Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

40 năm trước, tại Pa-ri đã diễn ra cuộc đàm phán lịch sử về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam giữa các nhà ngoại giao Mỹ được đánh giá là “lọc lõi” với những nhà ngoại giao còn “non trẻ” của Việt Nam. Nhưng cuối cùng, phần thắng đã thuộc về Việt Nam. Vậy điều gì đã tạo nên sự kỳ diệu ấy? Gặp ông Lưu Văn Lợi, nguyên Thư ký của Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ tại Hội nghị Pa-ri, nghe ông kể chuyện đàm phán 40 năm trước, thắc mắc của chúng tôi đã được giải đáp phần nào.

Kỳ 1: Không nhân nhượng “chuyện nhỏ ý nghĩa lớn”

Đàm phán ở Pa-ri, ta với Mỹ không chỉ tranh cãi và mặc cả với nhau những vấn đề thuộc chương trình nghị sự cụ thể mà ngay cả những chuyện nhỏ cũng xảy ra bất đồng vì “nhỏ nhưng mang ý nghĩa lớn”, không thể dễ dàng nhượng bộ.

Những cuộc đấu trí ở Pa-ri 43694210
Toàn cảnh Hội nghị Pa-ri. Ảnh tư liệu

Trước khi đi vào đàm phán chính thức ở Pa-ri, chuyện địa điểm họp ở đâu cũng mất gần tháng trời mới thống nhất được. Có rất nhiều địa điểm được ta và Mỹ đề xuất làm nơi đàm phán nhưng đều không chọn được vì hai bên không đồng thuận. Cuối cùng, hai bên đã nhất trí chọn Pa-ri theo đề nghị của Việt Nam. Mỹ dù chưa thực sự “xuôi” do ngại dư luận ở một trung tâm lớn như Pa-ri, nhất là Tổng thống Pháp lúc đó là Sác Đờ Gôn lại là người có quan điểm ủng hộ Việt Nam, chỉ trích sự can thiệp của Mỹ và mong muốn chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, song cuối cùng buộc phải chấp nhận vì cũng chẳng còn sự lựa chọn nào khác. Họp ở Pa-ri sẽ có lợi cho ta vì tại đây ta không chỉ có sự ủng hộ rộng rãi của dư luận Pháp và quốc tế, mà còn có thể dựa vào sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Pháp và cộng đồng Việt kiều.

Sau khi Mỹ chấp nhận chấm dứt ném bom hoàn toàn và vô điều kiện miền Bắc Việt Nam, Việt Nam đã đồng ý họp bốn bên (gồm đoàn Việt Nam dân chủ cộng hòa (VNDCCH), Chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam (CPCMLTCHMNVN), Mỹ và chính quyền Sài Gòn).

Tranh cãi đầu tiên xuất hiện lại là chuyện xung quanh việc chọn chiếc bàn có hình thù như thế nào để ngồi họp. Trước khi khởi động họp bốn bên, ta và Mỹ đã tranh cãi gay gắt hàng tháng trời về chuyện này. Chuyện tưởng nhỏ nhưng thực chất lại có ý nghĩa chính trị quan trọng đối với cả ta và Mỹ vì vị trí ngồi ra sao sẽ xác định tư cách pháp nhân của bên tham gia. Ta muốn đề cao vị thế của CPCMLTCHMNVN và muốn thể hiện rõ cuộc họp “bốn bên”. Nhưng Mỹ lại muốn phủ nhận và hạ thấp của vai trò của CPCMLTCHMNVN và thể hiện cuộc họp “hai bên”. Ta đề nghị chiếc bàn hình vuông hoặc hình tròn để thể hiện họp “bốn bên”, còn Mỹ đưa ra một số kiểu bàn khác nhau như bàn hình chữ nhật, hình vòng cung chia đôi…, kiểu nào cũng chỉ nhằm để thể hiện cuộc đàm phán chỉ có hai bên. Một bên là Mỹ và chính quyền Sài Gòn, còn một bên là VNDCCH và CPCMLTCHMNVN. Mỹ còn có “sáng kiến” là dùng một miếng vải màu đỏ vắt ngang chia chiếc bàn tròn làm hai phần.

Tranh cãi quanh cái bàn ngồi họp đã gây không ít chú ý của dư luận lúc bấy giờ. Tới mức các hãng làm đồ mộc nổi tiếng thế giới khi ấy đã gửi nhiều mẫu bàn tới chào hàng để các bên cùng chọn. Cuối cùng, hai bên quyết định chọn cái bàn tròn bằng phẳng lớn và kê hai bàn thư ký ở hai bên. Không có cờ và biển ghi tên trước mặt các đoàn. Bố trí kiểu “nước đôi” như vậy để dư luận quốc tế hiểu đây là đàm phán “hai bên” cũng được mà “bốn bên” cũng được. Chuyện màu sắc chiếc khăn trải bàn cũng gây tranh luận khiến nước chủ nhà Pháp phải mang cả xấp khăn đủ các màu ra để các bên lựa chọn. Cuối cùng, ta với Mỹ nhất trí lựa chọn khăn trải bàn màu xanh hòa bình.

Còn có những tiểu tiết khác cũng phải tranh luận, đó là quy định thứ tự phát biểu của các đoàn tại cuộc họp. Có nước gợi ý để cho nước chủ nhà bốc thăm, trúng bên nào thì bên đó được đọc trước. Cuối cùng vì không muốn để vấn đề thủ tục kéo dài, ta đã đồng ý để đoàn Mỹ phát biểu trước, đồng thời chấp nhận đề nghị của Mỹ tổ chức phiên họp thứ nhất của Hội nghị bốn bên vào ngày 18-1-1969. Nhưng về sau, cuộc họp trù bị của các phó trưởng đoàn đã họp vào ngày này vì trưởng đoàn chính quyền Sài Gòn chưa có mặt ở Pa-ri.

Chính sách “câu giờ”, kéo dài thời gian đi vào đàm phán của Mỹ còn thể hiện âm mưu tiếp tục chiến tranh để giành ưu thế trên chiến trường, tăng viện cho chính quyền Sài Gòn, đồng thời làm cho bè lũ Thiệu Kỳ bớt làm mình làm mẩy và buộc chúng phải đến Hội nghị. Vào thời điểm đó, Tổng thống Mỹ Giôn-xơn sắp rời Nhà Trắng, trao quyền cho Ních-xơn vừa đắc cử. Chính quyền Sài Gòn còn trông chờ tiếng nói của “quan thầy” mới mà họ hy vọng có thể sẽ có lợi cho mình. Vậy nên mãi một tuần sau khi hai bên thống nhất được các thủ tục họp và ngày họp nói trên, chính quyền Sài Gòn mới gửi phái đoàn của họ tới Pa-ri dự họp bốn bên.

Nguồn: QĐND
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Kỳ 2: Linh hoạt lúc “cương”, lúc “nhu”

Cái đập bàn của ông Cố vấn


Đàm phán ở Pa-ri, khi cần ta cũng rất “cương” để tỏ thái độ với Mỹ. Nguyên tắc của ta là khi Mỹ tỏ ra hiếu chiến, ngoan cố và bảo thủ lập trường ỷ thế mạnh thì mình cũng phải xử sự lạnh nhạt, kiên quyết theo thế của mình. Điển hình nhất là vụ Mỹ đưa B-52 đánh bom miền Bắc trong Chiến dịch “Lai-nơ-bếch-cơ II”. Hôm họp lại sau vụ này, chuyện bác Thọ “mắng” Kít-xinh-giơ là Mỹ “lật lọng, thô bạo, xảo trá, điên rồ…” thì đã được nhắc nhiều. Còn chuyện ít người biết là ta không ra mở cổng, mở cửa để đón đoàn Mỹ như những lần trước. Cũng không niềm nở, vui vẻ bắt tay như mọi khi. Bình thường khi ô tô đoàn Mỹ đến họp ở trụ sở của ta, ngoài cổng sẽ có bảo vệ mở cổng để xe vào. Nhưng lần đó chẳng ai ra mở cổng nên đoàn Mỹ phải cho người xuống xe, tự thò tay mở cổng để lên nhà. Lên đến nơi, ta cũng không mở cửa mà họ phải tự đẩy cửa vào. Khi họ vào, đoàn ta đã đông đủ bên trong, mặt ai nấy đều lạnh lùng, nghiêm nghị. Khi ngồi vào bàn là bác Thọ “nổ súng” luôn. Từ ngữ thì bác đã chuẩn bị từ lúc đang ngồi trên máy bay khi từ trong nước sang. Nói làm sao để tỏ đúng thái độ của mình mà không xúc phạm đến dân tộc Mỹ.

Những cuộc đấu trí ở Pa-ri 61902010
Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và Kít-xinh-giơ tại cuộc đàm phán Pa-ri. Ảnh tư liệu

Có lúc Mỹ đe dọa ta trên bàn đàm phán như trong phiên họp ngày 24-11-1972. Ngay mở đầu phiên họp, Cố vấn Kít-xinh-giơ đã đem ra đọc 2 bức điện của Tổng thống Ních-xơn gửi cho ông ta với lời lẽ mà chính Kít-xinh-giơ coi là “không ngoại giao lắm”. Trong đó, Tổng thống Mỹ đe dọa ngừng đàm phán, tiếp tục hoạt động quân sự, nếu VNDCCH không sẵn sàng chấp nhận yêu cầu của Mỹ. Khi đó, Kít-xinh-giơ tiếp tục dồn ta về vấn đề rút quân ra miền Bắc.

Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ khi đó phản ứng lại gay gắt lắm. Ông đập bàn và đáp lại thẳng thừng: “Tôi đã nói với ông nhiều lần, đe dọa chúng tôi chẳng có tác dụng gì đâu… Tổng thống Ních-xơn thường nói đến danh dự nước Mỹ. Chúng tôi cũng có danh dự của chúng tôi… Làm sao chúng tôi có thể ký một hiệp định có câu ám chỉ quân đội miền Bắc trong vấn đề rút quân, những người bị bắt không được thả, chính phủ ba thành phần, Thiệu vẫn còn đó… Thiện chí của chúng tôi tiến tới hòa bình cũng phải có mức độ nhất định. Nhân nhượng quá chỉ còn là đầu hàng trá hình. Đánh nhau đã hơn 10 năm rồi, đàm phán cũng đã nhiều năm. Nhân dân chúng tôi không bao giờ đầu hàng. Ông nghiên cứu lịch sử nước chúng tôi hẳn ông biết rồi. Chúng tôi có trách nhiệm với nhân dân, với Tổ quốc chúng tôi”.

Lời lẽ thẳng thắn, đanh thép của ông Cố vấn đặc biệt đã khiến đối phương phải lùi một bước. Mỹ rút lại các điều ám chỉ quân miền Bắc rút quân, chấp nhận có tên CPCMLTCHMNVN trong hiệp định.

Phiên họp ngày 24-11 ấy được đánh dấu bằng hai bức điện hiếu chiến, có ý dọa dẫm của Ních-xơn gửi Kít-xinh-giơ và ba lần Kít-xinh-giơ đe dọa ta sẽ tiếp tục chiến tranh. Nhưng đổi lại, phía Mỹ chỉ nhận được những lời lẽ đanh thép của đồng chí Lê Đức Thọ và trưởng đoàn Xuân Thủy của ta rằng, Việt Nam kiên quyết chống chiến tranh xâm lược, bất chấp những lời dọa dẫm. Trong suốt gần 5 năm đàm phán, cả trưởng đoàn Mỹ Ha-ri-man và Cố vấn Kít-xinh-giơ đều dọa dẫm ta kiểu như thế nhưng không được gì.

Tách trà nóng của ông Thứ trưởng

Cũng có lúc ta “nhu” để thúc đẩy đàm phán nhưng không phải là nhượng bộ mà vẫn giữ vững đường lối và nguyên tắc. Mà “nhu” tùy lúc, đợi tới lúc Mỹ “mót” lắm ta mới đồng ý. Mỹ nhất định không chấp nhận Điều 1 của dự thảo Hiệp định ghi “Hoa Kỳ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam…”.

Thương lượng đi thương lượng lại vậy mà cũng mất mấy tháng trời với một chi tiết nhỏ này. Nắm được tâm lý rất muốn rút quân về nước nhưng phải trong danh dự của Mỹ, nên cuối cùng ta đã đề nghị ghi “Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập,…”. Vậy là chỉ cần thêm vài chữ là Mỹ đồng ý ngay vì như thế giữ thể diện được cho Mỹ mà không phạm tới nguyên tắc của ta. Đây thực chất là phương án đã được ta chuẩn bị từ trước rồi nhưng không vội vàng đồng ý ngay mà đợi tới khi Mỹ “cần” lắm ta mới “cho”.

Ngoài những lúc căng thẳng, quyết liệt trên bàn đàm phán công khai hay bí mật, giữa đoàn ta và đoàn Mỹ cũng có những phút khá thoải mái và cư xử thiện chí với nhau. Những lúc họp ở trụ sở của ta, ta cũng mời họ ăn uống lúc giải lao. Ban đầu thường có cả những món ăn của ta như phở, nem, bánh cuốn và kiểu Mỹ như san-uých. Nhưng sau biết đoàn Mỹ thích ăn món của ta hơn, nhất là món phở, nên từ sau ta chỉ làm món ăn Việt Nam.

Cách cư xử văn hóa của ta đã gây ấn tượng với đoàn Mỹ. Có lần Đại sứ Mỹ Xu-li-van, chuyên gia đàm phán của đoàn Mỹ, họp với Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, Trợ lý cho Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ. Lần họp này cũng khá quyết liệt vì hai bên thương lượng mọi chi tiết cuối cùng để hoàn thành văn bản Hiệp định cũng như các thủ tục ký chính thức… Buổi đàm phán đó kéo dài, Đại sứ Xu-li-van đang phát biểu thì bị ho sặc sụa nên cầm cốc nước lạnh để uống. Ông Nguyễn Cơ Thạch đã ngăn lại và nói: “Ông đừng uống nước lạnh, sẽ bị ho thêm”. Sau đó, ông gọi người phục vụ Việt Nam lấy một tách trà nóng cho ông Xu-li-van. Cử chỉ rất văn hóa này đã gây thiện cảm đối với cả đoàn Mỹ lúc đó.

Sau này chính Ngoại trưởng Mỹ Uy-li-am Rô-gơ (William Rogers), người ký chính thức Hiệp định Pa-ri cùng với Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Duy Trinh, từng nói “ông Xu-li-van thích ông Thạch vì ông ấy rất… cứng”. Ông Xu-li-van và ông Nguyễn Cơ Thạch với vai trò Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam sau này đã phát triển tốt mối quan hệ cá nhân và tích cực đóng góp vào thúc đẩy bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ.

Nguồn: QĐND
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Kỳ cuối: “Cặp bài trùng” Lê Đức Thọ - Xuân Thủy

Nhà ngoại giao nhân dân

Bộ trưởng Ngoại giao Xuân Thủy đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm Trưởng đoàn đàm phán VNDCCH và đồng chí Lê Đức Thọ, Ủy viên Bộ Chính trị làm Cố vấn đặc biệt. Hai ông được coi là “cặp bài trùng” bổ sung và hỗ trợ nhau rất tài tình trong suốt gần 5 năm đàm phán ở Pa-ri. Cả hai đều được coi như là những “bậc thầy” về đàm phán. Họp công khai thì Trưởng đoàn Xuân Thủy là chính, Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ ít xuất hiện mà thường chỉ đóng vai trò trong các cuộc họp bí mật.

Trưởng đoàn Xuân Thủy nổi tiếng là mềm mỏng, khéo léo nhưng cũng rất thẳng thừng và quyết liệt khi cần trong đàm phán. Như ở những phiên họp công khai đầu tiên, đồng chí Xuân Thủy đã chỉ thẳng mặt Trưởng đoàn Mỹ Ha-ri-man mà mắng là quân xâm lược. Trong phiên họp ngày 20-9-1968, bàn về việc để chính quyền Sài Gòn tham gia đàm phán, trưởng đoàn Mỹ Ha-ri-man nói, đây là điều kiện để Mỹ quyết định chấm dứt ném bom miền Bắc và bắt đầu nói chuyện nghiêm chỉnh. Đồng chí Xuân Thủy đã chất vấn lại rằng, đây có phải là điều kiện mới và duy nhất không. Ha-ri-man đã không giữ được bình tĩnh nói: “Chúng tôi muốn nói chuyện nghiêm chỉnh thì phải có đại diện của Việt Nam Cộng hòa. Nhưng các ông bác đi như vậy thì chiến tranh lại tiếp tục, bom lại rơi trên đầu các ông”. Phiên họp này có cả đồng chí Lê Đức Thọ tham gia. Cả trưởng đoàn Xuân Thủy và đồng chí Lê Đức Thọ đã bình tĩnh nhưng nghiêm khắc phê phán thái độ hiếu chiến của Ha-ri-man. Cuối cùng, Ha-ri-man đã phải xin rút lại câu “bom lại rơi trên đầu các ông”.

Những cuộc đấu trí ở Pa-ri 10034110
Đồng chí Lê Đức Thọ và Trưởng đoàn Xuân Thủy (hàng ngồi, từ trái sang) tại Pa-ri. Ảnh tư liệu

Đối đáp của đồng chí Xuân Thủy với đối phương có lúc nhẹ nhàng mà sâu sắc. Trong các cuộc họp, thường các trưởng đoàn đứng lên đi ra trước sau khi họp xong. Nhưng có lần trưởng đoàn Mỹ Ha-ri-man không ra trước mà đứng lại chờ để đồng chí Xuân Thủy ra trước. Sau đó, Ha-ri-man nói, hôm qua tôi ra trước rồi thì hôm nay có đi có lại nên hôm nay ông đi ra trước. Trưởng đoàn Xuân Thủy “đốp” lại ngay, cái “đi” không quan trọng mà vấn đề trong đàm phán về rút quân có đi có lại là không được. Đồng chí Xuân Thủy thường lèo vào cái yêu sách rút quân của Mỹ đối với rút quân ra miền Bắc là “không có đi có lại” rất giỏi. Vì khi đó, trưởng đoàn Ha-ri-man thường hay nhắc câu “có đi có lại” trong vấn đề rút quân, thậm chí có những lần nói luôn bằng tiếng Việt.

Anh em ngoại giao vẫn đánh giá Trưởng đoàn Xuân Thủy là Nhà ngoại giao nhân dân vì đồng chí rất giỏi về hoạt động hữu nghị và tranh thủ dư luận. Đồng chí đã khéo léo tranh thủ được hai nước anh em là Liên Xô và Trung Quốc. Trước và sau những diễn biến quan trọng của cuộc đàm phán, ông thông báo tình hình cho cả hai nước, nghe ý kiến của họ nhưng vẫn giữ vững tính độc lập, tự chủ của mình.

Trưởng đoàn Xuân Thủy rất “khỏe” tiếp xúc, gặp gỡ ngoại giao. Ông lại là nhà thơ nên ăn nói rất khéo. Ở Pa-ri, gần như không có tối nào ông rảnh rỗi. Tối này thì tiếp đại sứ Liên Xô, tối kia ông lại mời cơm đại sứ Hung-ga-ri, rồi đến gặp gỡ các nhà ngoại giao của các nước xã hội chủ nghĩa, hay đi thăm nhà Việt kiều... Suốt gần 5 năm đàm phán ở Pa-ri, trong khi Mỹ 4 lần thay đổi trưởng đoàn thì đồng chí Xuân Thủy vẫn được giao trọng trách trưởng đoàn từ đầu đến cuối.

Tay nghề “nhà phẫu thuật”

Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ là người nổi tiếng “cương, nhu” rõ ràng. Tới mức Kít-xinh-giơ có lần phải kêu ca rằng, mình bị Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ coi như học trò khi nói chuyện vì thái độ cứng rắn, dạy bảo. Có lúc Kít-xinh-giơ ca cẩm bảo, ông nói những điều này nhiều rồi, tôi nghe nhiều lần lắm rồi. Vậy là đồng chí Lê Đức Thọ đáp lại ngay, tôi nói nhiều lần nhưng ông chưa thuộc nên phải nhắc lại. Lần khác, Kít-xinh-giơ lại nói: “Ông nói chuyện với tôi mà cứ mắng tôi, thế ông nói chuyện với các đồng nghiệp của ông thì ông có mắng như thế không, họp trung ương, thì ông có mắng như thế không?”. Đồng chí Lê Đức Thọ trả lời: “Xin ngài chớ quá nặng lời. Lúc trình bày với ngài, tôi chỉ nói lên tiếng nói của nhân dân tôi thôi. Làm sao tôi phải mắng đồng nghiệp của tôi, họ có lật lọng như ông đâu”.

Tại một cuộc hội thảo vào năm 2010 của Bộ Ngoại giao Mỹ, Kít-xinh-giơ thừa nhận đã bị đồng chí Lê Đức Thọ mổ xẻ bằng một con dao phẫu thuật rất sắc, với một tay nghề của nhà phẫu thuật. Kít-xinh-giơ phải thốt lên rằng: “Trời đã sinh ra Kít-xinh-giơ sao còn sinh ra Lê Đức Thọ?”. Có lần Kít-xinh-giơ biện bạch là đang nói theo Lê-nin, “một bước tiến hai bước lùi”. Nhưng đồng chí Lê Đức Thọ bác lại ngay: “Lê-nin nói khác, còn ông hiểu khác. Lê-nin nói thật, còn ông không phải”.

Kít-xinh-giơ rất lắm mưu mẹo nhưng chưa lần nào “qua mặt” được Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ. Biết ông hay bị mất ngủ, sức khỏe hạn chế trong các cuộc thương lượng kéo dài thâu đêm, nên Kít-xinh-giơ lợi dụng hay “cò cưa” thảo luận những vấn đề không phải mấu chốt. Cố vấn Mỹ lọc lõi này thường rình tới lúc cuối giờ mệt mỏi mới đưa vấn đề chính ra để bàn vì nghĩ lúc đó ông dễ “ừ”, dễ “gật”. Nhưng chẳng lần nào chúng đạt được ý đồ vì Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ luôn giữ tỉnh táo tới phút cuối cùng và vào những lúc đặc biệt. Để xoa dịu nội bộ và dư luận, trong một phiên đàm phán, Kít-xinh-giơ đề nghị hai bên ký tắt vào những điều đã thỏa thuận để chứng tỏ đàm phán có kết quả như Kít-xinh-giơ đã tuyên bố với báo chí “hòa bình đã ở trong tầm tay”. Nhưng bất ngờ cho Kít-xinh-giơ, ông Lê Đức Thọ kiên quyết bác bỏ việc ký tắt như vậy. Cuối cùng, Kít-xinh-giơ phải nói: “Ông quả là một đối thủ xứng tầm”; “Đàm phán với ông Lê Đức Thọ quả là chơi trò cân não”.

Đồng chí Lê Đức Thọ được chọn sang Pa-ri một phần vì là người dày dạn kinh nghiệm chiến trường, phù hợp để thực hiện chiến lược “đánh-đàm” mà Đảng ta đã lựa chọn. Bác Hồ từng dặn đàm phán phải thận trọng, kiên trì, vững vàng nhưng phải khôn khéo, phải bám sát tình hình chiến sự, phải có chuyên gia quân sự tham gia. Dù bản thân đã là một người rất am hiểu chiến trường, nhưng khi sang Pa-ri, đồng chí vẫn mang theo các chuyên gia quân sự là những tướng lĩnh quân sự của Việt Nam như Hồ Quang Hóa, Nguyễn Đôn Tự. Sau này có thêm đồng chí Đoàn Chương.

Ở Pa-ri, mỗi lần thấy anh em trong đoàn đàm phán nôn nóng vì đàm phán giậm chân tại chỗ, đồng chí Lê Đức Thọ thường nhắc nhở: "Các cậu phải nhớ lời Bác Hồ dặn: “Phải đúng thời cơ như kỹ thuật nấu cơm. Sớm quá thì cơm sống, muộn quá thì cơm cháy". Các cậu vẽ ra bao nhiêu phương án cũng được, càng nhiều càng tốt, nhưng phải nhớ lời Bác: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Cái bất biến là Mỹ phải rút quân, còn quân miền Bắc thì tiếp tục ở lại Nam Việt Nam”.

Nguồn: QĐND
      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | Văn hóa | Childhood, Gia đình | ©phpBB | Free forum support | Liên hệ | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất