thổ có tranh chấp mà Việt Nam kiểm soát trước khi chiến sự nổ ra. Tại một số nơi như khu vực quanh Hữu Nghị Quan gần Lạng Sơn, quân Trung Quốc chiếm đóng các lãnh thổ không có giá trị quân sự nhưng có giá trị biểu tượng quan trọng. Tại các nơi khác, quân Trung Quốc chiếm giữ các vị trí chiến lược quân sự làm bàn đạp để từ đó có thể tiến đánh Việt Nam.

Việc Trung Quốc chiếm đóng các lãnh thổ biên giới làm cho Việt Nam căm giận, và giữa hai phía nổ ra một loạt trận giao tranh nhằm giành quyền kiểm soát các khu vực đó. Xung đột biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn tiếp diễn cho đến năm 1988, lên cao vào các năm 1984-1985. Trong tháng 5-6 năm 1981, quân Trung Quốc mở cuộc tấn công vào đồi 400 (mà Trung Quốc gọi là Pháp Tạp Sơn - 法卡山) ở huyện Cao Lộc, Lạng Sơn, xa hơn về phía tây, quân Trung Quốc cũng vượt biên giới đánh vào các vị trí quanh đồi 1688 ở tỉnh Hà Tuyên. Giao tranh diễn ra hết sức đẫm máu với hàng trăm người thuộc cả hai bên thiệt mạng. Tới năm 1984, quân Trung Quốc lại dùng nhiều tiểu đoàn mở các đợt tấn công lớn vào Lạng Sơn. Đặc biệt tại Hà Tuyên, trong tháng 4-tháng 7 năm 1984, quân Trung Quốc đánh vào dải đồi thuộc huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang mà Trung Quốc gọi là Lão Sơn. Quân Trung Quốc chiếm một số ngọn đồi thuộc dải đồi này, giao tranh kéo dài dằng dai, nhưng không có nơi nào quân Trung Quốc tiến sâu được hơn vào lãnh thổ Việt Nam quá 5 km, dù quân đông hơn nhiều.

Cuộc chiến năm 1979 cho Trung Quốc thấy sự lạc hậu của vũ khí cũng như chiến thuật mà quân đội nước này sử dụng, do đó, sau cuộc chiến là bắt đầu của một cuộc cải cách và hiện đại hóa mạnh đối với Quân giải phóng Trung Quốc, ngày nay công cuộc hiện đại hóa này vẫn tiếp tục. Ảnh hưởng trực tiếp có thể thấy là ngân sách dành cho quốc phòng của Trung Quốc tăng từ 15% năm 1978 lên 18% năm 1979.

Quan hệ xấu với Trung Quốc đã làm Việt Nam đã phải trả một cái giá rất đắt. Việc Trung Quốc duy trì áp lực quân sự tại vùng biên giới trong suốt mười năm sau đó buộc Việt Nam cũng phải duy trì lực lượng phòng thủ lớn ở biên giới và miền Bắc. Cùng với việc bị sa lầy với chiến sự dai dẳng ở Campuchia mà Trung Quốc muốn kéo dài, Việt Nam bị cô lập trong mười năm đó trên trường quốc tế. Nền kinh tế yếu kém và bị Mỹ cấm vận phải căng ra duy trì một lực lượng quân đội lớn, và phải phụ thuộc vào sự giúp đỡ của Liên Xô. Sau năm 1979, tình hình kinh tế miền Bắc Việt Nam tệ hại đi rất nhiều so với thời kỳ trước đó. Trong khi đó, Trung Quốc phát triển mạnh từ năm 1978 do công cuộc cải tổ kinh tế của Đặng Tiểu Bình. 7 năm sau chiến tranh biên giới, Việt Nam mới bắt đầu thời kì Đổi Mới, khi đó đã chậm hơn Trung Quốc 8 năm.

Sau khi Liên Xô tan rã và Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, đến năm 1992 quan hệ giữa hai nước mới được bình thường hóa chính thức.

Từ khi quan hệ ngoại giao giữa hai nước được cải thiện, cuộc chiến hầu như không còn được nhắc đến trong các phương tiện truyền thông đại chúng, không được nói đến trong sách giáo khoa lịch sử ở Trung Quốc và một cách hạn chế tại SGK của Việt Nam. Tại Trung Quốc, các phương tiện truyền thông gần như lãng quên nó, các tuyển tập bài hát không còn in các ca khúc nói về cuộc chiến, sách nghiên cứu viết về cuộc chiến bị từ chối xuất bản, đa số cựu chiến binh từng tham gia cuộc chiến không muốn nhắc đến nó. Ở Việt Nam, một số ca khúc có nội dung về cuộc chiến, ví dụ "Chiến đấu vì độc lập tự do" của Phạm Tuyên, không còn được lưu hành trên các phương tiện truyền thông chính thống, đó là theo một thỏa thuận giữa Việt Nam và Trung Quốc nhằm bình thường hóa hoàn toàn quan hệ giữa hai nước. Chính phủ Việt Nam để ý chặt chẽ các nội dung báo chí liên quan đến quan hệ Việt - Trung, và báo chí hầu như không nhắc đến cuộc chiến. Theo giải thích của ông Dương Danh Dy, cựu Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, thì Việt Nam "không nói lại chuyện cũ là vì nghĩa lớn, chứ không phải vì chúng ta không có lý, không phải vì người Việt Nam sợ hãi hay chóng quên". Khi được hỏi về cuộc chiến từ 30 năm trước, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng từ nhiều năm trước lãnh đạo hai nước đã "thỏa thuận gác lại quá khứ và mở ra tương lai".

Năm 2009, 30 năm sau cuộc chiến, Việt Nam và Trung Quốc hoàn thành việc cắm 1971 mốc phân định biên giới sau khi hai chính phủ kí kết hiệp định biên giới, kết thúc đàm phán về các khu vực tranh chấp dọc biên giới.

Tuy nhiên, các vấn đề về biên giới lãnh thổ giữa hai nước vẫn tiếp tục căng thẳng, đặc biệt là vấn đề lãnh hải.

Phản ánh trong văn nghệ

Việt Nam

Chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979 đã được nhắc tới trong hai bộ phim Đất mẹ (1980) của đạo diễn Hải Ninh và Thị xã trong tầm tay (1982) của đạo diễn Đặng Nhật Minh. Với câu chuyện về chuyến đi của một phóng viên lên Lạng Sơn tìm người yêu trong thời gian chiến tranh biên giới nổ ra, Thị xã trong tầm tay - tác phẩm đầu tay của đạo diễn Đặng Nhật Minh đã giành giải Bông sen vàng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 6, và nằm trong cụm tác phẩm của ông được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt III năm 2005. Năm 1982, một bộ phim tài liệu với tựa đề Hoa đưa hương nơi đất anh nằm do Trường Thanh thực hiện để nói về một nhà báo người Nhật chết trong thời gian đưa tin chiến tranh biên giới, bộ phim này sau đó đã được đánh giá cao ở Nhật Bản. Trong thời gian chiến tranh biên giới nổ ra và những năm sau đó, hàng loạt bài hát Việt Nam về đề tài chiến tranh và bảo vệ tổ quốc cũng ra đời như Chiến đấu vì độc lập tự do của nhạc sĩ Phạm Tuyên, Lời tạm biệt lúc lên đường của nhạc sĩ Vũ Trọng Hối, Bốn mươi thế kỷ cùng ra trận của nhạc sĩ Hồng Đăng, Những đôi mắt mang hình viên đạn của nhạc sĩ Trần Tiến và Hát về anh của nhạc sĩ Thế Hiển. Về văn học có tiểu thuyết Đêm tháng Hai (1979) của Chu Lai và Chân dung người hàng xóm (1979) của Dương Thu Hương.

Tuy nhiên, sau đó khi quan hệ ngoại giao Trung Quốc - Việt Nam bình thường trở lại, các tác phẩm trên thường không được phép lưu hành nữa. Các chiến binh cũ cũng như truyền thông tại Việt Nam hầu như không còn nhắc đến cuộc chiến này nữa, cũng không nhắc đến những người đã hy sinh trong cuộc chiến này. Tuy thế, Ma chiến hữu, một tác phẩm đề cập đến lính Trung Quốc hy sinh trong cuộc chiến này của nhà văn Mạc Ngôn, do Trần Trung Hỷ dịch, lại được in và phát hành tại Việt Nam năm 2009.

Trung Quốc

Trung Quốc đại lục

Khải hoàn giữa đêm khuya [凯旋在子夜 Khải hoàn tại tý dạ] (Kịch truyền hình)
Vòng hoa dưới núi cao [高山下的花环 Cao sơn hạ để hoa hoàn] (Phim truyện).
Đội biệt kích Hắc Báo [黑豹突击队 Hắc Báo đột kích đội] (Kịch truyền hình)
Phong thái nhuốm máu [血染的风采 Huyết nhiễm để phong thái] (Ca khúc). Với nội dung ban đầu là tưởng niệm các binh sĩ Trung Quốc chết trong cuộc chiến, Phong thái nhuốm máu sau này lại được dùng rộng rãi để tưởng niệm những người đã chết trong Sự kiện Thiên An Môn.[108]
Trăng rằm [十五的月亮 Thập ngũ để nguyệt lượng] (ca khúc)
Xe thiết giáp 008 [铁甲008 Thiết giáp linh bát bát] (Phim truyện)
Tân binh Mã Cường [新兵马强 Tân binh Mã Cường] (Phim truyện)
Nhành hoa đẹp 花枝俏 ''Hoa chi tiếu'' (Phim truyện)
Hàng động chớp nhoáng [闪电行动 Thiểm điện hành động] (Phim truyện)
Trận chiến ở núi Trường Bài [长排山之战 Trường Bái sơn để chiến] (Phim truyện)
Cây tương tư ở bãi mìn [雷场相思树 Lôi trường tương tư thụ] (Phim truyện)
Tiểu thuyết Ma chiến hữu (战友重逢, viết năm 1992 của Mạc Ngôn). Tác phẩm có "cách nhìn khác về chủ nghĩa anh hùng" và nói đến "những điều ngớ ngẩn và phi lý" của cuộc chiến.[109]

Hồng Kông

Phim Câu chuyện của Hồ Việt [胡越的故事 Hồ Việt để cố sự] (1981, Chu Nhuận Phát vào vai nạn dân Việt Nam Hồ Việt, Chung Sở Hồng vào vai nạn dân Việt Nam Thẩm Thanh Đẳng).
Phim Đồng chí thương dân (爱人同志 Ái dân đồng chí) (Lưu Đức Hoa vào vai phóng viên Hương Cảng, Chung Sở Hồng vào vai phiên dịch viên Việt Nam, Thành Khuê An vào vai chiến sĩ Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc bị Việt Nam bắt làm tù binh)
Ca khúc Đó là yêu (这是爱 Giá thị ái) (nguyên tác của Teddy Robin, Hạ Âm Thanh, Trương Quốc Vinh vân vân dịch lời.
      
Office
Office Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 830

Danh vọng : 1695

Uy tín : 11

Nhìn lại chiến tranh biên giới năm 1979, so sánh lực lượng 2 bên:

Lực lượng quân đội Trung Quốc:

Lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam:

...thấy rõ ưu thế về Trung Quốc!
      
KHCN
KHCN Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 798

Danh vọng : 1622

Uy tín : 23

(Tuổi trẻ) Lịch sử dân tộc ta có tới 17 cuộc chiến tranh chống xâm lược thì chúng ta đã chiến thắng 14, còn ba cuộc kháng chiến dai dẳng, hàng chục, thậm chí hàng trăm năm chúng ta bị nước ngoài đô hộ nhưng rồi dân tộc ta vẫn chiến thắng.

Có thể trong lịch sử hiện đại, khái niệm biên giới quốc gia không còn được tính bằng các cột mốc nữa mà bằng “biên giới mềm”, “sức mạnh mềm”, bằng sự xuất hiện của hàng hóa, hình ảnh, văn hóa của quốc gia nào đó trên đất nước mình, nhưng tôi vẫn tin là chúng ta sẽ bảo vệ được nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của mình, một khi cả dân tộc kết thành một khối, dưới sự lãnh đạo của Đảng dày dạn kinh nghiệm cả trong chiến tranh và trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979 ImageView
TS Nguyễn Mạnh Hà - Ảnh: V.Dũng
TS NGUYỄN MẠNH HÀ, viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, nguyên đại tá, chính ủy sư đoàn 308 anh hùng, nhiều năm là viện phó Viện Lịch sử quân sự (Bộ Quốc phòng). Những ngày tháng 2 này, ông chia sẻ với Tuổi Trẻ về cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc từ ngày 17-2 đến 5-3-1979.

* Thưa ông, cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc xảy ra đến nay đã được 34 năm. Ông nói về sự kiện này như thế nào?

- Cuộc chiến tranh biên giới không chỉ bắt đầu từ ngày 17-2-1979, không chỉ bắt đầu sau câu chuyện “nạn kiều” 1978, cũng không chỉ bắt đầu từ những rạn nứt trong quan hệ Việt - Trung sau chiến thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ năm 1975, một chiến thắng mà một số nhà sử học trên thế giới đã cho rằng Trung Quốc không mong muốn. Cũng không phải hoàn toàn như vậy mà nó có gốc rễ sâu xa từ những tính toán trong lợi ích chiến lược của cả Liên Xô và Trung Quốc trên phạm vi toàn cầu chứ không chỉ với một nước nhỏ như VN.

Sai sót lớn là chúng ta đã nhận ra quá muộn bản chất của chế độ Pol Pot. Năm 1977, đồng chí Lê Trọng Tấn được Quân ủy Trung ương cử vào biên giới Tây Nam nghiên cứu tình hình xung đột biên giới với Campuchia trở về, khi trở ra Hà Nội đã bức xúc khẳng định: “Đây không còn là xung đột nữa. Đây là một cuộc chiến tranh biên giới thật sự”. Lúc đó, chúng ta mới tìm hiểu đằng sau Pol Pot là ai. Là rất nhiều cố vấn nước ngoài từng giúp chúng ta trong cuộc kháng chiến trước đó.

Khi chúng ta tổ chức phản kích, tiến vào giải phóng Phnom Penh ngày 7-1-1979, giúp dân tộc Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng, hồi sinh thì đúng 40 ngày sau, Trung Quốc phát động chiến tranh biên giới, với chiêu bài “dạy cho VN một bài học”. Quân chủ lực VN lúc đó đã tăng cường cho chiến trường Campuchia, Trung Quốc hi vọng VN sẽ gục ngã vì bất ngờ.

Quân và dân VN bị buộc phải cầm súng một lần nữa, đã chiến đấu kiên cường trước một đội quân đông hơn nhiều lần, trên một phòng tuyến biên giới dài gần 600km, và đã đánh bật được quân Trung Quốc về bên kia biên giới sau khi làm tổn thất đáng kể sinh lực đối phương.

* Liệu việc bình thường hóa quan hệ sau chiến tranh có làm chúng ta chịu những thiệt thòi nhất định như những điều kiện đi kèm thường thấy trong các hiệp định mà nước lớn thường áp đặt cho nước nhỏ?

- Cuộc chiến tranh biên giới chính thức kéo dài chỉ 17 ngày, từ 17-2 đến 5-3-1979. Nhưng những cuộc xung đột còn kéo dài đến tận năm 1988. Trong suốt chín năm, một phần đáng kể nhân tài vật lực của chúng ta đã phải dồn cho biên giới phía Bắc, trong khi Mỹ cấm vận, viện trợ của Liên Xô cắt giảm so với trước và Trung Quốc thì từ bạn thành thù. Có thể nói VN đã hao tốn nhiều sức lực vì cuộc chiến biên giới đó. Nếu căng thẳng tiếp tục kéo dài, VN càng ngày càng bất lợi. Chính vì vậy, năm 1988, khi VN chủ động rút quân chủ lực lùi xa biên giới 40km, tình hình biên giới lắng dịu ngay, và đến năm 1991 thì VN và Trung Quốc chính thức bình thường hóa quan hệ sau cuộc gặp giữa lãnh đạo hai nước ở Thành Đô, Trung Quốc.

Là một người nghiên cứu lịch sử, nhưng cũng là một người lính, tôi xin nói thẳng là dù bất cứ hoàn cảnh nào thì hòa bình vẫn là quý giá nhất. Chiến tranh biên giới kết thúc thật sự, chúng ta mới có thể tiếp tục sự nghiệp đổi mới, có những chính sách lâu dài và bền vững để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống nhân dân, để có một vị thế mới trong bản đồ ngoại giao thế giới như hôm nay.

Nhưng như vậy không có nghĩa là trang sử về chiến tranh biên giới đã khép lại. Lịch sử bản chất là sòng phẳng, khách quan, cái gì đã xảy ra rồi cũng có lúc sẽ được đặt lại trên bàn cân lịch sử để luận định. Chúng ta nhìn lại chiến tranh biên giới, trước hết là để học bài học cho chính mình: cái gì lẽ ra đã có thể tránh được, cái gì cần nhớ để nhắc lại cho thế hệ sau.

Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979 ImageView
Một người dân đến thắp hương tri ân các liệt sĩ
tại đài tưởng niệm Pò Hèn (Quảng Ninh) tháng 2-2013 - Ảnh: Lê Đức Dục


Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979 ImageView
Ông Trương Tấn Sang - khi là ủy viên Bộ Chính trị, thường trực Ban Bí thư
đến thắp hương tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Pò Hèn (Quảng Ninh) ngày 26-5-2010 - Ảnh tư liệu
Chúng ta cần có những sự vinh danh và tri ân các liệt sĩ đã ngã xuống để bảo vệ Tổ quốc trong cuộc chiến tranh ngắn ngủi mà đằng đẵng đó. Chúng ta cũng cần rút kinh nghiệm xương máu từ thực tế lịch sử của dân tộc mình khi hoạch định đường lối đối ngoại trong một thế giới hiện đại đang thay đổi từng ngày, lợi ích các bên đan xen nhau cực kỳ phức tạp. Cần hiểu rõ bạn - thù và phải đặt quyền lợi của dân tộc lên trước hết và trên hết thì mới có chính sách đúng được.
      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Pò Hèn còn mãi khúc ca

Địa danh Pò Hèn được biết đến như một bản hùng ca của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới. Những ca khúc viết về mảnh đất này dành nhiều ngợi ca về Hoàng Thị Hồng Chiêm.

Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979 61742810
Anh Hoàng Văn Lợi (trái), em trai liệt sĩ Hồng Chiêm, bên bức tượng của chị ở Trường THCS Bình Ngọc

Căn nhà ấy nằm ngay trên đường từ Móng Cái ra Bình Ngọc. Cái rẻo đất ngay địa đầu biên giới nhô ra như một vành đai che chắn cho Móng Cái từ phía biển, phía bắc là địa bàn của phường Trà Cổ - nơi có mũi Sa Vĩ, nơi bắt đầu đặt nét bút để vẽ chữ S của bản đồ nước Việt, và phần còn lại phía nam là phường Bình Ngọc với mũi Ngọc cũng nổi tiếng không kém khi từ đây nối lên mũi Sa Vĩ làm thành bãi biển có chiều dài 17 cây số, được công nhận kỷ lục Guinness là bãi biển dài nhất nước!

Người con gái Bình Ngọc

Con đường từ Móng Cái ra Bình Ngọc đang được mở rộng còn ngổn ngang bùn đất, dễ nhận ra căn nhà có tấm biển kẻ sơn đỏ lên vách tường ghi “Nhà tình nghĩa - ngành thương mại Quảng Ninh và UBND huyện Hải Ninh tặng”. Đấy là món quà tình nghĩa của quê hương và đồng đội dành tặng gia đình Hoàng Thị Hồng Chiêm sau sự hi sinh của chị.

Địa danh Pò Hèn được biết đến như một bản hùng ca của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới, nhưng Pò Hèn càng nổi tiếng hơn khi những ca khúc viết về mảnh đất này lại dành nhiều ngợi ca về Hoàng Thị Hồng Chiêm, cô gái mậu dịch viên của cửa hàng thương nghiệp Pò Hèn đã hi sinh khi chiến đấu vào sáng 17-2-1979.

Cả ba ca khúc viết về Hoàng Thị Hồng Chiêm đều của những nhạc sĩ, ca sĩ nổi tiếng sáng tác và trình bày. Ngoài Bài ca trên đỉnh Pò Hèn của nhạc sĩ Thế Song qua giọng ca Lê Dung mà chúng tôi từng nhắc, còn có Bông hoa Hồng Chiêm của nhạc sĩ Dân Huyền với tiếng hát của ca sĩ Kiều Hưng và Người con gái trên đỉnh Pò Hèn của nhạc sĩ Trần Minh, ca sĩ Tuyết Nhung trình bày. Cả ba tác phẩm ấy đều đã được lưu lại trong Bài ca đi cùng năm tháng.

Trên đường từ Móng Cái ra Bình Ngọc, anh Hoàng Như Lý (cựu binh Pò Hèn tháng 2-1979) cứ nhắc mãi với chúng tôi hình ảnh chị Chiêm ngày xưa, ấn tượng nhất là đôi giày bata màu xanh gần như bất ly thân của chị. Trận chiến sáng 17-2 chống lại quân Trung Quốc năm ấy, nhiều cán bộ chiến sĩ của đồn Pò Hèn cũng bất ngờ trước khả năng sử dụng vũ khí của cô gái mậu dịch viên. Hóa ra trước khi chuyển ngành về cửa hàng thương nghiệp Pò Hèn, Hồng Chiêm từng có mấy năm đi bộ đội.

Trước khi cuộc chiến tranh biên giới nổ ra chừng một tuần, các khối lâm trường, thương nghiệp... đã được lệnh lùi về tuyến sau. Cửa hàng bách hóa thương nghiệp Pò Hèn cũng thế, chỉ còn một ít hàng được giữ ở kho. Anh em thay nhau lên trông coi, bảo vệ. Chiều 16-2, Chiêm được lệnh lên cửa hàng cũ dọn dẹp một số hàng ở kho, tiện dịp cũng qua thăm Lượng, người yêu của chị, đang là cán bộ đội vận động quần chúng của đồn biên phòng Pò Hèn. Dọn dẹp, niêm phong kho xong, từ cửa hàng thị trấn Hồng Chiêm lên đồn xem trận bóng chuyền của anh em. Lượng cũng là một tay đập chủ công của đội bóng đồn.

Sáng hôm sau khi trận đánh bất ngờ diễn ra, từ cửa hàng Hồng Chiêm chạy về phía đồn, sát cánh chiến đấu cùng anh em chiến sĩ.

Và những nhân vật trong khoảnh khắc đó đều có trên tấm bia tưởng niệm. Trên bia, ngoài liệt sĩ Đỗ Sĩ Họa đầu tiên, tên của liệt sĩ Bùi Văn Lượng, người yêu chị Chiêm, có thứ tự là 5, liệt sĩ Nguyễn Văn Dụng xếp thứ 21, Nguyễn Văn Mừng xếp thứ 26 và Hoàng Thị Hồng Chiêm xếp thứ 59. Không chỉ có duy nhất chị Chiêm là nữ liệt sĩ hi sinh trong trận đánh bảo vệ biên giới ấy, trên bia chúng tôi còn thấy khá nhiều nữ liệt sĩ có tuổi đời chỉ mới 17-20 như liệt sĩ Nguyễn Thị Ruỗi sinh năm 1962, quê Tiên Lãng (Hải Phòng) cũng hi sinh vào sáng 17-2-1979 ấy, hay liệt sĩ Vũ Thị Tới sinh 1961 (18 tuổi), rồi Đặng Thị Vượng, Đỗ Thị Mâu, Hoàng Thị Nết, Nguyễn Thị Lèn, Vũ Thị Mười, Cao Thị Lừng... Những cô gái tự vệ lâm trường Hải Ninh ấy, khi ngã xuống hình như chưa cô nào đã có người yêu như chị Chiêm...

Mai sau dù có bao giờ...

Tiếp chúng tôi trong căn nhà tình nghĩa của ngành thương mại xây tặng là anh Hoàng Văn Lợi, em trai của chị Chiêm. Trong gia đình, chị Chiêm là con thứ ba, cũng thật bất ngờ khi được biết người chị ruột của Hồng Chiêm, chị Hoàng Thị Liễm, là vợ của trung tướng, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Đoàn Sinh Hưởng, tướng Hưởng cũng là người quê ở phường Bình Ngọc (Móng Cái) này.

Trên bàn thờ, tấm hình chị Chiêm được truyền thần từ một tấm hình chụp chị mặc quân phục bộ đội và mũ tai bèo sang áo dài truyền thống. Anh Lợi bảo: Chị Chiêm ngoài đời thật còn xinh hơn trong tấm hình đang thờ, nhất là đôi mắt như có lửa. Năm 1972 chị Chiêm đi bộ đội, đóng quân ở Quảng Yên thì Lợi còn rất nhỏ. Biên giới thuở ấy cũng đang bình yên. Ký ức của Lợi là lần chị Chiêm về phép, tranh thủ chủ nhật nghỉ đưa mấy em sang Đông Hưng (thành phố giáp biên Móng Cái của Trung Quốc) đi chơi, mua cho mấy chiếc kẹo. Sau năm 1975, xuất ngũ thì chị Chiêm chuyển sang ngành thương nghiệp và lên bán hàng ở Pò Hèn. Chặng đường từ Pò Hèn về Bình Ngọc chỉ hơn 50 cây số nhưng thuở ấy đường sá khó khăn lắm, không thể thường xuyên về nhà được, mấy năm về sau tình hình căng thẳng chị Chiêm lại càng ít về hơn.

Buổi sáng 17-2-1979 chị Chiêm hi sinh nhưng phải mấy ngày sau gia đình mới nhận được tin báo. Mộ chị cũng được an táng ở khu vực Tràng Vinh, sau đó khu vực này xây cất một công trình gì đó nên được quy tập về địa bàn khác, nhưng người được giao nhiệm vụ báo tin cho gia đình lên cất bốc lại quên mất. Mộ chị Chiêm được quy tập về xã Hải Hòa nhưng gia đình không hề biết. Mãi sau này một người bà con trong thôn khi đi viếng mộ người thân ở nghĩa trang Hải Hòa, thấy tên tuổi chị Chiêm trên bia mới vội vã chạy về báo cho biết và sau đó anh chị em mới đưa hài cốt chị Chiêm quy tập về nghĩa trang gia đình.

Sau khi Hoàng Thị Hồng Chiêm hi sinh, năm 1984 tên chị được đặt cho ngôi trường cấp II xã Bình Ngọc là Trường trung học cơ sở Hoàng Thị Hồng Chiêm. Sân trường có bức tượng chị Chiêm bằng ximăng đặt trên bệ đá, tay trái cầm khẩu AK, tay phải cầm thủ pháo, mắt nhìn thẳng kiên nghị về phía trước. Bao thế hệ học trò Bình Ngọc đã được học dưới mái trường mang tên chị, thấm đẫm niềm tự hào về người nữ liệt sĩ của quê hương và ngày ngày hát vang lớp học những bài ca ca ngợi tấm gương liệt nữ.

Theo chân người em ruột của chị Chiêm ra thắp nhang cho chị, chúng tôi chợt thấy se lòng. Nén nhang thắp như chực tắt trước cơn gió bấc buốt giá cứ thổi bạt đi và khi nhang bén chợt bốc cháy rừng rực trong buổi chiều cuối năm ở cuối trời đông bắc địa đầu đất nước...

Nguồn: Tuổi trẻ
      
Office
Office Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 830

Danh vọng : 1695

Uy tín : 11

Chiến tranh biên giới phía Bắc 1979 - những điều còn chưa biết

Vì sao không quân Trung Quốc không tham chiến?

Chiến tranh biên giới phía Bắc (CTBGPB) 1979 tuy diễn ra trong thời gian ngắn, nhưng là cuộc chiến tổng lực, lực lượng 2 bên tham chiến là rất lớn, nhưng chỉ diễn ra trên bộ, và "vắng mặt" lực lượng không quân - lực lượng cốt lõi để quyết định cục diện của chiến tranh hiện đại. Việc không quân TQ không tham chiến nằm ở ý đồ chiến lược lẫn quy mô cuộc chiến, cụ thể như sau:

Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979 13159410

Máy bay J-6 (MiG-19) của TQ xâm phạm không phận VN và rơi do trục trặc kỹ thuật (?)
Trước khi tiến đánh VN, họ đã tính toán sẵn khi đưa hơn 700 chiến đấu cơ các loại bố trí ở các sân bay các tỉnh biên giới, sẵn sàng chi viện hỏa lực khi cần thiết. Nhưng, những máy bay đó chưa một lần cất cánh, do nhiều nguyên nhân, cả chủ quan và khách quan.

Thứ nhất, phía TQ đã quá chủ quan, khi tự tin vào lực lượng trên bộ của mình: hơn 30 vạn quân, gần 600 xe tăng, khoảng 500 khẩu pháo và hơn 1200 khẩu cối và pháo phản lực. Lực lượng nhiều gấp 5, 6 lần so với phía VN - với lực lượng nòng cốt đang tham chiến tại Campuchia. Chính tư tưởng "ăn sáng Lạng Sơn, cơm trưa Hà nội, tối Phở Sài Gòn" xuất phát từ đây.

Thứ 2, theo nguyên văn từ tài liệu dịch từ phía TQ: "Bắc Kinh cũng tính đến khả năng tham chiến của không quân. Không quân của QGPND sẽ cam kết dùng 18 trung đoàn và 6 phi đội tăng phái để chuẩn bị hỗ trợ cho các chiến dịch mặt đất. Để tránh leo thang xung đột, Quân ủy Trung ương ra lệnh không lực chỉ trợ chiến bên trong lãnh thổ Trung Quốc, trong khi đó lại ra lệnh các đơn vị không quân sẵn sàng yểm hộ cho các chiến dịch dưới đất “nếu cần”, mặc dầu không đưa ra định nghĩa chính thức tình hình thế nào và bao giờ được coi là “cần”.Mệnh lệnh đã quy định rằng bất cứ chiến dịch nào bên ngoài không phận Trung Quốc đều phải được phép của Quân ủy Trung ương." Sự máy móc trong mệnh lệnh phía trung ương cũng hạn chế phần nào khả năng tác chiến của không quân.

Thứ 3 (một trong những lý do thuyết phục nhất), là khả năng sẵng sàng chiến đấu của không quân TQ lúc đó là rất kém. "Nói đến chất lượng bay, nguyên nhân của các sự cố trên đến từ nhiều vấn đề: chất lượng máy bay thấp, có chiếc rơi mất linh kiện khi bay, có chiếc động cơ ngưng hoạt động khi bay, vũ khí trên máy bay thường phát sinh hỏng hóc,... thậm chí còn có sự kiện cánh quạt trực thăng văng khỏi trục khi máy bay khởi động". Trình độ phi công TQ thời đó cũng rất tệ: "Từ năm 1968 đến 1971, đầu vào phi công lên đến vạn người, nhưng đã hạ thấp tiêu chuẩn đầu vào, nhiều nơi do thiếu trang thiết bị nên đã tinh giảm giáo trình và thời gian huấn luyện". Bên cạnh đó, trong 2 năm 1968 và 1989, phi công chỉ được huấn luyện 1 tuần kiến thức cơ bản đã được lên máy bay huấn luyện, bay sơ cấp và bay chiến đấu nửa năm thì được biên chế vào không quân chiến đấu".

Về trang bị, không quân TQ khi đó với số lượng áp đảo nhưng khá lạc hậu. Họ chỉ có 1 ít máy bay MiG-21 do Liên Xô sản xuất, còn lại là hàng nhái sản xuất trong nước: J-5 (nhái MiG-17), J-6 (nhái MiG-19), J-7 (nhái MiG-21)... chất lượng kém, kinh nghiệm chiến đấu thực tế của phi công chỉ là con số 0.

Thứ 4, khi cảm thấy sự cần thiết của không quân, thì phía TQ mới nhận ra rằng: đối thủ của họ - lực lượng phòng không, không quân Việt Nam - không phải là những kẻ "dễ xơi". Không quân TQ năm 1979 chưa bằng 1 góc không quân Mỹ năm 1972, và VN cũng không còn là VN năm 1972.

Về phòng không, ngoại trừ vô số pháo phòng không các loại, tên lửa SA-2, SA-7 (hay A-72) từng làm khiếp sợ phi công Mỹ - VNCH, VN còn được trang bị tên lửa SA-3, loại tên lửa tối tân vào thời điểm đó. Về không quân tiêm kích, tuy hạn chế về số lượng (khoảng 60 chiếc MiG-21, vài chục chiếc MiG-17/19), nhưng không quân VN thừa hưởng kho vũ khí khổng lồ của Mỹ-VNCH sau chiến tranh, với máy bay ném bom A-37, máy bay ném bom F-5, trực thăng vũ trang UH-1... cùng loại máy bay cường kích siêu thanh Su-22 vừa mới trang bị. Hơn nữa, phi công VN đều là những người dày dặn trận mạc, và lịch sử đã chứng minh: yếu tố con người là quan trọng nhất. Một biên đội hỗn hợp của không quân VN có thể làm phía TQ đau đầu. Hiểu rõ ưu thế của đối phương nên phía TQ không dám xem thường.

Bên cạnh đó, không quân TQ không thông thạo địa hình, và khả năng dẫn đường của radar TQ rất kém. Muốn khắc phục điều này, TQ bắt buộc phải đặt các trạm radar gần biên giới, và đó sẽ là mục tiêu "ngon ăn" của pháo binh và không quân VN.

Tóm lại, lực lượng không quân TQ thời điểm đó là rất yếu, sự phiền phức của việc "mang quân đem đánh xứ người" sẽ cao hơn rất nhiều so với những hiệu quả mà nó mang lại. "Trong quá trình chuyển đổi QGPND thành một lực lượng hiện đại vào những năm 1980, có rất ít những nỗ lực được thực hiện nhằm sửa chữa thiếu sót về tư duy quân sự, đó là thái độ luôn luôn coi nhẹ vai trò của của không quân. Kết quả là, nếu có điều gì còn chưa trung thực trong việc rút kinh nghiệm của QGPND thì đó chính là bài học về ưu thế trên không hoặc yểm trợ không quân. Tài liệu của QGPND vẫn cho rằng việc hạn chế khả năng của lực lượng không quân TQ là lý do chính khiến không quân VN không tham gia vào xung đột. Nguyên soái Diệp Kiếm Anh (Ye Jianying) thậm chí còn nhận xét một cách lố bịch rằng hoạt động giả vờ của không quân Trung Quốc trong cuộc chiến chống lại VN là một “đòn nghi binh khéo léo trong tác chiến không quân”. Nhận xét đó rõ ràng cho thấy vẫn còn sai lầm trong giới lãnh đạo Trung Quốc khi họ tiếp tục đánh giá chưa cao vai trò quan trọng của không quân trong chiến tranh hiện đại..."

Sông Kỳ Cùng, cầu Khánh Khê và mồ chôn quân xâm lược

CTBGPB 1979 đã diễn ra nhiều trận đánh ác liệt, tiêu biểu là trận đánh 12 ngày đêm bên bờ sông Kỳ Cùng, đường 1B vào thị xã Lạng Sơn. Những thông tin quý giá này được thuật lại từ những cựu chiến binh sư đoàn 337, những người đã trực tiếp cầm súng đánh trả hơn 50 cuộc tiến công của quân TQ vào tuyến phòng thủ của ta dọc 2 bên sông...

34 năm trước, theo quyết định của Bộ Chính trị, ngày 24.2 Quân đoàn 14 được hình thành tại mặt trận Lạng Sơn. Thiếu tướng Nguyễn Hiền, nguyên Chỉ huy phó chính trị Quân đoàn 14 cho biết: lực lượng của Quân đoàn lúc đó gồm có 5 sư đoàn bộ binh cùng 6 trung đoàn pháo binh, cao xạ, tăng thiết giáp, công binh, thông tin trực thuộc. Tổng quân số của quân đoàn lúc đó khoảng 8 vạn người.

Cùng với nhân dân và lực lượng vũ trang địa phương, Quân đoàn đã có nhiều trận đánh lớn như trận Đồng Đăng, trận đồi Chậu Cảnh của Sư đoàn 3, trận cầu Khánh Khê trên đường 1B của sư đoàn 337, trận đánh tập kích vào sau lưng địch của sư đoàn 338. Mặc dù huy động một lực lượng lớn gấp nhiều lần ta (3 quân đoàn địch tiến đánh 2 sư đoàn ta), tấn công ào ạt nhưng chúng đã bị đánh trả khắp nơi, càng tiến sâu càng thiệt hại nặng nề. Tấn công ta từ 17.2.1979 theo hướng từ Hữu Nghị quan về thị xã Lạng Sơn nhưng tới ngày 3.3.1979 địch mới tới được bờ bắc sông Kỳ Cùng với tốc độ tiến quân chưa đến 0,8 km/ngày. Ngày 5.3.1979, địch buộc phải tuyên bố rút quân vô điều kiện. Quân đoàn 14 sau đó đã vinh dự được mang phiên hiệu Binh đoàn Chi Lăng, tên gọi gắn với những chiến công vang dội của cha ông tại vùng biên viễn.

Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979 Ap_20110

Chặn xe tăng Trung Quốc xâm lược ở mặt trận Lạng Sơn
Nhắc tới những người lính đã hy sinh cho sự nghiệp bảo vệ biên cương, đại tá Nguyễn Chấn, nguyên chính ủy Sư đoàn 337 không kìm được xúc động. Những giọt nước mắt ứa ra từ đôi mắt người chỉ huy cả đời đánh giặc. Năm nay đã gần 90 tuổi, tham gia cách mạng từ năm 1945, ông đã từng kinh qua những cuộc chiến tranh ác liệt nhất, từ đánh Pháp, đánh Mỹ rồi đến chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc. Cho đến giờ những hình ảnh về những người lính mà phần đông ở tuổi mười tám đôi mươi đã ngã xuống trong cuộc chiến “chớp nhoáng” 32 năm về trước vẫn in đậm trong ký ức ông.

“Tinh thần của bộ đội ta thời kỳ đó phải nói là vô cùng ghê gớm. Đã đánh nhau nếu nói là không sợ chết là không đúng. Không có ai muốn chết cả, không ai muốn vợ mình thành góa bụa, con mình thành côi cút.... Lúc đó cấp trên cũng có cần giáo dục, động viên nhiều đâu. Nhưng người lính là như thế, vì Tổ quốc, vì danh dự, vì nhiệm vụ họ sẵn sàng xả thân”, đại tá Nguyễn Chấn nói. Tâm tư lớn nhất của đại tá Nguyễn Chấn cùng các cựu chiến binh của Quân đoàn 14 đó là mong muốn mai đây, trên mảnh đất này một ngôi đền thờ những người lính mọi thời đại đã ngã xuống vì mảnh đất quê hương sẽ được dựng nên.

Có mặt trong dịp kỷ niệm này còn có đại tá Đỗ Phấn Đấu, Chính ủy hiện tại của Sư đoàn 337. Chuyến về thăm Lạng Sơn dịp này của đại tá Đấu còn mang một mục đích khác. Đó là thu thập, bổ sung thêm một số tư liệu cho một cuốn sách về lịch sử đơn vị đang được biên soạn. “Sư đoàn 337 giờ đây đã được chuyển thành đơn vị làm nhiệm vụ kinh tế, quốc phòng nhưng những chiến công gắn với công cuộc bảo vệ biên giới phía Bắc mãi mãi là những trang sử chói lọi nhất của sư đoàn”, đại tá Đấu nói.

Sau năm 1979, Sư đoàn 337 được mang phiên hiệu đoàn Khánh Khê, tên cây cầu đã gắn với lịch sử sư đoàn. Năm 1979, Sư đoàn 337 đang làm nhiệm vụ tại Quân khu 4 thì được điều động lên biên giới phía Bắc. Vừa hành quân thần tốc “dặm bước thần kỳ phong cách Quang Trung” vừa bổ sung lực lượng, đến ngày 25.2.1979, cơ bản lực lượng của Sư đoàn đã vượt qua 500 km từ Nghệ An đến Lạng Sơn và ngay lập tức bước vào chiến đấu.

Nhiệm vụ của sư đoàn lúc đó được trên giao là ngăn chặn thê đội 2 của địch tấn công theo hướng đường 1B với ý đồ vu hồi phía sau thị xã Lạng Sơn. “Nếu chúng thực hiện được việc này Lạng Sơn sẽ hoàn toàn bị chia cắt, lúc đó sẽ rất khó đuổi chúng đi, hoặc nếu có đi cũng sẽ kèm theo những điều kiện rất ghê gớm”, đại tá Nguyễn Chấn nhớ lại.

Trong suốt cuộc chiến đấu 12 ngày đêm chống quân xâm lược tại tuyến phòng thủ này, những người lính của 337 cùng quân, dân huyện Văn Quan đã chiến đấu anh dũng, kiên cường bám trụ “một tấc không đi, một ly không rời” quyết không để địch vượt qua được sông Kỳ Cùng. Từ 28.2 - 5.3.1979 đã diễn ra nhiều trận đánh ác liệt, địch lợi dụng lực lượng áp đảo đã mở nhiều cuộc tấn công sống chết nhằm vượt sông đều bị ta đánh bật trở lại.

Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979 Ap_20111

Cầu phao bắc tạm qua sông Kỳ Cùng sau tháng 3-1979
Sáng 28.2.1979, địch huy động hai quân đoàn và dân binh cùng hàng trăm khẩu pháo các loại nổ súng tấn công toàn tuyến phòng ngự của sư đoàn. “Cuộc chiến đấu tại điểm cao 649, điểm cao nhất trong hệ thống điểm cao tại quanh khu vực cầu Khánh Khê diễn ra cực kỳ ác liệt, ta bắn sang địch được một viên đạn thì chúng đáp trả một trăm lần”, đại tá Hoàng Hoa Chiến, nguyên trưởng ban tác chiến sư đoàn 337 nhớ lại. Tại điểm cao này, đại đội 9 thuộc tiểu đoàn 3 do trung đội trưởng Trần Minh Lệ đã kiên cường chống trả gần 13 đợt tấn công của địch. Sau hai ngày chiến đấu phía ta đã thương vong nhiều, lương thực và đạn dược đều cạn trong khi lực lượng của địch vẫn liên tục áp đảo. Bị thương nặng, anh Trần Minh Lệ vẫn không rời trận địa mà chờ địch vào gần mới giật thủ pháo tiêu diệt và đã hy sinh anh dũng.

Theo tài liệu tổng kết của 337, ước tính ta đã tiêu diệt hơn 2.000 tên địch, phá 8 xe tăng và thu được một số vũ khí, chặn đứng và đánh bại ý định vu hồi bao vây chia cắt Lạng Sơn của địch. Thế nhưng cũng đã có hơn 650 cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 337 đã vĩnh viễn nằm xuống hai bên bờ sông Kỳ Cùng...

Trong thành phần của Sư đoàn 337 còn có Trung đoàn 197 nguyên là lực lượng bộ đội địa phương của tỉnh Bắc Thái (này là Thái Nguyên). Đây là đơn vị đã cơ động lên Lạng Sơn ngay trong ngày 17.2.1979 sau khi nổ ra chiến sự. Sau đó Trung đoàn 197 được phối thuộc cùng Sư đoàn 337 và tham gia các trận đánh ác liệt tại khu vực cầu Khánh Khê. Trong một trận đánh tại điểm cao 607 (đồi Xanh) một tiểu đội chỉ có 7 người do đại đội trưởng Vi Văn Thắng chỉ huy đã kiên cường chiến đấu với một mũi tiến công hàng trăm tên địch. Đạn hết, cả tiểu đội đã ôm lê xông lên đánh giáp là cà với địch và giữ trận địa đến lúc tất cả đều hy sinh. Xác các anh nằm chồng lên xác địch, mắt nhắm, tắt thở nhưng tay không rời súng. Sau chiến tranh người dân đã gọi ngọn đồi nơi các anh hy sinh là đồi Vi Văn Thắng.

Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979 Lang-s10

Cầu Khánh Khê, nơi ghi dấu những chiến công của sư đoàn 337 - Ảnh: Trường Sơn

Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979 Ap_20112

Tấm bia chiến thắng dưới chân cầu Khánh Khê (chụp tháng 2-2011)
Trước khi rời Lạng Sơn, chúng tôi cùng đại tá Đấu đến thăm lại cây cầu Khánh Khê lịch sử. Nối hai bờ sông Kỳ Cùng giờ đây đã có cây cầu Khánh Khê mới cách xa cầu cũ chừng 500m. Một công trình thủy điện nhỏ đang được thi công ngay gần đó. Sau khi công trình này hoàn thành, cây cầu Khánh Khê cũ sẽ chỉ còn là kỷ niệm. Thế nhưng vẫn còn đó tấm bia bê-tông được đúc hơn ba mươi năm về trước ghi lại chiến công của sư đoàn 337 cùng quân dân huyện Văn Quan chặn đứng quân xâm lược những ngày tháng 3.1979. Những người thợ thi công biết ở đây từng có bộ đội hy sinh nên đã đặt trên tấm bia một bát hương. Những dấu tích của thời gian và con người đã xóa mờ một vài chỗ trên tấm bia. Thế nhưng người ta vẫn có thể đọc được dòng chữ “... Sư đoàn 337 đã đánh bại và chặn đứng quân... xâm lược”.

Bài viết có sử dụng tư liệu từ vnmilitaryhistory.net và tài liệu dịch từ r.club.china.comNguyên Phong
      
Puzzle
Puzzle Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 455

Danh vọng : 748

Uy tín : 83

Nữ văn sĩ Trung Quốc kêu gọi hòa hảo với láng giềng

Nữ nhà văn, nhà báo, nhà diễn thuyết người Trung Quốc Trương Lệ Giai (Lijia Zhang) mới đây đã đề cập đến bài học từ cuộc chiến biên giới Việt - Trung: “Tôi hy vọng những người đồng hương Trung Quốc mang quan điểm dân tộc diều hâu trong vấn đề đảo Điếu Ngư sẽ nhìn lại và rút ra bài học từ điều thực sự đã xảy ra năm 1979”.

Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979 R2903510
Chân dung nữ nhà văn, nhà báo Trương Lệ Giai

Sau chuyến du lịch tới Việt Nam gần đây, Trương Lệ Giai viết trên blog của mình rằng Trung Quốc cần học lại bài học từ cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 với Việt Nam. Dưới đây là một đoạn quan trọng trong bài viết của bà.

Trong chuyến đi của chúng tôi tới một hang động ở Vịnh Hạ Long, anh hướng dẫn viên trẻ và hiểu biết tên là Diep nói về cách người địa phương sử dụng hang động làm nơi trú ẩn để tránh bom Mỹ. Anh cũng kể những câu chuyện về nỗi khổ đau, mất mát mà người Việt trải qua trong thời chiến. Tôi hỏi anh ta rằng người Việt nhìn nhận thế nào về người Mỹ, Diep nói rằng người dân nơi đây không còn hận thù người Mỹ. Cuộc chiến đã qua và giờ đây hai nước là đối tác thương mại. Nhưng nhiều người dân vẫn ác cảm với Trung Quốc. Trung Quốc và Việt Nam có tranh chấp biên giới và nhiều người lo ngại một ngày nào đó Trung Quốc sẽ xâm lược một lần nữa, giống như năm 1979. Tôi đoán rằng thái độ hung hăng của Trung Quốc đối với quần đảo Điếu Ngư tranh chấp với Nhật Bản khiến người Việt Nam không yên tâm.

Tôi hy vọng những người đồng hương Trung Quốc mang quan điểm dân tộc diều hâu đối với quần đảo Điếu Ngư sẽ nhìn lại và học được chính xác những điều đã xảy ra năm 1979. Và nghĩ về những cuộc đời, những giấc mơ bị phá vỡ, những ông bố bà mẹ muộn phiền, và những mạng sống bị cướp đi. Không có hòn đảo, dù có hay không có người ở nào, xứng đáng với sự đổ máu và hệ quả tiêu cực kéo theo. Vươn lên một cách hòa bình nghĩa là xây dựng những mối quan hệ hài hòa với láng giềng và tôn trọng họ. Chỉ có cách này mới tạo nên sự ổn định lâu dài trong khu vực.

      
kẻ đương thời
kẻ đương thời Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 665

Danh vọng : 1151

Uy tín : 42

Cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979: nên đưa đầy đủ vào sử sách
THU HÀ THỰC HIỆN | 20/02/2013 08:30 (GMT + 7)
TT - GS Vũ Dương Ninh, ủy viên đoàn chủ tịch Hội Khoa học lịch sử VN, đã cho biết như vậy. Và điều này cũng là mong muốn của rất nhiều bạn đọc khi phản hồi các bài viết về cuộc chiến vệ quốc này trên Tuổi Trẻ những ngày vừa qua.

Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979 61783210
* Thưa giáo sư, là một trong những người biên soạn bộ sách giáo khoa (SGK) lịch sử hiện hành, xin giáo sư cho biết ý kiến về việc rất nhiều công dân là phụ huynh và học sinh đề nghị nên có sự chỉnh sửa, đổi mới SGK lịch sử, nhất là bổ sung và làm rõ những tư liệu lịch sử về cuộc chiến tranh biên giới năm 1979?

- GS Vũ Dương Ninh: Không chỉ SGK nói riêng mà nhận thức chung của mọi người dân VN cần phải biết về sự thật lịch sử. Cuộc chiến tranh biên giới diễn ra đã khá lâu, đủ độ lùi lịch sử để đưa vào SGK phổ thông cho thế hệ con cháu của chúng ta hiểu được đã xảy ra một sự việc: người Trung Quốc đã tấn công người VN, xâm lược lãnh thổ VN và chúng ta đã phải tiến hành một cuộc kháng chiến để bảo vệ lãnh thổ. Tôi cho rằng đây là thời điểm thích hợp để bổ sung bài học về sự kiện này vào SGK.

* Thưa giáo sư, việc đưa sử liệu vào SGK có những đặc thù riêng, không như công trình nghiên cứu hay bài báo, theo giáo sư, cuộc chiến tranh biên giới cần được đưa vào SGK như thế nào?

- Để đưa vào SGK, phải bảo đảm tính chân thực lịch sử, tính chân thực thể hiện ở cách tường thuật lại sự kiện, ở những phân tích thấu đáo về nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh, tại sao đối phương lại xâm lược và tại sao chúng ta chống lại.

Bài học trong SGK cũng phải đưa ra được những tấm gương cụ thể, những chiến công cụ thể trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Những tấm gương và những chiến công ấy phải được vinh danh như những anh hùng trong suốt chiều dài lịch sử như các anh hùng chống Nguyên Mông, Minh, Thanh, Pháp, Mỹ... Điều quan trọng nhất của bài học lịch sử trong SGK là phải làm rõ được lòng yêu nước và tính chính nghĩa trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc đó

* Nhưng cũng có không ít ý kiến e ngại rằng đưa cuộc chiến tranh biên giới vào SGK sẽ dạy cho trẻ em sự thù hận và làm ảnh hưởng đến quan hệ hữu hảo với láng giềng mà chúng ta đang muốn gìn giữ, giáo sư nghĩ sao về điều này?

- Tôi không nghĩ như vậy. Chúng ta vừa kỷ niệm 40 năm Hiệp định Paris, 45 năm sự kiện Mậu Thân, và như thế hoàn toàn không có nghĩa là khơi dậy hận thù với Mỹ. Ngược lại, nhìn lại và phân tích những bài học từ cuộc chiến, hai bên hiểu nhau hơn và cùng khép lại quá khứ để hướng tới một tương lai hợp tác tin cậy hơn.

Cuộc chiến tranh biên giới không nên bị né tránh như vậy, chúng ta phải cho con em chúng ta biết là lịch sử đã xảy ra như thế. Vấn đề là cách chúng ta viết sao cho học sinh nhận biết được đúng sự thật lịch sử một cách khách quan. Quan trọng hơn các em sẽ rút ra những bài học kinh nghiệm về xây dựng quan hệ bang giao với các nước để bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia.

* SGK lịch sử hiện tại chỉ có không đến 10 dòng về cuộc chiến biên giới, theo giáo sư thì sự thay đổi nên có liều lượng như thế nào và bắt đầu từ bao giờ?

- Đúng là hiện tại SGK nhắc đến chiến tranh biên giới quá ít. Thật ra vào thời điểm viết sách cách đây 7-8 năm thì đưa được chừng ấy dòng vào SGK cũng là một sự quyết tâm của các tác giả. SGK lịch sử phổ thông phần hiện đại có hai vòng: vòng lớp 9 và vòng lớp 12. Vòng nào chúng ta cũng phải đưa sự kiện chiến tranh biên giới vào, với những mức độ khác nhau, phụ thuộc trình độ nhận thức của học sinh.

Ở lớp 9 cần thông tin sự kiện với mức độ để các em biết được có một cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc đã diễn ra trong thời điểm như vậy, tổn thất và chiến thắng ra sao. Ở lớp 12 thì phân tích có ngọn ngành nguyên nhân, tính chất cuộc chiến, những bài học lịch sử như tôi đã nói ở trên.

Hiện tại tôi không còn ở trong hội đồng biên soạn SGK lịch sử, nhưng với tư cách một người nghiên cứu lịch sử, tôi đề nghị Bộ GD-ĐT nên tiến hành việc bổ sung SGK lịch sử càng sớm càng tốt. Cách viết thì tùy thuộc từng tác giả nhưng sự việc năm 1979 nhất thiết phải đưa vào SGK, làm cho học sinh hiểu rõ tính chất chính nghĩa của cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ và phải vinh danh những chiến sĩ, đồng bào đã hi sinh trên trận tuyến này.

GS NGUYỄN MINH THUYẾT:

Có thể đưa sớm vào SGK tiếng Việt

Chiến tranh biên giới phía Bắc, sự kiện lịch sử ngày 17-2-1979 và cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất nước giai đoạn đó chắc chắn là nội dung cần phải đưa vào sử nước nhà. Để thể hiện nội dung này ở SGK lịch sử dạy cho học sinh trong nhà trường phổ thông thì trước hết nó cần phải được thể hiện trong thông sử. Vì người viết SGK phải dựa vào thông sử để viết sách.

Tuy nhiên, là một người chủ biên SGK tiếng Việt, quan điểm của tôi là nếu có một cuộc biên soạn SGK phổ thông mới và được đảm nhận trách nhiệm chủ biên, tôi sẽ đưa vào SGK những bài liên quan đến sự kiện đấu tranh chống giặc ngoại xâm ở biên giới phía Bắc. Nếu như SGK lịch sử cần phải dựa vào thông sử, phải chính xác, cụ thể thì ở phân môn tiếng Việt nói riêng và môn ngữ văn nói chung, hoàn toàn có thể đưa vào những câu chuyện, bài thơ, bài viết ca ngợi cuộc đấu tranh của dân tộc, ca ngợi những người con đất Việt đã chiến đấu, hi sinh vì Tổ quốc ở giai đoạn lịch sử bi tráng này.

VĨNH HÀ ghi

Ông ĐỖ NGỌC THỐNG (phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học Bộ GD-ĐT, thường trực Ban biên soạn chương trình - SGK sau năm 2015)

Giáo dục lòng yêu nước là một định hướng xây dựng SGK

Là người bao quát chung việc biên soạn chương trình - SGK sau năm 2015, tôi cho rằng những vấn đề đang nóng, có tính thời sự, được đông đảo người dân quan tâm và đó lại là vấn đề có thể giáo dục ý thức tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước cho thế hệ trẻ thì hoàn toàn có thể tính đến việc đưa vào SGK. Nhưng đưa như thế nào, liều lượng ra sao thì cần phải nghiên cứu, cân nhắc thận trọng.

Cụ thể việc đưa hay không đưa nội dung về chiến tranh biên giới phía Bắc và sự kiện 17-2-1979 vào SGK lịch sử, ban soạn thảo cần phải tham khảo ý kiến của Hội Khoa học lịch sử, các chuyên gia về lịch sử. Hiện chúng tôi đang hoàn thiện bản định hướng chung để xây dựng chương trình - SGK áp dụng cho tất cả các môn học. Một trong những định hướng chúng tôi đặt ra là giáo dục tư tưởng, lòng yêu nước cho học sinh. Với định hướng này, không chỉ SGK lịch sử mà ở các môn học khác cũng có thể nghiên cứu đưa các nội dung mới phù hợp. Ví dụ như ở SGK địa lý hoàn toàn có thể đưa vào các nội dung mới hơn về biển đảo, giáo dục ý thức về bảo toàn lãnh thổ VN.

VĨNH HÀ ghi

_________________
Quan nhất thời, Dân vạn đại !
      
LQ2
LQ2 Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 547

Danh vọng : 1176

Uy tín : 51

Trung Quốc chưa bao giờ đánh đuổi được giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi dù chỉ một lần. Lời phát biểu dưới đây liệu có đáng tin?

Cuộc chiến biên giới Việt - Trung nhìn từ phía bên kia

Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979 00f6c910
Tại Trung Quốc, Tiến sỹ Lý Tiểu Binh của Đại học Central Oklahoma cho VOA Việt Ngữ biết rằng giới chức quân sự nước này vẫn sử dụng cuộc xung đột xảy ra hơn 30 năm trước để khích lệ tinh thần dân tộc nhằm huy động sự hậu thuẫn chính trị. Trước hết, ông Binh nói về những bất hạnh mà chiến tranh biên giới gây ra cho cả Trung Quốc và Việt Nam.

Tiến sỹ Lý Tiểu Binh: Hai nước hiểu lầm ý định của nhau cũng như có những tính toán sai lầm trong hoạt động quân sự. Vì thế, cả hai bên đều chịu tổn thất nặng về về sinh mạng trong cuộc chiến ngắn ngủi.

Chỉ trong có 4 tuần, Trung Quốc thiệt hại nhân mạng là 23 nghìn người, tức là mỗi ngày có 1.300 người chết. Còn phía Việt Nam là 34 nghìn người. Con số thương vong quá lớn. Đó là một cuộc chiến thảm khốc đối với cả hai phía.

VOA: Khi phát động cuộc chiến, Trung Quốc muốn dạy Việt Nam ‘một bài học’, nhưng trong cuốn ‘Lịch sử Quân đội Trung Quốc Hiện đại’, ông viết rằng Hà Nội cũng tin là đã dạy cho quân đối phương một bài. Đó là những bài học gì, thưa ông?

Tiến sỹ Lý Tiểu Binh: Chúng hàm ý nhiều điều. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc, trong đó có Đặng Tiểu Bình, muốn ngăn không cho Việt Nam mở rộng ảnh hưởng sang các quốc gia láng giềng như Campuchia, nhất là khi Việt Nam đưa 200 nghìn quân vào chiếm đóng nước này năm 1977 và 1978.

Chính phủ Việt Nam khi ấy cũng có các chính sách hung hăng trên biên giới với Trung Quốc không những trên đất liền và còn ngoài biển khơi thuộc biển Nam Trung Hoa (tức biển Đông) cũng như các chính sách đối với các Hoa Kiều ở Việt Nam. Ông Đặng muốn chấm dứt tất cả những điều đó.

Nhưng theo tôi, quân đội Việt Nam cũng đã dạy cho đối phương Trung Quốc một bài học. Quân đội Trung Quốc khi ấy thì ngoài lỗi thời còn đánh giá thấp khả năng chiến đấu hiệu quả của quân đội Việt Nam. Ngoài ra, họ còn đánh giá sai tinh thần chiến đấu chống sự xâm lăng của người dân Việt. Chính vì lẽ đó, phía Việt Nam nghĩ rằng họ đã dạy cho Bắc Kinh một bài học.

VOA: Thưa Tiến sỹ, Trung Quốc thường kỷ niệm cuộc chiến biên giới như thế nào, và báo chí có đưa tin về sự kiện này không?

Tiến sỹ Lý Tiểu Binh: Có. Hiện giờ chính phủ cho phép truyền thông đưa tin về việc quân đội Trung Quốc đã chiến đấu dũng cảm như thế nào để ca ngợi hình ảnh anh dũng của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa và cũng đồng thời sử dụng việc này để cảnh báo dân chúng rằng Việt Nam vẫn còn là một chủ đề tiềm ẩn, nếu ta không muốn nói đến từ vấn đề.

Ngày nay đó không phải là vấn đề trên đất liền, mà xoay quanh quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trên biển Nam Trung Hoa. Họ cũng dùng cuộc chiến biên giới để cảnh báo quần chúng trong nước về khả năng xảy ra một cuộc xung đột trong tương lai giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Tôi biết là có những cuộc kỷ niệm quy mô nhỏ trong quân đội cho những vị tướng từng tham gia cuộc chiến biên giới. Dù cuộc chiến kết thúc nhưng xung đột vẫn tiếp diễn tới những năm 80, cho nên thế hệ lãnh đạo quân sự hiện thời ở Trung Quốc là các cựu chiến binh từng chiến đấu ở Việt Nam.

Giờ họ trở thành các chỉ huy hàng đầu. Họ ca ngợi các giá trị của họ cũng như lưu giữ thời kỳ chiến đấu vì đó là cuộc chiến cuối cùng mà Trung Quốc tiến hành với một nước khác. Vì thế họ dùng nó để khuếch trương những gì họ trải qua.

VOA: Từ cuộc chiến biên giới hơn 30 năm trước tới các vấn đề tranh chấp ở biển Đông, theo ông, Việt Nam có nên đặt kỳ vọng vào Trung Quốc?

Tiến sỹ Lý Tiểu Binh: Việt Nam tin rằng họ có sự ủng hộ trên toàn quốc từ người dân cũng như các phương tiện truyền thông. Chính phủ tuyên bố chủ quyền đối với những quần đảo trên vùng biển đó. Chính phủ Việt Nam đã mạnh mẽ lên tiếng chống lại sự hung hăng của Trung Quốc đối với các quần đảo trên biển Đông.

Họ tin rằng phía Trung Quốc sẽ thiết lập một hội nghị, diễn đàn, tôi không muốn dùng từ hợp tác, để bao gồm các nước tranh chấp nhằm giải quyết vấn đề mà không có sự can thiệp của bên ngoài, nhất là ảnh hưởng của Mỹ. Phía Việt Nam đã bắt đầu trao đổi với Trung Quốc nhưng họ không tin là họ được đối xử một cách bình đẳng.

Việt Nam muốn có sự tham gia và ủng hộ của các nước khác như Mỹ và Nhật Bản cộng với sự ủng hộ của các nước khác để cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.

VOA: Theo đánh giá của ông, liệu có khả năng Bắc Kinh lại muốn dạy cho Việt Nam một bài học mới nữa không?

Tiến sỹ Lý Tiểu Binh: Tôi nghĩ là có. Vị thế của chính quyền hiện thời ở Trung Quốc khá mạnh. Họ lợi dụng và cổ xúy tinh thần dân tộc để huy động sự hậu thuẫn chính trị nhằm chống lại bất kỳ tuyên bố nào của Nhật Bản đối với quần đảo tranh chấp Senkaku (Điếu Ngư) hay của Việt Nam và Philippines đối với quần đảo Trường Sa.

Họ đã thể hiện và chứng tỏ sức mạnh quân sự bằng cách triển khai cả không lực và lực lượng hải quân, trong đó hàng không mẫu hạm mới tại vùng biển lân cận. Nó cho thấy họ chứng tỏ khả năng quân sự nhằm thị uy để các nước khác không đưa ra thêm các tuyên bố chủ quyền.

Trung Quốc đã thiết lập chủ quyền đối với với các hòn đảo ở biển Đông. Năm 1974 quân đội Trung Quốc tấn công các chiến hạm của quân đội miền Nam Việt Nam và lên chiếm các hòn đảo kể từ đó. Họ nói rằng nếu ai đó đến chiếm các hòn đảo đó, họ sẽ ra tay bảo vệ lãnh thổ của mình.

VOA: Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy của Việt Nam từng nói với tôi trong một cuộc phỏng vấn với VOA Việt Ngữ rằng với chủ nghĩa bá quyền và ý đồ thâu tóm biển Đông của Bắc Kinh, thì việc đàm phán với Trung Quốc là điều không hiệu quả. Ý kiến của ông ra sao?

Tiến sỹ Lý Tiểu Binh: Đó chỉ là một khía cạnh. Còn có những quan điểm khác nữa. Cả hai chính phủ cần các giải pháp kinh tế cho những khó khăn trong vấn đề tranh chấp lãnh hải. Họ đang tìm kiếm các nguồn lực và các cơ hội mới. Họ từng có kinh nghiệm giải quyết các vấn đề tranh chấp như thương mại vùng biên, nhập cư hay buôn bán vũ khí. Trung Quốc muốn giải quyết tranh chấp thông qua thỏa thuận song phương với Việt Nam.

Trung Quốc có thể thiết lập bàn đàm phán và mời phía Việt Nam, dù tôi cũng không biết liệu việc đó có dẫn tới bất kỳ điều gì hay không. Nhưng đó là cơ hội để họ bàn thảo với nhau về chủ quyền các quần đảo. Tôi nghĩ là Trung Quốc sẽ mở đàm phán với Việt Nam trước khi tiến hành với Nhật Bản và Philippines về vấn đề chủ quyền lãnh hải.

VOA: Ông đánh giá như thế nào về mối quan hệ Hà Nội – Bắc Kinh nói chung?

Tiến sỹ Lý Tiểu Binh: Mối quan hệ này có những thăng trầm, lên xuống và trải qua cả mặn nồng lẫn chua chát. Họ đều cần tới nhau. Họ đều coi nhau là các chính phủ cộng sản.

Nhưng mỗi nước đều có những lợi ích quốc gia riêng. Cho nên theo tôi, trong thời gian gần, cả hai nước sẽ lại trải qua những thăng trầm trong mối quan hệ, có lúc tranh cãi rồi lại hợp tác.

Theo tôi, chúng ta sẽ không chứng kiến một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng hay chiến tranh trong tương lai gần vì cả hai nước đều gặp khó khăn về kinh tế và đang trong giai đoạn chuyển đổi chính trị. Họ đều muốn mối quan hệ này có lợi thay vì gây tổn hại cho chính quyền.
      
Puzzle
Puzzle Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 455

Danh vọng : 748

Uy tín : 83

      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Giải mật sự giúp đỡ của Liên Xô với Việt Nam năm 1979

Quân đội và nhân dân Xô Viết sẵn sàng sử dụng các giải pháp cuối cùng để thực hiện nghĩa vụ quốc tế của mình với Việt Nam năm 1979.

Vào năm 1979, Liên Xô đã khẳng định kiên quyết với những thế lực đầy tham vọng: Quân đội và nhân dân Xô Viết sẵn sàng sử dụng các giải pháp cuối cùng để thực hiện nghĩa vụ quốc tế của mình với Việt Nam.

Trong rất nhiều trường hợp khác nhau, các nước phải tiến hành những hoạt động quân sự nhằm giải quyết những vấn đề xung đột chính trị mà các biện pháp ngoại giao thông thường không thể giải quyết vấn đề. Nhưng trong lịch sử đấu tranh, có rất nhiều những tình huống mà những xung đột căng thẳng giữa các nước trên thế giới có thể được giải quyết bằng phương pháp phô diễn sức mạnh quân sự và khả năng sẵn sàng sử dụng sức mạnh đó.

Hơn một lần Liên bang Xô viết đã sử dụng khả năng biểu dương sức mạnh quân sự để ngăn chặn những thảm họa chiến tranh. Một trong những tình huống đó là năm 1979, Kremlin đã có những hành động quyết liệt biểu dương sức mạnh của các lực lượng vũ trang và khả năng sẵn sàng sử dụng sức mạnh đó để giải quyết những mâu thuẫn chính trị. Và chính sự quyết liệt đó đã ngăn chặn một cuộc chiến tranh lớn ở khu vực Đông Nam Á.

Diễn tập bắn đạn thật – là những hoạt động huấn luyện chiến đấu của các lực lượng vũ trang các nước với mục đích làm tăng khả năng sẵn sàng chiến đấu, khả năng điều hành tác chiến và liên kết phối hợp, đồng thời cũng kiểm tra thử nghiệm vũ khí trang bị phương tiện chiến tranh trên chiến trường.

Nhưng trên thực tế diễn tập có bắn đạn thật là biểu dương sức mạnh quân sự nhằm mục đích răn đe, ngăn chặn hoặc thể hiện khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang. Đồng thời, diễn tập cũng là phương thức nhằm đưa các đơn vị quân đội vào trạng thái sẵn sàng tiến hành một cuộc chiến tranh.

Một trong những yếu tố nhanh chóng làm tỉnh lại những nhà chính khách đã mê muội bởi tham vọng chính trị, với sự tự tin thái quá về khả năng của mình, đó là cho họ thấy được sức mạnh quân sự mà trong trường hợp họ vẫn không tự nhìn nhận lại tình huống, họ sẽ phải đối đầu trực diện. Thực hiện được điều đó thì phô diễn sức mạnh quân sự phải thật sự hiệu quả.

Kinh nghiệm phô diễn sức mạnh quân sự nhằm đạt được mục đích chính trị, thông thường nước Mỹ hay nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn. Nhưng trong thực tế đấu tranh trên thế giới, Liên bang Xô viết vào năm 1979 đã triển khai sức mạnh quân sự của mình một cách quyết liệt và hiệu quả, khiến cho một cường quốc trên thế giới như Trung Quốc buộc phải chùn tay, còn cả thế giới nín thở với sự khủng khiếp chờ đợi ngày “D”.

Xung đột biên giới năm 1979

Sau khi quân tình nguyện Việt Nam cùng với các lực lượng yêu nước Campuchia tiến hành các chiến dịch quân sự chống lại lực lượng quân sự Khơ me Đỏ và chính quyền Pol Pot. Sức ép mọi mặt lên nhà nước Việt Nam ngày càng tăng cả về ngoại giao, kinh tế, quân sự...

Trên tuyến biên giới phía bắc Việt Nam, lực lượng thù địch đã triển khai một tập đoàn quân: Thê đội 1 có 15 sư đoàn bộ binh, thê đội 2 có 6 sư đoàn dã chiến. Dự bị chiến dịch có 3 sư đoàn. Tổng thể cụm quân lực triển khai các hoạt động tác chiến trên biên giới có thể tăng cường đến 29 sư đoàn. Rạng sáng ngày 17/2, đội quân khổng lồ này ồ ạt tấn công trên toàn tuyến...

Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979 (theo cách gọi của người Việt Nam) chính thức nổ ra...

Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979 Ap_20110
Quân dân Việt Nam kiên cường đánh trả quân địch
Liên bang Xô viết quyết định thực hiện sứ mệnh vô cùng khó khăn trong điều kiện tình huống phức tạp và nguy cơ bùng nổ chiến tranh trên diện rộng – thiết lập lại sự công bằng và hòa bình trên bán đảo Đông Dương bằng phương pháp biểu dương sức mạnh quân sự.

Nhưng với những cái đầu nóng, thực hiện giải pháp nửa vời và không quyết liệt là không thể, mà còn thúc đẩy quốc gia mang tư tưởng nước lớn muốn 'dạy một bài học' cho nước khác tiến hành cuộc chiến tranh ác liệt hơn. Moscow đã quyết định hành động rất cứng rắn và quyết liệt ngay từ ban đầu.

Cuộc diễn tập lớn nhất trong lịch sử quân sự thế giới

Các hoạt động biểu dương sức mạnh và ý chí được quyết định vào đầu tháng 3/1979. Trong giai đoạn từ ngày 12 đến 26/3 (với mục đích tạo áp lực quân sự lên Trung Quốc do những hành động gây chiến chống lại nước láng giềng) theo quyết định của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Liên xô, trên tất cả các quân khu vùng biên giới phía Đông, trên lãnh thổ Mông Cổ và trên biển Thái bình dương tiến hành cuộc diễn tập hiệp đồng quân binh chủng và diễn tập hải quân có sử dụng đạn thật.

Trong cuộc diễn tập lớn nhất trong lịch sử quân sự có sử dụng lực lượng của 20 sư đoàn binh chủng hợp thành và không quân. Quân số tham gia diễn tập lên đến 200 nghìn quân nhân, 2.600 xe tăng, 900 máy bay và 80 chiến hạm. Cuộc diễn tập bắt đầu từ thời điểm động viên lực lượng và đưa các đơn vị thường trực chiến đấu từ thường xuyên lên toàn bộ. Từ lực lượng dự bị động viên điều động 52 nghìn quân nhân dự bị động viên hạng 1, động viên từ các cở sở thuộc ngành Nông nghiệp hơn 5 nghìn xe ô tô các loại.

Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979 1979li12
Năm 1979, các trung đoàn máy bay chiến đấu từ lãnh thổ của
Ukraine và Belarus cơ động di chuyển đến sân bay của Mông cổ
Những đợt diễn tập lớn nhất được thực hiện tại Mông Cổ, trong diễn tập có sự tham gia của 6 sư đoàn Bộ binh Cơ giới và Tăng thiết giáp, 3 trong số các đơn vị được điều động từ Siberia và Zabaikalia. Ngoài ra trên lãnh thổ Mông Cổ tham gia diễn tập có 2 lữ đoàn, 3 sư đoàn không quân chiến trường, các đơn vị và phân đội đặc chủng tăng cường.

Ngoài ra, cũng trong giai đoạn đó, đồng thời tiến hành các hoạt động diễn tập thực binh của các lực lượng trên vùng Viễn Đông và Đông Kazakhstan, có sự tham gia của các đơn vị binh chủng hợp thành và các đơn vị không quân, phối hợp với lực lượng Biên phòng.

Trong tiến trình diễn tập đã thực hiện nội dung liên kết phối hợp giữa các lực lượng. Các đơn vị và phân đội trong điều kiện khí hậu và môi trường khắc nghiệt đã tiến hành cơ động trên khoảng cách rộng lớn, từ Siberia đến Mông Cổ (hơn 2.000 km). Các đơn vị được tổ chức biên chế thành đơn vị chiến đấu ngay trên tầu hỏa, được vận chuyển bằng đường không.

Cụ thể, sư đoàn đổ bộ đường không từ Tula được vận chuyển vào khu vực Chita trên quãng đường dài 5,5 nghìn km bằng máy bay vận tải quân sự một đợt bay trong thời gian 2 ngày. Các trung đoàn máy bay chiến đấu từ lãnh thổ của Ucraina và Belarusia được cơ động trực tiếp đường không đến các sân bay của Mông cổ.

Trên những khu vực biên giới với Trung Quốc, các đơn vị phòng thủ biên giới triển khai phác thảo các kế hoạch tổ chức phòng ngự, đánh chặn các đòn tấn công xâm phạm khu vực biên giới, kế hoạch phản kích các đòn tấn công và kế hoạch phản công.

Trên các vùng biển phía Đông và Nam Trung Quốc có gần 50 chiến hạm của hạm đội Thái Bình dương, trong đó có 6 tầu ngầm, tiến hành các hoạt động sẵn sàng chiến đấu và đồng loạt triển khai diễn tập các hoạt động tác chiến nhằm tiêu diệt lực lượng hải quân đối phương. Riêng vùng biển Primorie tiến hành diễn tập đổ bộ đường biển.

Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979 1979li10
Trên các vùng biển phía Đông và Nam Trung Quốc có gần 50 chiến hạm của hạm đội
Thái Bình dương, trong đó có 6 tầu ngầm đang thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu
Một trong những mối quan tâm đặc biệt là kinh nghiệm triển khai các cụm quân công kích chủ lực của Lực lượng Không quân trên biên giới với Trung Quốc, do đặc thù có ưu thế vượt trội về không quân, như một phương tiện tác chiến tầm xa, “phi tiếp xúc”. Trong giai đoạn ngày nay sẽ là yếu tố quan trọng làm nguội đi những cái đầu nóng của người láng giềng đầy tham vọng mà không tự lượng sức mình.

Theo các kế hoạch diễn tập, đã tiến hành tổ chức biên chế các cụm chủ lực hàng không công kích của các trung đoàn không quân trên các quân khu gần biên giới Trung Quốc. Các tập đoàn máy bay chiến đấu chuyển sang vị trí đóng quân cố định trong khu vực miền Đông, không chỉ là từ các quân khu lân cận, mà cả từ Pricarpathian trên quãng đường bay dài tới 7.000km trong vòng hai ngày.

Vấn đề không phải là vài chục chiếc máy bay chiến đấu, được rút ra từ các phân đội bay sẵn sàng chiến đấu thường xuyên, mà là các trung đoàn bay đầy đủ theo biên chế. Cùng với các máy bay chiến đấu, các máy bay vận tải vận chuyển luôn cả các đơn vị hậu cần kỹ thuật, các trang thiết bị, kỹ thuật dự trữ và cơ sở vật chất dự phòng theo biên chế.

Có những thời điểm trên không trung cùng lúc bay hàng chục trung đoàn không quân chiến trường. Ngay sau khi các đơn vị không quân hạ cánh, các đơn vị và phân đội không quân lập tức nhận nhiệm vụ và triển khai tham gia huấn luyện diễn tập. Trong quá trình tiến hành các hoạt động chuyển quân và diễn tập chiến đấu tiến công, các kíp lái đã cơ động hơn 5000h, sử dụng hơn 1.000 quả bom và tên lửa.

Một khối lượng khổng lồ vũ khí trang bị, phương tiện chiến đấu, cơ sở vật chất, vận chuyển từ Liên bang Xô viết, đã giải quyết toàn bộ vấn đề về trinh sát đường không của địch trên lãnh thổ Việt Nam. Một bộ phận không quân đảm bảo vận tải trên lãnh thổ Việt Nam. Thành quả và khối lượng không thể tưởng tượng được của hàng không vận tải quân sự đã thực hiện trên cầu hàng không được thiết lập giữa CCCP và Việt Nam.

Trong khuôn khổ chương trình diễn tập và vận chuyển khí tài chiến đấu trong không đầy một tháng đã tiến hành cơ động 20 nghìn quân nhân của lực lượng vũ trang Việt Nam, hơn 1.000 đơn vị (unit) trang thiết bị chiến đấu, 20 máy bay quân sự và máy bay trực thăng, hơn 3 nghìn tấn vũ khí trang bị, đạn và cơ sở vật chất phục vụ chiến tranh.

Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979 1979li11
Trữ lượng dầu, tiêu hao trong thời gian thực hiện các hoạt động diễn tập và
giúp đỡ Việt nam, Bộ quốc phòng Nga phải phục hồi lại dự trữ trong vòng 2 năm
Liên bang Xô viết đã thực hiện sứ mệnh cao cả của mình, bằng sự giúp đỡ của tinh thần đồng chí, tăng cường sức mạnh quân sự cho quân đội nhân dân Việt nam bằng giải pháp cung cấp khí tài quân sự. Trong giai đoạn đầu tiên của cuộc xung đột vũ trang đến tháng 3/1979 theo đường vận tải biển đã chuyển đến Việt Nam hơn 400 xe tăng và xe thiết giáp, xe bộ binh cơ giới, 400 khẩu pháo và súng cối, 50 tổ hợp pháo phản lực Grad BM-21, hơn 100 khẩu pháo phòng không, 400 tổ hợp tên lửa phòng không vác vai và hàng nghìn tên lửa, 800 súng chống tăng RPG-7, 20 máy bay tiêm kích.

Ngoài vũ khí trang bị, Liên bang Xô viết còn cung cấp các hệ thống trang thiết bị đặc chủng và các dây truyền sửa chữa xe máy công trình phục vụ bảo dưỡng và sửa chữa trang thiết bị, phương tiện chiến tranh. Tất cả các trang thiết bị, phương tiện chiến tranh và hệ thống sửa chữa, bảo hành trang thiết bị đi cùng đó đều được chuyển đến trong vòng một tháng. Vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật đều trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu và có thể đưa vào chiến đấu được ngay.

Toàn bộ trang bị kỹ thuật, phương tiện chiến tranh được kiểm tra bởi các đoàn kiểm tra kỹ thuật nghiêm khắc nhất, để chuẩn bị đã điều động các chuyên gia, trong thực tế đã khai thác sử dụng triệt để các trang thiết bị đó và có kinh nghiệm sâu sắc về khai thác sử dụng.

Như vậy, các phương tiện chiến đấu, từ các phương tiện vận tải, không cần có sự chuẩn bị bổ sung, có thể đưa thẳng vào chiến trường. Đây thật sự là một kỳ tích của hệ thống hậu cần, kỹ thuật, vận tải của quân đội Xô viết cả về tốc độ cung cấp và vận tải trang bị, số lượng vũ khí trang bị, khả năng sẵn sàng chiến đấu của vũ khí trang bị khi cơ động trên hàng chục ngàn km đường biển.

Trong thời gian diễn ra cuộc tập trận tổng lực của quân đội xô viết, người Trung Quốc căng thẳng theo dõi mọi diễn biến và có thể đánh giá được, thật sự họ đang ở trong một tình huống nghiêm trọng như thế nào? Đến mức họ không dám đưa lực lượng quân đội của họ từ vị trí đóng quân ra biên giới Xô – Trung.

Ngoài biên giới, các phương tiện thông tin đại chúng tập trung toàn bộ sự chú ý, theo dõi và đưa ra những phỏng đoán về cuộc diễn tập quân sự, lớn nhất trong lịch sử chiến tranh hiện đại, diễn ra trong khu vực châu Á.

Các hoạt động diễn ra rất quyết liệt, theo đúng thực tế chiến trường chứ không hề có cảm giác “tình huống giả định, một bước tiến – hai bước lùi”. Và áp lực chiến tranh nặng nề đè lên thế lực hiếu chiến, buộc họ phải suy nghĩ tỉnh táo và kiềm chế tối đa..

Không đạt được những mục tiêu chính trị, tổn thất nặng nề về binh lực, ngày 5/3/1979, Bộ máy lãnh đạo Bắc Kinh quyết định rút quân khỏi lãnh thổ láng giềng. Quyết định đó bị thúc đẩy bởi hàng loạt các yếu tố chính trị và quân sự, những yếu tố then chốt đó là:

- Sự ủng hộ kiên quyết của Moscow đối với Hà Nội, yêu cầu ngay lập tức chấm dứt hành động xâm lược vô nhân đạo, khả năng sẵn sàng tiến hành các hoạt động quân sự mạnh nhất trên khu vực phía Đông những mâu thuẫn và bất đồng chính kiến ngay trong nội bộ nhà cầm quyền Bắc Kinh.

- Sự phản ứng mạnh mẽ của thế giới tiến bộ và yêu chuộng hòa bình.

- Sự xuất hiện rõ nét những điểm yếu trong công tác huấn luyện và tiến hành các chiến dịch, thực hành các trận đánh của lực lượng sĩ quan chỉ huy quân đội PLA.

- Trong biên chế các loại vũ khí, trang thiết bị hiện đại, phương tiện chiến tranh, khó khăn nghiêm trọng trong công tác vận tải cơ sở vật chất, hậu cần kỹ thuật.

Các cuộc tấn công chấm dứt từ ngày 20/3 bắt đầu rút quân trên toàn bộ các hướng chủ yếu. Cuộc rút lui được che chắn bởi hỏa lực dữ dội của pháo binh và các cuộc tấn công nghi binh. Trong quá trình rút quân, PLA sử dụng triệt để hỏa lực ngăn chặn của pháo binh, súng cối, gài mìn trên các tuyến đường, phá hoại cầu cống, hủy diệt các khu nông trại, hợp tác xã, làng mạc và khu dân cư.

Cuối tháng 3, Trung Quốc công khai tuyên bố đã rút hoàn toàn quân đội nhưng cuộc đấu tranh giằng co giữa đôi bên còn kéo dài đến tận năm 1989 mới chấm dứt.

Các hành động chính trị quân sự quyết liệt của Liên xô, được thực hiện dưới hình thức chuẩn bị quân sự toàn diện cho cuộc tấn công vào lãnh thổ Trung Quốc, đã đạt được những kết quả mong muốn về chính trị. Bộ máy lãnh đạo Bắc Kinh và quân đội PLA buộc phải từ bỏ hoàn toàn ý đồ của mình.

Cuộc diễn tập đã đạt được những mục tiêu quân sự cần thiết. Sức mạnh quân sự của Liên bang Xô viết đã chấm dứt những mưu toan nước lớn, những ý đồ trong vai trò “anh cả” và tham vọng điều khiển châu lục, buộc Trung Quốc nhìn lại ngay chính lực lượng quân sự của mình và những tham vọng của một "đại quốc".

Việt Nam đã tăng cường đáng kể sức mạnh quân sự, đủ để bảo vệ đất nước và đường lối chính trị độc lập của mình trên trường thế giới.

Quân đội Liên bang Xô viết đã chứng minh được khả năng sẵn sàng chiến đấu cao nhất, đáp ứng được những yêu cầu tác chiến hiện đại và sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và thực hiện nghĩa vụ quốc tế.

Nguồn: Kiến thức
      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Liên hệ | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất