Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là trang sử bi hùng được viết bằng máu xương của nhiều thế hệ. Thế mà có cả một thời gian dài, vấn đề hiển nhiên và trọng đại này lại không có lấy một dòng trong sách Lịch sử cho học sinh phổ thông.

Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về lãnh thổ Việt Nam từ nhiều thế kỷ nay. Hai quần đảo này có tầm quan trọng đặc biệt về mặt chiến lược (nằm trên thuỷ đạo và đường bay quốc tế) cũng như có tiềm năng quan trọng về kinh tế (dầu khí và các sản vật khác).

Tìm hiểu vấn đề này không chỉ là do nhu cầu của giới khoa học mà còn đáp ứng nhu cầu thực tiễn đối với các nhà lãnh đạo cho cuộc đấu tranh chính trị và ngoại giao để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Đưa chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa vào sách Lịch sử Chu-qu10
Vấn đề chủ quyền biển đảo cần sớm được quan tâm, đưa vào sách giáo khoa cho học sinh

Một trong những vấn đề nóng hổi thu hút sự quan tâm và thảo luận của các đại biểu tại “Hội thảo khoa học Quốc gia về dạy học môn lịch sử ở trường phổ thông Việt Nam” vừa tổ chức tại Đà Nẵng vừa qua là chủ quyền biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc – Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển đã khẳng định trong bài tham luận của mình: “Chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa là trang sử bi hùng được viết bằng máu xương của lớp các thế hệ người Việt Nam từ thời Vương quốc Chăm Pa cho đến Chúa Nguyễn, Vương triều Nguyễn và tiếp diễn cho đến ngày nay… Thế mà có cả một thời gian dài vấn đề hiển nhiên và trọng đại này lại bị coi là “nhạy cảm” để rồi lịch sử của một đất nước không có lấy một dòng nào về chủ quyền biển đảo thiêng liêng. Ai là người phải chịu trách nhiệm trước cả tiền nhân và hậu thế về sự lệch lạc này của lịch sử đất nước?”.

TS Sử học Nguyễn Nhã là một “chuyên gia” về Hoàng Sa và Trường Sa, có nhiều bài viết và công trình nghiên cứu về 2 quần đảo này, suốt đời nghiên cứu, giới thiệu về chủ quyền của Việt Nam, đã bảo vệ xuất sắc Luận án TS về Hoàng Sa, Trường Sa. Ông cũng đã nhiều lần rơi lệ cùng các bô lão khăn đóng áo dài đứng lặng người trước tấm bản đồ Việt Nam từ thế kỷ XIX có ghi rõ Hoàng Sa và Trường Sa.

Về yếu tố lịch sử và pháp lý quốc tế, Hiến pháp và nhiều bộ luật của Việt Nam đều khẳng định chủ quyền về 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sách giáo khoa Địa Lý Việt Nam bậc học phổ thông cũng đã đề cập vấn đề chủ quyền của 2 quần đảo này là của Việt Nam. Nhưng SGK môn Lịch sử phổ thông lại không có một dòng nào với tên gọi là “chủ quyền” khi viết về Hoàng Sa và Trường Sa.

Trong thời gian gần đây, “vấn đề Biển Đông” lại được đề cập nhiều hơn trên các phương tiện truyền thông thì những kiến thức về “chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ” càng trở nên cần thiết đối với thế hệ trẻ nói chung và học sinh phổ thông nói riêng, càng nên khẩn trương được bổ sung vào nội dung chương trình môn Lịch sử.

Để khắc phục những thiếu sót trong nội dung SGK Lịch sử phổ thông về vấn đề này, GS- NGND Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch Sử Việt Nam đã cho hay: “Hội KHLS đã có công văn kiến nghị với Ban Tuyên giáo TW và Bộ GD&ĐT phải nhanh chóng đưa nội dung về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa vào giảng dạy cho học sinh phổ thông. Nếu lớp trẻ lớn lên không hiểu biết hoặc hiểu biết rất lơ mơ về vấn đề này thì rất nguy hiểm… Không trang bị những kiến thức cơ bản ấy là có tội với thế hệ trẻ, có tội với lịch sử”.

GS.TS Nguyễn Thị Côi, Đại học Sư phạm Hà Nội đề nghị: “Ngay trong năm học 2012-2013, Bộ GD&ĐT cần soạn thảo và ban hành bộ tài liệu hướng dẫn dạy học về chủ quyền biển đảo”.

Theo ý kiến tham luận của TS. Nguyễn Thị Kim Hoa – Sở GD&ĐT Khánh Hoà, đề nghị đưa kiến thức lịch sử liên quan đến 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa vào SGK như diễn trình đã có. Chẳng hạn, trong phần lịch sử nhà Nguyễn (thế kỷ XVII-XVIII ) phải có những hoạt động khai thác và khẳng định chủ quyền đối với 2 quần đảo này; sự kiện dựng bia chủ quyền (1938, 1956); sự kiện tổ chức 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thành các đơn vị hành chính trực thuộc các tỉnh, thành phố (Đà Nẵng, Khánh Hoà); sự kiện nhà nước CH XHCN Việt Nam công bố Hiến pháp 1980, 1992, Luật Biên giới quốc gia 2003…

Theo TS. Kim Hoa thì trước mắt khi chưa có chương trình và SGK mới, để khắc phục tình trạng “thừa những cái không cần thiết nhưng lại thiếu một số nội dung cơ bản, tiêu biểu” trong đó có một nội dung quan trọng mang tính thời sự hiện nay là vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa mà SGK Lịch sử phổ thông không đề cập tới, có 2 giải pháp sau.

Thứ nhất là giải pháp trước mắt, Bộ nên kịp thời biên soạn bộ tài liệu và tổ chức tập huấn cho giáo viên cốt cán môn Sử những kiến thức và nội dung cơ bản về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Về tính cấp thiết của vấn đề này, GS. Phan Huy Lê cho rằng: “Không thể chờ đến năm 2015 khi chúng ta đổi mới chương trình SGK thì mới đưa nội dung về chủ quyền trên Biển Đông của nước ta vào giảng dạy mà việc này cần phải làm ngay trong năm học tới”.

Thứ hai, về cách thức vận dụng có thể thực hiện dưới 2 hình thức học tập là chính khoá và ngoại khoá.

Về chương trình chính khoá (hay ngoại khoá), nên vận dụng phương pháp tích hợp, lồng ghép trong các môn khoa học xã hội có ưu thế lồng ghép liên môn) như Lịch Sử, Địa Lý, GDCD trong những bài, mục có liên quan đến kiến thức chủ quyền biển đảo. Ví dụ, đối với môn Lịch sử trong SGK lớp 11 phần trình bày tình hình chính trị, chính sánh đối nội liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa của các Chúa Nguyễn, Vương triều Nguyễn; SGK lớp 12 phần giải thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ (1975) và thống nhất đất nước về mặt nhà nước, quá trình xây dựng CNXH sau năm 1975…

Về chương trình học tập ngoại khoá, giáo viên có thể phối hợp với Đoàn thanh niên và các môn khác tổ chức cho học sinh thi tìm hiểu về quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; các trường học có thể giành những quỹ thời gian ít ỏi trong những tiết chào cờ sáng thứ 2 hàng tuần để lồng ghép nội dung vấn đề biển đảo; vận động đoàn viên thanh niên ủng hộ các phong trào “Góp đá cho Trường Sa”…

Trong những thập niên gần đây, tình hình thế giới và khu vực có nhiều những biến động khó lường. Sự phát triển kinh tế luôn song hành với vấn đề giữ vững ổn định về chính trị, xã hội và an ninh quốc phòng. Riêng đối với Việt Nam, trong các môn khoa học, lịch sử càng giữ vai trò cực kỳ quan trọng gắn liền với sự hưng thịnh, tồn vong của quốc gia, dân tộc. Thế hệ trẻ lớn lên qua nền giáo dục phổ thông mà không yêu mến lịch sử dân tộc, không có vốn hiểu biết cần thiết về độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của lịch sử hàng ngàn năm văn hiến thì làm sao có thể hoàn chỉnh được phẩm chất của người công dân Việt Nam.

Chúng tôi thiết nghĩ, thà muộn còn hơn không bao giờ. Một lần nữa, chúng tôi tán thành nhiều ý kiến tham luận trong “Hội thảo khoa học quốc gia về dạy học Lịch Sử ở trường phổ thông Việt Nam” về việc nhanh chóng đưa kiến thức chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào nội dung chương trình môn Lịch sử các trường phổ thông khi năm học mới đang bắt đầu.

      
Souvenir
Souvenir Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 556

Danh vọng : 646

Uy tín : 42

Đáp lại ý kiến đề xuất của các giáo sư, tiến si, khi bế mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển đã khiến nhiều người không khỏi hụt hẫng bằng một phát biểu hết sức ngắn gọn và bình thản đến... lạ lùng trước sự cấp bách của vấn đề: "Biển, đảo là vấn đề cấp bách nhưng không phải chúng ta không có. Sách giáo khoa đã có, chương trình đã có, đã dạy, nếu chưa đủ thì ta bù đắp, nếu giáo viên khó khăn thì mình hướng dẫn thêm. Vừa rồi chúng ta nhớ là bộ môn Địa lý ra những câu hỏi về biển, đảo được xã hội rất đồng tình. Kể cả thi tốt nghiệp, kể cả thi tuyển sinh đều có vấn đề biển, đảo cả. Nếu nói rằng chương trình không có làm sao hỏi được? Nhưng rõ ràng là do tính yêu cầu của lúc này khác với lúc ta viết sách nên vẫn cần có sự điều chỉnh cần thiết. Và hiện nay Bộ GD-ĐT đang xúc tiến việc này theo yêu cầu của TƯ. Tôi nghĩ rằng với sự chủ động của các địa phương, ngay Đà Nẵng đã có phần dạy về biển, đảo riêng; Khánh Hoà cũng đã có phần dạy về biển, đảo để hướng dẫn cho giáo viên ở địa phương mình!".

Đưa chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa vào sách Lịch sử T4748610
Các em học sinh Đà Nẵng tìm hiểu bản đồ hành chính của huyện đảo Hoàng Sa. Nhưng với việc thiếu một nền tảng kiến thức về Lịch sử, liệu các em sẽ hiểu tấm bản đồ này đến đâu? - Ảnh: Hải Châu
      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ngãi - ông Thái Văn Đồng ngày 10/9/2012 cho biết, Ban Biên soạn giáo trình dạy về lịch sử, địa lý Hoàng Sa và Trường Sa đã hoàn tất, hiện đang in ấn tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Đưa chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa vào sách Lịch sử Hsts10
Học sinh Trường THCS Nghĩa Hà, huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi học về Hoàng Sa - Trường Sa
Chương trình giảng dạy về Hoàng Sa và Trường Sa sẽ được áp dụng vào các trường từ tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn Quảng Ngãi kể từ năm học mới 2012-2013. Nội dung các bài học khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam; nhân dân Việt Nam đã xác lập chủ quyền của mình tại 2 quần đảo này từ thời phong kiến nhà Nguyễn mà chứng cứ vẫn còn lưu lại cho đến ngày nay.

Theo ông Thái Văn Đồng, qua tiết dạy, giáo viên giáo dục học sinh ý thức tiếp tục khẳng định chủ quyền của nhân dân Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa; giáo dục học sinh lòng tự hào về truyền thống bảo vệ chủ quyền tổ quốc, đặc biệt là đối với Hoàng Sa và Trường Sa của nhân dân Quảng Ngãi – Lý Sơn, đồng thời giáo dục học sinh ý thức trách nhiệm tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo tiền tiêu và trách nhiệm của học sinh phải bảo vệ chủ quyền lãnh thổ tổ quốc, trong đó có bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa.

      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Đưa chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa vào sách Lịch sử Hoctap10

Một ngày tháng 9, tiết học cuối của lớp 11A2 Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (TP.Nha Trang, Khánh Hòa) sôi động hẳn lên khi cô giáo dạy môn lịch sử Nguyễn Thị Kim Thu đưa đến cho học sinh bài học về chủ quyền biển đảo.

Qua máy chiếu, các học sinh thấy được những hình ảnh về quần đảo Trường Sa, bia chủ quyền cũng như tình hình kinh tế - xã hội, cuộc sống của quân dân ta trên đảo… Cô Thu giới thiệu những tài liệu có giá trị lịch sử và pháp lý khẳng định chủ quyền trên 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của nước ta như: Bản đồ “Đại Nam Nhất Thống toàn đồ” (1838), “An Nam Đại quốc họa đồ” (1838), đáng chú ý là bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” của Trung Quốc xuất bản năm 1904. Cô Thu cho biết: “Kiến thức về chủ quyền biển đảo được dạy lồng ghép trong các tiết địa lý, lịch sử, giáo dục công dân... Bên cạnh đó, nhà trường cũng tổ chức các cuộc thi về biển đảo quê hương để các em tự tìm hiểu”.

Đinh Hoàng Khánh, học sinh của lớp, cho biết: “Thông qua tiết học, tụi em được bổ sung thêm nhiều kiến thức quý báu về chủ quyền biển đảo. Tiết học thôi thúc em tìm hiểu nhiều hơn nữa về 2 quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc”. Còn em Đỗ Xuân Dương thì ấn tượng với những hình ảnh bình dị, đời thường của tình quân - dân ấm áp, những khuôn mặt và ánh mắt trẻ thơ của học sinh Trường Sa. Dương cho biết: “Em từng được xem đoạn phim trên mạng về trận hải chiến bi hùng năm 1988 ở đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam khiến 64 chiến sĩ của chúng ta hy sinh. Khi xem, em không khỏi ngậm ngùi và đã rớt nước mắt. Trong tiết học này, xem những hình ảnh về Trường Sa hôm nay, em lại càng thêm xúc động và tự hào”.

Buổi học kết thúc nhưng nhiều em vẫn tiếp tục bàn luận chủ đề này, trong ánh mắt các em dấy lên niềm tự hào, tình yêu đối với mảnh đất “đầu sóng ngọn gió”. Tuy là nữ, nhưng cả Bảo Trân và Thục Chi đều rất háo hức được một lần đặt chân đến Trường Sa. “Chúng em sẵn sàng làm điều gì đó để xây dựng và bảo vệ Trường Sa thân yêu”, Bảo Trân quả quyết.

Buổi học chủ quyền biển đảo được Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa thiết kế gồm các nội dung chính: Khái quát về biển đảo Việt Nam; Trường Sa - Hoàng Sa, phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc; Trường Sa hôm nay; Thế hệ trẻ Khánh Hòa với trách nhiệm bảo vệ biển đảo quê hương. Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Hoa, Phó trưởng phòng Quản lý khoa học - Công tác học sinh sinh viên (Sở GD-ĐT Khánh Hòa), chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu, biên soạn tài liệu giảng dạy và học tập lịch sử Khánh Hòa” cho biết: “Việc thiết kế nội dung về chủ quyền biển đảo được dựa vào tài liệu lịch sử địa phương, tài liệu tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và UBND huyện Trường Sa cung cấp các lược đồ, hình ảnh, tư liệu… rất sinh động để học sinh dễ dàng tiếp thu”.

      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Liên hệ | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất