
“Một lần con bé muốn đi bộ tới công viên để tham dự trại hè của trường cách nhà khoảng 1 cây số. Con bé đã nhắn tin cho tôi và tự đi trước. Khi đến công viên cô bé đã gặp phải một rắc rối. Nếu không có điện thoại, tôi đã không thể đến kịp để giúp con gái mình”.

Độ tuổi nào thì nên cho phép các em sử dụng điện thoại?
Việc sử dụng điện thoại vì mục đích an toàn cho trẻ sẽ giúp giảm bớt sự lo lắng cho các bậc phụ huynh, bởi họ không thể suốt ngày theo sát con cái mình. Hơn nữa trẻ em thường rất hiếu động, ưa khám phá, nghịch ngợm nhưng chưa ý thức nhiều về những việc mà chúng làm. Do đó, ít nhất họ cũng có thể kiểm soát được con mình ở đâu và làm gì.
Bên cạnh đó, các công nghệ tiên tiến trong điện thoại sẽ giúp ích nhiều cho khả năng học tập và khám phá của trẻ em. Trẻ em có thể cài đặt những tài liệu học tập một cách nhanh chóng dễ dàng hay xem những video, bộ phim tiếng anh để học thêm ngoại ngữ. Các trò chơi game mức độ vừa phải trên di động sẽ kích thích đến sự phát triển não bộ cũng như tăng khả năng tư duy của các em. Tuy nhiên cũng có nhiều bậc phụ huynh đã bác bỏ lại quan điểm tiện lợi đó và đưa ra những ảnh hưởng tiêu cực khi cho trẻ dùng điện thoại.

Trẻ em luôn mong muốn thậm chí vòi vĩnh bố mẹ để được mua một thiết bị giải trí di động như smartphone chẳng hạn. Giá thành của chiếc điện thoại bây giờ khá rẻ nên các cậu ấm, cô chiêu dễ dàng sở hữu một smartphone đầy đủ chức năng 3G, Wi-Fi, quay video hay xem phim trực tuyến. Nhưng số trẻ em biết cách sử dụng điện thoại đúng mục đích chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Công nghệ tiên tiến của điện thoại giống như là “con dao hai lưỡi” dễ làm thay đổi lối sống của các em. Do đó các bậc cha mẹ cũng nên xem xét theo khía cạnh tác hại ảnh hưởng đến học tập của con em mình.
Có nên cấm đoán trẻ hay không?
Độ tuổi trung học là thời điểm các em bắt đầu bước vào giai đoạn tuổi dậy thì, do đó sẽ có những biến đổi về mặt tâm sinh lý phức tạp. Nếu như một đứa trẻ đã quen sử dụng điện thoại và bị cấm đoán thì rất có thể dẫn đến những hành vi chống đối, làm điều sai trái. Do đó, các phụ huynh cũng phải thật khéo léo, từ từ thuyết phục và giáo dục để các em hiểu.
Ở trường trẻ em dành nhiều thời gian bên bạn bè hơn là cạnh người lớn. Do đó, bạn bè có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, suy nghĩ cũng như hành vi sinh hoạt của trẻ. Khi thấy bạn bè có điện thoại thì tâm lý mong muốn sở hữu là điều đương nhiên. Nếu người lớn muốn trang bị điện thoại cho trẻ thì nên đặt ra các điều kiện và cần tuân theo một số hạn chế nhất định như: sự tôn trọng người lớn, không xao nhãng việc học và đảm bảo cân bằng với việc rèn luyện thể chất.

- Thu lại điện thoại của trẻ sau 10 giờ tối và trong những ngày học ở trường. Trong trường hợp các em cần phải liên lạc với bố mẹ trong giờ học, thì có thể dùng điện thoại của trường học ở văn phòng giáo vụ.
- Kiểm tra nội quy trường học về việc sử dụng điện thoai. Vì đa số trường trung học cơ sở không cho phép sử dụng điện thoại di động nhưng vẫn có một số ngoại lệ.
Một số giải pháp “theo dõi” khi trẻ sử dụng điện thoại
Ngoài những nội quy trên, các bậc phụ huynh có thể tham khảo những cách dưới đây để có thể giám sát chặt chẽ hơn việc sử dụng các thiết bị cá nhân như máy tính và điện thoại của trẻ nhỏ.
1. Cài đặt phần mềm theo dõi trên máy tính gia đình khi bọn trẻ sử dụng. Phần mềm PC có tên gọi là “I am Big Brother” cho phép các bậc phụ huynh bí mật theo dõi email đến và đi, tin nhắn, chat, những website đã truy cập và có thể hơn thế nữa. Sau khi được tải về và cài đặt, phần mềm hoạt động ẩn và chỉ cha mẹ là người duy nhất được phép truy cập. Sản phẩm còn được gọi là “phần mềm kiểm soát” và có thể dễ dàng tải về từ mạng internet. Bên cạnh “I Am Big Brother” cũng có những phần mềm khác dành cho máy tính cá nhân khá phổ biến như “Family Cyber Alert” và “PC Tattletale”.



5. Phụ huynh nên cài đặt những thông báo nhắc nhở cho trẻ nhỏ khi chúng đi xa như trong các chuyến cắm trại hoặc picnic. Bên cạnh đó, các nhắc nhở cần thiết như làm việc nhà, về nhà ăn tối đúng giờ hay làm bài tập thực sự trở nên hữu ích.