Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Ngày nghỉ cuối tuần, doanh trại Trường Đại học Nguyễn Huệ náo nhiệt tiếng reo hò, cổ vũ, tiếng nhạc và những lời hát vui nhộn, khác hẳn với không khí ngày nghỉ vắng ngắt ở nhiều nơi. Các bạn trẻ tổ chức vui chơi theo từng nhóm, từng chi đoàn dưới sự điều khiển của “quản trò”, vừa bảo đảm vui tươi, vừa thiết thực bổ ích, gắn với nhiệm vụ giáo dục - đào tạo.

Dẫn chúng tôi tới thăm sân chơi của Đoàn cơ sở (ĐCS) Tiểu đoàn 8, Thiếu tá Vũ Cao Hòa, Trưởng ban Thanh niên nhà trường giới thiệu:

- Đây là trò chơi “Thể, trí song toàn”. Trò chơi này là kết quả của phong trào “Hiến kế cho Đoàn” mà chúng tôi vừa phát động. Nó không những rèn luyện sự khéo léo mà còn kết hợp ôn tập kiến thức, phát triển tư duy sáng tạo cho đoàn viên. Điều đặc biệt ở đây, trò chơi mang tính quần chúng cao, ai cũng có thể tham gia mà không cần chọn “gà nòi” như một số trò chơi khác.

Vui chơi không chỉ là thư giãn 46878610
Hoạt động vui chơi giải trí trong ngày nghỉ ở Trường Đại học Nguyễn Huệ

Quan sát các đội trổ tài vượt vật cản kiểu… kẹp chân, giữ thăng bằng, tính thời gian mới thấy hết sự khéo léo của những chàng “lính sinh viên”. Tiếng pháo tay cổ vũ như tiếp thêm tinh thần cho các đội chơi. Khi qua được bãi “hàng rào đồng đội”, mỗi thành viên lại tiếp tục bốc thăm, trả lời câu hỏi gắn với nội dung học tập hoặc các sự kiện thời sự đang diễn ra. Về đích thắng lợi, nét mặt rạng rỡ, tươi rói của các bạn trẻ phản ánh đầy đủ giá trị thư giãn, bổ ích mà trò chơi mang lại. Cách tổ chức các hoạt động ở ĐCS Tiểu đoàn 8 hoàn toàn phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi thanh niên và trình độ, hiểu biết của học viên đào tạo bậc đại học, cao đẳng quân sự. Thượng úy Dương Đăng Duy, Bí thư Chi đoàn 4, ĐCS Tiểu đoàn 8 chia sẻ:

- Ở mỗi chi đoàn, chúng tôi thành lập một nhóm “chuyên gia” thực hiện nhiệm vụ “Hiến kế cho Đoàn”. Hằng tuần, nội dung các trò chơi và câu hỏi được cả nhóm bàn bạc, thống nhất lựa chọn theo chủ đề các môn học hoặc những sự kiện diễn ra trong tuần, trong tháng; các tình huống ứng xử, giao tiếp, văn hóa giao thông… Chẳng hạn, đợt này đang có phong trào thi đua “Âm vang Điện Biên Phủ trên không”, các thành viên của nhóm nghiên cứu soạn bộ câu hỏi liên quan tới chiến thắng lịch sử 12 ngày đêm bảo vệ bầu trời Hà Nội, vừa thiết thực củng cố kiến thức, vừa giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc cho những sĩ quan tương lai. Điều quan trọng là câu hỏi phải mang tính hóm hỉnh và câu trả lời phải thực sự dí dỏm, trí tuệ mới giành phần thắng.

Rời sân chơi của ĐCS Tiểu đoàn 8, chúng tôi tới khu vực của ĐCS Tiểu đoàn 6, nơi có hàng trăm bạn trẻ đang reo hò, cổ vũ cho các đội tham gia trò chơi “Lướt ván… trên cạn” và “Con tàu tìm báu vật”. Thoạt nghe tên gọi “Lướt ván… trên cạn” đã gợi lên tính chất mới lạ và có vẻ khó chơi, nhưng chứng kiến các đội biểu diễn, chúng tôi thực sự bị thu hút bởi khả năng sáng tạo, thông minh của tuổi trẻ. Chỉ bằng hai chiếc xẻng bộ binh thường dùng kết hợp với một số vật dụng “tạo sóng”, các đoàn viên, thanh niên đã thể hiện một trò chơi hết sức hấp dẫn, vui nhộn nhưng cũng không kém phần trí tuệ. Thiếu tá Lê Khắc Huy, Chính trị viên Tiểu đoàn 6 trực tiếp chỉ đạo các hoạt động vui chơi, cho biết:

- Chúng tôi xác định, tổ chức hoạt động ngày nghỉ cho đoàn viên, thanh niên trước hết phải phù hợp với đối tượng, bảo đảm 4 chữ “mới, trẻ, chung, trí”, nghĩa là phải hấp dẫn, vui tươi, thoải mái, mọi người cùng chơi và phải mang tính trí tuệ. Nếu chỉ thuần túy là vui chơi thì sẽ rất nhanh nhàm chán, không phù hợp với đặc điểm đoàn viên thanh niên đào tạo sĩ quan.

Từ lối tư duy khá mới ấy, các anh đã dày công chuẩn bị cho hoạt động ngày nghỉ cuối tuần giúp học viên thư giãn bổ ích. Những trò chơi mới được chính đoàn viên thanh niên đề xuất từ thực tiễn hoạt động hằng ngày, rồi cải biên cho sát với tâm lý lứa tuổi. Chẳng hạn, từ động tác ném lựu đạn, tháo lắp súng tiểu liên AK được sáng tạo thành trò chơi “Ai là dũng sĩ”; hay trò chơi “Con tàu tìm báu vật” được hình thành bởi kỹ thuật “dò, gỡ mìn”… Ngoài ra, các trò chơi mang tính lãng mạn, kết hợp với chi đoàn địa phương kết nghĩa cũng được các bạn trẻ ưa thích, như: “Bước nhảy tình yêu”, “Kéo co tình yêu”, “Cần câu thắp nến”… Đoàn viên Lê Huỳnh Phương Duy, ĐCS Tiểu đoàn 1 tâm sự:

- Mỗi lần dự sinh nhật đồng đội, tôi thích nhất công đoạn “Cần câu thắp nến”. Nó vừa hồi hộp, vừa thấp thỏm chờ mong ở sự khéo léo của người thắp nến để rồi tất cả cùng cười vang, vui vẻ khi ngọn nến vừa nhen lên.

Có thể nói, các hoạt động vui chơi, giải trí ở Trường Đại học Nguyễn Huệ đã được “nâng tầm”, không chỉ là văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, thư giãn đơn thuần mà đã gắn liền với phong trào học tập, rèn luyện, tiếp cận thông tin, hoàn thiện nhân cách người sĩ quan. Đồng thời, định hướng cho đoàn viên, thanh niên phương pháp tổ chức hoạt động vui chơi trên cương vị cán bộ đoàn, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ sau khi tốt nghiệp. Đại tá Nguyễn Văn Hòa, Phó chính ủy Trường Đại học Nguyễn Huệ khẳng định:

- Với đặc thù nhiệm vụ đào tạo sĩ quan chỉ huy cấp phân đội cho các đơn vị phía Nam, nhà trường có số lượng đoàn viên, thanh niên chiếm hơn 80% tổng quân số. Do vậy, công tác đoàn và phong trào thanh niên luôn được nhà trường quan tâm chỉ đạo chặt chẽ, triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, phát huy tốt vai trò xung kích, sáng tạo của tuổi trẻ nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị trung tâm.

Nguồn qdnd.vn
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Liên hệ | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất