Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Chuyển đến trang : 1, 2, 3, 4  Next

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 4 trang]

Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Đây là Bộ sưu tâp hình ảnh các loại vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến của chiangshan (quansuvn) được Cruise biên tập lại để tiện tra cứu.

Danh mục:

Lưu ý : Để dễ đối chiếu, các bạn cần biết

Mỹ dùng đơn vị inch nên một số loại vũ khí cũng được gọi theo cỡ nòng như M30, M50... Nếu qui đổi 1 inch tương đương 2,54 cm ta thấy:

- Đại liên 30 (M60) = 0,30 inch = 7,62 mm
- Trọng liên M50 = 0,50 inch = 12,7 mm

Nhưng để phân biệt vũ khí của VN, TQ, LX hay Mỹ người ta thường phân biệt bằng cỡ nòng chính xác ra ly (mi-li-mét) có hơi khác nhau

- VN, TQ, LX có cối 60 - Mỹ có cối 61
- VN, TQ, LX có cối 82 - Mỹ có cối 81
- VN, TQ, LX có cối 100, 120 - Mỹ có cối 106,7
- VN, TQ, LX có súng 12ly7 - Mỹ có súng 12ly8

Vũ khí của VN thường dùng chữ K (kiểu), TQ thường dùng chữ 式 (thức), Mỹ thường dùng chữ M (model) và tiếng Anh là T (type).

* Nguồn tự luận
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

THỐNG KÊ VŨ KHÍ ĐƯỢC QĐNDVN SỬ DỤNG TRONG KCCP 1945-1954
I. VŨ KHÍ CÁ NHÂN

1. Tiểu liên

a) Tiểu liên MAS-38 (Pháp)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến Mas38_10

Cỡ đạn : 7,65x20mm
Dài : 635mm
Nặng : 2,87/3,56kg
Băng đạn : 32 viên
Tầm bắn hiệu quả : 50-100m

Tiểu liên MAS kiểu 1938 (MAS-38) do nhà máy vũ khí Saint-Etienne phát triển, năm 1938 được chấp nhận đưa vào biên chế và bắt đầu được sản xuất từ 1939. Năm 1940, quân đội Đức chiếm đóng Pháp đã tiếp tục sản xuất MAS-38 để trang bị cho mình và cho quân Pháp Vichy.

MAS-38 là 1 trong những kiểu tiểu liên chính được quân đội viễn chinh Pháp sử dụng ở Đông Dương trong thời kỳ đầu của chiến tranh. QĐNDVN thu và sử dụng lại súng này với tên gọi "tiểu liên Mát".


b) Tiểu liên MAT-49 (Pháp)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến Mat49_10

Cỡ đạn : 9x19mm
Dài : 404/660mm
Nặng : 3,6/4,17kg
Băng đạn : 32 viên
Tầm bắn hiệu quả : 100m

Tiểu liên MAT kiểu 1949 (MAT-49) do nhà máy vũ khí Tulle, được chấp nhận đưa vào biên chế năm 1949 và bắt đầu sản xuất hàng loạt từ 1950.

MAT-49 là tiểu liên chính trong các đơn vị Pháp ở Đông Dương trong giai đoạn sau của chiến tranh. Trong chiến đấu QĐNDVN tịch thu MAT-49 với số lượng lớn và sử dụng chúng làm 1 trong những tiểu liên chính của mình dưới tên gọi "tiểu liên Tuyn (Tulle)".

[i]Bình luận ngoài lề : MAT-49 còn là tiểu liên chính của các ...đoàn làm phim VN khi làm về KCCP, kể cả bối cảnh là thời 1945-1948.


c) Tiểu liên Sten (Anh)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến Sten_m10

Cỡ đạn : 9x19mm
Dài : 900mm (MkII)
Nặng : 3,48kg (MkII)
Băng đạn : 32 viên
Tầm bắn hiệu quả : 50-100m

Tiểu liên Sten do R.V.Shepard và H.J.Turpin thiết kế và phát triển ở nhà máy vũ khí Enfield năm 1940, bắt đầu sản xuất hàng loạt từ năm 1941 và được trang bị làm tiểu liên chính của quân đội Anh trong CTTG 2 với nhiều phiên bản.

Trong giai đoạn đầu chiến tranh ở Đông Dương, quân đội Pháp sử dụng khá nhiều tiểu liên Sten do Anh cung cấp. Đối với QĐNDVN, một số ít Sten đầu tiên do OSS cung cấp năm 1945, nhưng chủ yếu là tịch thu từ quân Anh-Pháp. Nhiều xưởng quân giới VN cũng tự sản xuất Sten nhưng chỉ với số lượng hạn chế.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

d) Tiểu liên MP-40 (Đức)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến Mp4010

Cỡ đạn : 9x19mm
Dài : 630/833mm
Nặng : 4,03/4,7kg
Băng đạn : 32 viên
Tầm bắn hiệu quả : 100m

Tiểu liên kiểu 1940 (MP-40) do công ty Erma Werke sản xuất hàng loạt năm 1940, trang bị làm tiểu liên chính của quân đội Đức trong CTTG 2.

MP-40 chiến lợi phẩm được Pháp dùng để trang bị cho lính dù và biệt kích ở Đông Dương trong giai đoạn đầu chiến tranh. Một số được QĐNDVN tịch thu và sử dụng lại.


e) Tiểu liên Thompson/Kiểu 36 (Mỹ/TQ)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến Tommy_10

Cỡ đạn : .45ACP (11,43x23mm)
Dài : 852mm (M1928)
Nặng : 4,9kg (M1928)
Băng đạn : 20/30/50/100 viên.
Tầm bắn hiệu quả : 100-150m.

Tiểu liên Thompson do J.T. Thompson thiết kế và đi vào sản xuất hàng loạt từ năm 1921 với nhiều phiên bản. Thompson là tiểu liên chính của quân đội Mỹ trong CTTG 2, đồng thời cũng được trang bị cho nhiều nước đồng minh khác...

Ở Đông Dương, quân đội Pháp sử dụng nhiều tiểu liên Thompson do Anh, Mỹ cung cấp trong giai đoạn đầu chiến tranh. Loại súng này cũng được Mỹ trang bị nhiều cho quân đội "QGVN" của Bảo Đại và giáo phái ở Nam Bộ dùng cho đến giai đoạn cuối. Khá nhiều tiểu liên Thompson được QĐNDVN tịch thu và sử dụng lại, nhất là các đơn vị ở Nam Bộ. Ngoài ra, một số phiên bản do TQ-QDĐ sản xuất với tên gọi Kiểu 36 cũng được CHNDTH viện trợ cho VN sau 1950.


f) Tiểu liên M3 Grease (Mỹ)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến M3_gg210

Cỡ đạn : .45ACP (11,43x23mm)
Dài : 570/745mm
Nặng : 3,7kg
Băng đạn : 30 viên
Tầm bắn hiệu quả : 50m

Tiểu liên M3 do George Hyde và Frederick Sampson thiết kế năm 1942 và sản xuất hàng loạt năm 1943. Đây là loại tiểu liên rẻ tiền hơn nhằm đáp ứng nhu cầu thời chiến của quân đội Mỹ trong CTTG 2.

Tiểu liên M3 được Mỹ trang bị cho quân đội "QGVN" của Bảo Đại và giáo phái ở Nam Bộ. QĐNDVN thu và sử dụng lại loại súng này với tên gọi "tiểu liên Ghít" (chủ yếu là các đơn vị ở Nam Bộ).


g) Tiểu liên PPSh-41/K-50 (LX/TQ)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến Ppsh4110

Cỡ đạn : 7,62x25mm
Dài : 843mm
Nặng : 3,63/4,3/5,45 kg.
Băng đạn : 35/71 viên

Tiểu liên Shpagin kiểu 1941 (PPSh-41) được Georgi Shpagin thiết kế và đi vào sản xuất hàng loạt năm 1941, được trang bị làm tiểu liên chính của Hồng quân LX trong CTTG 2. TQ sản xuất mẫu súng này với tên gọi Kiểu 50 (VN gọi tắt là K-50).

Tiểu liên PPSh-41/K-50 do TQ viện trợ cho VN từ sau năm 1950 và được trang bị làm 1 trong những tiểu liên chính trong các đơn vị chủ lực QĐNDVN. Băng đạn cong 35 viên được sử dụng phổ biến hơn do phù hợp với thể chất của người VN.


h) Tiểu liên Madsen M-50 (Đan Mạch)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến Madsen10

Cỡ đạn: 9x19mm
Dài: 530/800mm
Nặng: 3,17kg
Băng đạn: 32 viên
Tầm bắn hiệu quả: 100m

Tiểu liên Madsen kiểu 1950 do công ty Dansk Industri Syndikat (Đan Mạch) sản xuất, cải tiến dựa trên các phiên bản M-46, M-49, sản xuất từ 1950. Súng đã được xuất khẩu cho nhiều quốc gia trên thế giới.

Ở chiến trường Đông Dương, tiểu liên Madsen M-50 được Pháp trang bị cho một số đơn vị biệt kích GCMA ở Lào, một số được QĐNDVN tịch thu và sử dụng lại.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

2. Súng trường

a) Súng trường Gras (Pháp)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến Fusilg10

Cỡ đạn : 11x59mm
Dài : 1310mm
Nặng : 4,18kg
Ổ đạn : 1 viên

Súng trường Gras kiểu 1874 do Basile Gras thiết kế và là súng trường tiêu chuẩn của quân đội Pháp từ 1874-1886 với nhiều phiên bản. Súng trường Gras đã được quân đội Pháp sử dụng khi xâm lược VN cuối TK19 và một số được trang bị cho lính thuộc địa người Việt.

Do tình trạng thiếu vũ khí nghiêm trọng nên trong giai đoạn đầu KCCP súng trường Gras vẫn được QĐNDVN tận dụng để chiến đấu. Súng nạp đạn rời từng viên từ đuôi nòng nên được gọi là "khai hậu".


b) Súng trường Lebel (Pháp)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến Lebel110

Cỡ đạn : 8x50mm
Dài : 1300mm
Nặng : 4,18/4,41kg
Ổ đạn : 8 viên

Súng trường Lebel kiểu 1886 là súng trường tiêu chuẩn của quân đội Pháp từ 1886 cho đến tận giai đoạn đầu CTTG 2 1939-1940 với nhiều phiên bản.

Quân đội Pháp vẫn sử dụng một số Lebel ở Đông Dương trong thời kỳ đầu chiến tranh. Súng được QĐNDVN tịch thu sử dụng lại sau 1945 và trong chiến đấu, trong đó có phiên bản phóng lựu Lebel kiểu 1886/M93 thường được gọi là "súng trường tromblon".


c) Súng trường Berthier (Pháp)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến Berthi10

Cỡ đạn : 8x50mm
Dài : 950/1300mm
Nặng : ~3-4kg.
Ổ đạn : 3/5 viên

Súng trường Berthier được sử dụng trong quân đội Pháp từ 1892 đến giai đoạn đầu CTTG 2 1939-1940 với nhiều phiên bản.

Quân đội Pháp vẫn sử dụng một số Berthier ở Đông Dương trong thời kỳ đầu chiến tranh. Súng được QĐNDVN tịch thu sử dụng lại sau 1945 và trong chiến đấu, trong đó có các phiên bản carbine (mousqueton) thường được gọi là "dóp ba", "dóp năm" (tuỳ theo ổ đạn), "mút-cơ-tông" hay gọi tắt là "súng mút".


d) Súng trường thuộc địa Đông Dương kiểu 1902 (Pháp)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến Anhdos10

Cỡ đạn : 8x50mm
Dài : ~1120mm
Nặng : ?
Ổ đạn : 3/5 viên

Súng trường Đông Dương kiểu 1902 được thiết kế để trang bị cho lính thuộc địa người bản xứ. Sau 1945, súng được QĐNDVN tịch thu sử dụng lại và thường được gọi là "súng trường Anh-đô-si-noa" (Indochinois).

* Các loại súng trường trên đều chỉ sử dụng được một thời gian, sau đó phải loại bỏ dần do thiếu đạn.


e) Súng trường MAS-36 (Pháp)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến Mas36-1

Cỡ đạn : 7,5x54mm
Dài : 1020mm
Nặng : 3,7kg
Ổ đạn : 5 viên

Súng trường MAS kiểu 1936 (MAS-36) do nhà máy vũ khí Saint-Etienne thiết kế, được chấp nhận đưa vào biên chế và sản xuất hàng loạt từ 1936. MAS-36 được trang bị cho các đơn vị tuyến 1 của Pháp trong CTTG 2.

Quân đội Pháp sử dụng MAS-36 với số lượng lớn ở Đông Dương trong giai đoạn đầu chiến tranh. QĐNDVN tịch thu và sử dụng lại khá nhiều kiểu súng này.

Bình luận ngoài lề : trong phim "Dòng máu anh hùng", lính thuộc địa sử dụng MAS-36, mặc dù bối cảnh là năm 1922 Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến Grin, và cho đến tận năm 1940, MAS-36 vẫn là thứ xa xỉ ngay cả với lính chính quốc.


f) Súng trường MAS-44 (Pháp)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến Mas44-10

Cỡ đạn : 7,5x54mm
Dài : ?
Nặng : ?
Băng đạn : 5 viên

Súng trường bán tự động MAS kiểu 1944 do nhà máy vũ khí Saint-Etienne bí mật thiết kế và phát triển từ 1940-1944 ngay trong thời gian bị Đức chiếm đóng. Sau CTTG 2 chỉ có một số lượng nhỏ MAS-44 được sản xuất.

Năm 1946 quân đội Pháp ở Đông Dương trang bị 1000 khẩu MAS-44 cho biệt kích của hải quân. Nhiều khẩu rất nhanh chóng đã rơi vào tay QĐNDVN và được sử dụng lại.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

g) Súng trường MAS-49 (Pháp)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến Mas49

Cỡ đạn : 7,5x54mm
Dài : 1100mm
Nặng : 4,7kg
Băng đạn : 10 viên

Súng trường bán tự động MAS kiểu 1949 (MAS-49) do nhà máy St-Eitenne phát triển từ MAS-44 và được sản xuất hàng loạt từ 1951.

MAS-49 được trang bị làm súng trường chính của quân đội Pháp ở Đông Dương trong giai đoạn sau của chiến tranh. QĐNDVN tịch thu MAS-49 với số lượng lớn và cũng sử dụng chúng làm 1 trong những súng trường chính của mình.


h) Súng trường Lee-Enfield (Anh)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến Smle4mk1

Cỡ đạn : .303 (7,7x56mm)
Dài : 1129-1260mm
Nặng : 3,96-4,19kg
Băng đạn : 5 viên

Súng trường Lee-Enfield được J.P.Lee và nhà máy RSAF Enfield thiết kế năm 1895. Các phiên bản nòng ngắn (SMLE) thiết kế năm 1903 và đi vào sản xuất hàng loạt từ 1907, trở thành súng trường chính của quân đội Anh trong CTTG 1 và 2.

Quân đội Pháp ở Đông Dương trang bị nhiều Lee-Enfield do Anh cung cấp trong giai đoạn đầu chiến tranh. QĐNDVN cũng sử dụng Lee-Enfield mua được từ Thái Lan, Malaysia, nhưng chủ yếu là tịch thu từ quân Anh-Pháp trong chiến đấu.


i) Súng trường M1903 Springfield (Mỹ)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến M1903-10

Cỡ đạn : .30-06 (7,62x63mm)
Dài : 1097mm
Nặng : 3,94kg
Ổ đạn : 5 viên

Súng trường kiểu 1903 do nhà máy Springfield thiết kế và sản xuất hàng loạt từ 1903, trở thành súng trường chính cho quân đội Mỹ tới CTTG 1. Năm 1941, công ty Remington tiếp tục sản xuất phiên bản M1903A3 cung cấp cho quân đội Mỹ trong CTTG 2.

Quân đội Pháp sử dụng M1903 do Mỹ cung cấp ở Đông Dương trong thời kỳ đầu. Một số M1903 chiến lợi phẩm được QĐNDVN sử dụng và thường được gọi là "rơ-manh-tông 1903" (Remington).


j) Súng trường M1917 Enfield (Mỹ)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến Enfiel10

Cỡ đạn : .30-06 (7,62x63mm)
Dài : 1175mm
Nặng : 4,08kg
Ổ đạn : 5 viên

Súng trường kiểu 1917 Enfield dựa trên khẩu Lee-Enfield của Anh được công ty Remington và Winchester sản xuất hàng loạt năm 1917 để cung cấp cho quân đội Mỹ trong CTTG 1. M1917 tiếp tục được sử dụng trong quân đội Mỹ và một số nước đồng minh trong CTTG 2.

Quân đội Pháp sử dụng M1917 do Mỹ cung cấp ở Đông Dương trong thời kỳ đầu. Một số M1917 chiến lợi phẩm hoặc do TQ viện trợ được QĐNDVN sử dụng và thường được gọi là "rơ-manh-tông 1917".


k) Súng trường M1 Garand (Mỹ)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến M1gar_10

Cỡ đạn : .30-06 (7,62x63mm)
Dài : 1103mm
Nặng : 4,32kg
Ổ đạn : 8 viên

Súng trường bán tự động M1 Garand do J.C Garand thiết kế năm 1932, được chấp nhận đưa vào biên chế năm 1932 và trở thành súng trường tiêu chuẩn của quân đội Mỹ trong CTTG 2.

M1 Garand được sử dụng ở Đông Dương bởi quân đội Pháp (giai đoạn đầu), quân đội "QGVN" của Bảo Đại và giáo phái ở Nam Bộ. QĐNDVN tịch thu và sử dụng nhiều súng loại này.


l) Súng trường M1 Carbine (Mỹ)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến M1car_10

Cỡ đạn : .30 US (7,62x33mm)
Dài : 904mm
Nặng : 2,36kg
Băng đạn : 15 viên

Súng trường M1 Carbine được thiết kế từ 1938-1941, đi vào sản xuất hàng loạt năm 1942 để trang bị cho quân đội Mỹ và một số nước đồng minh trong CTTG 2.

Mỹ cung cấp số lượng lớn M1 Carbine cho quân đội Pháp ở Đông Dương (đặc biệt là lính dù), cho quân "QGVN" và giáo phái ở Nam Bộ. M1 Carbine cũng được QĐNDVN sử dụng khá nhiều, một số do OSS cung cấp năm 1945, nhưng chủ yếu là tịch thu từ quân Pháp.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

m) Súng trường Arisaka Kiểu 38/Kiểu 99 (Nhật)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến Arisak10

Cỡ đạn : 6,5x50mm/7,7x58mm
Dài : 966-1275mm
Nặng : 3,3-4,12kg
Ổ đạn : 5 viên

Súng trường Arisaka Kiểu 38 do Nariake Arisaka đứng đầu việc thiết kế năm 1905, được sản xuất hàng loạt và trở thành 1 trong những súng trường chính của quân đội Nhật trong CTTG 2. Phiên bản dùng đạn 7,7x58mm mang tên Kiểu 99 được đưa vào biên chế năm 1940 để thay thế dần cho Kiểu 38.

Sau 1945, QĐNDVN thu được số lượng lớn súng Arisaka từ các đơn vị Nhật đồn trú ở Đông Dương và sử dụng lại trong chiến đấu (cả phiên bản nòng dài của bộ binh và carbine nòng ngắn của kỵ binh).


n) Súng trường Mosin (Nga)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến Mosin_10

Cỡ đạn : 7,62x54mm
Dài : 1020-1306mm
Nặng : 3,45-4,2kg
Ổ đạn : 5 viên

Súng trường Mosin do S.Mosin và L.Nagant thiết kế, được chấp nhận đưa vào biên chế chính thức năm 1891. Mosin được sản xuất hàng loạt và cải tiến nhiều lần, trở thành súng trường tiêu chuẩn của quân đội Nga trong CTTG 1 và Hồng quân LX trong CTTG 2.

Trong CT Nga-Nhật năm 1904-1905, quân đội Nhật thu được súng Mosin kiểu 1891 và trang bị cho các đơn vị đồn trú ở Đông Dương, số này bị QĐNDVN tịch thu và sử dụng lại năm 1945. Năm 1950 TQ cũng viện trợ cho VN một số súng Mosin, sau đó được trang bị cho bộ đội địa phương.


o) Súng trường Hán Dương kiểu 88 (TQ)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến Hanyan10

Cỡ đạn : 7,92x57mm
Dài : 1245mm (?)
Nặng : 3,8kg (?)
Ổ đạn : 5 viên

Súng trường Hán Dương kiểu 88 do nhà máy Hán Dương sản xuất dựa trên súng trường kiểu 1888 của Đức, là 1 trong những súng trường tiêu chuẩn của quân đội TQ-QDĐ trong CT Trung-Nhật, CTTG 2 và nội chiến TQ.

QĐNDVN sử dụng nhiều súng trường Hán Dương kiểu 88 với tên gọi "súng thất cửu" (7,9mm), do mua hoặc lấy của quân đội TQ-QDĐ năm 1945 và được TQ-CS viện trợ năm 1950.


p) Súng trường Mauser 98/Trung Chính (Đức/TQ)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến Mauser10

Cỡ đạn : 7,92x57mm
Dài : 1101-1250mm (?)
Nặng : 3,92-4,09kg (?)
Ổ đạn : 5 viên

Súng trường Mauser kiểu 98 do công ty Mauser thiết kế năm 1898, được sản xuất hàng loạt và cải tiến nhiều lần, trở thành súng trường tiêu chuẩn của quân đội Đức trong CTTG 1 và 2. Mauser cũng được sử dụng bởi quân đội TQ-QDĐ. Nhà máy Hán Dương của TQ copy hàng loạt mẫu súng này với tên gọi Trung Chính (hoặc Tưởng Giới Thạch, kiểu 24) làm 1 trong những súng trường tiêu chuẩn của quân đội TQ-QDĐ.

Mauser 98/Trung Chính trở thành 1 trong những súng trường chính của các đơn vị chủ lực QĐNDVN trong giai đoạn sau của chiến tranh, có được nhờ mua hoặc lấy của quân đội TQ-QDĐ hoặc do TQ-CS viện trợ. Ngoài ra, một số ít do lính Pháp và "QGVN" sử dụng và bị tịch thu.


q) Súng trường Phan Đình Phùng (VN)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến Sung_t10

Súng trường Phan Đình Phùng do công binh xưởng Phan Đình Phùng sản xuất và trang bị cho QĐNDVN trong thời gian 1945-1946. Do điều kiện khó khăn nên súng không có rãnh xoắn và cũng chỉ được sản xuất với số lượng hạn chế.


r) Súng kíp (VN)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến J5knjg10

Bên cạnh các loại súng trên, các LLVT VN còn tự sản xuất các loại súng kíp theo kiểu thủ công. Ước tính có ít nhất trên 7000 khẩu súng kíp đã được sản xuất trong khoảng thời gian 1945-1950 và sử dụng trong dân quân du kích và bộ đội địa phương. Đây là một con số đáng kể nếu tính đến tình hình trang bị của QĐNDVN vào thời điểm đó.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

3. Trung liên

a) Trung liên Chauchat M1915 (Pháp)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến Chauch10

Cỡ đạn : 8x50mm
Dài : 1143mm
Nặng : 9,07kg
Băng đạn : 20 viên
Tầm bắn hiệu quả : 200m

Trung liên kiểu 1915 (Chauchat) được thiết kế năm 1908, được chấp nhận đưa vào biên chế và sản xuất hàng loạt từ 1915, trang bị cho quân đội Pháp và nhiều nước khác trong CTTG 1 với nhiều phiên bản khác nhau.

Sau 1945, QĐNDVN thu được một số trung liên Chauchat và đã tận dụng để chiến đấu, tuy nhiên sau đó phải loại bỏ do thiếu đạn.


b) Trung liên M1924/29 (Pháp)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến Mac19210

Cỡ đạn : 7,5x54mm
Dài : 1070mm
Nặng : 8,9kg
Băng đạn : 25 viên

Trung liên kiểu 1924 do nhà máy vũ khí Châtellerault thiết kế năm 1922, đến 1924 được chấp nhận đưa vào biên chế và sản xuất. Năm 1929, phiên bản cải tiến sử dụng đạn 7,5x54mm được chấp nhận và sản xuất hàng loạt với tên gọi kiểu 1924/29.

Ở Đông Dương, quân đội Pháp và "QGVN" tiếp tục sử dụng kiểu 1924/29 làm trung liên chính cấp tiểu đội. QĐNDVN tịch thu loại súng này với số lượng lớn nên cũng lấy kiểu 1924/29 làm 1 trong những trung liên chính của mình. Trung liên 1924/29 còn được gọi là "trung liên FM" (fusil-mitrailleur), "trung liên Vĩnh Cát" (vingt quatre = 24).


c) Trung liên Bren (Anh)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến Bren_m10

Cỡ đạn : .303 (7,7x57mm)
Dài : 1090-1156mm
Nặng : 8,69-10,04kg
Băng đạn : 30 viên

Trung liên Bren (Brno-Enfield) do nhà máy vũ khí hoàng gia Enfield thiết kế và sản xuất từ năm 1935 dựa trên mẫu trung liên ZB-26 của Tiệp Khắc. Bren được trang bị làm trung liên chính của quân đội Anh trong CTTG 2.

Quân đội Pháp ở Đông Dương sử dụng rộng rãi trung liên Bren do Anh cung cấp. QĐNDVN cũng tịch thu khá nhiều loại súng này và sử dụng chúng làm 1 trong những trung liên chính của mình. Bren còn được gọi là "trung liên đầu bạc".


d) Trung liên BAR (Mỹ)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến Bar19110

Cỡ đạn : .30-06 (7,62x63mm)
Dài : 1214mm
Nặng : 8,8kg
Băng đạn : 20 viên

Trung liên M1918 BAR (tên gốc : Súng trường tự động Browning) được J.Brownings thiết kế và bắt đầu sản xuất hàng loạt năm 1917, trang bị làm trung liên chính của quân đội Mỹ trong CTTG 2 với nhiều phiên bản.

Trung liên M1918 BAR được Mỹ cung cấp cho quân đội Pháp và "QGVN" ở Đông Dương. Loại súng này cũng được QĐNDVN tịch thu và sử dụng lại.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

e) Trung liên Kiểu 11 (Nhật)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến T11lmg10

Cỡ đạn : 6,5x50mm
Dài : 1100mm
Nặng : 10,2kg
Băng đạn : 30 viên

Trung liên Kiểu 11 do Kijiro Nambu thiết kế và được sản xuất hàng loạt năm 1922, trang bị làm 1 trong những trung liên chính của quân đội Nhật trong CTTG 2.

Năm 1945, QĐNDVN tịch thu một số trung liên Kiểu 11 từ các đơn vị Nhật đồn trú ở Đông Dương và sử dụng lại trong chiến đấu.


f) Trung liên Kiểu 96/Kiểu 99 (Nhật)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến Type9610

Cỡ đạn : 6,5x50mm/7,7x58mm
Dài : 1070mm/1190mm
Nặng : 8,7kg/11,4kg
Băng đạn : 30 viên

Trung liên Kiểu 96 được phát triển từ Kiểu 11 và được quân đội Nhật sử dụng từ năm 1936. Năm 1939, có thêm phiên bản Kiểu 99 dùng đạn 7,7x58mm dựa trên Kiểu 96 được thiết kế và đưa vào biên chế chính thức. Cả 2 phiên bản đều được sử dụng trong CTTG 2.

Năm 1945, QĐNDVN tịch thu một số trung liên từ các đơn vị Nhật đồn trú ở Đông Dương và sử dụng lại trong chiến đấu.


g) Trung liên ZB-26 (Tiệp/TQ)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến Zb26_110

Cỡ đạn : 7,92x57mm
Dài : 1168mm
Nặng : 8,9kg
Băng đạn : 20 viên

Trung liên ZB kiểu 1926 (ZB-26) được thiết kế năm 1923 và được nhà máy vũ khí Brno sản xuất hàng loạt năm 1926, trở thành trung liên tiêu chuẩn của quân đội Tiệp. ZB-26 cũng được quân đội TQ-QDĐ sử dụng và copy sản xuất hàng loạt.

QĐNDVN dùng nhiều trung liên ZB-26 (TQ-QDĐ sản xuất) trong biên chế, có được do mua hoặc lấy từ quân TQ-QDĐ và được TQ viện trợ từ năm 1950. Trung liên ZB-26 còn được VN gọi là "trung liên Brơ-nô" (Brno), "trung liên Trung chính".
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

II. VŨ KHÍ CỘNG ĐỒNG

1. Đại liên

a) Đại liên Hotchkiss M1914 (Pháp)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến Hotchk10

Cỡ đạn : 8x50mm/11x59mm
Dài : 1390mm
Nặng : 24,4kg
Băng đạn 24 viên hoặc dây đạn 250 viên

Đại liên Hotchkiss kiểu 1914 (M1914) là phiên bản sau cùng trong loạt súng đại liên do công ty Hotchkiss phát triển từ 1897-1914. M1914 là đại liên tiêu chuẩn của quân đội Pháp trong CTTG 1 và 2, sử dụng 2 cỡ đạn 8x50mm Lebel và 11x59mm Gras (cho lính thuộc địa). Một số phiên bản khác cũng được các nước Mỹ, Nhật.... sản xuất và sử dụng.

Ở Đông Dương, quân đội Pháp tiếp tục dùng đại liên M1914 trong các đồn bốt phòng ngự hoặc gắn trên xe cơ giới, tàu thuyền.... Một số đã được QĐNDVN tịch thu và sử dụng lại.


b) Đại liên Reibel M1931 (Pháp)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến Reibel11

Cỡ đạn : 7,5x54mm
Dài : 1030mm
Nặng : 10,8kg
Băng đạn : 150 viên

Đại liên Reibel kiểu 1931 là đại liên gắn trên xe cơ giới của Pháp và cũng được dùng trong cả phòng ngự. QĐNDVN cũng sử dụng một số đại liên Reibel, chủ yếu tháo gỡ từ các xe địch bị tiêu diệt.


c) Đại liên Hotchkiss 13,2mm/Kiểu 93 (Pháp/Nhật)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến Hotchk11

Cỡ đạn : 13,2x96mm
Dài : 1670mm
Nặng : 37,5kg riêng súng
Băng đạn : 30 viên

Đại liên Hotchkiss 13,2mm do công ty Hotchkiss thiết kế và sản xuất từ cuối thập niên 20, được quân đội Pháp sử dụng trong CTTG 2 với nhiều phiên bản cho bộ binh, gắn trong lô cốt, trên xe cơ giới, tàu hải quân.... Nhật sản xuất mẫu súng này với tên gọi Kiểu 93.

Đại liên 13,2mm là đại liên có cỡ nòng lớn nhất trên chiến trường Đông Dương. QĐNDVN tịch thu một số súng 13,2mm từ quân đội Pháp, Nhật và sử dụng chúng cả để chống mục tiêu mặt đất lẫn phòng không.


e) Đại liên Kiểu 24 (TQ)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến Mg0810

Cỡ đạn : 7,92x57mm
Dài : ?
Nặng : 62kg
Dây đạn : 250 viên

Đại liên Kiểu 24 do TQ-QDĐ sản xuất dựa trên mẫu đại liên MG08 Maxim của quân đội Đức trong CTTG 1. Kiểu 24 là đại liên tiêu chuẩn của quân đội TQ-QDĐ trong CT Trung-Nhật, CTTG 2 và nội chiến TQ.

QĐNDVN sử dụng khá nhiều đại liên Kiểu 24 với tên gọi "Maxim", có được nhờ mua hoặc lấy của quân TQ-QDĐ và được TQ-CS viện trợ năm 1950.


f) Đại liên Maxim M1910 (Nga/LX)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến Maxim_10

Cỡ đạn: 7,62x54mm
Dài: 1067mm
Nặng: 64,3kg
Dây đạn: 250 viên

Đại liên Maxim kiểu 1910 dựa trên mẫu đại liên MG08 của Đức, được thiết kế và đi vào sản xuất hàng loạt từ 1910-1945, là 1 trong những đại liên chủ lực trang bị cho quân đội Nga (và sau đó là Hồng quân LX) cũng như quân đội một số nước CS, sử dụng trong CTTG 1 và 2, nội chiến Nga, nội chiến TQ, chiến tranh Triều Tiên...

Năm 1950, một số đại liên Maxim M1910 được TQ-CS viện trợ trang bị cho QĐNDVN.


g) Đại liên DShK M1938 (LX)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến Dshkm_10

Cỡ đạn : 12,7x109mm
Dài : 1625mm
Nặng : 34kg riêng súng
Băng đạn : 50 viên

Đại liên Degtyarov - Shpagin kiểu 1938 (DShK M1938) do Shpagin phát triển dựa trên mẫu đại liên DK của Degtyarov, được chấp nhận đưa vào biên chế Hồng quân LX năm 1938. DShK được quân đội LX sử dụng rộng rãi trong CTTG 2 với nhiều phiên bản cho bộ binh, phòng không, gắn trên xe cơ giới, tàu thuyền....

Năm 1950, đại liên DShk phiên bản phòng không được TQ viện trợ cho VN và trở thành hoả lực phòng không chính trong các đại đoàn chủ lực và các tiểu đoàn phòng không độc lập QĐNDVN.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

h) Đại liên Lewis (Mỹ/Anh)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến Lewis10

Cỡ đạn : .303 (7,7x56mm)
Dài : 965mm
Nặng : 12,7kg
Băng đạn : 47 viên

Đại liên Lewis do I.N Lewis thiết kế năm 1911 nhưng không được quân đội Mỹ chấp nhận đưa vào biên chế. Đến năm 1913 Bỉ chấp nhận sử dụng Lewis. Năm 1914 nhà máy vũ khí Birmingham mua bản quyền sản xuất hàng loạt súng Lewis để trang bị cho quân đội Anh. Đại liên Lewis được Anh sử dụng rộng rãi trong CTTG 1 và 2 với các phiên bản cho bộ binh, phòng không, gắn trên xe cơ giới, máy bay....

QĐNDVN sử dụng một số đại liên Lewis (chủ yếu là ở Nam Bộ) lấy được từ quân Pháp (do Anh trang bị).


i) Đại liên Browning M1917 (Mỹ)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến Browni10

Cỡ đạn : .30-06 (7,62x63mm)
Dài : ?
Nặng : 47kg
Dây đạn : 250 viên

Đại liên Browning kiểu 1917 do J.M Browning thiết kế và phát triển từ 1901, năm 1917 được quân đội Mỹ chấp nhận đưa vào biên chế và sản xuất hàng loạt. Đại liên M1917 đã được Mỹ sử dụng trong CTTG 1 và 2, CT Triều Tiên....

QĐNDVN cũng sử dụng một số đại liên Browning M1917 thu được từ quân Pháp (do Mỹ trang bị).


j) Đại liên Browning M1919 (Mỹ)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến Browni11

Cỡ đạn : .30-06 (7,62x63mm)
Dài : 1219-1346mm
Nặng : 14kg
Dây đạn : 250 viên

Đại liên Browning kiểu 1919 do J.M Browning thiết kế năm 1919, được sản xuất hàng loạt và trở thành 1 trong những đại liên chính trong biên chế quân đội Mỹ với nhiều phiên bản. Đại liên M1919 được sử dụng rộng rãi trong CTTG 2 và CT Triều Tiên.

Đại liên Browning M1919 được Mỹ trang bị cho quân đội Pháp ở Đông Dương với nhiều phiên bản cho bộ binh, gắn trên xe cơ giới, tàu thuyền, máy bay.... Một số lớn đã rơi vào tay QĐNDVN và được sử dụng lại.


k) Đại liên Browning M2 (Mỹ)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến Browni12

Cỡ đạn : .50 (12,7x99mm)
Dài : 1650m
Nặng : 38+20kg
Dây đạn : 110 viên

Đại liên Browning M2 do J.M Browning thiết kế năm 1918 và được đưa vào biên chế quân đội Mỹ năm 1923, được cải tiến nhiều lần và sản xuất hàng loạt, trở thành đại liên tiêu chuẩn của quân đội Mỹ với nhiều phiên bản.

Đại liên Browning M2 được Mỹ trang bị cho quân đội Pháp ở Đông Dương với các phiên bản cho bộ binh, gắn trên xe cơ giới, tàu thuyền, máy bay..... rất nhiều khẩu đã nhanh chóng rơi vào tay QĐNDVN và được sử dụng lại.


k) Đại liên Vickers (Anh)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến Vicker10

Cỡ đạn : .303 (7,7x56mm)
Dài : 1100mm
Nặng : 18,1+22kg
Dây đạn : 250 viên

Đại liên Vickers do công ty Vickers thiết kế và sản xuất năm 1912 dựa trên khẩu đại liên Maxim của Mỹ. Đại liên Vickers là đại liên chính của quân đội Anh trong CTTG1 và 2, CT Triều Tiên.... với nhiều phiên bản cho bộ binh, phòng không, gắn trên xe cơ giới, tàu thuyền, máy bay....

Đại liên Vickers được Anh trang bị cho quân đội Pháp ở Đông Dương, một số được QĐNDVN thu và sử dụng lại.


l) Đại liên Kiểu 3/Kiểu 92 (Nhật)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến T92hmg10

Cỡ đạn : 6,5x50mm/7,7x58mm
Dài : 1198/1156mm
Nặng : 55/55,3kg
Băng đạn : 30 viên

Đại liên Kiểu 3 do Kijiro Nambu thiết kế năm 1914 dựa trên đại liên Hotchkiss M1914 của Pháp. Năm 1932 có thêm phiên bản Kiểu 92 dùng đạn 7,7x58mm được đưa vào biên chế chính thức của quân đội Nhật, được sử dụng rộng rãi trong CTTG 2.

Năm 1945 QĐNDVN lấy được một số đại liên từ các đơn vị Nhật đồn trú ở Đông Dương và sử dụng lại trong chiến đấu.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

2. Súng chống tăng

a) Súng chống tăng PIAT (Anh)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến Piat

Dài : 990mm
Nặng : 14,4+1,25kg
Tầm bắn tối đa : 320m
Tầm bắn hiệu quả : 100m
Sức xuyên thép : 102mm ở góc 90o

Súng chống tăng PIAT (Projector, Infantry, Anti Tank) do M.R Jefferis thiết kế năm 1941 và trở thành súng chống tăng chính của bộ binh Anh trong CTTG 2.

Quân đội Pháp ở Đông Dương thời kỳ đầu cũng sử dụng súng PIAT do Anh trang bị. Một số được QĐNDVN thu và sử dụng lại.


b) Súng phóng hoả tiễn M1 Bazooka (Mỹ)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến Bazooka

Cỡ nòng : 60mm
Dài : 1370mm
Nặng : 6,8+1,59kg
Tầm bắn tối đa : 365m
Tầm bắn hiệu quả : 135m
Sức xuyên thép : 100mm

Súng phóng hoả tiễn Bazooka M1 sử dụng đầu đạn lõm chống tăng, là súng chống tăng chủ lực của bộ binh Mỹ trong CTTG 2, được đưa vào biên chế và tham chiến cuối năm 1942.

Năm 1945 QĐNDVN được OSS cung cấp những khẩu Bazooka M1 đầu tiên, nhưng số lượng sử dụng chủ yếu vẫn là thu được từ quân đội Pháp (do Mỹ trang bị) trong chiến đấu. Quân giới QĐNDVN cũng dựa trên mẫu súng này để sản xuất hàng loạt bazooka 60mm trong thời gian 1946-1950.


c) Súng phóng hoả tiễn M20 Super Bazooka (Mỹ)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến M20_bazooka

Cỡ nòng : 89mm
Dài : 1524mm
Nặng : 6,4+4kg
Tầm bắn tối đa : 800m
Tầm bắn hiệu quả : 150m
Sức xuyên thép : 200mm

Súng phóng hoả tiễn M20 Super Bazooka chế tạo sau CTTG 2 sau khi quân đội Mỹ quan sát hiệu quả của súng chống tăng Panzerschreck 88mm của Đức (chế tạo dựa trên M1 Bazooka). M20 Super Bazooka được đưa vào biên chế quân đội Mỹ và tham chiến trong CT Triều Tiên.

QĐNDVN sử dụng một số M20 Super Bazooka với tên gọi "ba-dô-ca 90 ly", một số là chiến lợi phẩm từ quân đội Pháp (do Mỹ trang bị), một số do TQ viện trợ (QGP TQ thu của quân đội Mỹ trong CT Triều Tiên).


d) Súng phóng hoả tiễn Bazooka 60mm và 75mm (VN)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến Bazooka_60mm_vn

Súng Bazooka do quân giới VN sản xuất gồm 2 kiểu :

Bazooka 60mm, dựa trên mẫu súng M1 Bazooka của Mỹ, là loại được QĐNDVN sử dụng phổ biến nhất và được các công binh xưởng ở cả 3 miền sản xuất. Bazooka 60mm VN được sử dụng lần đầu tiên trong trận Chùa Trầm (Hà Đông) ngày 3/3/1947.

Bazooka 75mm, cũng dựa trên mẫu M1 Bazooka (Mỹ) và Bazooka 60mm (VN) nhưng chế tạo với thông số khác (lí do chủ yếu là do nguyên vật liệu). Súng được quân giới khu 3 và quân giới Nam Bộ chế tạo độc lập.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

e) Súng không giật SKZ (VN)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến SKZ_05

Ảnh của bác rongcoithit

Cỡ nòng : 60/120mm
Dài (SKZ 60) : 1280-1300mm
Nặng : 26+9kg

Súng không giật SKZ được Nha nghiên cứu kỹ thuật, Cục quân giới nghiên cứu phát triển từ năm 1947, chế tạo và đi vào sản xuất hàng loạt từ năm 1949. Loạt đầu tiên sản xuất SKZ 60mm, được sử dụng lần đầu trong trận Phố Lu (Lào Cai) ngày 8/2/1950. SKZ còn được nghiên cứu chế tạo với nhiều cỡ nòng khác như 51mm, 81mm, 120mm, 175mm nhưng phổ biến nhất là 2 cỡ nòng 60mm và 120mm.

SKZ được trang bị rộng rãi cho các đơn vị bộ binh chiến đấu ở chiến trường Bắc Bộ giai đoạn 1950-1951, để chống phương tiện cơ giới và công sự (là chính) của địch. Các đơn vị chủ lực sau đó dần được thay thế SKZ bằng ĐKZ M18 57mm (Mỹ). SKZ cũng được chế tạo và sử dụng ở chiến trường khu 5 và Nam Bộ nhưng chỉ với quy mô rất hạn chế.


f) Súng không giật SS (VN)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến SS_05

Ảnh của bác rongcoithit

Súng không giật SS do quân giới Nam Bộ nghiên cứu chế tạo từ năm 1949, tham khảo thiết kế SKZ và đi vào sản xuất từ năm 1950. SS được chế tạo với khá nhiều phiên bản gồm 2 nhóm :

Nhóm đánh tàu và tháp canh : SSA-66, SSB-73, SSB-81, SSB-88.

Nhóm đánh xe cơ giới : SSAT-32, SSAT-50.

Súng SS được sản xuất hàng loạt trang bị cho các đơn vị QĐNDVN ở Nam Bộ và được sử dụng chống xe cơ giới, tàu thuyền, công sự... của quân đội Pháp rất hiệu quả.


g) Súng không giật M18 57mm (Mỹ)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến M18RCL

Cỡ nòng : 57mm
Dài : ~1500mm
Nặng : 20+2,5kg
Tầm bắn : 4000m

Súng không giật M18 57mm được quân đội Mỹ sử dụng trong giai đoạn cuối CTTG 2 và trong CT Triều Tiên. M18 cũng được trang bị rộng rãi cho các đơn vị quân đội Pháp trên chiến trường Đông Dương.

Trong giai đoạn sau của KCCP, M18 được trang bị cho các đại đội trợ chiến của tiểu đoàn và trung đoàn bộ binh chủ lực của QĐNDVN với tên gọi "ĐKZ (Đại bác không giật) 57 ly". Một số thu được từ quân Pháp nhưng chủ yếu do TQ viện trợ.


h) Súng không giật M20 75mm (Mỹ)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến M20_75mm

Cỡ nòng : 75mm
Dài : 2083mm
Nặng : 51,5+10kg
Tầm bắn : 6000m

Súng không giật M20 75mm được quân đội Mỹ sử dụng trong CT Triều Tiên và trang bị cho một số đơn vị Pháp trên chiến trường Đông Dương (chủ yếu là lính dù).

Năm 1950 QĐNDVN được TQ viện trợ M20 75mm và chỉ giới hạn trang bị trong một số đơn vị (như đại đoàn 308).
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

3. Súng cối và phóng bom

a) Súng cối 50,8mm kiểu 1937 Brandt (Pháp/VN)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến 50mmMle1937mortar_l

Dài : 415mm
Nặng : 3,65+0,435kg
Tầm bắn : 700m
Tốc độ bắn : 20-25 phát/phút

Súng cối 50,8mm M1937 Brandt là súng cối trang bị cho cấp đại đội của Pháp, được sử dụng trong CTTG 2, CT Triều Tiên và ở Đông Dương.

QĐNDVN sử dụng nhiều loại súng này do thu của Pháp và tự chế, thường trang bị tới đại đội và tiểu đoàn.


b) Súng cối 60mm kiểu 1935 Brandt (Pháp/VN)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến Brandt-60mm-Mle1935-mortar_l-1

Dài : 725mm
Nặng : 19,7+1,33kg
Tầm bắn : 100-1000m
Tốc độ bắn : 20-25 phát/phút

Súng cối 60mm M1935 Brandt là súng cối trang bị cho cấp đại đội của Pháp, được sử dụng trong CTTG 2, CT Triều Tiên và ở Đông Dương.

QĐNDVN sử dụng nhiều loại súng này do thu của Pháp và tự chế, thường trang bị tới đại đội và tiểu đoàn.


c) Súng cối 81mm kiểu 1927/31 Brandt (Pháp/VN)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến Brandt-81mm-Mle1927-31_l-1

Dài : 1265mm
Nặng : 58,5kg; đạn 3,31kg (HE M1924), 6,845kg (HE M1935)
Tốc độ bắn : 20 phát/phút
Tầm bắn : 2850m (HE M1924), 1200m (HE M1935)

Súng cối 81mm M1927/31 Brandt là súng cối trang bị cho cấp tiểu đoàn của Pháp, được sử dụng trong CTTG 2, CT Triều Tiên và ở Đông Dương.

QĐNDVN sử dụng nhiều loại súng này do thu của Pháp và tự chế, trang bị tới tiểu đoàn và trung đoàn.


d) Súng cối 120mm kiểu 1945 Brandt (Pháp/VN)

Súng cối 120mm được trang bị cho cấp trung đoàn của Pháp, ở Đông Dương thường biên chế trong các đại đội cối hạng nặng độc lập (như đại đội cối hạng nặng lê dương số 1 ở ĐBP).

QĐNDVN sử dụng một số súng cối loại này do thu của Pháp và tự chế, trang bị trong các đại đội pháo binh độc lập.


e) Súng cối 60mm kiểu M2 (Mỹ/VN)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến 60mm_m2

Dài : 726,44mm
Nặng : 18,9+1,67kg
Tầm bắn : 1800m
Tốc độ bắn : 18 phát/phút

Súng cối 60mm kiểu M2 do Mỹ sản xuất trang bị cho cấp đại đội, được sử dụng trong CTTG 2, CT Triều Tiên.

QĐNDVN sử dụng nhiều súng cối M2 thu của Pháp (được Mỹ trang bị) và tự sản xuất, trang bị tới đại đội và tiểu đoàn.


f) Súng cối 81mm kiểu M1 (Mỹ/VN)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến 81mm_m1

Dài : 1263,4mm
Nặng : 61,7kg, đạn 3,08-6,81kg
Tầm bắn : 1200-3000m
Tốc độ bắn : 18 phát/phút

Súng cối 81mm kiểu M1 do Mỹ sản xuất trang bị cho cấp tiểu đoàn, được sử dụng trong CTTG 2, CT Triều Tiên.

QĐNDVN sử dụng nhiều súng cối M1 thu của Pháp (được Mỹ trang bị) và tự sản xuất, trang bị tới tiểu đoàn và trung đoàn.


g) Súng cối 106,7mm kiểu M2 (Mỹ)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến 4pt2m2

Dài : 1219,2mm
Nặng : 151,2+11,35kg
Tầm bắn : 500-4000m

Súng cối 106,7mm kiểu M2 do Mỹ sản xuất trang bị cho cấp trung đoàn, được sử dụng trong CTTG 2, CT Triều Tiên. Ở Đông Dương, cối M2 do Mỹ cung cấp cho Pháp thường được trang bị trong các đại đội cối hạng nặng độc lập.

QĐNDVN sử dụng một số súng cối M2 thu của Pháp (do Mỹ trang bị) nhưng số lượng không nhiều.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

h) Súng cối 82mm kiểu 1937 (LX)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến M1937_82mm

Dài : 1320mm
Nặng : 45+3,4kg
Tầm bắn : 3100m

Súng cối 82mm kiểu 1937 do LX sản xuất dựa trên súng cối 81mm kiểu 1935 Brandt của Pháp, trang bị cho cấp tiểu đoàn, sử dụng trong CTTG 2. Súng cối M1937 cũng được trang bị cho quân đội của nhiều nước CS.

Năm 1950 QĐNDVN được TQ viện trợ cối M1937, trang bị làm súng cối tiêu chuẩn trong các đại đoàn chủ lực.


i) Súng cối 120mm kiểu 1938 (LX)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến M1938_120mm

Dài : 1862mm
Nặng : 280+16kg
Tầm bắn : 6000m

Súng cối 120mm kiểu 1938 do LX sản xuất dựa trên súng cối 120mm kiểu 1935 Brandt của Pháp, trang bị cho cấp trung đoàn, sử dụng rộng rãi trong CTTG 2.

Năm 1950, QĐNDVN được TQ viện trợ một số súng cối M1938, trang bị cho các đại đội cối thuộc trung đoàn pháo binh 675, đại đoàn công pháo 351.


j) Súng cối 50,8/60/81/120/187mm (VN)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến Coi_187mm_va_dan

Cối 187mm VN (Ảnh của bác rongcoithit)

Quân giới QĐNDVN trong KCCP đã sản xuất rất nhiều kiểu súng cối với nhiều cỡ nòng khác nhau, nhưng về cơ bản có 5 kiểu chính :

Súng cối 50,8mm, sản xuất dựa trên súng cối 50,8mm M1937 Pháp.

Súng cối 60mm, sản xuất dựa trên súng cối 60mm M1935 Pháp và M2 Mỹ.

Súng cối 81mm, sản xuất dựa trên súng cối 81mm M1927/31 Pháp và M1 Mỹ.

Súng cối 120mm, sản xuất dựa trên súng cối 120mm M1950/51 Pháp.

Súng cối 187mm, sản xuất bằng vỏ bình oxy, đạn nặng 30kg, tầm bắn 2000m, trang bị cho các trung hoặc đại đoàn bộ binh chủ lực.


k) Súng phóng bom và bom phóng

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến PB0602321

Súng phóng bom và bom phóng được chế tạo để bắn quả đạn lớn từ nòng súng bé. Có nhiều cỡ súng được chế tạo như 60mm, 120mm, 185mm... nhưng phổ biến nhất là phóng bom bằng cối 60mm, tầm bắn khoảng 300m, sử dụng trong các trận công đồn.


l) Súng phóng lựu Kiểu 10/Kiểu 89 (Nhật)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến 50mm_type89

Cỡ nòng : 50mm
Dài : 508/610mm
Nặng : 2,5/4,7kg
Tầm bắn hiệu quả : 60/120m

Súng phóng lựu Kiểu 10/Kiểu 89 được sản xuất hàng loạt và đưa vào biên chế quân đội Nhật trong thập niên 20, được sử dụng rộng rãi trong CTTG 2. Sau 1945, một số được QĐNDVN thu và sử dụng lại.


m) Súng cối 81mm Kiểu 97 (Nhật)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến 81mm_type97

Cỡ nòng : 81mm
Dài : ?
Nặng : 67+3kg
Tầm bắn : 2800m

Súng cối 81mm Kiểu 97 được đưa vào biên chế quân đội Nhật năm 1937 và sử dụng trong CTTG 2. Sau 1945 một số được QĐNDVN thu và sử dụng lại.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

III. VŨ KHÍ BINH CHỦNG

1. Pháo binh

a) Pháo chống tăng 37mm kiểu M3 (Mỹ)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến 20mm_m3

Cỡ nòng: 37mm; cỡ đạn: 37x233mm
Nặng: 414kg
Tầm bắn tối đa: 7000m
Tốc độ bắn: 25 phát/phút

Pháo chống tăng 37mm kiểu M3 được nghiên cứu phát triển từ năm 1937 và đi vào sản xuất hàng loạt từ 1940-1942, trang bị rộng rãi cho quân đội Mỹ trong CTTG 2 với nhiều phiên bản cho bộ binh hoặc gắn trên xe cơ giới.

Ở chiến trường Đông Dương, quân đội Pháp sử dụng nhiều pháo M3 do Mỹ trang bị. Một số được QĐNDVN thu và sử dụng lại.


b) Pháo chống tăng 37mm kiểu 94 (Nhật)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến 37mm_type94

Cỡ nòng: 37mm
Nặng: 327kg
Tầm bắn: 2900m

Pháo chống tăng 37mm kiểu 94 được sản xuất hàng loạt và đưa vào biên chế quân đội Nhật năm 1936, sử dụng trong CTTG 2.

Năm 1945 QĐNDVN thu được một số pháo kiểu 94 từ các đơn vị Nhật đồn trú ở Đông Dương và sử dụng lại.


c) Pháo chống tăng 57mm QF 6 pounder/M1 (Anh)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến 57mm_qf6

Cỡ nòng: 57mm; cỡ đạn: 57x244mm
Nặng: 1140kg
Tầm bắn tối đa: 4600m

Pháo chống tăng 57mm QF 6 được thiết kế năm 1940, sản xuất hàng loạt năm 1941 để trang bị cho quân đội Anh trong CTTG 2 với nhiều phiên bản cho bộ binh và gắn trên xe cơ giới. Quân đội Mỹ cũng sử dụng rộng rãi loại pháo này với ký hiệu M1.

Ở Đông Dương, quân đội Pháp sử dụng một số pháo 57mm QF 6 do Mỹ trang bị. Một số được QĐNDVN thu và sử dụng lại.


1.2. Bộ binh pháo

a) Bộ binh pháo 37mm kiểu 1916 TRP(Pháp)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến 37mm_mle1916

Cỡ nòng: 37mm
Nặng: 160kg
Tầm bắn tối đa: 2400m

Bộ binh pháo bắn nhanh 37mm kiểu 1916 (M1916 TRP) do Pháp sản xuất, năm 1916 được đưa vào biên chế và được quân đội Pháp, Mỹ sử dụng trong CTTG 1.

Một số pháo M1916 được trang bị cho các đơn vị lính thuộc địa đồn trú ở Đông Dương, sau 1945 bị QĐNDVN thu và sử dụng lại.


b) Bộ binh pháo 70mm kiểu 92 (Nhật)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến 70mm_type92

Cỡ nòng: 70mm
Nặng: 212kg
Tầm bắn: 2700m
Tốc độ bắn: 10 phát/phút

Bộ binh pháo 70mm kiểu 92 do Nhật chế tạo, được sản xuất hàng loạt và đưa vào biên chế năm 1932, trang bị rộng rãi cho quân đội Nhật, sử dụng trong CT Trung - Nhật, CTTG 2. Pháo kiểu 92 cũng được quân đội TQ-QDĐ và TQ-CS thu sử dụng lại trong CT Trung - Nhật, nội chiến TQ, CT Triều Tiên...

QĐNDVN sử dụng nhiều pháo kiểu 92 do thu từ các đơn vị Nhật đồn trú ở Đông Dương năm 1945 hoặc do TQ-CS viện trợ năm 1950. Pháo kiểu 92 còn được gọi là "sơn pháo 70 ly".
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

1.3. Sơn pháo

a) Sơn pháo 65mm kiểu 1906 (Pháp)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến 65mm_mle1906

Cỡ nòng: 65mm
Nặng: 400kg
Tầm bắn: 6500m

Sơn pháo 65mm kiểu 1906 được đưa vào biên chế quân đội Pháp từ 1906, được sử dụng trong CTTG 1 và CTTG 2. Một số được trang bị cho các đơn vị lính thuộc địa đồn trú ở Đông Dương, sau 1945 bị QĐNDVN thu và sử dụng lại.


b) Sơn pháo 75mm kiểu 1928 (Pháp)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến 75mm_m1928

Cỡ nòng: 75mm; cỡ đạn: 75x190mm
Nặng: 660kg
Tầm bắn tối đa: 9000m
Tốc độ bắn tối đa: 28 phát/phút

Sơn pháo 75mm kiểu 1928 được sản xuất và xuất khẩu từ 1908, được đưa vào biên chế quân đội Pháp năm 1919, cải tiến và mang ký hiệu M1928. Pháo M1928 được quân Pháp sử dụng trong CTTG 2 và tiếp tục dùng ở chiến trường Đông Dương. Một số được QĐNDVN thu và sử dụng lại.


c) Sơn pháo 75mm kiểu 41 (Nhật)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến 75mm_type41

Cỡ nòng: 75mm
Nặng: 540kg
Tầm bắn tối đa: 6300m

Sơn pháo 75mm kiểu 41 được sản xuất và đưa vào biên chế quân đội Nhật năm 1908, được sử dụng rộng rãi trong CTTG 2. Pháo kiểu 41 cũng được quân TQ-QDĐ, TQ-CS sử dụng trong nội chiến TQ, CT Triều Tiên...

QĐNDVN sử dụng nhiều pháo kiểu 41, trang bị cho trung đoàn pháo binh 675, đại đoàn công pháo 351; có được nhờ thu của các đơn vị Nhật đồn trú ở Đông Dương năm 1945 hoặc được TQ-CS viện trợ năm 1950.


d) Sơn pháo 94mm QF 3.7 Inch (Anh)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến Qf88mm

Cỡ nòng: 94mm
Nặng: 731kg
Tầm bắn tối đa: 5400m

Sơn pháo 94mm QF 3.7 Inch được sản xuất và đưa vào biên chế quân đội Anh năm 1916, được sử dụng rộng rãi trong CTTG 1 và 2.

Ở chiến trường Đông Dương quân đội Pháp sử dụng pháo 94mm do Anh trang bị. Một số được QĐNDVN thu và sử dụng lại.


1.4. Dã pháo

a) Dã pháo 75mm kiểu 38 (Nhật)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến 75mm_type38

Cỡ nòng: 75mm
Nặng: 947-1100kg
Tầm bắn: 8000-11000m

Dã pháo 75mm kiểu 38 được sản xuất và đưa vào biên chế năm 1905, cải tiến năm 1926, trở thành 1 trong những kiểu pháo tiêu chuẩn của quân đội Nhật, sử dụng trong CTTG 2.

Sau 1945, QĐNDVN thu được một số pháo kiểu 38 từ các đơn vị Nhật đồn trú ở Đông Dương và sử dụng lại.


b) Dã pháo 75mm kiểu 1897 (Pháp)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến 75mm_mle1897

Cỡ nòng: 75mm
Nặng: 1190kg
Tầm bắn: 11000m
Tốc độ bắn: 15 phát/phút

Dã pháo 75mm kiểu 1897 được thiết kế từ 1891-1896, sản xuất hàng loạt và đưa vào biên chế quân đội Pháp từ 1897 với nhiều phiên bản, được quân Pháp và một số nước khác sử dụng trong CTTG 1 và 2.

Pháo M1897 tiếp tục được quân Pháp dùng ở chiến trường Đông Dương, nhiều khẩu đã bị QĐNDVN thu và sử dụng lại.


c) Dã pháo 105mm kiểu 1936 Schneider (Pháp)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến 105mm_mle1936

Cỡ nòng: 105mm
Nặng: 3920kg
Tầm bắn tối đa: 16000m

Dã pháo 105mm kiểu 1936 được đưa vào biên chế quân đội Pháp năm 1936, sử dụng trong CTTG 2 và tiếp tục dùng trên chiến trường Đông Dương. QĐNDVN tịch thu một số pháo M1936 nhưng sử dụng hết sức hạn chế do thiếu đạn và thiếu phương tiện vận chuyển.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

1.5. Lựu pháo

a) Lựu pháo 87,6mm QF 25 pounder (Anh)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến 25pdr

Cỡ nòng: 87,6mm
Nặng: 1800kg
Tầm bắn tối đa: 12000m

Lựu pháo 87,6mm QF 25 được sản xuất hàng loạt và trang bị cho quân đội Anh trong thập niên 30, được Anh và nhiều nước khác sử dụng rộng rãi trong CTTG 2, CT Triều Tiên....

Quân đội Pháp ở Đông Dương sử dụng pháo QF 25 do Anh trang bị, một số được QĐNDVN thu sử dụng lại và thường được gọi là "pháo 88 ly".


b) Lựu pháo 75mm kiểu M1/M116 (Mỹ)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến 75mm_m1

Cỡ nòng: 75mm
Nặng: 653kg
Tầm bắn: 8800m

Lựu pháo 75mm M1 được sản xuất hàng loạt năm 1940 và đưa vào biên chế quân đội Mỹ với nhiều phiên bản. Pháo M1 được Mỹ trang bị cho các đơn vị sơn cước, không vận, thuỷ quân lục chiến... sử dụng rộng rãi trong CTTG 2, CT Triều Tiên.

QĐNDVN sử dụng một số pháo M1 (thường gọi thành "sơn pháo") do thu của quân Pháp (được Mỹ trang bị) hoặc được TQ-CS viện trợ.


c) Lựu pháo 105mm kiểu M2/M101 (Mỹ)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến 105mm_m101

Cỡ nòng: 105mm; cỡ đạn: 105x372mm
Nặng: 2260kg
Tầm bắn: 11700m

Lựu pháo 105mm kiểu M2 được sản xuất hàng loạt năm 1941, trở thành lựu pháo tiêu chuẩn của quân đội Mỹ và nhiều quốc gia khác, sử dụng rộng rãi trong CTTG 2, CT Triều Tiên... Pháo M2 cũng là lựu pháo chính của quân đội Pháp ở chiến trường Đông Dương.

QĐNDVN thu được 4 khẩu pháo M2 trong chiến dịch Biên giới 1950 và Tây Bắc 1952, và được TQ-CS viện trợ 20 khẩu khác (QGP TQ thu từ TQ-QDĐ do Mỹ trang bị). Số pháo này được trang bị cho trung đoàn pháo binh nặng đầu tiên của QĐNDVN - trung đoàn 45, đại đoàn công pháo 351 thành lập năm 1953. Pháo M2 được QĐNDVN sử dụng lần đầu với quy mô hạn chế trong chiến dịch Hoà Bình 1952-1953, nhưng đáng kể nhất là trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.


1.6. Pháo phản lực

Pháo phản lực 75mm H-6 (TQ)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến 75mm_H6

Cỡ nòng: 75mm x6

QĐNDVN được TQ-CS viện trợ 1 tiểu đoàn 12 dàn H6 năm 1954, nằm trong đại đoàn công pháo 351. Tiểu đoàn này đã tham gia trong đợt tiến công thứ 3 của chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.


1.7. Pháo bờ biển (thủy pháo)

Năm 1945, QĐNDVN thu được một số pháo phòng thủ bờ biển (thường được gọi là "thuỷ pháo") của các đơn vị thuộc địa Pháp đồn trú ở Đông Dương. Đáng kể nhất có 3 khẩu pháo 138mm kiểu 1910 (?) ở pháo đài Cát Bà (Hải Phòng) đã được trung đội Ký Con sử dụng để đánh trả tàu chiến Pháp từ tháng 11/46 đến tháng 2/47 trước khi phải phá huỷ. Một số pháo cỡ nòng 75mm cũng được sử dụng lại trong chiến đấu.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

1.8. Pháo cao xạ

a) Pháo cao xạ 20mm Oerlikon

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến Oerlikon-20mm

Cỡ nòng: 20mm
Nặng: 480kg
Tầm bắn (cao): 2000m
Tốc độ bắn: 450 phát/phút

Pháo cao xạ Oerlikon 20mm do Reinhold Becker thiết kế trong thời gian CTTG 1, sau đó nhanh chóng được quân đội nhiều nước đưa vào biên chế, được sử dụng rộng rãi với nhiều phiên bản cho bộ binh, gắn trên xe cơ giới và tàu thuyền.

QĐNDVN thu được một số pháo Oerlikon từ quân đội Pháp và sử dụng lại cả để chống mục tiêu mặt đất lẫn phòng không.


b) Pháo cao xạ 20mm kiểu 98 (Nhật)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến 20mm_type98

Cỡ nòng: 20mm
Nặng: 373kg
Tầm bắn: xa 5500m, cao 3500m
Tốc độ bắn: 120-300 phát/phút

Pháo cao xạ 20mm kiểu 98, dựa trên pháo Oerlikon, được sản xuất và đưa vào biên chế quân đội Nhật năm 1938, sử dụng rộng rãi trong CTTG 2.

Năm 1945 QĐNDVN thu được một số pháo kiểu 98 từ các đơn vị Nhật đồn trú ở Đông Dương và sử dụng lại cả để chống mục tiêu mặt đất lẫn phòng không.


c) Pháo cao xạ 76,2mm kiểu 88 (Nhật)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến 75mm_type88

Cỡ nòng: 76,2mm
Nặng: 2450kg
Tầm bắn: xa 13800m, cao 9100m

Pháo cao xạ 76,2mm kiểu 88 dựa trên pháo cao xạ Vickers của Anh, được đưa vào biên chế quân đội Nhật từ 1927, được sử dụng trong CTTG 2. Pháo kiểu 88 thường được gọi là 75mm, mặc dù cỡ nòng thực tế là 76,2mm.

Năm 1945 QĐNDVN thu được một số pháo kiểu 98 từ các đơn vị Nhật đồn trú ở Đông Dương và đã hoán cải thành pháo bắn mục tiêu mặt đất.


d) Pháo cao xạ 25mm Hotchkiss/kiểu 96 (Pháp/Nhật)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến 25mm_type96

Cỡ nòng: 25mm; cỡ đạn: 25x163mm
Nặng: 850kg
Tầm bắn tối đa: xa 7500m, cao 2500m
Tốc độ bắn: 250-300 phát/phút

Pháo cao xạ Hotchkiss 25mm được chọn đưa vào biên chế quân đội Pháp năm 1938 nhưng chỉ kịp sản xuất một số trước khi CTTG 2 nổ ra. Phiên bản do Nhật sản xuất mang tên kiểu 96 được trang bị năm 1936 và sử dụng rộng rãi trong CTTG 2 với nhiều phiên bản.

QĐNDVN thu được một số pháo Hotchkiss/kiểu 96 và sử dụng lại để chống mục tiêu mặt đất lẫn phòng không.


e) Pháo cao xạ 75mm (Pháp)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến 75mm_schneider

Có nhiều phiên bản pháo cao xạ cỡ nòng 75mm được quân đội Pháp sử dụng trước và trong CTTG 2 (kiểu 1897, 1913, 1917, 1933, 1936...). Một số được trang bị cho các đơn vị lính thuộc địa đồn trú ở Đông Dương trước CTTG 2.

Năm 1945, QĐNDVN thu được nhiều khẩu pháo cao xạ 75mm của Pháp và đã hoán cải thành pháo bắn mục tiêu mặt đất. Trong đó có số pháo trang bị cho đại đội pháo binh Thủ đô - đơn vị pháo binh chính quy đầu tiên của QĐNDVN, thành lập tháng 6/46.


f) Pháo cao xạ 40mm Bofors

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến 40mm_bofors_01

Cỡ nòng: 40mm; cỡ đạn: 40x311mm
Nặng: 522kg
Tầm bắn tối đa: cao 7000m
Tốc độ bắn: 120 phát/phút

Pháo cao xạ 40mm Bofors do công ty Bofors phát triển từ cuối thập niên 1920, được hầu hết quân đội các nước Đồng minh sử dụng rộng rãi trong CTTG 2 với nhiều phiên bản cho cả bộ binh và hải quân.

QĐNDVN thu được một số pháo Bofors phiên bản gắn trên tàu hoả bọc thép hoặc trong đồn bốt của quân Pháp và sử dụng lại để chống mục tiêu mặt đất.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

2. Phòng không

a) Pháo cao xạ 20mm Oerlikon

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến Oerlikon-20mm

Cỡ nòng: 20mm
Nặng: 480kg
Tầm bắn (cao): 2000m
Tốc độ bắn: 450 phát/phút

Pháo cao xạ Oerlikon 20mm do Reinhold Becker thiết kế trong thời gian CTTG 1, sau đó nhanh chóng được quân đội nhiều nước đưa vào biên chế, được sử dụng rộng rãi với nhiều phiên bản cho bộ binh, gắn trên xe cơ giới và tàu thuyền.

QĐNDVN thu được một số pháo Oerlikon từ quân đội Pháp và sử dụng lại cả để chống mục tiêu mặt đất lẫn phòng không.


b) Pháo cao xạ 20mm kiểu 98 (Nhật)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến 20mm_type98

Cỡ nòng: 20mm
Nặng: 373kg
Tầm bắn: xa 5500m, cao 3500m
Tốc độ bắn: 120-300 phát/phút

Pháo cao xạ 20mm kiểu 98, dựa trên pháo Oerlikon, được sản xuất và đưa vào biên chế quân đội Nhật năm 1938, sử dụng rộng rãi trong CTTG 2.

Năm 1945 QĐNDVN thu được một số pháo kiểu 98 từ các đơn vị Nhật đồn trú ở Đông Dương và sử dụng lại cả để chống mục tiêu mặt đất lẫn phòng không.


d) Pháo cao xạ 25mm Hotchkiss/kiểu 96 (Pháp/Nhật)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến 25mm_type96

Cỡ nòng: 25mm; cỡ đạn: 25x163mm
Nặng: 850kg
Tầm bắn tối đa: xa 7500m, cao 2500m
Tốc độ bắn: 250-300 phát/phút

Pháo cao xạ Hotchkiss 25mm được chọn đưa vào biên chế quân đội Pháp năm 1938 nhưng chỉ kịp sản xuất một số trước khi CTTG 2 nổ ra. Phiên bản do Nhật sản xuất mang tên kiểu 96 được trang bị năm 1936 và sử dụng rộng rãi trong CTTG 2 với nhiều phiên bản.

QĐNDVN thu được một số pháo Hotchkiss/kiểu 96 và sử dụng lại để chống mục tiêu mặt đất lẫn phòng không.


e) Đại liên DShK kiểu 1938 (LX)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến Dshkm_12

Cỡ đạn : 12,7x109mm
Dài : 1625mm
Nặng : 34kg riêng súng
Băng đạn : 50 viên

Đại liên Degtyarov - Shpagin kiểu 1938 (DShK M1938) do Shpagin phát triển dựa trên mẫu đại liên DK của Degtyarov, được chấp nhận đưa vào biên chế Hồng quân LX năm 1938. DShK được quân đội LX sử dụng rộng rãi trong CTTG 2 với nhiều phiên bản cho bộ binh, phòng không, gắn trên xe cơ giới, tàu thuyền....

Năm 1950, đại liên DShk phiên bản phòng không được TQ viện trợ cho VN và trở thành hoả lực phòng không chính trong các đại đoàn chủ lực và các tiểu đoàn phòng không độc lập QĐNDVN.


f) Pháo cao xạ 37mm 61K kiểu 1939 (LX)

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến 37mm_m1939

Cỡ nòng: 37mm
Nặng: 2100kg
Tốc độ bắn: 60 phát/phút

Pháo cao xạ 37mm 61K kiểu 1939 được LX phát triển dựa trên pháo 25mm Bofors kiểu 1933, được sản xuất hàng loạt và đưa vào biên chế Hồng quân LX năm 1939, sử dụng rộng rãi trong CTTG 2. Pháo M1939 cũng được sử dụng bởi một số quân đội các nước CS.

Năm 1953 QĐNDVN được LX viện trợ qua đường TQ 6 tiểu đoàn pháo M1939, biên chế thành trung đoàn cao xạ pháo đầu tiên - trung đoàn 367, đại đoàn 351. Đơn vị này tham chiến lần đầu tiên trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Vũ khí của Quân đội nhân dân Việt Nam trong Kháng chiến chống Mỹ

CHƯƠNG 1: VŨ KHÍ BỘ BINH
I, Vũ khí cá nhân:

1, Súng ngắn:

a, K-54:

Lúc này vũ khí cá nhân đã được sử dụng thống nhất. Cán bộ sơ, trung cấp sử dụng súng Tokarev TT33, VN ta gọi là khẩu K-54 (theo TQ):

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến Tt33-l10
Thông số chính:
- Cỡ nòng: 7,62mm
- Nặng: 910 gr
- Dài nòng: 116 mm/196mm.
- Băng đạn: 8 viên.

b, K-59:

Cán bộ cao cấp hoặc làm nhiệm vụ đặc biệt trang bị loại Makarov PM, PMM hay còn gọi là K-59 (TQ copy của Nga):

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến Pm10
Thông số chính :
- Cỡ nòng: 9 mm
- Nặng: 730 gr (PMM: 760 gr)
- Dài: 161 mm (PMM: 165 mm)
- Băng đạn: 8 viên (PMM: 12 viên)
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

c, Cz-50:

Có thể coi đây là loại súng ngắn đầu tiên do Tiệp Khắc tự sản xuất. Nó được phát triển từ những năm 40 dựa trên nguyên mẫu khẩu Walther PP của Đức. Loại súng này được Tiệp viện trợ cho VN. Theo tài liệu của Tổng cục Binh khí và Tiếp vận/QLVNCH thì nó còn được gọi là kiểu M1950.

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến Cz-5010
Thông số chính:
- Cỡ nòng: 7,65mm
- Nặng: 710gr
- Dài nòng/Dài: 96mm/167mm.
- Băng đạn: 8 viên.


d,Cz-52:

Đây là loại súng ngắn được đánh giá rất cao của Tiệp Khắc. Nó được sản xuất tại nhà máy CZ-Uhersky Brod (CZ-UB) từ năm 1947, đến 1952 thì chính thức được đưa vào biên chế của quân đội Tiệp Khắc và chỉ bị thay thế từ năm 1982 bởi loại Cz-82 hiện đại hơn dùng đạn 9mm. Loại súng ngắn này được Tiệp viện trợ cho VN trong KCCM. Theo một tài liệu của VNCH thì loại này còn có khi được gọi là M.52.

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến Cz-5210
Thông số chính:
- Cỡ nòng: 7,62mm
- Nặng: 950 gr
- Dài nòng/Dài: 120mm/209mm.
- Băng đạn: 8 viên.

e, Súng ngắn chiến lợi phẩm: Trong KCCM, nhất là khi chưa có tuyến đường HCM, quân dân miền Nam chủ yếu sử dụng vũ khí nói chung và súng ngắn chiến lợi phẩm nói riêng. Tất cả các loại súng ngắn đã từng được trang bị cho QLVNCH như:

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến Colt_m10
Colt 1911

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến Colt1210
Colt 12 viên

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến Fn190010
Browning M1900

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến Rulo110 Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến Rulo210
và nhiều loại Ru-lô ổ quay

Những loại súng chiến lợi phẩm trên khi vào tay bộ đội ta đều phát huy tốt tác dụng. Vì chủng loại rất nhiều và cũng không khó tìm kiếm thông tin nên riêng phần súng ngắn chiến lợi phẩm sẽ khó liệt kê đầy đủ.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

2, Súng trường:

a, Khẩu Mosin Nagant model 1938: VN thường gọi là khẩu K-44 theo TQ. Loại súng trường này trong KCCM thường được sử dụng bởi dân quân, du kích và được biết đến nhiều hơn với cái tên "bá đỏ".

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến M3810
Thông số chính:
- Cỡ nòng: 7,62 mm
- Dài: 1020 mm (1530mm cả lưỡi lê).
- Nặng: 3,45kg.
- Hộp tiếp đạn : 5 viên.

b, Khẩu Simonov SKS carbin (Type 56 của TQ): Ở VN ta gọi là súng CKC. Đây là loại súng trường tiêu chuẩn trong biên chế của QĐNDVN hồi KCCM. Vào VN cùng thời điểm với súng AK-47 khoảng 1956 đến 1958, bắt đầu tham chiến tại miền Nam năm 1965 cùng với việc đưa gọn từng đơn vị chính quy vượt giới tuyến.

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến Simono10
Thông số chính:

- Cỡ nòng: 7,62mm.
- Dài: 1022mm (1542mm cả lê).
- Nặng: 3,86 kg.
- Hộp tiếp đạn: 10 viên.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

c, Khẩu Tokarev SVT-40: Loại súng trường bán tự động này có xuất hiện tại VN nhưng số lượng ít hơn nhiều so với CKC.

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến Svt40r10
Thông số chính:
- Cỡ nòng: 7,62mm.
- Dài: 1226mm (nòng dài 625mm).
- Nặng: 3,85 kg.
- Hộp tiếp đạn: 10 viên.

d, Một số loại súng trường khác

MAS 36 cỡ 7,5 ly của Pháp

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến Mas3610
Mauser cỡ 7,62 ly kiểu KAR.98K của Đức...

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến Mauser11
...và các loại súng trường chiến lợi phẩm như M1 Garand

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến M1gara10
M1 Carbine

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến M1carb11
Vì số lượng sử dụng loại này ít và thông tin rất dễ tìm kiếm trên mạng nên tôi không thống kê thêm vào đây.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

3, Súng bắn tỉa: Đây là loại vũ khí rất lợi hại, cực kỳ phù hợp với kiểu chiến tranh du kích của ta trong KCCM. Trong tay người lính VN thì mọi loại súng đều có thể bắn tỉa được nếu hiểu theo nghĩa: một phát đạn - một mục tiêu. Tuy nhiên, nói về súng bắn tỉa chuyên dụng thì trong KCCM, VN sử dụng các loại sau:

a, Khẩu Mosin-Nagant M 1891-30: Đây là loại súng bắn tỉa chính của QĐNDVN trong KCCM.

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến M1891-10

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến M1891-11
Thông số chính: Xem phần súng trường. Có tầm bắn hiệu quả là 1.400m.

Loại kính ngắm của khẩu Mosin - Nagant bắn tỉa là

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến Armour10 Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến Armour11
VP hoặc PU
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

b, Khẩu Dragunov SVD: Loại súng này chắc chắn vào VN rất muộn trong KCCM, nó được sử dụng nhiều hơn trong các cuộc chiến tranh biên giới sau này. Có một tài liệu nhắc đến một phân đội chuyên bắn tỉa của VN hoạt động ở Khe Sanh năm 68, trang bị của phân đội này có SVD.

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến Svd10
Thông số chính:
- Cỡ nòng: 7,62mm.
- Kiểu súng: Bán tự động.
- Nặng: 4,31kg (không có kính ngắm).
- Dài nòng/Dài: 620/1225mm.
- Hộp tiếp đạn: 10 viên.

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến 3a474_10
SVD và SVDS
SVD sử dụng loại kính ngắm PSO-1 có độ phóng 4X cho phép tầm bắn hiệu quả lên đến 1.300m. Loại kính ngắm này có cả bộ phận khuyếch đại hồng ngoại cho phép nó có thể sử dụng cả trong đêm tối.

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến Svd110
Một biến thể khác của SVD

c, Các loại súng bắn tỉa khác: Rải rác trong một số tài liệu của ta có nhắc đến khẩu "trường Hung' như một loại súng bắn tỉa. Có thể là khẩu Mosin-Nagant M/52 này chăng?

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến Mosin_13
Một số tài liệu của VNCH có nhắc đến khẩu SVT-40 sử dụng kính ngắm PU. Nhưng những tài liệu này rất khó kiểm chứng, vì vậy tạm thời tôi để lại đây để tìm thêm tài liệu. Bạn nào có tài liệu về vấn đề này xin giúp đỡ nhé!
      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 4 trang]

Chuyển đến trang : 1, 2, 3, 4  Next

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | Văn hóa | Childhood, Gia đình | ©phpBB | Free forum support | Liên hệ | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất