Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Tại sao Tân Cương bất ổn? Tan_cu10
Vị trí địa - chính trị chiến lược của Tân Cương

Tân Cương chiếm khoảng 1/6 diện tích Trung Quốc, 1/4 chiều dài đường biên giới quốc gia và là khu tự trị, đồng thời là đơn vị hành chính cấp tỉnh lớn nhất Trung Quốc với diện tích lên tới 1,6 triệu km2, nhưng chỉ có khoảng 4,3% diện tích đất đai ở đây thích hợp cho con người cư trú. Tuy chỉ là một khu tự trị, nhưng Tân Cương có đường biên giới tiếp giáp với 8 quốc gia (Mông Cổ, Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Afghanistan, Pakistan và Ấn Độ). Ngoài ra, Tân Cương còn quan hệ “lân bang” với 2 tỉnh và 1 khu tự trị của Trung Quốc là Cam Túc, Thanh Hải và Tây Tạng. Tân Cương là khu vực có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống như Duy Ngô Nhĩ, Mông Cổ, Hồi...

Tuy chỉ có khoảng 21 triệu người, nhưng sở hữu tới 1/6 diện tích cả nước và nhiều nguồn tài nguyên quý tập trung tại đây nên Tân Cương đã và đang là tâm điểm chú ý của dư luận. Theo thống kê chính thức, Tân Cương có trữ lượng dầu khí (đã được phát hiện) khoảng 2,5 tỉ thùng và 1.400 tỉ m3 khí đốt (chiếm 34% trữ lượng khí đốt của Trung Quốc và Bắc Kinh đã xây dựng tuyến đường ống dài 4.000km để chuyên chở 24 tỉ m3 khí đốt từ đó về Thượng Hải). Tân Cương cũng quản lý tuyến đường quan trọng vận chuyển dầu từ Kazakhstan về Trung Quốc.

Tân Cương hiện có sản lượng khai thác dầu khí lớn thứ 2 Trung Quốc (1,1 triệu thùng/ngày), sản lượng khai thác khí đốt chiếm 14% cả nước. Tân Cương còn có trữ lượng than lên tới 2.190 tỉ tấn, cùng sản lượng khai thác 80 triệu tấn/năm, chiếm 40% tổng sản lượng than của Trung Quốc. Tân Cương cũng sở hữu mỏ vàng, đồng, nickel và số mỏ quặng sắt lên tới 1/4 trữ lượng của toàn quốc. Ngoài ra, Tân Cương còn là nơi cung cấp bông lớn nhất Trung Quốc.

Người đứng sau các sự kiện bất ổn tại Tân Cương

Chủ tịch “Đại hội Duy Ngô Nhĩ thế giới”, bà Rebiya Kadeer, hiện đang sống lưu vong tại Mỹ, đã kêu gọi chính quyền Bắc Kinh bình tĩnh và xử lý sáng suốt sau vụ tấn công khủng bố tối 1-3 tại nhà ga Côn Minh khiến 33 người chết (4 nghi phạm) và 143 người khác bị thương. Bà Rebiya Kadeer đề nghị Bắc Kinh không nên biến cộng đồng thiểu số Duy Ngô Nhĩ tại khu tự trị Tân Cương thành “kẻ thù quốc gia”. Tuy chưa kết luận người Duy Ngô Nhĩ đứng sau vụ thảm sát bằng dao và mã tấu tối 1/3 tại nhà ga Côn Minh, nhưng cơ quan chức năng cho rằng, những kẻ cực đoan Tân Cương có liên quan và đây là hành động khủng bố.

“Đại hội Duy Ngô Nhĩ thế giới” được thành lập năm 2004, là tổ chức đại diện cho quyền lợi của người Đông Turkestan và tổ chức này chuyên xúi bẩy các hoạt động ly khai dưới danh nghĩa nhân quyền và dân chủ. Bà Rebiya Kadeer sinh năm 1951 tại Tân Cương, trước khi được bầu làm Chủ tịch “Đại hội Duy Ngô Nhĩ thế giới” năm 2006 là nữ doanh nhân ở Trung Quốc. Theo Tân Hoa xã, bà Rebiya Kadeer được cho là làm giàu bất hợp pháp từ thập niên 80 của thế kỷ trước bằng việc gian lận và trốn thuế. Năm 2000, bà Rebiya Kadeer bị kết án 8 năm tù vì tội tiết lộ bí mật nhà nước trái phép và được trả tự do năm 2005 để đi chữa bệnh tại Mỹ.

Theo Tân Hoa xã, “Đại hội Duy Ngô Nhĩ thế giới” do bà Rebiya Kadeer đứng đầu là tổ chức đã lợi dụng cuộc tranh cãi hôm 26/6/2009 giữa công nhân thiểu số người Duy Ngô Nhĩ và người Hán ở tỉnh Quảng Đông để gây hỗn loạn khiến 2 người Duy Ngô Nhĩ thiệt mạng. Và ngày 1/7/2009, “Đại hội Duy Ngô Nhĩ thế giới” đã tổ chức họp để lên kế hoạch kích động bất ổn bằng việc phát đi các thông điệp qua Internet, điện thoại và điện thoại di động. Trưa 5/7/2009, cảnh sát ở Urumqi nhận được tin có một số người đăng thông tin bất hợp pháp kêu gọi tập trung trái phép ở Quảng trường Nhân dân lúc 19 giờ ngày 5/7/2009 để biểu tình ủng hộ lực lượng ly khai ở nước ngoài.

Ngày 6/7/2009, bà Rebiya Kadeer tổ chức họp khẩn với một số thành viên cốt cán của “Đại hội Duy Ngô Nhĩ thế giới” để bàn kế hoạch thổi bùng cuộc biểu tình trong và ngoài nước, nhằm kêu gọi chính phủ nước ngoài và những tổ chức nhân quyền can thiệp. Ngày 6/7/2009, lãnh sự quán của Trung Quốc ở Munich, Đức bị tấn công và chiều cùng ngày, Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Lan bị hơn 150 nhân vật ly khai đập phá.

Một số vụ kiện quan trọng

Ngày 16/2, cảnh sát Tân Cương cho biết, cách đây 3 năm, một người đàn ông tên là Mehmut Tohti đã bắt đầu gieo rắc chủ nghĩa cực đoan tôn giáo và từ tháng 9/2013, tên này cầm đầu một nhóm gồm 13 nghi can khủng bố. Tháng 1/2014, chúng mua xe và chế tạo thiết bị nổ để tấn công xe cảnh sát. Ngày 4/2, những tên khủng bố này đã dùng xe máy và ôtô, mang theo thiết bị nổ và dao tấn công một đội tuần tra của cảnh sát làm 2 dân thường và 2 cảnh sát bị thương, nhưng 8 tên khủng bố đã bị cảnh sát tiêu diệt, còn 3 tên khác bỏ mạng khi kích hoạt các thiết bị nổ.

Tại sao Tân Cương bất ổn? Tan_cu11
Cảnh sát được tăng cường tại Quý Dương
Ngày 25/11/2013, Tạp chí Oriental Outlook đưa tin, có gần 200 vụ tấn công khủng bố xảy ra ở khu tự trị Tân Cương trong năm 2012, tăng đáng kể so với năm 2011. Oriental Outlook dẫn lời cảnh sát địa phương cho biết, số vụ tấn công mang tính “thánh chiến” tăng nhanh từ năm 2009 và trở thành mối đe dọa lớn nhất đối với Tân Cương. Thông tin này được đưa ra gần một tháng sau vụ đâm xe tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh (28/10/2013) khiến 3 người trên xe (người Duy Ngô Nhĩ đến từ Tân Cương), cùng 2 khách bộ hành thiệt mạng và 40 người bị thương.

Ngày 3/11/2013, Tư lệnh Quân khu Tân Cương, Trung tướng Bành Dũng đã mất chức sau vụ đâm xe ở Quảng trường Thiên An Môn cho dù ông mới được bổ nhiệm làm tư lệnh tháng 7/2011. Bí thư Ủy ban Chính pháp Trung ương Mạnh Kiến Trụ cáo buộc, Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan đứng đằng sau vụ tấn công này. Vụ nổ xe gây náo loạn Quảng trường Thiên An Môn hôm 28/10/2013 diễn ra sau đúng 1 tháng khu tự trị Tân Cương được trao tặng lá Quốc kỳ nhân kỷ niệm 64 năm Quốc khánh Trung Quốc. Đây là lá Quốc kỳ mang số hiệu 1217, được treo tại kỳ đài của quảng trường từ ngày 29/10/2011 đến ngày 30/10/2011. Sau đó, cảnh sát kết luận: “Sự cố hôm 28/10/2013” ở Thiên An Môn là “một cuộc tấn công khủng bố bạo lực được lên kế hoạch cẩn thận, có tổ chức và có tính toán từ trước”.

Ngày 1/7/2013, cảnh sát Tân Cương treo giải thưởng từ 50.000 đến 100.000 NDT cho những ai cung cấp thông tin “có giá trị” về các phần tử đứng sau vụ bạo động đẫm máu nhất trong 4 năm qua ở khu tự trị này. Tuyên bố trên được nhà chức trách Tân Cương đưa ra sau gần một tuần xảy ra các cuộc tấn công tại Hotan ở Tân Cương, làm 35 người thiệt mạng. Tối 28/6/2013, Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Tập Cận Bình đã triệu tập cuộc họp Thường vụ Bộ Chính trị, chỉ vài giờ sau khi xảy ra vụ bạo loạn ở Hotan. Sau đó, Bí thư Tân Cương Trương Xuân Hiền tuyên bố, Tân Cương đã bước vào giai đoạn nhạy cảm, do đó duy trì sự ổn định là mục tiêu quan trọng trong thời điểm hiện tại.

Ngày 29/6/2013, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Du Chính Thanh (Chủ tịch Chính hiệp) và Bộ trưởng Công an Quách Thanh Côn đã tới khu tự trị Tân Cương, sau đợt bùng phát bạo lực dẫn đến lệnh giới nghiêm ở Hotan, nhằm giải quyết tình trạng bất ổn tại đây. Không ai được đi ra ngoài phố sau khi trời tối và dịch vụ Internet cùng 3G đã bị ngắt. Cũng trong ngày 29/6/2013, Bắc Kinh đã tiến hành một cuộc tập trận quy mô lớn ở khu tự trị Tân Cương với xe tăng, xe quân sự và lực lượng vũ trang. Cuộc tập trận diễn ra trước thời điểm tròn 4 năm ngày nổ ra cuộc bạo động (5/7/2009) giữa người Hồi giáo thiểu số Duy Ngô Nhĩ với người Hán, khiến khoảng 200 người thiệt mạng.

Ngày 1/7/2013, Đại sứ Liên minh châu Âu (EU) tại Bắc Kinh Markus Ederer đã yêu cầu Chính phủ Trung Quốc phải công bố thêm thông tin về bản chất và nguyên nhân các vụ bạo động ở Tân Cương. Trước đó (30/4/2013), cơ quan chức năng đã bắt 19 nghi can có liên quan đến vụ bạo động ở Tân Cương hôm 23/4/2013 khiến 21 người thiệt mạng. Cảnh sát tuyên bố, đã phát hiện nhiều thiết bị gây nổ, vũ khí sát thương và cờ của Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan ở nhà các nghi can; đồng thời cáo buộc những kẻ khủng bố đã lập bẫy sát hại các sĩ quan cảnh sát trong vụ bạo động hôm 23/4/2013. Gần 2 năm trước (26/3/2012), tòa án thành phố Kashgar đã kết án tử hình đối với Abudukeremu Mamuti, người Duy Ngô Nhĩ vì đã gây ra vụ tấn công bằng dao và rìu hôm 28/2/2012, khiến 15 người thiệt mạng.

Nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Hà Á Phi từng đề nghị Washington (22/7/2009) ngăn chặn các hành động li khai chống Trung Quốc trên lãnh thổ của Mỹ, đồng thời khẳng định, vụ bạo loạn hôm 5/7/2009 là nguy hiểm và tồi tệ nhất kể từ năm 1949 đến nay. Trước đó (21/7/2009), Phó chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc nhà nước Ngô Sỹ Dân cũng khẳng định, chính sách dân tộc của Trung Quốc phù hợp với tình hình Tân Cương. Những kẻ ly khai Hồi giáo người Duy Ngô Nhĩ nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ đứng đằng sau vụ bạo loạn hôm 5/7/2009 và Bắc Kinh sẽ không bao giờ tha thứ cho những tên này.

Bởi mục đích chính của những kẻ nổi loạn là muốn xây dựng cái gọi là “Tân Cương độc lập”. Giới bình luận cho rằng, vụ bạo lực hôm 5/7/2009 do mâu thuẫn giữa người Duy Ngô Nhĩ và người Hán, còn bị ảnh hưởng từ tư tưởng thánh chiến. Theo thống kê chính thức của Trung Quốc, cuộc bạo loạn tại Tân Cương hôm 5/7/2009 đã khiến 197 người chết, hơn 1.600 người bị thương (chủ yếu là người Hán) và khoảng 1.000 người (chủ yếu là người Duy Ngô Nhĩ) bị bắt, gây thiệt hại rất lớn về của cải (hơn 630 hộ gia đình và phương tiện giao thông bị phá hủy).

      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Tại sao Tân Cương bất ổn? Tr_14_10Nhà ga đã khôi phục lại hoạt động bình thường nhưng thêm các cảnh sát cầm súng đi tuần tra xung quanh khu vực
Theo thống kê, Trung Quốc hiện là đối tác mậu dịch lớn nhất của hơn 120 quốc gia và khu vực, hàng năm nhập khẩu gần 2.000 tỉ USD hàng hóa, tạo ra rất nhiều việc làm và cơ hội đầu tư cho các đối tác thương mại trên toàn cầu. Bắc Kinh cho biết, chính sách và đầu tư vào Tân Cương đã mang lại nhiều phát triển to lớn ở khu tự trị này. Kinh tế Tân Cương đã tăng 10,8% lên 570 tỉ NDT (94 tỉ USD) trong 9 tháng đầu năm 2013. Gần 3 năm trước (tháng 6/2011), Bắc Kinh tuyên bố, sẽ đầu tư 50 tỉ NDT cho công tác xóa đói giảm nghèo và phát triển trong các thôn làng khó khăn của khu tự trị Tân Cương.

Chính sách nhất quán của Bắc Kinh

Theo con số chính thức mới nhất, 46% dân số Tân Cương là người Duy Ngô Nhĩ, trong khi 39% là người Hán sau khi họ chuyển tới khu tự trị này trong mấy thập niên gần đây. Có tài liệu nói, khoảng 41,5% trong 21 triệu dân Tân Cương là người Duy Ngô Nhĩ và đây là cộng đồng thiểu số Hồi giáo lớn nhất tại đây.

Mặc dù trong những năm qua Bắc Kinh đã tích cực đầu tư phát triển kinh tế, nâng cấp các cơ sở hạ tầng, văn hóa - giáo dục nhằm cải thiện đời sống của dân cư khu tự trị Tân Cương, nhưng vẫn không cải thiện được tình hình. Nguyên nhân là do các xung đột mang yếu tố văn hóa, kinh tế và xã hội. Giới truyền thông cho rằng, thuở ban đầu cư dân bản địa của khu tự trị Tân Cương chủ yếu là người Duy Ngô Nhĩ, nhưng sau đó người Hán đã tới đây tìm kiếm việc làm và định cư lâu dài. Điều này đã góp phần làm xáo trộn đời sống xã hội tại khu tự trị vốn thuần phác này, đồng thời nảy sinh những mâu thuẫn trầm trọng giữa người Hán và người Duy Ngô Nhĩ bản địa.

Nguyên Tổng bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào từng phải hủy cuộc họp Thượng đỉnh G8 trở về nước (tối 8/7/2009) để triệu tập hội nghị Thường vụ Bộ Chính trị nhằm thảo luận tình hình Tân Cương. Sau đó đưa ra kết luận, việc duy trì ổn định ở Tân Cương là nhiệm vụ cấp bách và quan trọng nhất, đồng thời sẽ trừng phạt nghiêm khắc những kẻ phạm tội. Hội nghị cũng kết luận, vụ bạo loạn tại Urumqi hôm 5/7/2009 là tội ác nghiêm trọng được tổ chức và lên kế hoạch bởi 3 lực lượng khủng bố, ly khai và cực đoan trong và ngoài nước. Điều đáng nói là vụ bạo loạn ở Tân Cương khi đó xảy ra đúng thời điểm Trung Quốc đang chuẩn bị kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập nước CHND Trung Hoa, nên đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận.

Vụ khủng bố tối 1/3 tại nhà ga Côn Minh

Ngày 11/3, Đại sứ Trung Quốc tại Malaysia nói với kênh truyền hình vệ tinh Hongkong rằng, các nhân viên CIA đang hỗ trợ công tác điều tra từ những lời đồn đoán về hành động bắt cóc hoặc khủng bố trên chuyến bay MH370; và Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan là tổ chức duy nhất có khả năng và ý đồ thực hiện những vụ tấn công như thế này. Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan là tổ chức của người Duy Ngô Nhĩ ở Trung Á và Tây Á. Đây là tổ chức Hồi giáo quá khích và Chính phủ Trung Quốc từng khẳng định, Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh ở đại lục. Trước đó (10/3), Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trung Quốc Chu Cường đã cam kết, sẽ trừng phạt nghiêm khắc những phần tử khủng bố như vụ tấn công nhà ga Côn Minh tối 1/3. Theo tài liệu của Cơ quan Công an Trung Quốc, một số người Duy Ngô Nhĩ quá khích đã thành lập vài nhóm ly khai theo đường lối khủng bố như Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan và đảng Hồi giáo Turkestan.

Ngày 3/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương cho biết, cảnh sát đã thu giữ tại hiện trường nhiều lá cờ của Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan (tổ chức ly khai muốn thiết lập nhà nước Hồi giáo ở Tân Cương). Tân Hoa xã gọi vụ tấn công xảy ra vào lúc 21 giờ 20 phút ngày 1/3 (theo giờ địa phương) tại nhà ga Côn Minh là “vụ 11/9 của Trung Quốc”. Một trong những nguyên nhân khiến 8 hung thủ kể trên có thể sát hại được nhiều người là do chúng đã được đào tạo trước để thực hiện vụ tấn công.

Ngày 4/3, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng cho biết, Đội trưởng Đội Cảnh sát đặc nhiệm chống khủng bố Trương Quân của thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam (tên nhân vật được thay đổi vì lý do an ninh) đã bắn hạ 5 nghi phạm trong 15 giây để ngăn chặn chúng tiếp tục gây tội ác tại nhà ga Côn Minh tối 1/3. Bộ Công an Trung Quốc cho biết, sau hơn 40 tiếng điều tra liên tục của công an các tỉnh Vân Nam, Tân Cương, cùng lực lượng an ninh đường sắt và các lực lượng khác, cảnh sát đã xác định được kẻ cầm đầu nhóm khủng bố gây ra vụ thảm sát tại nhà ga Côn Minh, tỉnh Vân Nam tối 1/3 là Abdurehim Kurban. Nhóm này có 8 tên (6 nam, 2 nữ). Toàn bộ vụ tấn công tại nhà ga Côn Minh tuy chỉ diễn ra khoảng 24 phút, nhưng đã khiến 33 người chết (4 hung thủ) và 143 người bị thương, trong đó có nhiều cảnh sát.

Ngay sau khi biết tin về vụ thảm sát tại nhà ga Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Bí thư Ủy ban Chính pháp trung ương Mạnh Kiến Trụ đã gọi đây là vụ tấn công “phản nhân loại, phản xã hội của những kẻ khủng bố” và cam kết, sẽ trừng trị thích đáng những hung thủ gây ra vụ thảm sát này. Còn Bộ trưởng Công an Quách Thanh Côn cũng đến Côn Minh trong ngày 2/3 để chỉ đạo công tác điều tra. Chính quyền thành phố Côn Minh gọi đây là vụ tấn công khủng bố có tổ chức và được lên kế hoạch từ trước do các phần tử cực đoan Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương thực hiện. Đây là lần đầu tiên những kẻ cực đoan tại Duy Ngô Nhĩ, Tân Cương bị cáo buộc gây ra vụ tấn công bằng dao quy mô lớn bên ngoài khu vực họ sinh sống. Người dân Côn Minh nói riêng và nhiều người Trung Quốc nói chung vẫn bị sốc sau khi chứng kiến, được nghe và xem lại trên các phương tiện đại chúng về vụ thảm sát tối 1/3.

Tờ Le Figaro (Pháp) vừa có bài viết “Sau vụ khủng bố tối 1/3, Trung Quốc chuẩn bị trả đũa” với nhận định, Bắc Kinh cáo buộc người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương đứng sau vụ thảm sát đẫm máu tại nhà ga Côn Minh. Giới chuyên gia cảnh báo, sự chậm phát triển về kinh tế tại Tân Cương và Tây Tạng là nguồn gốc của một số bất ổn tại các khu vực này. Lãnh đạo Trung Quốc từng cam kết thúc đẩy phát triển nhanh chóng hơn để củng cố đoàn kết, nhưng vấn đề là các đầu tư cho Tân Cương và Tây Tạng cho đến nay chủ yếu để phục vụ lợi ích của người Hán, cư dân thiểu số tại 2 khu tự trị kể trên.

Bố trí binh lực tại Tân Cương

Sau khi giới truyền thông phương Tây đặt nhiều câu hỏi xung quanh chủ đề “Duy Ngô Nhĩ - Tân Cương”, Cơ quan An ninh Trung Quốc đã cung cấp các băng hình về sự xuất hiện đầy khả nghi của một số người được cho là đã điều khiển những người quá khích xuống đường. Mặt khác, số lượng xe bị đốt rất nhiều (hơn 260 chiếc), cùng nhiều người bị hành hung chứng tỏ những kẻ đốt phá đã học được cách thức và luyện tập thủ thuật này từ trước. Theo Tỉnh trưởng Tân Cương Nuer Baikeli (Nur Bekri), các vụ bạo loạn thời gian qua đã được các phần tử phản động lên kế hoạch khá cụ thể và được điều phối để xảy ra cùng lúc tại 50 địa điểm khác nhau ở thủ phủ Urumqi của Tân Cương. Ông Nuer Baikeli cho rằng, các cuộc bạo loạn là âm mưu của những phần tử ly khai sống ở nước ngoài, nhằm chia tách Tân Cương khỏi Trung Quốc.

Tại sao Tân Cương bất ổn? Tr_14_11
Cảnh sát Trung Quốc tuần tra trên các đường phố gần nhà ga ở Côn Minh ngày 2/3
Trước khi xảy ra vụ thảm sát tại nhà ga Côn Minh, công tác đảm bảo an ninh cho kỳ họp Chính hiệp (từ 3 đến 12/3) và Quốc hội (từ 5 đến 13/3) được lãnh đạo Bộ Công an đặc biệt quan tâm và triển khai trên phạm vi rộng hơn các kỳ họp trước. Đó là lần đầu tiên triển khai công tác đảm bảo an ninh theo mô hình “7+7” - triển khai công tác đảm bảo an ninh đặc biệt ở 7 địa phương xung quanh nơi diễn ra kỳ họp, đồng thời mở rộng ra 7 tỉnh, thành phố, khu tự trị có nhiều yếu tố phức tạp về an ninh như Tân Cương, Tây Tạng, Cam Túc, Thiểm Tây…

Ngày 3/3, thủ đô Bắc Kinh đã triệu tập hội nghị khẩn cấp dưới sự chủ trì của Bí thư Thành ủy Quách Kim Long, để triển khai các biện pháp đảm bảo an ninh cho kỳ họp Chính hiệp và Quốc hội, sau khi xảy ra vụ tấn công đẫm máu ở Côn Minh làm ít nhất 33 người thiệt mạng và hơn 140 người bị thương. Từ ngày 2/3, hơn 27.000 cảnh sát Bắc Kinh được lệnh “trực chiến”, đảm bảo an ninh cho kỳ họp lưỡng hội. Việc ráo riết tăng cường an ninh cũng diễn ra đồng thời ở 14 tỉnh, thành xung quanh khu vực diễn ra kỳ họp, cũng như khu vực Tân Cương, Tây Tạng…

Gần 2 tháng trước (25/1), khu tự trị Tân Cương đầy bất ổn lại rung chuyển bởi 3 vụ đánh bom liên tiếp, khiến 3 người chết và 2 người bị thương. Cảnh sát đã bắt giữ 3 người. Trước đó (16/12/2013), có 16 người, trong đó có 2 cảnh sát đã thiệt mạng trong một vụ đụng độ đẫm máu ở Tân Cương. 14 nạn nhân bị chết đều là người Duy Ngô Nhĩ. Tờ Thời báo Hoàn Cầu cho rằng, có khoảng 100 người Duy Ngô Nhĩ đã tới Syria tham gia lực lượng phe nổi dậy nước này và một số người trong số họ quay trở lại Tân Cương thực hiện các vụ tấn công dưới sự ủng hộ của Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đổ lỗi cho phiến quân Syria thay vì những kẻ kích động bạo loạn ở Tân Cương đến từ Pakistan như trước đó.

Ngày 3/3, khi phát biểu với báo chí tại Geneva (Thụy Sĩ) nhân dịp tham dự phiên họp lần thứ 25 của Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Tổng thư ký Ban Ki-moon đã lên án mạnh mẽ vụ tấn công khủng bố xảy ra tối 1/3 tại nhà ga Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc; đồng thời nhấn mạnh, không gì có thể biện minh cho các hành vi tấn công khủng bố và thủ phạm cần phải chịu trách nhiệm vì tội ác chúng gây ra. Tổng thư ký Ban Ki-moon cũng bày tỏ sự cảm thông và chia buồn sâu sắc tới chính phủ và nhân dân Trung Quốc, cùng các gia đình có người thân thiệt mạng và bị thương trong vụ khủng bố này. Trước đó, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Liên minh châu Âu, Đức, Nhật Bản, Ấn Độ, Pakistan, Qatar, Yemen và nhiều nước khác đã lên án vụ tấn công khủng bố.

      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất