Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Gần sáu chục năm trước, sau khi cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc thắng lợi, mùa thu năm 1954, Bác Hồ đã về thăm Đền Hùng và nói chuyện với Đại đoàn quân Tiên Phong về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Bác dặn dò cán bộ, chiến sĩ: “Các Vua Hùng là Tổ tiên của cả nước đã trải qua bao gian lao để dựng nên đất nước này mà ngày nay chúng ta thừa hưởng. Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

“Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” Dh10
Đông đảo nhân dân dâng hoa Chủ tịch Hồ Chi Minh tại bức phù điêu
“Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong” (ảnh: QĐND)
Mùa thu năm 1962, Bác Hồ về thăm và nghỉ trưa tại nơi đây. Trước khi về, Người căn dặn phải trồng cây cối, xây dựng Đền Hùng thành công viên lịch sử cho con cháu sau này thăm viếng. Những lời căn dặn của Người mãi mãi ghi sâu trong tâm khảm các thế hệ người Việt Nam và cán, bộ chiến sĩ. Thể theo nguyện vọng của toàn quân, hơn chục năm trước, Bộ Quốc phòng đã cung tiến xây dựng bức phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên phong” cho Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, thể hiện niềm kính yêu của cán bộ, chiến sĩ toàn quân với Bác.

Bức phù điêu được dựng tại ngã năm Đền Giếng. Năm nào cũng vậy, sau khi thắp hương tưởng niệm các Vua Hùng, đoàn đại biểu dâng lễ đều về đây tưởng nhớ Bác Hồ, đặt đặt vòng hoa dưới chân bức phù điêu hoành tráng ấy. Tiếp nối không khí linh thiêng của buổi lễ, đoàn đại biểu từ Điện Kính Thiên xuống ngã năm Đền Giếng, dưới chân bức phù điêu để dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người đã lãnh đạo sự nghiệp cách mạng mở một thời đại mới.

Nghi thức lễ hội truyền thống với vòng hoa mang dòng chữ “Mãi mãi ghi sâu và làm theo lời Bác Hồ dạy” thể hiện lời hứa của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân với Bác Hồ, quyết tâm xây dựng, bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam ngày càng giàu đẹp, tiếp nối mạch nguồn truyền thống dựng nước đi đôi với giữa nước từ thời đại các Vua Hùng.

      
thầy giáo làng
thầy giáo làng Mod

Cấp bậc: Mod

Giới tính : Nam

Bài viết : 835

Danh vọng : 1332

Uy tín : 183

Hòn đá lạ ở đền Hùng

Mặt trước và sau của hòn đá đặt tại đền Thượng (đền Hùng, Phú Thọ) có ký tự cổ, dấu ấn vuông, họa tiết phức tạp khó hiểu. Nhiều người đồn thổi, đây là một dạng bùa yểm không tốt.

Gần đây, dân mạng xôn xao về một hòn đá cao khoảng 50 cm, bề rộng nhất 35 cm, hình cánh buồm đặt trên bệ được gia cố khá đẹp, đặt trong đền Thượng. Mặt trước và sau của hòn đá có ký tự cổ, dấu ấn vuông, họa tiết phức tạp khó hiểu. Nhiều người đồn thổi rằng, hòn đá lạ này là một dạng bùa yểm không tốt.

“Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” Da

“Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” Hon-da-la

Sáng 10/4 (tức 1/3 âm lịch) người đi lễ Đền đầu tháng đang vây quanh hòn đá lạ. Người xì xào bàn tán, người chụp ảnh, chạm sờ, người lại thận trọng đứng cách vài mét quan sát hòn đá khá lâu.

Ông Nguyễn Xuân Các, Giám đốc Ban quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng nói, hòn đá này do một người tên Khảm ở Hà Nội cung tiến năm 2009, khi di tích tôn tạo, tu sửa. Do đồng ý cho người cung tiến đặt hòn đá lạ này mà ông Nguyễn Văn Khôi (người tiền nhiệm của ông Các) đã phải làm giải trình lên UBND tỉnh Phú Thọ.

Theo ông Các, hiện chưa thể nhận định viên đá này tốt, hay xấu. Lãnh đạo tỉnh đồng ý sẽ lập hội đồng khoa học để "nghiên cứu" và đưa ra kết luận khoa học cũng như hướng đề xuất xử lý hòn đá lạ sau lễ hội năm nay.

Theo Tiền Phong

_________________
...lên non cuốc sỏi trồng hoa
mùa hoàng cúc nở ướp trà uống đông...
      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Hòn đá "lạ" ở Đền Hùng: Đã nghiên cứu

“Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” 1366599330_hon-da-den-hung-200
Theo Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Phú Thọ, lúc đưa hòn đá vào Đền Hùng đã có nghiên cứu và được sự đồng ý của tỉnh.

Những ngày diễn ra lễ hội Đền Hùng 2013, hòn đá “lạ” tại đền Thượng (Khu di tích Đền Hùng) tạo sự chú ý của dư luận. Hòn đá cao khoảng 50cm, bề rộng khoảng 35cm, hình cánh buồm, được gia cố khá lạ mắt. Mặt trước và sau của hòn đá có ký tự cổ, dấu ấn vuông, họa tiết phức tạp. Nhiều người dân đồn thổi rằng hòn đá này là một dạng bùa yểm.

Điều đáng nói, ngay cả những người quản lý khu di tích Đền Hùng hiện tại cũng không biết ý nghĩa của hòn đá “lạ”. Trong khi đó, bất kỳ món đồ nào trong Đền Hùng đều có hồ sơ quản lý, chỉ trừ hòn đá “lạ” này.

Ngay sau khi lễ hội Đền Hùng vừa kết thúc, ông Nguyễn Ngọc Ân, Giám đốc Sở VH – TT - DL tỉnh Phú Thọ lên tiếng về hòn đá “lạ”.

Ông Ân cho biết, hòn đá ở Đền Hùng được một người dân cung tiến năm 2009, khi tu sửa đền. Điểm “lạ” nhất của hòn đá là những hình vẽ chằng chịt và ký tự cổ. Chỉ những nhà chuyên môn mới hiểu được ý nghĩa của những hình vẽ trên hòn đá, nhưng lúc đưa vào đền đã có nghiên cứu và được sự đồng ý của tỉnh Phú Thọ.

“Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” 1366599069-hon-da-den-hung-2
ông Nguyễn Ngọc Ân, Giám đốc Sở VHTT- DL tỉnh Phú Thọ

Cũng theo vị Giám đốc sở này, những người có liên quan đến việc đưa hòn đá vào đền năm 2009 đã có giải trình với UBND tỉnh Phú Thọ. Đó là các ông Nguyễn Tiến Khôi, nguyên là Giám đốc Ban quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng – người tiếp nhận hòn đá vào đền; ông Nguyễn Minh Thông, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng Phương Đông - người được xem là tác giả của hòn đá.

“Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” 1366599069-hon-da-den-hung-3
Trên hòn đá có nhiều kí tự cổ, họa tiết phức tạp

Theo giải trình của các vị trên, khi sửa nền Đền Thượng, cán bộ và công nhân phát hiện có một viên gạch lạ, có in chữ Hán. Có ý kiến là viên gạch này tựa như bùa yểm xấu. Do vậy, sau khi hoàn thành tu sửa nên có đá đặt ở Đền để trấn yểm “phản” lại viên gạch yểm xấu kia. Đó là lý do Trung tâm nghiên cứu ứng dụng Phương Đông của ông Nguyễn Minh Thông đã tìm một viên đá ngọc xanh đặt ở đền Hùng.

Phó Giám đốc sở Nguyễn Ngọc Ân thừa nhận, hiện có nhiều ý kiến xung quanh hòn đá “lạ”. Có ý kiến cho rằng, nên có hội thảo bàn bạc về hòn đá “lạ” này. Có ý kiến cho rằng, nên rời bỏ hòn đá lạ khỏi Đền Hùng, không nên sa vào tranh luận. Điều quan trọng nhất là ai cho phép đưa vật lạ vào di tích, nếu cho phép thì dựa trên cơ sở nào?

“Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” 1366600778-hon-da-den-hung-4
Nhiều người dân hiếu kỳ xem hòn đá và rải cả tiền

Theo ông Ân, khu di tích lịch sử Đền Hùng là khu di tích cấp Quốc gia đặc biệt, mọi việc trùng tu, tôn tạo đều phải tuân theo luật di sản. Do đó không thể muốn đưa cái gì vào là được hoặc nói bỏ cái gì đi là bỏ được ngay. UBND tỉnh Phú Thọ đã có văn bản giao Khu di tích lịch sử Đền Hùng mời các nhà khoa học nghiên cứu về hòn đá “lạ”.

“Ngay sau lễ hội kết thúc chúng tôi sẽ tổ chức ngay việc đánh giá, sau đó đưa ra hướng xử lý. Tất nhiên, trong quá trình tôn tạo nếu có gì nhầm lẫn, chúng ta có thể sửa”, ông Ân nói.


Ông Nguyễn Ngọc Ân cho biết, trong 7 ngày lễ hội diễn ra, (từ 4 đến10/3 âm lịch), ước tính trung bình mỗi ngày có khoảng một triệu lượt du khách về giỗ tổ.

Theo BTC lễ hội, năm nay an ninh trật tự và các hoạt động dịch vụ được quản lý khá tốt. Tuy giá các dịch vụ tăng nhẹ nhưng đại đa số người bán hàng bán đúng giá niêm yết, không “chặt chém” khách. Đội kiểm tra liên ngành đã kiểm tra, nhắc nhở trên 300 cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ; xử phạt hành chính 3 trường hợp vi phạm. Lễ hội Đền Hùng cũng không có người hành khất, tệ nạn xã hội được hạn chế tới mức thấp nhất

Tuy nhiên, một vài hình ảnh xấu còn tồn tại như bán vàng mã, đổi tiền, xả rác bừa bãi,... Các hoạt động dịch vụ ngoài khu di tích chưa được coi trọng, nhất là dịch vụ ăn, nghỉ cho khách đến dâng hương. Ngoài ra, trong ngày khai hội 4/3 và ngày Dâng hương tưởng niệm các vua Hùng 10/3 có ùn tắc đường cục bộ. Đây là bài học kinh nghiệm để ban tổ chức lưu ý cho những lần tổ chức về sau.



      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Liên hệ | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất