Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Ngày 12/4/2012 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 31/2012/NĐ-CP Quy định mức lương tối thiểu chung:

Tăng lương nên mừng hay lo? ND31-2012

Như vậy tôi cũng tăng được hơn một triệu đồng, coi như tạm ổn.

Không biết lần tăng lương này có làm cho giá cả leo thang như những lần trước đây không?
      
Puzzle
Puzzle Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 455

Danh vọng : 748

Uy tín : 83

Một ký gạo, bó rau hay lạng thịt đều phải qua ít nhất 4 - 5 tầng nấc trung gian với nhiều loại thuế, phí, hao hụt... đã đẩy giá lên cao.

Tăng lương nên mừng hay lo? Cho
Người tiêu dùng trong nước luôn phải mua hàng với giá cao vì phân phối yếu kém - Ảnh: Hoàng Việt

Gạo bán trong nước đắt hơn xuất khẩu

Anh Lê Ngọc Lâm, một thương lái thu mua lúa ở Đồng Tháp và các tỉnh lân cận cho biết, giá gạo tiêu thụ tại thị trường nội trung bình vào khoảng 5.800 đồng/kg. Lúa từ đồng ruộng sau khi thu mua phải tốn thuê mướn nhân công bốc vác, chuyên chở, phơi sấy... khoản chi phí này lên đến 400 đồng/kg; chi phí vận chuyển 400 đồng cộng với tỷ lệ hao hụt do phơi sấy và một khoản lợi nhuận nhất định thì giá lúa mà thương lái bán cho nhà máy ở mức 6.700 - 6.900 đồng/kg. Do giá lúa lên xuống thất thường nên để chắc ăn, thương lái cộng thêm một chi phí "bảo hành lợi nhuận" từ 400 - 600 đồng/kg, giá lúa được đẩy lên mức 7.300 đồng/kg khi bán cho nhà máy. Nếu "ép" nhà máy không được, họ sẽ quay lại "ép" giá nông dân. Nhưng đây cũng mới chỉ là giai đoạn đầu trong "cung đường giá".

Sang đến khâu xay xát, giá tiếp tục được đẩy lên. Anh K.Lớn, chủ một doanh nghiệp (DN) xay xát gạo ở Cái Răng (Cần Thơ) kể, chi phí xay xát, nhân công, lưu kho... khoảng 300 đồng/kg gạo, lợi nhuận của DN là 500 đồng/kg. Do đó, giá gạo xuất kho bán buôn cho các DN, đại lý phân phối thì giá gạo đã lên đến mức trên 12.000 đồng/kg. Các DN, đại lý này phải bỏ ra một khoản chi phí vận chuyển gạo về thành phố rồi từ đó chia nhỏ ra phân phối cho các cửa hàng, tiệm bán lẻ, tiểu thương ở các chợ. Khâu vận chuyển từ nhà máy xay xát đến các điểm bán lẻ chủ yếu bằng đường bộ nên tốn rất nhiều chi phí kể cả chính thức và phi chính thức. Chính vì vậy, giá cả đầu ra ở khâu này thường tăng giảm bất thường, khó kiểm soát. “Các DN phân phối, đại lý bán gạo cho các tiểu thương với mức giá 14.000 - 15.000 đồng/kg là điều hết sức bình thường”, anh K.Lớn cho biết.

Chủ một điểm bán gạo ở gần chợ Bà Chiểu nói: Các đại lý giao gạo họ không giảm giá thì mình cũng đâu có giảm cho khách hàng được. Trong khi đó chúng tôi còn tốn bao nhiêu chi phí như: tiền thuê mặt bằng, thuế, công lao động, điện nước... “Một ký gạo giá mười mấy hai mươi ngàn vậy đó chứ sau khi trừ chi phí chúng tôi chỉ lời 200 - 300 đồng thôi”, chị chủ cửa hàng trên phân trần.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, đây là con đường ngắn nhất đưa hạt gạo đến tay người tiêu dùng. Nhiều người lâu năm trong nghề cho biết: đằng sau cung đường ấy còn nhiều dích dắc. Chủ một tiệm gạo ở phường 4 (Q.3, TP.HCM) nói: giá gạo trên thị trường thành phố hiện nay bị đẩy lên cao còn do các cửa hàng cạnh tranh với nhau bằng hình thức khuyến mãi. Một số cửa hàng thu hút khách bằng cách tặng đường, bột ngọt, nước mắm... cho khách hàng mua với số lượng trên chục ký. Người mua thì thấy có lợi nhưng thực ra tất cả những thứ đó đã được cộng vào giá thành hạt gạo. Đến khi kết thúc chương trình khuyến mãi thì giá gạo đâu có giảm, người tiêu dùng (NTD) chẳng những không có lợi trước mắt mà còn bị thiệt lâu dài.

TS Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL phân tích: “Từ lâu nay NTD trong nước phải chấp nhận thực tế là mua gạo với giá cao hơn xuất khẩu. Cụ thể như giá gạo xuất khẩu là 500 USD/tấn, tương đương 10.000 đồng/kg; thì cũng loại gạo đó bán trên thị trường nội địa với giá 14.000 - 15.000 đồng/kg là chuyện bình thường”. Điều này cho thấy có vấn đề ở khâu phân phối, nhưng lâu nay chưa được giải quyết nên NTD trong nước vẫn bị chịu thiệt.

Bó rau, lạng thịt sang tay... 5 lần

Ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, cho biết con heo từ trại chăn nuôi phải qua 5 khâu trung gian mới đến NTD. Mỗi tầng nấc đẩy giá tăng thêm một chút. Từ thương lái mua heo tại trại chăn nuôi, phải chịu rất nhiều khoản phí vận chuyển, phí kiểm dịch, phí giết mổ..., các chi phí này cả phí chính thức lẫn không chính thức nên mỗi còn heo cõng đến cả trăm ngàn đồng, cộng với tiền lời lãi đẩy giá lên cao. Thương lái bán hàng cho tiểu thương chợ sỉ, chợ sỉ bán hàng cho chợ lẻ. Hàng đến tay tiểu thương chợ lẻ chưa phải là cuối cùng, họ còn bỏ mối cho các nhà hàng, quán ăn hoặc tiểu thương bán lẻ cấp nhỏ hơn, rồi miếng thịt đó mới đến tay NTD. Cái khó nữa, là khi giá heo ở trại mới nhích lên chút đỉnh thì tiểu thương chợ lẻ đẩy giá rất nhanh, mức tăng rất cao.

Bà Nguyễn Thanh Hà, Phó giám đốc kinh doanh chợ đầu mối Thủ Đức cũng khẳng định, đường đi của bó rau, cọng hành, củ cải thường phải qua 4 - 5 tầng nấc trung gian trong chuỗi phân phối. Mỗi khâu lại phải chịu đủ loại chi phí xăng dầu, thuế, phí cầu đường... nên giá thành hàng hóa bị đẩy lên quá cao là tất yếu. Vì vậy, có trình trạng rau củ bỏ rục ở các trang trại, thậm chí chợ sỉ dội hàng, bán đổ bán tháo nhưng giá chợ lẻ vẫn cao. Càng nhiều khâu trung gian tỷ lệ hao hụt càng lớn, giá càng cao. Bà Hà phân tích: do sức mua giảm nên tiểu thương bán lẻ lấy hàng rất ít. Một hộ bán lẻ chỉ lấy có vài chục ký hàng cũng mất chuyến xe, 1 - 2 công lao động, cũng mất các khoản phí, thuế... Chi phí quá nhiều “đè” lên lượng hàng ít ỏi, thành ra giá bán lẻ rất cao. Tất cả những khoản chi phí đó đều được tính vào giá thành, ảnh hưởng đến túi tiền của NTD.

Một cán bộ quản lý giá Sở Tài chính TP.HCM, cho biết các khoản chi phí là cố định, tiểu thương buôn bán càng nhỏ lẻ, bán hàng càng ít càng phải đẩy giá lên cao để bù vào chi phí mới có lời.
Hoàng Việt - Chí Nhân
      
Mõ
Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 275

Danh vọng : 450

Uy tín : 15

(Dân trí) - Có cảm giác như ở VN, người ta thường tỏ ra khá dè dặt khi nói về lương. Nguyên nhân chính chắc ai cũng biết – nhìn chung là lương không đủ sống. Thế sao nhiều người lại không thích tăng lương, sợ nghe tin tăng lương và cả không thích nói về lương?
Tăng lương nên mừng hay lo? Linhluong134_6b166
(minh họa, nguồn: internet)
Ngày ấy, bây giờ

Chủ đề Giá – Lương – Tiền này, chúng tôi đã được đọc vô vàn ý kiến bày tỏ tâm trạng của bạn đọc hết lần này tới lần khác. Vì lâu lâu báo chí lại đưa tin sắp tăng giá mặt hàng thiết yếu này, chuẩn bị nhúc nhích mặt bằng giá cả thị trường nọ. Rồi đùng cái lại có động thái bộ này đề xuất loại phí A, ngành kia kiến nghị thu thêm loại phí B….

Và cứ vậy, chẳng cần có tin “chuẩn bị tăng lương” thì dư luận cũng đã rộ lên đủ mọi lời đồn đoán, đủ cách so sánh, ví von giữa Giá với Lương, Tiền với Vàng và Đô, cuộc sống hôm nay với hôm qua…

Thời trước, mấy ai dám mơ có ngày mình đứng trong "danh sách Triệu phú". Giờ thì đi chợ một lần mua thực phẩm đã có thể chi cả triệu bạc, nhưng mà tiền triệu hôm nay có vẻ như còn nhẹ hơn cả tiền chục ngày ấy, tiền ngàn ngày nọ...

Truong Huyen huyenldtbh@gmail.com hồi tưởng lại thời nước ta mới cải cách mở cửa được vài năm, để đưa ra đánh giá về đà phát triển kinh tế hiện nay:

“Tôi còn nhớ năm 1988 mua một chiếc đồng hồ Eka = 45.000đ, tương đương một chỉ vàng bốn con chín. Giờ đây một chỉ vàng lên đến trên 4,5 triệu đồng, tôi nghĩ thế có phải là kinh tế VN đi xuống rồi không nhỉ…”

Loan loan@yahoo.com lấy mốc so sánh khi đất nước chúng ta đã có được một thời gian khá dài đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng:

“Nếu giữ được mức giá như năm 2008 (trừ xăng dầu biến động giá theo thị trường quốc tế), thì chẳng cần tăng lương làm gì mà có lẽ mọi người cũng chẳng ai kêu than khổ cả. Thịt heo năm 2008 chỉ trên dưới 30 ngàn đ/1kg. Nay tăng gần 3 lần mà lương chỉ tăng mỗi lần từ 100-200 ngàn đ thì sao đủ sống. Đáng lẽ nhà nước phải tăng lương gấp 3 lần mới đúng…”

Để rồi tới thời điểm này khi mức lương tối thiểu đã dần vượt qua con số trăm ngàn lên tới tiền triệu, màTrần Văn Duy thutha24@yahoo.com lại phải thốt lên những lời lẽ có vẻ như muốn… kéo ngược cỗ xe đang chạy.

“Lương ơi, đừng nhích nữa mà hãy đứng yên! Liệu mức tối thiểu tăng như vậy có đáp ứng phần nào so với giá cả thị trường bây giờ hay không? Mới ngửi thấy mùi lương tăng, các sản phẩm tiêu dùng đã chạy tăng trước rùi, thì liệu tăng lương như thế có nên chăng? Giá xăng, giá điện, giá gas đều tăng…. Còn rất nhiều nỗi khổ chồng lại thêm chất vất vả mà thôi…”

Dù vậy, Nguyễn Văn Mạnh uochenchieudong@gmail.com vẫn khẳng định: “Vẫn quá thấp. Lương như vậy còn không đủ để sinh hoạt ở vùng nông thôn, chứ nói gì là sống ở các thành phố và đô thị …”


Tăng lương nên mừng hay lo? Gialuong134_bb47a

Lương trong, lương ngoài

Một lần nữa chúng tôi nhận thấy, tâm trạng chung của nhiều người hiện nay là: chẳng mặn mà gì trước những thông tin tăng lương, bởi điều được mong đợi nhiều hơn (dù biết rằng muốn cũng chẳng được) là chuyện giảm giá cả. Vì sao ư, tất nhiên vì ai cũng biết những câu có thể coi như châm ngôn thời nay: “Lương tăng 1, giá tăng 10”, “Lương chưa tăng, giá đã phi mã chóng mặt”, “Giá ơi thương lấy lương cùng…”

“Ôi, chán quá! Nghĩ đến làm thuê cho nhà nước 18 năm nay mà nản. 40 tuổi rồi mà không làm nổi cái nhà đàng hoàng cho vợ con. Làm thêm ngoài thì lại bị cơ quan nói này nọ.... 12 năm trước lương còn được hơn chỉ vàng, bây giờ thì còn được gần 1 chỉ, sau bao lần tăng hệ số lương, tăng lương tối thiểu, tăng thêm 3 cái toa tàu...

Vừa nghe đến tăng lương, giá cả thị trường đã tự điều chỉnh theo lẽ tất yếu rồi. Vậy thì tăng có lẽ cũng chỉ bằng thừa. Được cái hình như dân mình chịu khổ… quen rồi, mà đang khổ lỡ có... sướng “cấp thời” do lương tăng cao quá thì lại dễ... nghiện. Thói đời khổ mãi chẳng sao, sung sướng cái thì thích nghi nhanh nên dễ lu mờ ý chí chiến đấu lắm…” - Tâm: tamte41@yahoo.com bộc bạch bằng giọng trào phúng.

“Bỏ ra 5 năm học đại học với bao nhiêu chi phí tiền bạc. Ra trường để xin việc cũng rất nhọc nhằn, mà xin được vào biên chế nhà nước lại càng nhọc nhằn hơn. Vào rồi thì ăn lương 2.34 * 1,05 triệu = gần 2, 5 triệu đ/tháng. Rồi 3 năm mới lên 1 bậc lương, trừ đầu trừ đuôi các khoản đóng góp còn gần 2 triệu Cười mỉm) Như này thì làm ăn gì để có thể mà bù lỗ cái chi phí ăn học 5 năm + xin việc + biên chế... kia chứ. Và lại còn cuộc sống thực tế trước mắt kia nữa… Càng nghĩ càng nản!

Ăn gì để liêm khiết làm việc, để tận tâm cống hiến ... Đó là nguồn cơn cho suy nghĩ: hoặc phải tìm cách… tham nhũng, hoặc là quay lưng lại với cơ quan nhà nước để làm doanh nghiệp ngoài, liên doanh ngoài, công ty nước ngoài… Tôi đã từng nghe, đọc nhiều bài báo về vấn đề chảy máu chất xám khỏi các công ty nhà nước, của đất nước ta ra nước ngoài. Vậy chống thế nào đây?” – Nguyen Hung: afoolman111@y7ahoo.com tỏ bày nỗi day dứt có lẽ cũng là chung của lớp trẻ hôm nay.


“Cách đây 16 năm tôi đi làm thợ, hưởng lương 450 ngàn đồng. Sau 16 năm lương bậc 7 được 3 triệu 500 ngàn đồng. Thử hỏi có đủ ăn không, nói gì tới nuôi con ăn học, nên vẫn phải chân ngoài dài hơn chân trong vì với khoản lương đó có tận tâm làm việc được không, các bác nhỉ?” - Dai@: hienhonda150@yahoo.com lý giải cho cái sự cực chẳng đã phải “chân ngoài dài hơn chân trong”, mà nếu giải thích về từ ngữ tiếng Việt cho người nước ngoài nghe chắc họ cũng… botay.com mất thôi.
Cũng bởi có nhiều suy nghĩ, nhiều tâm trạng rất khác nhau về chuyện lương, nên vấn đề lương được những người thuộc diện hưởng lương nhà nước và làm ngoài mổ xẻ theo những cách khác nhau:

“Chính phủ cần xem xét lại vấn đề tăng lương tối thiểu. Theo quan điểm của tôi thì hạn chế việc tăng lương tối thiểu để hạn chế sự tăng giá thị trường, thay vào đó cần thay đổi hệ số lương cho cán bộ công nhân viên chức cao hơn. Ví dụ lương khởi điểm là 2,34 thì tăng lên 4,0 chẳng hạn. Có như vậy mới đảm bảo đời sống cho cán bộ CNVC, giảm được tệ nạn tham ô, tham nhũng, hạn chế được con ngựa bất kham là “giá thị trường” - Nam: namdg77@gmail.com đề nghị giải pháp thay đổi hệ số lương.

“Tôi không làm công chức nhà nước, nhưng gia đình nhà tôi cũng có người làm công chức. Tôi thấy nói chung cuộc sống của những người đó cũng khá ổn định đấy chứ. Tôi thấy các bạn lúc nào cũng kêu ca lương nhà nước thấp? Nếu thấp sao các bạn không xin ra ngoài mà làm tư nhân, vì có ai bắt các bạn phải làm trong nhà nước đâu? Có rất nhiều công việc các bạn có thể lựa chọn mà.

Mà theo tôi được biết, để xin được vào làm trong các cơ quan nhà nước thì nói chung là cần có người quen và nhiều khi còn mất tiền. Tại sao người ta vẫn muốn xin vào làm cho nhà nước? Theo tôi thấy đa phần vào nhà nước làm thì ít mà lại muốn hưởng lương cao. Lúc nào tôi cũng thấy các bạn đòi hỏi lương cao, trong khi đó chất lượng 1 số công việc thì quá nhàn hạ. Như vậy đòi lương cao sao được. Các bạn ra làm tư nhân đi. Làm nhiều ăn nhiều làm ít ăn ít, không làm thì… nhịn” - HuyenKT:nguyenthuhuyen295@gmail.com nêu một thực tế dù khá cay đắng nhưng không thể không nhìn nhận.


“Các anh chị làm nhà nước thì còn được tăng lương, ít nhiều gì thì cũng là có. Chứ các doanh nghiệp tư nhân phần lớn có tăng lương cũng chỉ là tăng trên giấy tờ với hợp đồng thôi, chứ thực tiền được nhận hàng tháng thì có thay đổi được chút nào đâu. Chán lại càng chán. Cứ nói tăng lương thì giá cả thị trường lại tăng ầm ầm, mà thực tế chả tăng được mức sống cho ai…” -Huongmod: huongdtt2411@gmail.com viện dẫn một ví dụ khác để so sánh chuyện làm ngoài, làm trong.

Tăng lương nên mừng hay lo? Timluong134_74dc8

Để sống được bằng lương

Không mặn mà với tăng lương, nhiều độc giả lưu ý những biện pháp khác được cho là khả thi hơn vì sát với thực tế cuộc sống sôi động luôn có những biến đổi từng ngày theo cơ chế thị trường.

“Tinh chế lực lượng công chức là việc làm rất cần thiết. Ông nào làm được thì cho làm, ông nào không làm được thì cho về…. Chứ cứ cái kiểu bỏ ra 1 đống tiền chạy vào công chức, xong ngồi ở đó làm vì rồi lãnh lương của nhà nước, thì tôi thấy đúng là chỉ phí hoài cuộc sống của con người không có ý chí, có khi lại còn gây hại thêm cho nhà nước... Tôi nghĩ, cần kiên quyết tinh chế lực lượng được hưởng lương theo ngân sách Nhà nước để cải thiện cuộc sống cho công nhân viên chức, nâng cao chất lượng làm việc của đội ngũ này. Như thế đất nước ta mới có cơ hội phát triển nhanh và mạnh được” - Đoàn Thị Mơ: quynhmo_89@yahoo.com thẳng thắn đề cập tới giải pháp mạnh tay tinh giản bộ máy CBCNVC hưởng lương theo ngân sách nhà nước.

“Tôi nghĩ cắt giảm 30% nhân viên trong lĩnh vực nhà nước thì có thể tăng luơng được 40%. Bây giờ đừng đòi hỏi nhà nước có thể tăng lương ở mức cao hơn được, rất khó cho NSNN. Nhưng nếu giải quyết bài toán hiệu quả công việc, giảm nhân sự, tăng công việc sẽ giải quyết được ngay bài toán luơng.

Hiện nay lĩnh vực nhà nước tỏ ra kém hiệu quả nhất, vốn thất thoát nhiều nhất, năng suất công việc thấp nhất. Đã đến lúc cần cải tổ lại bộ máy tổ chức, cắt giảm bớt nhân sự không cần thiết, năng lực kém cũng loại bỏ song song với chống tham nhũng... Tuy nhiên công việc này chỉ có thể làm từ từ, chậm mà chắc, thí điểm ở vài địa phương rồi nhân rộng. Hi vọng 5 đến 7 năm nữa người dân sẽ không còn phàn nàn về việc không sống được bằng luơng” - Phung Quan: baocatx8@gmail.com cũng bày tỏ quan điểm tương tự.

“Tôi nghĩ, Bộ Nội vụ nên xem xét lại vấn đề cải cách tiền lương dựa theo mức sống thực tế của người dân. Tôi cũng là công nhân viên nhà nước, mặc dù ở vùng quê nhưng mức lương của tôi cũng không đủ để trang trải cho cuộc sống gia đình. Trong khi tôi thấy nhiều người có chức có quyền họ có cần lương đâu? Dù biết xã hội là thế thì phải chấp nhận, nhưng mà còn những nhân viên quèn như chúng tôi thì làm gì nói được với ai về mức lương, ngoại trừ chờ chính sách từ nhà nước.

Chung quy lại, theo tôi, nếu như có tăng lương cho CBCNV thì nên tìm hiểu rõ thực tế xem người dân sống như thế nào, thì mới tính toán và áp dụng được mức tăng lương sao cho thật đúng” - Hải: hainguyennth2@gmail.comnhấn mạnh yếu tố cần thay đổi chế độ lương sao cho sát với thực tế cuộc sống.

“Bây giờ tăng lương mà giá cả giảm xuống thì cả nước hoan nghênh. Không chỉ các nhà chuyên gia về kinh tế biết mà cả nước cũng biết được, rằng lương tăng thì sẽ lôi theo rất nhiều thứ tăng "MẠNH" theo” - Anh Tú: anhtu@yahoo.com nói về sự cần thiết cân đối, hài hòa được giữa tăng lương với giảm giá cả thị trường.

“Cứ giảm 1/2 biên chế rồi tăng lương 2 lần thì mới giải quyết được gốc rễ vấn đề. Chứ như thế này, nếu chỉ tăng 50.000 đ đã làm ngân sách đội thêm 11.000 tỷ đồng thì tôi nghĩ có lẽ ít có ý nghĩa đối với nhưng người được tăng lương, nhưng lại phải chịu thêm sự tăng gánh nặng với dân do phải đóng thêm các khoản thuế và phí mới” - Dương Thắng: duongdinhthangc4@gmail.com khẳng định dù có được tăng lương thì người dân cũng không thể mừng bằng được giảm các khoản thu thêm theo kiểu các loại phí giao thông đã và đang được ngành GTVT đưa ra.

Cũng như bài toán giao thông và nhiều bài toán khó khác, những câu hỏi về Giá và Lương ở nước ta có lẽ còn phải treo lơ lửng chưa biết đến bao giờ. Còn tất nhiên ở đây, chúng tôi chưa đề cập đến một chủ đề rất… tế nhị mà nhiều bạn đọc cũng đã luận giải. Đó là… những khoản ngoài lương mà nhờ đó không ít người (chỉ tính trong diện được hưởng lương theo ngân sách nhà nước) vẫn sống rất khỏe, thậm chí giàu nổi, giàu ngầm… Chuyện đó xin nhường lời cho bạn đọc luận bàn tiếp.
Thanh Nguyễn
      
thầy giáo làng
thầy giáo làng Mod

Cấp bậc: Mod

Giới tính : Nam

Bài viết : 835

Danh vọng : 1332

Uy tín : 183

Tình hình giá cả như thế này mà lương không tăng thì nên mừng hay nên lo ???
      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất