Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

KHCN
KHCN Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 796

Danh vọng : 1618

Uy tín : 23

(TNO) - Một tượng Phật bị “ném đá” trên mạng vì tạo hình được cho là quá sắc dục. Tuy nhiên, theo giới nghiên cứu, tượng không những không phạm sắc giới mà còn vô giá nếu quả thực là tượng cổ VN.

Một người nữ khỏa thân ngồi trong lòng, choàng tay ôm lấy vị Phật. Ngay lập tức bức tượng này khiến nhiều người cảm thấy đạo Phật bị xúc phạm. Theo tờ Bangkok Post, tấm ảnh lấy từ Facebook cá nhân này được cho là chụp tại VN đã khiến phật tử Thái Lan vô cùng giận dữ. Không chỉ có thế, nhiều cư dân mạng VN cũng chia sẻ nỗi bất bình vì hình ảnh này.

Truy tìm nguồn gốc tượng Phật "lạ" Tuongp10Hình bức tượng bị cư dân mạng cư xử bất công
Ảnh: Trinh Nguyễn chụp lại từ tư liệu
Mặc dù vậy, phản ứng của TS Nguyễn Minh Ngọc, người nghiên cứu Phật giáo tại Viện Tôn giáo - Viện Hàn lâm khoa học xã hội VN, lại khác hẳn. “Đây là một bức tượng Mật tông”, TS Ngọc nói. Bà Ngọc không “nói chơi” mà minh chứng điều đó bằng cuốn sách Đồ giải Tây Tạng Mật tông, của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thiểm Tây. Đây là cuốn sách bà Ngọc mua tại Hồng Kông, nơi những cuốn sách có hình ảnh tương tự như bức tượng “sexy” trên không khó kiếm.

Ý nghĩa triết học

“Nếu coi đây là bức tượng mô tả Phật đang quan hệ tình dục với một người nữ thì hoàn toàn không đúng. Cái không đúng này bắt nguồn từ việc chúng ta đang nhìn bức tượng rồi áp đặt cho nó cách suy nghĩ hiện đại. Trong khi nguồn gốc văn hóa của nó - vốn là triết học phương Đông lại rất khác”, bà Ngọc nói. Theo bà, gốc văn hóa của tượng chính là quan điểm triết học trong âm có dương, trong dương có âm. Trong từng con người cũng chứa đủ cả âm lẫn dương. Bức tượng “lạ” cũng nói lên triết lý âm dương như vậy. Do đó, nó không hề bậy bạ như nhiều người suy nghĩ.

Trong cuốn Đồ giải Tây Tạng Mật tông nói trên có rất nhiều hình vẽ các tượng Phật tương tự bức tượng đã làm nhiều phật tử Thái Lan lẫn VN bức xúc. Bức Phổ hiền phật mẫu (tượng âm khởi, có tượng chính là nữ) mang ý nghĩa Trí tuệ. Bức Phổ hiền phật phụ (tượng dương khởi, có tượng chính là nam) mang ý nghĩa Từ bi. “Rõ ràng, biểu đạt của nó không phải quan hệ nam nữ như nhiều người nhìn nhận. Nếu suy luận từ hai bức này, bức tượng bị ném đá sẽ có nghĩa là Từ bi”, bà Ngọc nói.

"Nếu quả thực đây là một bức tượng cổ của VN thì nó sẽ là một phát hiện lớn đối với khảo cổ học, mỹ thuật và tôn giáo. Nó viết thêm vào những trang sử Mật tông hiện còn đang trắng tư liệu, đang còn phải tìm kiếm của nước ta"
TS Nguyễn Minh Ngọc

Bà Ngọc còn cho biết, quan hệ tình dục như hiện nay chúng ta hiểu chỉ là một phần trong triết học phương Đông cổ là sự hòa hợp âm dương. Khi hợp nhất âm dương chúng ta đạt đến tình trạng sáng suốt, sức khỏe, minh mẫn. Chính vì thế, triết học phương Đông có thể coi là khởi nguồn của nghệ thuật tính dục. Những cuốn sách về tình dục hiện đại tại Mỹ giờ đây cũng quay trở về với những nguyên lý triết học phương Đông này.

Lấp khoảng trống lịch sử Mật tông

Việc không được mắt thấy tay sờ, lại chỉ được nhìn từ một góc khiến các nhà khoa học rất khó đưa ra nhận định kỹ lưỡng về tượng. Màu sắc của ảnh chụp (trên mạng) cho thấy đây nhiều khả năng là tượng sơn son thếp vàng. Nếu đúng vậy, nhiều khả năng đây là tượng VN. Tuy nhiên ngay cả màu sắc tượng cũng phụ thuộc nhiều vào người chụp, sửa ảnh. “Nếu được tiếp xúc, chúng ta mới có thể so sánh với các tượng Phật khác, để tìm ra thời kỳ qua các yếu tố như chất liệu, cách thức tiếu tượng (tạc tượng). Nếu nó ở trong chùa, có thể nghiên cứu tương quan vị trí đặt tượng”, TS Ngọc nói. Tuy nhiên, nhìn vào bức ảnh, với hậu cảnh của tượng, nhiều khả năng tượng không còn ở trong chùa mà đang thuộc một bộ sưu tập.

“Tôi từng thấy một số bức tượng tương tự trong một triển lãm của nhà sưu tập Dương Phú Hiến, từng được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật VN. Tượng có kích cỡ rất nhỏ. Theo tôi đó không phải tượng VN”, nhà nghiên cứu mỹ thuật Phạm Trung, Viện Mỹ thuật nói. Cũng theo ông Trung, hiện có người mua loại tượng này về bộ sưu tập và coi như một tác phẩm nghệ thuật, không phải như đồ thờ tự.

Về việc sưu tập loại tượng này, Thanh Niên điện thoại liên hệ song nhà sưu tập Dương Phú Hiến cho biết hiện đang đi công tác và sẽ có cuộc gặp sau khi trở về.

“Những tượng như thế này có thể thấy nhiều ở một số nước có Phật giáo Mật tông, chẳng hạn như Nepal. Gần đây cũng nhiều người ra nước ngoài rồi mang tượng Mật tông về. Có thể đây là một trong những bức tượng được mang về như thế. Tôi chưa từng nhìn thấy một bức tượng thế này của VN”, PGS-TS Nguyễn Quốc Tuấn, Viện trưởng Viện Tôn giáo, cho biết.

Trong trường hợp như nhiều người nói ở trên: được mang từ nước ngoài về, tượng cũng có ý nghĩa. Nó chỉ báo sự thịnh hành của Phật giáo Mật tông trong giai đoạn hiện nay ở nước ta. “Theo đó, các chùa Mật tông đang nổi lên, thu hút được nhiều phật tử. Chẳng hạn chúng ta có chùa Quang Ân ở Hà Nội, chùa Tây Thiên ở Vĩnh Phúc”, bà Ngọc nói.

Tuy nhiên, nếu đây là một bức tượng cổ của người Việt, điều này lại rất có ý nghĩa với việc viết lịch sử phát triển Mật tông tại VN. Theo nghiên cứu của TS Ngọc, Phật giáo VN là sự hòa nhập của ba dòng phái Thiền Tịnh Mật. Nhưng hiện không xác định được chính xác thời điểm du nhập của Mật tông vào VN cũng như dòng phái Mật tông nào từng tồn tại ở VN.

Chứng cứ lịch sử cho thấy vào thời Lý, Mật tông đã có mặt tại VN. Nó thể hiện ở các nhân vật có liên quan tới Mật tông, với phép thần thông (một chỉ báo của Mật tông) như Từ Đạo Hạnh, Minh Không. “Có điều hiện chưa hề tìm thấy tượng Mật tông tại VN. Chúng ta mới chỉ thấy một vài yếu tố Mật tông - chẳng hạn các ấn chuẩn đề (thế tay của tượng) để định vị Mật tông mà thôi”, bà Ngọc cho biết.

Bản thân sử sách trong nước cũng chưa thấy ghi chép, vẽ về một loại tượng tương tự. Chính vì thế, nếu quả thực đây là một bức tượng cổ của VN thì nó sẽ là một phát hiện lớn đối với khảo cổ học, mỹ thuật và tôn giáo. “Nó viết thêm vào những trang sử Mật tông hiện còn đang trắng tư liệu, đang còn phải tìm kiếm của nước ta”, TS Ngọc nói.

Về phản ứng của phật tử Thái Lan trước bức tượng, các nhà nghiên cứu cho rằng có thể do Thái Lan là đất nước của Phật giáo tiểu thừa, một dòng tu khác, nên tạo hình này rất dễ gây sốc. Tuy nhiên, theo ông Tuấn, cũng phải nói thêm từ TK8-TK12, Phật giáo Mật tông có ảnh hưởng lớn ở Đông Nam Á.

Phản ứng khác nhau tại Thái Lan
Bangkok Post dẫn lời một cư dân mạng gọi người đúc tượng là “quỷ dữ”, muốn làm ô uế thanh danh của Đức Phật. Một người sử dụng mạng xã hội Facebook còn kêu gọi giới chức Thái Lan can thiệp bằng đường ngoại giao để phá hủy bức tượng. Tuy nhiên, thực tế thì bức ảnh này chỉ được lan truyền giữa các công dân mạng ở Thái Lan và chẳng rõ do ai chụp, được đưa lên internet khi nào. Thậm chí không ai biết nó được chụp ở đâu. Thế nhưng, tờ Bangkok Post vẫn đăng lại trên trang web của mình hồi cuối tháng 2.2013.

Trong khi đó, có người lại xem bức tượng là bình thường. Một công dân mạng ở Thái Lan gọi đó là bức tượng nghệ thuật, không có gì gọi là ô uế, dâm dục. “Các bạn không nên nhìn bức tượng với cái nhìn trần tục, vật chất”, người này viết. Một số công dân mạng hiểu biết thì bình luận khá điềm tĩnh. Họ bảo đã từng thấy bức tượng trong tư thế tương tự, tức Đức Phật ngồi trên đài sen với các cô gái ngồi trong lòng ở các ngôi đền ở Tây Tạng. Một công dân mạng ở Thái Lan nói rằng bức tượng nói trên ở Campuchia, chứ không phải ở VN. Nhiều người chia sẻ rằng đây là phần của đạo Phật đại thừa của người Tây Tạng. Người theo đạo Phật ở Tây Tạng và cả ở Ấn Độ, Nepal, Butan thường tạc tượng theo tư thế Yab - Yum (bố - mẹ) phối ngẫu. Đây là biểu tượng của tính dục, được các phật tử thờ cả ngàn năm nay.

Minh Quang
(Văn phòng Bangkok)
Trinh Nguyễn
      
thầy giáo làng
thầy giáo làng Mod

Cấp bậc: Mod

Giới tính : Nam

Bài viết : 835

Danh vọng : 1332

Uy tín : 183

Phổ Hiền Bồ tát (dịch âm là Tam mạn đà bạt đà la, hoặc Tam mạn đà bạt đà, zh. pǔxián 普賢, sa. samantabhadra, ja. fugen, bo. kun tu bzang po ཀུན་ཏུ་བཟང་པོ་). Phổ là biến khắp, Hiền là Đẳng giác Bồ tát, Phổ Hiền là vị Bồ tát Đẳng giác có năng lực hiện thân khắp mười phương pháp giới, tùy mong cầu của chúng sanh mà hiện thân hóa độ. Ngài là một trong những vị Bồ Tát quan trọng trong Phật giáo Đại thừa. Theo kinh Pháp Hoa, Ngài là vị Bồ tát ở quốc độ của Phật Bảo Oai Đức Thượng Vương Như Lai, phía Đông cõi Ta Bà, nghe thế giới này thuyết kinh Pháp Hoa liền lãnh đạo năm trăm vị Đại Bồ tát đến nghe pháp và phát tâm hộ trì Chánh pháp của Đức Phật Thích Ca.

Truy tìm nguồn gốc tượng Phật "lạ" 20080410
Phổ Hiền được xem là người hộ vệ của những ai tuyên giảng đạo pháp và đại diện cho "Bình đẳng tính trí" tức là trí huệ thấu hiểu cái nhất thể của sự đồng nhất và khác biệt. Bồ Tát Phổ Hiền hay được thờ chung với Phật Thích-ca và Bồ Tát Văn-thù-sư-lợi (sa. mañjuśrī). Bồ Tát cưỡi voi trắng sáu ngà, voi trắng tượng trưng cho trí huệ vượt chướng ngại, sáu ngà cho sự chiến thắng sáu giác quan. Trong hệ thống Ngũ Phật, Phổ Hiền được xem ở trong nhóm của Phật Đại Nhật (sa. vairocana). Biểu tượng của Phổ Hiền là ngọc như ý, hoa sen, có khi là trang sách ghi thần chú của Bồ Tát. Tại Trung Quốc, Phổ Hiền được xem là một trong bốn Đại Bồ Tát, trú xứ của Phổ Hiền là núi Nga Mi, nơi Bồ Tát lưu trú sau khi cỡi voi trắng từ Ấn Độ sang Trung Quốc.

Trong Kim cương thừa, tên Phổ Hiền được sử dụng chỉ Bản Sơ Phật (sa. ādi-buddha), hiện thân của Pháp thân (sa. dharmakāya). Phổ Hiền này (không phải vị Đại Bồ Tát) được vẽ với màu xanh đậm, tượng trung cho tính Không. Tranh tượng cũng vẽ Phổ Hiền hợp nhất với nữ thần sắc trắng, tượng trưng cho sự nhất thể. Trong phép Đại thủ ấn (sa. mahāmudrā), thân của Phổ Hiền là Báo thân (sa. saṃbhogakāya) và đóng một vai trò trung tâm.

Thân trạng

Samntabhadra biểu thị từ tâm và Phật pháp. Ngài thường sánh đôi với Văn Thù Sư lợi và cả hai được coi là những cao đồ của Thích Ca Mâu Ni, có lẽ từng là đệ tử thực sự của vị Phật lịch sử. Ngài là vị đầu tiên trong Ngũ Thiền Bồ Tát, tương ứng với Ngũ Thiền Phật của Bắc Tông. Ngài ngụ hướng Đông, ở Tây Tạng, có thời người ta thờ ngài như là Nhiên Đang Cổ Phật (Adi Buddha), nhưng hiện nay chỉ còn những tín đồ của tông Ninh Mã (Nyingma) giữ tín đồ đó Một vài phái Mật Tông ở vùng Hy Mã Lạp Sơn cho rằng chính vị bồ tát này chứ không phải Đại Nhật Phật là đấng sáng tạo ra Mật Tông Phật Giáo, trong đó tín đồ tìm cách hỗi thông và hợp nhất với thần linh. Ở Trung Quốc Phổ Hiền hầu như luôn luôn được thờ phụng chung với Thích Ca và Văn Thù. Tại Nhật Bản và nhiều vùng khác ngài cũng được thờ phượng qua hình tướng mật nhiệm Fugen Emmei Bosatsu (Phổ Hiền mệnh Bồ Tát).

Biểu thị và Tùy Khí

Phổ Hiền thường xuất hiện trong bộ ba cùng với Thích Ca và Văn Thù Sư Lợi gọi là Thích Ca Tam Tôn, (Sakya Shanzon). Ngài đứng bên phải, còn Văn Thù đứng bên trái và có khi họ được vây quanh bởi mười sáu thiên thần bảo vệ cho kinh Bát Nhã. Ngài thường xuất hiện như một Bồ Tát với vương miện và y trang đầy ắp châu báu như một ông hoàng và nhiều tranh ảnh tượng, ngài cưỡi voi trắng 6 ngà, voi trắng tượng trưng cho chiến thắng 6 giác quan. Tùy khí của ngài chính là chiến thắng sáu giác quan. Tùy khí của ngài chính là viên bảo châu mà ngài thường cầm nơi tay trái hoặc tay phải cầm hoa sen, trên đó hoa là viên viên bảo châu. Trong nhiều biểu thị, một trong hai bàn tay ngài bắt ấn giáo hóa, với ngón cái và ngón trỏ, chạm nhau thành hình tam giác. Trong những hình ảnh khác ngài cầm cuộn kinh hay kim cương chử nơi tay trái, trong tranh tượng ở Nhật Bản, Phổ Hiền Dương Mệnh Bồ Tát được trình bày với ba mươi hai tay ngồi trên voi trắng bốn đầu hoặc trên bốn voi trắng. Trong hội hoa Phật giáo Mật tông ngài được thể hiện bằng màu xanh lục hay màu vàng. Trong những ảnh tượng của tông Nyingma Tây Tạng, Phổ Hiền trong tư thế Yab-Yum ở trung tâm của Mạn Đà la Shi-tro, Mạn Đà La của Thái Hòa. Tuy nhiên có khi vị Bồ Tát này cũng được biểu thị trong hình tướng phẫn nộ được gọi là Chemchok Heruka. Trong hình tướng này, ngài là vị thần có cánh với thân hình màu nâu có ba mặt, sáu tay và bốn chân, thường được miêu tả trong tư thế ôm gùi lấy người phối ngẫu màu đỏ tươi.

Truy tìm nguồn gốc tượng Phật "lạ" Bbb10

Một vài hình ảnh khác của Phổ Hiền bồ tát:
      
Mõ
Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 275

Danh vọng : 450

Uy tín : 15

Truy tìm nguồn gốc tượng Phật "lạ" Samantabhadra%201
Cám ơn TGL đã cung cấp nhiều thông tin quí báu về Phổ Hiền Bồ tát cùng với các biểu thị của ngài. Bần tăng là "kẻ tu hành" nhưng cũng chưa hiểu hết về Phật pháp hoặc cũng có thể là "tu" chưa tới.
      
Office
Office Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 824

Danh vọng : 1684

Uy tín : 10

Lý giải hình ảnh “sắc dục” trong tượng Phật giáo

Soha.vn - Theo Phật giáo cổ đại, những hình ảnh được cho là “sắc dục” mà mọi người nhìn thấy hoàn toàn không mang ý nghĩa dâm dục mà chỉ là hiện thân của Phật phụ Phật mẫu (cha, mẹ - PV) Phổ Hiền Như Lai Vương (Samantabhadra, Samantabhadri).

Trong lúc tìm kiếm tư liệu về bức tượng phật “sắc dục” gây xôn xao dư luận cũng như cộng đồng phật tử thời gian qua, chúng tôi đã tìm thấy những hình ảnh tương tự trong cuốn “Tây Tạng sinh tử kỳ thư: Nhận thức về luân hồi và giải thoát của sinh mệnh” do Nhà xuất bản Hà Nội phát hành (hiệu đính: TS Nguyễn Mạnh Linh).

Tác giả cuốn “Tây Tạng sinh tử kỳ thư” là Đại sư Liên Hoa Sinh - một cao tăng của phái Mật Tông. Theo đó, những phương pháp hướng dẫn tâm linh mà Đại sư Liên Hoa Sinh để lại trong cuốn sách này là cẩm nang dẫn đường thiết yếu dành cho tất cả những phật tử sắp lìa đời và những phật tử đang trên chặng hành trình sau cái chết.

Truy tìm nguồn gốc tượng Phật "lạ" 1362627840302
Bức tượng hiện thân của Phật phụ Phật mẫu Phổ Hiền Như Lai Vương
Theo Đại sư Liên Hoa Sinh, cái chết xảy ra khi khi 4 nguyên tố lớn của sinh mệnh bắt đầu phân rã. Bốn nguyên tố lớn là đất, nước, lửa, gió tương ứng với 4 cơ cấu chức năng cơ thể quan trọng là cơ thịt, thể dịch, thân nhiệt và hô hấp.

Khi người hấp hối hít vào một hơi cuối cùng rồi ngừng thở, cuộc sống của họ vẫn chưa chấm dứt hoàn toàn, trong cơ thể họ vẫn còn sót lại chút ít sinh khí. Lúc này, “ánh sáng căn bản đầu tiên” sẽ xuất hiện. Nếu người sắp chết nắm bắt được thời cơ này, sẽ đạt được giải thoát theo giáo lý nhà Phật.

Bằng việc “thể ngộ Phật phụ Phật mẫu Phổ Hiền Như Lai Vương”, tức trạng thái hợp nhất giữa thực tướng (tính không) và tâm linh, cũng có thể giúp người sắp chết lĩnh ngộ được ánh sáng để giải thoát.

Đặc điểm nhận dạng của Phổ Hiền Như Lai Vương là hình ảnh Phật phụ khỏa thân với màu da xanh lam, ôm Phật mẫu khỏa thân màu da trắng.

Phật phụ tượng trưng cho từ bi ôm lấy Phật mẫu tượng trưng cho trí tuệ, là biểu tượng của sự kết hợp giữa từ bi và trí tuệ bởi khỏa thân tượng trưng cho tính không.

Như vậy, theo phật giáo cổ đại, bức tượng một cô gái ôm đức phật hoàn toàn không có ý nghĩa dâm dục mà chính là hiện thân của Phật phụ Phật mẫu Phổ Hiền Như Lai Vương (Samantabhadra, Samantabhadri).

Mời bạn đọc cùng chiêm bái một số hình ảnh của Phổ Hiền Như Lai Vương được đăng tải trên trang web chính thức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và ảnh Sự hợp nhất giữa Tính không và Tâm linh trong sách Tây Tạng sinh tử kỳ thư:

Truy tìm nguồn gốc tượng Phật "lạ" Soha-600-Phatpho-Phatmau3-4eb74
Sự hợp nhất giữa tính không và tâm linh (trích Tây Tạng sinh tử kỳ thư)


Truy tìm nguồn gốc tượng Phật "lạ" Soha-600-Phatpho-Phatmau2-4eb74
Phật phụ Phật mẫu Phổ Hiền Như Lai Vương (trích Tây Tạng sinh tử kỳ thư)


Truy tìm nguồn gốc tượng Phật "lạ" Soha-600-Phatpho-Phatmau1-4eb74
So sánh Thiền định vô tướng và Thiền định hữu tướng trong quá trình tìm kiếm sự giải thoát
(trích Tây Tạng sinh tử kỳ thư)


Truy tìm nguồn gốc tượng Phật "lạ" 1362648696831
(Ảnh Giáo hội Phật giáo Việt Nam)


Truy tìm nguồn gốc tượng Phật "lạ" 1362648766790
(Ảnh Giáo hội Phật giáo Việt Nam)


Truy tìm nguồn gốc tượng Phật "lạ" 1362648766792
(Ảnh Giáo hội Phật giáo Việt Nam)


Truy tìm nguồn gốc tượng Phật "lạ" 1362648766791
(Ảnh Giáo hội Phật giáo Việt Nam)


Truy tìm nguồn gốc tượng Phật "lạ" 1362648766793
(Ảnh Giáo hội Phật giáo Việt Nam)


Truy tìm nguồn gốc tượng Phật "lạ" 1362648766788
(Ảnh Giáo hội Phật giáo Việt Nam)


Truy tìm nguồn gốc tượng Phật "lạ" 1362648766789
(Ảnh Giáo hội Phật giáo Việt Nam)
      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất