Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Zone
Zone Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 832

Danh vọng : 1544

Uy tín : 0

Sự xuất hiện của các mạng xã hội do người Việt làm chủ sẽ góp phần xây dựng nên một hệ sinh thái các sản phẩm công nghệ Việt Nam, một phần quan trọng của nền kinh tế số.

2019: Năm của các mạng xã hội Việt Nam

Kết thúc năm 2019, Việt Nam có tới 455 mạng xã hội có giấy phép, với các mạng như Zalo (60 triệu người dùng), Mocha (8,7 triệu), Gapo (2,62 triệu)…

Các mạng xã hội lớn do người Việt phát triển có thể kể tới như Zalo, Mocha, hay mới đây là Gapo, Lotus. Sự xuất hiện liên tiếp của các mạng xã hội Việt Nam trong năm qua cho thấy xu thế vùng lên mạnh mẽ của các nền tảng nội trước sức ép cạnh tranh đến từ các doanh nghiệp nước ngoài.

Theo số liệu của ANTS (một công ty tiên phong trong cung cấp nền tảng marketing đa phương tiện), trong năm 2018, hai “ông lớn” Google và Facebook hiện chiếm gần 70% thị phần quảng cáo số, tương đương 387 triệu USD doanh thu quảng cáo tại Việt Nam.

Mạng xã hội Việt Nam trong cuộc chiến giành người Việt trên sân nhà Mang-x10

Mạng xã hội Việt Nam trong cuộc chiến giành người Việt trên sân nhà

Trong khi đó, các nền tảng quảng cáo trực tuyến trong nước như Admicro (VCCorp), Eclick (FPT Online), Adtima (Zing) và các báo điện tử, đài truyền hình... chỉ chia nhau 30% thị phần, tương ứng với 150 triệu USD còn lại.

Thực tế cho thấy, “miếng bánh” của các doanh nghiệp trong nước đang ngày một nhỏ đi do sự phình lên của các nền tảng ngoại. Điều này đã tạo ra áp lực vô hình buộc các doanh nghiệp trong nước phải thay đổi hoặc chịu cảnh “khoanh tay đứng nhìn”.

Ở góc nhìn vĩ mô hơn, với sự phát triển của công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) và big data (dữ liệu lớn), việc các nền tảng ngoại chiếm thị phần độc tôn đã vô tình đặt người dùng trong nước vào một nguy cơ rất lớn. Đó là khi mọi thói quen, hành vi hay sở thích cá nhân của người Việt đều được lưu trữ trên các cơ sở dữ liệu nước ngoài. Trong khi đó, có một khoảng trống khổng lồ về thông tin khách hàng đối với các công ty trong nước.

Nói một cách khác, Facebook, Google đang hiểu người Việt hơn cả chính người Việt. Sẽ rất nguy hiểm nếu những dữ liệu này rơi vào tay những kẻ có ý đồ xấu.

Điều này từng diễn ra ngay chính tại Mỹ khi nhiều cáo buộc cho thấy, Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống ở nước này. Công cụ mà người Nga sử dụng đến từ chính Facebook, nơi sở hữu lượng lớn dữ liệu cá nhân của người dân Mỹ. Những dữ liệu này sau đó được dùng để dự đoán và tác động đến tâm lý cử tri nhằm phục vụ cho các mưu đồ chính trị.

Cùng với bài toán kinh tế, những lo ngại về chủ quyền quốc gia trên không gian mạng khiến nhu cầu xuất hiện của các mạng xã hội Việt Nam do chính người Việt phát triển đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Dù các dự án thành công chỉ là thiểu số, sự phát triển nhanh và mạnh mẽ của Zalo và Mocha là những minh chứng sống động cho khả năng giành giật thị trường của các mạng xã hội Việt Nam so với đối thủ nước ngoài. Tất nhiên, để có thể tiến xa hơn, các dự án mạng xã hội trong nước chắc chắn sẽ phải cần đến tầm nhìn định hướng và các quyết định đầu tư đúng đắn.

Đâu là cơ hội của các mạng xã hội Việt Nam?

Thực tế cho thấy, trong số các nước mà Facebook được phép hoạt động, Nga là quốc gia duy nhất mà mạng xã hội này không chiếm được thị phần đa số. Thay vào đó, phần lớn thị phần mạng xã hội tại Nga nằm trong tay VK (Vkontakte), một mạng xã hội do chính người Nga phát triển.

VK có khoảng 100 triệu người dùng thường xuyên tại Nga. Mạng xã hội này cũng phổ biến tại các nước thuộc khối Cộng đồng các Quốc gia độc lập (SNG) với tổng cộng khoảng 170 triệu người dùng.

Bài học thực tiễn từ VK cho thấy, các mạng xã hội nhỏ hơn hoàn toàn có cơ hội trong cuộc chiến với những người khổng lồ như Facebook hay Google. Tuy vậy, để có thể thành công, những mạng xã hội này phải giải được các bài toán mà những người khổng lồ như Facebook hay YouTube không thể giải được. Đó là các đặc trưng văn hóa, dân tộc riêng có của mỗi quốc gia.

Mỗi quốc gia, dân tộc sẽ có những luật lệ và tín ngưỡng riêng. Do đó, một mạng xã hội để phát triển ở quy mô toàn cầu cũng phải có cho mình những bộ lọc, có thể biến đổi linh hoạt tùy theo hệ thống pháp luật của từng nước.

Quan trọng hơn cả, thách thức lớn nhất cho sự tồn tại của các mạng xã hội Việt Nam chính là ở lý do tồn tại của chúng. Thực tế cho thấy, rất nhiều mạng xã hội Việt Nam ra mắt rất hoành tráng nhưng lại nhanh chóng biến mất dần chỉ sau một vài năm.

Lý do phổ biến nhất cho thất bại của các mạng xã hội Việt Nam bởi chúng đơn thuần chỉ là một bản sao của Facebook. Nếu chỉ là một bản sao, “kẻ thách thức” chắc chắn sẽ không bao giờ đủ sức cạnh tranh với các đối thủ sừng sỏ đến từ quốc tế.

Các mạng xã hội mới phải trả lời cho người dùng câu hỏi: “Chúng được sinh ra để làm gì?” và “Tại sao phải sử dụng chúng thay vì các mạng xã hội ra đời trước đó?”.

Để làm được điều này, các nền tảng mới phải giải quyết được vấn đề của chính những mạng xã hội hiện nay, đó là khả năng bảo mật thông tin người dùng, việc xác thực danh tính thành viên để kiểm soát tin tức giả mạo (fake news) và quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ bất hợp pháp.

Mạng xã hội mới cần có một triết lý riêng. Thay vì tuân theo luật chơi của người chủ mạng xã hội, nền tảng mới phải biến cuộc chơi thuộc về người dùng, khi đó người dùng sẽ là chủ thực sự của mạng xã hội, là đồng sở hữu với người sáng lập ra nó.

Trong một nền kinh tế số, các mạng xã hội sẽ không thể tồn tại và cạnh tranh với các sản phẩm ngoại khi hoạt động riêng lẻ. Do vậy, hơn lúc nào hết, để có thể thành công, các mạng xã hội cần phải có được một hệ sinh thái hỗ trợ. Đó phải là một hệ sinh thái các sản phẩm số của người Việt Nam.

Với những hành động quyết liệt của Bộ TT&TT nhằm thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái số Việt Nam, hy vọng trong vài năm nữa, các mạng xã hội trong nước sẽ dần trở thành sản phẩm được yêu thích của người Việt.

Trọng Đạt

Đọc thêm:

- Điểm danh các mạng xã hội Việt Nam và 'những cái kết'
- 10 mạng xã hội bạn nên tham gia và 100+ những điều bạn nên biết
- Các mạng xã hội Việt Nam đang hoạt động thế nào?
- Phát triển mạng xã hội của Việt Nam có đang đi sai hướng?
      
Zone
Zone Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 832

Danh vọng : 1544

Uy tín : 0

Mạng xã hội và “cậu bé” Việt Nam

VHO- Xu thế đang hướng đến là kiểm soát thời gian sử dụng mạng xã hội. Theo công ty GlobalWebIndex có trụ sở tại London phân tích dữ liệu từ 45 thị trường internet lớn nhất thế giới và ước tính thời gian mỗi người dành cho các trang hoặc ứng dụng mạng xã hội tăng từ khoảng 90 phút mỗi ngày năm 2012 lên 143 phút trong ba tháng đầu năm 2019.

Mạng xã hội Việt Nam trong cuộc chiến giành người Việt trên sân nhà 43440110

Hình ảnh ấn tượng Lễ ra mắt mạng xã hội Lotus của VCCorp . Ảnh: Kenh14.vn

Theo Hootsuite và We Are Social, năm 2019 toàn thế giới có 3,4 tỉ người tham gia tích cực vào mạng xã hội, trong đó có 3,2 tỉ người sử dụng điện thoại di động. So với năm 2018, đã có thêm 288 triệu người tham gia vào mạng xã hội, đạt mức tăng trưởng khoảng 9%.

Cũng theo báo cáo này thì Việt Nam hiện có 62 triệu người tham gia vào mạng xã hội, đạt mức tăng trưởng là 13%. Năm 2019 đã có thêm 7 triệu người Việt Nam tham gia vào các mạng xã hội. Như vậy số người sử dụng mạng xã hội hiện chiếm 64% trên tổng dân số 96 triệu người. Theo Reuters, mạng xã hội được đông đảo người Việt Nam sử dụng nhất là Facebook với 58 triệu người dùng trong năm 2019, chiếm 60% dân số. Ngoài vị trí là mạng xã hội dẫn đầu thế giới, Facebook còn sở hữu công cụ nhắn tin Messenger, Whatsapp và mạng Instagram cũng được sử dụng khá phổ biến ở Việt Nam.

Mạng xã hội có người dùng đông thứ hai là Zalo với 47 triệu người, chiếm 48% dân số, theo thống kê của Viện Chiến lược thông tin và truyền thông công bố vào đầu năm 2019. Tuy nhiên trên thực tế, đa số người dùng sử dụng Zalo cho việc nhắn tin, còn tỉ lệ dùng Zalo để viết bài, kết bạn, chia sẻ tin tức và hình ảnh, v.v... vẫn không phải là số lớn. Chiếm vị trí thứ ba là Youtube với 22 triệu người dùng, chiếm 22% dân số. Đây là mạng chia sẻ video yêu thích nhất của người Việt và cũng là kênh quảng cáo trực tuyến hữu hiệu. Tuy nhiên cũng chính Youtube  là mạng xã hội liên quan đến nhiều vụ việc nổi cộm gần đây ở Việt Nam và trên thế giới.

Mạng xã hội Việt Nam trong cuộc chiến giành người Việt trên sân nhà 43441110

Ứng dụng Mocha của Viettel. Ảnh: Viettel

Các mạng xã hội thu hút một lượng người dùng Việt Nam đáng kể khác gồm có Twitter (chiếm 13% dân số), Pinterest (11%), Instagram (2%) theo số liệu 2019 của StatCounter. Có thể kể thêm một vài mạng khác có số người tham gia ít hơn như mạng nghề nghiệp LinkedIn, mạng chia sẻ video Tik Tok, Line, Reddit, Flickr, Tumblr,...

Năm 2019 đánh dấu sự bùng phát trở lại của việc hình thành những mạng xã hội của người Việt Nam. Tháng 7.2019, mạng Gapo của Công ty cổ phần công nghệ Gapo chính thức ra mắt cho phép nhắn tin, đăng bài, kết bạn, like và chia sẻ. Gapo chính thức nhận được cam kết đầu tư 500 tỉ đồng từ G-Capital. Khoản đầu tư này dự kiến được sử dụng trong giai đoạn một của dự án, nhằm đạt 50 triệu người dùng vào năm 2021.

Tháng 9.2019, cộng đồng mạng lại chứng kiến sự xuất hiện của mạng xã hội Lotus của VCCorp với màn ra mắt hoành tráng. Tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã phát biểu: “Mạng xã hội Lotus là sự gặp nhau của những người làm công nghệ khát khao một mạng xã hội đời mới, cách tiếp cận mới, công nghệ mới, đáp ứng những nhu cầu mới và những nhà đầu tư Việt Nam có khát vọng Việt Nam hùng cường, kết hợp với chương trình Make In Vietnam của Chính phủ”. Lotus được đầu tư số tiền 1.200 tỉ đồng với kỳ vọng thu hút 4 triệu người dùng. Khác với Facebook, Lotus phát triển mobile app trước còn trang web vẫn đang trong tình trạng phát triển dở dang.

Trước đó, một số mạng xã hội đã tạo được dấu ấn như Mocha của Viettel, mạng du lịch Astra trên nền tảng blockchain, mạng du lịch Hahalolo, mạng VCNET… Việc phát triển mạng xã hội ở Việt Năm thời kỳ trước đây không diễn ra suôn sẻ. Mạng xã hội đầu tiên của Việt Nam là Tamtay.vn sau 11 năm hoạt động cũng đã chính thức đóng cửa vào năm 2018. Một số mạng có sự trợ giúp của các ông lớn công nghệ cũng không thể trụ được như Zing Me của Vinagame, Banbe.net của FPT Online, Go.vn của  VTC…

Nỗ lực xây dựng mạng xã hội Việt Nam đã được sự ủng hộ mạnh mẽ của Bộ TT&TT. Theo dữ liệu của Bộ này, từ 2014 đến 2018, Bộ đã cấp 455 giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng. Có thể hiểu được mong muốn của Chính phủ Việt Nam khi chứng kiến một số quốc gia thành công trong việc xây dựng các mạng xã hội cho riêng mình.

Mạng xã hội Việt Nam trong cuộc chiến giành người Việt trên sân nhà 43438110

Mạng xã hội Việt Nam trong cuộc chiến giành người Việt trên sân nhà 43439110

Trải nghiệm và giới thiệu mạng xã hội Lotus. Ảnh: Kenh14.vn - Đức Huy

Trong khi ở Việt Nam, Facebook vẫn đang là “ông vua” của mạng xã hội thì tại quê hương của nó là Hoa Kỳ đang bắt đầu có sự dịch chuyển. Theo một khảo sát của SurveyMonkey có tới 30% thanh niên trong độ tuổi 13-21 không còn hứng thú với Facebook. Thay vào đó, họ quan tâm đến các ứng dụng mới như Snapchat hay Kik.

Xu thế thứ hai là sự quan tâm đến dữ liệu cá nhân. Chúng ta còn nhớ tháng 8.2018 lãnh đạo của hãng Facebook thừa nhận dữ liệu của 87 triệu người dùng đã bị Facebook ngầm chia sẻ cho hãng Cambridge Analytica. Vụ scandal này làm dấy lên lo lắng về an toàn dữ liệu cá nhân. Trong một nghiên cứu gần đây, hãng bảo mật Kapersky cho biết cứ 10 người thì có 4 người (38%) sử dụng mạng xã hội cân nhắc sẽ bỏ mạng xã hội để bảo vệ quyền riêng tư về dữ liệu, cho dù Facebook, Youtube, Instagram đang là một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện đại.

Nếu như trước đây, người dùng vô tư cung cấp dữ liệu cá nhân cho các trang mạng thì bây giờ họ trở nên cảnh giác hơn bao giờ hết. Cung cấp ngày sinh, số điện thoại, thông tin tài khoản có thể mang tới những hiểm họa không ngờ cho bản thân và gia đình.

Việc sử dụng quá nhiều thời gian lướt mạng xã hội đang ảnh hưởng tới việc học tập, công việc và mối quan hệ của người hiện đại. Người sử dụng quá nhiều mạng xã hội đang bộc lộ một số vấn đề tâm lý như hội chứng yêu mình thái quá (NPD), trầm cảm, hội chứng hùa theo đám đông hay những vấn đề về sức khỏe như rối loạn giấc ngủ và ăn không ngon.

Nghiên cứu của Pew Research Center trong năm 2018 cho thấy có 59% người được hỏi nói rằng không quá khó để từ bỏ mạng xã hội. Ý thức được những mặt tích cực và tiêu cực của mạng xã hội, lựa chọn cho mình những ứng dụng phù hợp và tự bảo vệ mình trước thất thoát thông tin cá nhân đang là những xu hướng nổi bật của năm 2019.

TRẦN ĐÀO ANH
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Liên hệ | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất