Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

North
North Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 493

Danh vọng : 974

Uy tín : 3

Ai cũng biết để có những quân đoàn hùng mạnh phải có những người chiến sỹ. Họ chính là lực lượng chủ yếu quyết định chiến thắng cho sự kiện lịch sử ngày 30 tháng Tư năm 1975.

Chiến dịch Hồ Chí Minh thắng lợi. Lá cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên nóc dinh Độc lập, nơi hội tụ của năm cánh quân từ năm hướng tiến vào cũng không khác ngày quân ta từ 5 cửa ô vang ngân câu hát: "Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về, Như đài hoa đón mừng, nở năm cánh đào". Lịch sử có những trùng hợp thật diệu kỳ. Với bông hoa năm cánh ấy, đất nước mở sang trang mới, hòa bình độc lập ở Thủ đô Hà Nội.

Năm cánh sao đầu là một sự mở đầu cho lịch sử đánh bại quân xâm lược, là tiếng chuông báo hiệu chủ nghĩa thực dân cũ đã cáo chung. Năm cánh sao thứ hai lại là sự thất bại đau đớn của chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Phải chăng hình tượng 5 cánh sao Việt Nam tượng trưng cho 5 yếu tố làm nên sự kỳ diệu của vũ trụ mà văn hóa phương Đông hay văn hóa Văn Lang đã đúc kết có sức mạnh long trời chuyển đất.

Sài Gòn 1975 và những trung đoàn mất tên Images20

Lính chiến ngoài mặt trận gian khổ cái sống cái chết cận kề
nhưng những người lính huấn luyện gian khổ cũng không kém.

Ảnh tư liệu
Tôi lần giở những trang sử vàng về 5 cánh sao ấy khi tiến về Sài Gòn càng thấy sự lớn mạnh của lực lượng vũ trang nhân dân ở cái thời khắc lịch sử ấy thật là kỳ diệu. Không tự hào sao được khi sự lớn mạnh ấy như sức mạnh của Phù Đổng. Những Quân đoàn 1 (hướng Bắc), Quân đoàn 2 (hướng Đông Nam; Quân đoàn 3 (hướng Tây Bắc; Quân đoàn 4 (hướng Đông); Đoàn 232 (hướng Tây Nam), đó là những cánh sao của sức mạnh Việt Nam, của trí tuệ Việt Nam.Ai cũng biết để có những quân đoàn hùng mạnh làm nên sự kiện ngàyt 30 tháng Tư phải có những người chiến sỹ. Họ chính là lực lượng chủ yếu quyết định chiến thắng.

Những cánh sao trên thì ai cũng biết, ai cũng hiểu. Mọi người còn hiểu kỹ hơn, chi tiết hơn những đơn vị cấu thành "cơn lốc" ấy. Ngay cả những ai là tư lệnh, ai là chính ủy. Nhưng có điều này chắc còn ít ai biết, đó là một lực lượng đông đảo những người lính làm nên "cơn lốc" kinh thiên động địa mà kẻ thù phải bạt vía kinh hồn kia ở đâu ra, họ được huấn luyện như thế nào?

Hầu hết họ chính là những người lính ở hậu phương miền Bắc, những cô cậu học trò còn ngồi trên ghế nhà trường, là những chàng thanh niên chỉ mới bắt đầu chớm độ tuổi "bẻ gãy sừng trâu". Họ được tuyển vào những đơn vị địa phương với cái tên thật giản dị: Trung đoàn n. thuộc bộ chỉ huy quân sự tỉnh y. Đó chính là nơi cung cấp những chiến sỹ ưu tú làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc.

Thời ấy mỗi tỉnh thành miền Bắc hầu hết như đều có một đơn vị chuyên làm công tác tuyển quân, huấn luyện và chi viện cho chiến trường. Đơn vị ấy là một Trung đoàn thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh. Bất kể Xuân, Hạ, Thu, Đông hễ chiến trường nào cần là các đơn vị đáp ứng.

Tôi là một cán bộ trẻ, thuộc Trung đoàn 14 Bộ chỉ huy quân sự Thanh Hóa như bao đơn vị của tỉnh, thành miền Bắc ngày ấy.

Chưa rời ghế nhà trường chúng tôi đã là người lính. Có chút văn hóa nên được đơn vị giữ lại làm cán bộ. Nhiệm vụ chính là đi tuyển quân, huấn luyện, chi viện cho chiến trường. Mỗi khóa huấn luyện chỉ có 3 tháng thế là lập tức lên đường. Cán bộ Trung đội mới được vinh dự cầm quân đưa chiến sỹ tới tận chiến hào cho những binh đoàn, những cánh sao của chúng ta.

Cuộc đời anh cán bộ huấn luyện cũng nhiều gian khổ. Lính chiến ngoài mặt trận gian khổ cái sống cái chết cận kề nhưng những người lính huấn luyện gian khổ cũng không kém. Đưa được đơn vị vào chiến trường là cả một chặng đường gian nan vất vả.

Phải tập cho anh em biết bắn súng, biết ném lựu đạn, đánh bộc phá, đó là ba môn bắt buộc. Rồi học chiến thuật từ tiểu đội đến đại đội. Nói nôm na là đánh đồn địch như thế nào, hợp đồng ra sao, cách mang bộc phá phá hàng rào kẽm gai, đánh lô cốt thế nào... tất tần tật là tất cả để chủ động giành chiến thắng.

Ngay cái chuyện tập hành quân cũng gian nan vất vả.Ngày ấy không chỉ con trai những "anh bộ đội" ra trận mà cả con gái "chị bộ đội" cũng ra trận. Đơn vị nào cũng có một Tiểu đoàn chuyên huấn luyện cho bộ đội nữ. Tập hành quân là phải đeo sọt rèn (thay cho ba lô). Trọng lượng thì cứ dần nâng lên cho đến khi cao hơn trọng lượng quân tư trang và súng ống mang theo vào mặt trận (gần 40 kg). Thương nhất là những hôm hành quân dài ngày gặp mưa, bão. Cánh con trai thì gian khổ không nói làm gì, cánh con gái thì...nhất là những ngày "của chị em" gian nan vất vả trăm bề. Nhiều lần gặp bão giữa rừng, đến khi về doanh trại thì trắng trời...con gái.

Ngày ấy bộ đội hành quân bộ từ Bắc vào Nam xuyên rừng Trường Sơn mà đi. Ròng rã sáu tháng trời đêm nghĩ ngày đi mới vào đến mặt trận. Sau năm 1972 được tàu, rồi là xe đưa vào tận Quảng Bình, từ đó bắt đầu một cuộc hành quân gian khổ theo các binh trạm để ra mặt trận. Nhiều cán bộ, những bạn bè tôi có đi mà không ngày trở lại bởi trên đường gặp máy bay, gặp giặc, có khi xe bị lật khi vượt đèo cao, suối sâu. Nghĩa là cái chết đến bất kỳ lúc nào.

Trong cuộc đời làm cán bộ huấn luyện, nhớ nhất là cái tiểu đội đầu tiên của tôi. Ngày ấy vào năm 1972. Đây là thời kỳ Tổng động viên. Tất cả cán bộ, sinh viên học sinh đều ra trận. Cái tiểu đội thân yêu đầu tiên của tôi lại toàn là cán bộ, các anh chị lớn tuổi. Có người đã là trạm trưởng một trạm Y tế địa phương. Đa phần đều là cán bộ các cơ quan trong tỉnh.

Cho đến bây giờ tôi không nghĩ, mặc dù ít tuổi nhất, là em út của tiểu đội nhưng lại là "thủ trưởng" của các anh và được các anh quí mến đến thế.

Trong Tiểu đội tôi có anh Tám, người sau này đã anh dũng hy sinh ngoài mặt trận. Tám không phải là người duy nhất trong đơn vị chưa một lần ra thăm Hà Nội. Tuy vậy ở Tám trái tim luôn hướng về Thủ đô. Chả là ngày còn công tác ở Nông trường Sao Vàng, Tám đã yêu một cô giáo người Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp đại học cô được phân công về Nông trường của Tám dạy học. Chuyện tình của họ cũng trầm bổng, lúc thăng, lúc giáng như bản nhạc nhưng chưa đạt đến cao trào. Cô trở về Hà Nội khi "giải yến chưa bắc xong cầu" để chàng được một lần về thăm. Tuy thế, dẫu xa cách nhưng trong tim họ vẫn luôn luôn hướng về nhau.

Đó là câu chuyện tình mà luôn ám ảnh và theo tôi suốt cuộc đời...

Và những ngày mùa xuân 1975 có lẽ chỉ ở Việt Nam mới có cách huấn luyện "thần tốc" như vậy để chi viện cho chiến trường giành thắng lợi nhanh nhất. Đó là cách vừa đi vừa tập, vừa hành quân ra mặt trận vừa học kỹ, chiến thuật. Trên tấm bản đồ những gọng kiềm càng thít chặt thì chúng tôi những người lính càng khẩn trương tuyern quân huấn luyện và nhanh chonhg ra mặt trận. Chính lực lượng hậu bị này đã làm tốt nhiệm vụ giữ vững vùng giải phóng để lực lượng chính thần tốc, thần tốc tiến lên.

Bây giờ thì những tiểu đội, những con người như vậy, ngay cái cách huyến luyện như vậy chắc chẳng còn ai nhớ. Ngay cả tên Trung đoàn 14 hay Trung đoàn n nào đó của khắp các địa phương trên miền Bắc ngày ấy chắc chỉ còn lại trong ký ức những cựu binh như chúng tôi.

Sau giải phóng các Trung đoàn hầu hết đều giải tán hoặc được sáp nhập vào đơn vị khác. Và cũng không còn nơi để trưng bày những thành tích, những kỷ vật chiến tranh hay những gương mặt của đồng đội, những người có nhiều thành tích xuất sắc.

Thời khắc này chắc cũng chẳng còn ai là người tại ngũ bởi những chiến sỹ nếu nhập ngũ năm 1975 dẫu mang quân hàm đại tá cũng đã đến tuổi về hưu.

Viết những dòng này tôi chỉ muốn đồng đội tôi, những chiến sỹ thầm lặng trên một mặt trận thầm lặng an ủi một điều: Dẫu có người còn người mất, dẫu đơn vị không còn tên, hay không còn ai nhớ nhưng thế hệ các anh đã đóng góp máu xương để có được ngày hôm nay. Các anh mãi mãi mang tên "bộ đội cụ Hồ" những "chiến sỹ ngày ấy" thật bình dị mà cao cả.

NGUYỄN ĐĂNG TẤN

Nguồn : tuanvietnam.net
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Liên hệ | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất