Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

thầy giáo làng
thầy giáo làng Mod

Cấp bậc: Mod

Giới tính : Nam

Bài viết : 835

Danh vọng : 1332

Uy tín : 183

Những hình ảnh xúc động trong mùa thi đại học 563354_348107538597524_1889110009_n
Con không có được đôi chân khỏe mạnh như mọi người...Nhưng con vẫn có đôi chân và vòng tay ấm áp của ba...đôi chân và vòng tay ấy sẽ đưa con đến với mọi mơ ước tương lai chừng nào ba vẫn còn sức lực...


Những hình ảnh xúc động trong mùa thi đại học 209014_347569301984681_249200327_n
Ngủ đi con gái và cố gắng cho môn thi chiều nay nhé!


Những hình ảnh xúc động trong mùa thi đại học 314735_348218831919728_245989361_n



Cô bé đưa mắt nhìn quanh như kiếm tìm. Cũng đôi mắt ấy trong tích tắc lại buồn rầu cụp xuống. Bởi có ai đâu cho em tìm, hành trình đi thi đại học của em không ai đón đưa. Hành trang chinh phục giảng đường đại học của em là cái bụng đói meo với 200.000 đồng.

Đó là tâm trạng của cô bé Nguyễn Thị Liên (xã Mão Điền, Thuận Thành, Bắc Ninh). 9 năm nay, Liên đã phải một mình chăm sóc 3 em còn nhỏ dại.

Nhà Liên có 4 chị em, Liên là chị cả, dưới Liên có 3 em nhỏ là Nguyễn Thị Điệp học lớp 10, Nguyễn Văn Nghĩa học lớp 8 và Nguyễn Văn Trung học lớp 3.

Công việc thuần nông, lại đông con khiến cuộc sống vốn đã chật vật lại thêm bế tắc khi bố Liên là anh Nguyễn Văn Ngọ hai lần bị tai nạn phải nằm viện. Tiền viện phí, rồi các khoản thua lỗ do làm ăn đã đưa gia đình đến cảnh nợ nần chồng chất. Chị Nguyễn Thị Luyến - mẹ Liên rong ruổi khắp các tỉnh kiếm việc làm lấy tiền nuôi con, ai thuê làm gì cũng làm, miễn kiếm ra tiền và đó là công việc trong sạch: lúc thì xin đi gánh gạch thuê, lúc lặn lội lên tận Quảng Ninh gánh đá, nhặt than… vất vả là vậy nhưng cũng chẳng đủ tiền gửi về nuôi con. Năm 2002, anh Ngọ quyết định vào Gia Lai buôn bán, chị Luyến sau một thời gian rong ruổi cũng sang Thái Lan làm giúp việc, nhưng do công việc không như ý muốn nên 1 năm sau vào miền Nam cùng chồng.

“Thời gian đầu bố mẹ lưu lạc cũng là khoảng thời gian khó khăn nhất với bốn chị em em. Khi đó em mới 9 tuổi, em Trung chưa tròn 1 tuổi. Em phải chạy khắp xóm hỏi cách nấu bột, rồi bế em đi khắp làng hỏi xem có cô bác nào mới sinh em bé để xin cho em Trung “bú trực”. Em Trung nhớ hơi mẹ nên khóc suốt, em Điệp lại bị phù thận phải đi viện. Nhà chẳng có gì đáng giá. May có hàng xóm và các cậu mợ giúp đỡ.

Thời gian đầu do công việc chưa ổn định nên bố mẹ em hầu như không có khả năng gửi tiền về, 4 chị em phải tự trang trải. Ngoài giờ học, em cùng các em đi bắt ốc, mò cua, mót khoai để ăn. Có nhiều hôm, mấy chị em phải ăn cơm với muối. Rồi được bác hàng xóm mách nước, em đạp xe lên thôn Đông Hồ - cách nhà 7km xin làm hàng mã thuê. Sáng 4h em phải thức dậy nấu cơm cho các em ăn, rồi đi làm thuê đến 11h trưa về lo cơm nước cho các em để chiều còn đi học. Để có gạo ăn, một mình em làm 2 sào ruộng, tất bật từ sáng đến khuya…”. Liên bùi ngùi nhớ lại.

Hành trình “làm mẹ, làm cha” nuôi các em ăn học của Liên thấm thoắt cũng đã 9 năm. 9 năm lưu lạc nơi xứ người, thảng hoặc lắm bố mẹ mới có tiền gửi về cho chị em Liên. Mọi gánh nặng dồn lên vai cô bé có dáng người nhỏ nhắn, nước da ngăm đen vì mưu sinh.

“Năm nay cả 4 chị em em đều bận học nên thu nhập vì thế cũng hạn hẹp hơn nhiều. Trước hôm lên Hà Nội làm thủ tục thi đại học, em phải đến “vay nóng” cô chủ nơi em làm thuê 200.000 đồng, làm thủ tục thi đã hết gần 1 nửa. Phần còn lại quá ít ỏi, không đủ để thuê chỗ trọ, em đành chọn giải pháp sáng đi tối về nhà. May có chị hàng xóm sáng phải ra Hà Nội giao đậu phụ từ 3 giờ, chị cho em đi nhờ đến Đại học giao thông vận tải, rồi tự em đi bộ đến điển thi. Chiều nay thi xong em tự bắt xe bus về. Sáng mai lại đi nhờ chị ấy…”.

“Em thích trở thành giáo viên hoặc bác sĩ, em cũng thích làm kinh tế nhưng nghe nói học trường kinh tế tốn nhiều tiền lắm mà nhà em thì không có điều kiện. Thế nên lựa chọn thích hợp nhất trong hoàn cảnh gia đình em là thi vào sư phạm. Vì thế em đăng ký vào Đại học sư phạm Hà Nội để thực hiện ước mơ của mình. Sáng nay em làm bài cũng khá tốt. Em sẽ cố gắng học hành để sau này kiếm được nhiều tiền cho các em em được mặc quần áo đẹp và để bố mẹ em không phải bôn ba kiếm sống nữa”.

Tôi hỏi em về chuyện ăn uống trong 2 ngày thi, em cười buồn “Buổi sáng trước khi đi bà ngoại đem đến cho em gói xôi để trưa ăn. Nhưng em để ở nhà cho các em có cái ăn, em Điệp thích nhất món xôi bà nấu. Mà em lo thi nên cũng chẳng ăn được gì đâu chị ạ. Nhịn cho nhẹ bụng..”.

Nói rồi em lại đưa đôi mắt ầng ậc nước nhìn những bạn thí sinh khác được bố mẹ chăm bẵm, hỏi han: “Đã 9 năm rồi mấy chị em em thiếu bàn tay chăm lo của bố mẹ. Em thèm một bữa cơm đoàn viên, thèm cả những lời mắng mỏ của bố mẹ. Em lo lắm, nếu em thi đậu đại học, không biết mấy chị em em sẽ xoay sở thế nào..”.

Chia tay Liên, tôi không khỏi bùi ngùi cho hoàn cảnh của em.Thật đáng khâm phục biết bao sự can đảm, vượt lên chính mình của cô bé Liên- một cô bé mới 17 tuổi mà đã 9 năm trôi qua thay cha mẹ giữ vai trò trụ cột của gia đình. Hành trình đến với giảng đường đại học của em còn rất gian nan khi mà cái nghèo còn luẩn quẩn, đeo bám. Liên và các chị em của em đang cần lắm bàn tay chia sẻ của cộng đồng.
      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Dù trời mưa to hay nắng gắt, sinh viên tình nguyện vẫn có mặt tại những nơi vất vả nhất để bảo đảm kỳ thi diễn ra an toàn và suôn sẻ.

Ngày thi cuối cùng của đợt 3 kỳ thi ĐH, CĐ năm 2012 đã hết. Để làm nên thành công của những đợt thi đại học trong năm nay không thể không kể đến công sức cống hiến thầm lặng của những tình nguyện viên "áo xanh". Trong công việc, các nữ sinh viên vẫn rạng ngời vẻ đẹp của tuổi trẻ, của lòng nhiệt huyết tuổi 20.

Cùng VTC News ngắm nhìn những gương mặt tình nguyện viên ấn tượng nhất mùa thi ĐH, CĐ năm 2012:

Những hình ảnh xúc động trong mùa thi đại học Ngoai_thuong_-3
Nữ sinh ĐH Ngoại thương rạng rỡ dưới nắng hè nóng như thiêu đốt

Những hình ảnh xúc động trong mùa thi đại học Tinh-nguyen-vtcvn-25
Nữ sinh ĐH Giao thông vận tải không ngại khó khăn khi tham gia phân luồng giao thông dưới cơn mưa nhẹ

Những hình ảnh xúc động trong mùa thi đại học Tinh-nguyen-vtcvn-18_1
Nữ sinh ĐH Bách Khoa cũng không kém phần duyên dáng dưới nắng hè

Những hình ảnh xúc động trong mùa thi đại học Phu-huynh-vtcvn-51
Nữ sinh trường ĐH KHXH-NV "đội mưa" để tiếp sức cho sĩ tử

Những hình ảnh xúc động trong mùa thi đại học Tinh-nguyen-vtcvn-16
Từng hàng dài sinh viên tình nguyện tạo ra các dải phân cách để phân luồng giao thông

Những hình ảnh xúc động trong mùa thi đại học Tinh-nguyen-vtcvn-19
Công việc khá vất vả nhưng các nữ sinh xinh đẹp vẫn rạng ngời

Những hình ảnh xúc động trong mùa thi đại học Tinh-nguyen-vtcvn-8
Hay trở thành hướng dẫn viên cho những vị khách nước ngoài lần đầu tới Việt Nam

Những hình ảnh xúc động trong mùa thi đại học Tinh-nguyen-vtcvn-12
Nữ sinh ĐH Kinh Doanh Công nghệ cũng rất nhiệt tình trông giữ đồ cho các thí sinh

Những hình ảnh xúc động trong mùa thi đại học Tinh-nguyen-vtcvn-5
Dưới nắng hè chói chang, nụ cười của nữ sinh viên tình nguyện như thêm phần rạng rỡ

Những hình ảnh xúc động trong mùa thi đại học Tinh-nguyen-vtcvn
      
thầy giáo làng
thầy giáo làng Mod

Cấp bậc: Mod

Giới tính : Nam

Bài viết : 835

Danh vọng : 1332

Uy tín : 183

Đạp xe 300km từ Nghệ An ra Hà Nội thi đại học

Với một chai nước và vài chiếc bánh mỳ không, cậu học sinh nghèo Nguyễn Văn Thuận (Yên Thành, Nghệ An) đạp xe 300 km ra Hà Nội để thi đại học.

Sáng 3/7, trên Quốc lộ 1A (đoạn thuộc thôn Yên Phú, xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, Hà Nội) có một cậu thanh niên đi xe đạp, mặt tái đi vì mệt mỏi vào xin nước uống và ngồi nghỉ nhờ ở nhà dân ven đường. “Sắp đến nơi rồi, cố lên!”, Thuận tự nhủ.

Xét ở tiêu chí về thể lực, có lẽ Nguyễn Văn Thuận hoàn toàn có thể được tuyển thẳng vào trường Sỹ quan Lục quân I (nơi em đăng ký dự thi). Xuất phát ở quê (huyện Yên Thành, Nghệ An) từ 1h trưa, đến 9h30 sáng hôm sau Thuận đã đến huyện Thanh Trì, Hà Nội.

300km đạp xe với chỉ một chai nước và vài cái bánh mỳ không. Lúc mệt thì dắt, đỡ mệt lại đạp. 30.000 đồng tiền dành dụm khi mang đi, đến Hà Nội vẫn còn tận… 10.000 đồng cho 2 ngày rưỡi ăn ở và lượt đi về.

Trên đường đi, Thuận còn vạch sẵn một kế hoạch “tác chiến” rất cụ thể về nơi ăn, chốn ở khi đi thi tại Hà Nội. Rất đơn giản, ăn vẫn là bánh mỳ không, nước lọc uống hết thì xin, ở thì nếu có đình chùa nào gần điểm thi thì xin ngủ nhờ, không có thì ngay cổng trường thi, dưới cột đèn cao áp cũng là tốt lắm rồi.

Thế nhưng “kế hoạch” đó đã không thành. “Sáng hôm đó, khi xuống địa bàn, gặp trường hợp của Thuận, biết hoàn cảnh và cuộc 'hành quân dã chiến' của em, tôi quyết định sẽ giúp đỡ ngay để Thuận có thể đến địa điểm thi tận huyện Thạch Thất cho kịp giờ”, Đại uý Nguyễn Quốc Khánh, Công an phụ trách xã Liên Ninh (CAH Thanh Trì) cho biết.

Được sự giúp đỡ tận tình của bà con và đặc biệt là đồng chí Trần Trọng Dực, Ủy viên Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội là một người dân xã Liên Ninh, nên hai đêm qua Thuận được ăn nghỉ trong phòng trọ đàng hoàng. Chắc chắn đó là những giấc ngủ mà Thuận không thể nào quên.

“Em quá may mắn khi gặp được bác Dực, chú Khánh, và cả những người mà em còn chưa biết tên trên đường em ra thi. Không có các bác, các cô, các chú cũng chẳng biết em còn sức mà làm bài nữa không”, Thuận cảm động khi nhớ lại những vất vả đã qua.

“Quê em là vùng đất mà cứ nắng thì hạn, mưa lại ngập. Gia đình thuần nông, dưới em còn một em trai 8 tuổi nữa, cũng hoàn cảnh anh ạ. Bố mẹ không muốn em đi thi đại học vì nếu đỗ biết lấy đâu tiền mà học” - Thuận khẽ nói. Ấy vậy mà Thuận vẫn quyết phải thi đại học bằng được. Được sự động viên của thầy cô giáo, tự tin vào lực học của mình Thuận chọn trường Sỹ quan Lục quân I, vì nếu đỗ bố mẹ sẽ không phải lo học phí.

“Nếu không đỗ, em ở quê kiếm việc gì làm phụ bố mẹ, vừa làm vừa ôn, năm sau nhất định phải thi tiếp vì chỉ có học em mới đi được thật xa trên đường đời” - Thuận nói, mặt rắn rỏi. Chắc chỉ có quyết tâm sắt đá ấy mới giúp cậu học sinh có vóc người nhỏ nhắn, hiền khô này đạp xe cả quãng đường dài đến thế.

Sau khi kết thúc môn thi cuối cùng, Thuận vui vì làm bài tốt rồi lại vội vã trở về ngay. Có khác là lần này em về bằng ô tô. Đích thân Đại uý Nguyễn Quốc Khánh đưa em ra tận bến xe. Thuận run run tâm sự rằng cuộc sống còn rất nhiều khó khăn nhưng em sẽ nỗ lực để vượt qua tất cả bởi bên cạnh em luôn có sự thương yêu của gia đình, thầy cô, bạn bè, và em sẽ không đầu hàng trước những khó khăn nào để xứng đáng với tấm lòng của những người đã giúp đỡ em hết mình trên hành trình khó khăn đầu đời.

Những hình ảnh xúc động trong mùa thi đại học 576092
vừa trở về sau kỳ thi ĐH, Thuận đã phải ra ngay chợ Vinh để kiếm việc làm phụ giúp gia đình

Theo An ninh Thủ đô
      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất