Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

OLD
OLD Developer

Cấp bậc: Developer

Giới tính : Nam

Bài viết : 750

Danh vọng : 1243

Uy tín : 16

Chiến trường K: Cuộc chiến bắt buộc

(ĐVO) Chiến tranh biên giới Tây Nam là một cuộc chiến tranh vệ quốc mà cũng là một hành động nghĩa hiệp của nhân dân và quân đội Việt Nam giúp đỡ nước láng giềng Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng

Bí mật cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam

Chiến tranh biên giới Tây Nam là một cuộc chiến tranh vệ quốc mà cũng là một hành động nghĩa hiệp của nhân dân và quân đội Việt Nam giúp đỡ nước láng giềng Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng. Mặc dù vậy, cuộc chiến này còn nhiều góc khuất chưa có nhiều người biết.

Việt Nam từng bị lên án oan là xâm lược Campuchia, nhưng sự thực cuộc chiến đó là người Việt bị ép phải tiến hành để tự vệ trước hành động xâm lấn lãnh thổ và tàn sát người Việt ở biên giới Tây Nam của Pol Pot.

Sự phản bội của Khmer Đỏ

Ngay sau khi Việt Nam thống nhất đất nước, ngày 4.5.1975, chính quyền Khmer Đỏ đã xua quân đánh chiếm đảo Phú Quốc của nước ta. 6 ngày sau, chúng lại tấn công đảo Thổ Chu và giết hại hơn 500 dân thường ở đảo này. Ngay sau đó, quân đội Việt Nam đã phản công chiếm lại được đảo nhưng sự kiện này đã mở đầu cho sự trở mặt của tập đoàn Khmer Đỏ đối với Việt Nam.

Chiến trường Campuchia: Miền ký ức không thể lãng quên Ba-chu10

Tấm bia ghi tội ác bọn Pol Pot thảm sát nhân dân Việt Nam ở Ba Chúc (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) tháng 4.1978.
Cho đến tháng 4.1977, Khmer Đỏ huy động quân chính quy đánh sang An Giang, Tây Ninh của Việt Nam vượt qua biên giới đến hơn 10 km. Quân đội Khmer Đỏ đi đến đâu là đốt phá làng mạc và tàn sát người Việt vì lệnh từ trung ương Khmer Đỏ đã ghi rõ: “Chỉ cần mỗi ngày diệt vài chục, mỗi tháng diệt vài ngàn, mỗi năm diệt vài ba vạn thì có thể đánh 10, 15, đến 20 năm. Thực hiện 1 diệt 30, hy sinh 2 triệu người Campuchia để tiêu diệt 50 triệu người Việt Nam”.Trong một góc độ khác, Khmer Đỏ đã có dấu hiệu chống đối và phá hoại Việt Nam khi từ năm 1973. Chúng bắt giết người gốc Việt sinh sống trên đất Campuchia và thậm chí giết cả những người Campuchia có cảm tình với Việt Nam.

Những sự thực này được chính cựu hoàng Sihanouk đề cập trong hồi ký của ông: “Từ năm 1973 Khmer Đỏ đã tàn sát hàng vạn kiều dân Việt Nam, tố cáo họ là “gián điệp”. Khmer Đỏ còn giết hại cả những đảng viên cộng sản có thiện cảm với Việt Nam. Trước khi Mỹ và Việt Nam ký Hiệp định Paris năm 1973, Khmer Đỏ đã trục xuất những đơn vị quân đội Việt Nam (giúp Campuchia đánh Lon Nol) đóng trên đất Campuchia về nước. Sau chiến thắng ngày 17.4.1975, Khmer Đỏ còn mưu toan đánh chiếm những vùng có người Khơme Khom trên lãnh thổ Việt Nam, phạm nhiều tội ác kinh tởm đối với dân thường, kể cả phụ nữ, trẻ em”.

Cuộc chiến bị bắt buộc

Sau những vụ khiêu khích của Khmer Đỏ, tháng 12.1977, 6 sư đoàn quân đội nhân dân Việt Nam đánh sang đất Campuchia đến tận Niek Luong. Cuộc tấn công này được Việt Nam xem là lời "cảnh cáo" cho Khmer Đỏ. Ngay sau đó, phía Việt Nam đề nghị một giải pháp ngoại giao nhằm thiết lập một vùng phi quân sự dọc biên giới, nhưng Pol Pot từ chối, và giao tranh tiếp diễn.

Chiến trường Campuchia: Miền ký ức không thể lãng quên Truc-thang450

Biên đội trực thăng UH-1A của QĐND Việt Nam chi viện chiến trường Campuchia
Sự kiện này cũng được cựu hoàng Sihanouk thừa nhận. Ông viết: “Khmer Đỏ khước từ mọi đề nghị thương lượng, đàm phán hoà bình của Việt Nam. Vì vậy, đến cuối năm 1977, những người Việt Nam quá bực tức vì Khmer Đỏ tiến công khiêu khích đã đánh lại bọn Pol Pot trên nhiều mặt trận suốt dọc biên giới hai nước. Xe tăng Việt Nam có lần chỉ cách Phnom Penh 50 kilômét nhưng đến hôm sau lại rút ngay về phía bên kia biên giới.Chính phủ Việt Nam đề nghị dàn hoà, đồng thời đề nghị thiết lập một khu phi quân sự dọc theo biên giới hai nước có chiều rộng 10 kilômét (ăn sâu vào lãnh thổ mỗi bên 5 kilômét). Một đội giám sát quốc tế do hai nước cử ra sẽ tuần tiễu trong khu phi quân sự đó để bảo đảm hoà bình lâu dài giữa hai nước.

Suốt mấy tháng liền, Đài Hà Nội liên tục nhắc đi nhắc lại đề nghị này. Nhưng các thủ lĩnh Khmer Đỏ, thông qua Pol Pot, đã bác bỏ mọi đề nghị của Việt Nam. Những cuộc tàn sát người Việt Nam do hằn thù dân tộc, bắt đầu diễn ra từ thời kỳ ngự trị của Lon Nol, nay lại tiếp tục dưới thời Pol Pot.

Do kiêu ngạo và quá ngu dốt, Pol Pot đã cố tình gạt cái sào mà Hà Nội đã chìa ra, do đó Pol Pot đã chuốc lấy sự sụp đổ của chính bản thân cùng với sự sụp đổ của chế độ Pol Pot”.

Không thể nói chuyện hòa bình với Pol Pot, ngày 23.12.1978, quân đội Việt Nam phản công trên toàn tuyến biên giới. Ở tất cả các phòng tuyến, quân đội Khmer Đỏ đều vỡ trận và bỏ chạy trước sức tấn công mãnh liệt của bộ đội Việt Nam.

Chỉ 2 tuần sau khi chiến dịch phản công bắt đầu, ngày 7.1.1979, quân đội Việt Nam đã vào được Phnom Penh, tập đoàn Khmer Đỏ bỏ chạy khỏi thủ đô lên vùng rừng núi tây bắc giáp với Thái Lan. Cho đến tháng 4.1979 khi quân đội Việt Nam tỏa ra khắp lãnh thổ Campuchia thì người dân nước này chính thức thoát khỏi chế độ Khmer Đỏ.

Những người chiến thắng cao thượng

Khác với nhiều cuộc chiến tranh, trong cuộc chiến tranh này những người chiến thắng lại là những người thiệt thòi nhất. Từ chỗ đấu tranh tự vệ để bảo vệ lãnh thổ và nhân dân, quân đội Việt Nam quyết định tiêu diệt chế độ diệt chủng Pol Pot để vừa bảo vệ mình vừa giải phóng nhân dân Campuchia. Trong toàn bộ cuộc chiến ấy, hàng chục ngàn bộ đội Việt Nam đã bị thiệt mạng, bị thương tật.

Chiến trường Campuchia: Miền ký ức không thể lãng quên Vao-phnom-penh450

Bộ đội Việt Nam tiến vào giải phóng Phnom Penh ngày 7.1.1979
Trong bối cảnh đất nước vừa trải qua 2 cuộc kháng chiến mấy chục năm vừa được hòa bình thì lại phải tiếp tục ném nhân tài vật lực vào cuộc chiến này. Không kể những tài sản mất đi trong chiến tranh thì chỉ riêng nguồn nhân lực là thanh niên trai tráng khi hết chiến tranh bị hy sinh, thương tật cũng đã là một tổn thất rất lớn cho công cuộc xây dựng kinh tế đất nước. Thêm vào đó, 10 năm quân đội Việt Nam phải đồn trú trên đất Campuchia để bảo đảm an ninh cho chính quyền nước bạn còn non trẻ. Với hàng chục ngàn quân phải duy trì ở đất bạn khiến cho kinh tế trong nước gặp khó khăn rất lớn.Một điều thiệt thòi hơn nữa là vì cuộc chiến tranh này, nhiều nước đã lớn tiếng vu oan cho Việt Nam là xâm lược Campuchia khiến một thời gian Việt Nam bị cô lập trên trường quốc tế. Nhưng sự thực là người Campuchia cần bộ đội Việt Nam ở lại đất nước họ để giữ gìn an ninh.

Chính thủ tướng Hun Sen bộc lộ trong cuốn sách “Hun Sen – Nhân vật xuất chúng của Campuchia” rằng: “Chính phủ Việt Nam không muốn để quân lại, phía chúng tôi đã yêu cầu họ như thế. Không có sự giúp đỡ của Việt Nam, chúng tôi sẽ chết. Không có Pol Pot sẽ không có lực lượng vũ trang nào của Việt Nam trên đất Campuchia”.

Cho đến nay, khi những xấu xa của tập đoàn Pol Pot bị phơi bày ra thế giới và Tòa án quốc tế đưa ra xét xử tội phạm diệt chủng của chúng thì chẳng mấy ai nhắc tới Việt Nam với công lao ngăn chặn nạn diệt chủng ấy, ngoài chính quyền và nhân dân Campuchia.

“Hoạt động của quân tình nguyện của Việt Nam tại Campuchia là từ sự yêu cầu của nhân dân Campuchia. Chúng ta có thể hỏi rằng trên thế giới này có đất nước nào đã giúp nhân dân Campuchia, đặc biệt là giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot và ngăn cản sự quay trở lại của chúng? Câu trả lời chính là nhân dân và quân đội Việt Nam. Nhân dân Campuchia có niềm tin chỉ có Tiên có Phật mới cứu giúp được những phận người khi gặp khó khăn khốn cùng. Đúng vào lúc người dân Campuchia sắp chết, chỉ còn biết chắp tay khẩn cầu tiên Phật tới cứu thì bộ đội tình nguyện Việt Nam xuất hiện. Bộ đội Việt Nam chính là đội quân nhà Phật”, Thủ tướng Hun Sen trả lời báo giới Việt Nam ngày 3.1.2012.

(Còn nữa)
Trường Sơn
http://www.cuuhvlq2.tk
      
OLD
OLD Developer

Cấp bậc: Developer

Giới tính : Nam

Bài viết : 750

Danh vọng : 1243

Uy tín : 16

Chiến trường K: Hoang tưởng của Pol Pot

(ĐVO) Cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam đã lùi xa nhưng chắc chắn nhiều người vẫn sẽ phải lạnh sống lưng khi đọc lại những toan tính thâm độc và rất phiêu lưu của tập đoàn Pol Pot năm nào.

Bạn biến thành thù

Trong thiên ký sự nổi tiếng “Đường vào Phnom Penh”, thiếu tướng Bùi Cát Vũ đã kể lại chuyện ông đọc được một bản nghị quyết của tập đoàn Pol Pot với nội dung coi Việt Nam là kẻ thù số 1. Bản nghị quyết đó đến tay thiếu tướng Bùi Cát Vũ qua một sĩ quan Campuchia, trước kia từng là người của Khmer Đỏ nhưng đã nhận ra bản chất sô-vanh của bọn chúng và chạy sang với quân đội Việt Nam.

Chiến trường Campuchia: Miền ký ức không thể lãng quên Ban-do10

Bản đồ các mũi tiến công của QĐND Việt Nam tiêu diệt tập đoàn Pol Pot.
Bản nghị quyết đề tháng 6.1977 có ghi: “Duôl (An-nam) sau chiến tranh còn gặp nhiều khó khăn chồng chất, kinh tế kiệt quệ, chính trị thì nội bộ mâu thuẫn, ở miền Nam chính quyền chưa vững, tàn quân và tổ chức chính trị chống đối của Thiệu còn nhiều, đang hoạt động phá hoại...

Về quân sự, Duôl (An-nam) có quân đội mạnh, có kinh nghiệm chiến đấu, trang bị phương tiện nhiều, song sau khi thống nhất thì tinh thần quân đội sút kém...

Tuy mạnh về quân sự nhưng yếu về chính trị, đang gặp nhiều khó khăn nên không đủ sức mạnh đánh lại chúng ta... Về chiến lược thì bị kềm chế, không dám tấn công sâu qua đất nước Kampuchia...

Ta phải lấy tư tưởng tấn công là chính, và đưa chiến tranh sang Việt Nam. Phải tấn công trước, tấn công dồn dập để Duôl (An-nam) không kịp trở tay ...”.

”Việt Nam quá yếu”!

Ngoài nghị quyết trên, Pol Pot còn hàng ngày ra rả tuyên truyền cho các thuộc cấp rằng Việt Nam rất yếu, không thể chống lại một cuộc tấn công của quân Khmer Đỏ. Nhận định của tên trùm phản động hầu như chỉ dựa trên cảm tính chứ không hề có căn cứ gì.

Chiến trường Campuchia: Miền ký ức không thể lãng quên Toi-ac10

Tội ác diệt chủng của Pol Pot
Trong cuốn hồi ký của mình, cựu hoàng Sihanouk viết về điều đó: “Cả hai chế độ của Lon Nol và của Pol Pot đều là kẻ thù của chúng tôi, cả hai đều phạm một sai lầm tai hại đối với bọn chúng, đồng thời cũng mang lại tai hoạ cho Campuchia. Đó là, khiêu khích liên tục nước Việt Nam láng giềng của chúng tôi và dại dột tiến công những người Việt Nam.

Tôi, Sihanouk, đã tìm cách để không xảy ra tai hoạ đó trong việc làm cho những người hàng xóm láng giềng của chúng ta tôn trọng nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của chúng ta sau khi họ đã rõ ràng chiến thắng đạo quân viễn chinh của Mỹ và lũ tay sai. Khmer Đỏ lại nghĩ khác. Họ muốn đánh phủ đầu Việt Nam mà họ gọi là “kẻ thù truyền kiếp”. Quả là Khmer Đỏ cứ tưởng mình vô địch, muốn làm gì cũng được.

Khmer Đỏ là những kẻ sùng bái Mussolini (Benito Amilcare Andrea Mussolini (29 tháng 7, 1883 – 28 tháng 4, 1945) là thủ tướng độc tài cai trị phát xít Ý - NV) và Hitler (Adolf Hitler (20/4/1889 – 30/4/1945) là nguyên thủ quốc gia nắm quyền Đế quốc Đức kể từ năm 1934. Hitler đã gây ra Đệ nhị thế chiến, thúc đẩy một cách có hệ thống quá trình tước đoạt quyền lợi và sát hại khoảng sáu triệu người Do Thái châu Âu cùng một số nhóm chủng tộc, tôn giáo, chính trị khác - NV). Khmer Đỏ cứ tưởng mình khỏe hơn phát xít. Chính Pol Pot đã tuyên bố rất nghiêm túc, không chút khôi hài: “Việt Nam quá yếu. Một mình Việt Nam không dám đọ sức với ta đâu?”. Chính vì vậy, Khmer Đỏ đã tự chui mình vào cạm bẫy của chính họ”.

Cũng còn những lý do khác để Pol Pot yên chí khiêu khích quân đội Việt Nam. Theo phân tích của thiếu tướng Bùi Cát Vũ: “Thật ra trong thâm tâm, chúng nhận định rằng lực lượng cách mạng không đủ sức và cũng không dám tấn công toàn diện. Mà nếu chỉ giải phóng đến bờ đông sông Mêkông để lập căn cứ cho Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia thì lực lượng cách mạng sẽ sa lầy đến ngực, vì vùng này toàn là rừng ít dân. Nếu chúng lùa dân đi nữa, thì là vùng không dân, kinh tế không có gì, đường xá rất ít, phạm vi rộng, hậu phương xa.

Ta sẽ tiêu tốn rất nhiều sức người, sức của, không thể nào chịu nổi trong cuộc chiến tranh lâu dài. Chừng ấy chúng tha hồ giành chủ động ở biên giới phía Bắc, phá hoại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta”.

Kế hoạch “gài bẫy” Việt Nam

Trong thực tế cuộc phản công biên giới Tây Nam, quân đội Việt Nam đã giành chiến thắng một cách chớp nhoáng. Ngày 23.12.1978 bắt đầu tổng tiến công từ biên giới vào đất Campuchia thì đến 7.1.1979 đã chiếm được Phnom Penh. Trong lịch sử quân sự, hiếm có quân đội nào tiến được mau chóng đến thế.

Chiến trường Campuchia: Miền ký ức không thể lãng quên Linh-k10

Đồ tể Pol Pot (đi đầu) khi thành lập lực lượng Khme Đỏ
Nguyên nhân của thắng lợi đó có phần do quân đội Việt Nam mạnh hơn về mọi mặt, kinh nghiệm chiến trường vượt trội hơn đối thủ. Nhưng cũng còn một nguyên nhân mà ít người biết đó là kế hoạch “nhử mồi” của tập đoàn Pol Pot. Âm mưu thâm độc của bọn chúng là nhử cho quân đội Việt Nam vào sâu trong đất Campuchia để tiêu hao dần hoặc không thì luôn gây sức ép buộc chúng ta phải duy trì một lực lượng quân sự lớn khiến kinh tế nước ta kiệt quệ.

Pol Pot tính toán rằng nếu đóng quân ở Campuchia thì Việt Nam phải duy trì quân đội từ trên 1 triệu tới 2 triệu người, mỗi quân nhân tiêu tốn 20 đô la một ngày thì chẳng mấy chốc nước Việt Nam sẽ kiệt sức.

Ý tưởng đó của Pol Pot được thể hiện rõ trong khi thuyết trình trước ông hoàng Sihanouk vào ngày 3.1.1979 (Lúc này ông Sihanouk đã xin nghỉ hưu và bị Pol Pot giam lỏng nhưng trước sự sụp đổ do sức tấn công của Việt Nam, Pol Pot phải viện đến Sihanouk công cán nước ngoài để tuyên truyền rằng Việt Nam xâm lược Campuchia).

Y nói: “Hiện nay, tình hình chiến sự ở Campuchia là rất tốt đối với quân đội ta. Chúng ta đang giương một cái bẫy, nhử cho địch vào sâu để tiêu diệt luôn toàn bộ sức mạnh quân sự của chúng. Đứng trước kẻ địch, chúng ta phải lựa chọn một trong hai chiến lược, hoặc là chặn đứng sức tiến quân của đối phương trên suốt tuyến biên giới. Nhưng làm như vậy thì quân Việt sẽ không bị tiêu diệt toàn bộ và vẫn có thê tiếp tục phát triển trong nội địa của chúng.

Hoặc là ta mở toang biên giới làm cho chúng tưởng ta rất yếu, khi đại bộ phận quân địch đã lọt vào trong đất nước ta, chúng ta sẽ bao vây chúng, chia cắt chúng, tiêu diệt chúng. Chúng sẽ bị chìm nghỉm và tan rã như muối gặp nước, trong đại dương hung dữ của cuộc kháng chiến toàn dân và các lực lượng vũ trang vô địch của chúng ta.

Bộ Tổng tư lệnh đã chọn chiến lược thứ hai này. Chỉ trong vòng hai tháng, ba tháng nữa là cùng ta sẽ tiêu diệt, thanh toán toàn bộ sinh lực địch. Tôi hi vọng lúc đó sẽ có vinh dự được đón Thái tử trở về nước, khoảng ba tháng nữa là chậm nhất. Trong lúc chờ đợi, Thái tử sẽ được cử đi làm những nhiệm vụ to lớn cho nhân dân, cho dân tộc cho đất nước tại Liên Hợp Quốc và các nước bạn”.

Cũng chính trong đoạn hồi ký này, Sihanouk đã bình luận: “Tôi chỉ còn biết cảm tạ và ca ngợi nhà chiến lược thiên tài, rất xứng đáng so sánh với Hitler trong những ước vọng ngông cuồng nhất, và cũng rất điên dại và ngu dốt như Lon Nol”.

Sự thực chỉ mấy ngày sau Phnom Penh thất thủ nhưng 3 tháng sau, quân đội Việt Nam không hề bị tiêu diệt mà còn phát triển ra chốt giữ toàn bộ lãnh thổ Campuchia và đẩy tập đoàn diệt chủng Pol Pot sang sát biên giới Thái Lan. Và nếu như lực lượng Pol Pot không được các thế lực bên ngoài hà hơi tiếp sức thì nó không thể trụ được đến hết năm 1979.

(Còn nữa)
http://www.cuuhvlq2.tk
      
OLD
OLD Developer

Cấp bậc: Developer

Giới tính : Nam

Bài viết : 750

Danh vọng : 1243

Uy tín : 16

Chiến trường K: Miền ký ức không thể lãng quên

(ĐVO) Chiến trường K, cho đến hôm nay vẫn là một bí ẩn đối với nhiều người Việt Nam vì thông tin công khai trên báo chí quá ít đề cập đến trong một thời gian dài.

Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam năm 1977 – 1979 rồi thêm 10 năm sau đó bộ đội tình nguyện Việt Nam đồn trú ở đất Campuchia để truy quét tàn quân Pol Pot bảo vệ chính quyền non trẻ của nước bạn được các cựu chiến binh gộp chung vào một miền ký ức mang tên “Chiến trường K”. Nhiều năm tháng đã trôi qua, và cũng do sách báo quá ít nhắc đến nên dường như đối với nhiều người, chiến trường K thật sự là một bí ẩn còn nhiều xa lạ.

Bộ đội nhà Phật

Với ưu thế hỏa lực hơn hẳn quân đội Khmer Đỏ nhưng bộ đội Việt Nam không lạm dụng hỏa lực để giành chiến thắng. Các anh đã cố gắng để hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất cho nhân dân Campuchia vì một suy nghĩ rất đơn giản: phá sập một công trình chỉ cần vài quả đạn pháo nhưng sau này nhân dân Campuchia sẽ phải vất vả xây dựng lại.

Chiến trường Campuchia: Miền ký ức không thể lãng quên Bodoi410

Bộ đội Việt Nam trên đất nước Chùa Tháp
Tướng Bùi Cát Vũ kể trong ký sự “Đường vào Phnom Penh”: “Anh em ta chỉ dùng súng bộ binh bắn, chứ không dùng pháo sợ cháy thành phố. Đại đội 5, Đại đội 21 cũng vậy, nên ta mới bị thiệt hại như thế. Hồi trưa này tôi nghe đồng chí trợ lý tác chiến về báo cáo lại một trường hợp tương tự như thế của một đại đội thuộc Trung đoàn 12, vây bắt địch mà không dùng B40, ĐKZ bắn vào Đài Độc Lập.

Chiến sĩ ta đã không tiếc máu mình để bảo vệ những công trình lao động nghệ thuật, những phố phường trống hoang cho nhân dân bạn đỡ phần vất vả sau này”.

Trong chiến đấu là vậy, đến giai đoạn đóng quân để ổn định tình hình, bộ đội Việt Nam lại tích cực giúp đỡ người dân về mọi mặt. Nhiều khi các chiến sĩ nhường khẩu phần của mình để cứu đói cho dân chúng Campuchia.
Trong cuốn sách “Cuộc chiến tranh bắt buộc”, đại tá Nguyễn Văn Hồng viết: “Tôi nhớ, sau cuộc tổng tiến công, sư đoàn bộ binh 309 chúng tôi cơ động đến đóng quân và hoạt động trên địa bàn tỉnh Battambang.

Trong những ngày ấy, địch lùa dân chạy theo chúng vào rừng, nhiều người đã lả đi vì đói, vì khát, vì ốm đau, bệnh tật. Bộ đội ta vừa truy kích địch vừa khiêng cáng những người dân kiệt sức trở về phía sau, bón cháo cho từng người, tổ chức khám bệnh, cho thuốc, nhường cơm, sẻ áo cho họ trong lúc khó khăn.

Có nhiều người dân cảm động quá, nói không nên lời: “Bộ đội Việt Nam tốt quá, đã cứu nhân dân chúng tôi lần thứ 3. Chúng tôi nhớ ơn bộ đội Việt Nam suốt đời”, đó là câu nói thường gặp ở nhân dân Campuchia.

Tính chung trong hai năm 1979-1980, sư đoàn bộ binh 309 đã giúp nhân dân Bát Tam Băng 43 tấn lúa giống, 16.702 tấn gạo cứu đói, giúp nhân dân sản xuất 68.574 ha lúa, tặng 6.232 bộ quần áo, xây dựng và sửa chữa 62 trường học với 638 lớp, 6.070 trẻ em được đến trường. Cán bộ chiến sĩ của sư đoàn bộ binh 309 còn vận động, quyên góp được một số tiền đủ để mua sách vở cho các em đến trường, xây dựng được 32 trạm xá phum với 420 giường bệnh; đã khám và phát thuốc và điều trị cho 2.117 người”.

Nguy hiểm chực chờ

Ở một góc độ khác, người lính tình nguyện Việt Nam đóng quân trên đất Campuchia luôn luôn phải đối mặt với những hy sinh bất ngờ. Những cựu binh trở về từ chiến trường K kể rằng hầu như không thể biết được đâu là dân đâu là địch. Câu chuyện của cựu chiến binh Lê Thái Thọ của sư đoàn 9 là một ví dụ:

Chiến trường Campuchia: Miền ký ức không thể lãng quên Bodoiv10

Bộ đội Việt Nam đang chăm sóc cho các trẻ em Campuchia trên vùng họ đi qua
“Một lần tôi được lệnh cùng với một xe của D29 chở đạn và gạo lên tiếp tế cho chốt Pôlây. Sau khi chuyển, bàn giao xong hàng hoá, chúng tôi nhanh chóng lên đường trở về. Phải khẩn trương, kẻo về muộn sẽ không được an toàn trên đường.

Xe qua một chiếc cầu ngoài thị trấn một đoạn, một anh lính của F15 xin đi nhờ xe. Qua câu chuyện góp vui, chúng tôi được biết anh được đi phép nên đang tìm cách quá giang về Việt Nam. Biết chúng tôi chỉ về đến thị xã nhưng anh vẫn xin đi. Được đoạn nào, hay đoạn đó.

Chiếc xe Gazt chầm chậm chạy như rùa bò lên chiếc dốc Rừng xanh nằm khoảng giữa hai chiếc cầu từ phum Tuol Roko đến phum W. Thnna Keo, mấy thằng ngồi trên xe đang cười ngả cười nghiêng khi nghe tôi kể chuyện tiếu lâm... Vừa lên đỉnh dốc, bỗng toác.. toác... toác tiếng súng AK, AR15 nổ xung quanh như xé vải. Địch phục kích.

Tôi xoay người lại nép mình vào góc thành xe, giương súng bắn trả. Cậu lính của F15 từ ghế băng cuối xe lao về phía tôi chúi đầu xuống như tránh đạn. Đức “ cối “, Tâm cũng bò ra sàn xe vừa tránh đạn vừa ... bắn lên trời. Anh lái xe tăng tốc miết bàn đạp ga phóng như điên như dại. Bắn hết đạn, tôi quanh sang thằng Đức hét:

- Đưa tao một băng !

- Băng bằng sắt, băng bằng sắt... Thằng Đức vừa trả lời lạc giọng, vừa lấy tay vỗ vỗ vào băng đạn.

Thì ra, tôi hét nó đưa cho tôi băng đạn, trong lúc cuống cuồng nó lại tưởng tôi bảo nó đưa cho tôi cuộn băng cứu thương nên mới có sự nhầm lẫn như vậy. Đến chiếc cầu sắt gần phum W, Thnna Keo, chiếc xe dừng lại vì có chốt của F15 ở đó. Thôi chết rồi, tôi lại bị thương rồi. Máu phun ra ướt sũng chiếc áo lính tôi đang mặc. Nhưng sao tôi không có cảm giác đau gì nhỉ !!!?

Tôi ngoái nhìn lại phía sau. Cậu lính của F15 đi nhờ đã dính một viên xiên qua thái dương, gục đầu lên vai tôi và chết tại chỗ”.

Ở giữa đất người, ngôn ngữ không thông, các chiến sĩ Việt Nam lúc nào cũng căng thẳng, đặc biệt là lực lượng vận tải tiếp tế cho các đơn vị. Nếu bạn gặp một tốp người đang ngồi trên xe bò lăn bánh lộc cộc trước mặt là... địch đấy ! Ồ, không có lẽ là dân đi làm rẫy.. Không, không phải dân đâu.. địch đấy. Trong đầu cứ luôn căng ra để ra câu hỏi và tự trả lời. Trả lời sai là phải trả giá. Và đã rất nhiều anh lính trong đơn vị đã trả lời sai”.

Trong một cuộc chiến du kích mà kẻ địch tiến hành đối với bộ đội ta, có những khi chỉ một tên lính Khmer chặn giữa đường cũng tiêu diệt một xe chở cán bộ. Cựu binh Thọ kể tiếp: “Buổi trưa hôm ấy, một xe Zep chở tốp cán bộ tham mưu quân đoàn đi qua nơi nghỉ ngơi của chúng tôi lao lên chốt Chi phu. Người lái xe cứ dõi theo đường dây thông tin hữu tuyến rải ven đường mà đi.

Mải nói chuyện, anh lái xe và mọi người không để ý đến đường dây hữu tuyến đã hết từ lúc nào. Bỗng phía trước mặt xuất hiện một thằng lính Pốt cầm khẩu B40 lao ra chặn đường. Thì ra xe đã vượt qua tuyến tiền duyên lúc nào không biết. Chiếc xe quay đầu định tháo lui. Không kịp nữa rồi. Ùng...oàng... hai tiếng nổ gần như chập vào một. Toàn bộ tốp cán bộ tham mưu quân đoàn chẳng thoát một ai”.

Chiến trường Campuchia: Miền ký ức không thể lãng quên Rutqua10

Quân đội Việt Nam rút về nước năm 1989
Cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam đã diễn ra như vậy. Đó là một cuộc chiến không thể tránh khỏi, để giúp nhân dân Campuchia thoát thảm họa diệt chủng và cũng là tự giúp mình, mà 33 năm sau, thủ tướng Hun Sen đã tuyên bố tại Việt Nam ngày 3.1.2012:

“Tôi rời Campuchia đến Việt Nam để tìm kiếm sự giúp đỡ chống lại chế độ diệt chủng Pol Pot, tôi mới 25 tuổi. Không có gì vui hơn khi chúng tôi được giải phóng khỏi chế độ Pol Pot. Chúng tôi từng đứng trước cái chết và rồi được hồi sinh nhờ quân tình nguyện Việt Nam và phong trào đấu tranh của Mặt trận Đoàn kết cứu nước Campuchia. Tôi không thể nói hết những ý nghĩa xuất phát từ hai tiếng Việt Nam, nhưng tôi có thể nói ngắn gọn hình tượng rằng: “Việt” là sự hồi sinh của Campuchia - “Nam” là sự phát triển của Campuchia từ trước đến nay”.

“Với tình cảm, trách nhiệm và những giá trị lịch sử đã được nhân dân hai nước vun đắp, tạo dựng nên trong suốt chặng đường dài, cùng lời đề nghị khẩn thiết của chính người dân Cam-pu-chia, QĐND Việt Nam đã tiến công tiêu diệt lực lượng Pôn Pốt đến sào huyệt cuối cùng. Việc làm đó không chỉ là hành động bảo vệ lãnh thổ của Tổ quốc chúng ta, mà còn là trách nhiệm của lương tri, là ý nguyện của người dân Cam-pu-chia và là hành động diệt trừ một mầm họa lớn cho nhân loại. Đó là một thực tế lịch sử không thể phủ nhận”, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu khẳng định.
http://www.cuuhvlq2.tk
      
OLD
OLD Developer

Cấp bậc: Developer

Giới tính : Nam

Bài viết : 750

Danh vọng : 1243

Uy tín : 16

Con gái của Pol Pot chạy trốn dĩ vãng

TT&VH - Với một cái tên giả, con gái Pol Pot hiện đang là sinh viên đại học ở Phnom Penh và không hề quan tâm đến “Những cánh đồng chết”, tội ác diệt chủng của người cha, mà chỉ muốn tận hưởng lạc thú trên đời.

Pol Pot - kẻ coi cái chết của gần 2 triệu người dân Campuchia vô tội là “một sự hy sinh cần thiết” và tìm cách hủy diệt tận gốc văn hóa truyền thống xứ Chùa Tháp - dùng tên nàng công chúa Sitha nổi tiếng để đặt cho con gái của mình. Tháng 4/1998, ở tuổi 72, y chết trong rừng sâu nơi y đang lẩn trốn, nghe nói là do bệnh tim. Trước đó vài tháng, y giao vợ là Meas, khi ấy 36 tuổi và cô con gái 12 tuổi Sitha cho viên thư ký riêng Tep Khunnal, nhờ anh ta chăm sóc họ khi y qua đời.

Chiến trường Campuchia: Miền ký ức không thể lãng quên Con-ga10

Thủ lĩnh Khmer Đỏ Pol Pot, kẻ giết người hàng loạt
(ảnh chụp năm 1998, trước khi Pol Pot chết vì bệnh)
Viên thư ký kín tiếng...

Hiện chưa rõ Pol Pot đã cho Tep Khunnal cái gì để đổi lấy lòng trung thành. Một chìa khóa để mở nơi cất giữ những thỏi vàng, “kho báu bí mật” của Khmer Đỏ? Hay những chuyện “thâm cung bí sử” mà các chính khách khác ở Campuchia phải lo sợ nếu chúng bị tiết lộ ra ngoài? Có một điều rõ ràng là Pol Pot đã đọc cho Tep Khunnal ghi lại hồi ký của mình.

Tep Khunnal, người từng du học ở Pháp và từng giữ cương vị phó đại điện Khmer Đỏ tại Liên Hợp Quốc, đã thực hiện hoàn hảo lời hứa với Pol Pot: Ông ta không chỉ đưa hai mẹ con Meas trốn sang Thái Lan, mà sau đó kết hôn luôn với người vợ của Pol Pot và nuôi dạy Sitha trưởng thành như con gái ruột của mình.

Chiến trường Campuchia: Miền ký ức không thể lãng quên Con-ga11

Một trong những núi xương của tổng cộng gần 2 triệu người bị sát hại dưới chế độ Khmer Đỏ
Không rõ vì sao mà sau đó Tep Khunnal lại đưa được vợ con trở về Campuchia và thậm chí còn đại diện cho đảng cầm quyền ra tranh chức chủ tịch Malai, một huyện hẻo lánh ở cực Tây Campuchia. Người ta cũng không rõ Tep Khunnal lấy tiền ở đâu để xây dựng một nhà máy xay xát gạo khá hiện đại và biến Malai (vẫn theo đuổi mô hình hợp tác xã) trở thành một điểm sáng ở Campuchia.

Là người kín đáo, nhưng mới đây trong một cuộc trả lời phỏng vấn rất hiếm hoi, Tep Khunnal nói với tạp chí Đức Spiegel rằng “sự nghiệp cách mạng” của Khmer Đỏ là đúng đắn, mặc dù đã để xảy ra một vài vụ việc “đáng tiếc”. Ồng ta quả quyết không hề biết gì về “kho báu bí mật” của Khmer Đỏ và 20 cuốn sổ tay ghi chép di chúc của Pol Pot đã bị đốt.

... và cô con gái ”chôn vùi quá khứ”

Sitha lớn lên trở thành một cô cái xinh đẹp và được người cha dượng khá nuông chiều. Tep Khunnal đã gửi cô tới Phnom Penh để theo học một trường đại học danh tiếng, mặc dù học lực của cô chỉ thuộc loại trung bình. Để Sitha không bị quấy rầy, dĩ nhiên Khunnal đăng ký học cho cô dưới một cái tên khác.

Chiến trường Campuchia: Miền ký ức không thể lãng quên Con-ga12

Một bức ảnh hiếm hoi chụp vợ con của Pol Pot
Nghe nói Sitha đang là sinh viên của ĐHTH Pannisastra (PUC) ở Phnom Penh, một lò đào tạo cán bộ lãnh đạo Campuchia và được chính phủ Mỹ tài trợ. Cô học Khoa Anh văn và Quản trị Kinh doanh - một sự kết hợp đáng kinh ngạc mà có thể khiến người ta bị khép vào tội chết dưới thời Pol Pot, kẻ đã ra lệnh xóa sổ các ngân hàng, trường học và bãi bỏ thói quen sử dụng tiền tệ ở Campuchia.

Một bạn trai cũ từng kể cho Sitha về việc nhiều thân quyến của anh bị sát hại dưới thời Khmer Đỏ. Khi Sitha cho biết cô chính là con gái của Pol Pot, anh ta tìm cách rủ Sitha đến tham quan Nhà tù Tuol Sleng khét tiếng và đã bị cự tuyệt. Sitha không muốn biết về “cái gọi là tội ác” của người cha và về “cái tòa án vô nghĩa” hiện đang chống lại các tay chân của Pol Pot. Vậy là họ chia tay nhau.

Chỉ ít lâu sau, Sitha - đã nhanh chóng có nhiều bạn trai mới “giàu có” và “đầy quyền lực”. Có người từng trông thấy Sitha ngồi trên một chiếc xe ô tô thể thao của một tay chơi nổi tiếng nhất Phnom Penh. Gần đây cô cặp kè với một chính khách trẻ trung, người vẫn đưa cô tới những tiệm ăn sang trọng.

Phóng viên tạp chí Spiegel khá vất vả mới tạo ra được một dịp tiếp cận cô, khi chính khách trên đưa cô tới dự lễ khánh thành một sàn nhảy hạng sang ở Phnom Penh. Khi phóng viên của Spiegel ngỏ ý muốn phỏng vấn, lập tức bị cô thoái thác.

Cho đến nay Sitha mới có một lần duy nhất trả lời phỏng vấn báo chí, đó là hồi năm 2004, với tờ Cambodia Daily. Dạo ấy 18 tuổi, trong bộ đồng phục nữ sinh, cô còn là một cô gái rụt rè ở huyện Malai. Cô kể cô vẫn thường cầu nguyện cho Pol Pot, cha cô, và thường xuyên mang những đồ khất thực cho các nhà sư ở chùa. Cô nói: “Tôi mong kiếp sau được gặp ông ấy ở thế giới bên kia và được sống lâu hơn với ông ấy”.

Giờ đây, Sitha là một cô gái tân thời xinh đẹp ở Phnom Penh, mặc một chiếc váy hở vai gợi cảm, tóc cắt ngắn, nhuộm mầu nâu sáng. Và hoàn toàn không còn muốn nói gì tới quá khứ.

Minh Bích (theo Spiegel)
http://www.cuuhvlq2.tk
      
OLD
OLD Developer

Cấp bậc: Developer

Giới tính : Nam

Bài viết : 750

Danh vọng : 1243

Uy tín : 16

Chuyện chưa kể về Khmer đỏ giết 18 lính Mỹ

Ngày 12/5/1975, hải quân Campuchia bắt giữ tàu chở hàng SS Mayaguez của Mỹ trong vùng biển quốc tế ở ngoài khơi Campuchia. Khi thông tin này bay tới Nhà Trắng cũng là lúc con tàu SS Mayaguez đang được lai dắt về cảng Kompong Som, nay là cảng Sihanoukville của Campuchia.

Với Mỹ, việc giải cứu con tàu này là rất cần thiết để ngăn chặn luồng tư tưởng đang nổi lên trong các nước đồng minh cũng như trong các nước đối địch với Mỹ rằng Mỹ chỉ là “một gã khổng lồ vô dụng” sau cuộc rút lui khỏi lãnh thổ Việt Nam của quân đội Mỹ. Do vậy, giải cứu tàu Mayaguez không chỉ là một chiến dịch quân sự đơn thuần.

Chiến trường Campuchia: Miền ký ức không thể lãng quên 11500110

Lính Khme Đỏ
Tại thời điểm đó, Mỹ không có quan hệ ngoại giao với Khmer đỏ, lực lượng mới lên nắm quyền ở Campuchia trước đó vài tuần lễ. Còn lực lượng của Mỹ ở Thái Lan lại không có đủ khả năng để tiến hành các hoạt động trên bộ trên lãnh thổ Campuchia. Mỹ cũng không có tàu chiến nào ở khu vực này.

Để thực hiện vụ giải cứu, Tổng thống Mỹ ra lệnh cho tàu sân bay Coral Sea và một số tàu khác của hải quân nhanh chóng di chuyển đến vịnh Thái Lan. Trong lúc đó, các máy bay quân sự của Mỹ ở Philippines tìm kiếm tàu Mayaguez và liên tục bám theo nó.

Một máy bay tuần thám biển P-3 của hải quân phát hiện thấy con tàu đang được thả neo ở gần đảo Koh Tang, cách bờ biển Campuchia khoảng 70 km. Một số máy bay trinh sát bị dính đạn bắn lên từ dưới hòn đảo. Đây là trở ngại phải tính đến trong chiến dịch.

Một lực lượng lính thủy đánh bộ tương đương với một tiểu đoàn được Mỹ vận chuyển bằng cầu hàng không từ đảo Okinawa của Nhật Bản đến căn cứ không quân U Tapao ở Thái Lan, cách Koh Tang khoảng 540 km.

Tàu khu trục Holt có nhiệm vụ sẽ lai dắt tàu Mayaguaz, trong khi lực lượng lính thủy đánh bộ, dưới sự yểm trợ của không quân, sẽ tiến hành giải cứu cho thủy thủ đoàn, được cho là đang bị giam giữ ở Koh Tang.

Cùng lúc đó, tàu sân bay Coral Sea sẽ tiến hành bốn đợt ném bom vào các mục tiêu quân sự gần Kompong Som để uy hiếp các lực lượng của Khmer đỏ.

Sáng 15/5, 175 lính thủy đánh bộ trong tổng số 600 quân theo kế hoạch được các máy bay trực thăng thuộc Lực lượng cứu hộ số 3 và của liên đội tác chiến đặc biệt số 21 vận chuyển từ U Tapao đến Koh Tang. Theo dự đoán, lực lượng này sẽ chỉ gặp phải sự kháng cự không đáng kể của đối phương.

Nhưng thực tế, khi đổ bộ lên đây, lính Mỹ rơi vào ổ phục kích của khoảng 200 lính Khmer đỏ được trang bị các loại vũ khí hạng nặng. Ba trong số tổng số 8 chiếc trực thăng đầu tiên của Mỹ bị bắn rơi, hai chiếc khác bị hư hỏng nặng.

Khoảng 100 lính thủy được đưa lên bờ, nhưng lực lượng này sớm nhận ra rằng họ cần phải có lực lượng tăng viện. Sau đó, dưới sự yểm trợ của các máy bay A-7, F-4, OV-10 và AC-130, lính Mỹ giành được thế chủ động.

Các đợt ném bom của các máy bay xuất kích từ tàu sân bay vào các mục tiêu ở trên đất liền quả nhiên đem lại kết quả là một thuyền đánh cá với nhiều lá cờ trắng bay phấp phới tiến về phía tàu khu trục Wilson.

Trên boong con thuyền đánh cá này là 39 thủy thủ của tàu Mayaguez. Lực lượng lính thủy ở Koh Tang được lệnh ngừng tấn công và rút lui. Tuy nhiên, lính Khmer đỏ tiếp tục trận đánh, chuyển từ thế phòng ngự sang tấn công khi các máy bay trực thăng Mỹ đang cố gắng vượt qua lưới lửa dày đặc để đưa lực lượng của Mỹ rút lui.

Trung úy Backlund được giao sứ mệnh đưa một bộ phận lính thủy lên tàu khu trục Holt để hỗ trợ cho việc giành lại tàu Mayaguez. Sau đó, Backlund đưa bộ phận lính thủy còn lại đổ bộ xuống Koh Tang dưới làn hỏa lực của đối phương.

Trung úy Brim thì điều khiển chiếc trực thăng đưa lực lượng lính thủy đánh bộ đặt chân lên hòn đảo. Còn Đại úy Purser đưa được 29 lính thủy đánh bộ đổ bộ lên hòn đảo sau khi nỗ lực lần đầu không thành. Trở lại U Tapao, Purser đón một nhóm lính thủy đánh bộ khác và chở họ đến Koh Tang.

Cuối cùng, chiến dịch giải cứu con tàu Mayaguez cũng thành công. Tuy nhiên, Mỹ phải trả cái giá quá đắt: 18 lính thủy đánh bộ và phi công bị chết hoặc mất tích trong cuộc tấn công và rút lui khỏi Koh Tang; 23 người khác bị chết trong một vụ rơi máy bay khi đang trên đường đến U Tapao.

Theo Tin tức
http://www.cuuhvlq2.tk
      
OLD
OLD Developer

Cấp bậc: Developer

Giới tính : Nam

Bài viết : 750

Danh vọng : 1243

Uy tín : 16

Nữ đại tướng Campuchia: Mãi ghi nhớ sự giúp đỡ của Việt Nam

(ĐVO) Nhân kỷ niệm ngày chiến thắng chế độ diệt chủng Pol Pot, Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Campuchia, nữ đại tướng Men Sam On bày tỏ lòng biết ơn của nhân dân Campuchia với Việt Nam.

Dẫn đầu đoàn đại biểu Chính phủ Hoàng gia Campuchia sang dự Lễ mít tinh kỷ niệm 33 năm ngày chiến thắng chế độ diệt chủng ở Campuchia được tổ chức tại Hà Nội ngày 7/1/2012, Phó thủ tướng thường trực Men Sam On đã có bài diễn văn quan trọng.

Bà Men Sam On đã từng tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ tại Việt Nam, hiện đang mang quân hàm Đại tướng 4 sao.

Mở đầu bài phát biểu, bà Men Sam On nhấn mạnh ý nghĩa lịch sử của chiến thắng ngày 7/1/1979: “Đại thắng lịch sử ngày 7 tháng giêng năm 1979 đã khắc sâu trong trái tim của mọi người dân Campuchia. Đó là ngày các lực lượng vũ trang đoàn kết cứu quốc Campuchia đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot, cứu dân tộc, Tổ quốc và nhân dân Campuchia được sống lại, với sự giúp đỡ to lớn và có hiệu quả của Quân tình nguyện Việt Nam”.

Chiến trường Campuchia: Miền ký ức không thể lãng quên Cpc 7

Bà Men Sam On xúc động cám ơn ông Vũ Oanh, cựu chuyên gia Việt Nam giúp cách mạng Campuchia.
Nhắc lại sự tàn bạo của chế độ diệt chủng Pol Pot, bà Men Sam On một lần nữa khẳng định ý nghĩa lịch sử to lớn, vĩ đại của chiến thắng ngày 7/1/1979 đối với nhân dân Campuchia. “Nhân dân Campuchia mãi mãi ghi nhớ rằng: Ngày 7 tháng giêng là ngày sinh thứ hai của mình. Nếu không có chiến thắng ngày 7 tháng giêng cũng không thể có những gì như ngày nay”, bà Men Sam On xúc động.

Bà Men Sam An, 58 tuổi, nữ Phó thủ tướng đầu tiên, vừa được Quốc vương Norodom Sihamoni sắc phong hàm đại tướng (4 sao) theo đề nghị của Thủ tướng Hun Sen.

Trong những năm 1970, bà Men Sam An từng cầm súng chiến đấu chống Khmer Đỏ và trở thành một đảng viên quan trọng của đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền. Sau đó, bà trở thành một nhà báo, viết cho các ấn phẩm của CPP. Bà Men Sam An là đại diện của tỉnh Svay Rieng (Tây Nam Campuchia).
Trong bài phát biểu của mình, nữ đại tướng Campuchia nhiều lần bày tỏ và khẳng định lòng biết ơn của nhân dân Campuchia đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam:

“Nhân dân Campuchia mãi mãi ghi nhớ sự giúp đỡ to lớn và chân thành của quân tình nguyện Việt Nam và cựu chuyện gia Việt Nam trên đất nước Campuchia, đã đáp ứng kịp thời và có hiệu quả yêu cầu của nhân dân Campuchia nhằm lật đổ chế độ diệt chủng, cứu nước và ngăn chặn không để chế độ tàn bạo này quay lại”.

Đặc biệt, bà Men Sam On bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh vì đã “góp phần quý báu mang tính lịch sử trong việc xây dựng Đảng Nhân dân Campuchia và đối với sự nghiệp của dân tộc và nhân dân Campuchia”.

Bà Men Sam On cho biết, hơn 30 năm qua, với tinh thần soi đường của chiến thắng ngày 7/1, nhân dân Campuchia đã đạt được nhiều thành tựu trong xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Trong năm 2012, Campuchia sẽ tích cực và cố gắng thực hiện tốt vai trò Chủ tịch ASEAN.

Kết thúc bài phát biểu, bà Men Sam On khẳng định một lần nữa lập trường của Chính phủ Campuchia và Đảng Nhân dân Campuchia về việc tiếp tục củng cố và tăng cường mối quan hệ láng giềng tốt, hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài giữa Campuchia và Việt Nam.

Bá Mạnh

Spoiler:
http://www.cuuhvlq2.tk
      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Liên hệ | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất