Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Mõ
Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 275

Danh vọng : 450

Uy tín : 15

Suy gẫm một chút …

"Thất bại" là mẹ "thành công" - vậy ai là cha... Thanh_10
THẤT BẠI LÀ MẸ THÀNH CÔNG – VẬY AI LÀ CHA CỦA THÀNH CÔNG?

Câu hỏi này được nêu ra dựa trên quan điểm âm dương: một người đàn bà sẽ không thể làm mẹ nếu thiếu người phối ngẫu. Nếu không như vậy thì người ta chỉ cần cố gắng thất bại thật nhiều là đủ và không thể giải thích được vì sao lại có những người thất bại.

Tôi đoán rằng cha của thành công không ai khác ngoài Trí tuệ.

Giả định này còn có thể đưa ta tới kết luận là Người trí tuệ cũng hoàn toàn có thể sai lầm và thất bại, thất bại không phải là một thứ mà con người có thể kiểm soát được dù anh ta có trí tuệ cỡ mấy đi nữa.

Nhụt chí có thể nói là một đặc điểm của người thiếu trí tuệ. Cũng giống như Người thiếu trí tuệ, Người nhụt chí là người không tin rằng bà mẹ có tên Thất bại lại có thể đẻ ra đứa con có tên Thành công vì họ không thấy, không có hoặc không hiểu người cha Trí tuệ.

Trong hoạt động quản lý, hoạt động kinh doanh chúng ta quan tâm và nói nhiều tới người con Thành công, khuếch trương người cha Trí tuệ và tránh nói tới người mẹ Thất bại, âu cũng là lẽ đời, như người phụ nữ thường âm thầm đứng sau hào quang của chồng con vậy.

Một câu hỏi mà tôi và có lẽ nhiều người cũng từng nêu ra: liệu chỉ với người cha Trí tuệ mà không cần người mẹ Thất bại thì có thể sinh ra những người con Thành công không? Nói một cách cụ thể và đơn giản là ta có thể dùng hiểu biết và trí tuệ tránh được mọi thất bại để có thành công không?

Câu trả lời là “có thể”, nhưng điều đáng buồn là những đứa con Thành công của ta nếu có thì chỉ là một đứa con “nhân bản vô tính” và hoàn toàn có thể gặp rất nhiều khiếm khuyết, không có nhiều cơ hội phát triển lành mạnh và lâu dài. Không phải vô cớ mà khi được hỏi: “Ông lo ngại điều gì nhất ở con trai ông, một nhà doanh nghiệp trẻ thành đạt đang lên” thì một nhà tỷ phú Mỹ đã trả lời rằng: “Điều tôi lo ngại nhất là đã ngoài 30 tuổi mà nó chưa gặp phải thất bại nào đáng kể.”

Có lẽ chẳng mấy ai ưa thất bại nhưng những người không chấp nhận sống chung với thất bại thì chẳng khác nào người muốn có gia đình hạnh phúc, con cái đàng hoàng mà lại không chịu kết hôn (xin lỗi chị em, tôi không có ý đánh đồng phụ nữ với thất bại mà chỉ dùng phép ẩn dụ vậy thôi).

Là nhà kinh doanh, chúng ta cũng phải học cách chung sống với thất bại, chẳng thể mà trong nhiều sách quản lý Âu Mỹ người ta thường có nhóm thuật ngữ “how to survive in the market place” dịch nôm là “làm cách nào sống sót được trong thương trường” khi nói tới sự khốc liệt của cạnh tranh chứ ít khi nói làm thế nào để thành công hoặc phát triển vượt bậc. Câu này chứng tỏ họ rất coi trọng thất bại và coi việc vượt qua chúng mới là sống còn đối với nhà quản lý doanh nghiệp, với họ, bạn “sống sót” có nghĩa bạn đã có thành công bước đầu quan trọng và có cơ hội phát triển. Việc chiến thắng 1-0 hay 10-0 không được coi trọng bằng việc có dành được đủ điểm để tiếp tục cuộc chơi ở vòng tiếp theo hay không.

Nhiều doanh nghiệp lớn của phương Tây không thiếu tiền bạc và trí tuệ, vậy họ thiếu thứ gì nữa để có thành công lớn hơn? Phải chăng là thiếu những bà mẹ Thất bại tiềm tàng thường được gọi bằng một cái tên khác là những Thử thách hoặc Thách thức mới? Họ đi tìm Thất bại chăng?

Nếu không phải vậy thì sao họ lại đầu tư vào chất xám (hay trí tuệ) nhiều như vậy? Rồi lại dùng những trí tuệ ấy nghiên cứu những đề tài mà thoạt nghe là “không thể thực hiện được” (nói cách khác là sẽ thất bại) để rồi cho ra đời những sản phẩm mới sau không biết bao nhiêu lần thất bại.

Có lẽ mục đích cuối cùng của con người là những đứa con Thành công nhưng để có một đứa con thành công họ không định bỏ qua bà mẹ Thất bại. Quy luật này đã được chấp nhận rộng rãi tới mức họ luôn chủ động đi tìm bà mẹ này, kể cũng hơi ngược đời phải không?

“Nếu bạn còn cảm thấy bị tổn thương hay bị xúc phạm khi nghe khách hàng từ chối mua hàng thì tốt nhất bạn đừng làm nghề bán hàng hoặc kinh doanh vì mỗi câu “không” của khách hàng này là một bậc thang dẫn ta lên câu “có” của khách hàng khác – đây là chiếc thang duy nhất đưa bạn lên các thành công” – Đây là câu tôi tâm đắc nhất  khi tham dự một khóa đào tạo tại Mỹ. Và để đối mặt với vấn đề “KHÔNG” này ta phải dùng trí tuệ, nói cách khác là sự hiểu biết của mình về sản phẩm, về thị trường, về con người, về đối thủ… càng nhiều hiểu biết thì ta càng bình thản hơn khi nghe khách nói “không”, thậm chí người ta còn chờ đợi nó là đằng khác.

Trong thực tế ta có thể thấy những ý tưởng, những dự định mà đa số, thậm chí trong số đó có cả những người được coi là chuyên gia và những người đầy kinh nghiệm cho là “sai lè” hoặc “chắc chết” nhưng rồi lại rất thành công và ngược lại. Vậy vấn đề nằm ở đâu? Chắc là ở trong đầu của người thực hiện ý tưởng đó chứ không ở cơ bắp của anh ta. Để có Thành công thực sự, bền vững cho doanh nghiệp của mình ta không thể dựa vào trí tuệ của người khác mà chính mình phải tạo ra, chăm sóc và kết hợp người cha với người mẹ của nó.

Tìm thành công và tránh thất bại kể cũng khó thay!

      
1984
1984 Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 201

Danh vọng : 357

Uy tín : 48

"Thất bại" là mẹ "thành công" - vậy ai là cha... Flag_r10
Mõ đã viết:

THẤT BẠI LÀ MẸ THÀNH CÔNG – VẬY AI LÀ CHA CỦA THÀNH CÔNG?
LÀ CHỒNG CỦA "THẤT BẠI" CHỨ CÒN LÀ AI NỮA???
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất