Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Từ chuyện “nữ hoàng tên miền” - cô gái bán nhà mua tên miền

GenK - Từng phải bán nhà, ô tô để duy trì những tên miền đã đăng ký, Lê Thúy Hạnh đang sở hữu khoảng 3.000 địa chỉ "hot".

Chuyện kinh doanh tên miền 121227mg4242a

Được giới truyền thông gọi với cái tên “nữ hoàng tên miền”, Lê Thúy Hạnh - Phó tổng giám đốc công ty cổ phần truyền thông trực tuyến Micronet - hiện đang sở hữu khoảng 3.000 tên miền. Trong số đó, có những tên miền .vn của một số ngân hàng lớn như Vietcombank, Agribank, hay một số tên miền được rất nhiều người quan tâm như batdongsan.vn, nguoimau.vn, doanhnghiep.vn...

Chia sẻ về niềm đam mê của mình, chị cho biết, từ lâu nhà nước Việt Nam coi tên miền là tài nguyên quốc gia, có một thời gian nghiêm cấm giao dịch, chuyển nhượng. Tuy nhiên hiện tại, chính sách cấm đã không còn và đang chuẩn bị bước sang giai đoạn hình thành thị trường tên miền Việt Nam.

Vậy tên miền thực sự có ý nghĩa như thế nào trong thời đại số? Tại sao các quốc gia lại giao dịch tên miền với giá hàng triệu USD?

“Tên miền là tài nguyên quốc gia”

Chị Hạnh cho biết, trong khi thị trường tên miền đã trở thành một khái niệm phổ thông tại một số nước phát triển, thì ở Việt Nam, lĩnh vực này mới ở trong giai đoạn khai phá. Người dùng Việt mới chỉ bắt đầu có nhu cầu tìm hiểu về tên miền, trong khi các doanh nghiệp vẫn chưa có những “quy hoạch” chuyên nghiệp về tên miền.

Với Lê Thúy Hạnh, tên miền giống như một thứ tài nguyên quý giá mà nếu mất đi, rất khó có thể lấy lại. Chị cho biết, nếu như các tập đoàn, các công ty lớn trên thế giới chọn cách “bao vây” những tên miền có liên quan đến thương hiệu của họ, thì các công ty Việt gần như chỉ tập trung vào một tên miền duy nhất.

Điều này, theo chị Hạnh, là vô cùng nguy hiểm, bởi chỉ cần một người thiếu hiểu biết nào đó đăng ký sử dụng tên miền có liên quan, sau đó phát tán những thông tin sai sự thật về công ty, hậu quả của nó sẽ là khôn lường. Theo chị, tên miền cũng giống như móng nhà. Nếu như móng không chắc, việc nâng cấp ngôi nhà sau này, chính là xây dựng nội dung trên website, là điều vô cùng khó khăn. Do đó, những người như chị đóng vai trò như một kiến trúc sư ảo, quy hoạch những tên miền đó theo một trật tự hợp lý, gìn giữ thứ mà chị gọi là “tài nguyên”, tránh để chúng lọt vào tay các đối tác nước ngoài, sau đó bị thổi giá lên rất cao.

Lê Thúy Hạnh đưa ra một ví dụ điển hình cho tinh thần chuyên nghiệp, tự bảo vệ thương hiệu trên môi trường Internet là tập đoàn Temasek Holdings, một cơ quan thuộc bộ phận đầu tư của chính phủ Singapore. Trước khi thâm nhập thị trường Việt Nam, họ đã đăng ký hàng trăm tên miền .vn với chi phí hàng trăm triệu đồng.

Theo chị Hạnh, tên miền không chỉ có ý nghĩa với doanh nghiệp, mà còn đặc biệt quan trọng với quốc gia. Ví dụ như, tên miền của các thành phố lớn, địa danh lịch sử, tên của các vĩ nhân, tên của các tập đoàn lớn… Đó là những tài sản của Việt Nam. Đó cũng là lý do tại sao tên miền  Korean.com  được giao dịch với giá lên tới 5 triệu USD.

Nhắc đến chủ đề kinh doanh tên miền, chị Hạnh thừa nhận đây là một lĩnh vực kinh doanh siêu lợi nhuận nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Chẳng hạn với một tên miền liên quan đến xe đạp điện, bán rẻ cũng được khoảng 50 triệu đồng, trong khi chị chỉ mất khoảng hơn một triệu tiền đăng ký và duy trì tên miền đó trong khoảng một năm.

Tuy nhiên, cũng có những thời điểm, chị phải bán cả nhà, cả ô tô để có số tiền khoảng một tỷ đồng mỗi năm để duy trì những tên miền đã đăng ký. Lê Thúy Hạnh cho biết, đó là những thời điểm chị phải chịu áp lực ghê gớm, bởi rất có thể chính những tên miền mà chị cho là rất có giá trị đó sẽ chẳng có ý nghĩa gì.

“Mọi người gọi tôi là nữ hoàng tên miền”

Một buổi trò chuyện ngắn với Lê Thúy Hạnh đã giúp gợi mở thêm một số điều thú vị về người phụ nữ trẻ được mệnh danh là “nữ hoàng tên miền” này.

- Danh hiệu "nữ hoàng tên miền" gắn bó với chị từ khi nào?

-  Bắt đầu từ năm 2009, khi tôi tham dự một câu lạc bộ mang tên “Sống với đam mê”. Đến lượt mình lên giới thiệu về bản thân cũng như công việc hiện tại, có một anh bạn bỗng dưng giới thiệu “đây là nữ hoàng tên miền”. Tôi thấy cái tên đó cũng lạ và hấp dẫn.

Sau đó, chính anh bạn, giờ là chủ tịch một hiệp hội bất động sản tại Hà Nội, đã đi giới thiệu với mọi người về “nữ hoàng tên miền”. Từ đó, bạn bè, giới truyền thông, báo chí đều gọi tôi là “nữ hoàng tên miền”.

- Thời điểm đó, chị sở hữu bao nhiêu tên miền?

-  Khoảng gần 2.000.

- Có những thời điểm chị ăn cùng tên miền, ngủ cũng tên miền, còn hiện tại thì sao?

-  Tên miền đóng vai trò là một chiếc chìa khóa quan trọng để mở cánh cửa Internet, cũng là mảnh đất màu mỡ nhưng chưa nhiều người khám phá, hoặc khám phá đến giữa chừng thì bỏ cuộc. Đó là một tài nguyên, tài sản số. Không chỉ mình tôi, các cộng sự của tôi đều “ăn tên miền, ngủ tên miền”. Trước đây như vậy, bây giờ vẫn vậy.

Chuyện kinh doanh tên miền 121227mg4246b

- Người ta nói, đầu tư tên miền cũng giống như đầu tư bất động sản. Chị thấy ý kiến đó thế nào ?

-  Tên miền, bất động sản, vàng bạc, hay bất cứ thứ gì khác đều là một mặt hàng kinh doanh. Chúng đều có những tính chất giống nhau, đều vận động theo quy luật của thị trường. Nếu như bất động sản đang ở trong giai đoạn chững lại thì thị trường tên miền tại Việt Nam mới chỉ trong giai đoạn “khám phá” và có rất nhiều tín hiệu tích cực.

Nhiều giao dịch đã được thực hiện. Giá trị giao dịch lớn lên đến hàng chục ngàn USD. Những câu hỏi như tên miền là gì, tên miền có vai trò gì đang được đặt ra ngày một nhiều. Nhiều câu lạc bộ tên miền đã được hình thành và thảo luận sôi nổi trên Internet.

- Tên miền đắt giá nhất mà chị từng bán có giá bao nhiêu?

-  Đã từng có người đặt giá 2 tỷ đồng cho một tên miền của tôi. Tên miền đó là gì thì tôi xin phép được giữ bí mật.

- Ngoài biệt danh "nữ hoàng tên miền", người ta còn gọi chị với biệt danh nào khác?

-  Ngoài “nữ hoàng tên miền”, người ta còn gọi tôi là “cô gái tiếp thị số”. Bản thân tôi cũng cảm thấy rất hạnh phúc vì biệt danh này. Nếu như 5 năm trước đây, hầu như chưa ai chú ý đến lĩnh vực tiếp thị số thì hiện tại, người người nhà nhà đều quan tâm đến tiếp thị số và cách xây dựng thương hiệu cá nhân trên mạng. Đó là bước đầu xây dựng hình ảnh, uy tín và sự cam kết trên thế giới Internet.  

Sắp tới, tôi chú trọng tới truyền thông cho việc xây dựng môi trường tôn trọng bản quyền số tại Việt Nam. Bởi khi và chỉ khi có bản quyền số, thì các doanh nghiệp làm ăn trên môi trường Internet mới tồn tại và phát triển bền vững được.

- Có những rào cản gì trong việc kinh doanh tên miền tại Việt Nam hiện tại?

-  Nếu như các nước phát triển đã có đầy đủ những cơ chế, chính sách về việc kinh doanh tên miền thì tại Việt Nam, chúng ta vẫn còn thiếu rất nhiều những sự định hướng, những quy định một cách rõ ràng. Do đó, tôi và những người kinh doanhtên miền nói chung đều đang hoạt động một cách “cầm chừng” để chờ đợi một thứ gì đó rõ ràng hơn.

- Nữ hoàng tên miền trong công việc khác gì so với một Lê Thúy Hạnh của gia đình?

- Tôi không cho rằng có sự khác biệt ở đây. Không giống như một số người, tôi không tách biệt gia đình và công việc. Tôi muốn có một sự hài hòa và sống thật với bản thân mình tại mọi thời điểm.

Theo Infonet
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

... và xu hướng chi bạc tỉ để lấy lại tên miền .com

(VTC News) - Bkav chính thức mua lại với giá 2.3 tỷ đồng và đưa vào sử dụng tên miền quốc tế Bkav.com, nhiều "đại gia" công nghệ khác tại Việt Nam cũng đã tính đến việc chi mạnh tay để lấy lại tên miền quốc tế liên quan đến thương hiệu của mình.

Chuyện kinh doanh tên miền Img41510

Bkav mua lại tên miền bkav.com để khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường quốc tế
Ngày 4/1/2012, Tổng giám đốc Công ty Bkav Nguyễn Tử Quảng cho biết Bkav đã đàm phán mua lại thành công tên miền Bkav.com từ một công ty từ Mỹ với giá 2,3 tỉ đồng, một con số quá khủng khiếp nếu như bạn biết rằng chỉ cần bỏ ra khoảng 10 USD (khoảng 205.000 đồng hiện nay) vào là có thể sở hữu tên miền này ở bất cứ thời điểm nào khi chưa có ai đăng kí.

Mặc dù vậy, có muộn vẫn còn hơn không, việc tên miền Bkav.com liên quan đến thương hiệu Bkav được sử dụng sẽ đem lại nhiều lợi thế cho Bkav, nhất là trong bối cảnh công ty đang hướng ra phát triển trên thị trường thế giới.

Hiện tại, sản phẩm mới và có tiếng nhất của Bkav trong ứng dụng dành cho di động là Bkav Mobile Security đã được đưa lên Android Market với phiên bản tiếng Anh và tiếng Việt dành cho người dùng Android toàn cầu.

Thời gian gần đây rộ lên vấn đề hàng loạt công ty có thương hiệu trong lĩnh vực công nghệ của Việt Nam bị mất tên miền quốc tế. Viettel.com bị một người ở Mỹ mua từ năm 1997, FPT.com bị mua từ năm 1995, còn tên miền Bkav.com bị mua từ năm 2001. Hai nhà mạng lớn khác là Vinaphone và Mobifone cũng bị mất tên miền quốc tế .com

Theo ông Quảng, vào thời điểm cách đây hơn 10 năm Bkav không nghĩ tới việc có thể đưa thương hiệu ra toàn cầu, do đó Công ty đã không mua tên miền quốc tế mà chỉ mua tên miền trong nước Bkav.com.vn. “Mãi tới năm 1997 Việt Nam mới kết nối Internet, nền kinh tế lại chưa phát triển, trong hoàn cảnh đó doanh nghiệp chưa thể nghĩ đến toàn cầu. Có lẽ đây cũng là lý do mà các thương hiệu khác của Việt Nam đã để mất tên miền quốc tế”, ông Quảng nói.

Nên mua tên miền sớm

Theo ông Nguyễn Tử Quảng, doanh nghiệp Việt nên ý thức được tầm quan trọng của tên miền quốc tế để tránh phải bỏ ra một cái giá lớn về sau, khi tầm phát triển của công ty đã vượt ra ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Cái giá mà Bkav phải trả là khá đắt, nhưng là rất cần thiết và đáng giá cho sự phát triển của thương hiệu Bkav trên toàn cầu.

Một trong những doanh nghiệp lớn khác là Công ty Cổ phần Netnam đã bị một người nước ngoài mua tên miền quốc tế netnam.com, nhưng việc đàm phán mua lại đang gặp nhiều khó khăn, do đối tác đưa ra cái giá khá cao và rủi ro về vấn đề đăng kí lại chủ sở hữu khi mua lại tên miền.

Hiện Viettel và Vinaphone cũng đang rất muốn mua lại tên miền của mình, nhiều cá nhân hoặc công ty nước ngoài sở hữu tên miền .com liên quan đến các hãng công nghệ lớn ở Việt Nam đang có nhiều động thái "ép" doanh nghiệp trong nước phải mua lại, bằng cách trỏ tên miền vào những nội dung "nhạy cảm".

Cũng trong một số trường hợp tương tự, nhiều hãng lớn nước ngoài khi kinh doanh tại thị trường Việt Nam lại để mất tên miền .com.vn và .vn, tiêu biểu là Ebay và HSBC, hiện cả hai đều đã mua lại được tên miền Việt Nam liên quan đến thương hiệu của mình, nhưng cái giá phải trả được cho là "không hề nhỏ".

Công ty công nghệ nổi tiếng Apple cũng vừa phải mua lại icloud.com với cái giá lên tới 4.5 triệu USD (tương đương với 94.5 tỉ đồng).

Dự đoán, trong năm 2012 sẽ diễn ra nhiều cuộc thương thảo tiền tỉ để mua lại tên miền quốc tế của doanh nghiệp trong nước, theo Nguyễn Trọng Khoa - người sở hữu khoảng 700 tên miền quốc tế liên quan đến thương hiệu Việt, đã có vài Tập đoàn Bất động sản lớn trao đổi với anh về việc mua lại tên miền.com mà anh đã nhanh tay sở hữu.

Trong bối cảnh có quá nhiều bài học về sự mất tên miền đem lại và ý thức trong việc cần thiết phải sở hữu tên miền quốc tế, nhiều doanh nghiệp đang tích cực đăng kí tên miền quốc tế để đảm bảo cho việc phát triển thương hiệu của mình.

Thành Lương
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

... đến chuyện "ông hoàng tên miền" Nguyễn Trọng Khoa trao trả toàn bộ tên miền, cúi đầu từ bỏ cuộc chơi

GenK - Một năm trước, Nguyễn Trọng Khoa xuất hiện trên khắp các mặt báo không phải với thành tích kinh doanh cũng chẳng phải nghiên cứu ra điều gì hấp dẫn mà nhờ tin tức về cuộc gặp với CEO, Chủ tịch của Facebook Mark Zuckerberg. Đa phần xuýt xoa nhưng những người hiểu chuyện đều chỉ cười khẩy. Anh Huỳnh Kim Tước, đại diện Facebook tại Việt Nam không xác nhận tin trên mà buông thõng một câu bình luận "anh chỉ có thể nói rằng bạn đó (Khoa - ND) làm PR rất tốt".

Chuyện kinh doanh tên miền 121227theboxkhoakhoa
Từ sau sự kiện mà Mark và bạn gái sang Việt Nam nghỉ lễ, Khoa Nguyễn được mọi người đặt cho cái tên: ông hoàng tên miền. Đáng tiếc là trong 1 năm qua, "ông hoàng" này làm thì ít mà đi gây hấn, đe dọa người khác thì nhiều. Quả thật, cho dù theo dõi khá sát sao làng ICT Việt nhưng tôi chưa thấy đóng góp nào của "ông hoàng" này. Tất cả những thông tin dính đến Khoa Nguyễn đều là những vụ hoặc là lùm xum, hoặc là một vài 'tấn thuốc nổ' từ những phát ngôn đao to búa lớn nhưng khiến cho không ít người cau mày.

Bạo miệng và một năm đầy sóng gió

Nói theo cách của ông bà ta là "miệng nam mô bụng một bồ dao găm". Với lý lẽ quen thuộc: "bảo vệ thương hiệu Việt", "nâng cao sự hiểu biết của doanh nghiệp với tầm quan trọng của tên miền", Khoa tự cho mình quyền đăng ký những tên miền dạng .com của những thương hiệu, địa danh, sản phẩm nổi tiếng của Việt Nam. Khoa lý luận là để đảm bảo an toàn cho các tên miền này khỏi bị rơi vào tay... nước ngoài.

Có điều, bảo vệ không chưa đủ, Khoa Nguyễn còn muốn mọi người sợ chơi. Trung Nguyên không chịu mua tên miền, ông hoàng liền trỏ thẳng tên miền này sang site của đối thủ lớn nhất của Trung Nguyên. Ngay lập tức, bên "được lợi" Starbuck cũng lên tiếng khẳng định không có liên quan gì tới vụ việc này. Tháng 8 vừa rồi, Sohanews là nạn nhân tiếp theo.

Chuyện kinh doanh tên miền 121226theboxNguyen20Trong20Khoa
Phòng trường hợp nạn nhân không chịu "bảo vệ" Khoa quyết định dẫn toàn bộ các nạn nhân về những trang web nóng hoặc về trang của đối thủ cạnh tranh trực tiếp như trường hợp của Trung Nguyên.

Cuối năm nay, có lẽ ông Khoa tính "làm cú lớn". Khoa đòi tiền "bảo vệ tên miền" của Eurowindows 50.000 USD (khoảng 1 tỷ đồng). Tất nhiên, Eurowindows chẳng phải tay vừa, thay vì lằng nhằng với Khoa Nguyễn, họ đưa vụ việc ra công an. Tất nhiên, ông hoàng của chúng ta bị triệu tập lên công an. Buổi chiều lên làm việc, tối về anh vẫn lên Facebook "chém gió" với thái độ rất tự tin. Chưa rõ về nội dung buổi làm việc của "người bảo vệ tên miền" với các chiến sỹ công an nhưng đến hôm qua, ông trùm này đã ngoan ngoãn giao nộp các tên miền còn lưu giữ.

Chuyện kinh doanh tên miền 121226theboxgiay20moi-86e66
Nhớ lại một chút, năm ngoái Khoa Nguyễn đã từng khoe về việc mình đang sở hữu những tên miền mà theo Khoa là trị giá hàng chục tỷ đồng và có "doanh nhân nước ngoài" đã trả cả tỷ đồng để sở hữu tài sản của Khoa. Cho đến nay vẫn chưa ai rõ danh tính của vị đại gia này nhưng theo nhiều người, vị đại gia này ra đời chỉ một mục đích duy nhất, PR và giúp Khoa bán được tên miền.

Rút lui trong tủi nhục và thất bại

Rõ ràng năm nay không phải là một năm tốt với "ông trùm tên miền". Tất cả những hành động trong năm khiến người ta hiểu về bản chất và cách làm việc của con người này và ngày càng ít người nghe những lý lẽ kiểu "con cua" của ông trùm tên miền. Tôi có thể điểm qua một số: trỏ tên miền đối phương về trang web nóng - vì trang đó đâu có bị chặn nên trỏ thoải mái, ở Ý có rồi nên chả phải tôi nhái (sohanews)...

3 thất bại liên tiếp vì gặp những đối thủ quá rắn mặt: Trung Nguyên, VCCorp và EuroWindows thực sự là 3 trái đắng khó nuốt cho Khoa. Và trái đắng cuối cùng có vẻ quá đắng nên ông trùm, có lẽ đang chuẩn bị rời bỏ cuộc chơi siêu lợi nhuận (nhưng chưa ai thấy lợi nhuận đâu).

Sohanews bị 'ông trùm tên miền' Khoa Nguyễn chơi xấu:

Hét giá cả tỷ đồng, 'trùm tên miền' có nguy cơ hầu tòa:

Hét giá cả tỷ đồng, 'trùm tên miền' bị mời về đồn:

Nguyễn Trọng Khoa thừa nhận trỏ tên miền Eurowindow về trang sex:
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Có hay không thị trường mua bán tên miền tại Việt Nam?

Chỉ cần bỏ ra chưa tới 1 triệu đồng để đăng ký và duy trì tên miền trong một năm, nếu gặp khách, số tiền bán lại (nếu là tên miền đẹp) sẽ lên đến con số hàng tỉ đồng.

Tài nguyên quốc gia đang được rao bán công khai và làm giàu cho nhiều cá nhân, nhưng Trung tâm Internet VN (VNNIC) - đơn vị được Bộ Bưu chính - viễn thông giao cấp phát tên miền - lại cho rằng rất khó phát hiện tình trạng đầu cơ, buôn bán tên miền.

Thực tế thì sao?

Không mấy khó khăn để truy ra những TM đang bị rao bán. Chỉ cần vào trang tìm kiếm www.google.com.vn và gõ cụm từ “bán tên miền” là có thể tìm được hàng loạt website rao bán.

Tại địa chỉ www.raobandomain.com , có tới 2.490 tên miền được rao bán, gồm cả những tên miền VN (“đuôi” .vn) và các tên miền quốc tế. Qua một hồi tìm kiếm, chúng tôi có trong tay 50 tên miền của VN do VNNIC cấp phát đang bị rao bán.

Những tên miền tiền tỉ

150.000 USD (khoảng 2,38 tỉ đồng) là giá tên miền 365.com.vn được rao bán trên trang web www.raobandomain.com.vn . Không dám chắc đây là tên miền VN đắt giá nhất nhưng đó là tên miền có giá bán cao nhất trong số 50 tên miền chúng tôi tìm thấy. Theo thông tin cung cấp từ website của VNNIC (www.vnnic.net.vn ), tên miền này thuộc chủ sở hữu là Công ty cổ phần Cung cấp dịch vụ thông tin (ISSC).

Tại VN, qui định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet (bao gồm tên miền) ghi rõ “nghiêm cấm việc chuyển nhượng, cho thuê, bán lại tài nguyên Internet dưới bấy kỳ hình thức nào”.

Giải thích về điều này, ông Phạm Hồng Hải, vụ trưởng Vụ Viễn thông (Bộ Bưu chính - viễn thông), cho biết do tên miền là tài nguyên quốc gia nên việc kinh doanh tên miền bị coi là trái pháp luật.


Tên miền 365.com.vn hiện chỉ hoạt động dưới một website sơ sài thông báo nội dung chương trình nhắn tin trúng thưởng xe BMW do ISSC tổ chức. Người rao bán 365.com.vn ghi tên Nguyen Hoang Long, điện thoại liên lạc là 0904.286xxx. Tên miền này được chủ nhân quảng cáo là “vô cùng phù hợp với trang tin tức hoặc mọi trang về thương mại điện tử. Chắc chắn hay hơn http://www.24h.com.vn vì một năm có 365 ngày liên tục, liên tục, liên tục”.

Bấm điện thoại gọi vào số máy trên, người nhấc máy xưng tên Linh (?) nhưng thừa nhận mình đang rao bán tên miền 365.com.vn. Linh cho biết đã có một số người liên hệ và trả giá 120.000 USD nhưng anh chưa đồng ý bán. Anh này cũng nói chủ thể đăng ký tên miền này là ISSC nhưng đưa rao bán thì không thể đăng tên công ty. Khi chúng tôi ngỏ ý muốn mua tên miền này, Linh nói giá bán có thể hạ so với giá rao nhưng không thể thấp hơn 120.000 USD.

Linh còn nói nếu có ý định mua thì mail vào địa chỉ nhadautu@gmail.com chứ không nên gọi điện thoại vì “nội dung câu chuyện của chúng ta hôm nay, chỉ cần lệnh của công an, họ có thể in ra giấy và chúng ta nói với nhau những gì thì không cãi được nữa. Mua bán tên miền nguy hiểm lắm nhưng khéo một tí là được”.

Ngoài 365.com.vn, còn có trangtinvietnam.com.vn được rao bán với giá 150.000 USD. Người rao là Nguyễn Việt Dũng, Trung tâm giải pháp mạng và khắc phục nhanh sự cố máy tính Protect, điện thoại 04.7870xxx và 0983.081xxx.

Tên miền này, theo đăng ký tại VNNIC, do Công ty Quảng cáo chuyên nghiệp đứng tên. Ngoài ra, trong số 50 tên miền chúng tôi ghi lại, có một số tên miền khác được rao bán với giá cao như tên miền lafarge.com.vn (120.000 USD) do bà Phạm Thị Ngọc Hân là chủ thể đăng ký nhưng người rao bán là Phung.

DS (email liên lạc là han.pham@vnn.vn ); tên miền showbiz.com.vn (100.000 USD) do ông Nguyễn Ngọc Vũ đăng ký, người rao bán không nói tên, chỉ ghi ABC, nhưng cho số điện thoại liên lạc là 0904.438xxx.

Một số tên miền có giá dưới 100.000 USD gồm hopcho.com.vn (50.000 USD, người rao bán: Pham Sanh Tai, điện thoại: 0905.217xxx), muavang.net.vn (30.000 USD, Vinh Do, 0989.989xxx), myphamonline.com.vn (20.000 USD, Đỗ Huy Cảnh, 04. 8464xxx), 7eleven.com.vn (15.000 USD, Nguyễn Anh Vũ, 0912. 009xxx), vienthong.com.vn (10.000 USD, Do Hoang Diep, 0904. 307xxx)…

Đăng ký để đầu cơ

Xem qua danh sách những tên miền bị rao bán có thể thấy rất nhiều TM do một người rao bán và nhiều tên miền được đăng ký trùng với tên các công ty, các tổ chức hoặc các ngành nghề kinh doanh, thể hiện rõ chủ đích đầu cơ của người đăng ký. Thậm chí trên tin rao bán, chủ nhân tên miền lafarge.com.vn không giấu giếm ý định bán lại tên miền này cho Tập đoàn vật liệu xây dựng Lafarge khi thẳng thừng tuyên bố họ biết Lafarge đang xây dựng các nhà máy ximăng tại Nhơn Trạch (Đồng Nai).

Lê Vũ Hoàng ( hoang.le@vnsi4h.com ) là chủ sở hữu bốn tên miền rao bán, trong đó có ba tên miền được rao bán dưới tên Trịnh Hải Ngọc (098.996xxx) gồm boeing.com.vn (2.000 USD, dành cho hãng máy bay), kaspersky.com.vn (1.000 USD, dành cho Công ty bảo mật Kapspersky nổi tiếng thế giới), zonelabs.com.vn (1.000 USD, dành cho một công ty bảo mật khác là Zonelabs) và mcafee.com.vn (700 USD, dành cho một hãng diệt virus).

Nguyen The Phu (0989.112xxx) rao bán tên miền tuanchau.com.vn (500 USD) cho người có nhu cầu xây dựng web quảng bá du lịch về Tuần Châu (Quảng Ninh). Đoàn Hải Anh (0903.229xxx) rao bán tên miền dnhanam.com.vn (10.000 USD) và quảng cáo đây là website của Hội Doanh nghiệp tỉnh Hà Nam...

Bên cạnh những tên miền bị rao bán đã được đăng ký tại VNNIC, có không ít tên miền không thấy trong danh sách đăng ký tại VNNIC nhưng cũng đã bị rao bán như shophangdoc.com.vn (400 USD), shopquatang.com.vn (1.000 USD), kientrucnhaxinh.com.vn (1.000 USD), mobileone.com.vn (850 USD).

Tuy nhiên, dù không có tên trong danh sách đăng ký tại VNNIC nhưng mobileone.com.vn lại đang là một website hoạt động liên quan đến kinh doanh điện thoại di động.

Khi chúng tôi thắc mắc về việc tại sao rao bán những tên miền chưa được đăng ký ở VNNIC, Nguyễn Trường Minh (điện thoại: 0918.501xxx), người rao bán bốn tên miền trên, khẳng định đó là những tên miền đã đăng ký, đồng thời nói sẽ kiểm tra lại thông tin tại VNNIC.

Chúng tôi cũng phát hiện tên miền eoffice.com.vn của Trung tâm An ninh mạng (Đại học Bách khoa Hà Nội) bị rao bán với giá 1.000 USD. Hỏi chủ rao bán là Nguyễn Thành Biên (điện thoại: 0904.140xxx) mới biết tên miền đó đã được bán cho Trung tâm An ninh mạng với giá 500 USD hồi cuối năm ngoái nhưng tin rao bán chưa được gỡ xuống!

Trong khi đó, ông Nguyễn Lê Thúy, giám đốc VNNIC, lại cho rằng rất khó phát hiện việc đầu cơ, buôn bán tên miền (?). Không biết khó thế nào chứ với những gì đang diễn ra trên mạng, chỉ có thể là cố tình làm ngơ chứ không thể không phát hiện được tình trạng đầu cơ tên miền. Ít nhất thì VNNIC cũng nắm được danh sách những tổ chức, cá nhân nào đã đăng ký số lượng tên miền nhiều nhất và bao nhiêu tên miền trong số ấy được đưa vào hoạt động.

Theo qui định, 60 ngày sau khi cấp phát, tên miền không được hoạt động sẽ bị VNNIC thu hồi. Ông Thúy thừa nhận mới chỉ có 45% trong tổng số khoảng 14.000 tên miền đang hoạt động.

Như vậy, số tên miền còn lại hiện đang nằm trong tay những kẻ đầu cơ, trừ những doanh nghiệp đăng ký tên miền để giữ chỗ hoặc đăng ký nhiều TM để bảo vệ thương hiệu.

Tài nguyên quốc gia đang làm lợi cho những kẻ đầu cơ. Nhưng VNNIC - cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý, giám sát, thúc đẩy, hỗ trợ việc sử dụng tài nguyên Internet tại VN - lại đang làm ngơ trước tình trạng này.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

...nhưng mua bán tên miền: không dễ ăn!

TT - Nhiều người đã và đang đổ tiền bạc, thời gian để theo đuổi giấc mộng làm giàu từ tên miền vốn là thương hiệu hoặc tên họ của một tổ chức, cá nhân khác.

Chuyện kinh doanh tên miền 49888310
Một sàn giao dịch tên miền

Chuyện kinh doanh tên miền 49888410
Tên miền phamnhatvuong.com được rao bán hơn 2,4 tỉ đồng
“Chỉ cần chịu khó suy nghĩ và tìm tòi thông tin một chút trên Internet, bạn có thể tìm ra những tên miền tiềm năng có thể đem lại cho bạn hàng trăm triệu đồng”; “Những người kinh doanh tên miền chỉ cần có tầm nhìn xa một chút, họ sẽ chủ động biết được trong tương lai dạng tên miền nào có thể đầu cơ”... Đó là những lời mô tả tưởng chừng rất đơn giản của nhiều người tham gia đầu cơ tên miền.

Hàng trăm vụ tranh chấp tên miền
Theo thống kê từ Trung tâm Trọng tài quốc tế VN (VIAC), số lượng các vụ kiện tranh chấp tên miền được giải quyết qua trung tâm này ngày càng tăng lên rõ rệt. Nếu như năm 2003 chỉ có 16 vụ kiện thì đến năm 2006 đã tăng lên 36 vụ, năm 2010 vừa qua đạt số lượng cao nhất với 63 vụ tranh chấp tên miền. Tổng số vụ kiện được VIAC giải quyết trong năm năm gần đây (2006-2010) là 235 vụ. Đó là chưa kể rất nhiều vụ việc chủ thể hợp pháp của tên miền vì ngại các thủ tục pháp lý đã chấp nhận thỏa thuận ngầm mua lại với giá cao.
Giấc mộng tên miền

Chỉ cần vào Google và tìm kiếm cụm từ “mua bán tên miền”, người dùng ngay lập tức nhận được hàng triệu kết quả về chủ đề này. Hàng trăm website rao bán hàng chục ngàn tên miền Internet với đầy đủ các lĩnh vực đang hoạt động rất sôi động. Giá rao bán tên miền cũng rất đa dạng, từ vài trăm đến hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn USD.

Trong đó, một website đang rao bán tên miền phamnhatvuong.com (trùng tên ông Phạm Nhật Vượng - người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam 2010) với giá khởi điểm 120.000 USD (hơn 2,4 tỉ đồng).

Bên cạnh đó còn có các tên miền: trandinhlong.com (trùng tên ông Trần Đình Long - chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát) được rao với giá 100.000 USD (hơn 2 tỉ đồng); nguyendinhkhoa.com (trùng tên ông Nguyễn Đình Khoa - tổng giám đốc Công ty bất động sản Mekong Land) 60.000 USD (hơn 1,2 tỉ đồng); huynhuydung.com (trùng tên ông chủ khu du lịch Đại Nam, Bình Dương) 50.000 USD và nhiều tên miền khác.

Người đăng ký và quản lý các tên miền trên là Trần Quốc Dũng, ở TP.HCM. Giải thích lựa chọn đầu tư của mình, ông Dũng cho biết: “Việc sử dụng họ tên cá nhân làm các website riêng đang là xu hướng của những người nổi tiếng trên thế giới”. Việc hét giá quá cao cho các tên miền trên theo ông Dũng thì “cái gì hiếm phải có giá cao, như vậy mới xứng đáng với những tên miền riêng này”. Ông Dũng cho biết “đang nuôi vài chục tên miền” như trên.

Trong quá trình tìm hiểu về thị trường tên miền hiện nay, chúng tôi đã quen N. hiện là nhân viên của một công ty dịch vụ công nghệ thông tin khá nổi tiếng tại VN. N. có bốn năm kinh nghiệm đầu tư tên miền và tỏ ra khá am hiểu thị trường này. N. cho biết hiện nay có rất nhiều công ty, cá nhân tham gia đầu tư vào thị trường tên miền, “tổng số lượng là vô số, trong đó có người chỉ sở hữu vài tên miền và chờ cơ hội đến nhưng cũng có rất nhiều người đổ tiền nuôi hàng trăm, thậm chí hàng ngàn tên miền trong nhiều năm”. Khi cơ hội đến, lợi nhuận đem lại từ việc bán một tên miền là rất lớn.

Tranh chấp

Chính sự “đi tắt đón đầu” này đã dẫn đến nhiều vụ tranh chấp khi tổ chức, cá nhân phát hiện đã có người dùng thương hiệu, họ tên của mình để đăng ký tên miền. Bà Trần Tố Loan, giám đốc truyền thông Tập đoàn kinh tế Internet Micronet, nhận định: “Trong khi các doanh nghiệp, tổ chức tại VN vẫn chưa nhận thức được vai trò quan trọng của tên miền trong nền kinh tế mạng thì các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước đã nhanh tay đăng ký trước, đến khi doanh nghiệp có nhu cầu kinh doanh hay quảng bá thương hiệu trên Internet đi đăng ký mới biết tên miền đã bị đăng ký rồi”.

Ông Trần Minh Tân, phó giám đốc Trung tâm Internet VN (VNNIC), cho biết khi VNNIC lần đầu cấp phát tên miền .vn cũng từng diễn ra tình trạng rất nhiều chủ thể thuộc diện ưu tiên đã chủ quan không lo đăng ký, người khác nhanh chân hơn đăng ký mất để rồi sau đó xảy ra tranh chấp.

Tuy nhiên, theo bà Loan, sự chậm chân mới chỉ là nguyên nhân đầu tiên dẫn tới các vụ tranh chấp tên miền liên quan tới nhãn hiệu hàng hóa, các tổ chức, doanh nghiệp xảy ra dồn dập như thời gian qua.

Nguyên nhân thứ hai là do các tổ chức, doanh nghiệp không thực hiện chính sách “bao vây” khi đăng ký. Nhiều người cho rằng chỉ cần một tên miền để xây dựng website cho doanh nghiệp là đủ và bỏ ngỏ tên miền với các đuôi còn lại hoặc những tên miền có cách viết, cách đọc tương tự. Nhận thức phiến diện này tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức khác đăng ký những tên miền còn sót lại để đầu cơ hoặc sử dụng vào những mục đích không chính đáng.

Đến khi doanh nghiệp nhận thấy những thiệt hại vì không đăng ký đầy đủ hoặc hay tin các tên miền đó bị sử dụng vào mục đích xấu gây tổn hại cho doanh nghiệp mới bắt đầu khiếu nại để giành lại tên miền. Điển hình cho sự chủ quan, lơ là của các chủ thể trong việc đăng ký tên miền tại VN có thể kể đến như: eBay chỉ đăng ký ebay.vn mà bỏ qua ebay.com.vn; Bitis đã đăng ký bitis.com.vn và bitis-vn.com.vn nhưng bỏ qua bitis.vn...

Một nguyên nhân nữa dẫn đến tranh chấp tên miền là do sự quản lý lỏng lẻo của chủ thể tên miền. Khi tên miền đến hạn duy trì, chủ thể không đóng phí duy trì sẽ bị thu hồi tên miền và các cá nhân, tổ chức khác có cơ hội đăng ký tên miền đó.

Còn nhiều kẽ hở

Vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay là cơ may lấy lại tên miền thuộc sở hữu hợp pháp của mình nhưng đã bị cá nhân, tổ chức khác “nhanh chân” chiếm giữ. Luật sư Trần Vương Thảo, Đoàn luật sư TP.HCM, cho biết: “Việc đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền sẽ bị xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, nghĩa là có thể bị kiện và không giữ được tên miền đó nữa”.

Khi xảy ra tranh chấp tên miền, luật sư Lê Thành Kính, trưởng văn phòng luật sư Lê Nguyễn (Đoàn luật sư TP.HCM), cho biết chủ thể phải có những tài liệu chứng minh tên được dùng trong tên miền có liên quan trực tiếp đến thương hiệu, sản phẩm hay một cái gì đó riêng của họ, chẳng hạn tên thương hiệu, sản phẩm đã được đăng ký bảo hộ kinh doanh; họ đã dùng tên đó cho kinh doanh hay sản phẩm từ lâu và phổ biến...

Tuy nhiên hiện nay quy định pháp luật về đăng ký tên miền và pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa lại không thống nhất với nhau. Trong khi đó nguyên tắc đăng ký tên miền hiện hành lại là “đăng ký trước được cấp phát trước”. Điều này khiến việc đăng ký tên miền trở nên dễ dãi, người dùng chỉ việc trình chứng minh nhân dân là có thể đăng ký được tên miền.

Đây chính là căn nguyên dẫn đến tình trạng tranh chấp tên miền. “Trong khi đáng lẽ nên có quy định chủ thể phải trình giấy tờ chứng minh được tên miền đó thuộc về mình. Điều này sẽ ngăn chặn việc một số cá nhân, tổ chức trục lợi dựa trên tên miền của người khác” - luật sư Kính đề nghị.

Theo quy định giải quyết tranh chấp tên miền, hiện nay Trung tâm Trọng tài quốc tế và tòa án đang là những đơn vị đảm nhiệm việc giải quyết các tranh chấp tên miền. Tuy nhiên các cơ quan này chỉ giải quyết các tranh chấp đã xảy ra. Thực tế có rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức muốn lấy lại tên miền nhưng vì ngại thủ tục pháp lý nên đã chấp nhận thỏa thuận ngầm mua lại tên miền như một loại hàng hóa.

Trong khi đó luật vẫn chưa có quy định cụ thể về việc mua bán, chuyển nhượng tên miền. Điều này dẫn đến sự không minh bạch trong việc đăng ký và sở hữu tên miền, gây ra nhiều rủi ro cho cả hai bên.

Dễ trắng tay

Khi bàn về thị trường tên miền hiện nay, một chuyên gia công nghệ thông tin nhận định những người đầu tư vào tên miền hoàn toàn có thể thực hiện được giấc mơ tỉ phú, bởi chỉ cần bán vài tên miền là có thể kiếm hàng tỉ đồng. Thế nhưng thực tế không phải ai cũng có cơ hội thành công.

Như trường hợp của N., sau bốn năm ròng rã theo đuổi nuôi các tên miền, cuối cùng chàng thanh niên này phải chấp nhận... bỏ cuộc chơi bởi “vừa tốn tiền vừa quá nản”. N. cho biết từng nuôi khoảng 20 tên miền, trong đó có tên miền saigonbank.vn và tinnghiabank.net. Đây là tên miền của hai ngân hàng ở TP.HCM. N. tiết lộ: “Dân như chúng tôi đều biết những kỹ thuật để ép khách hàng mua tên miền của mình. Chúng tôi thậm chí còn dùng thủ thuật trỏ tên miền của mình vào website của một ngân hàng đối thủ và đăng trên các trang quảng cáo, rao vặt, rao bán... nhằm kích họ mua lại tên miền. Vậy mà các ngân hàng đó chẳng thèm ngó ngàng gì tới làm chúng tôi nản”. N. đúc kết: “Việc đầu cơ không dễ chút nào và đôi khi còn phải chấp nhận trắng tay”. Ngay cả như ông Dũng - người đang sở hữu những tên miền khá tiềm năng - cũng thừa nhận đây chỉ là một cuộc chơi may rủi.

Đặc biệt với các cá nhân, công ty “ôm” nhiều tên miền trong tay thì áp lực phải bán được tên miền càng lớn. Thế nhưng vì tên miền không phải là hàng hóa có thể bán được ngay như gạo, thịt nên các công ty “ôm” luôn phải tìm mọi cách... buộc khách hàng chấp nhận mua lại tên miền.
ĐỨC THIỆN
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

... lỡ tên miền bị chiếm quyền sở hữu có lấy lại đuợc không?

Việc 2 website của Việt Nam vừa bị hacker chiếm tên miền một cách dễ dàng cho thấy lỗ hổng lớn trong hoạt động bảo mật website ở nước ta.

Chỉ trong đêm 27/10/2012, 2 website khá lớn tại Việt Nam là diadiem.com và vozforums.com đã bị hacker tấn công và chiếm được quyền nắm giữ tên miền. Và việc không sử dụng tên miền Việt (đuôi.vn) đã khiến 2 website này có nguy cơ mất tên miền vĩnh viễn.

Chuyện kinh doanh tên miền Img-1311

Website diadiem.com đã bị hack mất tên miền và hacker còn ghi rõ là tên miền này đang được rao bán
(ảnh chụp màn hình lúc 15 giờ ngày 27-10)
Chiếm quyền sở hữu tên miền

Sáng 27/10, khi truy cập website www.diadiem.com, chúng tôi nhận thấy giao diện trang chủ website đã bị thay đổi hoàn toàn. Trên trang chủ để lại là những dòng chữ bằng tiếng Hoa và tiếng Anh như “Copyrights © 2002 - 2011 www.ChinaHacker.com All Rights Reserved… Hacker Union For China V 6.22. Từ những dòng chữ này, có thể đặt ra nghi vấn website diadiem.com đã bị hacker Trung Quốc hack hoặc cũng có thể hacker đã tung thông tin giả mạo để đánh lạc hướng cộng đồng mạng.

15 giờ ngày 27/10, khi truy cập diadiem.com, trang chủ hiện lên thông báo "This domain name is available for sale" có nghĩa là "Tên miền này hiện sẵn sàng để bán". Tìm hiểu tại dịch vụ kiểm tra tên miền whois.net, chúng tôi nhận thấy tên miền này đã bị thay đổi chủ sở hữu vào ngày 26/10. Hiện chủ sở hữu của tên miền diadiem.com là một người nước ngoài và đăng kí địa chỉ tại Singapore.

Cũng vào rạng sáng 27/10, trang web vozforums.com - một diễn đàn công nghệ thông tin có tiếng hiện nay tại Việt Nam - cũng thông báo đã bị hack mất tên miền, khi truy cập trang này thì bị chuyển hướng sang website tinhte.vn. Toàn bộ thông tin quản trị tên miền vozforums.com đã bị đổi sang chủ sở hữu khác. Kiểm tra tại whois.net, chúng tôi nhận thấy tên miền này đã bị thay đổi chủ sở hữu vào ngày 26/10.

Như vậy, hacker đã tận dụng thời gian lúc nửa đêm khi người quản trị của các website đang say giấc để tiến hành tấn công và thay đổi quyền sở hữu tên miền dễ dàng. Điều này cho thấy hacker đã nghiên cứu rất kĩ trước khi ra tay.

Quản lý và bảo vệ quyền quản lý tên miền - vấn đề pháp lý

Chiều 27/10, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Ngô Diệu Đường, phụ trách kĩ thuật website diadiem.com, xác nhận website này đã bị hacker chiếm quyền điều khiển tên miền. Theo ông Đường, hacker đã tấn công từ ngày 25/10 và lấy được mật khẩu của e-mail đăng kí thông tin tên miền của diadiem.com. Sang ngày 26/10, hacker đã sử dụng e-mail, mật khẩu cùng thông tin đăng kí tên miền đã đánh cắp được để chuyển quyền sở hữu tên miền sang một nhà cung cấp dịch vụ khác với tên chủ sở hữu mới. Hiện website diadiem.com đang làm việc với nhà cung cấp dịch vụ tên miền gốc để tìm cách lấy lại diadiem.com. Trong thời gian này, diadiem.com chuyển sang sử dụng tên miền phụ là diadiem.vn.

Cùng ngày, ông Bạch Thành Trung, thành viên Ban Quản trị vozforums.com, cho biết ban quản trị chưa rõ lí do trang web vozforums bị hack. "Chúng tôi đang thực hiện các thủ tục pháp lí để tìm cách lấy lại tên miền, thời gian có thể sẽ mất khoảng 2 tuần" - ông Trung nói. Hiện website này đã được chuyển sang sử dụng tên miền phụ là forums.voz.vn.

Rõ ràng, 2 vụ mất tên miền này một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc quản lí thông tin, sở hữu tên miền còn rất lỏng lẻo của nhiều website Việt Nam hiện nay. Theo các chuyên gia an ninh mạng, do những website nói trên đăng kí tên miền tại nước ngoài mà không phải là tên miền Việt Nam (đuôi .vn) nên mới bị đánh cắp dễ dàng như vậy.

Chuyên gia bảo mật Hoàng Ngọc Diêu, quản trị diễn đàn HVAOnline, hiện đang làm việc tại Tập đoàn Tài chính Suncorp của Úc, cho rằng đánh cắp tên miền là phương pháp tấn công phổ biến hiện nay. Tính bảo mật của tên miền phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự bảo mật của registrar (đăng ký), mức độ an toàn của hòm thư đăng kí tên miền...

Nếu hòm thư đăng kí tên miền bị mất cắp thì nguy cơ tên miền ấy cũng bị mất cắp là rất cao. Tên miền bị mất cắp phần lớn do thủ thuật phishing, xss... chủ yếu là tổ hợp tấn công vào người dùng nhẹ dạ hoặc gần đây phương thức cài trojan và keylogger để đánh cắp mật mã (password) cũng đã bắt đầu phổ biến.

Cách bảo vệ quyền quản lý tên miền

Để bảo mật tên miền, theo ông Hoàng Ngọc Diêu, nên chú trọng các điểm sau: Chọn một registrar có uy tín (về vấn đề bảo mật và xử lí hành chính). Một registrar càng lớn, có công cụ quản lí trên web càng phức tạp thì cơ hội bị lỗ hổng bảo mật càng nhiều.Nếu tên miền có giá trị quan trọng đối với doanh nghiệp, nên sử dụng chọn lựa quản lí trực tiếp mặt đối mặt (in person) thay vì qua web. Tất cả mọi thay đổi trên tên miền chỉ nên được thực thi khi có giấy tờ chứng minh chủ quyền. Tên miền nên luôn luôn áp dụng tình trạng "Registrar Lock", không nên để ở trạng thái "OK".

Ngoài ra, tuyệt đối không dùng hòm thư miễn phí (như Yahoo!, Gmail... ) để đăng kí tên miền. Nếu không có chọn lựa nào khác, nên dùng Gmail và sử dụng tính năng 2 lớp mật khẩu xác thực của Gmail để bảo vệ hòm thư của mình. In ra các giao dịch đăng kí tên miền hoặc tải về và lưu trong một USB nào đó để cất kĩ rồi xóa trọn toàn bộ thông tin liên quan đến việc đăng kí tên miền trong hòm thư Gmail.

Theo dõi thường xuyên tình trạng của tên miền qua tiện ích Whois. Nếu tình trạng tên miền bị thay đổi (ví dụ như từ "Registrar Lock" chuyển sang "OK", hoặc e-mail dùng để đăng kí tên miền bị thay đổi) thì cảnh báo ngay qua e-mail hoặc SMS.

Nguồn : thietkeweb-seo
Thích0Báo xấu0

Gửi một tin nhắn lên tường.

Gửi báo cáo lỗi về bài viết này.

      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Chuyện kinh doanh tên miền Tenmie10

Trong kinh doanh, việc xây dựng thương hiệu rất quan trọng. Nhiều doanh nghiệp (DN) đã bỏ chi phí rất lớn để làm thương hiệu, trong đó có việc truyền thông, marketing... Khi mạng internet mới sơ khai ở nước ta, nhiều DN chưa chú trọng đến việc bảo vệ tên miền của mình, cho đến khi internet phát triển thì nó trở nên có giá và họ phải chạy vạy mua lại.

Đăng ký kiểu “bao vây”

Ông Trần Lê Minh Nhật, Tổng Giám đốc Công ty VINA Design, cho biết khi nghĩ tới bảo vệ thương hiệu trên internet, những người làm marketing thường chủ trương đăng ký tên miền theo kiểu “bao vây” để không ai có thể gây nhầm lẫn với thương hiệu của mình. Tuy nhiên, đi theo hướng này thì chi phí bỏ ra sẽ khá lớn. Giả sử DN Abc chuyên lĩnh vực thiết kế trang web dùng tên miền Abc.vn làm thương hiệu chính thì theo phương thức “bao vây”, cần đăng ký các tên miền sau: Abc.vn, Abc.com.vn, Abc.com, Abc.net, Abc.org... (theo dạng đuôi mở rộng phổ biến); Abc, congtyAbc, congty-Abc,congtythietkewebAbc, dichvuthietkewebAbc, Abcgroup, Abcnjsc, Abcholding, Abc-holding... (theo dạng cấu trúc chữ)...

Theo ông Nhật, hiện trên mạng internet có nhiều công cụ khác mạnh mẽ hơn tên miền để bảo vệ thương hiệu của DN. “Công ty Samsung đã thắng kiện trong vụ tranh chấp tên miền samsungmobile.vn và samsungmobile.com.vn. Tuy nhiên, sau khi thắng kiện, DN này không hề mua lại tên miền đó. Nhưng nếu cá nhân hay tổ chức nào mua tên miền này và có những hành động làm ảnh hưởng đến thương hiệu Samsung thì sẽ bị kiện và chắc chắn sẽ thua” - ông Nhật dẫn chứng.

Trong trường hợp này, Samsung đã dùng một công cụ rất mạnh để bảo vệ thương hiệu của mình đó là Luật Sở hữu trí tuệ. Khi thương hiệu đã được bảo hộ sở hữu trí tuệ thì bất cứ cá nhân hay tổ chức nào có hành vi gây nhầm lẫn đối với thương hiệu là đã vi phạm pháp luật.

Chỉ cần 1-2 tên miền

Ông Lê Hải Bình, Phó trưởng đại diện Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam Chi nhánh phía Nam, cho rằng tên miền không phải là giá trị lớn nhất của DN trên internet. Sự thành công của một trang web phụ thuộc vào ít nhất 4 yếu tố sau: tên miền, máy chủ hosting, nội dung và quảng bá trang web. Trong đó, nội dung và quảng bá là hai yếu tố quan trọng nhất, ảnh hưởng đến 70% - 80% sự thành công của công việc kinh doanh trên internet, còn tên miền chỉ đóng góp từ 10% - 15%. “Một sản phẩm/thương hiệu của DN chỉ cần sử dụng 1-2 tên miền. Trong trường hợp tên miền trực tiếp liên quan đã bị đăng ký mất, chúng ta nên cẩn thận phân tích giữa con số 10% - 15% đóng góp của tên miền với số tiền bỏ ra để quyết định có mua lại hay không” - ông Bình phân tích.

Nhưng dẫu sao, tên miền vẫn là một công cụ trong chuỗi các hoạt động xây dựng thương hiệu cho DN và một khi công nghệ thông tin phát triển từng ngày thì giá trị của tên miền sẽ còn tăng cao. Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm sao quản lý được tên miền một cách tốt nhất để tài nguyên quốc gia này được sử dụng hữu ích. Muốn vậy, các cơ quan chức năng phải lấp kín những lỗ hổng pháp lý trong việc quản lý cũng như chống việc đầu cơ tên miền.

      
LQ2
LQ2 Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 547

Danh vọng : 1176

Uy tín : 51

"Cướp" trắng trợn tên miền đẹp sau khi đã cam kết giữ hộ khách hàng

Chủ đề đang thu hút mọi sự chú ý của cộng đồng SEO Việt Nam.

Ngày hôm qua, trên Idichvuseo, một diễn đàn chuyên về SEO, xuất hiện bài viết tố cáo doanh nghiệp dịch vụ "nuốt" trắng trợn tên miền sau khi khách hàng đăng ký giữ chỗ. Với tên miền khá độc trong ngành SEO, vụ việc nhanh chóng thu hút toàn bộ sự chú ý của cộng đồng.

Chuyện kinh doanh tên miền Screen-shot-2013-06-25-at-1-04-09-pm-1372140265839
Thành viên đăng bài có nickname "dienlanhdonga" cho biết anh đang sở hữu   đã đăng ký thành công dịch vụ giữ chỗ (backorder) cho tên miền seo.edu.vn. Trên thực tế, đây có thể coi là một trong những tên miền Việt Nam đẹp nhất đối với những cơ sở đào tạo SEO. Chính vì sở hữu tên miền đẹp và độc nên chủ nhân đã đăng ký dịch vụ giữ chỗ (backorder) tại Công ty Cổ phần iNET để đảm bảo quyền sở hữu khi tên miền hết hạn.

Chuyện kinh doanh tên miền Screen-shot-2013-06-25-at-1-06-34-pm-1372140453311
Mỗi một tên miền đều có vòng đời của nó. Khi tên miền hết hạn, không được gia hạn, nó sẽ rơi vào trạng thái tự do. Backorder tên miền cho phép bạn đặt chỗ để đăng ký tên miền khi tên miền được tự do. Dịch vụ này giúp cho người có nhu cầu thực sự sẽ có cơ hội được sử dụng những tên miền phù hợp mà trước đó nó được sở hữu bởi người khác.

Theo phản ánh của thành viên dienlanhdonga thì sau khi anh này thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với bên iNET để công ty này backorder domain trên cho anh, và đã nhận được xác nhận của iNET về việc sẽ thực hiện giữ chỗ tên miền, thì đến ngày 24/6/2013 khi kiểm tra lại thông tin, thành viên này mới tá hoả khi biết tên miền mình đăng ký gia hạn bị chính Công ty Cổ phần iNET đăng ký lại.

Chuyện kinh doanh tên miền 6-1372139722577
Chuyện kinh doanh tên miền 1372143003197
Nội dung email trao đổi được thành viên dienlanhdonga chụp lại.

Chuyện kinh doanh tên miền 7-1372139793172
Nhân viên iNET đã xác nhận thông tin chuyển khoản và việc sẽ giữ chỗ cho tên miền seo.edu.vn
Được biết, iNET cũng đang có hoạt động liên quan đến dạy và học SEO. Nhiều ý kiến của cộng đồng mạng đổ dồn nghi ngờ vào việc có hay không chuyện iNET nhận tiền sau đó "nuốt" nguyên tên miền của khách hàng về làm của riêng?

Chuyện kinh doanh tên miền 8-1372139841337-c20e5
Thông tin sở hữu tên miền seo.edu.vn hiện tại
Hiện cho tới nay chưa có bất kỳ thông tin phản hồi chính thức nào từ phía iNET. 

Để độc giả hiểu rõ hơn quy trình, chúng tôi đã tìm hiểu và được biết khi một tên miền hết hạn sử dụng, chủ sở hữu sẽ được đơn vị cung cấp dịch vụ thông báo. Sau khi hết hạn từ 4 tới 20 ngày, tên miền đó sẽ trong trạng thái "treo" (hold) theo quy định của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), trong thời gian đó, người sở hữu cũ hoàn toàn có thể gia hạn thêm thời gian sử dụng cho tên miền của mình.

Nếu sau 20 ngày, chủ sở hữu cũ không gia hạn tên miền thì tên miền mới rơi vào trạng thái "tự do" được sẽ được cung cấp cho các đơn vị, cá nhân khác nếu có đơn đăng ký.

Điểm bất hợp lý ở đây là chủ sở hữu tên miền seo.edu.vn không nói tới vấn đề có thông báo gia hạn dịch vụ từ nhà cung cấp, và tên miền trên cũng không nằm trong trạng thái "treo" khi hết hạn hợp đồng. Nếu không có thông tin chính thức trả lời người dùng, rất có thể các công ty đăng ký tên miền lại Việt Nam sẽ mất uy tín trong mắt khách hàng.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này trong thời gian tới.

Cập nhật: Thành viên dienlanhdonga không phải là chủ sở hữu trước đây của tên miền nói trên.

Tuấn Ori - Theo Trí Thức Trẻ | 25/06/2013 - 13:51
      
North
North Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 493

Danh vọng : 974

Uy tín : 3

Hét giá 10 tỷ đồng, “vua tên miền Việt Nam” có nguy cơ hầu tòa?

Theo luật sư Phạm Thành Long: Ngân hàng Đại chúng Việt Nam (PVcombank) hoàn toàn có thể kiện người sở hữu 3 tên miền gây nhầm lẫn nếu thỏa mãn 3 điều kiện.

PVcombank đang quản trị thương hiệu theo kiểu "Made in Vietnam"?

Có thể nói, thương hiệu được xem là tài sản vô hình, nó có thể chiếm hơn 60% giá trị tài sản của công ty .Khi uy tín thương hiệu càng cao, giá trị thương hiệu càng lớn. Việc các tập đoàn đa quốc gia đổ nhiều tiền vào chiến lược marketing nhằm quảng bá hình ảnh, giúp thương hiệu của mình mạnh hơn, định vị trong tâm trí người tiêu dùng sẽ tỷ lệ thuận với lượng khách hàng sử dụng dịch vụ hay sản phẩm đó rất nhiều.

Ông David Nguyễn, từng là chuyên viên tư vấn khối khách hàng doanh nghiệp JP Mogan Bank Úc nhận xét: “Quản lý tốt tên thương hiệu mình là 1 bài toán khó cho các doanh nghiệp nhưng có những quy tắc quản lý bất biến mà các doanh nghiệp nội vẫn cứng cổ không chịu thừa nhận mình đã không làm hoặc làm sai”.

Ông David Nguyễn đưa ra ví dụ về vấn đề bản quyền thương hiệu của các doanh nghiệp. Ở các tập đoàn đa quốc gia, khi họ hoạch định chiến lược thương hiệu, họ luôn xác định rõ ràng đó là tài sản có giá trị nhất, nên cấp thiết họ luôn phải bảo vệ hình ảnh sản phẩm hay thương hiệu bằng cách đăng ký tên thương hiệu và bằng sáng chế của họ ở mọi quốc gia mà họ hướng tới.

Chuyện kinh doanh tên miền 1-pvcombank-ten-mien-ngan-hang-sohanews9-1c6de-1388636184455

PVcombank - ngân hàng có tổng tài sản 100.000 tỷ đồng này đang đối mặt với nhiều rủi ro trong quản trị thương hiệu.
Điển hình như trường hợp của Apple khi cho ra đời sản phẩm Ipad new, Apple đặt tên này để tạo ra sự khác biệt cho các các sản phẩm sau khi Steve Jobs rời ghế CEO mà không phải là Ipad 3 như mọi người vẫn nghĩ. Trong khi có 1 người đã đang ký tên thương hiệu Ipad 3 dù không phải tên sản phẩm chính của mình nhưng CEO vẫn kiện để đòi lại quyền lợi sử dụng tên Ipad.

Khách hàng nước ngoài biết tới Legendee cofee của Trung Nguyên, nhưng khi vào website trên thì lại thấy đăng sản phẩm của Starbucks - hãng coffee đang cạnh tranh trực tiếp với Trung Nguyên tại Việt Nam. Điều này đã gây hiểu lầm cho sản phẩm và hình ảnh của Trung Nguyên rất nhiều.

Nguyễn Trọng Khoa cũng từng gây sóng gió rất nhiều khi lấy đi tên miền eurowindowholdings.com của Tập đoàn Eurowindow. Khi cả 2 không tìm được tiếng nói chung trong chuyện mua bán thì Tập đoàn này đã phải nhờ tới cơ quan có thẩm quyền để giải quyết với Khoa nhưng bất thành vì luật pháp Việt Nam chỉ cấm mua bán tên miền có đuôi.vn chứ không thể cấm mua bán tên miền quốc tế.

Gần đây, một ngân hàng khác cũng bị Nguyễn Trọng Khoa đăng ký mất một số tên miền có liên quan tới ngân hàng của mình. Đó là Ngân hàng Đại chúng Việt Nam của Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam, có website chính thức là PVcombank.com.vn. Ông Khoa đã đăng ký một số tên miền, trong đó có 3 tên miền khác gần tương tự với nhãn hiệu của ngân hàng này, dễ gây hiểu nhầm cho khách hàng gồm VietnamPublicBank.com, VPComBank.com, NganHangDaiChungVietnam.com.

Đáp lại cho sự nhắc nhở của báo giới và sự e ngại của người dùng thì ngân hàng này lại tuyên bố 3 tên miền này không có liên quan tới ngân hàng mình. Và ngân hàng Đại chúng cũng không có ý định lấy 3 tên miền này về dù Nguyễn Trọng Khoa đã có nhã ý tặng lại.

Theo ông David Nguyễn, điều này đã đặt ra câu hỏi lớn: “Nếu có đối tượng nào đó mua lại và dùng nó để làm xấu đi thương hiệu của ngân hàng này trong ngành tài chính thế giới thì sẽ thế nào? Nếu đối tượng nào đó dùng nó để lừa đảo và khai thác thông tin khách hàng của ngân hàng trên để rút tiền thì sẽ ra sao? Và ai là người chịu trách nhiệm cho những vấn đề trên? Hay ngân hàng này lại đổ lỗi cho khách hàng không chú ý tới nhận diện thương hiệu của ngân hàng trên?”.

Hiện tại, "trùm" tên miền Nguyễn Trọng Khoa đang rao bán 3 tên miền có liên quan tới ngân hàng PVcombank với mức giá 10 tỷ đồng.

Chuyện kinh doanh tên miền 2-pvcombank-ten-mien-ngan-hang-sohanews7-1c6de-1388636182447

"Trùm" tên miền Nguyễn Trọng Khoa đang rao bán 3 tên miền có liên quan, gần giống nhãn hiệu của ngân hàng Đại chúng VN, với mức giá 10 tỷ đồng.
Hét giá 10 tỷ đồng, trùm tên miền có nguy cơ bị kiện
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề trên, luật sư Phạm Thành Long (Văn phòng Luật Gia Phạm – 133 Thái Hà – Hà Nội) cho biết: Việc tên miền trùng tên nhãn hiệu trên thực tế đã xảy ra rất nhiều.

Ngân hàng Đại chúng Việt Nam (PVcombank) hoàn toàn có thể khởi kiện Nguyễn Trọng Khoa và khả năng thắng là có, nhưng cần đảm bảo 3 điều kiện:

Thứ nhất, PVcombank phải đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho thương hiệu của mình tại Việt Nam cũng như Thế giới, tức là có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan tới nhãn hiệu, đồng nghĩa với việc nhãn hiệu phải đăng ký trước.

Thứ hai, nhãn hiệu trùng và gây nhầm lẫn với tên miền thì phải xem tên miền đó đăng ký vào thời gian nào, nó là tên miền loại gì. Trong trường hợp của ngân hàng PVcombank nêu trên, tên miền của Nguyễn Trọng Khoa là .com, đây là tên miền cấp 1, cấp quốc tế (Top-level Domain - TLD) thuộc cơ quan chủ quản là Công ty quản lý tên và số hiệu cấp phát Internet (Internet Corporation for Assigned Names and Numbers, viết tắt là ICANN). Cơ quan tổ chức quản lý tên miền này có một quy chế thống nhất để giải quyết tranh chấp tên miền quốc tế, đồng thời cũng là luật giải quyết tranh chấp tên miền. Tổ chức ICANN này lại thuộc sở hữu của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO. Cơ quan giải quyết tranh chấp tên miền sẽ là cơ quan trọng tài thuộc WIPO.

Thứ ba, PVcombank cần chứng minh việc cá nhân Nguyễn Trọng Khoa chiếm hữu tên miền thương hiệu trùng lắp gây nhầm lẫn với thương hiệu mình là hành vi cạnh tranh không lành mạnh và ảnh hưởng không tốt đến thương hiệu.

“Khi thỏa mãn 3 yếu tố này, phía ngân hàng mới có quyền yêu cầu hủy hoặc chuyển đổi tên miền gây nhầm lẫn của Nguyễn Trọng Khoa. Yêu cầu cơ quan trọng tài của WIPO làm trọng tài giải quyết việc này. Còn nếu website của anh Khoa quảng bá hoặc đăng tải một thông tin khác không liên quan gì tới ngân hàng thì không sao cả” – luật sư Long nhấn mạnh.

Theo Phương Nhi
Soha.vn
      
DuyHung
DuyHung Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1260

Danh vọng : 2272

Uy tín : 32

Mua bán, chuyển nhượng tên miền sẽ bớt rủi ro từ ngày 1/9/2014

Chuyện kinh doanh tên miền 00524710

Rủi ro khi giao dịch ngầm

Bấy lâu nay, các giao dịch mua bán, chuyển nhượng tên miền thường diễn ra trong thị trường ngầm. Vì không công bố công khai các giao dịch mua bán, chuyển nhượng tên miền nên rất nhiều người mua không có giá tham chiếu, không biết giá trị giao dịch thực sự của tên miền mình muốn mua. Rất nhiều tên miền đã và đang được mua bán, chuyển nhượng với giá hơn 10.000 USD.

"Trở thành nhà đăng ký tên miền quốc gia Việt Nam từ tháng 10/2012, nhiều tên miền đẹp đã có người khác đăng ký rồi, chúng tôi cũng đã và đang phải mua lại những tên miền có giá hơn 20.000 USD để sử dụng", ông Nguyễn Trọng Thơ, Tổng Giám đốc Công ty iNet cho biết trong cuộc trao đổi mới đây với ICTnews.

Khi người mua không có cơ sở tham chiếu giá thì đương nhiên khó tránh khỏi chuyện bị người bán “thổi” giá quá xa so với giá trị thực. Hiện rất khó có thể biết chính xác tên miền có giá trị cao nhất được giao dịch tại thị trường Việt Nam với mức giá là bao nhiêu.

Về phía các nhà đầu tư tên miền, trong bối cảnh giao dịch mua bán, chuyển nhượng tên miền phải diễn ra trong thị trường ngầm, thì họ cũng phải đối mặt với không ít rủi ro. Theo một nhà đầu tư tên miền, “bấy lâu nay, rất nhiều người ở Việt Nam vẫn cho rằng đầu tư tên miền là hành động xấu, việc mua bán, chuyển nhượng tên miền .vn đều diễn ra theo kiểu lén lút. Đã có những nhà đầu tư tên miền vô tình có hành động gây hiểu lầm và nhanh chóng bị quy chụp là tống tiền”.

Đầu tư tên miền không phải chuyện dễ bởi số vốn bỏ ra để đầu tư kinh doanh tên miền của nhiều nhà đầu tư rất lớn. Bà Lê Thúy Hạnh, Phó Tổng Giám đốc Công ty Micronet đã từng “bật mí” với ICTnews rằng hơn 7 năm qua đã đầu tư hơn 3.000 tên miền, mỗi năm phải chi tới 1,5 tỷ đồng để duy trì số lượng lớn tên miền này, chưa kể những khoản chi phí khác như lãi suất, nhân sự...

Trong khi đó, nhu cầu mua tên miền tại Việt Nam còn thấp, dẫn đến cung vẫn đang lớn hơn cầu rất nhiều, nhà đầu tư nếu không “trường vốn” thì không thể trụ chân trên thị trường lâu dài. Có thể liệt kê các nhà đầu tư kinh doanh tên miền vào danh sách các nhà đầu tư mạo hiểm.

Sau 1/9/2014 sẽ bớt lo

Quyết định số 38/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc đấu giá quyền sử dụng kho số viễn thông và tên miền Internet, có hiệu lực từ ngày 1/9/2014, đang nhen lên niềm hy vọng mới cho các nhà đầu tư kinh doanh tên miền cũng như các tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua bán, chuyển nhượng tên miền tại Việt Nam.

“Quyết định này sẽ giúp cho thị trường tên miền tại Việt Nam phát triển tốt hơn. Các giao dịch mua bán, chuyển nhượng tên miền sẽ được thực hiện công khai thông qua sàn giao dịch. Mọi người có thể biết được mặt bằng giá chung cũng như giá trị của những tên miền của cùng lĩnh vực hoặc tên miền gần giống nhau”, ông Nguyễn Trọng Thơ nhận xét.

Khi tên miền được công nhận là một loại tài sản có thể mua bán sòng phẳng, thì sau mỗi giao dịch, người bán tên miền có trách nhiệm đóng thuế, và Nhà nước sẽ có thêm một khoản thu vào ngân sách. Các doanh nghiệp, người mua tên miền cũng sẽ dễ dàng giải trình khoản chi phí mua tên miền như các chi phí khác trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, việc mua bán, chuyển nhượng tên miền sẽ vẫn phải đối mặt với rủi ro khi thủ tục pháp lý chưa thực sự thuận tiện và phù hợp. “Đơn cử hiện tại, việc giao dịch tên miền rất khó khăn. Muốn chuyển từ chủ cũ sang chủ mới thì chỉ có mỗi một cách là hủy đăng ký tên miền đi và đăng ký lại. Khi đó có rủi ro rất lớn. Rất nhiều trường hợp đã bị mất tên miền khi người bán đã hủy đăng ký nhưng người mua chưa kịp đăng ký lại thì đã bị người khác đăng ký tranh mất”, ông Nguyễn Trọng Thơ dẫn chứng.

Để có thể mở rộng thị phần và doanh số cho lĩnh vực kinh doanh tên miền, các nhà đăng ký tên miền cùng các đơn vị liên quan như Trung tâm Internet Việt Nam VNNIC, Bộ TT&TT cần đẩy mạnh hơn hoạt động tuyên truyền quảng bá về việc ứng dụng, khai thác giá trị kinh doanh của tên miền. Nếu vẫn chỉ quanh quẩn giao dịch bởi vài trăm nhà đầu tư tên miền với nhau thì vẫn sẽ khó có sự khởi sắc cho thị trường tên miền tại Việt Nam.

Google "đi buôn" tên miền với dịch vụ mới Google Domains:

Theo ICTnews
      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất