Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

thầy giáo làng
thầy giáo làng Mod

Cấp bậc: Mod

Giới tính : Nam

Bài viết : 835

Danh vọng : 1332

Uy tín : 183


Sau 4 ngày coi thi ở Định Quán trở về, cảm giác vui và thỏai mái về 1 kỳ thi nghiêm túc mà thỏai mái chưa tan thì đã nghe tin về sự cố ở Bắc Giang. Cảm giác lại chán chường, hụt hẫng... Công việc tâm huyết của bao nhiêu thầy cô giáo và các cấp quản lý lại bị 1 số kẻ tha hóa biến thành 1 trò lừa đảo... Tấm bằng tốt nghiệp mà biết bao em học sinh phải trả giá bằng bao mồ hôi công sức đã bị những kẻ này làm mất đi rất nhiều giá trị, bởi vì họ đã cố tình trộn lẫn vào trong đó những sản phẩm giả hiệu, kém phẩm chất...

Mấy ngày nay cứ suy nghĩ lan man mãi mà không dứt ra được về những bước thăng trầm của nghề dạy học qua các kỳ thi tốt nghiệp THPT. Topic này có thể xem như là những suy tư và tâm sự về nghề nghiệp của thầy giáo làng để chia sẻ cùng bạn bè gần xa, những người bạn luôn quan tâm chia sẻ vui buồn cùng với mình và cũng hết sức lo lắng đến sự nghiệp “bách niên chi kế" (mạc như thụ nhân) cho con em của mình.

      
DuyHung
DuyHung Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1260

Danh vọng : 2272

Uy tín : 32

Là kẻ ngoại đạo trong sự nghiệp “bách niên chi kế", tôi vẫn tin còn rất nhiều thầy giáo tâm huyết với nghề nghiệp, vẫn còn rất nhiều em học sinh học hành rất nghiêm túc.
      
thầy giáo làng
thầy giáo làng Mod

Cấp bậc: Mod

Giới tính : Nam

Bài viết : 835

Danh vọng : 1332

Uy tín : 183


Cách đây 6 năm, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT ngày 2/6/2006 đã xảy ra sự kiện Đổ Việt Khoa. Sự bê bối đến mức không thể tưởng tượng của 1 hội đồng thi được phơi bày trước công luận. Cùng với bức tranh ảm đạm của thực trạng giáo dục là sự "lóe sáng" của 1 "người đương thời" được tôn vinh, ca ngợi...

Không biết có liên quan hay không nhưng ngay trong tháng 6/2006 đã có 1 sự thay đổi rất bất ngờ của ngành GD: BT Nguyễn Minh Hiển bị thôi chức và thay thế ông ta là 1 gương mặt hòan tòan mới - Phó chủ tịch UBND thành phố HCM Nguyễn Thiện Nhân.

Đảm nhiệm 1 trong những chiếc ghế nóng của chính phủ trong 1 tình thế nóng bỏng của ngành, BT Nguyễn Thiện Nhân đã có hàng lọat những chính sách và phong trào mang tính đột phá mà nổi bật nhất là siêt chặt kỷ cương trong các kỳ thi với những biện pháp như: tăng cường thanh tra, giám thị từ các trường ĐH, CĐ; chấm chéo bài thi giữa các tỉnh... Ngay kỳ thi sau đó, tác dụng của các biện pháp trên đã được thấy rõ qua tỉ lệ đỗ tôt nghiệp của hầu hết các tỉnh đều... giảm (thậm chí có trường không có HS nào đỗ!!!). Tuy thành tích có giảm nhưng đa số dư luận đều có phản ứng tích cực bởi dường như sự gian dối đã phần nào được đẩy lùi và nhất là, sau đó, hầu hết các trường THPT đều đã nghiêm túc thật sự trong việc tổ chức dạy học, phụ đạo, ôn thi cho học sinh. Những người làm GD thật sự tâm huyết và trung thực đã bắt đầu phấn khởi, lạc quan... Thế nhưng...

      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Theo em, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đầy mạnh tận gốc việc cải cách giáo dục để sớm loại bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT nhằm giảm bớt áp lực thi cử cho học sinh và xã hội.

Nghĩ lan man nhân sự cố trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012 ở Bắc Giang 12061119
      
thầy giáo làng
thầy giáo làng Mod

Cấp bậc: Mod

Giới tính : Nam

Bài viết : 835

Danh vọng : 1332

Uy tín : 183


Nghĩ lan man nhân sự cố trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012 ở Bắc Giang 580062_476424272384325_1277281638_n

Năm nay (2012), trường mình đỗ tốt nghiệp 100%. Chẳng biết nên vui hay buồn đây.???

      
thầy giáo làng
thầy giáo làng Mod

Cấp bậc: Mod

Giới tính : Nam

Bài viết : 835

Danh vọng : 1332

Uy tín : 183


Đến hôm nay thì bức tranh kỳ thi TN THPT 2012 đã hiện lên khá rõ nét. Tỉ lệ tốt nghiệp của hầu hết các tỉnh thành đều từ 99% trở lên!!! Tuy nhiên, điều trớ trêu là 2 TP Hà Nội và HCM đều đạt mức thấp hơn con số phổ biến đó. Kết quả tốt nghiệp đó đã phản ánh điều gì? Phải chăng GD phổ thông đã đạt đến đỉnh cao thành tích đến độ khó có thể tốt hơn được? Và các địa phương càng khó khăn, thiếu thốn về điều kiện dạy, học thì sẽ có kết quả càng cao???
      
Souvenir
Souvenir Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 556

Danh vọng : 646

Uy tín : 42

Nghĩ lan man nhân sự cố trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012 ở Bắc Giang Copyof10

Cũng cần phải nói thêm rằng:

- Năm đầu tiên thực hiện "hai không" (năm 2007), tỉ lệ đỗ tốt nghiệp của Trường THPT dân lập Đồi Ngô là 6,29%, là một trong những trường có tỉ lệ đỗ thấp nhất tỉnh Bắc Giang. Sau 5 năm thực hiện cuộc vận động "hai không", tỉ lệ đỗ tốt nghiệp của Trường THPT dân lập Đồi Ngô đã lên đến 97,77% vào năm ngoái (2011), nhưng vẫn là một trong những trường có tỉ lệ đỗ tốt nghiệp thấp nhất tỉnh này.

- Năm nay, sau việc lộ diện clip tiêu cực phòng thi, tỉ lệ tốt nghiệp của trường là 78,39%. Đây là trường THPT có tỉ lệ tốt nghiệp thấp nhất tỉnh Bắc Giang.
      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Còn nữa nè: “Học sinh trường đậu tốt nghiệp THPT 100% không cần dò kết quả” ở Trường THPT Mang Thít (Vĩnh Long). Học sinh trường này cho biết: Ngày 16/6, khi hay tin có điểm thi tốt nghiệp, các em đến trường nhưng không xem được điểm thi mà chỉ đọc được thông báo do Hiệu trưởng ký tên đóng dấu có nội dung:

Nghĩ lan man nhân sự cố trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012 ở Bắc Giang Thong-10
Ảnh: Thanh Dũng
      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

Ngày 18/62012, nhiều địa phương tiếp tục công bố kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012. Trong đó, rất nhiều địa phương đạt tỉ lệ tốt nghiệp trên 99%. Đáng chú ý là Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (huyện miền núi Sơn Tây tỉnh Quảng Ngãi) đã đạt tỉ lệ tốt nghiệp 100% (năm 2007 trường từng không có học sinh nào đỗ tốt nghiệp, thường được gọi là trường 0%).

Nghĩ lan man nhân sự cố trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012 ở Bắc Giang 6_48_110
Thí sinh đang quay bài tại Hội đồng thi trường THPT DL Đồi Ngô (Bắc Giang)

Ngày 19/6/2012, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục đã ra thông báo về Kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012. Theo đó, tổng số thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT năm 2012 là 940.225/963.051, đạt tỉ lệ 97,63%.
      
thầy giáo làng
thầy giáo làng Mod

Cấp bậc: Mod

Giới tính : Nam

Bài viết : 835

Danh vọng : 1332

Uy tín : 183

Nghĩ lan man nhân sự cố trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012 ở Bắc Giang Flag_r10
Người đưa đò đã viết:
Theo em, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đầy mạnh tận gốc việc cải cách giáo dục để sớm loại bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT nhằm giảm bớt áp lực thi cử cho học sinh và xã hội.

Nghĩ lan man nhân sự cố trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012 ở Bắc Giang 12061119
Mời bạn tham khảo ý kiến sau đây:

http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/dien-dan/76896/xin-dung-bo-thi-tot-nghiep-thpt.html

Xin đừng bỏ thi tốt nghiệp THPT


Nhân vụ việc ở Đồi Ngô, Bắc Giang, nhiều ý kiến bày tỏ nên bỏ thi tốt nghiệp THPT. Từ thực tiễn dạy học ở cơ sở, ông Vũ Quốc Lịch – GV Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam có bài viết nêu quan điểm phải duy trì cuộc thi quan trọng này. Thi hay không thi tốt nghiệp THPT là một việc hệ trọng. VietNamNet xin đăng tải nguyên văn bài viết và mong nhận được nhiều ý kiến phản hồi của độc giả trên cả nước.

Tôi thấy so với trước, học trò thời nay thông minh hơn, năng động hơn, nhưng cũng “quái” hơn và thực dụng hơn rất nhiều. Xưa thầy bảo gì trò nghe nấy. Giờ trò nghe có chọn lọc, kênh thông tin không chỉ ở người thầy, thậm chí trò còn phán xét thầy. Xưa học trò ít khi có hiện tượng quay cóp, nếu có thì cũng chỉ biết dùng các tài liệu “thô” như quyển vở, quyển sách. Nay thì có cả một công nghệ hiện đại phục vụ quay cóp. Máy in, máy photocopy tạo ra các phao thi “ruột mèo” giờ cũng là bình thường. Giờ họ sử dụng phương tiện thu phát để nhận thông tin từ ngoài phòng thi, dùng điện thoại di động đời cao, iPad để quay cóp, dùng tín hiệu mooc-xo để trao đổi bài, hay dùng kí hiệu tay cụp tay duỗi, sờ tai vuốt tóc … để thông tin cho nhau mã đề, đáp án đề thi trắc nghiệm – một chiêu đơn giản mà làm không ít giám thị phải bó tay. Phòng thi lặng im như tờ mà thực ra vẫn đang có sự trao đổi.

Học trò xưa được giáo dục “học đều”, ít chú ý đến khái niệm môn “chính”, môn “phụ”, nhưng giờ thì rất khác. Ở bậc PTTH hiện nay, trước khi Bộ GD&ĐT công bố môn thi tốt nghiệp thông thường học trò dành 70-80% quỹ thời gian và công sức đầu tư cho môn mà các em sẽ thi đại học. Nếu thi khối A các em sẽ chỉ quan tâm đến toán, lí, hóa, có chăng thêm nữa là ngoại ngữ. Có học sinh hầu như không quan tâm đến các môn còn lại, lên lớp có mặt chỉ là để điểm danh, ghi bài chỉ là hình thức. Nên mới có hiện tượng giờ sử thì học toán, giờ sinh thì học hóa … là các môn các em vừa học trên lớp vừa học thêm ở các trung tâm với quá nhiều bài tập.

Cá biệt có những học sinh làm các cô giáo trẻ dạy giáo dục công dân, dạy sử phải phát khóc lên vì cô bỗng mất hết cả tình yêu nghề nghiệp khi mà lần nào gọi học sinh lên kiểm tra cũng chỉ nhận được câu trả lời “em chưa học”. Ra câu hỏi thật dễ chỉ với mục đích giải cứu cho em kiếm điểm vậy mà em cũng không có chút ý niệm nào để trả lời. Theo quy chế học sinh như vậy thì cứ cho điểm kém nhưng cô lại không nỡ. Và thế là cuối học kì khi chuẩn bị tổng kết điểm cô giáo bộ môn và cả cô chủ nhiệm phải gọi bố mẹ giục em mới làm vài bài tập sưu tầm để có điểm.

Qua khảo sát tỉ lệ đăng kí thi vào đại học, cao đẳng, thí sinh thi khối C chỉ có khoảng 1%. Ngay ở các trường chuyên, học sinh vào học văn, sử, địa thì cũng chỉ vì muốn có môi trường học tốt chứ chưa phải vì yêu thích môn học của mình. Thời gian dành cho các môn xã hội vì thế không nhiều.

Chất lượng học các môn xã hội của học sinh chúng ta đang rất thấp. Không chỉ là sự hiểu biết về lí luận văn học hay một tác phẩm văn học mà đơn giản chỉ là viết một lá đơn thôi nhiều em cũng không biết phải trình bày ra sao. Còn lịch sử và địa lí thì cái nọ nhầm sang cái kia. Cơ bản đến như đề thi lịch sử năm nay là trình bày ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám, nội dung cơ bản của Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam vậy mà nhiều học sinh vẫn không làm được. Thậm chí có thí sinh còn trình bày nhầm sang ý nghĩa chiến dịch Điện Biên Phủ - một điều thật khó tưởng tượng nổi.

Kết thúc một cuộc thi, người ta lại lí giải vì sao học sinh học văn, học sử lại tệ hại thế. Và nhiều người lại đổ tội cho chương trình, cho nội dung sách giáo khoa… Theo tôi có một lí do quan trọng là người học khối C ít có cơ hội quá. Mà thí sinh thì thực dụng, họ chỉ để tâm đến các môn liên quan đến kì thi quyết định của họ mà thôi.

Có học phải có thi. Tổ chức thi đương nhiên là tốn kém, nhưng cái được cũng không hề nhỏ. Thi để đánh giá, kiểm chứng chương trình, nội dung dạy học, phương pháp dạy của thày và kết quả lĩnh hội của trò ra sao… Hiển nhiên rằng kì thi phải huy động bao nhiêu giáo viên và người phục vụ, tiêu tốn bao nhiêu tiền thì đều là các con số rất cụ thể dễ định lượng, còn cái được lại thuộc lĩnh vực trừu tượng khó tính đếm đòi hỏi phải có sự suy xét thấu đáo, một tầm nhìn chiến lược.

Chúng ta đã bỏ kì thi tốt nghiệp tiểu học và THCS. Dư luận từng kêu ca học sinh đã vào lớp 1 rồi thì đương nhiên sẽ tốt nghiệp tiểu học dù có em chẳng biết đọc biết viết (ví dụ báo chí đã đưa tin về học sinh một số trường THCS ở Gia Rai, Bình Thuận, Quảng Ngãi …) , và đã vào lớp 6 rồi thì không thể không tốt nghiệp THCS (?)

Tôi băn khoăn tự hỏi tại sao lại có ý nghĩ thi tốt nghiệp nếu đỗ gần như 100% thì chẳng nên thi nữa làm gì. Theo cách suy diễn đó thì có lẽ ta nên bỏ luôn cả khâu xét duyệt tốt nghiệp tiểu học và THCS bởi có mấy em trượt đâu mà phải xét duyệt cho nhiêu khê, phiền phức (!)

Tại sao thấy tiêu cực trong thi cử ta lại nghĩ là phải bỏ thi mà không nghĩ phải chấn chỉnh lại làm sao cho hết tiêu cực hoặc giảm thiểu tiêu cực trong thi cử. Kẻ làm tiêu cực để mong được tốt nghiệp và tốt nghiệp với tỉ lệ cao. Ta thấy tiêu cực mà nản, mà bỏ thi, cho tốt nghiệp luôn thì có khác gì ta đầu hàng tiêu cực?

Trộm nghĩ nếu dùng công nghệ cao để gian lận, để tiêu cực thì phải xử nghiêm, thậm chí thí sinh đó trong 5-10 năm kế tiếp không được dự thi cấp tương đương. Còn dùng công nghệ cao để vạch tiêu cực thì phải được hoan nghênh, trọng thưởng. Có lẽ từ vụ Đồi Ngô ta nên nghĩ đến một hình thức mới là sử dụng công nghệ cao để giám sát thi cử, tôi nghĩ nếu giám thị làm đúng chức trách thì đâu sợ áp lực gì.

Từ vụ Đồi Ngô, việc có nên duy trì kì thi tốt nghiệp THPT hay không lại được xới lên. Nhiều người trong đó có cả các học giả uy tín lên tiếng nên bỏ kì thi quan trọng này đã làm dư luận hoang mang thật sự. Học sinh giờ tinh ý lắm, môn không phải thi thì học chỉ để cho vui. Và môn dù phải thi nhưng nếu thày cô dễ dãi coi thi không nghiêm túc là thôi ngay không chịu học. Nhà trường là môi trường để trang bị tri thức và rèn luyện ý thức cho học sinh. Ý thức đó được rèn luyện qua cả quá trình dạy học mà trong đó các cuộc thi là một phần tất yếu. Nếu một ngày nào đó cả bậc phổ thông chẳng cần có cuộc thi nào thì rồi sự thể sẽ ra sao?

Học sinh học qua chương trình phổ thông mà không biết dùng lời văn tiếng Việt để trình bày ý tưởng của mình, không nhớ và không biết ý nghĩa các sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc, không biết vị trí và vai trò của các vùng lãnh thổ của đất nước … thử hỏi điều đó có quan trọng không, có cần chấn chỉnh không?

Một thực tế là ngoài các môn văn, toán, ngoại ngữ, học sinh và cả phụ huynh thường đợi đến khoảng 26-3 hàng năm, khi Bộ GD&ĐT công bố môn thi tốt nghiệp THPT để đầu tư cho con em mình học ôn các môn thi tốt nghiệp còn lại. Nếu không còn thi tốt nghiệp tất nhiên cũng không còn việc đầu tư đó nữa. E rằng không chỉ chất lượng dạy học các môn xã hội mà cả các bộ môn khác cũng sẽ đi xuống, và đấy sẽ là bước thụt lùi nghiêm trọng mà hậu quả thật khó lường.

Từ thực tiễn dạy học ở trường phổ thông, chúng tôi khẩn thiết mong Bộ GD&ĐT, các cơ quan chức năng, các nhà hoạch định chính sách nhìn nhận thấu đáo sự việc để có cách cải tiến việc thi cử cho tốt hơn chứ không nên xóa bỏ kì thi vô cùng quan trọng này.

Cũng không nên đánh đồng, hợp nhất 2 kì thi TNPT và thi vào đại học. Vì thật dễ nhận thấy 2 cuộc thi này có tiêu chí hoàn toàn khác nhau: một bên là để công nhận có trình độ học vấn phổ thông, còn một bên là để chọn người giỏi vào học tập nghiên cứu trong các ngành nghề phù hợp.

Theo vietnamnet
      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Em cũng xin mời bác tham khảo bài viết này:

Những ngày này, việc xử lý sai phạm clip tiêu cực ở THPT Đồi Ngô (Bắc Giang) cũng đã được công bố. Cùng với đó, những tỷ lệ đỗ tốt nghiệp tại khắp các tỉnh thành đã được niêm yết với tỷ lệ gần như tuyệt đối… Nhưng thay vì vui mừng là nỗi thất vọng của chính người trong cuộc…

Nghĩ lan man nhân sự cố trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012 ở Bắc Giang Images658159_94fdc300299498.img
Dễ dàng vượt qua kỳ thi Tốt nghiệp

Từ 0% tới tỷ lệ đỗ 100%

Xu thế chung của các tỉnh thành năm nay, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT đều tăng và có những nơi xấp xỉ đạt con số tuyệt đối như Hưng Yên, Hải Phòng...

Ỏ miền Bắc, dẫn đầu là tỉnh Ninh Bình với tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT và hệ giáo dục thường xuyên lần lượt là 99,9% và 99,3%. Bắc Giang cũng đã công bố tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt mức cao: 99,4 %, chỉ riêng trường THPT DL Đồi Ngô giảm gần 20% tỷ lệ đỗ tốt nghiệp so với năm 2011. Dẫn đầu tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long là thành phố Cần Thơ, đạt 99,8% ở hệ trung học phổ thông và hệ giáo dục thường xuyên đạt 78,5%. Tại khu vực miền Trung, thành phố Đà Nẵng đạt tỷ lệ 99,5% và chỉ có 50 thí sinh trượt tốt nghiệp THPT. Thừa Thiên - Huế có tỉ lệ đỗ tốt nghiệp cao nhất từ trước đến nay với khối THPT là 99,7%, khối bổ túc THPT đạt 96,8%...

So với năm ngoái, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp năm nay của các địa phương đều tăng, trong đó số trường có tỷ lệ đỗ 100% cũng nhiều hơn, như Hải Phòng 41 trường; Bình Định có 32 trường trung học phổ thông và 5 trung tâm giáo dục thường xuyên đạt tỷ lệ 100%. Cà Mau có đến 16 trường trung học phổ thông và 2 trường thuộc hệ giáo dục thường xuyên tốt nghiệp đạt 100%.

Quảng Ngãi có 30 trường, đặc biệt, sau 5 năm, một ngôi trường năm 2007 từng mang “danh” đậu tốt nghiệp 0% tại Quảng Ngãi đã tiến bộ vượt bậc để đạt kỳ tích tốt nghiệp 100%...

Có tin được không?

Với những kết quả như trên, nhiều “người trong cuộc”, các nhà giáo đều bày tỏ sự thất vọng thay vì vui mừng. GS Nguyễn Lân Dũng chua xót gọi kết quả này là “hài hước” vì cho rằng với 6 môn thi, gần 100% học sinh đều vượt qua là điều không tưởng.

PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh Hà Nội cho rằng, năm 2007, khi thực hiện “Hai không”, tỷ lệ tốt nghiệp chỉ hơn 60%, năm 2011 đã tăng trở lại mức cũ trước 2007 và năm nay cao hơn năm trước. PGS Văn Như Cương nhấn mạnh nếu có tới 99% số tỉnh thành có tỷ lệ tốt nghiệp từ 95 đến 99,9% là điều nguy hiểm vì xã hội sẽ không còn tin vào những con số, tin vào kỳ thi tốt nghiệp nữa.

GS Phạm Minh Hạc cũng cho rằng con số này hoàn toàn không đáng tin. Thực tế, nếu việc dạy và học trong nhà trường thực sự tích cực thì việc mỗi năm tỷ lệ tốt nghiệp tăng vài phần trăm đã là khó, nếu tăng như hiện nay thì tất yếu sẽ đem lại nhiều hoài nghi. Vấn đề là Bộ phải nhìn thẳng vào sự thật và nói đúng sự thật đó, có như vậy dư luận, người dân mới tin. Còn nói đã làm rất tốt rồi, tỷ lệ tốt nghiệp 100% thì chắc chắn không ai tin cả.

Tỷ lệ tốt nghiệp chỉ là kết quả cuối cùng thôi, còn trong quá trình thực hiện như thế nào thì chỉ những người thực hiện là hiểu rõ, có những chuyện họ sẽ không bao giờ công bố”. GS Hạc phân tích: “Một kỳ thi quốc gia, hàng triệu thí sinh và hàng chục nghìn giám thị. Đội ngũ lớn như vậy là rất phức tạp, chỉ xảy ra 1% vi phạm đã là hàng chục nghìn người. Con số lớn như vậy cộng với tâm lý xuê xoa, muốn có tỷ lệ tốt nghiệp cao mà giữ được trọn vẹn thì khó lắm.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng thẳng thắn, nếu chúng ta cùng quan niệm thực học, thực nghiệp, học cho mình chứ không phải để đối phó với thi cử; nếu chúng ta có một đội ngũ thầy cô giáo tận tâm và biết làm gương thì chúng ta sẽ có một thế hệ học sinh chăm chỉ học tập. Việc xét lên lớp hằng năm và cuối cùng là chuyện tốt nghiệp hay phải lưu ban là do các thầy cô giáo đề nghị và hiệu trưởng quyết định. Giám đốc sở chỉ cần kiểm tra sự trung thực của từng trường rồi ký bằng tốt nghiệp THPT. Sau đó tùy năng lực mà học sinh tự chọn ra đời ngay hay là thi vào loại trường nào.
      
Puzzle
Puzzle Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 455

Danh vọng : 748

Uy tín : 83

Các bác ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh nên chọn phương án dời nhà nếu muốn con mình thi đậu tốt nghiệp THPT vì:

Cả Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều rơi vào nhóm địa phương có tỉ lệ đỗ tốt nghiệp thấp hơn bình quân của cả nước. Với hệ THTP, Hà Nội “chỉ” đỗ 98,24%; TP Hồ Chí Minh còn thấp hơn (98,18%).

Tỉ lệ này khiến Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đứng chung danh sách với các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Nghệ An, Quảng Trị, Bình Thuận (những địa phương có tỉ lệ đỗ trên 98% và dưới 99%).

Nghĩ lan man nhân sự cố trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012 ở Bắc Giang Thi-si10
Ảnh minh họa của Khánh Hiền
      
Souvenir
Souvenir Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 556

Danh vọng : 646

Uy tín : 42

Nghĩ lan man nhân sự cố trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012 ở Bắc Giang Flag_r10
Puzzle đã viết:Các bác ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh nên chọn phương án dời nhà nếu muốn con mình thi đậu tốt nghiệp THPT...
Nếu bạn nào có nhu cầu chuyển trường cho con, đề nghị liên hệ với Cư lùn vì 3 lý do sau:

- Thứ nhất, tỉnh Thừa Thiên - Huế có tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT là 99,7%.

- Thứ hai, tui nghe nói hắn ta có 2 căn nhà (1 ở Huế và 1 ở Hương Thủy) có thể cho các cháu tá túc để ăn học được.

- Thứ ba, Nhà chùa là nơi chuyên nhận đồ cúng mà còn phải đem bia ra cúng để hắn đãi tên Hưng ghẻ thì... các cháu gửi cho hắn bảo đảm "đậu tốt nghiệp 100% không cần dò kết quả".

Nghĩ lan man nhân sự cố trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012 ở Bắc Giang Img_0613
      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Còn đây là ý kiến của em Nguyễn Nguyệt Minh (học sinh lớp 12H, trường THPT Chuyên ngoại ngữ, ĐH Quốc Gia HN) thủ khoa của TP Hà Nội (58 điểm):

Dù rất vui về kết quả nhưng thủ khoa của TP Hà Nội vẫn thẳng thắn nhìn nhận kỳ thi tốt nghiệp có thể chuyển sang hình thức khác. Bởi "em nghĩ thay vì thi tốt nghiệp, ngành giáo dục có thể dựa vào kết quả 12 năm học để xếp loại học sinh. Đó là cách đánh giá chính xác nhất".

"Học nhiều và thi nhiều các môn, chưa chắc chúng em đã phát triển được toàn diện như mục đích vốn có của nó. Chương trình hiện nay của bọn em khá nặng với 13 môn học. Với nhiều bạn, để học tốt được các môn là quá sức", Minh lý giải tình trạng ôn thi tốt nghiệp của nhiều học sinh hiện nay.

“Hai kỳ thi là tốt nghiệp và đại học liền kề nhau, bọn em đều hiểu kỳ thi nào mang tính quyết định. Vì thế nhiều bạn học theo kiểu đối phó, tức là trước khi thi, tìm cách nhồi kiến thức vào một cách nhanh nhất và khi thi xong kiến thức cũng vì thế mà… ra một cách nhanh nhất".

Nghĩ lan man nhân sự cố trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012 ở Bắc Giang 13401810
Nguyễn Nguyệt Minh
      
longduc2
longduc2 Năng nổ

Cấp bậc: Năng nổ

Giới tính : Nam

Bài viết : 176

Danh vọng : 295

Uy tín : 57

Người đưa đò đã viết:...thay vì thi tốt nghiệp, ngành giáo dục có thể dựa vào kết quả 12 năm học để xếp loại học sinh. Đó là cách đánh giá chính xác nhất...

Đúng là chính xác nhất! Nhưng với điều kiện là việc tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá, xếp lọai ở các trường phải thực sự nghiêm túc, khách quan... Còn như hiện nay, với những cán bộ QLGD sẵn sàng đồng lõa với những vụ gian lận như ở Bắc Giang thì liệu kết quả đó có chính xác hay không? Thậm chí, nguy cơ tạo điều kiện cho những phi vụ mua bán bằng tốt nghiệp THPT như các vụ hỗn lọan trong các kỳ thi cấp chứng chỉ ngọai ngữ, tin học... trước đây đã dẫn đến tình trạng các lọai chứng chỉ A, B ngọai ngữ, tin học giờ đây chẳng còn ai tin tưởng cả mà phải dựa vào các lọai hình thi cử khác như: IETS, TOEIC .v.v...

Còn mức độ nghiêm túc của các cán bộ QLGD hiện nay thì hòan tòan có thể thấy được qua kết quả kỳ thi vừa rồi.

      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

Mình xin giới thiệu với các bạn một địa chỉ luyện thi vào lớp 10 bảo đảm đậu 100% bằng chính năng lực của các cháu. Đó chính là Lò luyện thi tại gia của anh Phạm Văn Huỳnh, nguyên học viên c2d5 khóa VII Trường Sĩ quan Lục quân 2.

Địa chỉ liên hệ: Phạm Văn Huỳnh, Cần Đước, Long An. Điện thoại di động: 0985512840, điện thoại bàn: 0723882433.
      
1984
1984 Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 201

Danh vọng : 357

Uy tín : 48

Souvenir đã viết:
Nếu bạn nào có nhu cầu chuyển trường cho con, đề nghị liên hệ với Cư lùn vì 3 lý do sau:

.................

- Thứ hai, tui nghe nói hắn ta có 2 căn nhà (1 ở Huế và 1 ở Hương Thủy) có thể cho các cháu tá túc để ăn học được.

.................

Nếu bây giờ hắn giàu như vậy thì các bác làm ơn nhắn dùm hắn trả nợ cho tui mấy đôi giày hồi đó đã bị cái bàn chân có răng của hắn cắn cho thủng mỏ. Nghĩ lại vẫn còn tức, cả năm mới được phát 1 đôi, mình mang hòai thì không sao, còn hắn mang trộm đúng 1 buổi là thủng, mà không phải mình tui là nạn nhân của hắn đâu, còn nhiều người lắm!

      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Xin giới thiệu với các bạn cuộc trao đổi giữa nhà văn Nguyên Ngọc với phóng viên Thư Quỳnh của Báo Đẹp Online:

- Bác ạ, quả như bác nói hôm trước, gần đây đúng là có nhiều đề thi hay thật đấy bác nhỉ, khiến cháu bỗng muốn… được đi học trở lại!

- Chuyện này đúng là đang dần có những chuyển biến tích cực đấy, thật mừng! Bắt đầu có những cuộc phá lệ, “vượt rào” mạnh dạn và thông minh hơn, dám từ bỏ lối ra đề máy móc, giáo điều cũ. Những đề thi không có chỗ cho mấy anh học vẹt hay quay cóp; không chỉ là nơi để các em trả bài mà còn là một dịp giúp các em trải nghiệm…


Nghĩ lan man nhân sự cố trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012 ở Bắc Giang Cafesang_NguyenNgoc
- Và thậm chí, có thể khiến các bậc phụ huynh cũng phải suy nghĩ đấy bác nhỉ? Chẳng hạn như đề thi môn ngữ văn vào lớp 10 chuyên THPT tại Hà Nội vừa rồi*, với câu chuyện về giá trị sống, tình yêu thương đồng loại – không phải trích từ sách khoa khoa mà là từ tủ sách “Quà tặng cuộc sống”. Một đề thi rất dài nhưng một mặt, lại kiệm lời đến nỗi còn không có cả từ: “Em hãy…”, hay bất kỳ một câu cầu khiến nào…

- Và với những đề thi như vậy, chúng ta khỏi lo thí sinh mang tài liệu vào phòng thi, đúng không, khỏi lo tái diễn chuyện “Đồi Ngô” vì lấy đâu ra đáp án chung cho những đề thi tự luận?Chống gian lận trong thi cử, thử hỏi, cách nào hay bằng cách ra đề? Thế nên, theo tôi, không việc gì phải cấm cản chi cho mệt, cứ mặc cho thí sinh được mang tài liệu vào phòng thi thoải mái và vô hiệu hóa điều đó bằng những đề thi tự luận. Trên đời này có biết bao nhiêu thứ để ra đề hay, cũng như có bao nhiêu cách để lĩnh hội thi thức hay giải mã một đề thi mà không nhất thiết phải bằng cách học thuộc…

- Tận tới giờ, bác còn nhớ đề thi nào bác từng gặp và từng thích nó hay không?

- Thời của tôi, người ta ra đề hay lắm. Người ta thậm chí còn ra đề cho cả giáo viên chứ không chỉ học sinh. Chẳng hạn như đầu kỳ, họ đưa cho giáo viên một tờ giấy, trong đó vỏn vẹn mấy cái gạch đầu dòng, ghi mấy cái tên: Nguyễn Du, Tú Xương, Nguyễn Khuyến… (đại loại thế!). Đấy, năm nay tôi cần anh dạy ba ông đấy cho tôi! Còn thì nói gì, nói sao cho đáng tầm về ba “ông lớn” đấy thì đó là việc của anh. Tác giả, tác phẩm, người ta cũng không ham số lượng, và rất linh hoạt trong từng trường hợp. Chẳng hạn, ông “lớn vừa” thì người ta chỉ yêu cầu học trích đoạn, hoặc cùng lắm thì một tác phẩm tiêu biểu, nhưng ông “lớn đùng” thì anh nhất thiết phải đọc toàn tập, không thì đừng mong làm tốt bài thi. Thời thầy tôi - Giáo sư Hoàng Tụy, cả năm người ta cho anh học bao nhiêu thứ, nhưng tới lúc thi tốt nghiệp, đề thi chỉ vỏn vẹn có 9 chữ, đúng 9 chữ: “Thế nào là một con người có văn hóa?”. Chị thấy đề thi có hay không? Hay chứ, bởi nó không chỉ để dùng một lần, mà có thể, còn theo mình suốt cả cuộc đời…

- Song, bác có nghĩ những đề thi kiểu đấy, “rằng hay thì thật là hay”, nhưng cũng có thể tạo ra một thế hệ học sinh… lười học không, vì học mà không để thi thì… học làm gì?

- Nói thật là khi bước chân vào nghề giảng dạy, tôi cũng từng có những lo lắng không đâu như chị. Mới đây thôi, khi tiễn các em sinh viên khóa 2 của trường tôi (ĐH Phan Chu Trinh – Quảng Nam) ra trường, nói thật là trong lòng, tôi cũng nghĩ mông lung lắm! Tôi lo với những con điểm thực chất ấy, những chuyên ngành (không phải “thời thượng” ấy)…, không biết các em có xin việc nổi không. Thế nhưng, thật mừng là nhiều em báo lại rằng: Thầy ạ, nhiều nhà tuyển dụng bây giờ họ thông minh lắm, họ chả thèm nhìn bằng đâu, chả cần biết mình được đào tạo chuyên ngành gì mà chỉ cần đo năng lực qua những cuộc phỏng vấn trực tiếp và theo dõi thái độ làm việc trong mấy tuần đầu. Quả là, nhà tuyển dụng thông thái - đã đành, nhưng đám trẻ ngày nay họ cũng năng động hơn chúng ta tưởng rất nhiều, để mà phải quá lo ngại. Mình hiểu nó chưa bằng xã hội hiểu nó…

- Cho trò điểm thấp vì “tội” viết chệch ra ngoài ô ly, nhưng một mặt cô giáo của con cháu lại rỉ tai cháu: “Nghiêm thì vẫn phải nghiêm thế thôi, chứ lớn lên, cái bàn phím nó làm thay việc hết ấy mà, việc gì phải… viết chữ đẹp!”. Tương tự, là tâm lý trông cậy hết cả vào… google. Thế, theo bác, có gì là bất ổn?

- Đúng là không nên và không thể trông cậy hết cả vào google vì google không phải là ông Thánh trong mọi chuyện. Nhưng đúng là, có những cái, theo tôi, quả cũng không nhất thiết phải để trong đầu làm gì cho rối, không nhất thiết phải ghi lòng tạc dạ. Ông này ông kia sinh năm nào, đỗ tú tài năm nào theo tôi quan trọng gì đâu, có google, việc gì phải học thuộc! Nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến, trong đề thi của họ, tôi thấy còn ghi kèm các công thức toán – là những thứ mà sau này, nếu quên, người ta có thể tra google, không sao hết. Học sử, chẳng hạn, điều quan trọng hơn hết theo tôi là làm sao qua đó mình nắm bắt được các quy luật lịch sử, hiểu được lẽ đời thông qua thế sự trầm luân... Ghi ơn các anh hùng, vỹ nhân, theo tôi không nhất thiết phải bằng việc nhớ các vị ấy sinh năm nào, đánh bao nhiêu trận… mà quan trọng hơn cả, là hiểu được tầm vóc tư tưởng và những đóng góp để đời của họ…

- Nói thật là dù rất yêu quý nhiều tác phẩm của bác (không chỉ trong sách giáo khoa) nhưng cháu cũng không nhớ được… ngày sinh của bác đâu nhé! Và kể cả quê, nếu như bác không còn nói giọng Quảng Nam!

- Có sao đâu, miễn là google nhớ!

*ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN VÀO LỚP 10 CHUYÊN THPT TẠI HÀ NỘI

Câu 1 (4,0 điểm)[

Một chàng trai đứng giữa thị trấn và tuyên bố trái tim mình đẹp nhất vì nó chẳng có tì vết hay rạn nứt nào. Đám đông cho rằng đó là trái tim đẹp nhất. Một cụ già xuất hiện và nói rằng trái tim mình đẹp hơn. Chàng trai và mọi người ngắm trái tim đang đập mạnh mẽ, đầy sẹo lởm chởm, rãnh khuyết,…Anh khẳng định trái tim mình hoàn hảo, còn của cụ chỉ là những mảnh chắp vá nhiều vết cắt. Cụ già nói:

- Mỗi vết cắt trong trái tim tôi tượng trưng cho một người tôi yêu…Tôi lấy một phần trái tim mình trao cho họ, thường họ cũng trao một phần tim của họ để tôi lắp vào. Nhưng những phần tim chẳng hoàn toàn giống nhau: cha mẹ trao cho tôi phần lớn hơn tôi trao cho họ, ngược lại với phần tim của tôi và con cái tôi. Không bằng nhau nên chúng tạo ra những nếp sần sùi mà tôi luôn yêu mến. Thỉnh thoảng tôi trao phần tim của mình nhưng không nhận được gì nên tim có vết khuyết. Dù đau đớn nhưng tôi luôn hy vọng ngày nào đó những rãnh khuyết sẽ được bù đắp…

Những giọt nước mắt lăn dài trên má, chàng trai bước tới, lấy một phần trái tim mình trao cho cụ. Cụ cũng lấy một phần trái tim đầy vết sẹo trao cho chàng trai. Chúng vừa nhưng không hoàn toàn khớp, tạo nên những đường lởm chởm trên trái tim chàng trai. Trái tim anh không còn hoàn hảo nhưng lại đẹp hơn bao giờ hết…
(Phỏng theo Quà tặng cuộc sống, báo Tuổi Trẻ - NXB Trẻ, 2004)

Câu 2 (6,0 điểm)

Trong tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi khẳng định: “Cái tư tưởng trong nghệ thuật là một tư tưởng náu mình, yên lặng”. Giải thích ngắn gọn nhận định trên và làm sáng rõ tư tưởng “náu mình, yên lặng” trong bài thơ Sang thu (Hữu Thỉnh).
      
longduc2
longduc2 Năng nổ

Cấp bậc: Năng nổ

Giới tính : Nam

Bài viết : 176

Danh vọng : 295

Uy tín : 57



Tui chả hiểu ở câu 1 trong đề bài, họ yêu cầu thí sinh làm gì???
      
Souvenir
Souvenir Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 556

Danh vọng : 646

Uy tín : 42

Nghĩ lan man nhân sự cố trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012 ở Bắc Giang Flag_r10
longduc2 đã viết:

Tui chả hiểu ở câu 1 trong đề bài, họ yêu cầu thí sinh làm gì???
Giáo dục bây giờ thiệt là lạ, tui cũng chả hiểu gì cả. Theo lời ông Nguyên Ngọc tui tìm trên Google. Kết quả cũng hổng đến nỗi tệ:

Đề thi môn Văn sáng nay có 2 câu hỏi, trong đó câu hỏi nghị luận xã hội chiếm tới 4 điểm trên tổng số 10 điểm.

Thanh Hương, học sinh Trường THCS Đoàn Thị Điểm tươi cười cho biết: “Đề thi môn Văn năm nay khá thú vị. Kiến thức cơ bản, phần nghị luận xã hội hỏi về tình yêu thương con người rất thiết thực, đáng phải suy nghĩ”. Em dành 60 phút trong tổng thời gian 150 phút để làm câu hỏi này.

Trong bài viết Thanh Hương chú ý nêu những dẫn chứng từ trong cuộc sống quanh mình và một số ví dụ về chuyện bạo hành gia đình, tình yêu vợ chồng, con cái mà báo chí đã từng nói đến.

“Tình yêu thương giữa người với người hay ở đây là giữa các thành viên trong gia đình với nhau chính là những gì gần gũi nhất. Ai cũng có thể bày tỏ quan điểm và suy nghĩ. Những điều em viết ra đều là sự thật và cảm nhận của em về cuộc sống” – Thanh Hương tâm sự.

Một học sinh Trường THCS Ái Mộ (quận Long Biên) cho biết: “Em còn lấy thêm ví dụ từ các tác phẩm văn chương. Ở gần chùa Bồ Đề nên em có kể nhiều về những câu chuyện xúc động của các nhà sư chăm sóc trẻ mồ côi tại đây”.

Theo nhiều học sinh mặc dù là đề mở nhưng các em không bất ngờ vì đã được làm quen với dạng đề như thế này ở trong nhà trường*. Phần câu hỏi về bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh cũng khá trọng tâm nên các em hy vọng có thể đạt điểm 7 trở lên.

Nguồn vietnamnet
* Màu đỏ là do tui thêm vào
      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất