Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Puzzle
Puzzle Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 455

Danh vọng : 748

Uy tín : 83

Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng. Ta thì miễn bàn, biên giới trên bộ coi như tạm ổn. Chỉ còn trên biển, lực lượng tác chiến trên biển (nếu có) chủ yếu là hải quân của các nước đang tuyên bố chủ quyền trên biển Đông, hùng mạnh nhất là Trung Quốc. Hải quân Trung Quốc như thế nào? Trả lời được câu hỏi này thì có thể nói "trăm trận không thua".

Các chuyên gia quân sự thế giới cho rằng: Hải quân Trung Quốc hiện chỉ dừng lại ở mức "hạm đội bờ biển" bởi hoạt động viễn dương ít, năng lực chống ngầm, thủy lôi thấp và thiếu sức mạnh của hải quân biển xa.

- Hoạt động viễn dương ít: Tới những năm 80 và 90 của thế kỷ trước, tàu chiến của hải quân Trung Quốc chủ yếu hoạt động ở vùng biển gần. Tháng 11/1985, hải quân Trung Quốc mới thực hiện chuyến thăm nước ngoài đầu tiên tới Pakistan. Sau đó, tháng 5/1986, biên đội hỗn hợp thuộc Hạm đội Bắc Hải mới lần đầu tiên hoàn thành khoa mục luyện tập tác chiến hiệp đồng biển xa.

Những điểm yếu trí mạng của hải quân Trung Quốc Avatar10

- Năng lực chống ngầm, thủy lôi thấp: Về cơ bản các tàu khu trục và tàu hộ vệ của Trung Quốc được trang bị trước đây không có năng lực chống ngầm. Trong thiết kế, các tàu khu trục và tàu hộ vệ mới hạ thủy thiên về phòng không và chống ngầm, nhưng lại thiếu các sonar cảm ứng tính năng cao cần thiết cho việc dò tìm tàu ngầm tiếng ồn thấp cũng như trực thăng chống ngầm cỡ lớn.

Những điểm yếu trí mạng của hải quân Trung Quốc Trung10

- Thiếu sức mạnh của hải quân biển xa: Lực lượng hải quân biển xa không chỉ bao gồm tàu chiến viễn dương mà còn phải có tàu chở dầu, tàu cung cấp và tàu sửa chữa cỡ lớn cùng lực lượng không quân của hải quân và lực lượng lính thủy đánh bộ đi kèm. Lực lượng không quân của hải quân và lực lượng lính thủy đánh bộ chính là điểm yếu trí mạng của hải quân Trung Quốc.

Những điểm yếu trí mạng của hải quân Trung Quốc Chines10

Nguồn tham khảo Strategypage
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Những điểm yếu trí mạng của hải quân Trung Quốc Tq10
Ảnh tư liệu

Theo Đài Tiếng nói nước Nga, Thời báo Thượng Hải dẫn lời Đại tá Li Jie thuộc Học viện Hải quân Trung Quốc đưa tin mặc dù dự kiến được đưa vào phiên chế quân đội trong năm 2012, nhưng tàu sân bay duy nhất của Trung Quốc, Thi Lang sẽ chỉ sẵn sàng phục vụ chiến đấu từ năm 2017.

Nguồn tin phân tích, thông thường cần khoảng ba năm để tiến hành thử nghiệm và đưa tàu sân bay vào hoạt động. Sau đó cần 5 năm để chuẩn bị cho tàu sẵn sàng phục vụ trực chiến.

Vị Đại tá trên khẳng định tàu này chưa thể độc lập thực thi nhiệm vụ. Tờ báo đăng ảnh tham khảo nguồn truyền thông Trung Quốc cho thấy trên tàu đang diễn ra thao tác hạ cánh máy bay.

Tuyên bố của ông Li Jie xuất hiện vào dịp tàu Thi Lang bắt đầu cuộc thử nghiệm trên biển lần thứ 10 hôm 27/8.

Tàu sân bay nêu trên được Trung Quốc mua lại của Ukraina năm 1998 với giá phế liệu. Ban đầu, người mua tuyên bố sẽ biến con tàu thành một sòng bạc nổi.

Tuy nhiên sau đó, Hải quân Trung Quốc đưa ra kế hoạch khôi phục tàu và tiếp nhận vào trang bị quân đội. Các cuộc thử nghiệm trên biển của Thi Lang được Trung Quốc thực hiện từ tháng 12/2011.

Theo TTXVN
      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Trong bài trả lời phỏng vấn của Báo điện tử Infonet về vấn đề đưa Hoàng Sa – Trường Sa, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết – Đại biểu Quốc hội khoá XI, XII, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nói:

Theo tôi, Trung Quốc không chỉ yếu về lý mà còn yếu cả về lực. Trung Quốc có đội tàu đông, có cả tàu sân bay, lại đông dân, nhưng họ lại có những điểm yếu rất căn bản.

Thứ nhất, họ hiện có một tỷ rưỡi dân nhưng mỗi gia đình chỉ có một con. Giả sử nếu xảy ra chiến tranh, chỉ cần một trận đánh mà binh lực họ bị tiêu diệt nặng, cả nước Trung Quốc sẽ rung chuyển toàn bộ.

Thứ hai, nội bộ Trung Quốc đang có rất nhiều vấn đề. Xu hướng ly khai ở một số vùng rất rõ. Nếu không cẩn thận, cứ mải mê cuộc chiến ở Biển Đông thì hậu phương sẽ “bục” ra, lúc ấy có hối cũng không kịp.

Biển Đông là nơi vận chuyển 60% lượng dầu của Trung Quốc từ Trung Đông về. Nếu xảy ra chiến trận tại đây thì không có gì chắc chắn là Trung Quốc sẽ bảo vệ được các tàu dầu của họ trong một không gian rất dài và rất mở - cả trên không, trên mặt biển lẫn dưới mặt nước. Đó cũng là một tử huyệt của người khổng lồ này.

Mặt khác, thế giới cũng không để Trung Quốc “tự tung tự tác” trên Biển Đông được, bởi đây là đường vận chuyển rất quan trọng của nhiều nước lớn trên thế giới.

Cuối cùng, vì Trung Quốc yếu về mặt pháp lý nên họ mới không dám đưa vấn đề này ra trước Tòa án Quốc tế.
      
Puzzle
Puzzle Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 455

Danh vọng : 748

Uy tín : 83

Ngày 23/9/2012, chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc đã được chuyển giao cho lực lượng hải quân nước này tại cảng Đại Liên, đông bắc Trung Quốc. Chiếc tàu mang số hiệu 16, dài 300m, được tân trang từ một tàu sân bay cũ của Liên Xô có tên gọi Varyag.

Những điểm yếu trí mạng của hải quân Trung Quốc Tau-110
Tàu sân bay Varyag khi được kéo về Trung Quốc

Những điểm yếu trí mạng của hải quân Trung Quốc Tau-210
Tàu sân bay Varyag trong lần chạy thử tháng 8/2011


Những điểm yếu trí mạng của hải quân Trung Quốc 1-634510
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc tại cảng Đại Liên
      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

Trung Quốc vội vã bàn giao chiếc tàu sân bay này nhằm “khoe cơ bắp” với các nước láng giềng là chính. Xét về tính năng kỹ chiến thuật, chiếc tàu second hand này là mồi ngon cho SU-30.

Những điểm yếu trí mạng của hải quân Trung Quốc Images23
SU-30K được hiện đại hóa lên chuẩn SU-30KN với sức mạnh vượt trội của Không quân Việt Nam

Những điểm yếu trí mạng của hải quân Trung Quốc Images24
Máy bay Su-30MK2V (biến thể tấn công biển được sản xuất theo yêu cầu của Việt Nam)

Số hiệu "16" trên thân tàu chỉ ra rằng nó chỉ được sử dụng cho huấn luyện.

Những điểm yếu trí mạng của hải quân Trung Quốc T4845211
      
Souvenir
Souvenir Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 556

Danh vọng : 646

Uy tín : 42

Nhà máy đóng tàu Admiralteiskie Verfi của Nga hôm 28/8/2012 đã hạ thủy tàu ngầm đầu tiên trong lô 6 chiếc sẽ chuyển giao cho Việt Nam.

Những điểm yếu trí mạng của hải quân Trung Quốc Taunga10
Tàu ngầm lớp Kilo thuộc Dự án 636. Ảnh: Armybase
      
Puzzle
Puzzle Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 455

Danh vọng : 748

Uy tín : 83

Mời mọi người xem Trung Quốc tiến hành tập trận đánh chiếm đảo hôm 29/9/2012:

      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Tân Hoa xã hôm qua đưa tin Liêu Ninh, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, đã rời cảng Đại Liên vào tối 12.10. Đây là lần đầu tiên tàu này rời cảng từ khi được biên chế cho hải quân Trung Quốc vào ngày 25.9. Một số hình ảnh cho thấy chiến đấu cơ J-15 diễn tập cất/hạ cánh trên tàu Liêu Ninh trong chuyến đi lần này. Tuy đã được biên chế, tàu Liêu Ninh phải chạy thử nghiệm và tham gia huấn luyện thêm ít nhất 3 năm mới có thể tham chiến, theo báo PLA Daily của quân đội Trung Quốc. Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng chưa thông báo tàu Liêu Ninh sẽ được triển khai cho hạm đội nào.

Những điểm yếu trí mạng của hải quân Trung Quốc Tau-sa10
Cảnh trống trải trên tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc - Ảnh: China.org.cn

Cùng ngày, báo Want China Times dẫn một số nguồn tin cho hay tên lửa đạn đạo tầm trung DF-25 lần đầu tiên xuất hiện trong một phim tài liệu do Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc sản xuất. Với tầm bắn 3.200 km, DF-25 có thể tấn công hầu hết các mục tiêu ở châu Á - Thái Bình Dương, gồm cả các căn cứ ở đảo Guam của Mỹ. Theo MissileThreat.com, DF-25 cũng có thể được điều động để chống lại tàu sân bay Mỹ trong trường hợp xung đột ở biển Đông hoặc biển Hoa Đông.

Trong khi đó, khoảng 40 tàu chiến cùng 30 máy bay trực thăng của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản tham gia Buổi tổng duyệt 2012 tại vùng biển phía nam Tokyo, theo AP ngày 14.10. Tàu chiến Mỹ, Singapore và Úc cũng lần đầu tiên tham dự sự kiện này. Phát biểu từ tàu khu trục JS Kurama, Thủ tướng Yoshihiko Noda cảnh báo Nhật đang đối mặt “thách thức an ninh nghiêm trọng” và nhấn mạnh vai trò của Lực lượng phòng vệ giữa lúc xảy ra nhiều vấn đề về lãnh thổ và chủ quyền.

Những động thái nói trên được đưa ra giữa lúc tình hình khu vực chưa hạ nhiệt do tranh chấp biển đảo. Vừa qua, Trung Quốc liên tục xâm phạm chủ quyền của Việt Nam như tổ chức kéo cờ kỷ niệm quốc khánh trên đảo Phú Lâm, tổ chức diễn tập tại khu vực vùng biển Hoàng Sa… Ngày 11.10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ: “Những hoạt động nói trên của phía Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”. Bên cạnh đó, Nhật và Trung Quốc đang căng thẳng về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. Lực lượng tuần duyên Nhật vừa đề xuất đóng thêm 4 tàu tuần tra mới trong năm tới và bổ sung 150 nhân viên, theo báo Yomiuri Shimbun.

      
Puzzle
Puzzle Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 455

Danh vọng : 748

Uy tín : 83

Yếu huyệt của tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc

Các tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc vẫn ở một khoảng cách quá xa về công nghệ so với các tàu ngầm hạt nhân chiến lược Nga, Mỹ.

Không thể ra khơi vì vấn đề kỹ thuật

Tàu ngầm hạt nhân không được coi mà món hàng có thể đem ra bán trên thị trường bởi nó là vũ khí mang tầm chiến lược không thể chia sẻ cho bất kỳ ai, những quốc gia nào có ý định phát triển tàu ngầm thì chỉ có cách tự đóng mà thôi.

Bằng cách mua lại các hệ thống vũ khí từ nước ngoài, chủ yếu là Nga, Trung Quốc có thể dễ dàng mổ xẻ nó nghiên cứu và sao chép lại. Tuy nhiên, họ gần như phải tự mày mò tất cả mọi thứ trong việc chế tạo tàu ngầm hạt nhân.

Những điểm yếu trí mạng của hải quân Trung Quốc Images11
Type-091 lớp Hán, tàu ngầm động lực hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc

Dự án phát triển tàu ngầm hạt nhân được Trung Quốc manh nha trong những năm 1950, nếu không có sự kiện xung đột với Liên Xô vào những năm 1960, Trung Quốc có thể đã nhận được sự giúp đỡ của Liên Xô để phát triển tàu ngầm hạt nhân.

Tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc được khởi đóng từ năm 1967 song mãi đến năm 1974, chiếc tàu ngầm tấn công hạt nhân đầu tiên lớp Hán Type-091 mới được hoàn thành. Trong việc phát triển tàu ngầm hạt nhân, lò phản ứng hạt nhân chính là khâu quan trọng nhất quyết định chất lượng con tàu.

Do không nhận được bất kỳ sự giúp đỡ nào từ bên ngoài, nền tảng công nghệ còn hạn chế, động cơ đẩy năng lượng hạt nhân do Trung Quốc sản xuất vẫn tồn tại những vấn đề kỹ thuật chưa thể khắc phục cho đến tận hôm nay.

Việc tàu ngầm hạt nhân lớp Hán đưa vào sử dụng như là một “trò chơi may rủi” nó mang nhiều tính biểu tượng hơn là một hệ thống vũ khí thực thụ. Các báo cáo cho biết, hệ thống lò phản ứng trên tàu ngầm Type-091 quá ồn khi hoạt động, hệ thống che chắn bức xạ hạt nhân hoạt động không hiệu quả.

Những điểm yếu trí mạng của hải quân Trung Quốc Images12
Type-092 tàu ngầm hạt nhân chiến lược đầu tiên của Trung Quốc, khả năng răn đe hạt nhân với tàu ngầm này rất hạn chế

Các thủy thủ trên tàu ngầm này buộc phải sống chung với bức xạ hạt nhân cao hơn tiêu chuẩn cho phép, ngoài ra, tàu ngầm này không có khả năng phóng tên lửa trong trạng thái ngập nước, đối với tác chiến hải quân hiện đại, việc ngoi lên để phóng tên lửa có thể coi là cửa tử đối với bất kỳ tàu ngầm nào.

Những vấn đề kỹ thuật của lò phản ứng khiến tàu ngầm Type-091 nằm tại cảng nhiều hơn là hoạt động, đến những năm 1990, tàu ngầm Type-091 đã có thể hoạt động nhiều hơn song bức xạ hạt nhân trên tàu chỉ mới được hạn chế chưa thể khắc phục tuyệt đối.

Tàu ngầm tấn công thế hệ tiếp theo của Trung Quốc là Type-093 lớp Tống, sự khôi phục mối quan hệ với Nga, Trung Quốc đã nhận được rất nhiều sự trợ giúp từ Cục thiết kế Trung ương Rubin để phát triển tàu ngầm tấn công hạt nhân Type-093.

Nhiều báo cáo cho rằng, Type-093 là một thiết kế sao chép lại của tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Victor-III song cả Nga và Trung Quốc đều từ chối xác nhận điều này. Tàu ngầm tấn công hạt nhân Type-093 được cho là đã được đưa vào trang bị trong khoảng năm 2005 - 2006.

Các báo cáo về sự giúp đỡ từ Nga có vẻ không được chính xác bởi các vấn đề của hệ thống động lực hạt nhân vẫn chưa được khắc phục triệt để, độ ồn khi hoạt động vẫn là điểm yếu chết người của tàu ngầm này. Một chiếc tàu ngầm được đóng vào những năm 2000 trong khi nó lại có độ ồn của một tàu ngầm cách đây 30 năm điều đó khiến nỗ lực nâng cao sức mạnh quân sự Trung Quốc chưa mang lại kết quả mong muốn.

Chỉ hoạt động được xung quanh vùng biển Trung Quốc

Mặc dù tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Hán còn tồn tại quá nhiều vấn đề kỹ thuật, song nó đã tạo được nền tảng ban đầu cho Trung Quốc trong việc phát triển tàu ngầm hạt nhân chiến lược. Tàu ngầm hạt nhân chiến lược đầu tiên của Trung Quốc cũng là đầu tiên của khu vực châu Á Type-092 lớp Hạ được khởi đóng vào năm 1970.

Khó khăn về hệ thống động lực hạt nhân chưa được khắc phục lại thêm một khó khăn khác là phát triển khả năng phóng tên lửa dưới nước, bên cạnh đó các vấn đề chính trị đã trở thành rào cản đối với sự phát triển của tàu ngầm hạt nhân chiến lược này.

Phải mất 10 năm sau khi khởi đóng tàu ngầm Type-092 mới được đưa vào thử nghiệm, vấn đề lớn nhất của tàu ngầm này là tích hợp tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) JL-1. Type-092 chính thức đi vào phục vụ trong năm 1983, tuy nhiên các thử nghiệm với tên lửa JL-1 đã không thành công cho đến năm 1987.

Ngay cả khi tàu ngầm Type-092 được báo cáo là ở trạng thái hoạt động đầy đủ thì tàu ngầm này vẫn gặp rất nhiều vấn đề do lỗi thiết kế. Trong những năm 1990, tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type-092 không bao giờ được phép hoạt động vượt ra ngoài vùng biển Trung Quốc, với tầm bắn khoảng 2500km của tên lửa JL-1, nên khả năng răn đe hạt nhân của tàu ngầm này chỉ tồn tại trên lý thuyết.

Tàu ngầm hạt nhân chiến lược mới nhất của Trung Quốc là Type-094 lớp Tấn, đây được xem là nỗ lực để hoàn thiện khả năng răn đe hạt nhân trên biển của Trung Quốc. Sự phát triển của tàu ngầm Type-094 được khởi xướng cùng với sự phát triển của tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm JL-2.

Những điểm yếu trí mạng của hải quân Trung Quốc Images13
Type-094 lớp Tấn, tàu ngầm hạt nhân chiến lược đúng nghĩa nhất của Trung Quốc

Chương trình Type-094 được khởi đóng vào năm 1999 chiếc đầu tiên được hoàn thành vào năm 2004, sự phát triển của Type-094 tiếp tục dính nghi án có sự trợ giúp của Cục thiết kế Trung ương Rubin của Nga.

Tàu ngầm Type-094 có tải trọng ngập nước khoảng 9000 tấn, tàu có khả năng mang 12 tên lửa SLBM JL-2 với tầm bắn khoảng 8000km. Ít nhất 4 tàu ngầm loại này đã được đưa vào sử dụng trong Hải quân Trung Quốc để đánh giá và thử nghiệm, tuy nhiên, chưa có bất kỳ báo nào về việc thử nghiệm tên lửa JL-2 từ các tàu ngầm này.

Một cố vấn hải quân Nga công tác với tạp chí Khán Hòa đánh giá, thiết kế của tàu ngầm Type-094 vẫn không thể so sánh được với các tàu ngầm hạt nhân chiến lược đã được cho là lạc hậu của Nga, Mỹ. Ông này bình luận, thiết kế khoang tên lửa của Type-094 là quá thô và nổi hẳn lên khỏi thân tàu, thiết kế này tạo ra nhiều tiếng ồn khi hoạt động dưới nước và dễ dàng bị phát hiện.

Trong khi đó các tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Nga, Mỹ không thể nhìn thấy khoang tên lửa từ bề mặt của tàu, điều này được lý giải là do Trung Quốc gặp khó khăn trong việc thu hẹp kích thước tên lửa trong khi vẫn duy trì được tầm bắn.

Một vấn đề khác làm suy yếu năng lực răn đe hạt nhân trên biển của Trung Quốc là tàu ngầm Type-094 trước mắt chỉ có thể triển khai ở vịnh Bột Hải với tầm bắn của tên lửa JL-2 nó chỉ có thể tấn công Alaska hoặc Hawaii chứ không phải là toàn bộ lãnh thổ Mỹ.

Để có thể tấn công toàn bộ lãnh thổ Mỹ, tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type-094 buộc phải tiến gần hơn đến bờ biển Mỹ, với khả năng của nó chắc chắn không thể vượt qua hệ thống chống ngầm của Mỹ, bên cạnh đó, hệ thống kiểm soát và nhiên liệu của tên lửa JL-2 có vấn đề.

Mặc dù không thể so sánh được với các tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Nga, Mỹ song các tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Trung Quốc đã mang lại cho quốc gia này khả năng răn đe quân sự đáng kể, ít nhất là về mặt lý thuyết.

      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Tờ Nhân dân nhật báo của Trung Quốc ngày 25/01/2013 đã công bố 3 bức ảnh về các tàu ngầm thuộc Hạm đội Biển Đông của Hải quân Trung Quốc đã tham gia diễn tập ở Biển Đông.

Những điểm yếu trí mạng của hải quân Trung Quốc F2013010

Cuộc diễn tập của đội tàu ngầm Biển Đông được cho là diễn ra vào giữa tháng 01/2013. Tuy nhiên, báo này không cho biết địa điểm cụ thể diễn ra cuộc diễn tập liên quan đến việc thả ngư lôi xuống độ sâu 200m. Ông Luo Zuyun, chỉ huy trên một tàu ngầm, cho biết với độ sâu này có thể loại trừ nguy cơ bị đối phương phát hiện.

Những điểm yếu trí mạng của hải quân Trung Quốc F2013011

Theo báo này, những năm qua, các tàu ngầm này đã hoàn thành các cuộc diễn tập bắn đạn thật, phóng thủy lôi, ngư lôi, tên lửa tấn công dưới nước và phối hợp tác chiến với các lực lượng khác.

Những điểm yếu trí mạng của hải quân Trung Quốc F2013012
      
CNTT
CNTT Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 262

Danh vọng : 625

Uy tín : 58

Theo báo chí Trung quốc, chiếc tàu khu trục tàng hình lớp Type 056 đầu tiên đã chính thức được chuyển giao cho Lực lượng Hải quân thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa trong chiều ngày 25/02/2013 ở Thượng Hải.

Những điểm yếu trí mạng của hải quân Trung Quốc Tau_0510
Tàu khu trục tàng hình lớp Type 056

Theo thông tin được đăng tải trên tờ PLA Daily – cơ quan ngôn luận của Quân đội Trung Quốc, số ra ngày 26/02/2013:

- Tàu khu trục thế hệ mới lớp Type 056 sở hữu những tính năng ưu việt về điện tử và khả năng tàng hình. Trung Quốc dự định sẽ đưa loại tàu tàng hình nói trên vào phục vụ trong quân đội trên quy mô lớn.

- Tàu khu trục tàng hình mang tên lửa lớp Type 056 chỉ cần đội ngũ thuỷ thủ bằng 1/3 số lượng mà loại tàu phiên bản trước đó – lớp Type 053 cần. Tờ PLA Daily cho biết, tàu chiến lớp Type 056 sẽ được triển khai chủ yếu cho nhiệm vụ hộ tống và các chiến dịch chống tàu ngầm.

- Việc chuyển giao chiếc tàu khu trục tàng hình lớp Type 056 đánh dấu sự mở đầu cho một thời kỳ nâng cấp có hệ thống trang thiết bị và khả năng phòng thủ của lực lượng Hải quân. Chiếc tàu chiến loại mới sẽ giúp tăng cường năng lực của Hải quân trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền và các lợi ích hàng hải.

Tàu khu trục tàng hình lớp Type 056 có chiều dài 90m, lượng giãn nước từ 1.300 đến 1.800 tấn, thủy thủ đoàn 60 người, tốc độ tối đa 25 hải lý/H và tầm hoạt động 3.200km (với tốc độ 18 hải lý/H).

Vũ khí được trang bị trên tàu bao gồm pháo 76mm; bốn quả tên lửa chống hạm YJ-2, YJ-3 hoặc YJ-83 (C-802/C-803) ở giữa tàu; hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn FL-1000N được bố trí ở đuôi tàu và những quả ngư lôi chống tàu ngầm. Tàu Type 056 được trang bị hệ thống định vị thủy âm và sân bay trực thăng có khả tiếp nhận máy bay trực thăng Z-9 Haytun.

Trung Quốc được cho là có kế hoạch sử dụng tàu chiến lớp Type 056 để thể hiện sức mạnh của nước này ở biển Đông - nơi nước này đang có một loạt các cuộc tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia quân sự thì tàu chiến Type 056 chỉ thích hợp với một cuộc đụng độ “một đánh một” chứ không có khả năng tham gia vào những chiến dịch hải quân lớn.
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Những điểm yếu trí mạng của hải quân Trung Quốc Images33
P1 là máy bay do Nhật Bản nghiên cứu chế tạo, nó được cho là khắc tinh số 1 của tàu ngầm Trung quốc. Ảnh Kyodo
      
Puzzle
Puzzle Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 455

Danh vọng : 748

Uy tín : 83

Ngày 28/3/2013, tờ Phượng Hoàng của Hong Kong đã lật lại hồ sơ mổ xẻ căn cứ tàu ngầm Tam Á tại đảo Hải Nam của tạp chí quân sự Jane’s Intelligence Review (Canada) và hô hào PLA tăng cường đóng thêm tàu ngầm để sớm có phương án bao phủ đại dương. Ngày 29/32013, tờ Strategy Page của Mỹ đã có một bài phân tích về những nhược điểm kỹ thuật, rủi ro chiến thuật khiến cho Trung Quốc chưa thể đưa tàu ngầm nguyên tử (SSBN) vào tập trận trong tháng 3/2013.

Những điểm yếu trí mạng của hải quân Trung Quốc Anhchi11
Tàu ngầm tên lửa đạn đạo hạt nhân Type 92 được xây dựng chỉ mang tính biểu tượng và hăm dọa là chính. Ngay cả khi phát triển lên Type 94, những con tàu này vẫn là một mối đe dọa trong khu vực không phải vì sức mạnh mà là rủi ro kỹ thuật – nhân sự nó mang lại

Năm 2008, vệ tinh do thám Mỹ đã chụp được hình ảnh căn cứ tàu ngầm thứ 2 được Trung Quốc hoàn thành sau 10 năm ráo riết xây dựng tại cảng Tam Á (đảo Hải Nam - cửa ngõ vào Vịnh Bắc Bộ). Địa hình khu vực này nằm lọt trong vùng biển sâu 60m, nơi rất thuận tiện để xây hang cho tàu ngầm trú ẩn và chỉ cần đi xa hơn 80km nữa là tiến vào vùng nước sâu 200m để từ đó có thể tự do hoạt động tại Biển Đông.

Căn cứ này giúp Trung Quốc có thể hướng xuống phía Nam - khu vực ít áp lực đối đầu quân sự, thay vì đâm lên phía Đông ra cửa vịnh Bột Hải để sớm đụng độ với lực lượng tìm diệt tàu ngầm hùng hậu của Mỹ và Nhật Bản tại Hoàng Hải. Theo đánh giá của Jane’s Intelligence Review, Trung Quốc đang thực hiện đúng những gì mà Liên Xô từng làm: thiết lập một pháo đài chiến lược cho lực lượng tàu ngầm hạt nhân trong khu vực làm bàn đạp tăng quyền lực kiểm soát tại các vùng biển lớn. Tất nhiên, khi đã có một pháo đài kiên cố như Hải Nam, Trung Quốc bắt buộc phải cần một vùng nước đủ rộng để triển khai lược lượng này trên diện rộng. Đây chính là căn nguyên sâu xa cho sự thèm khát độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc. Và để che giấu mục tiêu quân sự, nước này đã tìm các thủ đoạn sớm hợp thức hóa đường lưỡi bò để có bình phong pháp lý và tạo vỏ bọc dân sự bằng việc ngang nhiên đấu thầu các lô dầu khí chồng lấn lên chủ quyền Việt Nam, Philippines…

Những điểm yếu trí mạng của hải quân Trung Quốc A1_can10
Bức ảnh do vệ tinh do thám Mỹ chụp cho thấy 4 điểm chứa tàu ngầm lớp Hán và lớp Hạ và khu vực chứakhí tài quân sự


Thế hệ tàu ngầm điện – Diesel Type 09B (lớp Nguyên) cũng đang được Trung Quốc gấp rút thực hiện nhằm vượt qua sức mạnh của tàu ngầm Kilo từ Nga. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, Trung Quốc lại phải mua tàu ngầm lớp Lada để “học tập”. Hợp đồng mua 4 tàu ngầm lớp Lada vừa được truyền thông nước này tung ra hiện đang bị truyền thông Nga phủ nhận. Nỗi lo bị ăn cắp công nghệ có thể là nguyên nhân chính dẫn đến sự trì hoãn của hợp đồng vũ khí này.

Trong khi tờ Phượng Hoàng tiếp tục hô hào Trung Quốc cần đóng thêm nhiều tàu ngầm tên lửa đạn đạo hòng đủ sức soán đoạt đại dương thì ngày 29/3 tờ Strategy Page đã có bài đánh giá lạnh lùng về 2 lý do tàu ngầm Trung Quốc vẫn vắng mặt trong loạt tập trận hải quân vào tháng 3 vừa qua.

Về kỹ thuật, tàu ngầm lớp Tấn Type 94 được phát triển từ lớp Hạ, Type 92 (trước đó là lớp Hán Type 91). Trong những năm 1980, dù Type 92 đã lặn được nhưng vẫn dính lỗi kỹ thuật nên chưa bao giờ đủ điều kiện tuần tra biển ngoài việc sử dụng vào mục đích đào tạo thủy thủ.

Đến thế hệ Type 94, dù đã gấp rút nâng cấp, đặc biệt là hệ thống phóng tên lửa đạn đạo dưới mặt nước nhưng Trung Quốc cũng chưa đủ khả năng đưa loại tàu ngầm này vào mục đích chiến lược. Đây là căn bệnh kinh niên chưa tìm ra thuốc chữa cho một quốc gia muốn đốt cháy giai đoạn bằng việc ăn cắp công nghệ của các nước tiên tiến, đặc biệt là của Nga. Theo báo cáo của cơ quan tình báo Mỹ, Trung Quốc đang cố gắng khắc phục lỗ hồng này bằng việc phát triển thế hệ tàu ngầm hạt nhân Type 96.

Lý do thứ 2, kể cả khi có tàu ngầm hạt nhân chiến lược đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật, Trung Quốc còn cần phải hoàn thiện cơ chế quản lý nhân sự và quy trình nối lệnh bắn đầu đạn hạt nhân (PAL) của cả một hệ thống chính trị khắt khe như Mỹ, Nga và phương Tây đang áp dụng. Duy trì công nghệ kiểm soát PAL sẽ giảm thiểu nguy cơ “bắn nhầm” tên lửa bởi một hành động thiếu cẩn trọng hay quyết định háo thắng. Nếu có một va chạm quân sự nào đó diễn ra trên biển thì đây là một hiểm họa tiềm ẩn. Vụ chĩa radar tên lửa vào tàu Nhật Bản trong tháng 2 vừa qua là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc chưa đủ trưởng thành để vào vai người khổng lồ sở hữu các loại vũ khí hạt nhân.

Ai có thể đoán chắc rằng, tuyên bố “mài dao, tập trận” vừa được Bộ Quốc phòng Trung Quốc rêu rao như một điều “cần thiết” là một quyết định từ những cái đầu tỉnh táo? Cảm hứng chủ nghĩa dân tộc đang ăn sâu vào tư duy và hành động của nhà cầm quyền Bắc Kinh ở mức độ nào? Hành động cho tàu chiến Trung Quốc nổ súng vào tàu cá Việt Nam càng cho thấy dấu hiệu cụ thể của một thứ tư duy “vô nhân đạo”, sẵn sàng đánh đổi hòa bình và ổn định của Biển Đông cho ảo vọng trỗi dậy của quốc gia này.


Ngày 29/3/2013, bản phúc trình thường niên của Viện Nghiên cứu Quốc phòng Nhật Bản đánh giá sức mạnh quốc gia tăng và khả năng quân sự được cải thiện của Trung Quốc đang góp phần thúc đẩy cho sự ngang ngược của Bắc Kinh.


      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Vài chục năm nữa tàu sân bay của TQ mới có thể thực hiện được nhiệm vụ

Do hiện nay Trung Quốc mới chỉ đào tạo được 12 phi công thích hợp cho máy bay chiến đấu J-15, nên khả năng chiến đấu của tàu sân bay TQ còn xa vời.

Những điểm yếu trí mạng của hải quân Trung Quốc Lieu2010
Tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc

Ngày 28/4, tờ “Sydney Morning Herald” Australia có bài viết cho rằng, một máy bay chiến đấu của Không quân Trung Quốc ngày 31/3 đã rơi vỡ ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Theo các quan chức không quân, có thể là một khoang cánh đã xảy ra tắc nghẽn nhiên liệu, gây ra mất cân bằng trọng lượng, khiến cho chiếc máy bay chiến đấu Su-27 này vận động trong trạng thái “xoắn ốc”, sau đó rơi xuống mặt đất như một cánh diều.

Theo bài báo, hình ảnh cấu kiện ghế ngồi rơi cách xác máy bay vài mét cho thấy, nguyên nhân 2 phi công Trung Quốc gặp nạn là do thời gian họ khởi động ghế ngồi bắn ra quá chậm. Phi công Trung Quốc không được đào tạo thích hợp. Việc diễn tập bay, thực hiện quản lý thống nhất và điều khiển tập trung còn cách xa so với tình hình chiến đấu thực tế.

Bài báo cho rằng, Quân đội Trung Quốc sở hữu số lượng máy bay gần như Mỹ, nhưng tỷ lệ sự cố của Quân đội Trung Quốc trong thời bình không quá nhiều, điều này cho thấy thời gian bay trên bầu trời và tiến hành huấn luyện áp lực của phi công Trung Quốc đã được đầu tư.

Mặc dù các nhà quan sát vấn đề quân sự Trung Quốc coi sự cố xảy ra ở Sơn Đông là một sự việc gây lúng túng, nhưng các nhà phân tích chuyên nghiệp cho rằng, đây là một dấu hiệu cho thấy Không quân Trung Quốc có thể bắt đầu có “mạo hiểm cần thiết” để phát triển nguồn nhân lực tương ứng với “phần cứng” đắt tiền – phần cứng này lấy lực lượng trên không của Mỹ hoặc Nhật Bản để tiến hành cạnh tranh.

Robert Reuben, chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu chiến tranh trên biển, Học viện quân sự Hải quân Mỹ cho rằng: “Họ (Không quân Trung Quốc) phải mạo hiểm”.

Theo những quân nhân nghỉ hưu, các sĩ quan Mỹ và Australia được yêu cầu tìm mọi cách để cho cấp dưới gánh nhiều trách nhiệm hơn, phi công cũng sẽ được huấn luyện cách thức đưa ra quyết định độc lập.

Phi công Mỹ và Australia sử dụng thiết bị mô phỏng tiến hành diễn tập nhiều lần các bước ứng phó với các trường hợp/tình huống khẩn cấp, ghi vào lòng những thông số quan trọng, để có thể nhanh chóng đưa ra quyết định. Phi công được yêu cầu ghi nhớ điểm quan trọng nhất là: khi phi công mất kiểm soát, ở độ cao chỉ định phải tiến hành bắn ghế ngồi ra.

Bài báo cho rằng, hiện nay thách thức đáng chú ý nhất của Quân đội Trung Quốc là điều khiển tàu sân bay Liêu Ninh mới cải tạo và điều động lực lượng quân sự trên biển.

Gần đây, chỉ huy Trương Tranh và phó tham mưu trưởng Tống Học của tàu sân bay Liêu Ninh đã giới thiệu cho tùy viên quân sự các nước có Sứ quán tại Trung Quốc về các vấn đề có liên quan đến xây dựng, phát triển tàu sân bay Trung Quốc, đồng thời xác nhận Trung Quốc muốn chế tạo tàu sân bay lớn hơn.

Những điểm yếu trí mạng của hải quân Trung Quốc J_15_c10
Máy bay chiến đấu hải quân J-15 Trung Quốc cất cánh thử trên tàu sân bay Liêu Ninh

Một nguồn tin khi đó tiết lộ, Trương Tranh và Tống Học còn thừa nhận, đối với máy bay chiến đấu J-15 mà Trung Quốc có kế hoạch triển khai, Trung Quốc chỉ có 12 phi công đã được huấn luyện tương ứng. Điều này cho thấy, tàu sân bay Trung Quốc có thể vài chục năm nữa mới có thể thực hiện nhiệm vụ trên biển có hiệu quả.

Ông Reuben nói: “Họ phải nắm chắc làm thế nào để bay vào những đêm tối không có trăng, không thấy đường chân trời, và làm thế nào để hạ cánh xuống đường băng nghiêng”. Ông nói, điều quan trọng hơn là phát triển hệ thống và văn hóa có thể rút ra bài học từ sai lầm.

Bài báo chỉ ra, trong 40 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trong quá trình phi công thích ứng với tổ hợp máy bay chiến đấu và tàu sân bay, Hải quân Mỹ đã tổn thất 13.000 máy bay và 9.000 nhân viên tổ lái, nguyên nhân chính là sự cố chứ không phải hỏa lực của kẻ thù.

Sĩ quan Trung Quốc xác nhận, họ còn phải đi một con đường rất dài, nhưng đồng thời cho biêt, mức độ “cởi mở” với rủi ro của Quân đội Trung Quốc đang tăng lên. Đại tá Đới Húc, Không quân Trung Quốc cho rằng: “Sự cố là cái giá phải trả. Đây là cái giá cho sự tiến bộ khoa học”.

Những điểm yếu trí mạng của hải quân Trung Quốc J_15_c11
J-15 cất cánh thử trên tàu sân bay Liêu Ninh

Nguồn: GDVN
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Gần đây, truyền thông Nhật Bản liên tục đưa tin về sự xuất hiện của tàu ngầm lớp Yuan của Trung Quốc tại các vùng biển tiếp giáp giữa hai nước.

Tuy nhiên, theo ông Sumihiko Kawamura, cựu Tư lệnh Liên đội Không quân săn tàu ngầm của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, Trung Quốc hiện vẫn chưa đạt được công nghệ “tàng hình” cho tàu ngầm và “khi hoạt động, tàu ngầm của Trung Quốc phát ra tiếng động như khua chiêng gõ mõ”.

Những điểm yếu trí mạng của hải quân Trung Quốc Images43
Tàu ngầm lớp Yuan của Trung Quốc
      
Puzzle
Puzzle Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 455

Danh vọng : 748

Uy tín : 83

Sự lo ngại tàu ngầm Việt Nam của Trung Quốc

Việc xuất hiện lữ đoàn tàu ngầm Việt Nam chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc lo ngại một thế trận trên Biển Đông bất lợi nếu như có hành động dùng vũ lực chiếm Biển Đông, biến thành “ao nhà” của mình.

Thực ra, Trung Quốc có hơn 70 chiếc tàu ngầm, gấp hơn 10 lần Việt Nam, mà loại nào cũng có, kể cả tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Nhưng Trung Quốc dù có phô trương, huyênh hoang sức mạnh đến mấy thì vẫn rất lo ngại KILO Việt Nam khi muốn chiếm Biển Đông để biến thành “ao nhà”.

Họ lo ngại không phải vì KILO Việt Nam tiên tiến, trang bị vũ khí khủng hơn KILO của họ mà họ lo ngại bởi trước hết là ưu thế và lợi thế của KILO của Việt Nam khi tác chiến. Tại sao?

Muốn chiếm Biển Đông, biến thành “ao nhà”, Trung Quốc gặp rất nhiều vấn đề lớn nguy hiểm, bất lợi, tồn tại trong thế trận mà không thể và chưa thể giải quyết trước mắt.

Đó được coi như những “tử huyệt” của Trung Quốc mà khi phạm vi, mức độ, tính chất của cuộc xung đột quân sự trên biển càng lớn thì càng bộc lộ rõ nét, càng sâu sắc và “bất khả kháng”.

Những điểm yếu trí mạng của hải quân Trung Quốc Images44
Đặc công nước + Tàu ngầm KiLo = Lối đánh kiểu Việt Nam

Thế trận Biển Đông này ngay hoặc thế trận khi tấn công đánh chiếm hết Trường Sa của Việt Nam khi không có KILO cũng đã làm đau đầu giới quân sự Trung Quốc khiến họ không thể mạo hiểm.

Mạo hiểm, bởi nếu không có tuyến sau hay tuyến sau bị đối phương cắt đứt thì tuyến trước (lực lượng đổ bộ và tàu hộ tống bảo vệ) không đủ khả năng đương đầu, tháo chạy hoặc bị diệt là vấn đề thời gian ngắn mà thôi, cho nên, đòi hỏi kế hoạch tác chiến đảm bảo hậu cần, kỹ thuật (tuyến sau) của Hải quân Trung Quốc phải khả thi cao nhất và an toàn tuyệt đối.

Tuy nhiên, ý thức và thực tế là khác nhau, giới quân sự Trung Quốc chưa có, chưa tìm ra một khả năng nào để triệt tiêu một thực tế khách quan rành rành: “Bất kỳ một cố gắng nhỏ nào của phía Việt Nam cũng gây tác hại lớn cho hệ thống hậu cần, kỹ thuật (tuyến sau) của Trung Quốc”.

Để tổ chức cho 32 tàu cá xâm phạm đánh bắt trái phép tại phía Tây quần đảo Trường Sa thì Trung Quốc vẫn phải có 2 tàu Ngư chính đi sau phục vụ hậu cần và kỹ thuật. Huống chi, tổ chức một chiến dịch đánh chiểm Trường Sa thì không đơn giản một chút nào.

Trong tình hình chiến sự xảy ra thời gian tính bằng phút, hoạt động, vận hành của các phương tiện ở mức độ tối đa thì sự cố xảy ra là không tránh khỏi (chưa bàn đến sự cố do bị đối phương giáng trả), chỉ cần một con tàu mất khả năng hay hạn chế khả năng cơ động, mất sức chiến đấu thì xử lý nó cần cả một dây chuyền, từ kỹ thuật cho đến bảo vệ an toàn…Liệu Trung Quốc có đủ khả năng bảo vệ trên một tuyến tấn công dài hàng ngàn hải lý không?

Rất nhiều học giả diều hâu khuyên nhà cầm quyền Bắc Kinh rằng “cần thì cứ đánh, khỏi đàm”…nghe cứ dễ như thò tay vào túi lấy bật lửa ra châm điếu thuốc lá vậy. Cứ thấy vài chiếc tàu khu trục kéo ra Biển Đông gần Trường Sa tập trận, phóng tên lửa vun vút, xong, kéo nhau về căn cứ quay phim chụp ảnh lên truyền hình là GS Hàn Húc Đông của trường ĐH quốc phòng Trung Quốc phởn chí lên “cần thì cứ đánh”.

Nhưng khi lâm trận, rút lui không dễ như trong diễn tập đâu. GS Hàn Húc Đông không hiểu trong tay Việt Nam đang có nhiều máy bay đánh chặn trứ danh SU-22M với vũ khí diệt hạm hiện đại đang sẵn sàng trên nhiều sân bay bí mật trên bờ thì sẽ như thế nào. Chắc chắn “điếc không sợ súng” là những từ mà giới tham mưu-tác chiến của Trung Quốc cũng như của cả thế giới dành cho những học giả già nua, lẩm cẩm, quá khích.

Bộ tham mưu Hải quân Trung Quốc lẽ nào không hiểu con đường hành quân, triển khai hậu cần, kỹ thuật phục vụ cho tấn công đánh chiếm đảo Trường Sa quá xa căn cứ mà lại gần và dọc theo chiều bờ biển Việt Nam? Chẳng lẽ không hiểu điều đó nghĩa là sẽ bị rất nhiều hướng tấn công và nhiều lực lượng có cơ hội tấn công? Lẽ nào họ không nhận thấy thế trận đó phù hợp với lối đánh sở trường của Hải quân Việt Nam: Bí mật, bất ngờ, tập kích nhiều hướng, nhiều tầng, dồn dập làm cho địch rối loạn đội hình…?

Trung Quốc quá hiểu, nhưng đây là “địa lợi” của Việt Nam là “rành rành định sẵn ở sách Trời”, Trung Quốc không thể thay đổi.

Tuy nhiên khi xuất hiện lữ đoàn tàu ngầm Việt Nam thì vấn đề cắt đứt tuyến sau lại càng dễ dàng hơn. Chỉ cần bí mật rải thủy lôi gây thiệt hại và làm rối loạn đội hình địch hoặc buộc đường hàng hải hành quân của địch thay đổi (nếu bãi thủy lôi bị phát hiện) có lợi cho tầm hỏa lực bờ phát huy là đạt yêu cầu. Ngoài ra với chức năng đó còn phong tỏa hoàn toàn các tuyến đường vận tải thương mại của đối phương. Nhiệm vụ này, với KILO không mấy khó khăn.

Tác chiến trên “sân nhà” KILO của Việt Nam có lợi thế hơn là đương nhiên và thậm chí ngay cả ưu thế chống ngầm, diệt hạm nổi…KILO Việt Nam cũng có thể vượt trội. Nhưng đó chưa phải là điều đáng ngại lắm cho Trung Quốc, điều lo ngại là các nhiệm vụ đặc nhiệm của tàu KILO như trinh sát, radar, chỉ thị mục tiêu, đặc biệt là tác chiến cùng đặc công nước…

Nếu như ngày xưa, “đặc công nước” của Hải quân Việt Nam với lối đánh hiểm, độc đáo, chứng minh cho tư tưởng “nếu công nghệ không thể thì chiến thuật là có thể”, đã giáng cho hải quân Mỹ, dù được bảo vệ cực kỳ cẩn mật, những đòn nhớ đời thì ngày nay hoạt động của KILO có thể nào không giúp được gì cho lối đánh này được thăng hoa? Sự dày dạn kinh nghiệm chiến trận được hỗ trợ bởi công nghệ tiên tiến khiến nhiệm vụ này trở nên nguy hiểm, khó lường.

Nói chung, do đã kinh qua nhiều cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc chống xâm lược nên Việt Nam biết chuẩn bị cho mình những gì cần thiết, đủ sức đương đầu. Sự lo ngại của Trung Quốc là hoàn toàn có cơ sở và khắc phục điều đó tốt nhất, hay nhất là không nên buộc Việt Nam phải sử dụng.

      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

Những điểm yếu trí mạng của hải quân Trung Quốc Yourfi10
Flightglobal - Trong lần luyện tập tác chiến hiệp đồng biển xa kéo dài 25 ngày vừa qua, máy bay tiêm kích hạm J-15, các sĩ quan chỉ huy bay và phi công của Liêu Ninh chính thức được cho phép bay trên tàu sân bay. Điều này đã đưa Trung Quốc trở thành một trong vài nước trên thế giới có khả năng tự bồi dưỡng, huấn luyện phi công bay trên tàu sân bay.

Vào tháng 4 năm nay một quan chức quân sự cao cấp của Trung Quốc đã tiết lộ, Trung Quốc đang có kế hoạch đóng những hàng không mẫu hạm lớn hơn Liêu Ninh, có thể mang thêm rất nhiều máy bay so với Liêu Ninh.

Ước mơ của người Trung Quốc về hàng không mẫu hạm tương lai là nó không chỉ mang được các máy bay chiến đấu, mà còn dung nạp được nhiều loại khác như: Máy bay trinh sát, máy bay dự cảnh, máy bay chống ngầm, máy bay tác chiến điện tử và máy bay cánh quạt kiểu như V-22 Osprey của Mỹ.

Liên đội không quân tổng hợp trên tàu sân bay yêu cầu nó phải có đầy đủ 2 yếu tố, là máy phóng để hỗ trợ cất cánh và cáp hãm đà để hỗ trợ hạ cánh (CATOBAR). Hiện nay, trong số các cường quốc tàu sân bay trên thế giới chỉ có Mỹ, Pháp và Brazil là có đầy đủ năng lực trên.

Thế nhưng, Liêu Ninh hiện chỉ có khả năng “cất cánh ngắn và chặn hạ cánh” (STOBAR), hỗ trợ máy bay chiến đấu và máy bay trực thăng. Nhưng loại máy bay dự cảnh E-2C và 1 số loại máy bay khác trên tàu sân bay Mỹ đều phải có máy phóng để hỗ trợ cất cánh.

Vì vậy, muốn phát triển một tàu sân bay đúng nghĩa của nó, tức là dung nạp được tất cả các loại máy bay khác nhau, thì Liêu Ninh nhất thiết phải có loại trang bị này. Nếu không, Liêu Ninh sẽ không bao giờ trở thành một hàng không mẫu hạm đầy đủ năng lực tác chiến. Hiện giờ, Liêu Ninh không thể sánh được với bất cứ tàu sân bay nào của các nước nói trên.

Tự lực phát triển trang bị này không phải là điều đơn giản và mất rất nhiều thời gian. Chính vì vậy, vấn đề Bắc Kinh đạt được thỏa thuận với Brazi, để đào tạo phi công tiêm kích hạm Trung Quốc trên tàu sân bay NAe São Paulo, ngay từ cuối năm 2009 đang đặt cho người ta rất nhiều câu hỏi, phải chăng đó là bước đi tính trước tương lai của Bắc Kinh?

Do lệnh cấm vận của EU đối với Trung Quốc, Pháp không thể thực hiện hợp tác huấn luyện kỹ thuật tàu sân bay cho Hải quân Trung Quốc. Hải quân Anh hiện chỉ có tàu sân bay sử dụng kỹ thuật cất cánh STOVL (cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng). Do đó, Brazil với tàu NAe São Paulo trở thành lựa chọn duy nhất của Trung Quốc, nếu họ định đưa vào sử dụng tàu sân bay sử dụng kỹ thuật cất cánh CATOBAR.

Thế nhưng huấn luyện phi công trên đó nhưng Liêu Ninh và các tàu sân bay tương lai của Trung Quốc không có máy phóng thì có ích gì? Họ sẽ tự chế tạo được hay "tìm kiếm" ở đâu? Đó là câu hỏi lớn đối với các chuyên gia quân sự trên thế giới.
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Hải quân Trung Quốc chỉ đủ sức ‘bắt nạt’ hàng xóm
Những điểm yếu trí mạng của hải quân Trung Quốc Image-10Tàu sân bay Liêu Ninh
Hải quân Trung Quốc là một trong những lực lượng phát triển nhanh nhất trên thế giới, chỉ trong vòng 20 năm. Đến nay, lực lượng này đã có đủ cả binh chủng không quân hải quân, tàu ngầm hạt nhân và tàu sân bay. Tuy nhiên, lực lượng này chưa thể cạnh tranh được với Nga, đừng nói tới Mỹ.

TS Sivkov Constantine, Phó chủ tịch Học viện Các vấn đề địa chính trị LB Nga vừa có bài phân tích một cách sâu sắc và toàn diện về các điểm mạnh – yếu trong trang bị của Hải quân Trung Quốc.

Theo ông, dù phát triển mạnh mẽ nhất trong 20 năm qua nhưng hải quân Trung Quốc vẫn chưa thể bù đắp được sự yếu kém tương đối về mặt kỹ thuật công nghệ đặc biệt là sự lạc hậu của đa số các lớp tàu chiến ở lĩnh vực điện tử quân sự, tên lửa, máy bay.

Lực lượng hải quân của Trung Quốc hiện có khoảng 250.000 người. Mới đây nhất, nước này đưa vào sử dụng tàu sân bay hạng trung bình đầu tiên,  "Liêu Ninh" (vốn cải tạo từ tàu Varyag), ba tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo và năm tàu ​​ngầm hạt nhân đa chức năng. Trung Quốc hiện có khoảng 60 tàu ngầm phi hạt nhân (diesel-điện ), 60 tàu khu trục và tàu khu trục nhỏ, hơn 160 tàu tên lửa, tàu đổ bộ và khoảng 300 tàu thuyền các loại khác.

Lực lượng tàu ngầm

Trong bộ ba hạt nhân, lực lượng trên biển của Trung Quốc dựa vào các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo (SSBN) Type 094. Hiện tại Hải quân Trung Quốc có hai tàu này, ba chiếc khác đang được đóng mới.

Căn cứ vào các đặc điểm đã được công bố, Type 094 có thiết kế tương tự các tàu ngầm hết hệ ba của Liên Xô trước đây - các dự án và 667BD 667B.

Những con tàu này cũng có thể biến mọi mục tiêu trên khắp nước Mỹ trở thành mục tiêu. Tuy nhiên, cao theo tiêu chuẩn hiện đại, tiếng ồn do các tàu ngầm này gây ra khiến nó dễ bị phát hiện.

Giá trị của những con tàu này như một phương tiện đảm bảo một cuộc tấn công trả đũa sẽ là tương đối nhỏ và chúng có thể bị các lực lượng chống ngầm dễ dàng tiêu diệt.

Gần đâ, Trung Quốc đưa vào sử dụng hai tàu ngầm hạt nhân Type 093, một chiếc khác đang được đóng mới. Theo kế hoạch, đến năm 2020, hải quân nước này sẽ đưa vào hoạt động 5 tàu ngầm hạt nhân Type 095 và đã có kế hoạch nâng cấp các tàu ngầm lớp 093. 093 có các đặc điểm giống dự án tàu ngầm 671RTM Liên xô cũ phát triển trong thập kỷ 1980, đến nay đã ngừng hoạt động vì lỗi thời.

Các tàu ngầm phi hạt nhân Trung Quốc tự phát triển (NNS) là Type 041, tương tự như tàu ngầm Nga dự án 636, và ba chiếc lớp 039. Hiện Trung Quốc có kế hoạch đóng thêm 3 chiếc lớp 041.

Những điểm yếu trí mạng của hải quân Trung Quốc Image-11
Tàu chiến Type 022
Những tàu ngầm này theo quảng cáo là phù hợp với tiêu chuẩn thế giới và có khả năng đối phó hiệu quả với các tàu ngầm hạt nhân hiện đại của Mỹ  (Los Angeles) và Nga (Dự án 971).

Tổng cộng, trong ngắn hạn hải quân Trung Quốc dự kiến phát triển bảy tàu như vậy.

Ngoài các tàu nội địa, hiện Trung Quốc có 12 tàu ngầm Kilo dự án 636 và 877EKM do Nga đóng.

Nhóm tàu này phối hợp với các tàu nổi chống tàu ngầm và khôngquân hải quân đảm nhiệm công tác chống tàu ngầm sẽ giải quyết khu vực ven biển của Trung Quốc.

Nhìn chung, lực lượng tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc, ngay cả trong trung hạn, mới chỉ có một khả năng rất hạn chế để thực hiện các hoạt động chiến đấu ngoài đại dương. Tuy nhiên, với số lượng lớn, họ đủ khả năng chống lại (mặc dù thiệt hại nặng) tàu ngầm và tàu mặt nước của mọi đối phương ở khu vực có khả năng đối thủ trong sự tương tác với các lực lượng bề mặt và hàng không hải quân ở khu vực ven biển Trung Quốc.

Tàu sân bay giá rẻ

Với sự kiện đưa vào trang bị tàu sân bay Liêu Ninh, Trung Quốc đã gia nhập các quốc gia hiếm hoi sở hữu tàu sân bay.

Ukraina thì nhận được 20 triệu USD theo giá sắt vụn từ con tàu đã hoàn thành 68% khối lượng công việc, Liêu Ninh trở thành con tàu sân bay rẻ nhất thế giới. Trong quá trình hoàn thiện, con tàu đã được trang bị mới trang bị vô tuyến, thiết bị điện tử đặc biệt, hệ thống phòng không và máy phát điện, động cơ do Trung Quốc tự thiết kế.

Dự kiến, sau khi hoàn thành, Liêu Ninh sẽ cõng theo có khoảng 60 máy bay, gồm 40 máy bay J-15 (sao chép từ phiên bản T-10K của Ukraina vốn là thiết kế của máy bay Su-33 của Nga, loại máy bay chiến đấu cất/hạ cánh trên tàu sân bay) và khoảng 20 máy bay trực thăng dựa trên nguyên mẫu thiết kế Ka-28 của Nga.

Những điểm yếu trí mạng của hải quân Trung Quốc Image-12
Máy bay J - 15 của TSB Liêu Ninh
Các nhà phân tích nước ngoài, đặc biệt là Mỹ, tin rằng giá trị quân sự của con tàu là khiêm tốn. Đầu tiên, J-15, là m,áy bay có hệ thống dẫn đường, thiết bị điện tử và hệ thống vũ khí lạc hậu tương đối so với máy bay cùng loại của Mỹ là F-18E (F). Thứ nữa, Liêu Ninh cũng không có máy bay và trực thăng AWACS tác chiến điện tử và thông tin tình báo, làm hạn chế đáng kể tiềm năng của một chiếc tàu sân bay.

Cuối cùng, hệ thống tự vệ của Liêu Ninh gần như không đáng kể. Đặc biệt, hệ thống phòng không chỉ có khả năng tự vệ ở tầm cực gần và độ cao thấp.

Tóm lại, tầu sân bay Liêu Ninh không có tư cách để xếp vào vị trí đối kháng với các nhóm tàu ​​sân bay Mỹ.

Dù vậy, khi thực hiện nhiệm vụ ở các vùng biển gần của Trung Quốc, phối hợp với máy bay AWACS của Không quân cất cách từ mặt đất, Liêu Ninh vẫn có thể tác động nhất định. Ngoài ra, nó có thể hoạt động hiệu quả một phần nhờ vào vũ khí chống hạm mà các máy bay cất cách trên boong tàu mang theo.

Tất cả những hạn chế của Liêu Ninh sẽ là những thách thức kỹ thuật cần thiết để Trung Quốc khắc phục khi đóng một tàu sân bay chính thức, trong trung hạn.

Tàu khu trục mới và tàu khu trục

Trong số các tàu khu trục hiện đại được Trung Quốc đóng mới có thể kể tới hai chiếc lớp 051C với thiên hướng phòng không trong hoạt động của các nhóm  tàu ​​nổi.

Một tàu khu trục mới - một loại tàu 052S, được trang bị vũ khí chính là các tên lửa SAM HHQ-9 (64 bệ phóng thẳng đứng) – một bản sao của Nga.

Trong số các tàu khu trục hiện đại nhất Hải quân Trung Quốc có thể kể đến bốn chiếc tàu thuộc Dự án 956E và 956EM do Nga đóng.  Mỗi chiếc được trang bị một hệ thống tên lửa chống hạm mạnh mẽ gồm 8 quả tên lửa siêu âm Moskit SS-N 22 có tầm bắn 120 km. Moskit là tên lửa chống hạm tiên tiến, có tốc độ cao nhất trong số các tên lửa chống hạm của thế giới, bay ở độ cao thấp so với mặt nước biển. Các con tàu lớp này được trang bị hệ thống phòng không tầm trung.

Trung Quốc có hơn 20 tàu hiện đại có thể hoạt động trong mọi vùng biển, có hệ thống phòng không tương đối hiện đại.

Trong số các tàu khu trục vừa được đóng mới, nổi lên là 14 tàu Type 054 có tính năng tàng hình.

Những điểm yếu trí mạng của hải quân Trung Quốc Image-13
Khu trục hạm Dự án 956 EM của Trung Quốc
Với số tàu chiến nổi hiện đại này số tàu có trang bị hệ thống phòng không tầm trung, Trung Quốc có thể hình thành tới sáu hạm đội hải quân hoặc một nhóm tàu ​​sân bay và hai hoặc ba nhóm tấn công hải quân. Các nhóm tàu này có thể phối hợp với các tàu ngầm hạt nhân và không quân hải quân, đủ sức đánh bại một nhóm tàu ​​sân bay Mỹ. Trong trường hợp này, sự mất mát của phía Trung Quốc có thể lên đến 30-40%.

Dù với số lượng đông, hiện nay, hải quân Trung Quốc chưa đủ sức chống lại các hạm đội Mỹ trên đại dương. So với Nga, ngay trong trong vùng biển gần, cơ hội dành cho Hải quân Trung Quốc cũng thấp hơn bởi Nga có ưu thế lớn về lực lượng tàu ngầm, đặc biệt là các tàu ngầm được trang bị tên lửa chống hạm tầm xa (Dự án 949).

Ở khu vực biển gần, hải quân Trung Quốc hiện có khoảng 10 hộ tống hạm hiện đại type 056. Mỗi chiếc được trang bị tên lửa chống hạm YJ-83 và hệ thống phòng không FL-3000N, cũng như vũ khí chống tàu ngầm.

Trong số các tàu tên lửa hiện đại của Trung Quốc nổi lên là hơn 40 chiếc tàu cao tốc hai thân tàng hình (catamarans)Houben 022 với vũ khí chính là các tên lửa chống hạm YJ-83.  

Các lực lượng này, khi phối hợp với các tàu ngầm phi hạt nhân và lực lượng không quân hải quân, Trung Quốc có khả năng phá hủy 5-7 tàu ngầm Los Angeles và 15-20 tàu khu trục lớp tàu khu trục nhỏ trong 10-15 ngày đầu tiên của chiến tranh.

Tuy nhiên, thiệt hại của quân Trung Quốc sẽ cực lớn, có thể lên đến 30% tàu ngầm phi hạt nhân, tàu khu trục, và 30-35% thậm chí là 40% tàu tên lửa.

Không quân Hải quân

Hiện không quân hải quân Trung Quốc được trang bị 48 máy bay Su-30MK2 do Nga sản xuất và bản sao J-16 do Trung Quốc chế tạo, một số máy bay chiến đấu J-10A; 54 máy bay chiến đấu-ném bom JH-7A và 124 máy bay chiến đấu J-8.

Bên cạnh đó, Không quân hải quân còn có 60 trực thăng chống ngầm do Nga và Trung Quốc sản xuất.

Lực lượng này có thể chống lại các cuộc không kích, tấn công Trung Quốc từ khoảng cách 400 km.

Các lực lượng này có thể cung cấp bao gồm từ các cuộc không kích của đối phương (lên đến 40 xe ô tô) của Trung Quốc nhóm tàu ​​hải quân khi bạn di chuyển từ các máy bay AWACS ở độ sâu lên đến 400 km từ bờ biển.

Đến nay, các lực lượng này cũng với chỉ hoạt động được, hoạt động hiệu quả ở khu vực ven biển, lý do chính là ngành khoa học công nghệ hải quân cũng như lĩnh vực thiết bị điện tử quân sự, tên lửa và máy bay còn tương đối kém phát triển.

Vượt qua những thách thức này sẽ cho phép Trung Quốc trong trung hạn cùng với việc phát triển về số lượng đủ các loại tàu nổi và tàu ngầm hiện đại để trở thành một trong những cường quốc hải quân hàng đầu. Tóm lại, để có thể so sánh với riêng Hạm đội Thái Bình Dương của Nga, với tốc độ hiện nay Trung Quốc mất từ 7 – 12 năm nữa.

      
Puzzle
Puzzle Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 455

Danh vọng : 748

Uy tín : 83

Mỹ chê tàu ngầm Trung Quốc “ồn ào quá”

Những điểm yếu trí mạng của hải quân Trung Quốc Tau-ng10Tàu ngầm hạt nhân thế hệ đầu tiên lớp Hán (091) của hải quân Trung Quốc
ANTĐ - Trong một bài viết mới đây, trang mạng Strategypage của Mỹ đã chê bai tàu ngầm Trung Quốc chạy quá ồn.

Trang Strategypage cho biết, Trung Quốc đã quyết định cho phá dỡ chiếc tàu ngầm hạt nhân tấn công đầu tiên thuộc Type 091 (NATO gọi là lớp Hán) mang số hiệu Trường Chinh 01. Đây cũng là chiếc tàu ngầm hạt nhân tấn công đầu tiên trong lịch sử phát triển của hải quân Trung Quốc.

Tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 091 được Trung Quốc triển khai nghiên cứu, chế tạo từ năm 1974, đến giữa thập niên 80 thế kỷ trước nó mới được đưa vào sử dụng. Từ đó đến nay, chúng vẫn là những chiếc tàu ngầm hạt nhân tấn công duy nhất trong biên chế quân đội Trung Quốc.

Ngoài hạn chế về lò phản ứng hạt nhân, tàu ngầm hạt nhân thế hệ đầu tiên của Trung Quốc sử dụng cơ bản là các linh kiện điện tử và sonar ngoại nhập. Từ đó cho đến nay, tuy có nhiều tiến bộ trong 2 lĩnh vực sau nhưng Trung Quốc vẫn bộc lộ nhiều khiếm khuyết về hệ thống động lực hạt nhân. Vì thế, hiện nay Trung Quốc vẫn còn duy trì 3 tàu ngầm hạt nhân thuộc Type này.

Do hạn chế về hệ thống động lực nên tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc phát ra tiếng ồn rất lớn, có thể bị các thiết bị đo đạc, quan trắc của Mỹ và phương Tây trinh sát dễ dàng. Những dường như, các tàu thuộc lớp này không ngừng được “cải tiến” nên cơ bản chỉ thấy nó nằm tại cảng, rất ít ra khơi.

Theo tin cho biết, trong giai đoạn 1974-1991, Trung Quốc đã chế tạo 5 chiếc thuộc Type 091 nhưng hiện nay 2 chiếc đã nghỉ hưu, bây giờ Trung Quốc lại quyết định tháo dỡ hệ thống động lực hạt nhân và hệ thống vũ khí của chiếc Trường Chinh 01 thì họ chỉ còn 2 tàu.

Strategypage cho biết, Trung Quốc còn có 4 chiếc tàu ngầm hạt nhân tấn công thuộc Type 093 (NATO gọi là lớp Thương) có độ ồn rất cao, chiếc đầu tiên thuộc Type 094 đang thử nghiệm cũng bị Mỹ tuyên bố là “dễ phát hiện”. Mỹ không cho biết họ dựa vào cơ sở nào để tuyên bố như vậy, nhưng rất có khả năng các tàu đo đạc âm hưởng dưới nước của Mỹ và Nhật đã từng theo dõi và thu thập số liệu của các tàu ngầm Trung Quôvs.

Nhiệm vụ chủ yếu của “tàu đo đạc âm hưởng” là đo đạc âm thanh, tiếng động, đặc biệt là khả năng phát hiện, theo dõi, định hướng, đo đạc cự li và nhận dạng âm thanh của chân vịt và độ rung chấn của động cơ tàu ngầm. Ngoài ra nó còn có khả năng phát hiện và đo đạc âm thanh tự nhiên dưới đáy đại dương bao gồm: các ngọn thủy triều, hải lưu và những rung chấn địa chất rất nhỏ. Tất cả những điều này được gọi là “âm thanh nền của đại dương”.

Nhận thức được những âm thanh này có vai trò vô cùng quan trọng vì giao thoa của tiếng động tàu ngầm và âm hưởng của đại dương rất khó phân biệt, cần một phương tiện chuyên dụng để xác định nó. Sau khi phát hiện được những số liệu thô, các số liệu này lập tức được chuyển về trung tâm số liệu qua vệ tinh để tiến hành phân loại, xác định và ghi nhận rồi nhập vào cơ sở dữ liệu. Điều này sẽ giúp Mỹ có được một kho số liệu mẫu khổng lồ của đủ loại tàu ngầm.

Trang mạng này nhận định, Trung Quốc đang ôm ấp tham vọng phát triển cả động cơ hạt nhân và phi hạt nhân sử dụng hệ thống động lực AIP để hoàn thiện các tàu ngầm hạt nhân Type 094, sau đó là 095 và tàu ngầm thông thường Type 041. Tuy nhiên, có thể do tham vọng quá lớn, ôm đồm quá nhiều dự án nên Trung Quốc đã không đạt đến những đỉnh cao công nghệ tàu ngầm mà chỉ dừng lại ở mức độ “loàng xoàng”.
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Những điểm yếu cốt tử của tàu sân bay Trung Quốc
Những điểm yếu trí mạng của hải quân Trung Quốc Liaoni10Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc
Bước sang thế kỷ 21, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, tình hình khu vực và thế giới cũng có nhiều thay đổi. Trong đó đặc biệt là môi trường an ninh. Những thay đổi này đòi hỏi các quốc gia phải từng bước thích nghi do đó, dẫn tới những cuộc chạy đua vũ trang. Việc trang bị tàu sân bay cho lực lượng Hải quân là một xu hướng tất yếu song không phải quốc gia nào cũng có đủ trình độ và tiềm lực kinh tế để theo đuổi ước mơ đó.

Mặc dù Trung Quốc có nhiều hạn chế trong lĩnh vực kỹ thuật, song với việc đưa vào biên chế tàu sân bay Liêu Ninh là một nỗ lực vượt bậc của Bắc Kinh trong việc chứng minh khả năng quân sự cũng như tham vọng của mình. Tuy nhiên, thực tế tàu sân bay Liêu Ninh có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu thực chiến hay không thì vẫn là một dấu hỏi lớn.

Các chuyên gia quân sự cho rằng, mặc dù được đưa vào biên chế chính thức cho Hải quân, song tàu sân bay Liêu Ninh chỉ có giá trị "tinh thần"- tức là cổ vũ, đánh bóng hình ảnh của Hải quân Trung Quốc, còn trên thực tế nó không có giá trị cũng như khả năng tác chiến thực sự.

Các ý kiến nhận định, hiện Trung Quốc gặp rất nhiều vấn đề đối với tàu sân bay Liêu Ninh. Trong đó có thể kể đến sáu điểm yếu cốt tử sau.

Thứ nhất, tàu Liêu Ninh phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ đóng tàu của Nga.

Đây là bản một chiếc tàu cũ của Liên Xô trước đây. Tiền thân của tàu Liêu Ninh chính là tàu sân bay đa dụng Riga lớp Đô đốc Kuznetsov được biên chế cho hải quân Liên Xô vào năm 1988, và sau đó được đổi tên thành Varyag vào năm 1990.

Năm 1998 Trung Quốc đã mua lại rồi kéo về cảng Đại Liên. Chính những công nghệ vốn đã rất cũ kỹ và lạc hậu từ những năm 1990 này đã hạn chế rất nhiều đến phạm vi hoạt động cũng như tính hữu dụng của tàu sân bay Liêu Ninh.

Mặc dù đã được Trung Quốc "phù phép" biến nó thành một tàu sân bay với lớp vỏ ngoài hào nhoáng nhưng theo đánh giá của giới chuyên gia các công nghệ cũng như trang thiết bị bên trong không thể đáp ứng nếu như thực chiến xảy ra. Bên cạnh đó còn chưa kể đến khả năng đồng bộ các thiết bị tương đối kém cỏi do Trung Quốc đã lắp ghép nhiều mảng kỹ thuật trên con tàu này.

Thứ hai, nếu như công nghệ hiện nay trang bị trên tàu sân bay là động cơ hạt nhân thì tàu sân bay của Trung Quốc lại chạy bằng động cơ diesel.

Với động cơ này, tàu sân bay của Trung Quốc không thể đạt tốc độ tối đa theo yêu cầu cũng như khả năng cơ động tác chiến linh hoạt. Bên cạnh đó, việc chỉ trang bị động cơ diesel còn khiến tàu Liêu Ninh không đạt được vận tốc cần thiết để giúp các máy bay chiến đấu lợi dụng sức gió để cất cánh.

Thứ ba, các hệ thống điện tử và vũ khí trên tàu sân bay Liêu Ninh còn kém xa so với trang bị của tàu sân bay Mỹ.

Chiến đấu cơ J-15, “đòn chủ lực” của tàu sân bay Liêu Ninh vẫn chưa thể so sánh được với những chiếc chiến đấu cơ tàng hình FA-18 E/F Super Hornet của Mỹ. Chiến đấu cơ J-15 của Trung Quốc được cho là một bản sao của máy bay hạng nặng Su-33 Falcon-D của Nga, tuy nhiên, chiếc “Cá mập bay” J-15 này đã bị các chuyên gia hàng không chê “tơi bời” vì những hạn chế của nó, đặc biệt là hệ thống động cơ không thể nào so sánh được với nguyên mẫu Su-33.

Ngoài ra, chiến đấu cơ J-15 cũng mới chỉ luyện tập cất hạ cánh từ tàu sân bay Liêu Ninh trong một thời gian ngắn, và trình độ tác chiến cũng như khả năng phối hợp giữa các chiến đấu cơ này với tàu sân bay Liêu Ninh vẫn còn là một câu hỏi lớn.

Thứ tư đó là khả năng trinh sát, cảnh báo sớm từ xa vô cùng yếu kém.

Hiện tại tàu sân bay Liêu Ninh được trang bị máy bay trực thăng trinh sát Kamov KA-31 do Nga chế tạo. Mặc dù được trang bị một số công nghệ và tính năng tiên tiến, song “Cá hổ kình” KA-31 không thể nào đọ được với máy bay cảnh báo sớm E-2 Hawkeye của tàu sân bay Mỹ so về trần bay và phạm vi hoạt động. KA-31 chỉ có tốc độ bay tối đa 250 km/h và tầm hoạt động 600 km, trong khi E-2 Hawkeye của hải quân Mỹ có tầm hoạt động 2.700 km với tốc độ bay tối đa 650 km/h.

Ngoài ra máy bay cảnh báo sớm của Mỹ có thể phát hiện máy bay địch từ khoảng cách 400-650 km và giám sát đồng thời 40 mục tiêu cùng một lúc.

Thứ năm đó là lực lượng hộ tống. Nếu như một cụm tàu sân bay của Mỹ thường được biên chế 2-3 tàu khu trục tên lửa, 3 tàu hộ vệ tên lửa, 2-3 tàu ngầm hạt nhân, 1-2 máy bay trinh sát P3C... hộ tống trong quá trình tác chiến thì tàu sân bay của Trung Quốc vẫn đang loay hoay chỉ biên chế 2 tàu hộ vệ tên lửa đi cùng. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho lực lượng chống hạm đối phương nếu như tác chiến xảy ra.

Thứ sáu, hệ thống cất-hạ cánh trên tàu sân bay của Trung Quốc sử dụng hệ thống dốc tạo đà.

Đây là kỹ thuật chỉ áp dụng đối với các máy bay chiến đấy có trọng tải nhỏ, vận tốc lớn. Một khi các máy bay của Trung Quốc trang bị đầy đủ nhiên liệu, vũ khí, tên lửa quá tải trọng sẽ dẫn tới tình trạng mất cân bằng có thể dẫn tới va chạm, mất an toàn đối với phi công.

Ngoài ra, kỹ thuật tăng tốc khi hạ cánh trên tàu sân bay có đường băng dốc cũng phức tạp và khó khăn hơn. Do đó, với trình độ phi công hiện tại, Trung Quốc khó có thể thực hiện trong thời gian ngắn trước mắt.

Với những điểm yếu “chết người” trên, các chuyên gia nhận định tàu sân bay Liêu Ninh vẫn còn cả một chặng đường dài phía trước để có thể tự hoàn thiện mình. Với khả năng phối hợp tác chiến như hiện nay, nếu tham gia chiến đấu, tàu Liêu Ninh chẳng khác nào đâm đầu vào chỗ chết.
Nguồn: Petrotimes
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

“Yếu huyệt” chí mạng
Những điểm yếu trí mạng của hải quân Trung Quốc Tau-sa10Biên đội tác chiến của tàu sân bay Liêu Ninh có những điểm yếu rất lớn
ANTĐ - Với việc đưa vào biên chế tàu sân bay đầu tiên mang tên Liêu Ninh, Trung Quốc đã gia nhập hàng ngũ ít ỏi các cường quốc có tàu sân bay, song chiếc tàu sân bay này cũng như căn cứ của nó đã bộc lộ những “yếu huyệt” chí mạng.

Mạng Hoàn Cầu của Trung Quốc ngày 28-4 đã trích đăng lại nội dung bài viết của mạng “Bình luận quốc phòng Hán Hòa” ở Canada phân tích về những điểm yếu của căn cứ tàu sân bay và tàu ngầm của Trung Quốc đặt trên đảo Hải Nam. Đó là căn cứ Tam Á, nơi đóng “đại bản doanh” của hạm đội Nam Hải - hạm đội “đặc trách” Biển Đông - được trang bị những tàu chiến mạnh và hiện đại bậc nhất của hải quân Trung Quốc.

Theo mạng “Bình luận quốc phòng Hán Hòa”, đầu năm 2014, Việt Nam đã tiếp nhận 2 chiếc tàu ngầm Kilo 636MV. Mạng này cho rằng với tổng cộng 6 chiếc tàu ngầm Kilo 636MV khi nhận đầy đủ, Việt Nam hoàn toàn có thể phong tỏa căn cứ tàu sân bay và tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc tại đảo Hải Nam.

Ngoài ra, trang mạng ở Canada cho biết, các loại máy bay chiến đấu Su-22, Su-30MK2 của Việt Nam đều có khả năng trực tiếp tấn công hiệu quả căn cứ hải quân trên, hay các tên lửa đạn đạo Scud-C cũng có khả năng tấn công toàn bộ phạm vi đảo Hải Nam.

Trang “Bình luận quốc phòng Hán Hòa” cho rằng trong điều kiện và hiện trạng quốc tế hiện nay, việc Trung Quốc xây dựng căn cứ tàu sân bay và tàu ngầm hạt nhân tại đảo Hải Nam buộc phải thận trọng. Đây cũng được coi là một nguyên nhân quan trọng khiến Trung Quốc có thái độ hết sức thận trọng nếu muốn toan tính thiết lập Vùng Nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông.

Trang mạng “Bình luận quốc phòng Hán Hòa” của Canada là một trong nhiều phân tích, bình luận về sức mạnh của hải quân Trung Quốc sau khi đưa vào sử dụng tàu sân bay đầu tiên mang tên Liêu Ninh. Trước đó, nhiều nhà phân tích quân sự quốc tế cũng đã chỉ ra những điểm yếu chí mạng của tàu sân bay Liêu Ninh cũng như biên đội tàu sân bay này.

Điểm yếu lớn, theo các chuyên gia quân sự, trang bị cốt lõi của tàu sân bay Liêu Ninh đã áp dụng công nghệ cũ của Nga nên tồn tại các vấn đề như thiếu khả năng chạy liên tục, khả năng tác chiến biển xa hạn chế. Máy bay chiến đấu chủ lực trang bị trên tàu sân bay Liêu Ninh là J-15 cũng thua sút khá xa về hệ thống điện tử và vũ khí trang bị so với máy bay chiến đấu F/A-18E/F trên các tàu sân bay của Mỹ.

Các điểm yếu khác của tàu sân bay Liêu Ninh là năng lực do thám, cảnh báo sớm đều kém xa các biên đội tàu sân bay của Mỹ hoạt động trong khu vực. Mỗi tàu sân bay nếu không muốn trở thành “mồi ngon” trên biển đều phải hình thành cụm chiến đấu cỡ lớn mới có khả năng tác chiến mạnh song biên đội tàu sân bay Liêu Ninh hiện chưa thể có các tàu khu trục, tàu hộ vệ và tầu ngầm có năng lực tác chiến đủ mạnh đi theo hộ tống, hiệp đồng tác chiến khơi xa.
      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Liên hệ | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất